Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn tại thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Nhƣ Thúy

TỔN THƢƠNG TÂM LÍ CỦA TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG TOÀN VẸN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Nhƣ Thúy

TỔN THƢƠNG TÂM LÍ CỦA TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG TOÀN VẸN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HUỲNH VĂN SƠN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, ngày 27 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Như Thúy


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng dạy lớp Cao
học Tâm lí học; quý thầy cô Phòng Sau đại học đã truyền đạt kiến thức nền tảng
và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tham gia học tập và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn quý thầy cô, quý phụ huynh học sinh và đặc biệt các
em học sinh ở bốn trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:
THCS Kim Đồng (Quận 5), THCS Nguyễn Hiền (Quận 12) và THCS An Phú
Đông (Quận 12), THCS Lí Tự Trọng (Quận Gò Vấp) đã tạo điều kiện thuận lợi,
nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tác giả trong việc tiếp cận cơ sở và thu thập thông
tin nghiên cứu.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn
đã dành thời gian quý báu, tận tụy hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn đến các bạn lớp Cao học Tâm lí học K26, các em cựu
sinh viên Khoa Tâm lí học đã hợp tác, chia sẻ kiến thức; quý đồng nghiệp, gia
đình, bạn bè đã luôn sẵn sàng giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn.

TP.HCM, ngày 27 tháng 9 năm 2017


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU

................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔN THƢƠNG TÂM LÍ CỦA TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG TOÀN VẸN .......................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu về tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn
vẹn ........................................................................................................................... 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn ở nước ngoài ....................................................................... 8
1.1.2. Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn ở trong nước ..................................................................... 15
1.2. Lí luận về tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn ................ 22
1.2.1. Khái niệm tổn thương tâm lí ....................................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ em từ 11 - 15 tuổi ................................................ 29
1.2.3. Gia đình không toàn vẹn ............................................................................. 32
1.2.4. Tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn .................... 38
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 55

Chƣơng 2. TỔN THƢƠNG TÂM LÍ CỦA TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
KHÔNG TOÀN VẸN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............. 56
2.1. Tổ chức nghiên cứu tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn
vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 56
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia
đình không toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 56
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng tổn thương tâm lí của trẻ em trong
gia đình không toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 56


2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng tổn thương tâm lí của trẻ
em trong gia đình không toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ................ 62
2.2. Thực trạng tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn tại
Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 64
2.2.1. Đánh giá chung về tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không
toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 64
2.2.2. Sự kết hợp các biểu hiện tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 67
2.2.3. Phân tích từng biểu hiện tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 68
2.2.4. Mối tương quan giữa các biểu hiện tổn thương tâm lí của trẻ em trong
gia đình không toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 81
2.2.5. Tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn xét theo
giới tính, tuổi, loại gia đình ........................................................................ 82
2.2.6. Một số khó khăn của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn tại Thành
phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 84
2.2.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia
đình không toàn vẹn tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 89
2.2.8. Mô tả chân dung tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn tại
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 91

2.3. Biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn
vẹn ......................................................................................................................... 95
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lí của trẻ em trong
gia đình không toàn vẹn ............................................................................. 95
2.3.2. Đề xuất một số hình thức giảm thiểu tổn thương tâm lí của trẻ em
trong gia đình không toàn vẹn dựa trên liệu pháp trò chơi theo định
hướng nhận thức - hành vi và liệu pháp hình - tranh vẽ ......................... 100
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 107
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
DSM

Nội dung viết tắt
Dignostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần)

DHLS

Dấu hiệu lâm sàng

ĐH

Đại học

ĐLC


Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình

GĐKTV

Gia đình không toàn vẹn

ICD - 10
Nxb
PTSD

International classification of Diseases, 10th
(Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)
Nhà xuất bản
Post - traumatic Stress Disorder
(Rối loạn căng thẳng sau sang chấn)

RNTL

Rối nhiễu tâm lí

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTL


Tổn thương tâm lí

THCS

Trung học cơ sở

YSR

Youth Self - Report
(Bản mô tả về cảm xúc - hành vi của thiếu niên)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Độ tin cậy thang đo YSR của trẻ trong gia đình không toàn vẹn tại
Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 57

Bảng 2.2.

Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng biểu hiện tổn thương
tâm lí ....................................................................................................... 58

Bảng 2.3.

Cách thức qui đổi mức độ biểu hiện tổn thương tâm lí ở từng nhóm
biểu hiện................................................................................................... 59

Bảng 2.4.


Cách thức qui đổi điểm nội dung bảng hỏi .............................................. 60

Bảng 2.5.

Vài nét về khách thể nghiên cứu (trẻ em) ................................................ 63

Bảng 2.6.

Vài nét về khách thể nghiên cứu (phụ huynh và giáo viên) .................... 64

Bảng 2.7.

Biểu hiện thu mình của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn................ 69

Bảng 2.8.

Biểu hiện lo âu - trầm cảm của trẻ em trong gia đình không
toàn vẹn .................................................................................................... 71

Bảng 2.10.

Biểu hiện có vấn đề về giao tiếp xã hội của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn ......................................................................................... 77

Bảng 2.11.

Biểu hiện hành vi vi phạm qui tắc ứng xử của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn ......................................................................................... 78


Bảng 2.12.

Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ em trong gia đình không
toàn vẹn .................................................................................................... 80

Bảng 2.13.

Tổn thương tâm lí của trẻ sống trong gia đình không toàn vẹn trên
các bình diện giới tính, tuổi, tình trạng gia đình...................................... 82

Bảng 2.14.

Một số khó khăn trong hoạt động học tập của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn ......................................................................................... 85

Bảng 2.15.

Một số khó khăn trong thích ứng xã hội của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn ......................................................................................... 86

Bảng 2.16.

