Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn về thân phận con người trong ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.69 KB, 50 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
THÂN PHẬN CON NGƯỜI QUA CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI
VIỆT
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, là cái nôi của nền văn minh lúa
nước. Trước cách mạng tháng Tám, hơn 90% dân số sống bằng nghề nông.
Chính vì thế, ngay từ buổi đầu khi văn học ra đời, đề tài người nông dân đã trở
thành mảnh đất màu mỡ để nền văn học ươm trồi nảy lộc với những tác phẩm
đặc sắc. Người nông dân trong xã hội cũ dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng
họ đã vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó và luôn giữ trọn những phẩm
chất cao đẹp của mình.
Văn học dân gian luôn gắn liền và thể hiện những nỗi niềm của người
nông dân lao động thấp cổ bé họng trong thời kỳ phong kiến. Đặc biệt, trong xã
hội xưa thân phận người phụ nữ luôn bị xem thường, coi nhẹ bởi quan niệm
trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người. Và cùng với các thể
loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao đã ra đời diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình
cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất
nước… Ca dao không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa mà còn là những tiếng
hát, lời ca than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của kiếp người bị xã
hội vùi dập, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ.
Ca dao là một trong những thể loại tiêu biểu chiếm khối lượng lớn trong
kho tàng văn học dân gian. Ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân
trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị. Tuy là
ngôn ngữ dân gian, nhưng ca dao không phải là tiếng nói bình thường mà là
ngôn ngữ có vần điệu, ngắn gọn vì vậy nó dễ phổ biến rộng rãi trong quần
chúng. Ca dao là văn chương biểu hiện nhiều mặt sinh hoạt của quần chúng
nhân dân, nhất là về mặt tình cảm, nên trong ca dao rất phong phú về cảm xúc,
1


đó là những khúc hát trữ tình. Đặc biệt, ca dao còn biểu lộ thái độ của nhân dân


đối với những hành vi tốt, xấu của con người trong xã hội khi giao tiếp với
nhau, hay bình luận, phê phán, ca ngợi những nhân vật lịch sử và các biến cố
liên quan đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Đồng chí Lê Duẩn đã nói: Nay
mai, cho đến khi Chủ nghĩa cộng sản đã xây dựng thành công, thì câu ca dao
Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết 1 [12, tr.67]. Trong đời
sống tinh thần của người Việt Nam thì ca dao được ví như dòng sữa ngọt lành
nuôi dưỡng tâm hồn Việt qua bao thế hệ.
Ca dao cổ truyền thống, xét về góc độ tư duy của dân tộc là tấm gương
phản ánh hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và
những phong tục tập quán riêng biệt. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về
truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác
nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Khi tiếp cận với kho tàng ca
dao cổ truyền thống của dân tộc chúng tôi nhận thấy được thân phận của con
người Việt Nam là một vấn đề tạo nên sức hấp dẫn cho bạn đọc. Nghiên cứu
vấn đề này sẽ giúp ích cho chúng tôi trong việc tìm hiểu văn học dân gian theo
định hướng Việt Nam học. Qua đề tài này chúng tôi sẽ phần nào làm sáng tỏ
được thân phận, hình ảnh về cuộc sống, nếp nghĩ cũng như đời sống tình cảm
của người Việt Nam xưa, đặc biệt là người lao động. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi dù nhỏ nhưng cũng sẽ đóng góp một phần công sức góp phần vào
việc nhận diện chung về vấn đề con người trong ca dao Việt Nam. Bởi vậy
chúng tôi chọn Thân phận con người qua ca dao cổ truyền người Việt là đề tài
nghiên cứu cho luận văn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca dao là mảng đề tài vốn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất
sớm. Các tư liệu nghiên cứu về ca dao rất phong phú, có rất nhiều hướng tiếp
cận, nghiên cứu, nhìn nhận khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu thường chỉ quan
1

12.


Diệp Đình Hoa (Chủ biên) (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.67

