Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Biểu hiện rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Tây Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Thanh

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CHỐNG ĐỐI
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Thanh

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CHỐNG ĐỐI
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ MINH HÀ



Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Biểu hiện rối loạn chống đối ở học sinh trung
học cơ sở tại thành phố Tây Ninh” hoàn toàn là công trình của riêng cá nhân tôi.
Kết quả nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu hoàn toàn trung thực, không sao chép
của người khác và chưa được công bố, đăng trên tạp chí chuyên ngành nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Thanh


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành chương trình học và có được học vị là niềm vinh hạnh, mơ ước
của riêng bản thân cá nhân tôi. Để đạt được điều này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần từ gia đình, nhà trường, người
thân, bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng, tôi gửi lời cảm ơn đến PGS.TS.
Lê Thị Minh Hà, Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trong khoa Tâm lý học,
đến các Thầy, Cô ở Phòng Sau đại học của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, đến Cha Mẹ tôi, là những người đã
sinh thành, chăm sóc, giáo dục tôi nên tôi mới có được thành quả như ngày hôm
nay. Cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Em của tôi, đến Cô Trần Ngọc Quyên, là
những người đã giúp đỡ, động viên, dịch thuật giúp tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Cô hiệu trưởng trường
Võ Văn Kiệt, Cô hiệu trưởng và Thầy hiệu phó trường Nguyễn Trãi cùng quý
Thầy, Cô chủ nhiệm của cả hai trường đã ân cần tiếp nhận cũng như giúp đỡ tôi
thực hiện khảo sát, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Tây Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2017
HVCH Nguyễn Viết Thanh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN CHỐNG ĐỐI Ở HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................8
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 12
1.2. Lý luận về rối loạn chống đối ở học sinh THCS ...................................... 15
1.2.1. Khái niệm rối loạn và rối loạn thách thức chống đối ......................... 15
1.2.2. Biểu hiện, nguyên nhân và ảnh hưởng của rối loạn chống đối........... 18
1.2.3. Tiêu chí chẩn đoán rối loạn chống đối................................................ 33
1.2.4. Công cụ chẩn đoán rối loạn chống đối ............................................... 36
1.2.5. Phân biệt rối loạn chống đối với các rối loạn hành vi và cảm xúc
thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên ........................... 43

1.2.6. Trị liệu và can thiệp rối loạn chống đối .............................................. 49
1.3. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở ............................ 50
1.3.1. Đặc điểm chung .................................................................................. 50
1.3.2. Sự phát triển nhận thức ..................................................................... 52
1.3.3. Sự phát triển nhân cách ....................................................................... 53


Chƣơng 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CHỐNG
ĐỐI Ở HỌC SINH THCS TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH ..........55
2.1. Khái quát về một số trường THCS tại Thành phố Tây Ninh .................... 55
2.2. Tổ chức nghiên cứu biểu hiện rối loạn chống đối .................................... 57
2.2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 57
2.2.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 57
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 58
2.2.4. Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 62
2.3. Kết quả nghiên cứu biểu hiện rối loạn chống đối ở học sinh trung học
cơ sở tại thành phố Tây Ninh ................................................................... 66
2.3.1. Biểu hiện rối loạn chống đối ............................................................... 66
2.3.2. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở có rối loạn chống đối, nguyên
nhân và ảnh hưởng của rối loạn chống đối đến bản thân học sinh .... 76
2.3.3. Nghiên cứu trường hợp biểu hiện rối loạn chống đối điển hình......... 94
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 109
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

APA

American Psychiatric

Hiệp hội Tâm thần học

Association

Hoa Kỳ

Attention Deficit

Rối loạn tăng động giảm

Hyperactivity Disorder

chú ý

Conduct Disorder

Rối loạn cư xử, rối loạn

ADHD

CD


ứng xử
DSM

Diagnostic and Statistical

Sổ tay chẩn đoán và

Manual

thống kê các rối nhiễu
tâm thần

ICD 10

International Statistical

Bảng phân loại thống kê

Classification of

Quốc tế về bệnh tật và

Diseases and Related

các vấn đề sức khỏe có

Health Problems

liên quan phiên bản lần
thứ 10


RLCĐ

Rối loạn chống đối

RLCX

Rối loạn cư xử

THCS

Trung học cơ sở


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Khách thể khảo sát phân bố theo trường ...................................................63

Bảng 2.2.

Khách thể khảo sát phân phối theo giới tính .............................................63

Bảng 2.3.

Khách thể khảo sát phân phối theo khối lớp ..............................................63

Bảng 2.4.

Giới tính giáo viên tham gia khảo sát ........................................................64


Bảng 2.5.

Độ tuổi của giáo viên .................................................................................65

Bảng 2.6.

Trình độ của giáo viên ...............................................................................65

Bảng 2.7.

Thâm niên công tác của giáo viên .............................................................66

Bảng 2.8.

Mức độ rối loạn chống đối học sinh tự đánh giá theo giới tính .................68

Bảng 2.9.

