Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tổ chức không gian văn hoá cộng đồng tại làng ngoại thành thuộc huyện gia lâm hà nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.58 MB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------

NGUYỄN THẾ HOÀN
KHÓA: CH - 2010

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC
LÀNG NGOẠI THÀNH THUỘC HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS: TRỊNH HỒNG ĐOÀN

Hà Nội – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------


NGUYỄN THẾ HOÀN

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC
LÀNG NGOẠI THÀNH THUỘC HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội – Năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Trịnh Hồng
Đoàn đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Xây dựng, Ban
Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà nội đã tạo điều kiện, động viên giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng Khoa học Trường Đại học Kiến
trúc, Khoa Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô trong tiểu ban đã tạo điều kiện,
khích lệ, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
NGUYỄN THẾ HOÀN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ rang.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thế Hoàn


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 01
1- Lý do chọn đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 01
2- Mục đích nghiên cứu của luận văn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .02
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 02
4- Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .03
5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cửa đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .04
6- Cấu trúc của luận văn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .04
PHẦN NỘI DUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .07
Chương 1: Tổng quan về tổ chức không gian văn hóa cộng đồng . . . . . 07
1.1.

Khái quát chung về không gian văn hóa cộng đồng. . . . . . . . . . . . . . 07

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển không gian văn hóa cộng đồng
trong các làng xã Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .07
1.1.2. Yếu tố văn hóa cộng đồng truyền thống trong tiến trình xây dựng
nông thôn mới tại huyện Gia lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2. Thực trạng chất lượng tổ chức không gian văn hóa cộng đồng tại
các làng thuộc huyện Gia Lâm trong quá trình xây dựng NTM. . . . . . . . . . 14
1.2.1. Giới thiệu chung về huyện Gia Lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.2.2. Thực trạng tổ chức không gian văn hóa cộng đồng tại huyện
Gia Lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23



Chương 2: Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian văn hóa cộng
đồng tại huyện Gia Lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.1- Cơ sở nhận thức lý luận về không gian văn hóa cộng đồng. . . . . . . . . .30
2.1.1. Các khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.1.2. Chức năng và vai trò của tổ chức không gian văn hóa
cộng đồng tại huyện Gia Lâm. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .36
2.2. Phân loại các hình thái không gian văn hóa cộng đồng. . . . . . . . . . . . . 41
2.2.1. Phân loại không gian văn hóa cộng đồng trong phạm vi nghiên cứu.41
2.2.2. Phân loại theo nội dung công năng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.3. Cơ sở xã hội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
2.3.1. Lối sống và không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống. 46
2.3.2. Lối sống và không gian văn hóa cộng đồng của các làng tại
huyện Gia Lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
2.3.3. Nhu cầu và nguyện vọng trong tổ chức không gian văn hóa
cộng đồng của người dân tại huyện Gia Lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.3.4. Định hướng xây dựng NTM huyện Gia Lâm giai đoạn
2011-2020 và định hướng 2030. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58
2.3.5. Tiêu chuẩn XDVHNT mới. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .63
Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian văn hóa cộng đồng tại các làng
thuộc huyện Gia Lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .71
3.1. Các nguyên tắc chung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
3.2. Các yêu cầu tổ chức không gian văn hóa trong quá trình xây
dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .73
3.3. Giải pháp tổ chức không gian văn hóa cộng đồng. . . . . . . . . . . . . . . . . 82
3.3.1. Các khả năng tổ chức không gian văn hóa cộng đồng. . . . . . . . . . . 82
3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .90



3.4. Quy hoạch không gian văn hóa cộng đồng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
3.4.1. Mô hình chung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .95
3.4.2. Bố cục phân tán. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .97
3.4.3. Bố cục tập trung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
3.4.4. Bố cục kết hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .101
3.4.5. Quy hoạch không gian văn hóa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .105
1. Kết luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
2. Kiến nghị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục : Bảng thống kể rà soát thực trạng cơ sở văn hóa các thôn, làng trên
địa bàn huyện Gia Lâm năm 2012.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

NTM

Nông thôn mới

KGVH

Không gian văn hóa

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1

Dân số và lao động huyện Gia Lâm

19

Bảng 2

Hiện trạng quy hoạch & thực hiện quy hoạch ở các
xã nông thôn

25

Bảng 3

Rà soát thực trạng các cơ sở văn hóa trên địa bàn
huyện Gia Lâm.

