Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960 1969) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.2 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________________________________

Trần Thị Hải Yến

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC (1960-1969)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________________________________

Trần Thị Hải Yến

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN
NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1960-1969)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ VĂN ĐẠT

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở các công
trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả

Trần Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Phòng Sau Đại học, các thầy cô Khoa Lịch Sử cùng tất cả các bạn
cùng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Lê Văn Đạt, thầy đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận
tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng hết sức
mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu
vô cùng quý báu.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2017


Trần Thị Hải Yến


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

............................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN
TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1960 ........... 10
1.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................................... 10
1.1.1. Đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp độc chiếm miền Nam Việt Nam ......................... 10
1.1.2. Phong trào “Đồng khởi”- bước chuyển mới của cách mạng miền Nam
Việt Nam- tiền đề trực tiếp hình thành Mặt trận............................................ 14
1.2. Chủ trương và quá trình thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam............................................................................................................... 22
1.2.1. Bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam ...................................................................................... 22
1.2.2. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.................. 25
1.3. Cơ cấu tổ chức và cương lĩnh của Mặt trận............................................................ 28
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ......................... 28
1.3.2. Cương lĩnh của Mặt trận ................................................................................. 43
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 46
CHƯƠNG 2: MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT

NAM TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA


ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG
HÒA (1961-1965)............................................................................... 48
2.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................................... 48
2.2. Mặt trận thực hiện chức năng đoàn kết nhân dân Miền Nam chống Mỹ và
chính quyền VNCH (1961-1965) ......................................................................... 52
2.3. Mặt trận đảm nhiệm chức năng như một chính quyền cách mạng (1961-1965).... 57
2.4. Mặt trận thực hiện nhiệm vụ đối ngoại giai đoạn 1961-1965 ................................ 69
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT
NAM TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH CỤC BỘ, VIỆT
NAM HÓA VÀ ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH CỦA
ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG
HÒA (1965- THÁNG 5/1969) ........................................................... 76
3.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................................... 76
3.2. Mặt trận thực hiện chức năng đoàn kết nhân dân miền Nam chống Mỹ và
chính quyền VNCH (1965-1969) ......................................................................... 81
3.3. Mặt trận đảm nhiệm chức năng của chính quyền cách mạng (1965-1969) ........... 96
3.4. Mặt trận thực hiện nhiệm vụ đối ngoại giai đoạn 1965-1969 .............................. 100
3.4.1. Định hướng hoạt động và nhiệm vụ ngoại giao của MTDTGPMNVN........ 100
3.4.2. Những hoạt động ngoại giao cụ thể của MTDTGPMNVN giai đoạn
1965-1969..................................................................................................... 102
3.4.3. Thành quả hoạt động ngoại giao của MTDTGPMNVN............................... 107
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 111
KẾT LUẬN

........................................................................................................... 113


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 118
PHỤ LỤC

........................................................................................................... 126


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPCMLTCHMNVN: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
MTDTGPMNVN

: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

: Trang

VNCH

: Việt Nam cộng hòa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa



1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở đầu
cuộc xâm lược nước ta. Kể từ đó sau gần 100 năm (1858-1954) nhân dân ta gian khổ
đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Với chiến thắng trên mặt trận quân sự là
chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” và chiến thắng trên
mặt trận ngoại giao là Hiệp định Giơ-ne-vơ đã đánh đuổi hoàn toàn thực dân Pháp xâm
lược. Nhưng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương dưới âm mưu của
Mỹ, đất nước bị tạm thời chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 17 dọc sông Bến Hải
(Quảng Trị). Hai miền đất nước lại tiếp tục nhiệm vụ: miền Bắc tiến hành xây dựng
Chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam; miền Nam tiếp
tục làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh đổ chiến lược thực dân kiểu
mới của Mỹ là dùng chính quyền Sài Gòn để thống trị miền Nam âm mưu chia cắt lâu
dài đất nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động, nhằm tập hợp lực lượng và
đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày
20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) ra
đời cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở miền Bắc năm 1955 nhằm đoàn kết tập hợp
các lực lượng, tầng lớp yêu nước ở miền Nam, tiếp tục thực hiện chuyển thế chiến
lược cho cách mạng miền Nam.
Ngọn cờ của MTDTGPMNVN như ngọn đèn soi sáng giúp nhân dân ta đấu
tranh trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ với kẻ thù là cường quốc số một thế giới – đế
quốc Mỹ và chế độ tay sai. MTDTGPMNVN còn là biểu hiện của ý chí sáng ngời vì
độc lập vì tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam và của những dân tộc yêu chuộng
công lí, hòa bình và tự do. Ngọn cờ MTDTGPMNVN còn theo các đoàn quân giải
phóng và lực lượng tiến quân nổi dậy vào chiếm dinh lũy cuối cùng của chế độ thực
dân mới ở Sài Gòn, báo hiệu niềm vui chiến thắng vẻ vang của quân và dân cả nước đã
hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất tổ quốc. Cho



