Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.13 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2

1.TNLĐ

: Tai nạn lao động

2.BNN

: Bệnh nghề nghiệp

3.AT,VSLĐ

: An toàn,vệ sinh lao động


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất
nhiều cơ hội để có thể tự do phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong
khu vực và trên thế giới. Một trong những nhân tố để các doanh nghiệp có thể tạo lợi


thế cạnh tranh đó là thông qua việc doanh nghiệp thực hiện các chế độ trách nhiệm xã
hội của mình đối với các cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều này trở nên rất
quan trọng nhất là trong điều kiện hiện nay khi rất nhiều công ty mới thành lập với
những chính cách ưu đãi dành cho nhân viên có năng lực trong công việc, một số công
ty không chú trọng đến điều này nên đã xảy ra tình trạng “ rò rỉ chất xám”, mất công
nhân có tay nghề cao, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến mọi kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty. Ngoài ra yêu cầu của khách hàng ngày nay là rất cao họ không
chấp nhận sản phẩm của một công ty khi mà bản thân công ty không đối xử tốt với
công nhân của chính họ.
Xuất phát từ thực tiễn ấy,sau khi học xong môn “Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong lao động” em đã hoàn thành bài tiểu luận với đề tài “ Thực trạng thực
hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay” để bàn về thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp về vấn đề này.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận này,xong không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo để bài tiểu luận này
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
TRONG VẤN ĐỀ AN TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG

1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Theo Hội đồng Kinh doanh Thế giới về Phát triển bền vững (World Business
Council for Sustainable Development) vào năm 1998 định nghĩa “Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người

lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.”
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đề cập đến cách thức
ứng xử của doanh nghiệp đối với các đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động
kinh doanh gồm mối quan hệ với chính phủ, cổ đông, người lao động, khách hàng cho
đến cộng đồng xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể phân loại như sau:
+ Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng.
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường hoặc ít nhất không vì lí do kinh tế mà gây hại
môi sinh.
+ Trách nhiệm với người lao động hoặc ít nhất với công viên trong phân xưởng
của mình (lương bổng, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ).
+ Trách nhiệm chung với cộng đồng gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp
hoạt động.
1.1.2.Khái niệm An toàn sức khỏe lao động
TheoLuật số 84/2015/QH13 An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác
động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối
với con người trong quá trình lao động.
Sức khỏe lao động là sự nâng cao sự thoải mái của người lao động trong mọi
nghề nghiệp về vật chất, tinh thần và xã hội, là dự phòng bệnh tật do điều kiện lao
động, là bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ do tác hại nghiệp, là duy trì họ ở vị trí lao
động thích hợp với tâm sinh lý.
5


An toàn sức khỏe lao động là tổng hợp các quy định của nhà nước nhằm đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và khắc
phục những hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,cải thiện điều kiện lao
động cho người lao động
An toàn ,sức khỏe lao động là một lĩnh vực có phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều

lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhằm mục đích:


Phát triển và duy trì tới mức tối đa tình trạng thể chất, tinh thần, và xã hội cuả người

lao động trong mọi ngành nghề;
• Phòng ngừa cho tất cả mọi ngưòi lao động không phải chịu hậu quả có hại do điều
kiện lao động gây ra;
• Bảo vệ người lao động trong khi làm việc tránh được các yếu tố nguy cơ bắt nguồn từ
các yếu tố có haị cho sức khỏe;
• Tạo ra và duy trì một môi trường nghề nghiệp phù hợp đối với nhu cầu thể chất và tinh
thần của người lao động.
Nói một cách khác, an toàn ,sức khỏe lao động bao hàm tình trạng thể chất, tinh
thần và xã hội của người lao động, tức là “toàn bộ con người”.
1.1.3.Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về an toàn,sức khỏe lao động
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động là trách
nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình,bảo vệ lợi ích của
người lao động được thể hiện trên các nội dung:
+ Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động.
+ Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe của người lao động.
+ Trách nhiệm đối với người lao động bị tại nạn và bênh nghề nghiệp
1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn
đề an toàn lao động.
*Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động
- NSDLĐ phải đảm bảo nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi.
Hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu
tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kì kiểm tra,
đo lường các yếu tố đó, đảm bảo có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm
việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Đảm bảo máy, thiết bị vật tư, chất được sử dụng, vận hành,bảo trì, bảo quản tại

