Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng ở cấp thôn, bản trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.89 KB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian qua khu vực nông thôn đã được tiếp nhận và thu hút
nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để phát triển nông thôn, góp phần
cải thiện, nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân sống ở nông thôn, nâng
cao vai trò cho người dân… Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi chưa phát huy
hết được những nguồn lực trong thực hiện các chương trình phát triển nông
thôn. Có rất nhiều lý do và lực cản như: trình độ hiểu biết của người dân,
năng lực quản lý, cơ chế, phương pháp triển khai thực hiện và điều kiện cơ sở
hạ tầng thấp kém… Qua các kinh nghiệm xây dựng nông thôn của một số
nước, của các chương trình do các tổ chức quốc tế thực hiện ở Việt Nam, và
một số chương trình của chính phủ cho thấy mô hình phát triển nông thôn ở
cấp cơ sở khi sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng có nhiều
tiềm năng phù hợp với bối cảnh phát triển nông thôn cấp cơ sở ở nước ta và
cũng có nhiều điểm mạnh có thể khắc phục được những hạn chế của những
phương pháp truyền thống cũ trước đây ở Việt Nam. Để thử nghiệm xõy dựng
nông thôn mới thành công, nhà nước ta đã quyết định xây dựng thí điểm mô
hình nông thôn mới (NTM) theo phương pháp có sự tham gia của cộng đồng ở
một số tỉnh từ đó rút ra những kinh nghiệm để có thể nhân rộng mô hình trên
phạm vi cả nước. Từ những vấn đề từ thực tiễn tôi đã lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đỏnh giá sự tham gia của cộng đồng ở cấp thôn, bản
trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Định.”
Phạm vi xử lý của đề tài:
Phạm vi sử lý của đề tài là tại tỉnh Nam Định, một trong những tỉnh
được chọn để xây dựng mô hình nông thôn, bao gồm 2 mô hình
• Làng Hoành Đồn, Xã Hải Đường, huyện Hải Hậu
• Làng Hạ, Xã Minh Tân, huyện Vu Bản
Vấn đề chớnh cần giải quyết
Có nhiều nguyên nhân tác động đến kết quả đạt được trong quá trình
xây dựng nông thôn mới, trong đó có một yếu tố quan trọng đó là sự tham gia
của cộng đồng nông thôn. Điều đó sẽ tạo ra một phong trào quần chúng rộng


lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động,
tích cực, tự giác của cộng đồng dân cư, phát huy cao nhất nội lực dưới sự hỗ
trợ, giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các cấp.
Vì vậy, vấn đề của đề tài là tìm hiểu và hệ thống hoá cơ sở lý luận và
thực tiễn về vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông
thôn mới. đánh giá những tác động của cộng đồng trong xây dựng nông thôn
mới, cụ thể ta đi tìm hiểu trên một thôn điểm để có thể đánh giá được tác
động của cộng đồng tới quá trình xây dựng nông thôn mới như thế nào?
Những lợi thế, vấn đề còn tồn tại, từ đó góp phần đề ra giải pháp, đúc rút kinh
nghiệm để có thể nhân rộng mô hình trên cả nước.
Cách thức giải quyết vấn đề:
Bằng những kiến thức được học đồng thời sử dụng các phương pháp phân
tích và đánh giá vấn đề ta đi tìm hiều vấn đề trên thực tế và rút ra những kết
luận. Ta sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
 Phương pháp định tính.
 Phân tích chuyện gia.
 Phương pháp tiếp cận hệ thống.
Kết quả dự kiến
Đề tài tìm hiểu về thực trạng tham gia của cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Nam Định mà cụ thể là tại hai thôn: Làng Hoành Đồn (Xã Hải Đường, huyện
Hải Hậu) và Làng Hạ (Xã Minh Tân, huyện Vu Bản). Kết quả đề tài có thể
cho người đọc biết kiến thức về thế nào là sự tham gia của cộng đồng và vai
trò của nó, cho ta nhìn nhận và đánh giá được mức độ tham gia của cộng đồng
địa phương trên địa bàn nghiên cứu.
Đóng góp của đề tài:
Từ những kết quả đạt được ta đi đánh giá sự tham gia của cộng đồng
trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở trên địa bàn, xem xét sự tham gia
đú đó đầy đủ chưa? ở mức độ nào? Và nó đó đóng góp như thế nào cho sự
thay đổi kết quả? Ngoài ra ta còn tìm ra những mặt yếu kém, những sai sót
còn gặp phải để đề ra hướng đi, những kiến nghi đúng đắn hơn cho địa