Một số khó khăn trong việc khẳng định bản thân của trẻ em trong
gia đình không toàn vẹn........................................................................... 88

Bảng 2.17.

Mối quan hệ giữa trẻ với người thân, giáo viên, bạn bè và
cộng đồng................................................................................................. 90



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Tỉ lệ trẻ em có tổn thương tâm lí trong gia đình không toàn vẹn .......... 65

Biểu đồ 2.2.

Sự kết hợp các biểu hiện tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia
đình không toàn vẹn .............................................................................. 67

Biểu đồ 2.3.

Tỉ lệ từng biểu hiện tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn xét theo mức độ............................................................ 68

Biểu đồ 2.4.

Biểu hiện có vấn đề về chú ý của trẻ em trong gia đình không toàn
vẹn ......................................................................................................... 74

Biểu đồ 2.5.

Biểu hiện có vấn đề về tư duy của trẻ em trong gia đình không toàn
vẹn ......................................................................................................... 75

Biểu đồ 2.6.

Biểu hiện tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn
vẹn theo tình trạng gia đình ................................................................... 83



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Gia đình hạt nhân .............................................................................................. 33

Sơ đồ 2.2.

Gia đình ghép .................................................................................................... 33

Sơ đồ 2.3.

Gia đình có qui mô nhỏ ..................................................................................... 34

Sơ đồ 2.4.

Gia đình có qui mô lớn ..................................................................................... 34

Sơ đồ 2.5.

Gia đình toàn vẹn .............................................................................................. 34

Sơ đồ 2.6.

Gia đình không toàn vẹn ................................................................................... 34

Sơ đồ 2.7.

Gia đình đơn hôn hoặc gia đình một vợ một chồng.......................................... 35


Sơ đồ 2.8.

Gia đình đa hôn một chồng nhiều vợ hoặc một vợ nhiều chồng ...................... 35


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, gia đình
luôn là chiếc nôi nuôi dưỡng cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ em tiếp xúc các chuẩn
mực đầu tiên từ cha mẹ, từ những mối quan hệ phức hợp trong gia đình. Vì vậy, tư
tưởng, hành vi, lối sống của cha mẹ cùng với các mối quan hệ trong gia đình luôn ảnh
hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tình yêu thương và
sự chỉ bảo của cha mẹ cùng với tình cảm gắn bó thân thiết giữa anh chị em trong gia
đình là những nhân tố giúp cho trẻ em bước vào cuộc sống đầy tự tin, có trách nhiệm
với bản thân, gia đình, xã hội. Tuy nhiên, cũng không ít trẻ trải qua tuổi thơ một cách
khó khăn bởi những mất mát, chia li và những thương tổn trong đời sống gia đình làm
cho trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực đáng kể. Gia đình không toàn vẹn (GĐKTV) - tên gọi
dành cho những gia đình không có đầy đủ cấu trúc của một gia đình: cha - mẹ - con đẻ
của chính họ. Do những biến động tất yếu của thời kì đổi mới, sự xuất hiện ngày càng
tăng của các GĐKTV và hậu quả của nó để lại cũng là vấn đề mà xã hội đáng quan
tâm. Có thể kể đến những dạng GĐKTV như: gia đình có cha mẹ li hôn, gia đình mẹ
đơn thân,… mà trong đó, sự thiếu hụt tình thương, chăm sóc, giáo dục của cha, mẹ
hoặc cả hai đã dẫn đến việc con cái của họ rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương
diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào rối loạn tâm lí
hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.
Những nghiên cứu gần đây ở nước ta về trẻ em lang thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm
sống, tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma túy, mại dâm,… đều đưa ra

những kết luận khá thống nhất: Phần lớn các em đều có cha mẹ li hôn hoặc giữa cha
mẹ có quá nhiều xung đột. Ở Hà Nội, năm 2004, kết quả điều tra của Ủy ban dân số
gia đình trẻ em cho thấy 12.3% số trẻ em lang thang được phỏng vấn có cha mẹ li hôn.
Còn ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), mỗi năm có hơn 50.000 trẻ em rơi vào
hoàn cảnh cha mẹ bỏ nhau và 30% trẻ em lang thang đường phố xuất thân từ hoàn
cảnh này [22]. Theo một kết quả điều tra của Bộ Công an có đến 8% số trẻ vị thành
niên phạm tội có cha mẹ li hôn [83]. Thêm đó, theo khảo sát của nhóm Young Lives,
trong số 491 trẻ được nghiên cứu, có 7% trẻ cho biết lí do bỏ học vì cha mẹ thường


2
xuyên xảy ra xung đột, li thân, li dị [87]. Cùng với việc li hôn của các cặp vợ chồng,
hiện nay mô hình gia đình mẹ đơn thân xuất hiện và có xu hướng ngày một tăng phần
nào cho ta thấy bức tranh về một gia đình không toàn vẹn (GĐKTV) trong hệ thống
gia đình Việt Nam. Theo kết quả điều tra năm 2007 của Tổng cục Thống kê, Viện Gia
đình và Giới tiến hành có tới hơn 2 triệu người phụ nữ tuổi trưởng thành chọn lối sống
độc thân, trong đó ba phần tư chấp nhận nuôi con một mình. Sau khi nghiên cứu 15
thông số chính về sức khỏe và học tập của trẻ em, Viện Y tế và Phúc lợi Úc cho biết,
hơn 35% trẻ em trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ bị thừa cân hoặc béo phì; so với
24% ở trẻ mà gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ,… [81]. Những thông tin và những con
số thống kê đã chứng minh rằng trẻ em khi trải qua những biến động, chấn thương tâm
lí xuất phát từ gia đình là đối tượng phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe cùng
các tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ em.
Tuổi thiếu niên được xác định vào khoảng từ 11 - 15 tuổi, tương ứng với những
năm học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học cơ sở (THCS), là lứa tuổi chưa phát
triển vượt bậc về thể chất và tâm sinh lí. Đây là lứa tuổi thường dễ bị tác động về mặt
cảm xúc, hay nhạy cảm với các vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, tự ý thức phát triển,
trẻ nhận thức và rất kì vọng vào bản thân, gia đình, cha mẹ. Vì thế khi gặp một sự cố,
có thể rất nhỏ đối với người khác nhưng là một cú sốc rất lớn đối với trẻ và dễ dẫn đến
hiện tượng trẻ không chấp nhận bản thân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn. Ngay cả