Mức độ RLCĐ học sinh tự đánh giá phân theo khối lớp ...........................69

Bảng 2.10. Mức độ rối loạn chống đối phụ huynh đánh giá theo giới tính .................71
Bảng 2.11. Mức độ rối loạn chống đối phụ huynh đánh giá theo khối lớp ..................72
Bảng 2.12. Mức độ rối loạn chống đối giáo viên đánh giá theo giới tính ...................74
Bảng 2.13. Mức độ rối loạn chống đối giáo viên đánh giá theo khối lớp ....................74
Bảng 2.14. Tương quan giữa 3 nguồn đánh giá ...........................................................75
Bảng 2.15. 14 học sinh có biểu hiện rối loạn chống đối ..............................................77
Bảng 2.16. 14 học sinh có biểu hiện RLCĐ theo trường .............................................78
Bảng 2.17. 14 học sinh có biểu hiện rối loạn chống đối theo giới tính........................78
Bảng 2.18. 14 học sinh có biểu hiện rối loạn chống đối theo khối lớp ........................78

Bảng 2.19. Mức độ chống đối theo giới tính................................................................79
Bảng 2.20. Giáo viên đánh giá học lực của học sinh có biểu hiện RLCĐ ...................82
Bảng 2.21. Giáo viên đánh giá hạnh kiểm của học sinh có biểu hiện RLCĐ ..............83
Bảng 2.22. Biểu hiện chống đối giáo viên chủ nhiệm đánh giá ...................................84
Bảng 2.23. Biểu hiện chống đối phụ huynh đánh giá ..................................................86
Bảng 2.24. Tình trạng hôn nhân của cha mẹ học sinh có RLCĐ .................................87
Bảng 2.25. Không khí tâm lý trong gia đình của học sinh có RLCĐ ..........................88
Bảng 2.26. Phụ huynh quan tâm đến con của mình .....................................................88
Bảng 2.27. Phụ huynh sử dụng các chất kích thích......................................................89
Bảng 2.28. Phong cách giáo dục của cha mẹ học sinh có RLCĐ ................................89


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Điểm học sinh tự đánh giá .............................................................. 67
Biểu đồ 2.2. Mức độ biểu hiện rối loạn chống đối.............................................. 67
Biểu đồ 2.3. Điểm số phụ huynh đánh giá rối loạn chống đối............................ 70
Biểu đồ 2.4. Mức độ rối loạn chống đối phụ huynh đánh giá............................. 70
Biểu đồ 2.5. Điểm số giáo viên chủ nhiệm đánh giá .......................................... 72
Biểu đồ 2.6. Mức độ rối loạn chống đối Giáo viên chủ nhiệm đánh giá ............ 73
Biểu đồ 2.7. Hệ số tương quan ............................................................................ 75
Biểu đồ 2.8. Hiểu biết về RLCĐ của giáo viên................................................... 81
Biểu đồ 2.9. Mức độ quan tâm của gia đình học sinh có RLCĐ ........................ 82


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của mình thiếu niên phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Những thay đổi từ tâm, sinh lý, các tuyến nội tiết tố và hệ thần kinh hoạt
động mạnh làm cho hệ thần kinh trung ương mất cân bằng, quá trình hưng phấn

mạnh hơn ức chế gây nên những cơn xúc động mạnh, nóng nảy vô cớ, dễ bị kích
thích, ... Trong môi trường học đường, không ít các thầy / cô nhất là các giáo
viên chủ nhiệm thường than phiền về các học sinh “Cá biệt” của lớp mình quản
nhiệm. Các em này hay tranh cãi gay gắt với người lớn, cố tình gây mất trật tự
trong lớp học, hay kiếm chuyện với các bạn trong lớp, thù hằn, thường xuyên
tức giận, … Làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính bản thân các em, ảnh
hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường. Các bậc phụ huynh cũng cảm
thấy phiền lòng khi đứa con của mình ngày càng khó bảo, ngang ngạnh ương
bướng, luôn giận dữ và tranh cãi gay gắt với mình. Nếu các biểu hiện này chỉ
nhất thời và nhanh chóng mất đi thì đó chỉ là những khó khăn tạm thời do sự
thay đổi về tâm, sinh lý. Nhưng những biểu hiện này lặp đi lặp lại và kéo dài
trên 6 tháng thì có thể là biểu hiện của rối loạn chống đối. Biểu hiện rối loạn
chống đối nếu không kịp thời phát hiện, can thiệp thì có thể tiến triển thành rối
loạn cư xử.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rối loạn chống đối có thể là tiền
thân của rối loạn cư xử, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rối loạn nhân cách
chống đối xã hội sau này [32, tr. 7]. Một số trẻ được chẩn đoán là rối loạn chống
đối sẽ tiếp tục phát triển thành rối loạn cư xử [52]. Dường như có một mối quan
hệ giữa các rối loạn chống đối, rối loạn cư xử và rối loạn nhân cách chống đối
xã hội. Cụ thể, nghiên cứu đã chứng minh sự liên tục các rối loạn mà rối loạn cư
xử thường được chẩn đoán ở trẻ em trước đây đã được chẩn đoán có rối loạn
chống đối, và hầu hết người lớn bị rối loạn nhân cách chống xã hội trước đây đã
được chẩn đoán có rối loạn cư xử. Ví dụ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90%


2
trẻ em được chẩn đoán có rối loạn cư xử đã được chẩn đoán trước đó có rối loạn
chống đối. Hơn nữa, cả hai rối loạn chia sẻ các yếu tố nguy cơ có liên quan và
các hành vi gây rối, cho thấy rối loạn chống đối là một tiền thân phát triển và
biến thể nhẹ hơn của rối loạn cư xử. Tuy nhiên, điều này không phải xảy ra ở tất