phương trong thời gian tới, cũng như góp phần vào công cuộc xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn cả nước. Có thể nói từ một khía cạnh của chương trình
ta có những cái nhìn tổng quan hơn để có thể nhân rộng chương trình trên địa
bàn cả nước.
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung bao gồm các chương sau.
Chương I: Tổng quan về nông thôn mới và vai trò của cộng đồng trong
xây dựng nông thôn mới
Chương II: Thực trạng tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông
thôn mới ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2007 đến nay
Chương III: Kiến nghị giải pháp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NễNG THễN MỚI VÀ VAI TRề CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG NễNG THễN MỚI.
I. Tổng quan về nông thôn mới.
1. Các quan điểm về phát triển nông thôn.
Nông thôn là khái niệm để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời
sống của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hoá
và môi trường, quá trình này trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nông
thôn và có sự hỗ trợ tích cực của chính phủ và các tổ chức
1
.
Phát triển nông thôn bền vững có thể được coi là sự chuyển biến từ
cách tiếp cận công nghiệp sang theo cách tiếp cận hữu cơ; với phương thức
phát triển bền vững thì mục tiêu lợi nhuận không còn là mục tiêu ưu tiên số
một nữa mà nó nằm trong sự chi phối của các mối quan tâm về an toàn môi
trường và ổn định xã hội; từ chỗ độc đoán, chỉ huy tập trung sang dân chủ,

khuyến khích sự tham gia của người dân đối với quản lý sự phát triển; việc
quản lý nguồn lực từ chỗ tập trung tại cơ quan Trung ương chuyển sang cho
các địa phương quản lý, và nhấn mạnh tới sở hữu tài sản chung. Phát triển
nông thôn bền vững đảm bảo 3 nguyên tắc
2
:
Thứ nhất là sự loại bỏ các phương pháp sản xuất công nghiệp và tìm
kiếm các hệ thống yếu tố đầu vào bên ngoài thấp, hiệu quả, năng suất và có
tính kinh tế.
1
Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm Bích Hợp - Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh thời đại, TP. Hồ Chí Minh - tháng
10/2003
2
“Phát triển nông thôn
bền vững: những vấn đề lí luận và kinh nghiệm thế giớ
Thứ hai: có sự tham gia nhiều hơn của chính những người nông dân và
việc sử dụng những hiểu biết về kiến thức bản xứ trong quản lý nông nghiệp
và sử dụng các nguồn lực tự nhiên. Kiến thức này là cơ sở cho sự phát triển
bền vững.
Thứ ba: yêu cầu có sự lồng ghép việc bảo tồn và tăng cường nguồn lực
sản xuất.
2. Tổng quan về nông thôn mới.
2.1 - Chương trình phát triển nông thôn mới và những tiêu chí nông thôn mới.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu
cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;
đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội;
tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên cả nước. Như vậy, có thể quan niệm: mô hình nông
thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức

nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong
điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông
thôn cũ (truyền thống, đó cú) ở tính tiên tiến về mọi mặt. Cỏc tiêu chí về
NTM dùng để đánh giá toàn diện về mọi mặt của nông thôn, những tiêu chí
này đã được cụ thể thành 19 tiêu chí và được phân thành 5 nhóm cụ thể
3
:
nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức
sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị.
Có thể xác định một số yêu cầu cơ bản của các tiêu chí trong mô hình
nông thôn mới như sau:
Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng -
xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp
sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người
dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước).
3
Xem phụ lục số 1:văn bản số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiểu chí quốc gia về NTM
Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá
trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã
hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở
nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,…nhằm hình thành môi trường
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân
làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó
lâu đời. Trước hết, cần tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống
và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hoá,
dịch vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly hương”.
Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm

năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học ; cơ
cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước
và quốc tế.
Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể
nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi
chính phủ, nhà nước, tư nhõn…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham
gia tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông
thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên
quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết
định trên luống cày và thửa ruộng của mỡnh”, lựa chọn phương án sản xuất
kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng
lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đú
chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới. Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa
học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được
những giá trị văn hoá, bản sắc truyền thống “tắt lửa tối đốn” có nhau, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại…nhằm vừa tự hoàn
thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây
dựng quê hương văn minh giàu đẹp.
2.2 – Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội
Từ những tiêu chí xây dựng nông thôn mới khi tiến hành xây dựng sẽ
tạo ra những bước phát triển đến mọi mặt trong đời sống của người dân nông
thôn, điều đó thể hiện qua ta các mặt như:
Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị
trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng của nông
thôn phải hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu

buôn bán, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi
người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm
bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa cỏc vựng, giữa
nông thôn và thành thị.
- Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới
các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến
bộ khoa học - công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh,
phát triển ngành nghề ở nông thôn.
- Sản xuất hàng hóa với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc
của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công
nghệ sản xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng
nhiều lao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ
làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính
pháp lý, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa Quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội,
đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực
vào xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa - xã hội: Tăng cường dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự
chủ trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo,
vươn lên làm giàu chính đáng.
Về con người: Xây dựng nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn
mới, đó là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có; là người nông
dân kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các
dòng họ, gia đình.
Có kế hoạch, chương trình, lộ trình xây dựng người nông dân nông
thôn thành người nông dân sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, thành
nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn mới, người quyết định thành công