6


nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về
ATVSLĐ đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình.
- Trang cấp cho NLĐ đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công
việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; trang bị các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc
- Tổ chức kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để có
các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại tại
nơi làm việc
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho
tàng.
- Phải có biển cảnh báo, chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của NLĐ
về ATVSLĐ đối với máy, thiết bi, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
tại nơi làm việc,nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở các vị trí dễ đọc dễ thấy.
- Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho NLĐ quy định, nội quy, quy trình
về ATVSLĐ,biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc có liên
quan đến công việc,nhiệm vụ được giao
* Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe của người lao động.
- Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Bồi dưỡng bằng hiện vật: NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm,
độc hại được NSDLĐ bồi dưỡng bằng hiện vật
- Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc.
- Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, có hại.
+ NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, có
hại của NLĐ nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia tương ứng và quy định của pháp luật có liên quan
+ Thời giờ làm việc đối với NLĐ làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại,nguy hiểm được thực hiên theo quy định của PLLĐ
- Quản lý sức khỏe NLĐ

+NSDLĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công
việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho NLĐ
+NSDLĐ có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của NLĐ, hồ sơ sức khỏe
của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện
7


bệnh nghề nghiệp để NLĐ biết; hằng năm báo cáo về việc quản lý sức khỏe NLĐ
thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.
* Trách nhiệm đối với người lao động bị tại nạn và bệnh nghề nghiệp
NSDLĐ có trách nhiệm đối với NLĐ bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp
như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí
sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho ng bị tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
- Trả đủ tiền lương cho nlđ bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc
trong thời gian điều trị,phục hồi chức năng lao động
- Bồi thường cho nlđ bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người
này gây ra và cho nlđ bị bệnh nghề nghiệp:
- Trợ cấp cho nlđ bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra 1 khoản ít
nhất bằng 40% mức quy định trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng
- Giới thiệu để nlđ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa
xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi
chức năng lao động theo quy định của pháp luật
- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày có kết luận của hội đồng giám định y khoa về
mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày đoàn điều tra tai nạn lao động công
bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của hội đồng giám định y

khoa đối với nlđ bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức
năng nếu còn tiếp tục làm việc
- Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp theo quy định.
1.3. Lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh lao động
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ
sinh lao động là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh
nghiệp.
8


- Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Vấn đề an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng,
hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao
động và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe
mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những đau
đớn về thể xác, tinh thần. Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra
sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí về y tế, giám
định thương tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường, trợ cấp cho người bị tại nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân của họ. Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra
nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng.việc thực hiện trách nhiệm về an toàn vệ
sinh lao động, từng bước cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động là nâng cao năng suất lao động, khi vấn đề an toàn tại nơi làm việc được cải
thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự cố cũng như tai nạn lao động,bệnh nghề
nghiệp giảm xuống thì khối lượng sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng
được nâng cao.
- Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự
phát triển bền vững.
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ cạnh

tranh đặc thù của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao
động nhằm thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao, chất lượng tốt, tăng khả
năng cạnh tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp, ngoài ra tạo
ra lòng trung thành, cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp, góp phần phát
triển bền vững cho doanh nghiệp.
1.4. Hệ thống quản lí trách nhiệm xã hội- tiêu chuẩn SA8000.
- SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội đồng
công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997. Đây là một tiêu chuẩn
quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này
được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của
Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Tiêu chuẩn
này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, có thể áp
9


dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có quy mô nhỏ...
- Tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên các công ước và khuyến nghị của
ILO, xây dựng nên 8 yêu cầu về: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và an
toàn, quyền tự do hiệp hội và thỏa ước tập thể, phân biệt đối xử, kỉ luật, thời gian làm
việc, bồi thường. Trong đó nội dung chính về yêu cầu sức khỏe và an toàn là:
+ Công ty phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và các mối nguy đặc thù và
phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, phải có các biện pháp
thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến sức khoẻ liên quan trong quá trình làm
việc, bằng cách hạn chế đến mức có thể các nguyên nhân của mối nguy có trong môi
trường làm việc.
+ Công ty phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo có trách nhiệm đảm
bảo an toàn và sức khoẻ của mọi thành viên, và chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu
về sức khoẻ và an toàn của tiêu chuẩn này.
+ Công ty phải thiết lập hệ thống để phát hiện, phòng tránh hoặc đối phó với các
nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khoẻ và an toàn của các nhân viên.

+ Công ty phải cung cấp phòng tắm sạch sẽ, nước sạch cho việc sử dụng của mọi
thành viên, và nếu có thể, các thiết bị vệ sinh cho việc lưu trữ thực phẩm.
+ Công ty phải đảm bảo rằng, nếu cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì Công ty phải đảm
bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.

10


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động.
Thực hiện trách nhiệm này các doanh nghiệp cần thực hiện các tiêu chuẩn về
pháp luật, khoa học, kĩ thuật kinh tế nhằm ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra sự cố làm
chấn thương và đe dọa tính mạng của người lao động, hạn chế các yếu tố có hại cho
sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động. Thực hiện triệt để trách nhiệm
này chính là doanh nghiệp thiết lập môi trường lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trong những năm qua, việc chấp hành Pháp luật Lao động về an toàn lao động,
vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ và người
lao động có nhiều chuyển biến tích cực. Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã quan
tâm đầu tư đáng kể về máy móc thiết bị và các điều kiện an toàn vệ sinh cần thiết cho
người lao động. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp Việt Nam, theo thống kê, chỉ 37%
doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động, tỉ lệ các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn còn quá cao.
Các doanh nghiệp thờ ơ chủ quan trong vấn đề an toàn lao động, vi phạm chủ
yếu về vấn đề làm thêm giờ quá quy định, không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động,
không kiểm tra tu sửa máy móc định kỳ, không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng.


11


Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu DN có sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
về AT,VSLĐ ( trên tổng số 2.000 DN được khảo sát năm 2016)

T
T

I

Ngành kinh tế,
loại hình DN

Ngành kinh tế



Không



Không

2000

983

1017


49.2

50.9

1

Khai khoáng

53

38

15

71.7

28.3

2

Xây dựng

464

167

297

36.0


64.0

3

Sản xuất kim loại

141

89

52

63.1

36.9

4

Sản xuất máy, thiết
bị

123

77

46

62.6

37.4


5

Dệt – May

224

123

101

54.9

45.1

6

Da – Giày

54

32

22

59.3

40.7

7


Sản xuất và kinh
doanh hóa chất

83

50

33

60.2

39.8

8

Sản xuất vật liệu
xây dựng

214

111

103

51.9

48.1

9


Khai thác, chế
biến nông, hải sản,
thực phẩm.

132

66

66

50.0

50.0

46

11

35

23.9

76.1

144

51

93


35.4

64.6

82

33

49

40.2

59.8

93

56

37

60.2

39.8

Xử lý rác thải,
10 nước thải
Sản xuất, chế biến
11 gỗ, tre, nứa, lá;
giấy; in nhân bản

12

Sản xuất giường,
tủ, bàn ghế

13 Sản xuất sản phẩm
điện, điện tử, máy
vi tính, quang học,
12

DN có sử dụng
máy, thiết bị có yêu
Tổng số
cầu nghiêm ngặt về
AT,VSLĐ

Cơ cấu DN có sử
dụng máy, thiết bị
có yêu cầu nghiêm
ngặt về AT,VSLĐ
(%)