cả các cá nhân. Trong thực tế, chỉ có khoảng 25% trẻ em có rối loạn chống đối
sẽ nhận được một chẩn đoán sau này của rối loạn cư xử. Tương ứng, có một liên
kết được thiết lập giữa rối loạn cư xử và việc chẩn đoán rối loạn nhân cách
chống đối xã hội như một người lớn. Trong thực tế, các tiêu chuẩn chẩn đoán
hiện tại cho rối loạn nhân cách chống xã hội đòi hỏi phải có chẩn đoán rối loạn
cư xử trước tuổi 15. Tuy nhiên, một lần nữa, chỉ có 25-40% số trẻ có rối loạn cư
xử sẽ phát triển thành rối loạn nhân cách chống đối xã hội [56]. Việc nghiên cứu
về rối loạn chống đối đã được các nhà Tâm lý-giáo dục trên thế giới quan tâm
tìm hiểu. Mục đích ngăn ngừa không để rối loạn chống đối tiến triển thành rối
loạn cư xử. Vì rối loạn cư xử có thể gây ra những nguy hại cho bản thân thiếu
niên cũng như nguy hại cho xã hội với những hành vi như trộm cắp, đốt phá
hoại của công, gây hấn với người khác… Và có thể tiến triển thành rối loạn nhân
cách chống đối xã hội. Trong sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm
thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ phiên bản V (2013) cho thấy cá nhân
có RLCĐ thì còn có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn sử
dụng chất, … [30, tr. 466].
Trong những năm gần đây báo chí đăng rất nhiều những thông tin về phạm
pháp ở lứa tuổi vị thành niên. Bài viết đăng ngày 23/10/2015 của Công an Tỉnh
Phú Yên. Theo số liệu thống kê của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành
phố Tuy Hòa, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thành phố
đã xảy ra 17 vụ phạm pháp hình sự do 28 đối tượng ở lứa tuổi vị thành niên gây
ra, trong đó đa số là các vụ trộm cắp tài sản. Trong 9 đối tượng thực hiện hành
vi phạm tội thì đã có 6 đối tượng đang ở lứa tuổi vị thành niên. Điển hình là
nhóm trộm cắp tài sản gồm 5 đối tượng đều ở thành phố Tuy Hòa do đối tượng


3
Trần Đ cầm đầu. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, nhóm đối tượng này đã thực
hiện 6 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố. Trước năm 2014, khi mới 13
tuổi, Đ đã cầm đầu một nhóm đối tượng thực hiện 17 vụ trộm cắp tài sản [44].

Hành vi phạm pháp của Đ lặp đi lặp lại và kéo dài hơn 6 tháng. Theo DSM-V
mã 312,81 tiêu chí lừa đảo hoặc trộm cắp kéo dài 6 tháng [30, tr. 469]. Thì hành
vi đó của Đ có thể được xem như rối loạn cư xử (Conduct Disorder – CD).
Ở lứa tuổi 13, đa số học sinh ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, lễ phép, chỉ
có một chút bốc đồng do thay đổi nội tiết tố. Nhưng một số học sinh khác cũng
ở độ tuổi 13, các em đã tham gia vào nhóm tội phạm như cướp giật tài sản, đánh
nhau, …Gây nên những vụ phạm pháp dù đang ở độ tuổi thiếu niên. Đó là hậu
quả của việc phát hiện trễ các rối loạn chống đối ở lứa tuổi thiếu niên và không
kịp thời can ngăn rối loạn này, mà để chúng tiến triển lên thành rối loạn cư xử.
Ở Việt Nam, số công trình nghiên cứu về rối loạn chống đối còn rất ít.
Trong công trình nghiên cứu “Rối loạn chống đối và thực trạng trẻ có rối loạn
chống đối tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thị Minh Hà và Lê
Nguyệt Trinh, Khoa Giáo dục đặc biệt, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả sử dụng thang đo Conners sàng lọc trẻ có dấu hiệu rối loạn
chống đối. Số trẻ rối loạn chống đối tập trung nhiều nhất ở trẻ 8 tuổi (30.43%),
số trẻ 11 và 12 tuổi ít nhất (2.174%). Tỷ lệ nam (69.6%) có rối loạn rối loạn
chống đối cao hơn nữ (30.4%). Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa rối
loạn chống đối và rối loạn tăng động giảm chú ý. Cả giáo viên và phụ huynh đều
đánh giá nhiều trẻ có điểm rối loạn chống đối ở mức độ cao/ rất cao/ giới hạn
đều có điểm rối loạn tăng động giảm chú ý đi kèm cũng ở mức tương ứng [10].
Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của công trình là lứa tuổi học sinh tiểu học mà
không phải là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
Từ những lý do đó việc lựa chọn đề tài “Biểu hiện rối loạn chống đối ở
học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Tây Ninh”.


4
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả thực trạng biểu hiện rối loạn chống đối ở học sinh thuộc
hai trường trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh.

3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố
Tây Ninh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh khối 7, 8, 9 hai trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt và trường
Nguyễn Trãi, thành phố Tây Ninh.
Phụ huynh các em học sinh khối 7, 8, 9 hai trường trung học cơ sở Võ Văn
Kiệt và trường Nguyễn Trãi, thành phố Tây Ninh.
Giáo viên chủ nhiệm khối 7, 8, 9 hai trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt
và trường Nguyễn Trãi, thành phố Tây Ninh.
Nghiên cứu 2 học sinh có biểu hiện rối loạn chống đối điển hình thuộc hai
trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt và trường Nguyễn Trãi, thành phố
Tây Ninh.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Nội dung
Nghiên cứu chỉ tìm hiểu biểu hiện hành vi của học sinh có rối loạn chống
đối ở hai trường trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh.
4.2. Địa điểm
Học sinh trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt, trung học cơ sở Nguyễn
Trãi, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4.3. Đối tƣợng khảo sát
- 345 học sinh trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt và 354 học sinh trường
trung học cơ sở Nguyễn Trãi, thành phố Tây Ninh.