của mọi cải cách ở nông thôn.
Người nông dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi
chiến lược PTNNNT. Đưa nông dân vào sản xuất hàng hóa, doanh nhân hóa
nông dân, doanh nghiệp hóa cỏc cộng đồng dân cư, thị trường hóa nông thôn.
Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng,
củng cố, bảo vệ. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi
trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát
triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá
trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang
pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, kích thích tinh thần. Nhân
dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên
tinh thần đú, cỏc chính sách kinh tế - xã hội ra đời tạo hiệu ứng tổng.
4
II. Vai trò của cộng đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới
1. Các khái niệm
Khái niệm cộng đồng (dân cư): là tập hợp những người dân cùng sinh
sống trong một khu vực địa lý có những điểm giống nhau, có mối quan hệ với
nhau và cùng chia sẻ những lợi ích về kinh tế, xã hội.
Khái niệm về tham gia: Tham gia - participation được dịch thành 2 từ
tham dự và tham gia. Theo GS Tô Duy Hợp thì tham dự là tham gia ở mức
thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao. Và phương pháp luận tham gia là
phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từ người dân và trở thành khoa học.
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” Theo Clanrence
Shubert là quá trình trong đó cỏc nhúm dân cư của cộng đồng tác động vào
quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ,
trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức
sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng

của chương trình được tham gia vào việc quyết định chương trình.
Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng,
qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả
kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong đó việc nắm bắt được
các yếu tố và mức độ ảnh hưởng cho phép ta có thể tăng cường các yếu tố hỗ
trợ sự tham gia hay có thể hạn chế các yếu tố không hỗ trợ cho sự tham gia
của cộng đồng. Các yếu tố này được thể hiện tóm tắt trong hình dưới đây:
Sơ đồ số 1 : Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng
trong các hoạt động phát triển thôn
4
Hồ Văn Thông (chủ biên): thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc
gia - Hà Nội, 2005
Trong nhúm cỏc yếu tố, các đặc điểm của chương trình có ảnh hưởng
quan trọng đến sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của người dân thậm
chí sẽ không có ý nghĩa nếu không có sự phân cấp và phân quyền cho người
dân, cho cộng đồng thôn.
Các yếu tố hộ gia đình thể hiện thông qua các đặc điểm nhân khẩu học
(giới, tuổi, số người, số lao động, ), đặc điểm kinh tế hộ (khá, trung bình,
nghèo ; nông nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp, thương mại ; ), đặc điểm xã
hội (cán bộ địa phương, người dân bình thường ; quan hệ rộng, hẹp với cộng
đồng và với bên ngoài). Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ.
Các yếu tố hộ gia đình
Các điều kiện về nhân khẩu học
Các điều kiện kinh tế
Các điều kiện xã hội
Các yếu tố môi trường cộng đồng
thôn
Tính cộng đồng
Kinh nghiệm về các hoạt động tập thể

Nhận thức về dân chủ cơ sở và sự
tham gia
Tổ chức cộng đồng
Trình độ dân trí
Kinh tế cộng đồng
Các yếu tố đặc điểm của chương
trình
Mức độ phức tạp về kỹ thuật
Nguồn lực yêu cầu
Khả năng hưởng lợi
Mức độ linh động
Tổ chức
Quản lý
Tham gia vào các hoạt
động phát triển thôn
Tiếp nhận thông tin
Xây dựng kế hoạch
Thực hiện
Hưởng lợi
Các hộ gia đình với các đặc điểm khác nhau tạo nên cỏc nhúm hộ khác nhau
trong cùng một cộng đồng. Cỏc nhúm hộ khác nhau đó sẽ có sự tham gia khác
nhau, về cả lượng và chất, vào các hoạt động phát triển của cộng đồng. Xem
xét các yếu tố hộ gia đình của các loại nhóm hộ khác nhau cho phép đề ra giải
pháp tăng cường sự tham gia của cỏc nhúm hộ hiện đang còn tham gia hạn
chế, khi so sánh một cách tương đối với cỏc nhúm hộ khác trong cộng đồng,
vào các hoạt động phát triển cộng đồng.
Tương tự như vậy, các yếu tố môi trường cộng đồng thôn thể hiện khả
năng và mức độ tham gia chung của cả cộng đồng vào các hoạt động phát
triển. Nó cho phép so sánh tương đối khác biệt trong sự tham gia của các cộng
đồng khác nhau trong các loại hoạt động tương tự nhau.

