Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Thái độ của sinh viên trường đại học Sư phạm Tp.HCM đối với hôn nhân (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Cẩm Vân

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI HÔN NHÂN
Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Tâm lí học với đề tài “Thái độ của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với hôn nhân” là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực.

TP.HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Cẩm Vân




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, quý thầy cô tại khoa Tâm lí học cùng quý thầy cô Phòng Sau đại học đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn GS.TS. Đoàn Văn Điều đã hướng dẫn, quan
tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã giúp tôi hoàn
thành phiếu khảo sát cũng như nhận lời thực hiện những cuộc phỏng vấn để tôi có
được những số liệu và thông tin cụ thể phục vụ cho nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, cùng tôi chia sẻ
những khó khăn, kịp thời động viên, khích lệ hết lòng để giúp tôi hoàn thành luận văn
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐHSP TP.HCM ĐỐI VỚI HÔN NHÂN .............. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 5

1.1.1. Ở nước ngoài .......................................................................................... 5
1.1.2. Ở trong nước .......................................................................................... 9
1.2. Lý luận về thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh đối với hôn nhân................................................................................ 13
1.2.1. Thái độ ................................................................................................... 13 ..
1.2.2. Hôn nhân ................................................................................................ 19
1.2.3. Thái độ của sinh viên đối với hôn nhân ................................................. 39

Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 54
Chƣơng 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐHSP TP.HCM ĐỐI VỚI HÔN NHÂN .............. 56
2.1. Một số nét về trường Đại học Sư phạm Tp.HCM ............................................. 56
2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 57
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..................................................... 57


2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 65
2.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 66
2.3.1. Mặt nhận thức của sinh viên về hôn nhân ............................................. 66
2.3.2. Mặt cảm xúc của sinh viên đối với hôn nhân ........................................ 69
2.3.3. Mặt hành vi của sinh viên đối với hôn nhân .......................................... 71
2.3.4. Thái độ của sinh viên đối với hôn nhân ................................................. 73
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của SV đối với hôn nhân ................ 85
2.3.6. Đánh giá của SV về biện pháp để nâng cao kiến thức về hôn nhân
cho SV thông qua việc học lớp bồi dưỡng tiền hôn nhân ....................... 87

Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ĐHSP
ĐLC
ĐKKH
ĐT
ĐTB
HN
KHTN
KHXH
NXB
QHTD
STT
SV
TP.HCM
TNCS
TW

Viết đầy đủ
Đại học Sư phạm
Độ lệch chuẩn
Đăng kí kết hôn
Đặc thù
Điểm trung bình
Hôn nhân
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
Nhà xuất bản

Quan hệ tình dục
Số thứ tự
Sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh
Thanh niên cộng sản
Trung ương


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Kí hiệu

1

Bảng 2.1.

2

Bảng 2.2.

3

Bảng 2.3.

4

Bảng 2.4.

5


Bảng 2.5.

6

Bảng 2.6.

7

Bảng 2.7.

8

Bảng 2.8.

9

Bảng 2.9.

10

Bảng 2.10.

11

Bảng 2.11.

12

Bảng 2.12.


13

Bảng 2.13.

14

Bảng 2.14.

15

Bảng 2.15.

16

Bảng 2.16.

17

Bảng 2.17.

Tên bảng
Trang
Tần số và tỉ lệ phần trăm trong thành phần
58
mẫu nghiên cứu
Tần số và tỉ lệ phần trăm trong mẫu nghiên
58
cứu theo Giới tính, Năm học và Ngành học
Nhận thức của sinh viên về các vấn đề trong

66
hôn nhân
Tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình đánh giá
của sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục trước
69
hôn nhân
Biểu hiện mặt hành vi dự định của SV để tiến
71
đến HN
Điểm trung bình mức độ quan tâm đối với các
73
vấn đề trong HN
Điểm trung bình mức độ quan tâm của SV đối
với các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hôn
73
nhân
Điểm trung bình mức độ đánh giá của sinh
75
viên về hôn nhân ngày nay
Điểm trung bình mức độ đánh giá của sinh
viên về những lợi ích và hạn chế của đời sống
76
hôn nhân
So sánh đánh giá của SV về lợi ích và hạn chế
78
của HN theo giới tính
Điểm trung bình mức độ đánh giá của sinh
viên đối với những quan niệm về hôn nhân
80
ngày nay

Điểm trung bình thái độ chung của sinh viên
81
đối với hôn nhân
So sánh điểm trung bình tích cực thái độ của
SV đối với hôn nhân theo giới tính, năm học,
83
quê quán và điều kiện kinh tế
Tương quan giữa các mặt biểu hiện thái độ của
84
SV đối với hôn nhân
Tương quan giữa nhận thức và thái độ của sinh
84
viên đối với hôn nhân
Điểm trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến
85
quyết định kết hôn của SV
Tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình đánh giá
của SV về việc học lớp bồi dưỡng tiền hôn
87
nhân


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Kí hiệu

1

Biểu đồ 2.1.


2

Biểu đồ 2.2.

3

Biểu đồ 2.3.