2


tâm đến một phần nào đó của đề tài này. Các tác giả: Nguyễn Xuân Kính, Phan
Đăng Nhật, Vũ Ngọc Phan, Vũ Thị Thu Hương, Lê Đức Luận, Nguyễn Tấn
Long, Phan Cảnh,… là những nhà nghiên cứu tiêu biểu về văn học dân gian nói
chung và ca dao nói riêng.
2.1. Những công trình nghiên cứu về ca dao
Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua vô cùng
phong phú, đa dạng với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên các công trình có
tính chất sưu tầm ca dao dân ca vẫn là chiếm đa số như:
Cuốn sách Kho tàng ca dao người Việt tuyển tập 1,2,3 do nhóm tác giả
Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên) . Cuốn Tục ngữ ca dao dân
ca Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Phan, nhà xuất bản Văn Học. Trong cuốn sách
này gồm có 6 phần. Trong đó phần 2 và phần 3 là nói về ca dao như ca dao về
quan điểm lao động, từ chỗ con người ta mới đầu còn tin nhiều ở sức trời, cho
đến chỗ dần dần càng tin ở sức mình, cuối cùng là quyết tâm vượt khó lao động,
cải tạo được thiên nhiên, đem lại đời sống vui tươi cho xã hội.
Năm 1973, Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ
biên và các tác giả Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn cũng đã được tái bản bổ
sung nhiều lần là một cuốn sách có đóng góp quan trọng cho việc học tập
nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đặc biệt là
chương 3: Các thể loại văn học dân gian Việt Nam phần C; Các thể loại trữ tình
dân gian (Phần II: Lịch sử và xã hội, đất nước và con người trong ca dao dân ca
Việt Nam). Ở phần này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa: Ca
dao dân ca phản ánh lịch sử, ca dao dân ca trữ tình về sinh hoạt gia đình – Nhân
vật chính là người phụ nữ lao động Việt Nam2 [17, tr. 445].
Năm 1992 với cuốn sách Thi pháp ca dao, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã

đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố thi pháp về các mặt: Ngôn
ngữ, thể thơ, kết cấu thời gian không gian nghệ thuật, một số biểu tượng hình
ảnh truyền thống trong ca dao. Đây là cuốn sách có giá trị rất lớn, cung cấp cho
2

Đinh Gia Khánh (chủ biên) ( 2003), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.445.

3


độc giả những tri thức cụ thể và khái quát về nhiều vấn đề, rất có ích cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu về ca dao.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu, phê bình, bình giảng ca
dao. Trong đó phải kể ra một số các công trình tiêu biểu như: Ca dao Việt Nam
và những lời bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương, Văn học dân gian của nhóm
tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên) Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận,
Bình giảng ca dao của tác giả Triều Nguyên.
Ngoài ra còn một số luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về ca dao dưới
góc độ văn học, văn hóa như: Luận án Tiến sĩ: Biểu tượng nghệ thuật trong ca
dao truyền thống người Việt (năm 2001), tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã
bước đầu tiến hành phân loại, miêu tả và tìm hiểu hệ thống biểu tượng nghệ
thuật trong ca dao từ nhiều phương diện như: nguồn gốc và con đường hình
thành biểu tượng, sự vận động của biểu tượng trong từng chỉnh thể đơn vị hoặc
nhóm đơn vị ca dao. Công trình nghiên cứu của tác giả đã góp phần nghiên cứu
sâu sắc hơn về thi pháp ca dao, về đặc trưng của các loại ca dao. Tác giả cho
rằng: đối với người nông dân xưa, thiên nhiên là môi trường lao động, môi
trường sinh hoạt ca hát dân gian, đồng thời, thiên nhiên cũng là phương tiện
thẩm mỹ, để con người thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình. Đây là một
công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc.
Luận án Tiến sĩ ngữ văn của tác giả Nguyễn Hằng Phương với đề tài: Sự

chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại (trên tư liệu ca dao
trữ tình người Việt) (2004), tác giả đã tìm ra yếu tố truyền thống và yếu tố cách
tân trong ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại về phương diện thi phát. Trên cơ
sở đó tác giả đã rút ra những nhận xét khái quát mang tính khách quan về sự tồn
tại và vận động của thi pháp ca dao người Việt. Luận án bước đầu phát hiện và
lý giải những quy luật cơ bản chi phối sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ
truyền đến ca dao hiện đại.

4


Luận văn Thạc sĩ với đề tài: Vấn đề miêu tả ngoại hình con người trong
kho tàng ca dao người Việt (2012) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Loan. Về mặt
tư liệu, tác giả đã thống kê được một lượng tài liệu rất lớn, cụ thể, chi tiết. Về
mặt nội dung, tác giả chỉ dừng lại ở việc miêu tả ngoại hình con người như thế
nào mà không nghiên cứu về việc miêu tả ngoại hình con người bằng cách nào.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Trang với đề tài: Văn hóa ứng
xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt (2014), tác giả đã làm nổi
bật một phần văn hóa ứng xử về tình yêu hôn nhân trong ca dao Việt Nam,
thông qua việc hệ thống hóa một cách tương đối chi tiết và đầy đủ về mảng ca
dao tình yêu, hôn nhân trong kho tàng ca dao người Việt.
Luận án Tiến sĩ với đề tài: Triết học đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam (2015) của Lê Huy Thực đã đề cập tới nỗi bất hạnh trong
tình yêu – hôn nhân của con người, đặc biệt về nỗi bất hạnh của người phụ nữ.
Ca dao là mảnh đất nghệ thuật vô tận của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
khoa học nhân văn. Vì vậy trong phần tìm hiểu lịch sử nghiên cứu ca dao trên
một số phương diện liên quan đến thân phận con người trong ca dao.
2.2. Những công trình nghiên cứu về thân phận con người trong ca dao
Bên cạnh những công trình lớn nghiên cứu về ca dao nói chung còn có
nhiều công trình nghiên cứu về thân phận con người trong ca dao như:

Năm 1957 khi đề cập đến vấn đề con người trong ca dao với cuốn Tục ngữ
ca dao dân ca Việt Nam (đã tái bản nhiều lần), tác giả Vũ Ngọc Phan đã khẳng
định: Có thể nói vắn tắt: “Người Việt Nam rất nhanh và rất sắc, nhanh về cử
động, còn sắc là sắc sảo, thông minh. Những cái này biểu lộ ngay ở con người
ai cũng thấy đượ”c3 [39, tr. 163]. Tác giả cũng khẳng định: “Trong cuộc đời
người phụ nữ phải chịu nhiều nỗi khổ quá và chịu nhiều thiệt thòi quá. Mặc dù
công sức đóng góp cho xã hội và gia đình không thua kém gì đàn ông, nhưng

3

Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Bản in lần thứ 8,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.163
5


trong thực tế người phụ nữ không có quyền lực gì” 4 [39, tr. 231]. Về mặt nghệ
thuật, tác giả nhận xét: “Những hình tượng ẩn dụ như hoa quả, con cò… thường
được sử dụng để ví, để làm rõ nỗi khổ và vẻ đẹp của người phụ nữ một cách hết
sức tế nhị và kín đáo”5 [39, tr.25].
Năm 1969, ở tập chuyện luận Thi ca bình dân Việt Nam, hai tác giả
Nguyễn Tấn Long và Phan Cảnh đã phân tích hết sức tỉ mỉ và sâu sắc về thân
phận của người phụ nữ trong ca dao. Hai ông khẳng định về nội dung: Người
phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi và áp bức trong xã hội. Họ bị lệ thuộc vào đàn ông
và bị tước hết mọi quyền lực. Họ phản ứng lại với những bất công bằng nhiều
cách khác nhau. Họ dám chống lại luật lệ khắc ke, đi theo tiếng gọi của tình yêu
đích thực6.
Năm 1974, trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình văn học dân
gian Việt Nam, Cao Huy Đỉnh khẳng định rằng: “Vấn đề thân phận con người
trước hết là số phận người dân nô lệ và người phụ nữ lao động là chủ đề chính

của ca dao dân ca. Cuộc đời người phụ nữ là một chuỗi những nỗi khổ đau dài
dằng dặc. Sống một mình cũng khổ, lấy chống của khỏ và khổ hơn nữa nếu như
phải làm lẽ”7[8, tr. 64]. Về nghệ thuật, tác giả nhận xét: “Hình tượng con cò
thường được sử dụng để miêu tả hình ảnh người phụ nữ và người nông dân với
một âm điệu buồn man mác” [8, tr.78].
Năm 1978, trong cuốn Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian
Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học dân gian Đỗ Bình Trị cho rằng: hình tượng
4

Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Bản in lần thứ 8,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 231
Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Bản in lần thứ 8,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.25.
6
Nguyễn Tấn Long và Phan Cảnh (1969), Thi ca bình dân Việt Nam, Nxb Sống
5

Mới.
7

Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 64.

6


người phụ nữ thường được gặp nhiều nhất trong hai dạng thức là bài ca về sinh
hoạt gia đình và bài ca trữ tình về tình yêu, hôn nhân( bài ca giao duyên).
Những nội dung mà tác giả Đỗ Bình Trị đề cập đến trong công trình này là: Bài
ca về sinh hoạt gia đình chủ yếu diễn tả sâu sắc nỗi đau khổ của người phụ nữ ở