5
- 345 phụ huynh học sinh trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt và 354 phụ
huynh học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, thành phố Tây Ninh.
- 19 giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt và trường

trung học cơ sở Nguyễn Trãi, thành phố Tây Ninh.
- 2 học sinh có biểu hiện rối loạn chống đối điển hình ở hai trường trên.
4.4. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Có mối liên hệ giữa yếu tố gia đình với rối loạn chống đối ở học sinh
trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh.
- Rối loạn chống đối có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính học
sinh có biểu hiện rối loạn chống đối tại thành phố Tây Ninh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ sở.
- Khảo sát biểu hiện rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ sở tại thành
phố Tây Ninh.
- Nghiên cứu 2 học sinh có biểu hiện rối loạn chống đối điển hình thuộc 2
trường trung học cơ sở Võ Văn Kiệt và trường Nguyễn Trãi tại thành phố Tây Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở Phƣơng pháp luận
Quan điểm tiếp cận hệ thống
Rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh
không tồn tại một cách độc lập mà có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như:
gia đình, nhà trường và môi trường xã hội.
7.2. Một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến rối loạn chống đối để
làm rõ các vấn đề lý luận của rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ sở.


6
- Cách thực hiện: Tìm đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu về rối loạn
chống đối, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực

tiễn về rối loạn chống đối.
7.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
- Mục đích: Thu nhận ý kiến đánh giá của phụ huynh và giáo viên chủ
nhiệm về biểu hiện rối loạn chống đối của học sinh lớp 7, 8, 9. Tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến rối loạn chống đối, ảnh hưởng của rối loạn chống đối đến bản thân
học sinh đến thành tích thi đua của lớp, của trường.
- Cách thực hiện: Phát bảng hỏi cho giáo viên chủ nhiệm, cho phụ huynh
của các em có biểu hiện rối loạn chống đối.
7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
- Mục đích: Sử dụng thang đo Conners để sàng lọc học sinh có biểu hiện
rối loạn chống đối.
- Cách thực hiện: Gửi bảng hỏi Conners cho học sinh tự đánh giá biểu hiện
hành vi rối loạn chống đối của mình, gửi bảng hỏi cho giáo viên chủ nhiệm đánh
giá biểu hiện hành vi rối loạn chống đối của học sinh lớp mình chủ nhiệm và gửi
bảng hỏi cho phụ huynh đánh giá biểu hiện hành vi rối loạn chống đối của con
mình.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Mục đích: Tìm hiểu 2 trường hợp học sinh có biểu hiện rối loạn chống đối
điển hình.
- Cách thực hiện: Nghiên cứu cắt ngang trường hợp 2 học sinh có biểu hiện
rối loạn chống đối, tìm hiểu tiểu sử, nguyên nhân, ảnh hưởng của rối loạn chống
đối đến kết quả học tập của cá nhân, đến các mối quan hệ của cá nhân,…
7.2.5. Một số phương pháp khác như
Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu, …
Phương pháp quan sát:


7
- Mục đích: Quan sát hành vi, thái độ của 2 trường hợp có rối loạn chống
đối điển hình.

- Cách thực hiện: Tiến hành quan sát hành vi, thái độ của 2 em học sinh có
biểu hiện rối loạn chống đối của 2 trường trung học cơ sở ở thành phố Tây Ninh.
Phương pháp phỏng vấn sâu:
- Mục đích: Phỏng vấn sâu các giáo viên chủ nhiệm của 2 trường để tìm
hiểu về việc ảnh hưởng của rối loạn chống đối đến bản thân các em, đến kết quả
học tập của các em cũng như việc ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp của
trường,…
- Cách tiến hành: Gặp các giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh rối loạn
chống đối để phỏng vấn.
7.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
- Mục đích: Xử lý số liệu thu thập được từ bảng hỏi. Các lệnh sử dụng như
bảng tần số, tần suất, độ lệch chuẩn, kiểm định tương quan Pearson, kiểm
nghiệm T-Test, kiểm nghiệm Anova,…
8. Đóng góp mới của Đề tài
- Góp phần hệ thống lý luận về rối loạn chống đối ở lứa tuổi trung học cơ sở.
- Chỉ ra thực trạng rối loạn chống đối và ảnh hưởng của rối loạn chống đối
ở học sinh trung học cơ sở.
9. Cấu trúc luận văn
Gồm có các phần sau:
 Phần mở đầu
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ sở.
 Chƣơng 2: Kết quả biểu hiện rối loạn chống đối ở học sinh trung học cơ
sở tại thành phố Tây Ninh.
 Kết luận và khuyến nghị
 Danh mục tài liệu tham khảo