Tên biểu đồ
Trang
Điểm trung bình nhận thức chung của SV về hôn
68
nhân theo năm học
Tỉ lệ phần trăm đánh giá của SV về vấn đề QHTD
70
trước hôn nhân theo giới tính
Điểm trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
86
định kết hôn của SV


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Hôn nhân là một dạng liên kết giới tính tương đối ổn định được tập quán và
pháp luật công nhận. Hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở tạo lập gia đình và
hình thành nên tế bào của xã hội. Trong đó tình yêu nam nữ là nền tảng chủ yếu của
hôn nhân. Tuy nhiên, không phải ai yêu nhau cũng đều mong muốn tiến đến hôn nhân

thật sự để xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc. Nhất là trong thời đại hiện
nay, khi đời sống được nâng cao, những truyền thống, quan niệm lạc hậu ngày xưa đã
được cải tổ, con người đã có những ý nghĩ thoáng hơn trong tình yêu và đời sống gia
đình. Cùng với sự cởi mở trong thái độ xã hội, sự tự do cá nhân, khả năng độc lập về
kinh tế thì việc yêu nhau, quan hệ trước hôn nhân mà không nhất thiết phải kết hôn
cũng như xu hướng sống độc thân, làm mẹ đơn thân ngày càng gia tăng theo thời gian.
- Trong một cuộc tổng điều tra về cơ cấu tình trạng hôn nhân ở nước ta qua
các năm 1989, 1999, 2009 cho thấy tỉ lệ chưa từng kết hôn của nhóm dân số độ tuổi từ
35 đến 54 đã tăng lên đáng kể. Điều đó có nghĩa là người dân có xu hướng kết hôn
muộn hơn và tuổi kết hôn lần đầu ngày càng cao. Nếu như năm 1989 chỉ có rất ít phụ
nữ ở độ tuổi từ 50 trở lên chưa kết hôn thì đến năm 2009, tình trạng này đã gia tăng
khá rõ, dẫn đến thực trạng là đến năm 2009, hơn 50% phụ nữ Việt Nam trên 60 tuổi
phải sống ngoài hôn nhân. Cụ thể theo kết quả suy rộng từ số liệu điều tra mẫu, tại
thời điểm Tổng điều tra dân số năm 2009, có hơn 210 nghìn nam và 635 nghìn nữ từ
40 tuổi trở lên chưa từng kết hôn, chiếm tỉ lệ lần lượt là 1,7% và 4,4%. Số lượng dân
số chưa từng kết hôn tăng mạnh sau 10 năm (kể từ năm 1999) không chỉ do dân số
tăng lên, mà một phần cũng bởi tỉ lệ chưa kết hôn tăng. Theo một nghiên cứu khác ở
Việt Nam năm 2007, có đến hơn 2 triệu người phụ nữ tuổi trưởng thành chọn lối sống
độc thân, trong đó ¾ chấp nhận nuôi con một mình [35]. Cũng theo phúc trình của Bộ
Y tế Việt Nam ngày 27/03/2013, khoảng 44% thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam
chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân, chung sống với nhau như vợ chồng (hay
chung sống phi hôn nhân) mà không đăng ký kết hôn.
- Trong xã hội hiện đại, hôn nhân sẽ không còn là lợi ích hay trách nhiệm của
đại gia đình mà cá nhân mới có quyền định đoạt có kết hôn hay không và nếu có thì


2
kết hôn khi nào. Hơn nữa, cá nhân cũng ngày càng có ý thức hơn về vai trò và trách
nhiệm của mình với người khác. Khi mức sống tăng lên, chất lượng cuộc sống được
cải thiện thì yêu cầu của con người về điều kiện sống như nhà ở, tiện nghi sinh hoạt,

chất lượng nuôi dạy trẻ em… sẽ ngày càng cao. Không phải ai cũng có thể đáp ứng
các nhu cầu đó nên một số người tự thấy không có khả năng đảm bảo một cuộc sống
gia đình theo tiêu chuẩn họ mong muốn thì sẽ trì hoãn hôn nhân, thậm chí từ chối hôn
nhân. Mặt khác, sức ép của cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, khối lượng
công việc nhiều, không ổn định, di chuyển nhiều…), cùng với sự mất niềm tin vào
một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự tồn tại của nạn bạo hành gia đình, là một trong
những yếu tố ảnh hưởng lớn khiến nhiều người có tâm lí e ngại trong hôn nhân [54].
Bên cạnh đó, những cơ hội để khám phá và phát huy năng lực cá nhân ngày càng mở
rộng, đặc biệt đối với giới trí thức mà đại diện là sinh viên, dẫn đến nhiều người trẻ
mải mê theo đuổi sự nghiệp mà gác lại hoặc bỏ lỡ cơ hội kết hôn.
- Trước những thực trạng kể trên, có thể thấy phần lớn giới trẻ hiện nay đã
không còn xem hôn nhân và gia đình là việc hệ trọng cả đời. Nếu giới trẻ có thái độ
coi thường hôn nhân, chấp nhận lối sống phóng túng, buông thả mà không bị ràng
buộc bởi hôn nhân có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như làm xuất hiện những cuộc ẩu đả,
ghét bỏ, thù hận khi cả hai không còn gắn bó; không thể tạo nên hệ thống gia đình
vững mạnh; gia tăng tình trạng phá thai vì người phụ nữ mang thai sẽ lo sợ mang tiếng
không chồng mà có con, băn khoăn không biết có nên sinh con hay không; thậm chí
làm đảo lộn hệ thống giá trị khiến con người trở nên tự do phóng túng, coi thường
quan hệ tình cảm yêu thương mà chỉ chú trọng thỏa mãn nhu cầu tình dục, tình cảm
con người dần bị chai sạn… Từ những lí do đó, để tìm hiểu thực trạng thái độ của sinh
viên đối với hôn nhân nhằm định hướng, hỗ trợ làm thay đổi thái độ tiêu cực và phát
huy thái độ tích cực đối với hôn nhân để xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên,
đặc biệt là sinh viên Sư phạm – những thầy cô giáo trong tương lai, cần thiết là những
tấm gương tốt để giới trẻ học tập và noi theo, tôi xin chọn đề tài “Thái độ của sinh
viên trường đại học Sư phạm Tp.HCM đối với hôn nhân” làm đề tài nghiên cứu của
mình.