27

Bảng 4

Các tiêu chí của Nhà văn hóa -Khu thể thao thôn.

69



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Sơ đồ nghiên cứu tổ chức không gian văn hóa cộng

6

hình
Hình 1.1

đồng tại các làng.
Hình 1.2

Đình làng, không gian vắn hóa cộng đồng truyền

8

thống.
Hình 1.3

Cây đa – Ao đình nơi có cảnh quan đẹp và diễn ra

9

các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống.

Hình 1.4

Sân đình, nơi diễn ra các hoạt động lễ hội truyên

11

thống – Cúng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt
động thể thao hàng này.
Hình 1.5

Nhà văn hóa thôn, cơ sở văn hóa đặc trưng trong

12

tiến trình xây dựng NTM.
Hình 1.6

Vị trí địa lý huyện Gia Lâm

15

Hình 1.7

Đền Nguyên Phi Ỷ Lan, một di tích tiêu biểu của

17

huyện Gia Lâm
Hình 1.8


Làng nghề gốm sứ Bát Tràng

18

Hình 1.9

Làng nghề dát vàng Đồng Kỵ

18

Hình 1.10

Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm

24

Hình 1.11

Đánh giá hiện trạng hệ thống không gian văn hóa

27

tại các địa phương thuộc huyện Gia Lâm
Hình 2.1

Loại hình giao tiếp kết nối trong không gian văn

31

hóa cộng đồng

Hình 2.2

Mặt bằng không gian văn hóa truyền thống điển
hình của huyện Gia Lâm

38


Hình 2.3

Mặt bằng điển hình trung tâm văn hóa thôn

39

Hình 2.4

Mặt bằng một trung tâm văn hóa xã.

40

Hình 2.5

Phân loại không gian văn hóa cộng đồng trong

42

phạm vi nghiên cứu.
Hình 2.6

Đình làng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa


47

truyền thống
Hình 2.7

Cổng ngõ lưu thông bên ngoài, tối đóng ngày mở

49

Hình 2.8

Cơ sở các mối quan hệ với không gian văn hóa tại

54

các làng truyền thống.
Hình 2.9

Tuổi già vừa có nhu cầu giao tiếp vừa có nhu cầu

56

dưỡng sinh.
Hình 3.1

Sơ đồ xây dựng giải pháp tổ chức không gian văn

71


hóa cộng đồng
Hình 3.2

Sơ đồ nghiên cứu đề xuất tổ chức không gian văn

72

hóa cộng đồng
Hình 3.3

Các yêu cầu tổ chức không gian văn hóa cộng đồng

75

Hình 3.4

Chu trình phát triển và phát sinh yêu cầu mới cho

76

việc tổ chức không gian văn hóa.
Hình 3.5

Quan hệ giữa không gian văn hóa truyền thống và

77

không gian văn hóa hiện đại.
Hình 3.6


Quan hệ không gian sân thể thao và các không gian

78

cận kề.
Hình 3.7

Quan hệ không gian trong cơ sở văn hóa truyền

79

thống
Hình 3.8

Đặc điểm hoạt động giao tiếp của nhóm tuổi, giới
tính.