8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN CHỐNG ĐỐI Ở HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Emil Kraepelin (1856 - 1926), là một bác sĩ tâm thần người Đức, Ông được
xem như là cha đẻ của tâm thần học hiện đại. Lý thuyết nguồn gốc chính của
tâm thần bệnh là do sinh học và di truyền trục trặc, lý thuyết này thống trị tâm
thần học vào đầu thế kỷ 20. Trong cuốn giáo trình “Cơ sở tâm thần học và khoa
học thần kinh”, ông lập luận rằng tâm thần học là một ngành khoa học y tế và
cần được điều tra bằng quan sát và thử nghiệm như các ngành khoa học tự nhiên
khác. Ông kêu gọi nghiên cứu các nguyên nhân thực thể của bệnh tâm thần, và
bắt đầu thiết lập những nền tảng của hệ thống phân loại hiện đại cho các rối loạn
tâm thần. Kraepelin đề xuất rằng qua việc nghiên cứu lịch sử trường hợp và xác
định các rối loạn cụ thể, sự tiến triển của bệnh tâm thần có thể được dự đoán
[39].
Hiệp hội tâm thần Mỹ (American Psychiatric Association, viết tắt APA),
xây dựng nên cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần gọi tắt là
DSM. Với các phiên bản DSM I (1952), DSM II (1968), DSM III (1980), DSMIV (1994), DSM IV-TR (2000), DSM-V (2013) [40]. Rối loạn chống đối lần đầu
tiên được gọi tên, chỉ danh trong DSM-IV (1994) với mã phân loại 313.81. Tiếp
tục có mặt trong DSM-IV-TR (2000) và DSM-V với việc đánh giá bệnh nhân
vào năm trục hoặc kích thước thay vì chỉ là một khía cạnh rộng của “rối loạn
tâm thần” [41, tr.1].
Tổ chức Y tế thế giới (WTO) cũng nghiên cứu xây dựng nên bảng mã phân
loại bệnh Quốc tế (áp dụng chung cho toàn thế giới). Bảng Phân loại thống kê
Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10
(ICD-10) xuất bản năm 1992, trong đó “Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi” nằm
ở chương thứ 5, các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em


9
và thanh thiếu niên mã F90 - F98. Rối loạn hành vi mã chung là F91, gồm có rối
loạn hành vi khu trú trong môi trường gia đình mã F91.0, rối loạn hành vi ở

những người kém thích ứng xã hội mã F91.1, rối loạn hành vi ở những người
còn thích ứng xã hội mã F91.2, và rối loạn chống đối mã F91.3. Hiện nay, người
ta cũng đang xây dựng một Bảng Phân loại sử dụng cho các tuyến chăm sóc sức
khỏe ban đầu và một Bảng Phân loại trong đó sắp xếp lại các rối loạn tâm thần
trẻ em theo một hệ thống đa chiều, cho phép đánh giá đồng thời tình trạng lâm
sàng, các yếu tố môi trường liên quan và mức độ khuyết tật do di chứng của
bệnh tật cùng một lúc [45, tr. 8].
Năm 1989, thang đánh giá Conners của TS. C.Keith Conners được công bố,
được xem là thang đánh giá chuẩn dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên có rối
loạn về chống đối, rối loạn tăng động giảm chú ý,… Mỗi năm có hơn 1,5 triệu
bản đánh giá Conners được thực hiện và được áp dụng trên toàn thế giới. Hoa
Kỳ là nơi thang đánh giá Conners được sử dụng nhiều nhất, các nơi thu thập số
liệu: Michael Abruzzese, Hiệp hội Phát triển Trẻ em Robin Ackerman; Richard
Barrett & Thomas Turchetti, Trường trung học Redhook; Ray Dodson, Ph.D.,
Colorado Spring School Dictrict 11; Ginger Gates, Humule School District;
William Foster, Clark Country School Dictrict; Konrad Beck, Milpitas Unified
School Dictrict; Dorothy Boyer, Port Washington-Sackville School; … Tại
Canada, thang đánh giá Conners cũng được tiến hành tại một số nơi như:
Patricia J. Wheeler, Student Services Halifax Country Bedford Dictrict School;
Michael P. Leroux, Principal, Jean Vanier Catholic Secondary School; Kristine
Nelson, Wellington Country Board of Education; … [31, tr.16-18].
Hoa Kỳ là quốc gia nghiên cứu về rối loạn chống đối khá nhiều vào các
năm 2007, 2009, 2010, 2012, 2013.
Năm 2007, nghiên cứu của Tiến Sĩ Cliff McKinney & Kimberly D. Renk,
trường Đại học Central Florida (Hoa Kỳ), “Emerging Research and Theory in
the Etiology of Oppositional Defiant Disorder: Current Concerns and Future


10
Directions” (Đang nổi lên nghiên cứu về lý thuyết, nguyên nhân của đối lập rối

loạn chống đối: Mối quan tâm hiện tại và định hướng tương lai), được đăng trên
tạp chí Quốc tế hành vi tham vấn và trị liệu, tập 3, số 3, 2007 trang 349 [42].
Năm 2009, trên trang website: www.aacap.org viết tắt của American
Academy of Child and Adolescent Psychiatry (Học viện Tâm thần trẻ em và
Tâm thần của Mỹ). Đã đăng một tài liệu hướng dẫn gia đình của các trẻ có rối
loạn chống đối dài 18 trang. Tài liệu nêu rõ các khái niệm, biểu hiện, các tiêu
chuẩn chẩn đoán, cũng như cách phòng ngừa rối loạn chống đối [32].
Năm 2010, công trình nghiên cứu của Richard Rowe, E. Jane Costello,
Adrian Angold, William E Copeland, and Barbara Maughan. “Developmental
pathways in Oppositional Defiant Disorder and Conduct Disorder” (Con đường
phát triển trong rối loạn chống đối và rối loạn cư xử), được lưu trong Viện y tế
Quốc gia, thư viện Quốc gia Hoa Kỳ 2010, tháng mười một; 119 (4): 726-738.
Nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa rối loạn chống đối với rối loạn cư xử. Nếu
rối loạn chống đối là tiền thân của rối loạn cư xử thì sự khởi phát của nó sớm
xảy ra trong quá trình phát triển. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn chống đối và
rối loạn cư xử giống nhau bao gồm: Yếu tố tâm lý xã hội; yếu tố gia đình (trong
việc nuôi dạy con cái); yếu tố cá nhân như khiếm khuyết di truyền học, hiếu
động thái quá, … Tỷ lệ rối loạn chống đối ở trẻ trai và trẻ gái ngang bằng nhau
nhưng các em trai lại có nguy cơ cao hơn khi phát triển lên thành rối loạn cư xử.
Kết quả nghiên cứu cho biết rối loạn chống đối (Được đánh giá ở mức độ hay
mức chẩn đoán) đóng vai trò là tiền thân của rối loạn cư xử và là yếu tố nguy cơ
đối với rối loạn cư xử [48].
Năm 2012, Derek Cornett, “Rối loạn chống đối: Các vấn đề và biện pháp
can thiệp để quản lý hành vi tích cực”, được trình bày ở Đại học giáo dục Bang
Winona Hoa Kỳ. Nghiên cứu cho rằng hành vi của học sinh có liên quan đến rối
loạn chống đối, bằng chứng cho thấy thâm hụt chức năng não ở trẻ em được
chẩn đoán rối loạn chống đối liên quan đến chức năng điều hành và thực hiện