trong gia đình và ngoài xã hội. Tác giả đã khẳng định: Sự phản kháng mãnh liệt
đó bắt nguồn từ những mâu thuẫn với ách áp bức nặng nề của chế độ gia
trưởng. Song mặt khác nó còn có cơ sở ở cách nhìn nhận vấn đề tình yêu và
hôn nhân của người phụ nữ 8[,tr.123]
Năm 1998, nghiên cứu Những thế giới nghệ thuật của ca dao, tác giả
Phạm Thu Yến cũng đã đã nêu lên cảm hứng về thân phận người phụ nữ trong
ca dao truyền thống và trong thơ hiện đại. Tác giả đã có cái nhìn khái quát về
thân phận người phụ nữ trong ca dao truyền thống để nói lên nỗi khổ và vẻ đẹp
tâm hồn của họ.
Tiếp tục nghiên cứu về ca dao dân ca, phải kể đến một số bài viết đánh giá
cảm nhận về thân phận con người như: Bài viết Cảm nhận về thân phận người
lao động nghèo trong xã hội xưa qua bài ca dao: Thương thay thân phận con
tằm tác giả đã nhận xét: “Ca dao là tiếng lòng của thân phận người lao động
trong xã hội xưa. Trong tiếng lòng ấy, ta nghe thấy lời tâm tình về tình yêu quê
hương đất nước, lời tâm tình của lòng cha mẹ yêu con, lời của người con hiếu
thảo, lời tha thiết nồng nàn của đôi lứa và cả những lời than cho kiếp người bị
xã hội dập vùi”9.
Ngoài việc ca dao đề cập đến thân phận người lao động nghèo trong xã hội
thì cũng có một số bài viết nói về thân phận người phụ nữ trong ca dao.
Trong bài viết Thân phận người phụ nữ Việt Nam qua ca dao hò vè tác giả
Lê Văn Sâm đã tả về thân phận người phụ nữ: “Trong cái bóng văn hoá phong
kiến cổ hủ từ phương Bắc chụp xuống theo sau các đội quân xâm lược, thân
phận người phụ nữ khổ nhục vì hủ nho: trọng nam khinh nữ; truyền khẩu tục
8

Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.123.
cập nhật ngày 6/3/2018
9

7



ngữ như: nữ sinh ngoại tộc tức con sinh ra là gái thì kể như bị đặt ra ngoài
giòng họ, hay hôn nhân sinh con thì nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, sinh đến
10 con gái cũng kể như không sinh. Cũng vì tư duy áp đặt này đã tạo nên cảnh
làm trai năm thê bảy thiếp, đàn bà thì chí quyết một bề nuôi con. Hủ nho cũng
đề ra án lệ tứ đức tam tòng để khống chế người phụ nữ, phải có tứ đức là công,
dung, ngôn, hạnh và tam tòng là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử. Tòng phụ là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, tòng phu là phu xướng phụ
tùy”.10
Ngoài ra còn một số luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về thân phận
con người trong ca dao như: Luận văn của Lưu Thị Nụ khoa ngữ văn Đại học
tổng hợp Hà Nội với đề tài: Người phụ nữ qua những hình ảnh so sánh trong ca
dao Việt Nam (1992). Tác giả đã tìm hiểu hình tượng thơ ca là người phụ nữ với
tất cả các biểu hiện về ngoại hình, tính cách, thân phận và đặc biệt là về tâm
trạng của người phụ nữ được thể hiện qua thủ pháp nghệ thuật so sánh trong ca
dao.
Bên cạnh đó, còn có các luận văn nghiên cứu về ca dao như: Tìm hiểu thân
phận người phụ nữ qua ca dao với mô típ thân em (2001) của tác giả Lê Lan
Anh (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Luận văn Thể thơ lục bát trong
ca dao tình yêu người Việt (2002) của tác giả Phạm Thanh Huyền (Đại học sư
phạm Thái Nguyên). Luận văn Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại
(2007) của Đỗ Thị Tuyết Lan (Đại học sư phạm Thái Nguyên). Hơn nữa, luận
văn Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt (2008) của tác
giả Lê Thị Nguyệt (Đại học sư phạm Thái Nguyên), tác giả đã cho thấy vai trò,
vị thế, thân phận của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt được thể
hiện qua thủ pháp nghệ thuật so sánh như thế nào trong ca dao.

10


Lê Văn Sâm, Thân phận người phụ nữ Việt Nam qua ca dao hò vè, />fb_comment_id=583023858425710_1363687027026052#f3afa5dbf84577, cập nhật ngày 6/3/18