80


Hình 3.9

Các yêu cầu đối với không gian trong nhà – không

80

gian chuyển tiếp trong nhà văn hóa.
Hình 3.10

Sơ đồ định hướng phát triển không gian huyện Gia


84

Lâm
Hình 3.11

Khả năng 1

86

Hình 3.12

Khả năng 2

87

Hình 3.13

Giải pháp 1

91

Hình 3.14

Giai pháp 2

92

Hình 3.15


Giai pháp 3

94

Hình 3.16

Giai pháp 4

95


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài.
Trong mọi thời kỳ, vấn đề nông nghiệp nông thôn luôn là một vấn đề
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt với một nước nông nghiệp
như Việt Nam. Sự phát triển kinh tế một nước không những phụ thuộc vào sự
phát triển kinh tế của các vùng đô thị mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát
triển của các vùng nông thôn. Từ sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chính sách nhằm phát triển nông thôn, đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, khi sự đô thị hóa các vùng nông thôn đang diễn ra nhanh chóng thì
vấn đề xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng đô thị hóa là một chủ
trương đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Ngày
08/09/2006 Bộ NN & PTNT đã ban hành Quyết định 2614/QĐ-NBB-HTX, phê
duyệt đề án thí điểm “ Xây dựng mô hình NTM cấp thôn/bản theo hướng đô
thị hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa”. Sau 4 năm thực hiện,chủ trương này đã
mang lại được sự thay đổi rất lớn ở các vùng nông thôn Việt Nam, cho đến
nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng NTM đã và đang
được triển khai rộng khắp ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Gia Lâm là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, với đặc thù là
một huyện với tỷ lệ cư dân nông thôn chiếm ở mức cao nên vấn đề xây dựng
NTM theo hướng đô thị hóa được xem là một việc làm cần thiết nhằm đáp
ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác Gia
Lâm là một trong những huyện có nền văn hóa lâu đời với nhiều công trình
văn hóa tiêu biểu có giá trị lịch sử và kiến trúc tiêu biểu. Trong những năm
qua, với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, nhiều công trình văn hóa ở các thôn
đã được đầu tư xây dựng nhăm phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa của người
dân. Việc tổ chức không gian giao lưu văn hóa cho người dân là cần thiết và
đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên trước sự phát
triển của Gia Lâm theo hướng đô thị hóa đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, ở
một số xã nông thôn thì sự phát triển này đang còn chậm do thiếu những điều
kiện nhất định về nhiều mặt kinh tế và xã hội, mặt khác các công trình văn


2

hóa được đầu tư xây mới còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được chất lượng
phục vụ và nhu cầu của người dân. Chính vì thế cần phải có những quy hoạch,
kế hoạch cụ thể về việc tổ chức không gian văn hóa trong qua trình xây dựng
NTM của huyện nói chung và của từng xã trong địa bàn huyện nói riêng. Do
đó việc nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để tổ chức không gian văn hóa
cộng đồng trong qua trình xây dựng NTM huyện Gia Lâm theo hướng đô thị
hóa là cần thiết nhằm các mục đích sau đây:
- Nghiên cứu những điều kiện cần thiết để tổ chức không gian văn hóa
cộng đồng trong quá trình xây dựng NTM.
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức không gian văn hóa cộng đồng của
huyện hiện nay để có định hướng đúng đắn cho quá trình xây dựng NTM.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tổ chức không gian văn hóa cho quá
trình xây dựng NTM một cách hiệu quả và bền vững, phù hợp với tiến trình

đô thị hóa của huyện.
2- Mục đích nghiên cứu của luận văn.
-

Phân tích, đánh giá vai trò của việc tổ chức không gian văn hóa cộng
đồng đối với sự giữ gìn và phát triển văn hóa của huyện Gia Lâm trong
quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Đề xuất cách khắc phục các thiếu sót trong việc tổ chức không gian sinh
hoạt cộng đồng tại các thôn ngoại thành thuộc huyện Gia Lâm trong quá
trình xây dựng nông thôn mới.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng tại các làng ngoại
thành thuộc huyện Gia Lâm là một công việc mới mẻ đòi hỏi sự nghiên
cứu toan diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau với một khối lượng công
việc khá lớn. Đề tài chỉ để cập tới chất lượng Kiến Trúc – Qui hoạch
không gian văn hóa cộng đồng tại các làng thuộc huyện Gia Lâm, đư ra
những đánh giá, tổng kết khách quan dựa trên cơ sở lý luận và kinh
nghiệm trong nước. Từ đó tìm ra những thiết sót, bất cập, các nguyên
nhân tạo nên các ảnh hưởng xấu, những tác nhân tác động trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển khôn gian văn hóa cộng đồng. Trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp khả thi về việc tổ chức không gian văn hóa cộng


3

đồng tại các lang ngoại thành nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân, đảm bảo phát triển hợp lý và bền vững của các làng ngoại
thành thuộc huyện Gia lâm nói riêng và của các làng trên cả nước nói
chung.

- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là việc tổ chức không gian văn
hóa cộng đồng
+ Các làng chưa có không gian văn hóa cộng đồng trong quá trình xây
dựng NTM.
+ Các làng đã xây dựng công trình văn hóa.
+ Các làng đã xây dựng nhưng không đủ tiêu chuẩn cần cải tạo.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc đề xuất những mô
hình không gian văn hóa mang tính cơ cấu và các hình thức tổ chức không
gian văn hóa cho từng làng tương ứng.
- Những đề xuất mang tính gợi mở cửa đề tài được căn cứ trên cơ sở “ Qui
hoạch điều chỉnh định hướng phát triển không gian làng đến năm 2020” của
thành phố đã được phê duyệt. Đề tài đề xuất các giải pháp tổ chức không gian
văn hóa cộng đồng với hai loại hình không gian văn hóa cộng đồng tại huyện
Gia Lâm đến năm 2030. Đề tài đề cập, nhận định những ưu khuyết điểm của
quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm nới riêng và cả nước nói
chung.. Từ đó đưa ra những giải pháp cho mô hình tổ chức không gian văn hóa
cộng đồng, đặc biệt là không gian văn hóa sinh hoạt cộng đồng riêng của Việt
Nam.
- Nghiên cứu trên địa bàn các làng ngoại thành thuộc huyện Gia Lâm Hà
Nội.
4- Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành trên cơ sở ba phương pháp nghiên cứu chính:
a- Phương pháp điều tra, khỏa sát, đánh giá thực trạng.
- Điều tra, khỏa sát với tình hình thực tế cua hệ thống không gian văn
hóa công đồng tại các đơn vị Hà Nội, thu thập các thông tin, tài liệu cần
thiết mang tính tổng quát, lấy ý kiến, nguyện vọng của các tầng lợp
nhân dân theo các địa bàn tiêu biểu. Từ đó tổng hợp, nhân xét và đánh
giá về tinh hình hiện trạng từ chi tiết đến tổng quát, nhằm xác định một
thực trạng rõ nét nhất, làm cơ sở xác nhận cho công tác nghiên cứu.
Đây là phương pháp quan trọng của một nội dung lớn tròn các vấn đề

cửa không gian văn hóa cộng đồng tại huyện Gia Lâm.
b- Qui nạp biện chứng.


4

Dựa trên tổng kết những công trình nghiên cứu theo phương diện lý
thuyết, những kinh nghiệm giải quyết có lien quan trong vận dụng vào
thực tiễn xây dựng ở nước ngoài kết hợp với các cơ sở khóa học và thực
tiễn có lien quan đến đè tài trong nước phân tích các vân đề trọng yếu,
lý giải một các logic và biện chứng để có thể đưa ra các biện pháp tối
ưu nhằm giải quyết các vấn đề đã nêu ở phần đánh giá phân tích thực
trạng.
c- So sánh đối chiếu.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, xây dựng những yêu cầu cụ thể làm cơ
sở để đề xuất mô hình và giải pháp khả thi, vận dụng các đề xuất này để
kiểm nghiệm đánh giá và đưa ra phương án giải quyết cho những dự án sắp
được thực thi.
5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Trên cơ sở tổ chức không gian văn hóa cộng đồng truyền thống ở các
vùng nông thôn, đề xuất khái niệm về không gian văn hóa cộng đồng trong
thời kì nông thôn mới.
- Đề xuất giải pháp cơ cấu mang tính phổ biến cho mô hình không gian
văn hóa cộng đồng cho từng loại hình tương ứng.
6- Cấu trúc của luận văn.
Luận văn bao gồm 107 trang A4, trong đó có 36 hình vẽ, 4 biểu bảng được
trình bày với ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, trong đó phần
nội dung có ba chương. Ngoài ra là mục lục, phụ lục(18 trang) và danh mục
tài liệu tham khỏa (1 trang). Phần mở đầu nêu lên tính cấp thiết cửa đề tài, ý
nghĩa khoa học và mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.

Phần nội dung của luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Xem xét tổng quan về không gian văn hóa cộng đồng, về các các
công trình văn hóa nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế giải quyết vấn đề.
Chương một cũng đề cập đến vấn đề định nghĩa và nội dung các loại không
gian văn hóa cộng đồng, những khái quát về quá trình hình thành không gian
văn hóa cộng đồng tại nông thôn Việt Nam. Lối sống sinh hoạt cộng đồng
trong mối quan hệ với không gian văn hóa tại các làng. Nhu cầu giao tiếp,