2

đến những năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt,
để đáp ứng tình hình mới của cách mạng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) được thành lập đại diện cho
nhân dân quyết định mọi việc từ tập hợp lực lượng đấu tranh chính trị, quân sự ngoại
giao đến quản lí vùng giải phóng. Như vậy, trong suốt cả chục năm (1960-1969)
MTDTGPMNVN không những làm tốt chức năng tập hợp, đoàn kết lực lượng cách
mạng mà còn làm tốt chức năng chính quyền cách mạng - nhiệm vụ của một nhà nước,
lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi qua những khó khăn
vất vả và cuối cùng là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử. Nhằm thấy được vai trò
to lớn của MTDTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tác giả đã
quyết định chọn đề tài “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960-1969)” để nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa khoa học, góp phần làm sáng tỏ vai trò
của MTDTGPMNVN trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà còn ý nghĩa
thực tế khi khi vận dụng những bài học của quá khứ vào thực tiễn: MTDTGPMNVN –
ngọn cờ hòa bình chính nghĩa vẫn sáng ngời trong tâm hồn của bao thế hệ người Việt
Nam đã và đang chiến đấu, xây dựng, bảo vệ tổ quốc, đổi mới và phát triển đất nước
trong thời kì mới - thời kì hội nhập quốc tế và phát triển toàn diện đất nước, khơi dậy
sức mạnh toàn dân tộc phục vụ cho cuộc cách mạng hiện nay.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đề tài về MTDTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã thu
hút sự quan tâm của nhiều tác giả, tổ chức nghiên cứu.
Trước hết là tác phẩm ra đời trong thời gian hoạt động của Mặt trận như:
Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam:
từ sau Đại hội I đến tháng 9/1962, từ năm 1962 đến tháng 11/1963, từ tháng 12/1963
đến tháng 10/1964,… công bố tư liệu về hoạt động của Mặt trận trong từng thời kỳ;
hay cuốn Cương lĩnh Chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt

Nam, cho thấy sự hoàn chỉnh về đường lối chiến lược của Mặt trận.


3

- Bên cạnh đó còn phải kể đến công trình nghiên cứu của Trần Văn Giàu: Miền Nam
giữ vững thành đồng gồm 5 tập, cung cấp một cái nhìn toàn diện về lược sử đấu
tranh của đồng bào miền Nam Việt Nam. Năm 1943, Trần Văn Giàu được cử làm Bí
thư Xứ ủy Nam Kỳ, đóng vai trò lớn trong việc tổ chức đấu tranh và thành lập chính
quyền nhân dân, góp công lao lớn trong thành công của cuộc nổi dậy giành chính
quyền tại Sài Gòn ngày 25/8/1945. Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần Văn
Giàu được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm 3 thời Nam Bộ. Pháp quay lại tái
chiếm Nam Bộ, Trần Văn Giàu được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính
Kháng chiến Nam Bộ, đóng vai trò lớn trong việc kiến tạo đường lối kháng chiến
chống Pháp ở miền Nam. Trên chiến trường, ông là một chiến sĩ kiên cường, một nhà
lãnh đạo cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Bộ sách đồ sộ
Miền Nam giữ vững thành đồng do giáo sư Trần Văn Giàu một mình biên soạn. Bộ
sách gồm 5 tập dày 2500 trang là đóng góp lớn của giáo sư thể hiện chủ nghĩa anh
hùng và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam. Bộ sách toát ra một
niềm tin mãnh liệt đối với tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng mà trực tiếp là MTDTGPMNVN và dự báo một cách sáng suốt và
vững chắc sự sụp đổ của Mỹ ngụy và sự toàn thắng của nhân dân ta. Bộ sách đầy tâm
huyết này của giáo sư Trần Văn Giàu có tác động lớn đối với xã hội Việt Nam mà
không bộ sách nào lúc đó có thể so sánh được [87].
- Tác giả Trần Huy Liệu đã viết bài trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 69 tháng
12/1964, “Vai trò của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong
cuộc chiến tranh yêu nước chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai ở Miền Nam nước
ta hiện nay”. Bài biết đã làm rõ vai trò to lớn và quan trọng của MTDTGPMNVN
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam anh hùng.
- Tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm 1970 đã đăng bài viết “Sự ra đời của Mặt trận Dân

tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” của tác giả Hoàng Vĩ Nam. Bài viết đã phân
tích và khẳn định sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng là một tất yếu lịch sử đã
đáp ứng tình hình thực tiễn của cách mạng miền Nam, góp phần đưa cách mạng đạt
nhiều thắng lợi.