trong hoàn cảnh không có TTTL, không có dấu hiệu của sự chia li, của li hôn, trẻ
không phải sống thiếu cha trong gia đình mẹ đơn thân,… đã có bao vấn đề đặt ra với
tuổi thiếu niên. Nếu có những thay đổi, biến động trong cấu trúc gia đình thì việc nảy
sinh tổn thương tâm lí (TTTL) ở trẻ là những điều khó tránh khỏi.
Như vậy, có thể nói sự hụt hẫng nhất định về mặt tâm lí trong GĐKTV cùng với
những thay đổi về mặt tâm sinh lí đặc trưng của lứa tuổi mang đến cho trẻ những biến
đổi rất mạnh mẽ trong đời sống tâm lí. Việc tìm hiểu về TTTL của trẻ trong các
GĐKTV là cần thiết góp phần vào việc đưa ra những cách thức can thiệp kịp thời, giúp
các em vượt qua trở ngại trong gia đình để phát triển toàn vẹn. Từ những vấn đề đặt ra,
đề tài “Tổn thƣơng tâm lí của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn tại thành phố
Hồ Chí Minh” được xác lập.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận TTTL của trẻ em trong GĐKTV và khảo sát thực trạng TTTL
của trẻ em trong GĐKTV tại TP.HCM, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên, trên
cơ sở đó đề xuất biện pháp góp phần giảm thiểu TTTL của trẻ em trong GĐKTV.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
TTTL của trẻ em trong GĐKTV
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính là 112 trẻ em từ 11 - 15 tuổi trong GĐKTV đang
theo học tại các trường THCS trên địa bàn TP.HCM.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ gồm 25 phụ huynh và 16 giáo viên đang giảng dạy
tại các trường THCS - nơi trẻ em thuộc diện khảo sát đang học tập.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Về đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu TTTL của trẻ em trong GĐKTV thông qua các biểu
hiện: thu mình, lo âu - trầm cảm, rối loạn dạng cơ thể, có vấn đề về tư duy, có vấn đề

về chú ý, có vấn đề về giao tiếp xã hội, hành vi vi phạm qui tắc ứng xử và hành vi
hung tính như những biểu hiện cơ bản trong các biểu hiện TTTL của trẻ.
4.2. Về khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là trẻ em từ 11 - 15 tuổi đang sinh
sống trong gia đình có cha mẹ li hôn và gia đình mẹ đơn thân (dạng GĐKTV) tại
TP.HCM. Không nghiên cứu những dạng GĐKTV khác trong đề tài nghiên cứu này.
5. Giả thuyết khoa học
Trẻ em trong GĐKTV tại TP.HCM có TTTL với các biểu hiện: lo âu - trầm cảm,
thu mình, rối loạn dạng cơ thể, hành vi hung tính, có vấn đề về chú ý, có vấn đề về tư
duy, có vấn đề về giao tiếp xã hội, hành vi vi phạm qui tắc ứng xử. Trẻ có TTTL tập
trung ở mức khá nặng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về TTTL của trẻ em trong GĐKTV gồm:
TTTL; GĐKTV và sự ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí trẻ em; TTTL của trẻ em
trong GĐKTV.


4
6.2. Khảo sát thực trạng TTTL của trẻ em trong GĐKTV tại TP.HCM và các yếu
tố ảnh hưởng đến TTTL của trẻ em trong GĐKTV. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp
góp phần giảm thiểu TTTL của trẻ em trong GĐKTV.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp luận khác nhau, trong đó quan điểm
hệ thống cấu trúc và quan điểm thực tiễn đóng vai trò chủ yếu.
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lí luận như tổn
thương, TTTL, gia đình, GĐKTV, TTTL của trẻ em trong GĐKTV. Nghiên cứu đề tài
(xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập
theo quan điểm hệ thống cấu trúc toàn vẹn nhưng có tính động.

7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Vấn đề TTTL nói chung và TTTL của trẻ em nói riêng hiện nay đang là mối
quan tâm của toàn xã hội. Các nghiên cứu Tâm lí học, Xã hội học, báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng khác không ngừng đưa tin về những hậu quả nghiêm
trọng xảy ra từ những yếu tố gây TTTL, trong đó có yếu tố từ những biến động gia
đình. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng TTTL, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
TTTL, đề xuất biện pháp góp phần giảm thiểu TTTL đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phối hợp đồng bộ
các phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
7.2.1.1. Mục đích
Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn
đề TTTL nói chung và TTTL của trẻ em trong GĐKTV nói riêng để xây dựng một hệ
thống khái niệm công cụ cũng như những khái niệm có liên quan để định hướng cho
việc thiết kế công cụ nghiên cứu, thực thi quá trình điều tra thực trạng TTTL của trẻ
em trong GĐKTV. Các khái niệm cơ bản gồm: TTTL, GĐKTV, TTTL của trẻ em
trong GĐKTV.