8


Như vậy, qua việc nghiên cứu tìm hiểu các công trình trên, chúng tôi nhận
thấy vấn đề thân phận con người Việt Nam trong ca dao không phải là vấn đề
mới mẻ song ở mỗi công trình nghiên cứu ấy mới chỉ đi vào việc nghiên cứu
một vấn đề hay một nhóm vấn đề về con người Việt Nam trong ca dao góp phần
vào việc chỉ ra vẻ đẹp của con người Việt Nam qua từng khía cạnh. Để có một
cái nhìn tổng quan nhất về thân phận của con người Việt Nam thời kỳ trước
cách mạng tháng Tám thì chưa có công trình nghiên cứu, bài luận nào tìm hiểu
đi sâu vào tìm hiểu cụ thể.
Kế thừa những quan điểm trên đồng thời để hệ thống lại những tri thức,
phạm vi luận văn này chúng tôi xin đưa ra cái nhìn khái quát nhất về thân phận
con người và cuộc sống xã hội lúc bấy giờ.
1.
Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về ca dao cổ truyền của người Việt
chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn. Bởi vậy, chọn đề tài
này mục đích chính của chúng tôi là tiếp cận và tìm hiểu về thể loại ca dao của
Việt Nam đặc biệt là ca dao cổ truyền thống. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn
tìm hiểu thêm về thân phận cũng như cuộc sống của người dân thời xưa diễn ra
như thế nào, nhất là đối với những người nông dân và người phụ nữ lúc bấy giờ.
Hơn nữa, tác giả đi tìm hiểu những quan điểm thẩm mĩ, quan điểm nhân
cách của người dân lao động, trong đó, làm rõ vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.
Đồng thời, qua đó hiểu thêm về sự tài hoa trong cách thể hiện con người và điệu
hồn dân tộc của cha ông ta khi sáng tạo nên một thể loại văn học dân gian mang
đậm chất trữ tình và đậm đà bản sắc dân tộc
Đề tài cũng một lần nữa khẳng định hình ảnh chân thực về cuộc sống của

con người thời xưa. Từ đó phát huy và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống
của cha ông để lại qua những lời ca về thân phận con người.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9


2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Trong văn học dân gian thì ca dao, dân ca chiếm số lượng khổng lồ. Nó là
cả một kho tàng tri thức, đúc kết kinh nghiệm của biết bao thế hệ người Việt. Ca
dao được phân chia thành 2 loại: ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại. Tuy nhiên,
để tìm về những giá trị văn hóa truyền thống và tìm hiểu về cuộc sống của con
người từ thời xưa tác giả đã hướng đến việc nghiên cứu về đề tài ca dao cổ
truyền. Chính vì thế, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là thân phận con
người trong ca dao, chủ yếu nghiêng về thân phận người nông dân và người phụ
nữ thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.
2.2.

Phạm vi tư liệu khảo sát

Tư liệu về ca dao rất phong phú, đa dạng, đề tài Thân phận con người
qua ca dao cổ truyền người Việt đối tượng khảo sát chính là bộ phận ca dao cổ
truyền của người Việt. Cụ thể tư liệu nghiên cứu được khai thác chủ yếu là:
-

Tổng tập văn học dân gian người Việt (2002) của nhà xuất bản Khoa


học xã hội. Đây là một công trình tập thể được biên soạn công phu gồm 19 tập
về tất cả các thể loại của văn học dân gian người Việt. Chúng tôi sử dụng tập
15,16 (quyển thượng, quyển hạ) do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên, tập 15
nghiên cứu về ca dao nói chung và tập 16 nghiên cứu về ca dao tình yêu đôi lứa
nói riêng. Đây là công trình nghiên cứu tập thể, công phu, thống kê tương đối
đầy đủ về ca dao Việt Nam.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số những tài liệu như:
-

Kho tàng ca dao người Việt (1995) 4 tập do Nguyễn Xuân Kính, Phan

Đăng Nhật (chủ biên), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (1957, tái bản 1998), Vũ Ngọc Phan,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10


-

Tuyển tập tục ngữ ca dao Việt Nam (2001) do Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị

Huế, Trần Thị An biên soạn, Nxb Văn học.
Nhìn chung, trong kho tàng tư liệu phong phú, đa dạng những tư liệu sử
dụng để nghiên cứu trong luận văn này là những tư liệu cơ bản, đã có sự chọn
lọc, có thể coi là tinh túy của ca dao Việt Nam. Từ nguồn tài liệu có chọn lọc,
chúng tôi hi vọng đề tài cùng với các công trình nghiên cứu khác sẽ góp phần
làm sáng tỏ từng phương diện của ca dao người Việt.
3.


Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được những mục đích đặt ra để triển khai đề tài này chúng tôi
chú ý đến các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thống kê phân loại:
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thống kê toàn
bộ các bài ca dao viết về thân phận người con người. Trước hết chúng tôi tiến
hành thống kê số lượng những lời ca nói về con người, đặc biệt là những bài ca
dao viết về người nông dân, người phụ nữ thể hiện ở từng khía cạnh khác nhau.
Sau đó, chúng tôi phân loại, khảo sát và cuối cùng đua ra nhận định đánh giá
những bài ca dao đó trên từng khía cạnh. Qua kết quả thống kê phân loại chúng
tôi có thể rút ra những nhận xét một cách chính xác, khách quan và khoa học.
Đó là cơ sở khoa học cho những nhận định, kết luận của luận văn.
Phương pháp phân tích tổng hợp:
Dựa trên cơ sở của việc thống kê, phân loại chúng tôi sẽ tiếp tục tiến
hành phân tích và hệ thống hóa. Dựa vào kết quả của sự phân tích chúng tôi sẽ
tổng hợp để rút ra những kết luật khái quát nhất. Trong quá trình đó, chúng tôi
có sử dụng phương pháp bình. Đây không phải là phương pháp chủ yếu mà đây
chỉ là cách tiếp cận sâu hơn khi cần khái quát tư duy của các tác giả dân gian.
Phương pháp so sánh liên ngành
11


Sử dụng phương pháp này chúng tôi sẽ vận dụng các kiến thức của các
ngành khoa học có liên quan như văn hóa học, dân tộc học hay ngôn ngữ học để
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh việc tác giả sử dụng những nghiên
cứu, đánh giá, nhận xét của các nhà văn học, tác giả còn sử dụng những nghiên
cứu của các nhà triết học, lịch sử, xã hội học để có những quan niệm, cách nhìn
khác nhau để làm sáng tỏ về thân phận con người nói chung và đặc biệt là trong

ca dao Việt Nam nói riêng.
4.

Đóng góp của luận văn:

Việc nghiên cứu đề tài Thân phận con người qua ca dao cổ truyền người
Việt chúng tôi mong muốn góp một phần vào trong việc nghiên cứu cũng như
trong thực tiễn:
Luận văn tổng hợp những tư liệu nghiên cứu về ca dao cổ truyền nói riêng
và văn hóa dân gian nói chung. Đồng thời, luận văn đưa ra một góc nhìn cụ thể
về cuộc sống, con người những phẩm chất quý giá của người dân lao động và
người phụ nữ qua ca dao Việt Nam. Từ đó, giúp độc giả thấy được giá trị văn
hóa cổ truyền dân tộc. Góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống của dân tộc.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương II: Thân phận người nông dân trong ca dao cổ truyền người
Việt
Chương III: Thân phận người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người
Việt
Chương IV: Phương thức nghệ thuật thể hiện thân phận con người
trong ca dao cổ truyền người Việt
12


Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nói đến thân phận con người là nói đến những điều cụ thể gần gũi nhưng
lại rất trừu tượng và vượt quá tầm hiểu biết của con người. Thân phận con
người là điều mà chúng ta sống, trải qua và cảm nhận từng ngày. Cuộc đời có

nghĩa hay vô nghĩa cũng là điều do cách nhìn và đón nhận cuộc sống của mỗi
người. Thân phận con người ở mỗi góc nhìn, mỗi khía cạnh lại được đánh giá
khác nhau. Bởi vậy, đã có rất nhiều cách lý giải về thân phận con người. Để làm
rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ làm rõ một số khái niệm cũng như cách nhìn,
quan niệm về thân phận con người qua văn chương, qua những ý kiến của các
tác gia triết học, văn học, xã hội học.
1.1.
Vấn đề thân phận con người trong xã hội
1.1.1. Khái niệm thân phận con người
Con người khi sinh ra không ai có quyền lựa chọn số phận cho mình. Mỗi
chúng ta đều có một “thân phận” riêng, không ai giống ai. Từ hoàn cảnh xã hội,
gia đình, nền tảng văn hóa, giáo dục cho đến những điều kiện giao tiếp trong
cộng đồng và rất nhiều yếu tố khác nữa, tất cả đều góp phần hình thành cái gọi
là “thân phận” riêng của mỗi chúng ta. Có những thân phận tốt, cũng có những
thân phận đen tối mà mỗi chúng ta đều không có quyền chọn lựa. Chúng ta chỉ
có thể đón nhận, thích nghi, không ngừng cố gắng để thay đổi thân phận. Trong
cuộc sống, có những người ngay từ khi sinh ra đã được bao bọc trong nhung
lụa, có kẻ hầu người hạ. Bên cạnh đó, cũng có những người sinh ra với đôi mắt
mù lòa, suốt đời không nhìn thấy ánh mặt trời hay què quặt, không đủ chân tay
như bao người khác, mắc những chứng bệnh kinh niên, để rồi suốt đời rất hiếm
khi có được một ngày khỏe mạnh. Trong hầu hết các trường hợp bất hạnh ấy,
dường như không hề do bất kỳ lỗi lầm nào của bản thân họ mà con người quy
chụp là do số phận, họ phải chịu thân phận đó.
13