4

Những bài viết, những cuốn sách xuất bản cùng thời đó là những nguồn tư liệu
vô cùng quan trọng và quý giá để chúng ta khai thác. Với độ lùi thời gian, những công
trình có liên quan về vấn đề đang đặt ra có độ tăng về số lượng và cả chất lượng.
- Tác phẩm Chung một bóng cờ (về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam) của NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành năm 1993 do tác giả Trần Bạch
Đằng chủ biên, tập hợp nhiều bài viết của những người từng tham gia và lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong hàng ngũ MTDTGPMNVN từ đó cho
người đọc có những nét hình dung phác họa về Mặt trận với những năm tháng chống
Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc.
- Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Thanh Hải, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 1997 về đề tài “Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1975)”. Luận văn đã làm rõ về hoàn
cảnh ra đời, hoạt động của MTDTGPMNVN trên lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại
giao, đồng thời cũng nêu lên được vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đối với
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975.
- Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị Quốc gia Hà Nội đã cho ra mắt tác phẩm Mặt trận
Dân tộc Giải phóng, Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt
Nam, phát hành năm 2001 do tác giả Nguyễn Thị Bình chủ biên. Đây là công trình
của nhiều tác giả viết về những hồi ức, sự kiện và các hoạt động của các đồng chí đã
từng tham gia vào bàn đàm phán ở Hội nghị Paris. Tác phẩm góp phần làm rõ quá
trình hoạt động ngoại giao của MTDTGPMNVN với những bước đi, những chiến
thắng để tiến tới Hội đàm Paris giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Với nhan đề Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945 – 1975, tập 5 : Mặt
trận Dân tộc Giải phòng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do PGS.TS Trần Đức Cường chủ biên, NXB
Văn hóa Thông tin phát hành năm 2006. Công trình đã nêu cụ thể từng sự kiện diễn
ra về Mặt trận trong suốt quá trình tồn tại của mình, những công lao, đóng góp cho sự
thắng lợi của cách mạng miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung.
Trong đó có bước tiến của cách mạng miền Nam là sự thành lập của Chính phủ Cách


5

mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng trước đó MTDTGPMNVN đã
thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng.
- Tác giả Hà Minh Hồng – Trần Nam Tiến với tác phẩm Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam (1960-1977) xuất bản vào năm 2010, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Tác phẩm đã làm sáng tỏ quá trình ra đời, hoạt
động, vai trò và cương lĩnh hoạt động của MTDTGPMNVN cụ thể là các vấn đề về
bối cảnh lịch sử và những tiền đề trực tiếp của sự ra đời Mặt trận; sự ra đời và Cương
lĩnh lịch sử; Mặt trận với cuộc kháng chiến của nhân dân ở miền Nam và những hoạt
động đối ngoại của MTDTGPMNVN. Đồng thời, tác phẩm còn nêu lên cuộc kháng
chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo củaMTDTGPMNVN.
- Tạp chí Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cho ra đời nhiều bài viết
nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập MTDTGPMNVN, 1960-2010. Trong đó, có
thể kể đến ba công trình nghiên cứu tiêu biểu :
+ Một là, chủ đề “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của tác giả Trần Trọng Tân. Bài viết có nội
dung chủ yếu là lí giải sự ra đời, chương trình hoạt động và quá trình hoạt động của
MTDTGPMNVN cũng như đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
+ Hai là, tác giả Phạm Phúc Vĩnh đã có bài “Mặt trận Dân tộc Giải phóng

miền Nam Việt Nam với mục tiêu đại đoàn kết dân tộc”. Bài viết phân tích sự cần
thiết của việc thành lập MTDTGPMNVN. Đây là tổ chức tạo nên sức mạnh thực hiện
thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
“MTDTGPMNVN ra đời là một tất yếu, là kết quả của sự kết hợp giữa truyền thống
yêu nước, đoàn kết dân tộc Việt Nam với thực tế nhu cầu đấu tranh cách mạng ở miền
Nam Việt Nam,… Mặt trận đã nhanh chóng trở thành một tổ chức chính trị lớn mạnh,
là trung tâm đoàn kết mọi lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam với nhiều chính
đảng và tồ chức đoàn thể”.
+ Ba là, với đề tài nghiên cứu “Mãi mãi còn đó sự nghiệp vẻ vang của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”, tác giả Nguyễn Qúy Tỵ đã nêu lên


6

sự ra đời, cương lĩnh hoạt động và quá trình hoạt động cũng như vai trò của
MTDTGPMNVN đối với cách mạng miền Nam.
- Tác giả Nguyễn Thanh Tiến (2010) với bài viết “Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam trong chính sách tập hợp lực lượng chống Mỹ và chính quyền Sài
Gòn của Đảng” tại Hội thảo khoa học “Mặt trận DTGPMNVN - tầm vóc và sứ mệnh
lịch sử”. Trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12-2010 đã
nêu rõ vai trò tập hợp lực lượng cũng như chính sách đoàn kết của MTDTGPMNVN
nhằm chống thực dân Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai.
- Phạm Thị Xuân Hòa bảo vệ luận văn Thạc sĩ năm 2012 tại Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Hoạt động ngoại giao của Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam thời kỳ 1960-1975”. Luận văn đã đi sâu phân tích quá trình đấu tranh và
hoạt động ngoại giao của MTDTGPMNVN, đồng thời luận văn cũng làm rõ sự thành
lập và những thành tựu, ý nghĩa về quá trình hoạt động ngoại giao của
MTDTGPMNVN giai đoạn 1960-1975.
- Năm 2015, TS. Lê Huỳnh Hoa có bài viết trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số

12, với đề tài Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam – Sức chiến đấu mãnh liệt
của cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi. Bài viết đã nêu lên cụ thể về chủ trương
thành lập, quá trình ra đời và tồ chức của MTDTGPMNVN. Bên cạnh đó, bài viết
làm rõ thắng lợi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên lĩnh vực
quân sự như đánh thắng chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” và “Chiến tranh Cục bộ”
của Mỹ.
- Huỳnh Thị Lệ Thủy bảo vệ luận văn Thạc sĩ năm 2016 tại Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Quá trình hình thành và phát triển chính
quyền cách mạng ở miền Nam Việt Nam (1960-1976)” đã dựng lại bức tranh lịch
sử miền Nam Việt Nam về quá trình hình thành và phát triển của chính quyền cách
mạng, về tổ chức nhà nước và chức năng chính quyền cách mạng trong giai đoạn từ
1960-1976.
Những tác phẩm, sách, báo, tạp chí, luận văn nói trên, dù đã phân tích sự ra đời,
hoạt động của MTDTGPMNVN tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó đều chưa đi