3
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát thái độ của sinh viên trường Đại học
Sư Phạm Tp.HCM đối với hôn nhân, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm định
hướng thái độ đối với hôn nhân cho sinh viên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên một số khoa thuộc 3 nhóm ngành (Tự
nhiên, xã hội và đặc thù) của trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
- Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM đối với hôn nhân.
4. Giả thuyết nghiên cứu
4.1. Thái độ của sinh viên đối với hôn nhân chưa tích cực. Đa số sinh viên
trường Đại học Sư phạm Tp.HCM có thái độ e ngại, thờ ơ đối với hôn nhân.
4.2. Có sự khác biệt ý nghĩa về thái độ đối với hôn nhân của sinh viên xét theo
giới tính, năm học, quê quán và điều kiện kinh tế.
4.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với hôn nhân,
trong đó yếu tố “bản thân không tin tưởng vào một cuộc hôn nhân bền vững” là
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến thái độ đối với hôn
nhân của sinh viên.
5.2. Khảo sát thực trạng về thái độ đối với hôn nhân của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Tp.HCM và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ trên.
5.3. Đề xuất biện pháp nhằm định hướng thái độ tích cực đối với hôn nhân
cho sinh viên.
6. Giới hạn đề tài
- Về đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu về thái độ của sinh
viên đối với hôn nhân. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu
chỉ nghiên cứu hôn nhân giữa hai người khác giới mà không nghiên cứu hôn
nhân đồng giới.



4
- Về khách thể nghiên cứu: đề tài chỉ tìm hiểu trên 360 sinh viên thuộc các
ngành tự nhiên, xã hội và đặc thù của trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý thuyết
Hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan đến thái độ đối với hôn nhân để
làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài, dựa trên cở sở lý luận và các công
trình nghiên cứu có liên quan, người nghiên cứu tiến hành soạn bảng hỏi để tìm
hiểu thái độ đối với hôn nhân của sinh viên trường đại học Sư phạm Tp.HCM.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi được thực hiện qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lấy ý kiến bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi mở. Dựa vào
câu trả lời trên phiếu thăm dò, tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức.
- Giai đoạn 2: Hoàn thiện bảng hỏi và phát đến khách thể trong mẫu nghiên
cứu đã chọn và thu thập lại phiếu đã hoàn thành.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Với phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số sinh
viên để lắng nghe những chia sẻ, cảm nghĩ, tìm hiểu sâu hơn những yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định kết hôn sau này của sinh viên nhằm có thêm những thông
tin khách quan bên cạnh những câu trả lời đóng trong phiếu khảo sát. Từ đó có
những biện pháp thiết thực tác động tích cực đến thái độ của sinh viên đối với
hôn nhân, góp phần định hướng cho sinh viên xây dựng một cuộc hôn nhân bền
vững, hạnh phúc trong tương lai.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows 13.0 để xử lý các dữ kiện thu được,
phục vụ cho việc phân tích số liệu, đảm bảo yêu cầu định lượng và tính khách
quan trong quá trình nghiên cứu.



5

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM ĐỐI VỚI HÔN NHÂN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
a. Những nghiên cứu về hôn nhân và lợi ích của hôn nhân trong đời sống
Từ thời kì xa xưa của văn minh loài người, tình yêu, hôn nhân đã được đề cập
đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận như kinh “Kama Sutra” của
Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma.
Trong đó các tác giả không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo
cho tình yêu mà còn cố gắng cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lí học tình
dục, diễn biến tâm lí của nam và nữ, dạy người ta cách hưởng thụ khoái lạc, tình yêu
và cái đẹp trong quan hệ vợ chồng. Các thầy thuốc cổ đại như Hipocrates cũng hết sức
chú ý tới những vấn đề có liên quan đến chức năng tái tạo giống nòi và những rối loạn
của chức năng đó, đặc biệt là đời sống tình dục của con người. Cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX, các nhà khoa học J.Bachocen (Thụy Sĩ), J.Mac Lennan (Anh),
E.Westermach (Phần Lan), Ch.Letourneau và A.Espinas (Pháp), Lewis Henry Morgan
(Mĩ), X.M.Kovalevxki (Nga) không những đã gắn sự phát triển quan hệ tình dục với
các dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội và
văn hóa.
Trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, việc đòi hỏi bình đẳng nam nữ, giải
phóng hôn nhân khỏi quyền lực nhà thờ, tự do ly hôn và sử dụng các biện pháp phòng
tránh thai đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học [20, tr.10]. Cũng trong vài chục
năm trở lại đây, nhân loại đã quan tâm hơn bao giờ hết đến vấn đề hôn nhân và gia
đình. Nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xô
như V.I.Lênin, Marxim Gorki, Maiacovxki, Secnưsevxki, đặc biệt là A.X.Makarenko
và V.A.Sukhomlinxki đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đời sống tình yêu hôn

nhân gia đình và coi đó là một nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh.
A.X.Makarenko đã từng nói: “Các nhà Giáo dục học Xô viết coi giáo dục về đời sống