5
7.2.1.2. Cách thực hiện
Phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng chính là phương pháp nghiên
cứu tài liệu, bao gồm giai đoạn thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lí thuyết;
các nghiên cứu về TTTL, nghiên cứu tâm lí trẻ trong gia đình có cha mẹ li hôn và gia
đình mẹ đơn thân trong các luận văn, luận án, bài viết đăng tải trên các tạp chí Tâm lí
học, website, các dữ liệu được xuất bản thành sách, báo, ấn phẩm.
7.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, trong đó
phương pháp trắc nghiệm là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại

gồm phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp mô
tả chân dung tâm lí là các phương pháp bổ trợ.
7.2.2.1. Phương pháp trắc nghiệm
a. Mục đích
Đây là phương pháp chủ đạo của đề tài. Phương pháp này được sử dụng trong
đề tài để đánh giá những TTTL của trẻ em trong GĐKTV gặp phải nhằm làm sáng tỏ
vấn đề mà các phương pháp khác không thực hiện được.
b. Cách thực hiện
Trong nghiên cứu này, sử dụng công cụ nghiên cứu nằm trong bộ công cụ được
xây dựng dựa trên thực chứng và đã được tiêu chuẩn hóa ASEBA của tác giả
Achenbach là bản mô tả về cảm xúc - hành vi của thiếu niên (YSR) [54].
YSR là các công cụ đánh giá được xây dựng nhằm đánh giá cảm xúc - hành vi
của trẻ em trong độ tuổi từ 11 - 18 tuổi trong thời gian 6 tháng trước thời điểm điền
phiếu, được thiết kế phù hợp để hầu hết các trẻ em trong độ tuổi 11 - 18 tuổi có thể tự
điền.
Cấu trúc của thang YSR bao gồm 112 biểu hiện vấn đề cảm xúc, hành vi ở trẻ
em. Các vấn đề này được phân thành 8 trục hội chứng chính của các vấn đề cảm xúc hành vi thường gặp ở trẻ em và vị thành niên theo bảng phân loại bệnh lần thứ 4 của
Hoa Kì (DSM - IV): thu mình, rối loạn dạng cơ thể, lo âu - trầm cảm, có vấn đề về chú
ý, có vấn đề về giao tiếp xã hội, có vấn đề về tư duy, hành vi hung tính và hành vi vi
phạm qui tắc ứng xử. Công cụ YSR được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức trên


6
khách thể.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích
Đề tài xây dựng bảng hỏi nhằm đánh giá nhận thức của trẻ về hoàn cảnh gia
đình; mối quan hệ của trẻ với cha mẹ; các yếu tố ảnh hưởng đến TTTL của trẻ em
trong GĐKTV và những khó khăn của trẻ trong GĐKTV gặp phải.
b. Cách thực hiện

Bảng hỏi tự thiết kế được căn cứ trên cơ sở lí luận của đề tài và các phương
pháp luận để đảm bảo phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi được thử nghiệm
trước khi đưa vào điều tra chính thức trên khách thể.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích
Tiến hành phỏng vấn trẻ, phụ huynh và giáo viên của trẻ để có thể làm rõ thêm
thực trạng TTTL của trẻ em trong GĐKTV.
b. Cách thực hiện
Sau khi thu số liệu và xử lí thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn 15 trẻ, 25 phụ huynh và 16 giáo viên dựa theo bảng phỏng vấn chi tiết đã
soạn sẵn.
7.2.2.4. Phương pháp mô tả chân dung tâm lí
a. Mục đích
Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm mô tả cụ thể thực trạng TTTL
ở một số trẻ cụ thể trong GĐKTV. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp mô tả chân
dung tâm lí bổ sung thêm cho những kết quả nghiên cứu thu được từ các phương pháp
nghiên cứu định lượng khác.
b. Cách thực hiện
Tìm hiểu hoàn cảnh thực tại trong gia đình và mối quan hệ của trẻ với cha mẹ;
đánh giá tâm lí của trẻ; những khó khăn trong học tập, thích ứng xã hội và khó khăn
trong giải quyết vấn đề của trẻ trong một tiến trình. Chân dung tâm lí của trẻ được xây
dựng dựa trên những biểu hiện chủ yếu trong các biểu hiện của TTTL là chủ yếu.


7
7.2.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
7.2.3.1. Mục đích
Phần mềm SPSS phiên bản 20.0 sẽ được dùng để xử lí các dữ kiện thu được,
phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa yêu cầu định lượng và tính
khách quan trong quá trình nghiên cứu.

7.2.3.2. Cách thực hiện
Các phép tính thống kê suy luận được sử dụng để tính hệ số tin cậy, tần số, tỉ lệ
phần trăm, điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), kiểm nghiệm T - Test, kiểm
nghiệm Anova, tương quan Pearson để bình luận số liệu thu được từ phương pháp trắc
nghiệm và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.


8

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔN THƢƠNG TÂM LÍ CỦA
TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG TOÀN VẸN
1.1. Lịch sử nghiên cứu về tổn thƣơng tâm lí của trẻ em trong gia đình không
toàn vẹn
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về tổn thƣơng tâm lí của trẻ em trong gia đình không
toàn vẹn ở nƣớc ngoài
1.1.1.1 Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lí
Từ cuối thế kỷ 19, vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và TTTL ở con người
nói riêng chính thức được nghiên cứu và đến nay đã tồn tại một số hướng tiếp cận sau:
a. Một số nghiên cứu sơ khai về tổn thương tâm lí
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề lớn
như nguồn gốc, triệu chứng lâm sàng của TTTL. Đáng có vấn đề về chú ý là nghiên
cứu của nhà tâm thần học người Đức Herman Oppenheim (1984) đã miêu tả đầu tiên
những triệu chứng TTTL lâm sàng ở những bệnh nhân trải qua tai nạn đường sắt hoặc
tai nạn lao động như sau: “Ở họ luôn có nỗi lo thường trực, họ sợ phải đối mặt với
những kích thích gợi lại sự kiện gây ra tai nạn, rối loạn giấc ngủ kèm theo cơn ác
mộng, dễ cáu gắt, quá cảnh giác và thu mình lại”. Đồng thời, tác giả là người đầu tiên
gọi những rối nhiễu tâm lí ở các bệnh nhân này bằng thuật ngữ nhiễu tâm sau sang
chấn [8].
Ở một nghiên cứu khác, thông qua quá trình làm việc với phụ nữ tổn thương
trong bệnh viện Salpetriere, Jean Martin Charcot được xem như người đầu tiên nghiên