7

sâu, làm rõ về MTDTGPMNVN với những chức năng như đoàn kết nhân dân miền
Nam chống Mỹ và chính quyền tay sai cũng như việc đảm nhận chức năng của chính
quyền cách mạng trong giai đoạn 1960-1969. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1960-1969)” là cần thiết đồng thời khắc họa thêm hiểu biết về Mặt trận Giải phóng ở
miền Nam Việt Nam đã đảm đương vai trò tập hợp lực lượng, lãnh đạo cách mạng
miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai, góp phần bổ sung nguồn tư
liệu, tài liệu tham khảo và làm sáng tỏ một thời kỳ quan trọng của lịch sử dân tộc.
Thông qua đề tài tác giả muốn phục dựng lại bức tranh lịch sử về
MTDTGPMNVN từ quá trình hình thành và phát triển cũng như việc đảm nhận chức
năng của chính quyền cách mạng của Mặt trận từ năm 1960 đến năm 1969.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về quá trình ra đời, hoạt động và vai trò
của MTDTGPMNVN một tổ chức chính trị đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1960-1969 là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ khi Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập cho tới khi cho đến khi Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (CPCMLTCHMNVN).
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nguồn tài liệu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc, về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và thời đại.
- Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, sắc lệnh,… của Đảng về xây dựng
Mặt trận dân tộc thống nhất; các báo cáo, cương lĩnh, kế hoạch, chương trình
hành động của MTDTGPMNVN; thư, điện, bài phát biểu,… của các lãnh đạo


8

Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, về xây dựng Mặt trận dân tộc thống
nhất; hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Thư viện trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn,…
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do các cơ
quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Sử học, Viện Lịch sử Quân sự, Viện
Lịch sử Đảng, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử,…
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất,
lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử
quân sự Việt Nam,… là nguồn tài liệu bổ trợ dùng để làm sáng tỏ các khía cạnh

khác nhau của vấn đề nghiên cứu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các hoạt động của Mặt
trận thông qua tư liệu, báo chí, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của Mặt trận, thông
qua hồi ký các nhân chứng lịch sử. Phương pháp logic được sử dụng để nghiên cứu vai
trò của Mặt trận đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam nói riêng và đối
với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung. Ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp khác như thống kê, so sánh lịch đại và đồng đại, phân tích, tổng hợp, hệ
thống,…
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số các phương pháp khác như tổng hợp, thu
thập và xử lý thông tin, dữ liệu...làm phương pháp nghiên cứu khi viết đề tài này.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa
học, Luận văn có những đóng góp sau:
- Làm sáng tỏ sự ra đời của MTDTGPMNVN đã khẳng định sự phát triển và
sức mạnh tổ chức của phong trào yêu nước và cách mạng miền Nam.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sự chỉ đạo của Trung
ương Cục miền Nam, MTDTGPMNVN đã đoàn kết các tầng lớp nhân dân miền Nam
Việt Nam, được sự chi viện sức người sức của của nhân dân miền Bắc đã bền bỉ và


9

kiên cường đấu tranh, lần lượt đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến
tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế
quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Làm sáng tỏ phương thức tổ chức và hoạt động đúng đắn của Mặt trận mà
mục tiêu cốt lõi là đoàn kết toàn dân phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống
nhất đất nước.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục luận văn
được cấu trúc gồm ba chương như sau:
Chương I: Bối cảnh lịch sử và sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam năm 1960.
Chương II: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong chống
chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và Chính quyền Việt Nam cộng hòa (1961-1965).
Chương III: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong chống
chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ và
chính quyền Việt Nam cộng hòa (1965- tháng 5/1969)
Kết luận


10

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN
TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1960
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp độc chiếm miền Nam Việt Nam
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết nhằm kết thúc
chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương. Tuy nhiên với 47 điều trong
hiệp định mặc dù có khá nhiều quy định về việc chấm dứt chiến tranh, chuyển quân
tập kết tuy nhiên khi ta nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản của hiệp định thì phía
Pháp lại gây nhiều khó khăn cho cách mạng Việt Nam. Ngày 22-5-1955, những toán
lính Pháp cuối cùng đã rời khỏi đảo Cát Bà. Các thế lực thân Pháp, thân Mỹ cũng theo
chân Pháp rút khỏi miền Bắc, đặc biệt lực lượng của Ngô Đình Diệm được Mỹ tích
cực trợ giúp đã nhanh chóng xây dựng thực lực ở miền Nam. Cuộc chuyển giao lực
lượng cách mạng đã làm cho lực lượng cách mạng có sự thay đổi. Lực lượng cách
mạng được tăng cường mạnh nhất về phía Bắc vĩ tuyến 17 (miền Bắc), còn ở phía
Nam vĩ tuyến 17 (miền Nam) thì vô cùng bất lợi. Sau 9 năm kháng chiến gian khổ, hi