11

lựa chọn hành vi tích cực. Lý thuyết lựa chọn và điều kiện hoạt động có tiềm
năng để làm việc cùng nhau và sửa đổi hành vi tích cực trong lớp học để tạo ra
một môi trường học tập tốt hơn [55].
Năm 2013, Lorraine Susan Rogers, nghiên cứu về “Rối loạn chống đối”
trình bày ở Đại học Ohino Hoa Kỳ để hoàn thiện văn bằng thạc sĩ của mình.
Nghiên cứu tìm hiểu việc giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục nào đối với
các học sinh chẩn đoán rối loạn chống đối, giúp học sinh kiểm soát được hành vi
và phương pháp nào sử dụng thành công trong việc giáo dục học sinh rối loạn
chống đối [49].
Tại Ấn độ năm 2014, nghiên cứu của Ambrish Mishra, S. P. Garg, Samir N.
Desai “Báo cáo nghiên cứu ban đầu tỷ lệ rối loạn chống đối và rối loạn hành vi ở
trẻ em trong trường tiểu học” đăng trên tạp chí tòa án dược phẩm (Bản chính
thức của Ấn độ viện pháp y), tháng 9/2014, số 3, trang 246. Nghiên cứu được
thực hiện trên 900 trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn chống đối
ở học sinh tiểu học là 7,73 %, … [46].
Hàn Quốc cũng nghiên cứu về Rối loạn chống đối. Kang-E Michael Hong,
MD (Seoul, Hàn Quốc), trong bài trình bày của mình về mối quan hệ giữa rối
loạn cư xử, rối loạn chống đối và hành vi chống đối xã hội. Tại một hội nghị
nghiên cứu quy hoạch chẩn đoán liên quan đến tập trung vào rối loạn của thời
thơ ấu ở Mexico City vào ngày 14- 6- 2007. Ông lưu ý rằng một số yếu tố ảnh
hưởng sinh học thần kinh đã được đề xuất bởi các nhà điều tra, bao gồm cả yếu
tố di truyền, trước khi sinh và các vấn đề chu sinh, sinh non, rối loạn thần kinh,
suy dinh dưỡng, chấn thương não, tính khí, tính nhạy cảm sinh học thần kinh, trí
thông minh, và bệnh tâm thần khác. Những yếu tố này không cụ thể trở thành
yếu tố gây bệnh cho một bệnh cụ thể khi kết hợp với các yếu tố tâm lý xã hội cụ
thể các yếu tố tâm lý xã hội, góp phần vào sự phát triển của rối loạn chống đối
bao gồm tình trạng kinh tế xã hội, rối loạn chức năng của gia đình, bệnh tâm
thần của cha mẹ, và các vấn đề tương tác mẹ-con riêng biệt đặc trưng bởi các



12
cuộc xung đột, sự bùng phát tình cảm và tranh giành quyền lực. Yếu tố tâm lý xã
hội góp phần vào sự phát triển của rối loạn cư xử bao gồm các vấn đề gia đình,
vấn đề làm cha mẹ (tiêu cực, từ chối, thiếu hơi ấm của mẹ), bệnh tâm thần của
cha mẹ, … [37].
Hoa Kỳ có thể được xem như là Quốc gia đi tiên phong trong việc nghiên
cứu RLCĐ khi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (Thành lập năm 1844), đã xây
dựng nên sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần viết tắt là DSM và
chỉ danh RLCĐ trong phiên bản DSM-IV (1994); tiếp bước là Tiến sĩ C.Keith
Conners dựa trên tiêu chí chẩn đoán RLCĐ của DSM-IV xây dựng nên thang
đánh giá về RLCĐ; các tác giả khác nghiên cứu vào các năm 2007, 2009, 2010,
2012, 2013. Ở các Quốc gia khác như Ấn Độ, Canada, Hàn Quốc, Hà Lan,
Mexico, Kenya,… Cũng nghiên cứu về RLCĐ.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam công trình nghiên cứu về “Rối loạn chống đối” còn rất ít, công
trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Minh Hà, nghiên cứu về “Rối loạn chống đối
và thực trạng trẻ có rối loạn chống đối tại thành phố Hồ Chí Minh”. Bài viết
đăng trên tạp chí Tạp chí Khoa học giáo dục-Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
số 104 (5/2014). Nghiên cứu sử dụng thang đánh giá Conners làm công cụ chẩn
đoán, trình bày các tiêu chí phân biệt rõ ràng rối loạn chống đối khác với rối
loạn cư xử theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần (DSM- IV).
Mẫu nghiên cứu là 821 trẻ thuộc 20 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, 821 phụ huynh và 21 giáo viên chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ trẻ có dấu hiện RLCĐ 2.436% và 3.167% trẻ ở mức độ giới hạn. Tỷ lệ
RLCĐ ở nam chiếm 69.6% cao hơn ở nữ 30.4%. Số trẻ RLCĐ tập trung nhiều
nhất ở trẻ 8 tuổi chiếm 30.43%, số trẻ 11 và 12 tuổi ít nhất chiếm 2.174%.
Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa RLCĐ với rối loạn tăng động giảm
chú ý khi cả giáo viên và phụ huynh đều đánh giá nhiều trẻ có điểm RLCĐ ở
mức độ cao/rất cao/giới hạn đều có điểm rối loạn tăng động giảm chú ý đi kèm