T
T

Ngành kinh tế,
loại hình DN

DN có sử dụng

máy, thiết bị có yêu
Tổng số
cầu nghiêm ngặt về
AT,VSLĐ

Cơ cấu DN có sử
dụng máy, thiết bị
có yêu cầu nghiêm
ngặt về AT,VSLĐ
(%)



Không



Không

147

79

68

53.7

46.3

thiết bị điện

Khác (như bảo
14 dưỡng, phân phối
điện nước...)
II

Loại hình
DN

1

DN nhà nước

95

78

17

82.1

17.9

2

DN có vốn đầu tư
FDI

163

133


30

81.6

18.4

3

DN tư nhân

168

48

120

28.6

71.4

4

Công ty cổ phần

666

353

313


53.0

47.0

5

Công ty TNHH

792

316

476

39.9

60.1

6

Công ty hợp danh

19

13

6

68.4


31.6

7

Hợp tác xã

46

4

42

8.7

91.3

8

Khác

51

38

13

74.5

25.5


(Nguồn: Kết quả khảo sát của Cục ATLĐ năm 2016)
Môi trường lao động trong doanh nghiệp vẫn còn bị ô nhiễm, chưa đáp ứng các
yêu cầu an toàn lao động nhất là tại các tỉnh có các khu công nghiệp lớn, việc đảm
bảo các tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ, nóng ẩm, ồn, rung, và các yếu tố có hại

13


Bảng 2.2 : Tổng hợp các chỉ số về môi trường lao động năm 2015
ST
T

Yếu tố độc hại

Số mẫu

Năm 2015
Tỷ lệ vượt TCCP
(%)

1

Vi khí hậu

375.258

9.06


2

Bụi

90.984

3.67

3

Ồn

109.257

17.46

4

Ánh sáng

122.558

15.84

5

Hơi khí độc

93.772


5.5

6

Độ rung

7.23

3.24

7

Phóng xạ, từ trường

21.226

12.77

8

Yếu tố khác

2.965

15.04

Tổng số
823.250
10.25
(Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế)

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ vượt tiêu chuẩn cho phép của các chỉ số

(Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế)
2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe của người lao động
Thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần tổ chức huấn luyện, hướng dẫn
thông báo cho người lao động quy định, biện pháp làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm lo sức khỏe người lao động, khám sức khỏe khi
tuyển dụng, khám sức khỏe định kì, quan tâm bố trí công việc phù hợp sức khỏe người
lao động, nhất là đối với lao động nữ.
Tại các doanh nghiệp hiện nay qua tìm hiểu khi kiểm tra công tác an toàn-vệ sinh
lao động tại một số đơn vị của nhiều đoàn kiểm tra các cấp, công tác huấn luyện an
toàn cho người lao động còn làm hình thức, giao cho các công trường, phân xưởng tự
huấn luyện; câu hỏi, nội dung huấn luyện hàng năm không thay đổi, người lao động
chép lại bài kiểm tra có sẵn, thậm chí có thể nhờ người khác chép hộ rồi ký tên. Công
tác huấn luyện cấp chứng chỉ về quản lý, vận hành thiết bị, huấn luyện thợ mìn, chỉ
huy bắn mìn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo yêu cầu. Do liên quan
14