sinh, nay chiến tranh chấm dứt, hòa bình được lập lại ở miền Bắc- miền Bắc tiến hành
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh làm nghĩa vụ hậu phương chi viện
sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam để tiến tới thống nhất đất nước. Như vậy,
một nửa Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra đã được giải phóng còn một nửa từ vĩ tuyến 17
trở vào bị Mỹ và chính quyền tay sai đô hộ âm mưu chia cắt lâu dài. Từ đây, ở trong
nước hai miền Nam –Bắc có hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vận động phát triển trái
ngược nhau. Nhưng nguyện vọng chung, tha thiết là độc lập và thống nhất nước nhà
chính là tiếng nói chung của nhân dân hai miền.
Bằng những lợi thế trong Thế chiến thứ II ở châu Á, Mỹ đã tìm mọi cách tạo
ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương với mục tiêu là dần thế chỗ
Anh, Pháp ở châu Á. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các nước tư bản, Anh
vẫn là nước đứng đầu châu Âu nên Mỹ phải kiêng dè; chỉ còn Pháp. Pháp được Mỹ để
ý đến vì trong khối các nước tư bản, Pháp là nước có nền kinh tế lạc hậu, hiệu quả kém
và càng về sau công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp càng gặp nhiều thất bại. Vì thế


11

Pháp ít đầu tư cho các cuộc chiến tranh ở thuộc địa trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Trước những thất bại của Pháp, Mỹ đã chớp lấy cơ hội lấn từng bước vào Đông
Dương. Bước đầu tiên là sau chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc thấy không thể hất
cẳng Anh - Pháp dễ dàng nên Mỹ đã tìm cách hỗ trợ Pháp, viện trợ cho Pháp trong
những bước tái chiếm Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp đã vào thời kỳ suy yếu còn cách
mạng Việt Nam thì đang lớn mạnh từng ngày nên dù có sự viện trợ của Mỹ, Pháp vẫn
đi từ thất bại này đến thất bại khác và thất bại hoàn toàn của Pháp đánh dấu bằng việc
ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sự kiện
này là cơ hội cho Mỹ tiến hành quá trình hất cẳng Pháp để can thiệp trực tiếp vào
Đông Dương.
Chính quyền thân Mỹ ở Việt Nam được dựng nên cùng với những chính sách
phản động mở đầu cho sự thay thế này của Mỹ ở Việt Nam là trước khi Hiệp định Giơne-vơ được ký kết 13 ngày Mỹ đã buộc Pháp đưa Ngô Đình Diệm là thế lực thân Mỹ

lên làm Thủ tướng thay thế Bửu Lộc thân Pháp trong chính phủ của Bảo Đại. Sau đó,
tháng 9-1954 Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm. Bước tiếp theo,
Mỹ muốn can thiệp sâu hơn và chống lưng tốt hơn cho Ngô Đình Diệm nên đã cử
tướng Colin đến Sài Gòn làm đại sứ, trực tiếp đề ra kế hoạch sáu điểm gồm những nội
dung chính sau:
“1. Bảo trợ chính quyền Diệm. Viện trợ trực tiếp cho chính phủ Sài Gòn.
2. Xây dựng quân đội Nam Việt Nam hùng hậu gồm 15 vạn người do Mỹ trang
bị và huấn luyện.
3. Bầu cử quốc hội ở Miền Nam, hợp pháp hóa chính quyền Sài Gòn.
4. Định cư cho số người Công giáo miền Bắc di cư vào Nam và vạch kế hoạch
cải cách điền địa.
5. Thay đổi chế độ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ ở miền Nam.
6. Đào tạo cán bộ hành chính.” [19, tr.155-156].
Kế hoạch này thể hiện rõ âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của
Mỹ, phá hoại hoàn toàn những điều khoản đã ký kết ở Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ngoài
việc tách hoàn toàn miền Nam khỏi Việt Nam, kế hoạch này còn nhằm thanh trừ các


12

thế lực đối lập tại miền Nam trong đó bao gồm cả thế lực thân Pháp và thế lực của
cộng sản.
Để hoàn tất việc chuyển giao này, ngày 13-12-1954, Pháp buộc phải ký với Mỹ
bản hiệp ước giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị quân đội ở miền Nam cho Mỹ.
Ngày 19-12-1954, Pháp ký hiệp định trao quyền hành chính, chính trị ở miền Nam cho
Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền đã tiến hành quá trình loại bỏ ảnh
hưởng của Pháp và chính quyền Bảo Đại ở miền Nam với chiêu bài “đả thực” “bài
phong” xóa bỏ hoàn toàn bộ máy cai trị của Pháp. Tiếp đó, Diệm thực hiện mục tiêu
cơ bản là “diệt cộng”, chống phá cách mạng miền Nam, mua chuộc các thế lực phản
động trong các giáo phái và các phe phái chống đối Diệm. Bước tiếp theo của Diệm là