6
hôn nhân gia đình là một nội dung của giáo dục đạo đức chuẩn bị cho con người
bước vào đời sống gia đình”. Ông cho rằng thanh niên cần phải “học tập cách yêu
đương, phải học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, và như
thế có nghĩa là học tập để biết tự trọng, học tập để biết cái vinh hạnh được làm người.
Chúng ta phải giáo dục con em chúng ta làm sao để các em có thái độ đối với tình yêu
như đối với một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các em được hưởng khoái cảm
của mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khuôn khổ gia đình” [20,
tr.10]. Ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, V.I.Lênin cũng đã nói: “Cùng với việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng
được coi là cấp bách”.
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổ chức việc
hướng dẫn và tổ chức giáo dục điều trị, hướng dẫn các vấn đề về đời sống tình dục và
quan hệ hôn nhân. Năm 1977, “Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa về kế
hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính, về vợ chồng và gia đình” cũng được tổ chức
tại Varsava. Trong chương trình giáo dục từ năm 1983 – 1984 của Liên Xô còn có
thêm một môn học gọi tên là “Đạo đức học và tâm lí học đời sống gia đình” cho học
sinh lớp 9 và lớp 10 với 34 tiết chính khóa [20, tr.13].
Cuốn “Quá trình tìm hiểu trước hôn nhân” của tác giả Howard J. Rankin (2004)
[24], nhà Tâm lí học nổi tiếng của Mĩ đã nêu bật được 5 giai đoạn trong mối quan hệ
nam nữ từ khi yêu nhau cho đến khi kết hôn và xây dựng một gia đình thực thụ (ở đây
là gia đình truyền thống, tức là gồm cha mẹ và con cái). J. Rankin cũng đã đưa ra
những tình huống ví dụ cụ thể và kèm theo đó là cách giải quyết tương ứng với mỗi
tình huống khác nhau để các bạn trẻ hình dung và rút kinh nghiệm cho bản thân mình
khi chuẩn bị bước vào cuộc yêu đương. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến vai trò của
tình dục, cách cải thiện đời sống tình dục cũng như nghệ thuật giao tiếp trong quan hệ

vợ chồng: tập cách tha thứ, cảm thông với nỗi đau của nhau, cách nuôi dưỡng tình
cảm, cách kiềm chế cảm xúc giận dữ,...dựa trên những đặc điểm tâm lí của vợ chồng
trong hôn nhân.
Theo cuốn Journal of Family Issues, với chủ đề Marriage Trajectories and
Health Risk Behaviors Throughout Adulthood Among Urban African Americans, xuất


7
bản lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2012 [46] đã chỉ ra những lợi ích to lớn của hôn
nhân khi nghiên cứu trên một nhóm cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi đô thị trong
nhiều năm. Nghiên cứu cho rằng đối với cả nam và nữ đã kết hôn và không bị gián
đoạn về hôn nhân ít có nguy cơ hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy cũng như ít
có những hành vi phạm tội hơn so với những người chưa kết hôn và ly hôn. Mặt khác,
nghiên cứu cho rằng những người phụ nữ kết hôn muộn cũng có nguy cơ sử dụng ma
túy ở tuổi trung niên tăng cao.
Còn trong cuốn tạp chí Journal of Adolescent Research, với chủ đề Experience
of Early Marriage (tạm dịch là Kinh nghiệm của việc kết hôn sớm), xuất bản năm
2015 [44] đã chỉ ra động cơ khiến những phụ nữ Hồi giáo quyết định kết hôn sớm với
mục đích để đáp ứng nhu cầu của họ về tự do, ước muốn trải nghiệm tình yêu trong
khuôn khổ tôn trọng văn hóa, đồng thời để thoát khỏi cảnh đói nghèo và gia đình khó
khăn. Tuy nhiên, với những phụ nữ đã kết hôn thì lại cho rằng bản thân cảm thấy hối
hận khi quyết định kết hôn sớm bởi những khó khăn quá lớn mà họ gặp phải như:
cuộc sống hôn nhân không giúp giải quyết các vấn đề cũ mà còn làm gia tăng những
áp lực mới, lo lắng về tài chính, khiến họ cảm thấy cô đơn mãnh liệt.
b. Những nghiên cứu về tác động của xã hội hiện đại đến hôn nhân
Năm 1926, T.Vande (Hà Lan) đã cho ra đời cuốn “Hôn nhân hiện đại”, cuốn
sách khoa học hiện đại đầu tiên về sinh lí học và kĩ thuật trong hôn nhân, trong đó
người phụ nữ được coi là người bạn đời có vai trò và chức năng tính dục tương đương
với người chồng [20].
Trong cuốn “Future Shock”, tạm dịch là “Cú sốc tương lai” (1970) của tác giả

Alvin Toffler đã đề cập khá đầy đủ về tác động của thời đại khoa học công nghệ lên
tình yêu hôn nhân gia đình của giới trẻ hiện nay. Ông cho rằng chính sự phát triển
chóng mặt của kĩ thuật - công nghệ và kinh tế đã tạo nên nhiều cơ hội và lựa chọn cho
mỗi cá nhân. Chính điều đó đã làm cho tình yêu hôn nhân gia đình của giới trẻ hiện
nay ngày càng trở nên hời hợt và thiếu bền vững.
Cuốn “Hôn nhân trong tương lai” của tác giả Szilagy Vilmos (1996) đề cập đến
quá khứ và hiện tại của hôn nhân, xu hướng biến đổi của hôn nhân và hạnh phúc gia
đình trong xã hội ngày càng phát triển, vấn đề lựa chọn bạn đời, trở thành cha mẹ,