đến chi phí, thời gian huấn luyện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nên có đơn vị không tổ
chức huấn luyện hoặc chỉ làm để đối phó. Có tình trạng như vậy là do những bất cập
trong quy định về huấn luyện an toàn như: doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện; không
quy định về thời lượng, nội dung chương trình huấn luyện, tiêu chuẩn điều kiện được
huấn luyện và cấp giấy chứng nhận; tài liệu huấn luyện do đơn vị sử dụng lao động tự
biên soạn… dẫn đến không có sự thống nhất, mỗi đơn vị làm khác nhau, tổ chức huấn
luyện không chặt chẽ...
Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua sắm trang
thiết bị bảo hộ cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp khi bị thanh tra đều
mắc phải các lỗi như: Người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm lại không
được trang bị mặt nạ chống độc, không thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hộ, không

khám sức khỏe định kỳ cho công nhân… Đặc biệt trong việc sử dụng lao động thiếu
chuyên môn trong lĩnh vực về điện, hàn.
Về vấn đề khám sức khỏe định kì cho người lao động :Tổng số người lao động
được khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong giai đoạn 2011-2017 đã tăng 1,6 lần số
lượng được khám giai đoạn 2006-2010. Theo thống kê, có 42 tỉnh/thành phố đã tổ
chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Trung bình mỗi năm có 100.000 người lao
động được khám, trên 5.000 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện.
Bảng 2.3: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ
Loại 1
Năm
2015

2016
6
thán
g
đầu
năm
15

SL

Loại 2

%

387.03 17,7
2

7


208.40 19.8
2

6

399.90 19.7
3

2

Loại 3

SL

%

1.046.3

48,0

45

4

430.330
830.819

41.0
2

40.9
6

SL

Loại 4

%

526.39 24,1
3

7

295.08 28.1
5

3

576.37 28.4
4

2

SL
178.08
2

Loại 5


%
8,18

151.15 14.4
8

1

179.85 8.87
0

SL

%

40.07 1,8
3

4

27.97 2,6
3

6

41.29 2.0
1

4



2017
Nguồn: Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế
Tuy nhiên, hiện nay, không nhiều đơn vị thực hiện tốt quy định khám sức
khỏe định kỳ cho NLĐ. Có 32 công đoàn cơ sở với gần 1.900 đoàn viên, tuy nhiên,
thời gian qua, công đoàn ngành xây dựng mới chỉ có 6 đơn vị với 762 NLĐ được
khám sức khỏe định kỳ. Rất ít đơn vị coi đó phải là hoạt động thường xuyên, là trách
nhiệm của chủ doanh nghiệp (DN), đơn vị với người lao động. Thậm chí, nhiều đơn vị
như Công ty CP Vật liệu xây dựng Lam Hồng, Công ty TNHH Đồng Tiến, Công ty Tư
vấn xây dựng Hà Tĩnh… từ khi thành lập đến nay, chưa một lần tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho NLĐ.
Ông Trần Hậu Hùng - Chủ tịch Công đoàn ngành xây dựng cho rằng: Hầu hết các
DN trực thuộc ngành trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, hoạt động không tập trung. Bên cạnh
đó, việc giám sát, thực thi pháp luật lao động chưa nghiêm nên vấn đề khám sức khỏe
định kỳ chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLĐ.
Hiện nay, do điều kiện môi trường, sức ép công việc nên số lượng và nguy cơ
NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Điều đáng nói là không chỉ nhiều
DN ngoài quốc doanh cố tình vi phạm mà tại các cơ quan hành chính nhà nước, việc
khám sức khỏe định kỳ theo luật quy định cũng chưa được quan tâm. Lý do được đưa
ra để biện minh thường là kinh phí không đủ cho hoạt động này. Tuy nhiên, thực tế tại
các đơn vị thực hiện tốt, có thể thấy, kinh phí chưa phải là vấn đề được đặt lên hàng
đầu, điều cốt lõi là trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc thực thi pháp luật
lao động.
Cùng với lý do trên, ý thức của NLĐ trong việc tự bảo vệ sức khỏe cũng còn
nhiều điều đáng bàn. Rất nhiều NLĐ không có thói quen quan tâm đến sức khỏe để tự
giác đi khám. Họ chỉ tìm đến cơ sở y tế khi có triệu chứng của bệnh và nhiều khi phát
hiện ra bệnh thì cũng đã muộn. Chị Hoàng Thị Hà - thành viên HTX Quản lý đầu tư
xây dựng & Môi trường đô thị Hương Sơn chia sẻ, đi làm đã 16 năm mà chị mới được
16