quá trình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện âm mưu của Mỹ là chia cắt lâu dài
Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Ngày 17-7-1955, Ngô
Đình Diệm tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23-10-1955, tổ chức
“trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại, Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống thiết lập nền
Cộng hòa thứ nhất ở miền Nam Việt Nam.
Bên cạnh đó, Mỹ tiến hành quá trình can thiệp vào Lào và Campuchia, tách
Đông Dương hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của Pháp. Diệm đã tiến hành từng bước xây
dựng một quốc gia hùng mạnh, hoàn chỉnh thể chế chính trị, thành lập các tổ chức
chính trị làm chỗ dựa cho mình như thành lập “Đảng Cần lao nhân vị”, phong trào
“Cách mạng quốc gia”, “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới” để tập hợp tư sản,
địa chủ, Giáo dân Thiên chúa giáo... làm hậu thuẫn.
Ngày 4-3-1956, Diệm tổ chức bầu quốc hội riêng rẽ, ngày 26-10-1956 công bố
Hiến pháp VNCH. Những việc làm trên của Mỹ - Diệm ở miền Nam là hoàn toàn bất
hợp pháp, vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngăn cản quá trình thống nhất
quốc gia dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ - Diệm đề ra những chính
sách kinh tế như: Đề ra các chính sách thuế ưu tiên hàng hóa của Mỹ, thực hiện cải
cách điền địa để xây dựng lực lượng địa chủ hậu thuẫn cho chính quyền và cướp đất
đai của chính quyền cách mạng chia cho nông dân thủ tiêu chỗ dựa về vật chất và tinh
thần của lực lượng cách mạng. Do chính sách trên, hàng hóa Mỹ ồ ạt vào miền Nam
làm lũng đoạn nền kinh tế, viện trợ của Mỹ cho Diệm tăng vọt. Tháng 1-1955, Diệm


13

tuyên bố “cải cách điền địa” thực tế biến nông dân có ruộng thành tá điền của địa chủ
như trước đây cộng với mức tô tăng cao làm đời sống nông dân khó khăn. Dưới sự hỗ
trợ của Mỹ về trang bị và huấn luyện, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng lực lượng
quân đội với trang bị hiện đại và huấn luyện theo chương trình của Mỹ, “gồm 10 sư
đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 tiểu đoàn xe tăng -thiết giáp và 54.000 quân
địa phương, số cố vần Mỹ từ 35 người (1950), tăng lên 699 người (1956)” [20, tr.157].

Hệ thống giao thông phục vụ quân sự được xây dựng như hệ thống sân bay, quân cảng,
đường giao thông chiến lược miền Nam trở thành căn cứ quân sự khổng lồ phục vụ
mưu đồ ngăn chặn và tiêu diệt cộng sản của Mỹ. Hệ thống chính quyền được xây dựng
hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, từ Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham
mưu, Nha cảnh sát, các Bộ ngành trung ương và hệ thống hành chính địa phương. Sau
khi hoàn chỉnh hệ thống chính quyền, kiểm soát toàn bộ miền Nam, từ tháng 5-1955
đến tháng 5-1956 Diệm phát động “chiến dịch tố cộng” giai đoạn 1 nhằm mở rộng
phạm vi quản lý để gây xáo trộn và phát hiện cộng sản. Trong quá trình đó, Diệm cho
lập “Phủ đặc ủy công dân vụ” và “Hội đồng chỉ đạo tố cộng” để theo dõi và đúc kết
kinh nghiệm cho hoạt động tố cộng đạt hiệu quả cao nhất. “Chiến dịch tố cộng” bắt
đầu từ các tỉnh miền Trung, tháng 2-1955 với chiến dịch Phan Châu Trinh đánh vào
các tỉnh Trung bộ nhất là Quảng Nam. Tháng 4-1955, Diệm mở chiến dịch giải phóng
tấn công vào Quảng Ngãi và Bắc Bình Định. Tháng 5-1955, chiến dịch Trịnh Minh
Thế được tiến hành nhằm đánh phá toàn diện các tỉnh khu V. Từ tháng 6 đến tháng 101956, chính quyền Diệm mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu nhằm vào các tỉnh vùng
Đồng Tháp Mười, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng,... Từ tháng 7 đến tháng
12-1956, chiến dịch Trương Tấn Bửu được mở ra nhằm đánh phá miền Đông Nam Bộ.
Các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu hành động là “tiêu diệt cán bộ
nằm vùng, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa cộng sản”, “thà giết nhầm hơn bỏ sót” Mỹ Diệm đã đánh phá điên cuồng, giết hại những người yêu nước, những người kháng
chiến cũ hoặc những người bị tình nghi. Nhiều vụ thảm sát đã diễn ra ở Quảng Ngãi,
Quảng Nam. Với những thủ đoạn ác độc, mua chuộc, mị dân, đàn áp trắng trợn của
chính quyền Diệm, lực lượng cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, cán bộ, Đảng