8
giáo dục con cái và làm tròn chức năng gia đình, cách thức giữ gìn mối quan hệ vợ
chồng bình đẳng.
Đầu năm 1998, một cuộc hội thảo của 600 chuyên gia về hạnh phúc gia đình đã
diễn ra ở Oashintơn dưới khẩu hiệu “Hôn nhân khôn ngoan, gia đình hạnh phúc”, thể
hiện sự quan tâm lo lắng của thế giới về một cuộc khủng hoảng hôn nhân nghiêm
trọng đang ở phía trước. Kết luận có tính chất báo động của hội thảo là cần phải làm
sao để các cặp vợ chồng sắp cưới được trải qua một lớp bồi dưỡng kiến thức về những
vấn đề mà các cặp vợ chồng sẽ vấp phải. Ở bang Misigan (Mĩ), các tòa án đã chính
thức ra quyết định về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng tiền hôn nhân bắt buộc. Mĩ gọi
đây là “sự thức tỉnh mang tính dân tộc, xã hội sâu sắc” hay “món quà cứu vãn hạnh
phúc ở Mĩ” [17, tr.102].
Trong một nghiên cứu tìm hiểu về Thái độ hiện hành đối với hôn nhân giữa phụ
nữ và nam giới nông thôn ở Việt Nam, Thái Lan và Philipin [50], 24 cuộc phỏng vấn
tập trung đã được tiến hành trong nhiều năm với những người đã từng kết hôn và chưa
bao giờ kết hôn, số liệu thống kê cho thấy độ tuổi kết hôn lần đầu và tỉ lệ phần trăm
những người chưa kết hôn có xu hướng gia tăng ở tất cả các vùng của Đông Nam Á.
Một lập luận chính cho rằng khi những thay đổi đó xảy ra, phụ nữ có trách nhiệm tự
kiếm tiền để độc lập về kinh tế. Giả thuyết thứ hai là tình hình kinh tế bất lợi có thể
ảnh hưởng đến thời gian kết hôn, đặc biệt đối với nam giới vì họ gặp khó khăn trong

việc kiếm tiền để có thể cưới vợ, sinh con và chăm lo cho gia đình trong tương lai.
Thứ ba là những thay đổi trong tư tưởng ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mô hình hôn
nhân. Nhóm nghiên cứu cũng đã quan sát so sánh thấy có sự thay đổi trong nhận thức
về hôn nhân ở người trẻ và người cao tuổi theo thời gian.
Qua xem xét sơ lược lịch sử một số nghiên cứu của những tác giả nước ngoài về
tình yêu hôn nhân gia đình, có thể nhận thấy những vấn đề liên quan đến hôn nhân đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm tìm hiểu dù trong những khoảng thời gian, hoàn
cảnh, góc nhìn,… khác nhau. Đây là một cơ sở quan trọng giúp người nghiên cứu có
được nền tảng cho việc nghiên cứu về thái độ đối với hôn nhân của mình.


9
1.1.2. Ở trong nước
a. Những nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hôn nhân
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số và giáo dục giới
tính, giáo dục tình yêu hôn nhân gia đình đã bắt đầu được quan tâm rộng rãi.
Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Phạm
Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng
cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình chính
khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới
tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái” [20, tr.15].
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về tình
yêu, hôn nhân, gia đình đã bắt đầu được công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần
Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh,
Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức... đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi
tiết về giới tính cũng như về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Nhiều công trình nghiên
cứu, nhiều cuộc điều tra về tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành
từ năm 1985 đến nay, bước đầu mang lại những kết quả giáo dục khả quan cho thanh
niên, học sinh [20].
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời

sống gia đình cho học sinh có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội
đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông
qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực. Dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thủy và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã
được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như:
quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính của học sinh ở nhiều
nơi trong cả nước [20].
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề
tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về Giáo dục tình yêu trong
thanh niên – học sinh, Giáo dục sức khỏe sinh sản, Giáo dục về đời sống gia đình cho
học sinh.


10
Cuốn “Tuổi trẻ và hôn nhân” của tác giả Kỳ Anh (2002) [1] đã nêu lên những
đặc điểm tâm sinh lí của giới trẻ thời kì yêu đương và thời kì bước vào cuộc hôn nhân
cùng những khó khăn trở ngại trong đời sống vợ chồng, làm cha mẹ. Song song với
đó, tác giả đã đề ra những cách thức giúp bạn trẻ khắc phục trở ngại trong cuộc sống
hôn nhân để xây dựng một gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Cuốn “Trước hôn nhân cần biết” của tác giả Tiểu Quỳnh (2005) [23] lại giúp
các bạn trẻ tư vấn các vấn đề tiền hôn nhân, đặc biệt là vấn đề kiểm tra tình trạng sức
khỏe của đối tượng, sự cần thiết của việc kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân, nhất là
kiểm tra bộ phận sinh dục để có một đời sống hôn nhân hạnh phúc vì nhu cầu tình dục
là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống vợ chồng.
Cuốn “Giải phẫu một cuộc ly hôn” của tác giả Nguyễn Thơ Sinh (2008) [25] đã
đề cập khá đầy đủ về những lợi ích của hôn nhân, vấn đề chọn đối tượng, độ tuổi lập
gia đình, xu hướng xã hội hiện đại, vấn đề con cái, vấn đề bạo lực, vấn đề sinh lí,
nguyên nhân và thực trạng ly dị cũng như ảnh hưởng của tôn giáo đối với hôn nhân.
b. Những nghiên cứu về hôn nhân trong xã hội hiện đại
Trong cuốn “Hạnh phúc hôn nhân thời mở cửa” của GS.TS. Đoàn Xuân Mượu

(2012) [17] đã phản ánh được thực trạng đời sống hôn nhân gia đình ở nước ngoài
cũng như ở Việt Nam hiện nay, báo động những gia đình truyền thống như ở Việt
Nam đang đứng trước những thách thức do sự thâm nhập của văn hóa phương Tây
vào nước ta qua nhiều luồng, nhiều tuyến, làm cho nền văn hóa truyền thống phải chịu
những ảnh hưởng ngoài ý muốn. Đồng thời tác giả cũng đã gợi ý cho giới trẻ nhìn
thẳng vào sự thật để không ảo tưởng về tình yêu và hôn nhân, biết xây dựng nhân cách
vợ chồng phù hợp với thời đại đang đổi thay từng ngày để có một cuộc hôn nhân bền
vững, tốt đẹp hơn.
+ Đề tài “Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới trẻ tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong mối quan hệ với độ ổn định của gia đình trẻ” (2008) được thực hiện
bởi Viện phát triển vùng Nam Bộ đã phản ánh đầy đủ thực trạng cũng như phân tích
những nguyên nhân, tác động của việc chung sống trước hôn nhân của giới trẻ tại
TP.HCM. Đề tài cũng đã đề ra những giải pháp định hướng giúp đỡ kịp thời.