Bên cạnh đó, dù được sinh ra khỏe mạnh trong cùng một gia đình nhưng
cách mà mỗi người thích nghi, cố gắng trong cuộc sống lại khiến cho mỗi người
có một số phận riêng. Như vậy, nói đến thân phận con người là muốn nhấn
mạnh đến sự tác động, ảnh hưởng qua lại hai chiều giữa hoàn cảnh sống và tính

cách để tạo nên vòng đời, số phận và nét riêng ở mỗi con người.
Nói về thân phận con người đã có rất nhiều quan niệm khác nhau với
những cách lý giải riêng nhưng phần lớn đều mang tính bi quan, vì cảm thấy
con người bất hạnh, bị chà đạp, thấp kém, khổ đau.
Theo từ điển tiếng Việt thân phận con người có nghĩa là: “địa vị xã hội
thấp hèn hoặc cảnh ngộ không may mà con người không sao thoát khỏi được,
do số phận định đoạt (theo quan niệm duy tâm)”.11
Theo Từ điển mở Wiktionary thân phận là: “Địa vị xã hội thấp hèn và
cảnh ngộ không may của bản thân mỗi người như đã bị định trước”.12
Thân phận có thể là: thân phận nghèo hèn, thân phận tôi tớ, thân phận con
cò, thân phận người nông dân, thân phận người phụ nữ. Đặc biệt trong ca dao
thường xuất hiệm cụm từ: thân phận con cò, thân phận con tằm,… Các tác giả
dân gian đều sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói lên thân phận vất vả, cực khổ của
người nông dân xưa, đặc biệt là người nông trước Cách mạng tháng Tám.
1.1.2. Thân phận con người theo quan niệm Nho giáo
1.1.3. Thân phận con người theo quan niệm Phật giáo
Nếu như trong Nho giáo quan niệm thân phận con người do trời định đoạt
hoặc do một vị thánh, hay một đấng siêu nhiên nào đó quyết định, thì trong Phật
giáo lại quan niệm thân phận con người do chính nghiệp mà con người tạo nên
từ kiếp trước. Theo Phật giáo, sự rủi may trong số phận không phải do thiên
11
12

/> />
14


mệnh hay định mệnh mà thân phận mỗi con người là kết quả do quá trình của
chúng ta hành động từ một đến nhiều đời. Hay nói cách khác, con người tồn tại
trên thế gian này là kết quả của nghiệp thiện và bất thiện của họ từ quá khứ (luật

nhân quả), chứ không do sự thưởng, phạt nào của bất cứ ai.
Vấn đề thân phận được Phật giáo phản ánh trong giáo lí Tứ Diệu Đế, biểu
hiện tập trung ở Khổ Đế. Phật quan niệm đời sống con người, thân phận con
người về căn bản là khổ đau. Phật nhìn nhận cuộc sống, thân phận con người
một cách khách quan, không ru con người ta vào giấc mơ ở cõi Niết Bàn hay
miền Cực Lạc, cũng không làm cho con người ta bi quan trong cuộc sống. Phật
chỉ dạy cho con người thức tỉnh, nhận thức rõ cuộc đời, thân phận theo đúng
chân tướng của nó. Từ đó chỉ dẫn họ đi tìm con đường giải thoát.
Quan niệm về thân phận con người trong triết học Phật giáo thiên về xu
hướng âm tính: khổ đau, bất hạnh. Con người sống chủ yếu chỉ lo tham lam
hưởng thụ. Họ cho rằng cuộc đời là một sự hưởng thụ mà không ý thức được
cái lạc thú ấy chỉ là khoảnh khắc, chóng tàn chóng mất. Một ngày nào đó cái vô
thường ập đến thì con người sẽ rơi vào bể khổ trầm luân. Từ ý thức về thân
phận con người như vậy, Phật đã đi tìm nguyên nhân khiến con người khổ đau,
bất hạnh. Ngài cho rằng có vô vàn nguyên nhân, nhưng có ba nguyên nhân
chính tạo nên, đó là Tham - Sân - Si (Tham: lòng tham; Sân: nóng vội, vội
vàng, hấp tấp; Si: quá si mê, đắm đuối một điều gì đó). Ba thứ này Phật gọi là
tam độc, đó là nguồn gốc, căn nguyên của mọi khổ đau, mà nguyên nhân dẫn
đến tam độc chính là ái dục và vô minh. Đó chính là Nghiệp.
Phật giáo rất lạc quan với kiếp sống của con người, Phật giáo hướng con
người tới trách nhiệm cá nhân, đó là diệt trừ tham, sân, si cho chính bản thân
mình. Đức phật dạy rằng khi con người trút hơi thở cuối cùng họ sẽ mang theo
hai hành trang theo họ. Hành trang thứ nhất là việc thiện mà họ đã tích lũy trong
cuộc đời sẽ đưa họ lên cõi an lành, niết bàn. Hành trang thứ hai là những hành
vi tội lỗi như giết người, cướp của, lừa dối… những việc đã tạo đau thương cho
15