14

viên và các cơ sở Đảng hầu hết bị tiêu diệt. Cách mạng miền Nam đứng trước nguy cơ
bị phá vỡ hoàn toàn.
1.1.2. Phong trào “Đồng khởi”- bước chuyển mới của cách mạng miền Nam Việt
Nam- tiền đề trực tiếp hình thành Mặt trận.
Mặc dù với Hiệp định Giơ-ne-vơ, các bên tham gia kí kết cam kết tôn trọng độc

lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam; và Việt Nam sẽ thống nhất
bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước nhưng Mỹ lại đưa ra luận điểm “không bị ràng
buộc” vào hiệp ước và Mỹ đã từng bước thay chân Pháp, hòng chia cắt lâu dài nước ta,
biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông
Nam Á (thông qua việc đưa Ngô Đình Diệm sang Mỹ đào tạo, rồi ép Pháp trao quyền
cai trị miền Nam cho Diệm). Sau đó, Mỹ chỉ đạo Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định
Giơ-ne-vơ, thực hiện “trưng cầu dân ý” để thành lập quốc gia mới mang tên Việt Nam
Cộng hòa. Khả năng và con đường hòa bình thống nhất đất nước đã bị Mỹ- Diệm bác
bỏ.
Được Mỹ chi viện về mọi mặt, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại
Hiệp định Giơ-ne-vơ. Mỹ- Diệm dùng quân đội và cảnh sát bình định các lực lượng
đối lập, đàn áp phong trào quần chúng nhân dân yêu nước, khủng bố các lực lượng
cách mạng và kháng chiến còn lại ở miền Nam, thực hiện “Tố Cộng diệt Cộng” và phá
bỏ hoàn toàn các thiện chí của ta về Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Trái lại, Mỹ-Diệm lại cho bầu cử Quốc hội và ban hành Hiến pháp riêng rẽ, lập “Nền
Đệ nhất Cộng hòa” ở miền Nam nước ta. Với phương châm “thà giết nhầm chứ không
bỏ sót” nhằm tiêu diệt Cộng sản tận gốc, tiêu diệt không thương tiếc làm cho hàng vạn
cán bộ Đảng viên cách mạng bị truy lùng, khủng bố, bắt, giết, giam cầm... Những vụ
thảm sát đẫm máu, tàn bạo thường xuyên diễn ra. Các thủ đoạn lừa mị, mua chuộc
bằng các biện pháp kinh tế - xã hội cũng được Mỹ - Diệm triệt để lợi dụng.
Khi các thủ đoạn của Mỹ - Diệm thâm độc và tàn bạo bao nhiêu thì phong trào
yêu nước đấu tranh của nhân dân ta càng bùng lên dữ dội bấy nhiêu. Từ những cuộc
mít tinh, biểu tình công khai hợp pháp, đòi thi hành Hiệp định hòa bình, đòi Hiệp
thương tổng tuyển cử, đòi nối lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam – Bắc của ta


15

bị địch dùng công cụ bạo lực là quân đội, cảnh sát để đàn áp đẫm máu thì quần chúng
nhân dân ta phải vũ trang tự vệ, xây dựng lực lượng bạo lực để chống trả tiến tới nổi

dậy lật đổ chế độ Mỹ - Diệm để giành quyền làm chủ.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đã thôi thúc toàn dân tiếp tục giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng để chiến thắng được kẻ thù với nền kinh tế
hàng đầu thế giới đang thực hiện chiến dịch toàn cầu nhằm nuôi âm mưu bá chủ thế
giới thì điều quan trọng nhất của chúng ta lúc này là tìm ra đường lối và phương pháp
đấu tranh thích hợp nhất cho chủ trương chiến lược ấy.
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 ngày 13 tháng 8 năm 1955 nêu rõ “Cần phải mở
rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong toàn quốc, tập hợp mọi lực lượng
dâ tộc dân chủ và hòa bỉnh từ Bắc đến Nam, tranh thủ bất cứ người nào ta có thể
tranh thủ, trung lập bất cứ người nào ta có thể trung lập, phân hóa Mỹ, Pháp, phân
hóa bọn thân Mỹ và thân Pháp, cô lập đế quốc Mỹ và bọn thân Mỹ phản động.” [21,
tr.127].
Từ thực tế đất nước và nhiệm vụ của từng miền đất nước, trong cuốn “Đề
cương cách mạng Việt Nam”, đồng chí Lê Duẩn đã nêu lên tư tưởng về sử dụng bạo
lực cách mạng, tập hợp toàn thể các tầng lớp nhân dân khởi nghĩa để giành chính
quyền giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đầu năm 1957, Bộ Chính trị và Chủ
tịch Hồ Chí Minh quyết định triệu tập hội nghị trung uơng tiến tới triệu tập đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng để bàn luận và quyết định đường lối và phương
pháp cách mạng ở miền Nam. Lúc này, đối với cách mạng miền Nam Mỹ - Diệm đang
sử dụng bạo lực cách mạng để chống phá phong trào cách mạng của ta và bài học lớn
cho không chỉ riêng đất nước mà tất cả các nước bị ách đô hộ là muốn giành thắng lợi
từ tay các nước xâm lược giàu về kinh tế mạnh về vũ khí là không còn cách nào khác
ngoài sử dụng sức mạnh thống nhất của toàn thể dân tộc và sử dụng hình thức bạo lực
cách mạng (đấu tranh vũ trang) mới giành được thắng lợi. Vậy nên, yêu cầu của cách
mạng và của dân tộc Việt Nam lúc này vẫn là giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, giữ
vững vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước dưới
sự chỉ huy của Đảng Lao động Việt Nam lúc này.