11
+ Tháng 11/2016, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tổ chức Hội thảo khoa
học “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế” tại Hà Nội. Hội thảo với chủ đề “Cơ sở lí luận và
phương pháp nghiên cứu về hôn nhân” diễn ra vào ngày 9/11/2016 thuộc đề tài
“Những đặc điểm cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh
hưởng” do GS.TS. Nguyễn Hữu Minh làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu được các đặc
điểm của sự hình thành hôn nhân; các đặc điểm sắp xếp nơi ở sau kết hôn; nhận diện
những trải nghiệm hôn nhân của các cặp vợ chồng, đặc biệt trong giai đoạn đầu chung
sống; đánh giá chất lượng một số khía cạnh của hôn nhân; đánh giá tác động của các
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đến hôn nhân hiện nay; dự báo xu hướng biến đổi
đặc điểm hôn nhân ở nước ta trong thời gian tới và đề xuất những định hướng chính
sách cho vấn đề hôn nhân.
+ Trong 2 ngày 16 và 17 tháng 12 năm 2016, Ủy ban về các vấn đề xã hội phối
hợp với nhóm nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam tổ chức “Hội thảo Pháp luật về hôn

nhân và gia đình” tại thành phố Huế. Ngoài việc đề xuất, sửa đổi bổ sung Luật hôn
nhân và gia đình, điều đáng quan tâm trong phạm vi được đề xuất sửa đổi lần này có
những vấn đề sẽ trực tiếp động chạm đến nền tảng truyền thống hôn nhân và kết cấu
gia đình Việt Nam, có thể làm thay đổi một số nhận thức và quan điểm về những giá
trị đạo đức truyền thống trong đời sống hôn nhân gia đình Việt Nam. Hội thảo cũng
đặt ra yêu cầu phải xem xét nhiều khía cạnh của đời sống hôn nhân và gia đình hiện
đại, trong đó có những vấn đề mới mẻ với quan niệm và truyền thống Á Đông như
hiện tượng chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn chưa thể chấm dứt sau
quy định không thừa nhận của Luật hôn nhân gia đình năm 2000.
Trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21, số người quan tâm đến nghiên cứu vấn đề
hôn nhân và đời sống tình dục tăng vọt. Nhìn chung, hôn nhân là chủ đề đã được rất
nhiều những tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó, điểm chung
nổi bật là các tác giả đã nêu lên rất nhiều những dự báo và những thách thức đối với
hôn nhân trong bối cảnh xã hội đương đại cùng với những hệ lụy của tư tưởng tự do
hôn nhân, tự do yêu đương tồn tại trong giới trẻ hiện nay đó là hôn nhân ngày nay có
xu hướng thiếu bền vững, giới trẻ kết hôn vội vàng và cũng nhanh chóng tan vỡ, dẫn


12
đến tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm thực hiện nghiên
cứu này, người nghiên cứu chưa tham khảo được những tài liệu nước ngoài nào về
thái độ đối với hôn nhân của giới trẻ hiện nay. Riêng ở phạm vi trong nước, tác giả
Phan Thị Mai Quyên có thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Thái độ của sinh viên
một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với hôn nhân” (2011) [22].
Tác giả cho rằng hôn nhân là một trong những mục tiêu trọng đại của đời người dù ở
thời đại nào đi nữa. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra: “Bên cạnh những thay đổi tích cực
thì hôn nhân hiện nay đang đối diện với nhiều chuyển biến theo hướng phức tạp hơn.
Hôn nhân ngày nay đang chạy đua giữa những giá trị đích thực của tình yêu với mặt
trái của đời sống văn minh vật chất”. Đề tài đã nêu lên được những vấn đề cơ bản liên
quan đến hôn nhân như: tầm quan trọng của hạnh phúc hôn nhân, những nguyên nhân

ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của hôn nhân, những mâu thuẫn trong đời sống
vợ chồng, đồng thời đề ra những biện pháp cần thiết giúp sinh viên tiến tới một cuộc
hôn nhân tốt đẹp, hạn chế tình trạng ly hôn. Đặc biệt, tác giả khẳng định rằng thái độ
của sinh viên một số trường Đại học ở TP.HCM đối với hôn nhân là chưa tích cực
nhưng lại chưa nêu lên được những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ chưa tích cực đó của
sinh viên đối với hôn nhân. Thiết nghĩ trong bối cảnh xã hội mỗi ngày một biến đổi và
phát triển cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề tác động kèm theo, khi nhìn nhận được
những yếu tố ảnh hưởng đó chúng ta mới có thể đề ra được những biện pháp thiết thực
để kịp thời tác động nhằm định hướng thái độ tích cực cho sinh viên đối với hôn nhân,
một bước ngoặt quan trọng của đời người mà sinh viên là những người sắp sẽ kết hôn
để xây dựng cuộc sống tương lai cho mình sau khi hoàn thành bước đường học vấn.
Vì vậy, nhằm mục đích tìm hiểu, xây dựng lí luận về thái độ đối với hôn nhân và bổ
sung thêm những lí luận, những số liệu cụ thể từ thực tiễn cho một mảng lĩnh vực mới
trong thái độ đối với hôn nhân của sinh viên đã thôi thúc người nghiên cứu chọn đề tài
“Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với hôn
nhân” làm đề tài nghiên cứu của mình.