khám sức khỏe tại công ty 1 lần, một phần không có điều kiện về kinh phí, thời gian,
phần cũng vì không ai nhắc nhở nên chủ quan.
Việc khám sức khỏe định kỳ giúp DN biết được thể trạng của mỗi lao động để có
phương án điều chỉnh, bố trí hợp lý, từ đó, giúp NLĐ ngăn ngừa, phát hiện, điều trị
bệnh sớm; giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao
động. Cũng nhờ đó, NLĐ sẽ thêm động lực, gắn bó lâu dài, góp phần vào sự phát triển
bền vững của đơn vị.
Với thực trạng hiện nay, sự vào cuộc của cơ quan chức năng, công đoàn, ngành y
tế… được xem là những động thái tích cực nhất để chủ sử dụng lao động coi trọng hơn
vấn đề chăm lo sức khỏe cho NLĐ.
2.3. Trách nhiệm đối với người lao động bị tại nạn và bênh nghề nghiệp
* Tai nạn lao động
Năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.251
người bị nạn. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết
người là xây dựng, khai thác khoảng sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Thành phố Hồ
Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động năm 2016 cao nhất. Đó là thông tin
được Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng (Bộ LĐ-TBXH) đưa ra tại buổi
họp báo Tháng Hành động về An toàn – Vệ sinh lao động lần thứ I, diễn ra ngày
24/4/2017. Tham dự họp báo còn có ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam.
Hình 2.1:Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng đã có báo cáo về tình
hình tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2016 tại buổi họp báo

17


Nguồn : />Tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng đã có báo
cáo về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2016. Theo số liệu tổng hợp báo
cáo cho thấy, năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ TNLĐ làm 8.251 người bị

nạn. Trong đó số vụ TNLĐ chết người là 799 vụ, số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở
lên là 106 vụ, số người chết là 862 người, số người bị thương nặng là 1.952 người, nạn
nhân là lao động nữ là 2.371 người. Trong đó các số liệu thống kê TNLĐ đối với
người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được thống kê từ ngày
01/7/2016.
Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2016 bao
gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo
hợp đồng lao động.

18


Bảng 2.4: 10 địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất năm 2016
TT

Địa phương

Số người

Số vụ chết

chết

người

Số vụ

Số người

Số người bị


bị nạn

thương nặng

1

TP. Hồ Chí Minh

112

106

1.735

1.762

618

2

Hà Nội

78

76

236

262


11

3

Thanh Hóa

64

44

59

89

21

4

Bình Dương

62

61

534

539

50


5

Quảng Ninh

47

43

576

600

341

6

Hải Dương

35

35

154

154

56

7


Đồng Nai

33

33

1.286

1.290

155

8

Quảng Nam

30

29

298

299

57

9

Thái Bình


25

21

101

116

29

10

Quảng Trị

18

16

78

84

46

Nguồn: Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2016
Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2016
bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không
theo hợp đồng lao động là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Dương, Quảng
Ninh, Hải Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Thái Bình và Quảng Trị. Các địa phương

trên có tống số người chết vì tai nạn lao động là 504 người, chiếm 59,2% tổng số
người chết vì TNLĐ trên toàn quốc.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH có tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động cao
nhất, chiếm 37,1% số vụ tai nạn chết người và 37% số người chết. Kế tiếp là loại hình
công ty cổ phần, chiếm 34,2% số vụ tai nạn chết người và 34,3% số người chết.
Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 20,8% số vụ tai nạn chết
và doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thế chiếm 3,5% số vụ tai nạn và 3,2% số
người chết.