16


Qua nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của nhân dân miền
Nam và bản Đề cương cách mạng miền Nam do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo từ mùa
thu năm 1956, tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II
họp tại Hà Nội ra Nghị quyết vế đường lối cách mạng miền Nam với những nội dung
cơ bản:
Nghị quyết chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việi Nam: “Một là, mâu
thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến và
bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị cả miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam,
nhân dân cả nước Việt Nam, bao gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam; hai
là, mâu thuẫn giữa con đường Xã hội chủ nghĩa với con đường Tư bản chủ nghĩa ở
miền Bắc. Hai mâu thuẫn này mang tính chất khác nhau, song chúng quan hệ biện
chứng với nhau và tác động mạnh mẽ lẫn nhau.” [14, tr. 198].
Từ sự phân tích mâu thuẫn trên, Nghị quyết chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết
đấu tranh để giữ vững hoà bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và
dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; ra sức củng
cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam
hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hoà
bình ở Đông Nam Á và thế giới.” [14, tr.205].
Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết phân tích tình hình xã hội miền Nam sau
năm 1954 có hai mâu thuẫn cơ bản: “Một là, mâu thuần giữa nhân dân miền Nam với
bọn đế quốc xâm lược, chủ yếu là đế quốc Mỹ; hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân miền
Nam, trước hết, là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó, mâu thuẫn
giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm là mâu
thuẫn chủ yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay.” [14, tr.206].
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: “Giải phóng miền Nam khỏi ách
thống trị đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một



17

nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ trước
mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc xâm lược và gây chiến,
đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; thành lập
một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam; thực hiện độc lập dân tộc và
các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình; thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực bảo vệ hoà bình ở
Đông Nam Á và trên thế giới. Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền
Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh
của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với
lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính
quyền cách mạng của nhân dân.” [15, tr.278].
Về khả năng phát triển của cách mạng, Nghị quyết dự báo: Đế quốc Mỹ là tên
đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân
dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc khởi nghĩa vũ trang trường kỳ và
thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.
Về lực lượng cách mạng, Nghị quyết xác định: “Lực lượng cách mạng là giai
cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, lấy liên minh công nông làm
cơ sở. Nghị quyết chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền
Nam, có cương lĩnh phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và thành phần nhằm tập hợp rộng
rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai.” [15, tr.300].
Về vai trò của Đảng bộ miền Nam, Nghị quyết khẳng định: “Sự tồn tại và
trưởng thành của Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài Phát-xít là một yếu tố quyết
định thắng lợi của phong trào cách mạng miền Nam. Vấn đề mấu chốt là phải củng cố,
xây đựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong hoàn
cảnh mới, Đảng bộ phải hết sức đề cao công tác bí mật, triệt để lợi dụng khả năng hợp
pháp để gìn giữ lực lượng của Đảng... Để bảo vệ cơ quan đầu não và che giấu cán bộ
cần xây dựng ở các địa phương những cơ sở an toàn và khu an toàn.” [26, tr.205].



18

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II (tháng 11959) có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của cách mạng miền Nam. Nó
phản ánh đúng và giải quyết kịp thời yêu cầu của cách mạng miền Nam trong việc
khẳng định phương pháp đấu tranh dùng bạo lực cách mạng để tự giải phóng mình là
đúng đắn, phù hợp với tình thế cách mạng đã chín muồi, khi địch đã dùng bạo lực
phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ và nhân dân ta. Nghị quyết đánh dấu bước
trưởng thành của Đảng, thể hiện sâu sắc tinh thần độc lập tự chủ, năng động sáng tạo
trong đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch.
Đặc biệt là vấn đề về mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam, hội nghị khẳng định
“Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước là
nhiệm vụ chung của toàn Đảng vì sau 2 năm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, nguyện vọng
hòa bình của nhân dân ta ngày càng bị dập tắt”. Chính vào thời điểm đó bản “Đường lối
cách mạng miền Nam” của Lê Duẩn có viết “Để chống lại Mỹ - Diệm , nhân dân miền
Nam chỉ còn con đường cứu nước và tự cứu chính mình, là con đường cách mạng. Ngoài
con đường cách mạng không có một con đường nào khác.” [15, tr.79].
Nghị quyết 15 đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của toàn dân Nam Bộ, chủ
trương đúng đắn, kịp thời này có tác dụng làm xoay chuyển tình thế từ khó khăn, nguy
khốn chuyển sang một bước ngoặt mới, xây dựng lực lượng và tấn công kẻ thù giành
quyền làm chủ tình thế, tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước. Ngay sau Hội nghị
Trung ương lần thứ 15, Trung ương Đảng đã lập Đoàn vận tải quân sự Trường Sơn
[Đoàn 559] để tăng cường sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Nghị quyết 15 đã
thổi bùng ngọn lửa đấu tranh ở khắp miền Nam, với khí thế vùng lên chưa từng có.
Phong trào bắt đầu ở liên khu V, nhân dân huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã thành
lập các làng chiến đấu, đấu tranh công khai với kẻ thù làm chủ gần 60 làng với hơn
5000 dân từ tháng 2 đến tháng 4-1959. “Tháng 2-1959, bùng nổ một đợt phá tề trừ
gian xây dựng làng chiến đấu của nhân dân ở vùng Đông và Tây Bắc Ái (Ninh Thuận).
Tháng 4-1959 nhân dân ở làng Tà Bóoc, huyện Đắc Lây (Kon Tum) và nhiều làng ở



×