5

hình thái giao tiếp, môi trường giao tiếp. Các vấn đề đề cập đến được tổng
hợp và đánh giá làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở khoa học phục vụ các
nghiên cứu và đề xuất giải pháp sau này. Tóm lại là chương tổng quan về
nhận thức luận và thực trạng chất lượng của vấn đề “ Không gian văn hóa
cộng đồng” trong các làng xã Việt Nam, đnáh giá các tồn tại và định hướng
giải quyết.
Chương 2 của luận văn trình bày những cơ sở lý luận và khoa học cửa việc tổ
chức không gian văn hóa cộng đồng tại các làng ngoại thành thuộc huyện Gia
Lâm. Các khái niệm về không gian văn hóa cộng đồng trong quá trình xây
dựng nông thôn mới. Các khái niệm về không gian bao gồm cả phân loại đến
nội dung công năng của không gian công cộng. Không gian văn hóa cộng
đồng được đề cấp với 2 loại hình giao tiếp; Kết nối và đơn lẻ. Trên cơ sở đó
có thể đề xuất mô hình không gian văn hóa cộng đồng gần gũi với người dân
và hiệu quả về sử dụng.
Chương 3 là những đề xuất của luận văn, gồm giải pháp tổ chức không gian
văn hóa, quy hoạch không gian văn hóa và khả năng ứng dụng của nó tại
huyện Gia Lâm. Giải pháp tổ chức không gian văn hóa được nghiên cứu theo
trình tự, đề cập các khả năng có thể cho việc tổ chức không gian. Qua phân
tích hệ thống trên các tiêu chí khác nhau để chọn ra khả năng khả thi nhất cho

mỗi loại hình được lập. Từ đó, đề xuất các giải pháp tổ chức không gian mang
tính mềm dẻo, thích ứng với qui mô, đặc điểm bố cục, vị trí…
Phần kết luận trình bày những kết quả đạt được của luận án, những tổng kết
và kiến nghị đối vơi các cơ quan tư vấn thiết kế và quản lý đô thị trong việc
hoạch định và phát triển, đồng thời cũng là những cơ sở lý thuyết chuyên
ngành không gian văn hóa phục vụ công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành
Kiến trúc – Qui hoạch.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Đề tài “ Tổ chức không gian văn hóa cộng đồng cho các làng ngoại thành
thuộc huyện Gia Lâm trong quá trình xây dựng NTM” nhăm đề xuất mô
hình khả thi cho việc tổ chức không gian văn hóa cộng đồng trong giai
đoạn từ nay đến 2020 của Gia Lâm. Quá trình nghiên cứu của đề tài dựa
trên ba phương pháp nghiên cứu cơ bản và đồng bộ: Phương pháp điều tra
khảo sát đánh giá hiện trạng, phương pháp quy nạp, phân tích biện chứng

và đề xuất giải pháp phù hợp với ba chương nghiên cứu. Chương 1 nhằm
xác định những vấn đề cần giải quyết cho các làng xã thuộc huyện Gia
Lâm theo giai đoạn phát triển cũng như việc đề cập đến tình hình trong
nước của vấn đề cần nghiên cứu. Trên cơ sở nhận thức rõ hiện trạng,
chương 2 tập trung nghiên cứu xác định các cơ sở khoa học hình thành và
hoạt động của các cơ sở văn hóa cộng đồng trong quá trình phát triển
NTM. Chương 3 đề xuất những yêu cầu và giải pháp hợp lý về cơ cấu tổ
chức không gian, đưa ra mô hình quy hoạch không gian văn hóa cộng
đồng phù hợp với điều kiện quy hoạch huyện Gia Lâm, đảm bảo tính hợp
lý trong tổ chức không gian văn hóa cộng đồng giai đoạn hiện tại và định
hướng phát triển cho tương lai theo quy hoạch mới của Hà Nội.
Luận văn đưa ra những kết luận sau :
1. Thực trạng về quy hoạch hiện nay của huyện Gia Lâm ở trạng thái mất
cân bằng trong tổ chức không gian công cộng nói chung và trong tổ
chức không gian văn hóa cộng đồng nói riêng. Đó là kết quả của quá
trình bùng nổ đô thị hoá, do những thay đổi trong cơ chế quản lý đô thị
và xã hội, mặt khác do sự nhận thức thiếu đúng đắn vấn đề không gian
văn hóa cộng đồng trong khu dân cư, thiếu cả cơ sở lý luận và thực
tiễn.