2. Vai trò của sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng nông
thôn mới
Phát triển nông thôn là một khái niệm rất rộng. Có nhiều cách tiếp cận
tương ứng với mục tiêu, nội dung khác nhau trong phát triển nông thôn. Tùy
theo điều kiện cụ thể của mỗi khu vực nông thôn để có phương pháp tiếp cận
và nội dung phù hợp. Đối với phát triển nông thôn trước đây thường sử dụng
phương phát triển nông thôn theo cách tiếp cận truyền thống (hay là phát triển
từ trên xuống). Việc lập kế hoạch phát triển do tổ chức, cá nhân bên ngoài
cộng đồng thực hiện, chủ yếu do các cơ quan chuyên môn có liên quan đến
phát triển nông thôn, nông nghiệp và quản lý tài nguyên tự nhiên thực hiện.
Việc lập kế hoạch được thực hiện theo quy trình, được quy định trong quy
phạm lập kế hoạch, thường tập trung vào việc sử dụng đất và các tài nguyên
tự nhiên. Bên cạnh đó việc thực hiện các kế hoạch phát triển lại cũng do các
đơn vị đến từ bên ngoài tiến hành, thường không có sự tham gia của người
dõn. Nờn sản phẩm của các kế hoạch này thường không thật sự phù hợp với
nhu cầu của người dân cộng đồng, việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ của bên
ngoài không được tiết kiệm, không có hiệu quả cao. Các nguồn lực của cộng
đồng cũng không được huy động một cách có hiệu quả cho việc thực hiện kế
hoạch phát triển của địa phương.
Khác với cách tiếp cận truyền thống thông thường, phương pháp tiếp cận
dựa vào nội lực cộng đồng (hay sự tham gia của cộng đồng) tập trung đầu tiên
là vào cách mà người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động góp
phần phát triển cộng đồng. Phương pháp xây dựng sự tự tin cho cộng đồng
qua việc đánh giá cao những việc mà người dân làm được cho cộng đồng và
qua những thành quả mà chính họ đạt được,chớnh sự tự tin này góp phần đưa
cộng đồng phát triển lên phía trước. Phương pháp này giúp cho cộng đồng đối
mặt với những vấn đề gặp phải bằng cách: Đầu tiên là xem xét khả năng của
cộng đồng, và huy động các ngưồn lực của cộng đồng để giải quyết vấn đề
theo thứ tự mà cộng đồng đã nhất trí. Nói cách khác là cộng đồng đã tự định
hướng quá trình phát triển dựa vàochớnh nội lực cho phép của cộng đồng.

Việc huy động nội lực của cộng đồng để thực hiện các hoạt động phát
triển có vai trò rất quan trọng, làm cho hoạt động phát triển có hiệu quả hơn,
nó gắn trách nhiệm của cộng đồng với các hoạt động phát triển, Xây dựng
nông thôn mới theo phương pháp này cũng tác động trong việc đổi mới tư duy
và nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng địa phương, từ đó tạo ra
động lực để họ có thể đứng ra chủ động làm chủ việc phát triển kinh tế, xã hội
và môi trường. Ta có thể thấy phương pháp này cú cỏc điểm mạnh như:
Phù hợp với chính sách và chiến lược của chính phủ về việc phân cấp và
dân chủ cơ sở.
Khuyến khích sự tham gia của người dân nhiều hơn vào các giai đoạn
khác nhau của chương trình, dự án phát triển nhờ vậy các kết quả đạt được
phù hợp với nhù cầu địa phương, kết quả đạt được cũng có tính bền vững.
Người dân và cán bộ cơ sở có trách nhiệm và nhiệt tình hơn vỡ cú sự
minh bạch và được làm chủ quản lý quá trình phát triển. Người dân có điều
kiện giám sát việc thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng sai mục đích ở các cấp
khác nhau. Mặt khác trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho phát
triển nông thôn là rất hạn chế
5
, hướng tới triển vọng một chương trình xây
dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước, có thể thấy phát triển dựa vào nội
lực và do người dân làm chủ là cách tiếp cận đúng. Theo cách tiếp cận này sẽ
đảm bảo đồng thời phát triển nông thôn mà không làm gia tăng gánh nặng cho
ngân sách nhà nước.
3. Các tiờu chí đánh giá tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng nông thôn mới được coi
như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp
tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô
hình. Do vậy trong quá trình xây dựng NTM luôn tìm cách nâng cao sự tham
gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng và phát triển. Khi xem xét quá trình
tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông thôn, ta đánh

giá qua các tiêu chí: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra,
dân quản lý và dân hưởng lợi. Những tiêu chí này toàn phù hợp với quan
điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung đánh giá sự tham gia của
người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu:
- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân
về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông
thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai
đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; Người dân nắm được thông tin
đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy
mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ công đồng, trách nhiệm và quyền lợi
của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế
hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của
nông dân trên địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư
5
chương trình đang được ưu tiên là CT 135 có mức hỗ trợ trung bình 400 triệu đồng/ năm/xã trong giai đoạn
1 và 800 triệu đồng trong giai đoạn 2
xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức
khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các
định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính, … trong
nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
- Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc
mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng
tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể
bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
- Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các
hoạt động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt
động của cỏc nhúm khuyến nông, khuyến lõm, nhúm tín dụng tiết kiệm và
những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công

trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế
hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo
dưỡng, từ những việc tham gia đú đó tạo cơ hội cho người dân có việc làm,
tăng thu nhập cho người dân.
- Dân kiểm tra: có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự
giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ
sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng
công trình. ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám
sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng
công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà
nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình.
Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư trờn cỏc khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.
- Dân quản lý: đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã
tham gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của
một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về
chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia duy tu, bảo
dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong
việc sử dụng công trình.
Sơ đồ số 2: Nội dung nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia
xây dựng mô hình nông thôn mới
- Dân hưởng lợi: chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên
cần chia ra cỏc nhúm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp.
Nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như
người dân
BiÕt
Bµn
§ãng
Lµm
KiÓm tra