cứu mối quan hệ giữa chấn thương và bệnh tâm thần. Nếu như trước thời kì của
Charcot, chứng cuồng loạn (“hysteria”) chưa được xem xét thấu đáo, đa phần qui kết
nguyên nhân do vấn đề sinh lí nên hầu hết các bệnh nhân là phụ nữ khi có triệu chứng
này đều bị qui kết nguyên nhân từ tử cung và được điều trị bằng việc cắt bỏ tử cung thì
qua nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra nguồn gốc của triệu chứng cuồng loạn
không phải là sinh lí mà có bản chất tâm lí, đồng thời nhấn mạnh vai trò của sự kiện
gây sợ hãi [49].
Đến năm 1919, Pierre Janet tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của những kí ức


9
sang chấn với những TTTL mới chỉ ra cụ thể TTTL ở một cá nhân thường có những
triệu chứng lâm sàng như sau: suy nhược thần kinh và tâm thần, run chân tay, căng
trương lực cơ, mất cảm giác, liệt hoặc sợ hãi, ám sợ, rối nhiễu hành vi. Đặc biệt, tác
giả nhấn mạnh đến sự lặp đi lặp lại nhiều lần một số triệu chứng: cơn ác mộng, bệnh
nhân không thể quên đi những sự kiện gây sang chấn, những ý nghĩa và hành động gắn
liền với sự kiện gây sang chấn tái hiện nhiều lần trong đầu, sự biến đổi nhân cách theo
chiều hướng thu mình lại. Tác giả xem đây là những triệu chứng cho thấy TTTL rõ
nhất ở mỗi cá nhân [49].
Như vậy, thông qua những nghiên cứu lâm sàng cuối thế kỷ 19 đã chứng minh
rằng TTTL gắn liền với những nguyên nhân bên ngoài do cá nhân trải qua hoặc chứng
kiến sự kiện gây sang chấn. Theo đó, TTTL mang bản chất tâm lí, không phải bắt
nguồn từ nguyên nhân sinh lí. Đây được xem là tư tưởng cơ bản, có ảnh hưởng sâu sắc
đến những nghiên cứu về TTTL ở các giai đoạn tiếp theo.
b. Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lí theo trường phái phân tâm học
Tiêu biểu về nghiên cứu về TTTL trong trường phái này phải kể đến Sigmud
Freud. Kế thừa tư tưởng của Charcot nghiên cứu về chứng cuồng loạn, năm 1895, tác
giả cùng cộng sự thực hiện nghiên cứu về chứng cuồng loạn (“hysteria”) và chỉ ra rằng
những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của hiện tượng này là sự tái hiện trở lại những ý
nghĩ, hình ảnh, ý tưởng, sợ hãi khi chủ thể đối mặt với sự kiện gây sang chấn tâm lí.

Đến năm 1986, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân cụ thể của chứng cuồng loạn (“hysteria”)
xuất phát từ việc bị lạm dụng tình dục bởi người khác. Từ đó, tác giả đã phát triển khái
niệm chứng cuồng loạn (“hysteria”) trở thành lí thuyết tình dục, sau đó phát triển
thành “lí thuyết quiến rũ” (seduction theory). Tuy nhiên, lí thuyết này sau đó không
được chấp nhận nên nó đã thay đổi để tập trung vào xung đột nội tâm (nó/ cái ấy, cái
tôi và cái siêu tôi với tên gọi là lí thuyết xung đột với cách hiểu không phải kí ức về
tổn thương ở bên ngoài đã gây ra chứng cuồng loạn (“hysteria”) mà chính là bản chất
không thể chấp nhận những mong muốn tình dục và hung tính [49]. Như vậy, có thể
nhận thấy rằng, đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu cuối thế kỷ 19, S.Freud thừa
nhận TTTL sinh ra từ thực tiễn nhưng khi giải thích về chứng nhiễu tâm sau chiến
tranh, ông xem rối nhiễu tâm lí này là kết quả của xung đột tâm lí giữa các hiện tượng
tâm lí đã có, đã được hình thành ở cá nhân với những hiện tượng tâm lí mới đang được


10
hình thành trong cá nhân .
Gần với quan điểm của Freud, trong cuốn sách viết về “Lí thuyết phân tâm học
và nhiễu tâm” (năm 1945), nhà phân tâm học người Áo Otto Fénichel đã viết về các
tình huống gắn với sự kiện gây sang chấn được hồi tưởng lại hoặc xuất hiện trong giấc
mơ của cá nhân là kết quả của các quá trình chuyển dịch giữa các hiện tượng tâm lí
bên trong cá nhân như là sự dồn nén bảo vệ cái tôi. Quan điểm này của tác giả nhận
được sự đồng tình và kế thừa trong các nghiên cứu sau này, tiêu biểu là những nghiên
cứu liên quan đến nhiễu tâm sang chấn tâm lí của bác sĩ đa khoa người Pháp là Louis
Croucp [9].
Như vậy, thông qua các nghiên cứu theo trường phái phân tâm mà trong đó tiêu
biểu là lí thuyết TTTL sau sang chấn, lí thuyết xung đột của Freud (1919) và sự dồn
nén bảo vệ cái tôi (O.Fénichel, 1945) đã thể hiện rõ bản chất của TTTL. Đây là những
tư tưởng tiến bộ, là nền tảng để nghiên cứu và điều trị trong ngành Y - Tâm bệnh tại
Mỹ từ năm 1895 đến 1975.
c. Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lí theo lí thuyết hiện đại