106

2. Không gian công cộng trong các làng xã chưa ổn định, không hoàn
chỉnh, thiếu cả thành phần và cách quản lý hữu hiệu, đang thực sự ảnh
hưởng đến sinh hoạt đời sống gia đình và cộng đồng đòi hỏi sớm được
giải quyết, trong đó có nhu cầu về không gian văn hóa cộng đồng cần
phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng NTM đồng thời giữ được các đặc
trưng, hình thái và tính chất làng xã là vấn đề rất cấp thiết hiện nay ở
các làng ngoại thành Hà Nội.

3. Mô hình tổ chức không gian văn hóa cộng đồng tròng các làng xã thuộc
huyện Gia Lâm cần phải được xây dựng trên hai yếu tố cơ bản: Sự ảnh
hưởng rất mạnh của đô thị hóa với các làng xã ngoại thành và nhu cầu
xây dựng NTM vừa hiện đại vừa giữ gìn và phát huy được những đặc
trưng và bản sắc văn hóa địa phương.
4. Luận văn đưa ra những đề xuất phù hợp điều kiện và đặc điểm của các
làng xã thuộc huyện Gia Lâm. Đó là việc tổ chức linh hoạt hệ thống
không gian văn hóa cộng đồng làng xã, vừa cải tạo vừa xây mới, về quy
mô và thành phần không gian không nhất thiết phải cứng nhắc theo các
tiêu chuẩn xây dựng NTM và cần tăng cường việc giao lưu văn hóa với
đô thị liền kề, mặt khác cần đặc biệt khai thác đặc trưng văn hóa của
các làng xã đê phát triển du lịch, phát triển truyền thống và kinh tế làng
nghề, tạo nên những làng ngoại thành có bản sắc riêng, góp phần tạo
dựng một Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Những đề xuất này cũng có thể tham khảo áp dụng cho các địa phương
có điều kiện tương tự trong cả nước
2. Kiến nghị
- Cần màu chóng hoàn chỉnh quy hoạch các làng ngoại thành trong đó
nhấn mạnh việc tổ chức khôn gian văn hóa cộng đồng, phù hợp với việc áp
dựng các tiêu chuẩn phát triển NTM.


107

- Trong điều kiện có thể, nên tổ chức nghiên cứu thí điểm cho một số làng
nghề tiêu biểu, để từ đó rút kinh nghiệm cho các địa phương khác trong
việc phát triển đồng bộ Kiến trúc và văn hóa của làng xã ngoại thành Hà
Nội



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toàn Ánh (1992), Làng xóm Việt nam ( Nếp cũ), Nhà xuất bản TP Hồ
Chí Minh.
2. . Phạm Hùng Cường (2000), Đơn vị cộng đồng và việc áp dụng mô hình,
Tạp chí Kiến trúc số 2(82).
3. Trương Hữu Hân (1998), Đình làng và vai trò của nó trong giai đoạn
hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học kỹ thuật, Đại học Kiến Trúc Hà
Nội.
4. Nguyễn Đỗ Hạnh (2001), Tổ chức không gian công cộng tại các làng
nghề ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững, Luận văn
Thạc sỹ Khoa học kỹ thuật, Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
5. Phạm Trọng Thuật (2002), Tổ chức không gian công cộng trong đơn vị
đô thị Hà Nội, Luận văn Tiến sỹ Khoa học kỹ thuật, Đại học Kiến Trúc
Hà Nội.
6. Bùi Thiết (1985), Làng xã ngoại thành Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội.
7. Hoàng Đình Tuấn (2000), Tổ chức không gian KT làng ngoại thành
trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội đến năm 2020 với việc giữ gìn và
phát triển giá trị văn hóa truyền thống, Luận văn Tiến sỹ Khoa học kỹ
thuật, Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
8. Tiểu luận (2000), Không gian nghỉ ngơi trong khu cư trú, Đại học Xây
dựng Hà nội.
9. Văn kiện Đại hội lần thứ XX Đảng bộ huyện Gia Lâm (2010), Dân số và
lao động huyện Gia Lâm, UBND huyện Gia Lâm.
10. Thông tư 06(2011), Quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của
nhà văn hóa – khu thể thao thôn, Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
11. Quyết định 491(2009), Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới, Thủ tướng chính phủ.


12. Phòng quản lý đô thị huyện Gia Lâm(2009), Bản đồ quy hoạch huyện

Gia Lâm đến năm 2020, Sở quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
13. Phòng quản lý đô thị huyện Gia Lâm(2011), Bản đồ quy hoạch huyện
Gia Lâm đến năm 2050, Sở quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
14. .



×