19


Biểu đồ 2.2 :Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản
xuất(Phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)

Nguồn: Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2016
Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là
xây dựng, khai thác khoảng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, dịch vụ…
Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao, điện
giật, vật rơi, đổ sập, máy thiết bị cán, kẹp… Cụ thể:
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 23,8% tổng số vụ tai nạn và 24,5% tổng số người
chết;
- Lĩnh vực khai thác khoảng sản chiếm 11,4% tổng số vụ và 12,9% tổng số người
chết;
- Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 7,4% tổng số vụ và 7,9% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,9 % tổng số vụ và 5,6% tổng số người chết;
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 5% tổng số vụ và 4,6% tổng số người chết;
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 4,5% tổng số vụ và 4,2% tổng số người chết.


20


Biểu đồ 2.3 :Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động
chết người năm 2016 (Phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động
chết người)

Nguồn: Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2016
* Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2016
- Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra vào 16g30 ngày 01/01/2016 tại lò vôi khu vực núi đá
Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa làm 08 người chết và
01 người bị thương nặng.
-Vụ tai nạn sạt lở vách đá xảy ra vào 10g30 ngày 22/01/2016 tại mỏ đá của
Doanh nghiệp TNHH Tuấn Hùng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa làm
08 người chết.
- Vụ tai nạn sập mái công trường xây dựng xảy ra vào 10g30 ngày 04/4/2016 tại
Công trình thi công Nhà văn hóa xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, tp Hải Phòng làm 09
người bị thương.
-Vụ tai nạn nổ đường ống dẫn dầu của máy ép thủy lực xảy ra vào 9g45 ngày
18/4/2016 tại khu vực ép ván thuộc Công ty cổ phần thế giới gỗ Việt Nam, Khu công
nghiệp Nam Cấm, huyện Nghị Lộc, tỉnh Nghệ An làm 11 người bị thương.
- Vụ nổ nồi hơi vào 10h ngày 30/10/2016 tại Cơ sở chế biến Don Lan Anh thôn
Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình làm 04 người chết và 11
người bị thương.
- Vụ nổ lò hơi vào 14h chiều ngày 10/11/2016 tại khu vực xưởng sản xuất của
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Thái Nguyên làm 02 người
chết và 06 người bị thương
Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người gồm: người sử
dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; thiết bị không
đảm bảo an toàn lao động người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động

hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động; người sử dụng lao
động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
*Bệnh nghề nghiệp
21


Biểu đồ 2.4: Số NLĐ được giám định BNN năm 2016

Nguồn :Báo cáo “Công tác y tế lao động và phòng chống BNN năm 2016”
Đa số người lao động mắc bệnh điếc do tiếng ồn (chiếm 50,6%),bệnh bụi phổi
silic (chiếm 26,3%) và bệnh nhiễm độc TNT (chiếm 21.9%). Nguyên nhân gây ra bệnh
nghề nghiệp là làm trong môi trường khí hậu không tốt, tiếp xúc với nhiều chất độc
hại, tiếng ồn, bụi. Người lao động khi làm việc trong môi trường như vậy, nếu không
đeo dụng cụ bảo hộ, khẩu trang... cũng có thể gây nên bệnh nghề nghiệp. Bệnh nghề
nghiệp gây hại rất lớn tới sức khỏe người lao động,tuy nhiên các doanh nghiệp hiện
nay chưa thực hiện tót việc khám bệnh định kì cho người lao động,sớm phát hiện ra
bệnh nghề nghiệp để cứu chữa. Để có thể hạn chế số lượng người mắc BNN các cấp
các ngành cần chung tay thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.
2.4.Đánh giá chung
2.4.1.Những mặt đạt được
Trong những năm gần đây trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong vấn đề an
toàn,sức khỏe lao động ngày được chú trọng hơn. Rất nhiều các doanh nghiệp đã ý
thức được bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động. Tổng số người lao động
được khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong giai đoạn 2011-2017 đã tăng 1,6 lần số
lượng được khám giai đoạn 2006-2010. Theo thống kê, có 42 tỉnh/thành phố đã tổ
chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Trung bình mỗi năm có 100.000 người lao
động được khám, trên 5.000 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện.
2.4.2.Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
- Về phía NSDLĐ:
+ Chưa chú trọng đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng máy móc, thiết bị

lạc hậu, không bảo đảm an toàn và chưa trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá
nhân, phương tiện, thiết bị an toàn như thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm, biển báo,
biển chỉ dẫn về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
+ Chưa quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo, thông tin, tuyên truyền nâng cao
nhận thức, kỹ năng làm việc an toàn cho NLĐ.
+ Chưa chú trọng xây dựng môi trường làm việc, văn hóa an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc.
22