Qu¶n lý
Hëng
lîi
thu nhập tăng thêm của năng suất cây trồng do thực hiện thâm canh, tăng vụ,
áp dụng các giống mới, các kỹ thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt
động tài chính, tín dụng,…. Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm thụ hưởng
thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường
sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ
tham gia vào thị trường để tăng thu nhập
6
,…
III. Các hình thức tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng NTM thể hiện vai
trò làm chủ của cộng đồng vào các hoạt động phát triển của thụn, đõy chớnh
là một trong yếu tố đo lường mức độ thành công của chương trình. Tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng thôn mà cộng đồng có những hình thức tham
gia khác nhau vào các hoạt động phát triển, ta có thể phân thành hai hình thức
tham gia trực tiếp và tham gia gián tiếp.
1. Hình thức tham gia trực tiếp của cộng đồng vào quá trình xây dựng
nông thôn mới
Trong chương trình NTM cộng đồng có thể tham gia đóng góp trực tiếp
vào các hoạt động phát triển như:
1.1 - Người dân tham gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất,
kinh phí xây dựng công trình nông thôn
Đây là một hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động phát
triển bằng cách đóng góp một phần chi phí cho các hoạt động. Điều này
không những làm giảm bớt ngỏnh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước mà
còn làm tăng tính trách nhiệm của người dân khi tham gia vào các chương
6
- Viện Quy hoạch và TKNN - Dự án “Chiến lược phát triển các điểm dân cư nông thôn tới năm

2020”, Hà Nội, 3/2007
- Đỗ Kim Chung (2000), Phương pháp logic cho kế hoạch hoá dự án phát triển, Trung tâm Viện Công
nghệ Châu á tại Việt Nam
- Hội nghị toàn quốc sơ kết thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở ngày 4/3/2002, tr.6-8
trình. Việc đóng góp ở mức độ nào phụ thuộc về khả năng kinh tế của từng hộ
gia đình, của mỗi địa phương khác nhau, người dân có thể đóng góp một phần
giá trị dùng để phục vụ để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm xây dựng mô
hình NTM.
1.2 - Người dân tham gia công lao động xây dựng công trình
Đây cũng là một cách người dân đóng góp trực tiếp vào những chương
trình phát triển, nhưng không phải về mặt giá trị mà thông qua cách người dân
trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng hoặc tu sửa các công trình, kênh
mương, xây dựng đường… hình thức này cũng làm nâng cao tinh thần trách
nhiệm đồng thời đây là hình thức mà thu hút được sự tham gia của nhóm cộng
đồng dân cư có thu nhập thấp mà không thể đóng góp được về mặt tài chính.
Điều đó sẽ tạo ra sự đồng thuận cao hơn, nâng cao tinh thần đũan kết và trách
nhiệm trong các hoạt động.
1.3 - Người dân tham gia vào hoạt động kinh tế
Người dân tham gia vào các hoạt động kinh tế như: xây dựng “mỗi làng
một nghề”, phát triển và nâng cao hơn các ngành nghề truyền thống của địa
phương, người dân đóng góp vào các mô hình sản xuất… từ những hoạt động
này góp phần làm nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế của địa phương, tạo
ra những khác biệt trong phát triển các ngành nghề, những thay đổi này tác
động tới những tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế
và tổ chức sản xuất. Những kết quả này đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn
và tác động đến tiến trình xây dựng nông thôn mới.
1.4 - Người dân tham gia tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong mô
hình sản xuất
Để nâng cao kết quả, hiệu quả trong sản xuất, phát triển hàng hóa, điều

không thể thiếu đó là kiến thức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong
sản xuất. Khi người nông dân nắm chắc các kiến thức cơ bản, hiểu biết các
ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, canh tác thì họ tự tin hơn trong
việc thâm canh tăng năng suất và như vậy một lần nữa vai trò của người dân
được thể hiện trong việc tự quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát
triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Khi vai trò của người dân được nâng
cao thì người dân dễ dàng tiếp nhận các kiến thức mới, cũng như áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới một cách chủ động hơn, như vậy sẽ góp phần nâng cao
năng lực của cộng đồng về mặt kinh tế, kỹ thuật, điều này sẽ khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng NTM.
1.5 Người dân tham gia vào các lớp nâng cao năng lực cộng đồng
Nâng cao năng lực cộng đồng: bao gồm việc tổ chức các lớp đào tạo, tập
huấn ngắn hạn về cộng đồng cho người dân nông thôn, phát triển năng lực thể
chế trong cộng đồng (tổ chức, quản lý, chế tài, phân phối lợi ớch,…); Xây dựng
phương pháp và hỗ trợ người dân nông thôn tổ chức các cuộc họp của cộng đồng
để cùng nhau trao đổi, xác định nhu cầu phát triển của cộng đồng cũng như tham
gia vào việc thiết kế, xây dựng, triển khai theo dõi và đánh giá các chương trình,
dự án triển khai tại cộng đồng. Khi cộng đồng tham gia vào các lớp tập huấn
nâng cao năng lực cộng đồng, khi đó người dân có thể chủ động hơn khi tham
gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển, xây dựng hay đánh giá quá trình phát
triển nông thôn tại địa phương mỡnh.Trờn cơ sở đó, tạo ra sự cam kết cộng đồng
và gắn kết xã hội nông thôn mà mục đích của cam kết là có thể bàn bạc tập thể
về tương lai của thôn, bản, bảo đảm sự cân bằng về cơ hội và nhu cầu của mọi
thành viên trong cộng đồng; Từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về
giá trị các nguồn lực nông thôn, bí quyết, di sản văn hóa và chất lượng cuộc
sống. Nhờ vậy, cộng đồng của từng thôn, làng có thể xác định được bản sắc của
mình, làm hồi sinh lại những bản sắc vốn có của địa phương mình.
1.6 - Người dân tham gia xây dựng quy chế và lập kế hoạch phát triển thôn
Việc xây dựng mô hình phát triển nông thôn theo cách tiếp cận dựa vào
cộng đồng trước tiên thông qua quá trình lập kế hoạch phát triển thôn. Việc