Nghiên cứu lí thuyết TTTL hiện đại gắn với sức khỏe tâm thần được thực hiện
trên nhiều đối tượng khác nhau như phụ nữ, những cựu chiến binh, những nạn nhân
trải qua tai nạn,… làm cho tri thức, hiểu biết về về sự TTTL trở nên tinh tế, sâu sắc
hơn.
Năm 1944, sau khi làm việc với các nạn nhân của đám cháy Cocoanut Grove tại
Mỹ với những biểu hiện lâm sàng tương tự nhau, Linderman đã đưa ra giả thuyết về
những phản ứng thường gặp với nỗi đau, bao gồm sự lo lắng khi bị mất người thân
yêu, việc nhận dạng người chết, những biểu hiện tội lỗi và sự thù địch, phá vỡ tổ chức,
và những cơn đau dạng cơ thể. Tiếp nối sau đó, Caplan (1961) đã mô tả có hệ thống
các thành tố của sự khủng hoảng của con người khi phải đối mặt với sự cản trở mục
tiêu quan trọng của cuộc sống thông qua quá trình làm việc với các nạn nhân của vụ
cháy này [49].
Những tâm bệnh lí nặng được quan sát thấy trên những cựu chiến binh và
người dân chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Năm 1954, Laughlin đã tiến hành quan sát
trên 100 người lính sau khi có các “phản ứng sau chiến tranh”. Trong đó, hơn ba phần


11
tư các triệu chứng lâm sàng là lo âu, một nửa trong số họ mắc chứng run chân tay rất
mạnh, 48 người có cảm giác bồn chồn khó xác định; gần một nửa rối loạn giấc ngủ,
thức dậy vào ban đêm; một phần tư trong số họ luôn phàn nàn về cơn bóng đè cứ lặp
đi lặp lại và mơ thấy cảnh chiến đấu; 20 người có phản ứng quá mức với tiếng động
bất ngờ và luôn phàn nàn về những rối nhiễu tâm lí; nhiều người có các phản ứng tổn
thương thực thể khác nhau; chỉ có một số nhỏ trong số họ có biểu hiện trầm cảm và
mệt mỏi hơn mức không có TTTL hoặc có xu hướng cách li khỏi thế giới bên ngoài
[10]. Đặc biệt, hiện tượng này đã được thể hiện rõ ở các cựu chiến binh Mỹ trở về sau
cuộc chiến ở Việt Nam với các triệu chứng lạm dụng ma túy, rượu, cư xử bạo lực,…
gọi chung là “hội chứng Việt Nam”, sau đó đã được thảo luận và đưa vào chẩn đoán
rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Post - traumatic Stress Disorder, kí hiệu PTSD)
trong “Sổ tay Thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần” ấn bản thứ ba (DSM - III)

năm 1980. Đây là thuật ngữ để chỉ sự TTTL của những cá nhân do phải trải qua hoặc
chứng kiến một sự kiện nguy hiểm nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm của con người như
chiến đấu, thảm họa thiên niên, hiếp dâm, bao lực,… đã ảnh hưởng đến sự sống, sự
toàn vẹn của một cá nhân hay một nhóm người.
Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, nghiên cứu sự TTTL về mặt triệu chứng lâm sàng
trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu PTSD theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM - IV
của Hội các nhà Tâm thần học Mỹ đưa ra với bốn nhóm hội chứng cơ bản sau: Thứ
nhất, bệnh nhân chứng kiến hoặc gặp lại sự kiện gây sang chấn; Thứ hai, hội chứng
xâm nhập: sự kiện gây sang chấn tâm lí luôn tái hiện trong tâm trí bệnh nhân; Thứ ba,
hội chứng né tránh hoặc giảm khả năng hoạt động, bệnh nhân né tránh các kích thích
gắn với sự kiện gây sang chấn và giảm hoạt động nói chung; Thứ tư, hội chứng suy
nhược thần kinh giao cảm: ở bệnh nhân tồn tại dai dẳng những triệu chứng dẫn đến
suy nhược thần kinh giao cảm. Các triệu chứng lâm sàng thuộc nhóm thứ hai, ba và
bốn kéo dài hơn một tháng. Các triệu chứng lâm sàng ảnh hưởng đến hoạt động xã hội,
nghề nghiệp, cuộc sống gia đình hoặc những lĩnh vực quan trọng khác [10].
Hiện nay, bên cạnh những quan điểm trái chiều cho rằng khái niệm PTSD là
quá nghiêm khắc, chặt chẽ, không xác định thỏa đáng hết các đối tượng TTTL (John
Briere, 2006), (Bessel A.van der Kolk, 2001),… thì nhiều nghiên cứu sử dụng tiêu chí