13
cũng ở mức tương ứng. Điểm RLCĐ trung bình của những trẻ chỉ sống với mẹ
hoặc sống với người khác hoặc chỉ sống với cha có xu hướng cao hơn trẻ sống
với cả cha và mẹ.
Còn các công trình có liên quan đến đề tài như rối loạn hành vi, hành vi
lệch chuẩn, … Được một số tác giả ở ngoài miền Bắc, miền Nam nghiên cứu
trong thời gian qua. Có thể kể đến các công trình như:
Tác giả Phạm Thị Bích Phượng, (2012), với đề tài nghiên cứu về: “Ảnh
hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành
niên có rối loạn hành vi”, luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị
thành niên, trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên
cứu sử dụng “Bảng liệt kê hành vi trẻ em” để đo các biểu hiện rối loạn hành vi ở
trẻ, riêng thang đo phong cách làm cha mẹ và hành vi của cha mẹ tác giả sử
dụng “Bộ câu hỏi về phong cách làm cha mẹ” của Dr. John R. Buri, thuộc khoa
tâm lý của trường Đại học St. Thomas và “Báo cáo hành vi của cha mẹ dành cho
con” được Earl S. Schaefer thuộc Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia nghiên cứu
và phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy phong cách “Dễ dãi nuông chiều với
độc đoán” của cha mẹ làm tăng các biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ vị thành
niên… kết quả về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với biểu
hiện rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên. Số lượng các thành viên trong gia đình
càng đông thì thời gian cha mẹ quan tâm đến từng đứa con giảm, thêm nữa là
đông anh em thì xung đột giữa anh em với nhau càng nhiều, …
Tác giả Phạm Tiến Công, (2012), nghiên cứu về: “Thực trạng hành vi lệch
chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”.
Khách thể nghiên cứu trên học sinh lớp 6 và lớp 9 ở 2 trường trung học cơ sở
thành phố Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho biết học sinh tự đánh giá mình là
trẻ chưa ngoan chiếm 44,5%, tự đánh giá có hành vi không đúng với quy định
chung của nhà trường 32,1%, có hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức
chung ở gia đình 25,8%, có hành vi không đúng với chuẩn mực, quy tắc ở xã hội



14
10,4%. Đánh giá về học sinh không làm bài tập ở lớp, trốn tiết, nói chuyện riêng,
quay cóp khi thi cử thì có 20,9% giáo viên cho rằng hành vi này xảy ra ở mức
rất thường xuyên và thường xuyên, 45,8% ý kiến cho rằng hành vi này thỉnh
thoảng xảy ra. Biểu hiện hành vi lệch chuẩn học sinh tự đánh giá trong 6 tháng
gần đây thì hành vi cãi cọ, trêu chọc bạn là xảy ra nhiều nhất, biểu hiện hành vi
sợ đi học, muốn trốn học mức độ rất thường xuyên 1,6%, chán học, không còn
hứng thú mức độ rất thường xuyên 1,9%, … Số học sinh có biểu hiện hành vi
lệch chuẩn xã hội (ở mức độ một là mức độ nguy cơ) là 16,8%, có hành vi lệch
chuẩn xã hội là 17% (mức hai là 10,4%, và mức độ ba là 6,6%), theo tác giả thì
có đến hơn 10% học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu có tồn tại hành vi
lệch chuẩn xã hội…
Tác giả Văn Bảo Anh Trinh, (2013), nghiên cứu về “Biểu hiện rối loạn
hành vi ở học sinh trung học tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”. Nghiên
cứu tìm hiểu biểu hiện hành vi lệch chuẩn của 600 học sinh và 61 giáo viên ở
thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho biết, mức độ xuất
hiện của các biểu hiện rối loạn hành vi do học sinh tự đánh giá ở nam nhiều hơn
nữ, ở mức độ thường xuyên ở học sinh nam chiếm 10.8%; ở học sinh nữ chiếm
7 %, ở mức độ rất thường xuyên ở học sinh nam chiếm 5.5 %; ở học sinh nữ
chiếm 3.8%. Mức độ biểu hiện rối loạn hành vi do giáo viên đánh giá thì nam
nhiều hơn nữ biểu hiện rối loạn hành vi mức độ thường xuyên ở học sinh nam
12.5% cao hơn học sinh nữ 11.9%, biểu hiện rối loạn hành vi mức độ rất thường
xuyên ở học sinh nam 5.5% cao hơn ở học sinh nữ 2.9%. Các biểu hiện cụ thể
rối loạn hành vi do học sinh tự đánh giá đó là hành vi “Nói dối” chiếm tỷ lệ cao
nhất với 19.4%, “Dễ bị kích động, dễ nổi khùng” chiếm 15.6 %, hành vi “Sử
dụng chất gây nghiện” chiếm11.4 %, hành vi nói tục chiếm10.8 % và “Đánh
nhau” chiếm 9.2 %. Những hành vi ít xảy ra ở học sinh là “Hành hạ súc vật”
1.1 % và “Bỏ nhà” 1.7%. Các biểu hiện cụ thể rối loạn hành vi do giáo viên