lập kế hoạch giúp người dân tại thôn ấp nhìn nhận các kết quả trong tương lai
mà họ thực sự mong muốn và quan tâm biến những kết quả đó thành hiện
thực. Động lực xây dựng thôn ấp mới phải xuất phát từ mong muốn và
nguyện vọng của người dân địa phương. Kế hoạch phát triển thôn ấp sẽ là cơ
sở ban đầu để xây dựng nông thôn mới, kế hoạch này phải là của người dân
tại thôn ấp chứ không phải của cơ quan tư vấn hay của chính phủ hoặc của
chính quyền địa phương.
Việc lập quy chế và kế hoạch phát triển thôn là quá trình bao gồm sự
tham gia của rất nhiều bên như: trưởng thôn và một số đại diện cho các chi
hội đoàn thể chính trong thôn (như mặt trận tổ quốc, chi bộ đảng, hội nông
dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) cùng với từ 30 đến 40 người đại diện cho
các hộ trong thôn đã tham gia trực tiếp xây dựng kế hoạch phát triển thụn.
(Cỏc hộ dân được mời tham gia gồm các thành phần khác nhau đảm bảo đại
diện cho sự đa dạng các loại hộ trong thôn). Ngoài ra cũn cú cán bộ của tỉnh
(Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn), huyện (phòng kinh tế, phòng nông
nghiệp), xó (bớ thư hoặc chủ tịch UBND xã hoặc nhân viên chuyên trách)
cũng tham gia trong suốt quá trình lập kế hoạch này.
Những người tham gia được phân thành cỏc nhóm để thảo luận, như vậy
khi chia nhóm nhỏ cho phép các thành viên có nhiều cơ hội phát biểu hơn,
cho phép mỗi nhóm khi thảo luận mỗi chủ đề có điều kiện tập trung được ý
kiến hơn, v.v Nó cũng cho phép thể hiện đầy đủ các mặt, theo các cách nhìn
khác nhau đối với mỗi vấn đề khi được thảo luận, kết quả của mỗi nhóm có
thể bổ sung cho nhau. Cỏc nhúm sau đó họp lại và đại diện của mỗi nhóm sẽ
trình bày kết quả thảo luận của nhúm mỡnh cho cỏc nhúm khác được biết.
Sau quá trình này cỏc nhúm sẽ thống nhất các điểm chung gắn với mỗi nội
dụng cho toàn cộng đồng. Như vậy kết quả đưa ra có thể có sự đồng thuận
cao do trong quá trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân.
2. Hình thức tham gia gián tiếp - Người dân tham gia bầu chọn ban phát
triển thôn
Ban phát triển thôn (BPT) được thành lập trên nguyên tắc: người dân

trong thôn sẽ bầu chọn người tham gia BPT từ những người có uy tín, kinh
nghiệm và nhiệt tình với công việc chung của cộng đồng, và sau mỗi một
hoặc hai năm sẽ có việc bầu chọn lại. Việc thành lập BPT có mục tiêu là tự
phát triển đáp ứng nhu cầu quản lý tổ chức việc thực hiện kế hoạch phát triển
của địa phương. BPT sẽ đứng ra tổ chức việc thực hiện các kế hoạch phát
triển của cộng đồng, tổ chức các cuộc họp định kỳ, tổng hợp ý kiến của người
họp và xây dựng thành kế hoạch cụ thể, huy động sự tham gia của người dân,
làm cầu nối với các cá nhân và tổ chức bên ngoài cộng đồng, v.v BPT có
vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện xây dựng mô hình, BPT giúp huy
động sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển của địa phương,
xây dựng được những hình thức tổ chức phù hợp đảm bảo các yêu cầu phát
triển của cộng đồng ở địa phương đó.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG
NễNG THễN MỚI Ở TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY.
I. Hiện trạng nông thôn ở Nam Định khi có chương trình nông thôn mới.
1. Tổng quan về Nam Định
Nam Định là tỉnh ven biển nằm ở trung tâm Nam đồng bằng sông
Hồng, diện tích tự nhiên 1.652,3 km
2
; dân số năm 2008 là 2.000.160 người,
trong đó gần 80% sống ở nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông, ngư, diêm
nghiệp. Lao động có 1.203.600 người, trong đó lao động nông lâm ngư
nghiệp 684.914 người (chiếm 58,7%). Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố (Thành
phố Nam Định là đô thị loại 2) với 209 xã, thị trấn, 20 phường. Mật độ dân số
bình quân gần 1.211 người /km
2
; diện tích đất nông nghiệp bình quân 693
m
2