12
chẩn đoán PTSD để đánh giá tình trạng TTTL (Margaret J.Hughes & Loring Jones,
2000), (Dutton M.A., 2009), (Kathleen J.Moroz (2005),… và nhất quán cho rằng một
người có TTTL không nhất thiết sẽ phát triển thảnh PTSD, nhưng một người có triệu
chứng PTSD thì luôn chứng tỏ rằng họ đã trải qua sang chấn và có TTTL [49].
1.1.1.2. Một số nghiên cứu về gia đình không toàn vẹn
Cho đến nay, có không ít các công trình nghiên cứu về GĐKTV trên thế giới đã
được công bố rộng rãi, đặc biệt ở các quốc gia mà chính sách phúc lợi đi đầu như Anh,
Đức, Na - Uy, Pháp, Hàn Quốc,... Qua các công trình nghiên cứu này đã cho thấy một
bức tranh toàn cảnh về thực trạng, khó khăn của trẻ trong GĐKTV gặp phải, cần có sự

hỗ trợ từ cộng đồng.
Tác giả Klett - Davies Martina trong cuốn sách Going it alone? Lone mother in
late modernity (tạm dịch: Làm mẹ một mình? Tình mẹ trong thời kì hậu hiện đại) đã
cho rằng xã hội công nghiệp hóa phương Tây đã và đang trải qua một sự biến đổi đầy
kịch tính về cấu trúc gia đình từ những năm 1970. Gia đình hạt nhân đang giảm dần, tỉ
lệ li dị và sống thử đang tăng nhanh, phụ nữ có con ở độ tuổi muộn hơn và cũng có ít
con hơn,… trong đó, sự biến đổi đáng có vấn đề về chú ý nhất trong cấu trúc gia đình
là số lượng tăng nhanh của gia đình khuyết một thành viên. Đồng thời, tác giả định
nghĩa nhóm mẹ đơn thân là một nhóm đồng nhất, có những bất lợi tượng tự nhau và họ
luôn cảm thấy bị chôn vùi trong những ràng buộc và đè nén của xã hội [64].
Nghiên cứu của Polakow Valerie và cộng sự (2001) đã tìm hiểu về những khó
khăn của những người mẹ đơn thân khi phải vừa cố gắng làm việc, vừa nuôi con, vay
mượn tiền để trang trải cuộc sống. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng người mẹ đơn thân,
nhất là người mẹ đơn thân ở tuổi vị thành niên thì việc mang thai và sinh con làm giảm
bớt cơ hội học tập, phải nghỉ học giữa chừng, ảnh hưởng đến việc tìm được công việc
ổn định cho tương lại của họ. Vì thế, giáo dục - cụ thể là dạy nghề hoặc tạo điều kiện
giúp những người mẹ đơn thân này có cơ hội học tập là việc làm hết sức thiết thực.
Bên cạnh có, cần phải có những chính sách phúc lợi dành cho người mẹ đơn thân và
con cái của họ [111].
Tác giả X.Radvanova đã chỉ ra nguồn gốc phổ biến nhất của sự xuất hiện các
GĐKTV ngày nay là li hôn. Theo đó, việc dạy dỗ trẻ trong các gia đình này gặp rất


13
nhiều khó khăn so với một gia đình bình thường - mọi điều kiện cần thiết cho sự phát
triển của đứa trẻ thường được tạo ra đầy đủ. Khi ngôi nhà thân yêu trở thành nơi giải
quyết các mâu thuẫn bất tận của gia đình thì lòng tin và sự điềm tĩnh của đứa con sẽ
suy sụp. Dần dần nó đâm ra mất lòng tin đối với cả những người khác ngoài gia đình
của nó [4].
Tại Hàn Quốc, từ những năm 1990 trở lại đây, bắt đầu xuất hiện nhiều nghiên

cứu liên quan đến GĐKTV, trong đó phần lớn là các nghiên cứu thực trạng, nguyên
nhân phát sinh của hiện tượng người mẹ đơn thân, những khó khăn và định kiến, dư
luận xã hội, mạng lưới người mẹ đơn thân và những nghiên cứu nhằm đưa ra những đề
án, chính sách xã hội hỗ trợ người mẹ đơn thân và con cái của họ [48]. Các nghiên cứu
chủ yếu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Thống kê học hay Y
tế học, có rất ít nghiên cứu về GĐKTV được tiến hành theo nghiên cứu Tâm lí học.
Các nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra hiện tượng mà chưa gắn với các lí
luận có liên quan đến gia đình để phân tích sâu sắc hơn về vấn đề này.
Nhìn chung các nghiên cứu kể trên đề cập đến gồm nhiều khía cạnh đa dạng
của GĐKTV như vấn đề nhân quyền, vấn đề phúc lợi xã hội, những khó khăn mà
GĐKTV phải đối diện,… đã đem đến cái nhìn tổng quát về GĐKTV ở các xã hội khác
nhau, đặc biệt ở các nước phương Tây - nơi có cái nhìn “thoáng” hơn so với xã hội
phương Đông và có sự ưu ái nhiều hơn cho loại hình gia đình này thông qua các chính
sách phúc lợi xã hội hỗ trợ như về nhà cửa, tiền trợ cấp, dịch vụ phúc lợi chăm sóc con
cái,… Tuy vậy, cần có những nghiên cứu xem xét đầy đủ hơn ở góc độ khác nhau,
trong đó có ảnh hưởng của GĐKTV đến hành vi, suy nghĩ, nhận thức cũng như cuộc
sống của trẻ em lớn lên trong những gia đình này.
1.1.1.3. Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lí của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn
Nhìn chung, các nghiên cứu chuyên sâu vào từng dạng GĐKTV, trong đó,
nghiên cứu về tâm lí trẻ trong gia đình có cha mẹ li hôn là chủ yếu.
Năm 1992, Hetherington và Clingempeel đã nghiên cứu và đi đến kết luận rằng
trẻ em và thanh thiếu niên trong các gia đình cha mẹ đơn thân chiếm tỉ lệ cao trong các
vấn đề cảm xúc và lạm dụng chất kích thích, mức độ tự trọng, năng lực xã hội và sự