13
1.2. Lý luận về thái độ của sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp.HCM đối
với hôn nhân
1.2.1. Thái độ
1.2.1.1. Khái niệm
Thái độ là một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên và phổ biến trong các
ngành khoa học nói chung và khoa học tâm lí nói riêng. Cũng vì thế mà có rất nhiều
cách hiểu khác nhau về thái độ.
Trong từ điển Anh – Việt, “thái độ” được viết là “attitude” và được định nghĩa là
“cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa thái độ như sau: Thái độ là tâm
trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cử chỉ đối với người khác, đối

với sự kiện, quan điểm, với bản thân; là giai đoạn trung gian giữa hai giai đoạn tiềm
ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ ý nghĩa, ý định nào đó trong thực tế.
Theo từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học năm 2004, thái độ được định nghĩa:
- Là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời
nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm với ai hoặc đối với sự việc nào đó.
- Là cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn
đề, một tình hình.
Theo giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục và Tâm lí (2005)
[37, tr.181] của tác giả Dương Thiệu Tống cho rằng: “Thái độ là khuynh hướng suy
tư, cảm nghĩ, tri giác và hành xử đối với một đối tượng tâm lí. Thái độ ấy có thể là
cảm nghĩ tích cực hay tiêu cực, thuận hay không thuận”.
Theo Từ điển tâm lí học của Vũ Dũng, chủ biên năm 2008 cho rằng:
- Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông
qua kinh nghiệm, có tác dụng điều chỉnh hoặc có ảnh hưởng một cách linh hoạt đến
phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối liên hệ.
- Thái độ là một thiên hướng tương đối ổn định để phản ứng theo một cách thức
cụ thể đối với một khách thể có liên quan, là một sản phẩm phức tạp của các quá trình
học tập, lĩnh hội, trải nghiệm, cảm xúc bao gồm cả những hứng thú, ác cảm, thành
kiến, mê tín, quan điểm khoa học và tôn giáo cũng như chính trị.


14
- Nhìn chung người ta cho rằng thái độ có 3 thành tố: nhận thức, cảm xúc và
hành vi kết hợp lại để truyền tải một phản ứng tích cực, tiêu cực hay trung lập.
- Thái độ là mức cảm nghĩ tiêu cực hay tích cực (thuận hay không thuận) liên hệ
đến một đối tượng tâm lí. Đối tượng tâm lí ấy có thể là bất cứ cái gì mà ta muốn tìm
hiểu xem người ta nghĩ thế nào về nó. Nó có thể là một nghề nghiệp nào đó, một tập
thể cá nhân, một quốc gia, một cuốn sách, một khẩu hiệu, một cá nhân, một định chế,
một ý tưởng, một lý tưởng, hay bất cứ điều gì mà mọi người có thể có những cảm
nghĩ khác nhau hoặc tiêu cực hoặc tích cực. Một cá nhân có cảm nghĩ tích cực đối với

một đối tượng tâm lí được coi như là THÍCH đối tượng ấy hay là có thái độ thuận lợi
đối với nó. Ngược lại, một cá nhân có cảm nghĩ tiêu cực được coi như KHÔNG
THÍCH đối tượng tâm lí ấy hay có thái độ không thuận lợi đối với nó [4].
Tác giả Đỗ Thị Thanh Hà cũng đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự sẵn sàng phản
ứng của chủ thể (cá nhân hoặc nhóm) đối với sự vật hiện tượng và được bộc lộ thông
qua các sắc thái khác nhau của nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Còn theo tác giả Nguyễn Khắc Viện: “Thái độ là những phản ứng tức thì, tiếp
nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm
lí tạo ra định hướng cho việc ứng phó”.
Cũng theo tạp chí Tâm lí học số 8/2004: “Thái độ là trạng thái tâm lí chủ quan
của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định đối với một đối
tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi cụ
thể”.
Trong tâm lí học xã hội Mĩ hiện đại, khi định nghĩa về thái độ, một số tác giả
thường đề cập nhiều đến khía cạnh nhận thức hơn là về mặt chức năng của thái độ,
như David Myers đã coi thái độ là “phản ứng có thiện chí hay không thiện chí về một
điều gì đó, hay một người nào đó, được thể hiện trong niềm tin, cảm xúc hay hành vi
có chủ định”.
Trong nghiên cứu tâm thế xã hội, P.N.Sikhirev đã đưa ra cấu trúc thái độ ba
thành phần gồm:
- Thành phần nhận thức (tri giác, thông tin) như là sự “tự ý thức khách thể của
tâm thế”.


15
- Thành phần cảm xúc (rung động, xúc cảm) là những rung động đồng cảm hay
không đồng cảm với khách thể tâm thế.
- Thành phần hành động (hành vi, động tác) là sự kế tục ổn định của hành vi
thực đối với khách thể của tâm thế.
Năm 1935, nhà tâm lí học người Mỹ G.Allport đã định nghĩa: “Thái độ là trạng

thái về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng
điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các khách
thể và tình huống mà nó quan hệ”.
Sau này Newcome cũng cho rằng: “Thái độ của cá nhân đối với một đối tượng
nào đó là thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách
thể liên quan”.
Theo A. Kossakowski và J. Lompcher (1975): “Thái độ là thuộc tính tâm lí bao
gồm niềm tin, lý tưởng, hứng thú, thái độ xã hội”. Còn Miasixer nhìn nhận thái độ với
con mắt xã hội – lịch sử, chú ý đến thái độ trong mối quan hệ với hành vi và cho rằng:
nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, tình cảm... cũng là thái độ.
Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lí và Phân tâm học xuất bản tại New York
năm 1996 thì lại cho rằng: “Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu
được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối
tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra
sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm
đối tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có
liên quan đến đối tượng”.
Theo K. Larsen và Lê Văn Hảo (2010), thái độ là một phản ứng mang tính chất
đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng nào đó (người, sự vật, hiện
tượng, ý tưởng...) thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi dự định.
Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách ứng xử
của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được cấu thành rất
phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về
thái độ là khác nhau. Thông qua việc xem xét, tổng hợp và phân tích các khái niệm
của các tác giả đi trước, trong đề tài này tôi xin đưa ra khái niệm về thái độ như sau:


16
Thái độ là phản ứng của chủ thể mang tính chất đánh giá tích cực hay tiêu cực, tiếp
nhận đồng tình hay chống đối, thờ ơ hay quan tâm đối với một đối tượng nào đó và

được bộc lộ thông qua nhận thức, cảm xúc, hành vi dự định.
1.2.1.2. Đặc điểm của thái độ
- Thái độ là những rung cảm, xúc cảm đối với những đối tượng mới hay là tình
cảm đối với những đối tượng quen thuộc. Thái độ là một phần trong biểu hiện tình
cảm, góp phần hình thành động cơ và định hướng cho động cơ đi đến hành động.
- Thái độ có tính bền vững tương đối, có thể thay đổi khi có tác động thích hợp.
Trong tâm lí mỗi người, thái độ đóng vai trò hàng đầu trong việc ra quyết định, nhờ
trạng thái sẵn sàng của thái độ mà chúng ta có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và
thể hiện ở các hành vi tương ứng.
- Thái độ vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Trước khi tỏ thái độ, con
người thường xem xét thái độ đó có phù hợp với chuẩn mực xã hội, hoàn cảnh xã hội
mà cá nhân đó đang sống hay không.
- Thái độ vừa mang tính chủ thể nhưng lại vừa mang tính đối tượng. Bao giờ con
người cũng tỏ thái độ đối với một đối tượng cụ thể nhất định như: thái độ đối với
những người đồng tính, thái độ đối với hôn nhân, thái độ đối với tôn giáo,... Tuy
nhiên, với cùng một đối tượng, mỗi người lại có thái độ khác nhau, có người tự tin
nhưng cũng có người rất e ngại cuộc sống hôn nhân. Ngay khi con người có thái độ
tương đối giống nhau với cùng một đối tượng thì cách thức và mức độ biểu hiện thái
độ của họ với đối tượng đó cũng khác nhau.
- Thái độ có thể được biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có thể được che giấu.
Thậm chí ngay khi thái độ được biểu hiện thì cũng có thể biểu hiện một cách chân
thực nhưng cũng có thể biểu hiện một cách giả dối. Chẳng hạn một người cảm thấy rất
bực bội, khó chịu, thường hắt hủi những người ăn xin nhưng trước mặt bạn bè, họ lại
thể hiện thái độ quan tâm, thương cảm và sẵn sàng cho tiền những người ăn xin để
chứng tỏ mình là người cao thượng, có lòng thương người.
- Thái độ có tính phân cực: Thái độ đúng đắn – thái độ không đúng đắn (thái độ
sai lệch); Thái độ tích cực – thái độ tiêu cực. Thái độ thường được đề cập đến bằng


17

những thuật ngữ: e ngại hay tự tin; đồng tình hay phản đối; tán thành hay không tán
thành; dè bỉu hay tôn trọng; thờ ơ hay quan tâm; thích hay không thích.
1.2.1.3. Phân loại thái độ
Các nhà tâm lí học xã hội đã phân loại thái độ như sau:
- Thái độ công khai là những thái độ mà chúng ta ý thức được sự tồn tại của
chúng, có thể tường thuật lại một cách có ý thức nhất.
- Thái độ ngầm ẩn là một phản ứng đánh giá tự động mang tính cá nhân tới một
đối tượng nào đó. Nó phản ánh cách một cá nhân đánh giá đối tượng trong tiềm thức.
Thái độ ngầm ẩn là thái độ ẩn giấu và chúng ta ít khi đánh giá về chúng (theo Fazio và
Olson, 2003; Wilson, Lindsey và Shooler, 2000) [15, tr.282].
Nhà nghiên cứu Dovidio và các cộng sự (2000) đã đưa ra một dẫn chứng về thái
độ ngầm ẩn như sau: cá nhân có thể tán thành quan điểm tiến bộ về sự khoan dung đối
với những nhóm dân tộc khác, như những nhóm thiểu số trong xã hội, trong khi đó
vẫn duy trì những cảm nghĩ khó chịu đối với các nhóm thiểu số này. Quan điểm tiến
bộ thể hiện thái độ công khai, còn cảm nghĩ khó chịu là khuynh hướng thái độ ngấm
ngầm của chúng ta. Trong một vài trường hợp, thái độ chứa cả hai yếu tố tích cực và
tiêu cực, đó được gọi là những thái độ trung lập [15].
1.2.1.4. Chức năng của thái độ
Thái độ cung cấp ít nhất hai chức năng quan trọng đối với mỗi cá nhân:
+ Chức năng thẩm định đối tượng: Thái độ đưa ra một đánh giá nhanh về đối
tượng người hoặc vấn đề để cá nhân quyết định xem nên tiếp cận hay tránh xa nó.
+ Chức năng giá trị biểu cảm: Một số thái độ tiếp cận vấn đề đó với bản sắc và
giá trị của cá nhân.
Ngoài ra, thái độ còn có chức năng thích nghi: Trong nhiều trường hợp, thái độ
của cá nhân có thể thay đổi do tác động của môi trường để nhằm đạt được mục đích
đề ra hoặc để hòa nhập với sự phát triển chung của xã hội. Chẳng hạn, ngày xưa người
ta có thái độ phản đối, dè bỉu với những cặp vợ chồng ly hôn thì trong bối cảnh xã hội
hiện nay, họ đã có suy nghĩ thoáng hơn, thậm chí khuyến khích vợ chồng nên ly hôn
nếu sống với nhau mà không có hạnh phúc.



×