- Về phía NLĐ:
Do phần lớn lực lượng lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, trình độ văn
hóa thấp, chuyên môn nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, nhận thức về an toàn, vệ
sinh lao động còn nhiều hạn chế nên trong quá trình lao động còn nhiều trường hợp
không chấp hành nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động, không sử dụng
hoặc sử dụng không đúng cách các phương tiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động.
- Về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động mặc dù đã được ban
hành khá đầy đủ song việc triển khai ở nhiều cấp, ngành, địa phương chưa đầy đủ và
quyết liệt; công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế do lực lượng thanh tra hạn
chế về số lượng, chất lượng và chưa có lực lượng thanh tra chuyên ngành về an toàn,
vệ sinh lao động.

23


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VIỆC
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN TOÀN , SỨC KHỎE LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1.Giải pháp

3.1.1. Đối với cơ quan nhà nước
 Tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về nghĩa vụ và lợi ích của việc

thực hiện trách nhiệm xã hội. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều
hình thức, như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn bắt buộc cho
lãnh đạo các doanh nghiệp, các hội nghị, hội thảo khoa học... Hơn nữa, việc tuyên
truyền này cần được mở rộng đến cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các
nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô... Đồng thời, nội dung của việc thực
hiện trách nhiệm xã hội, các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử, các tiêu
chuẩn trách nhiệm xã hội liên quan phải được phổ biến đầy đủ và rõ ràng đến các
doanh nghiệp.
 Phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên
quan trong việc hoạch định chính sách, thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, xử lý sai
phạm của các doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội nói
chung, trách nhiệm đối với thị trường, người tiêu dùng và việc bảo vệ môi trường nói
riêng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể khác có liên
quan cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
chỉ được coi trọng và trở nên cấp thiết khi có cơ chế giám sát đồng bộ, có sự kết hợp
giữa chính quyền và các lực lượng dân sự trong xã hội, đặc biệt là các hiệp hội, tổ
chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, báo chí.
 Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm
xã hội. Đặc biệt, cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản
thực, phẩm trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo
công nghệ sạch.
 Cần có các biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực
hiện trách nhiệm xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nông
sản, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần tăng cường các hình
thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp tự giác và thực
24



hiện tốt trách nhiệm xã hội, như giải thưởng trách nhiệm xã hội, thương hiệu "xanh",
cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn
trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng...
3.1.2.Đối với NSDLĐ
 Nâng cao chất lượng công tác quản lý sức khỏe người lao động.

Theo đó, các đơn vị nâng cao chất lượng lập phương án, phương tiện sơ cứu, cấp
cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động. Hàng năm các đơn vị phải
có kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y
khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng,
chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Căn cứ kết quả khám sức khỏe định kỳ,
tần suất nghỉ ốm của người lao động, chủ động đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp
với sức khỏe người lao động.
 Nâng cao công tác tuyên truyền an toàn,vệ sinh lao động

Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao
động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; phối hợp kiểm
tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ
sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở, bồi dưỡng hiện vật theo quy định.
 Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tổ có hại; quản lý hồ
sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Phối hợp
với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến quy
định của Luật An toàn, vệ sinh lao động...
 Xây dựng cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn an toàn sức khỏe lao động


Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,
lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, vệ sinh lao động phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường
xung quanh theo quy định của pháp luật.

25


×