14
thành công thấp hơn so với các cá nhân trong gia đình có cả cha lẫn mẹ [61].
Giáo sư Kevin Beaver thuộc ĐH Florida nghiên cứu trên 1.816 nam thiếu niên
tuổi từ 12 - 18 và ông đã phát hiện ra một gen mang tên DAT - 1 có ảnh hưởng lên

chất chuyển tải thần kinh serotonine của những đứa trẻ xếp loại quậy phá hàng xóm có
nguồn gốc gia đình có cha mẹ li hôn [84].
Nhà nghiên cứu xã hội học Hyun Sik Kim thuộc ĐH Wisconsin - Madison tiến
hành theo dõi sự phát triển của 3.585 trẻ từ mẫu giáo đến hết lớp 5 và đưa đến kết
luận: Trẻ em có cha mẹ li hôn hóa ra không bắt kịp các bạn đồng trang lứa. Nguyên
nhân có thể bắt nguồn từ những ức chế, căng thẳng khi trẻ nhìn thấy cha mẹ tranh cãi
hay đổ lỗi cho nhau dẫn đến li hôn. Các trục trặc trong sự phát triển tâm lí của trẻ tiếp
tục diễn ra ngay cả sau khi cha mẹ trẻ chia tay [85].
Các tác giả như Brady và cộng sự (1986); Dawson (1991); Fergusson và cộng
sự (1993); Najman và cộng sự (1997) sau khi thực hiện nghiên cứu trên trẻ có cha mẹ
li hôn và trẻ sống trong gia đình ổn định thì ở trẻ có cha mẹ li hôn tồn tại những hành
vi không phục tùng, chống đối xã hôi, những khó khăn trong quan hệ, trong học tập
hay trong quá trình thích nghi xã hội. Theo đó, trẻ em có cha mẹ li hôn và gia đình của
chúng dường như sử dụng nhiều hơn các dịch vụ sức khỏe và phúc lợi xã hội so với
những gia đình không li hôn [57], [58], [59], [68].
Thêm vào đó, qua các nghiên cứu của các tác giả Amoto và Keith (1991),
Hetherington và Stanley (1999) về trẻ em đã cho thấy, trên cùng một cá nhân có mặt
nhiều vấn đề tiêu cực trong cách thức ứng xử, sự điều chỉnh tâm lí, tính tự trọng, và
khả năng thích nghi xã hội,… thì vấn đề li hôn của cha mẹ là một trong những nguyên
nhân cốt yếu [55], [60].
Trong nghiên cứu của Liu và cộng sự (1999) về các nguyên nhân của tổn
thương hành vi, ông tìm thấy rằng trẻ có cha mẹ li hôn có biểu hiện tổn thương hành vi
nhiều gấp 12 lần so với trẻ của gia đình toàn vẹn. Trẻ em có cha mẹ li hôn được báo
cáo như những đứa trẻ có hàng loạt các vấn đề về hành vi và tình cảm như hành vi
xâm kích, thu mình và các hành vi chống đối xã hội. Điều này đã hạn chế trẻ rất nhiều
trong các quan hệ xã hội. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác biệt ý nghĩa về
các tổn thương tình cảm giữa trẻ em trong gia đình li hôn và trẻ em ở nhóm đối chứng


15

và trẻ càng nhỏ thì TTTL càng cao [65].
Cuốn sách Khi cha mẹ chia tay của tác giả G.S. Gerard Poussin Elisabeth
Martin Lebrun (2003) đã khái quát một bức tranh khá đầy đủ mô tả về việc li hôn của
các cặp vợ chồng. Ở đó hình ảnh của đứa trẻ trong gia đình có cha mẹ li hôn được mô
tả tương đối rõ nét. Từ sự phát triển tâm sinh lí qua các giai đoạn tương ứng với những
mẫu ứng xử hành vi mà trẻ có cha mẹ li hôn trong giai đoạn đó; từ những TTTL mà trẻ
gặp phải trước và sau khi cha mẹ li hôn cho đến những cách phòng ngừa và điều trị để
giúp trẻ vượt qua khủng hoảng của gia đình. Kể cả vị trí của trẻ trong gia đình khi còn
có cha mẹ đến lúc phải ở với một trong hai người thì vị trí đó có ảnh hưởng như thế
nào đến tâm lí trẻ [13]. Tuy nhiên, những phương pháp trị liệu, những biện pháp khắc
phục khó khăn sau khi li hôn được đề cập trong tác phẩm được mô tả nhưng chưa đầy
đủ, do vậy việc ứng dụng vào trong thực tiễn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những các nghiên cứu của các tác giả trên nhất quán thừa nhận rằng trẻ trong
GĐKTV gặp nhiều vấn đề về cảm xúc, hành vi, quan hệ xã hội kém thích nghi và dễ
sa vào các tệ nạn xã hội hơn so với trẻ trong gia đình toàn vẹn.
1.1.2. Một số nghiên cứu về tổn thƣơng tâm lí của trẻ em trong gia đình
không toàn vẹn ở trong nƣớc
1.1.2.1. Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lí
Nghiên cứu về TTTL ở trong nước bắt đầu từ những nghiên cứu đầu tiên vào
năm 1984 của Nguyễn Việt đã đề cập đến các bệnh tâm căn - bệnh tâm thần chức năng
xuất hiện do những sang chấn tâm thần có ý nghĩa thông tin riêng tác động vào những
nhân cách có cấu trúc đặc biệt. Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm căn là các sang chấn
tâm lí trong mối quan hệ liên quan phức tạp giữa cá nhân và cá nhân, tác động vào tâm
thần, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực: sợ hãi, lo lắng, tức giận, ghen
tuông, thất vọng [51].
Nghiên cứu về hậu quả TTTL ở các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam
của tác giả Lê Văn Hảo và M. Martinez (2010) đã chỉ ra rằng đại đa số các cựu chiến
binh bị nhiễm chất độc da cam đã phải chịu TTTL trong những năm tháng đầu sau
chiến tranh. Họ có nhiều triệu chứng PTSD. Các triệu chứng này giảm dần theo thời
gian và chấm dứt với một số người, một số người còn lại vẫn phải tiếp tục chịu hậu



×