đánh giá đó là “Dễ bị kích động, dễ nổi khùng” chiếm tỷ lệ cao nhất với 18.9%,


15
tiếp theo là hành vi “Nói dối” chiếm16.7%, hành vi “Sử dụng chất gây nghiện”
chiếm 11%, hành vi “Nói tục” chiếm 10.1%...
Như vậy qua lịch sử nghiên cứu trên thế giới cho chúng ta một góc nhìn đa
dạng về RLCĐ, đầu tiên rối loạn chống đối được gọi tên, chỉ danh trong DSMIV (1994), với mã phân loại 313.81; được tổ chức Y tế Thế giới đặt mã phân
loại F.91.3 trong bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức
khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-10) xuất bản năm 1992. Dựa trên
các tiêu chuẩn của DSM-IV, Conners xây dựng nên bộ công cụ chẩn đoán về
RLCĐ sử dụng chung cho toàn thế giới, nhiều nhất là ở Hoa Kỳ và Canađa. Học
viện Tâm thần Trẻ em và Tâm thần của Mỹ cũng đăng một tài liệu hướng dẫn
gia đình của các trẻ có rối loạn chống đối trên trang wesbisite của mình. Các
công trình nghiên cứu ở các Quốc gia khác cũng rất đa dạng như công trình
nghiên cứu “Rối loạn chống đối: Các vấn đề và biện pháp can thiệp để quản lý
hành vi tích cực”, của Derek Cornett được trình bày ở Đại học giáo dục Bang
Winona Hoa Kỳ; công trình nghiên cứu về Rối loạn chống đối của Kang-E
Michael Hong, (Seoul, Hàn Quốc), trong bài trình bày của mình về mối quan hệ
giữa rối loạn cư xử, rối loạn chống đối và hành vi chống đối xã hội…
Riêng ở Việt Nam công trình nghiên cứu về RLCĐ còn khá ít so với các
công trình nghiên cứu của thế giới.
1.2. Lý luận về rối loạn chống đối ở học sinh THCS
1.2.1. Khái niệm rối loạn và rối loạn thách thức chống đối
1.2.1.1. Rối loạn
Rối loạn theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê (chủ biên), Viện ngôn ngữ
học, 2003, nhà xuất bản Đà Nẵng, tr 833) nghĩa là ở tình trạng lộn xộn, không
còn trật tự nào cả. Tác giả ví dụ như “Đội hình rối loạn”.
Rối loạn nghĩa 1. Là mất khả năng phán đoán: Tinh thần rối loạn. Nghĩa 2.
Xao xuyến, mất trật tự: Sự việc ấy đã làm rối loạn nhân dân [21].



16
Rối loạn, theo Tiếng Anh “Disorder” với nghĩa danh từ là: Sự lộn xộn, mất
trật tự. Sự hỗn loạn, mất an ninh. Trạng thái bất an. Với nghĩa động từ là: Làm
rối loạn, làm mất trật tự. Làm cho đau bệnh, gây rối loạn (chức năng của cơ thể).
Làm hỗn loạn, náo loạn [22].
1.2.1.2. Rối loạn chống đối
Rối loạn chống đối, theo từ điển Anh-Việt, Ngọc-Xuân Quỳnh, Quỳnh
Dân-Bá Khánh, nhà xuất bản từ điển Bách khoa, (2007), thì Oppositional nghĩa
là: Chống lại, đối lập, phản đối. Defiant nghĩa là: Có tính cách thách đố, khiêu
khích; ngoan cố, bất phục tùng. Disorder nghĩa là: Làm rối loạn, làm mất trật tự.
Làm cho đau bệnh, gây rối loạn (chức năng của cơ thể). Làm hỗn loạn, náo loạn.
Như vậy cụm từ Oppositional Defiant Disorder tạm dịch là: Rối loạn chống đối
hay rối loạn thách thức đối lập.
Theo Phan Thiệu Xuân Giang tất cả trẻ em đều có thể có hành vi tiêu cực
trong khi tự khẳng định mình, nhưng những hành vi như: Khiêu khích công khai,
không hợp tác và hành vi thù hằn trở thành một vấn đề quan tâm trầm trọng khi
nó là những biểu hiện liên tục thường xuyên hơn so với hành vi của trẻ khác ở
cùng lứa tuổi và cùng mức phát triển, khi nó ngăn cản kiểu phát triển bình
thường trong các lãnh vực chính yếu trong đời sống của trẻ. Các triệu chứng như
là những cơn nổi giận, tranh cãi quá mức với người lớn, chống đối chủ động với
những yêu cầu và luật lệ, cố gắng có chủ ý làm phiền lòng hay gây tức giận cho
người khác, đổ lỗi cho người khác, khó chịu và dễ bị phiền lòng do người khác,
biểu hiện giận dữ và oán trách là những đặc tính thường gặp của vấn đề này [52].
Rối loạn chống đối là một vấn đề về hành vi ở trẻ em đặc trưng bởi sự
không vâng lời liên tục và thái độ thù địch. Khoảng một trong 10 trẻ em dưới 12
tuổi được cho là có RLCĐ, với các em trai nhiều hơn số em gái tỉ lệ 2:1. RLCĐ
là một trong một nhóm các rối loạn hành vi được gọi chung là rối loạn hành vi
gây rối, trong đó bao gồm hành vi rối loạn và rối loạn tăng động thiếu chú ý [36].



×