/người.
Với 72km bờ biển, diện tích đất nông nghiệp 115.000ha, trong đó diện
tích trồng lúa gần 80.000ha, đất nuôi trồng thủy sản gần 15.000ha, với nguồn lao
động dồi dào, cần cù, sáng tạo, có truyền thống thâm canh, Nam Định có nhiều
tiềm năng phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
2. Thực trạng nông thôn khi có chương trình nông thôn mới
a. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp, nông thôn được củng cố.
Giá trị sản xuất nụng, lõm, thủy sản giai đoạn 2001 – 2008 tăng bình
quân 4,61%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,15 %, thuỷ sản tăng 18,26%.
Năm 2008, giá trị sản xuất nụng, lõm, thủy sản đạt 12.010 tỷ đồng (giá
hiện hành), trong đó nông nghiệp chiếm 85,7%, thuỷ sản 13,9%. Giá trị sản
phẩm đạt 53,5 triệu đồng/ha, tăng 14,6% so với năm 2007.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng ngành
nông lâm thuỷ sản giảm dần từ 39,28% năm 2001 xuống còn 30,5% năm
2008. Sản xuất lương thực được chú trọng, năng suất lúa hàng năm ổn định ở
mức cao, bình quân 2001 – 2007 đạt 116,9 tạ/ha. Năm 2008 đạt 118,9 tạ/ha,
sản lượng lương thực đạt 948 nghỡn tấn, trong đó lúa 929 nghìn tấn.
Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng
chăn nuôi hàng hóa theo mô hình trang trại, gia trại. Năm 2008 tổng đàn lợn
750.000 con, đàn trâu bò 48.200 con, đàn gia cầm 5,5 triệu con.
Sản suất muối, nuôi trồng và khai thác thủy sản được duy trì, phát triển.
Năm 2008 sản lượng muối đạt 83.000 tấn, sản lượng thủy sản đạt 76.200 tấn.
Ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển, tốc độ tăng bình quân trên
20%/năm. Toàn tỉnh có 89 làng nghề, 48.530 hộ sản xuất với 118.570 lao
động. Giá trị sản xuất năm 2008 đạt hơn 3.300 tỷ đồng (giá cố định), tăng 3,1
lần so năm 2001.
Các tổ chức kinh tế nông thôn
- Toàn tỉnh hiện có 311 HTX nông nghiệp, 18 HTX diêm nghiệp, 28
quỹ tín dụng nhân dân; một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực cung

ứng, chế biến, tiêu thụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các HTX nông
nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ then chốt phục vụ sản suất như: tưới tiêu nước,
điện, bảo vệ thực vật, thú y; tham gia một phần dịch vụ làm đất, cung ứng vật
tư, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp nông nghiệp bước đầu thiết lập mối
quan hệ hợp tác trong cung cấp dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Kinh tế trang trại có bước phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 1.231 trang
trại, tăng 3, 7 lần so với năm 2001. Trong đó có 588 trang trại nuôi trồng thủy
sản, chiếm 63,4%; 569 trang trại chăn nuôi chiếm 28,6%.
b. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư phát triển, bộ mặt nông thôn
không ngừng đổi mới.
- Ngay từ những năm 1990, hưởng ứng chương trình giao thông của
tỉnh, các huyện, thành phố đã huy động cao các nguồn lực và sự đóng góp của
nhân dân, tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông thụng thụn. Đến
nay 100% số xã, thị trấn có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, thị trấn được
nhựa/bờ tụng hóa. 100% số xã, thị trấn có đường liờn thụn được bê tông hóa;
trong đó 81% số xã, thị trấn đường liờn thụn được bê tông hóa từ 75% trở lên.
- Giao thông nội đồng: tỷ lệ được kiên cố hóa mới đạt….%, còn lại chủ
yếu là đường đất, mặt đường hẹp, không đảm bảo được yêu cầu sử dụng các
phương tiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống thuỷ lợi gồm đờ, kố, cống, trạm bơm, kênh mương được đầu
tư nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và chủ động hơn trong
phòng chống lụt bão. Tuy nhiên tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa mới chỉ
đạt 10%, hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất còn hạn chế. Có 626 trạm bơm
nước phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, bình quân mỗi xó cú 3,2
trạm bơm.
- Hệ thống điện nông thôn: Được xây dựng chủ yếu từ những năm 1980
– 1985 bằng vốn của HTX nông nghiệp và đóng góp của nhân dân. Đến nay
100% số xã, thị trấn ở vùng nông thôn có điện lưới, tỷ lệ hộ dùng điện là 100%.
Thực hiện công văn số 348/UBND-VP5 ngày 06/8/2008 của UBND tỉnh về
việc bàn giao lưới điện hạ thế nông thôn cho ngành điện quản lý, đến nay 209

xã, thị trấn đã bàn giao lưới điện cho Điện lực Nam Định quản lý vận hành.
- Cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội:
+ Các xã đều đã hình thành các trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu
điện văn hóa xã, một số nơi có nhà văn hóa, sân thể thao được xây dựng bằng
đóng góp của nhân dân và một phần vốn hỗ trợ của Nhà nước.
+ 100% số xó cú trạm y tế, trong đó 170/209 xã, thị trấn có trạm y tế đã
được xây dựng kiên cố;
+ Toàn tỉnh có 292 trường tiểu học, 245 trường trung học cơ sở, 53
trường trung học phổ thông, 257 trường mần non, 74% số phòng học đã được
xây dựng kiên cố.
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn: Toàn tỉnh có 53 xã, thị trấn
sử dụng nước sạch từ 44 trạm cấp nước sạch tập trung, 82 xã sử dụng nước
giếng khoan, còn lại sử dụng nước mưa, nước giếng đào; 18% dân số sử dụng
nước máy, 10,7% dân số sử dụng nước mưa, 36,4% dân số sử dụng nước
giếng khoan, 11,8% số hộ sử dụng nước giếng đào, còn lại 23,1% số hộ sử
dụng nguồn nước khác cho ăn uống. Đến năm 2008, tỷ lệ dân số sử dụng
nước hợp vệ sinh là 77%.
+ Cơ sở xử lý rác thải: Hầu hết các xã, thị trấn có tổ thu gom rác thải;
……xã, thị trấn có điểm đổ rác tập trung,……xã có điểm xử lý rác thải. Có
56/209 xã, thị trấn có hệ thống thoát nước thải chung.
+ Hệ thống chợ nông thôn đã được quy hoạch, đầu tư phát triển, là
trung tâm của thị trường nông thôn. Toàn tỉnh có 159/209 xã, thị trấn có chợ;
có……chợ được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, còn lại xây dựng chưa hoàn
chỉnh, chưa đạt chuẩn.
c. Phát triển văn hóa xã hội.
- Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao ở các xã, thị trấn được
đẩy mạnh. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được
triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, mục tiêu giảm sinh được giữ vững;
năm 2008 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 8,51%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng còn 18,4%.

- Việc xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn có nhiều chuyển biến
tích cực. Năm 2008 có 67% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa;
1.154 thôn, làng, tổ dõn phố bằng 31,3% đạt tiêu chuẩn làng văn hóa . 89,5%
số xã, thị trấn; 40,7% số thụn làng, tổ dõn phố có nhà văn hóa. 27% số người
và 16% số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên. Hoạt động bảo tồn, tôn
tạo các di tích lịch sử được quan tâm. Toàn tỉnh có 290 di tích lịch sử đã được
xếp hạng.
- Giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển: 100% số xó cú trường mầm non,
trường tiểu học, trung học cơ sở, 34,4% số thôn có nhà trẻ, 42,8% số thụn cú
lớp mẫu giáo.
- Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được quan tâm hơn, cơ sở y tế
xã được củng cố và hoàn thiện. 91,3 % số trạm y tế xó cú bỏc sỹ làm việc,
90% số thụn cú cán bộ y tế.
d. Thu nhập, điều kiện sinh hoạt và đời sống nhân dân được cải thiện.
Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện: Năm 2008,
GDP bình quân đầu người/năm là 9,7 triệu đồng, tăng 98% so với năm 2001.
Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 7,5%. Điều kiện sinh hoạt, ăn ở ngày càng
được nâng cao: 39,4% số hộ có nhà kiên cố, 55,3% số hộ có nhà bán kiên cố,
bình quân 2 hộ có 1 xe máy, 83% số hộ có ti vi, 52% số hộ cú cú đầu video,
23% số hộ có điện thoại cố định, 6,4% số hộ có tủ lạnh, 1,9% số hộ cú bỡnh
tắm nóng lạnh, 60,55% số hộ có nhà tắm xây, 73,1% số hộ có nhà tiêu hợp vệ
sinh.
e. Hệ thống chính trị được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, trật tự an
ninh xã hội ở nông thôn được giữ vững.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương V về đổi mới và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị cơ sở, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở thụn (xúm), xó
tiếp tục được kiện toàn, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.
Khu vực nông thôn có 209 xã, thị trấn; 3.707 thụn (xúm) với 2.384 cán
bộ công chức chuyên trách, 1.774 cán bộ chuyên môn. Trình độ cán bộ xã
được nâng lên với 57% cán bộ có trình độ trung cấp lý luận; 85% trung cấp

chuyên môn trở lên, trong đó có 13,3% đại học, cao đẳng.
Dân chủ ở cơ sở tiếp tục được mở rộng. Trình độ giác ngộ chính trị,
kiến thức về sản xuất hàng hóa của nông dân được nâng lên thích nghi với cơ
chế thị trường và hội nhập, nhân dân tin tưởng vào đường lối của Đảng.

×