chính bản thân và người khác sẽ đẩy họ xuống thế giới thấp kém như súc vật
quỷ đói. Như vậy thân phận con người sẽ giúp con người tiến bộ đi lên hoặc

thoái hóa đi xuống là do nghiệp mà họ đã tạo ra. Mỗi con người sinh ra đều có
một thân phận khác nhau, tuy nhiên mỗi người đều có thể sống an vui với thân
phận của mình nếu như họ biết sửa đổi nghiệp, nỗ lực tu tâm, hành thiện.
1.1.4. Thân phận con người trong triết học hiện sinh
Vấn đề con người luôn luôn là sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp
hay gián tiếp của các trường phái triết học. Vấn đề thân phận con người cũng
được đề cập trong chủ nghĩa hiện sinh. Trong triết học hiện sinh, con người cô
độc bởi không thể tìm thấy sự thông cảm trực tiếp của tha nhân, không thể
nương nhờ vào ai ngoài chính mình. Sự cô độc ấy bắt nguồn từ sự đổ vỡ của xã
hội phương Tây hiện đại, con người bàng hoàng nhận ra tình trạng bi đát của
thân phận, những giá trị con người bị mai một, rạn vỡ, con người phải đối diện
với cuộc sống vô định và bấp bênh.
Triết học hiện sinh hướng về phía con người, quan tâm tới con người cụ
thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, chứ không quan tâm vũ trụ hay con người
bằng khái niệm chung chung. Triết học hiện sinh còn ảnh hưởng rõ rệt của tư
tưởng Phật giáo, coi cuộc đời con người là bể khổ trầm luân, nhìn nhận thực tế
cuộc sống con người từ sự khổ đau, bi đát.
Về văn chương hiện sinh, thân phận con người được phản ánh trong hàng
loạt nhân vật với những biểu hiện khác nhau. Nội dung chính của văn học hiện
sinh là thể hiện thân phận đau khổ của con người trong cuộc đời, sự xung khắc
căng thẳng của con người trong xã hội hiện đại và nỗi lo âu sợ hãi của con
người trong một thời đại khủng hoảng khi niềm tin và chân lý không còn, trước
mắt con người chỉ là sự đổ vỡ.
Người viết tác phẩm đậm chất hiện Sinh, bi đát về phận người nhất có lẽ là
Frank Kafka. Tiêu biểu là hai truyện Vụ án và Lâu đài, đã mở ra trước mắt
người đọc một thế giới hoàn toàn phi lí, thế giới mà con người là nạn nhân của
hoàn cảnh xã hội. Cuộc sống nghèo nàn, con người không được luật pháp bảo
16



vệ, họ có thể bị buộc tội bất cứ lúc nào, không có quyền được khiếu nại, không
được đem ra xét xử. Người ta không thể hiểu được thế giới ấy như thế nào, chỉ
biết rằng sinh mệnh của mình đang trong tình trạng bị kết án và treo lơ lửng.
JoJefk K và K là những nhân vật tượng trưng cho thân phận bi đát, bị giam hãm
trong thế giới đầy nghịch lí: cô đơn, bất lực trước thực tại và thường trực nỗi lo
âu, bất an về số phận của chính mình.
Thân phận con người trong sáng tác của A.Camus thì lại khác. Ở Camus,
cảm giác về sự phi lí là khởi nguồn cho lối sống hiện sinh, sự nổi loạn.
MeurSailt trong Người xa lạ đã bộc lộ những tình cảm khác thường với thế giới
xung quanh, coi tình mẫu tử, tình yêu, hành vi giết người, cái chết bản thân,
chẳng gì đáng quan trọng cả. Nhân vật của Camus đã nổi loạn, khước từ những
chuẩn mực xã hội, muốn sống thực với chính mình, vì vậy đã trở thành kẻ xa
lạ, lạc loài với xã hội và bị lên án. Và còn vô số những nhân vật, những kiểu
con người thân phận trong các tác phẩm khác: Caligula, Dịch hạch, Buồn nôn…
Tóm lại, con người trong chủ nghĩa hiện Sinh là những kiểu con người bi kịch,
bị đọa đày bởi hoàn cảnh, kiểu con người bất lực và vô vọng trước đời sống.
1.1.5. Thân phận con người theo tác giả luận văn
Trên đây là vấn đề thân phận con người trong triết học và tôn giáo. Theo
tác giả luận văn, thân phận con người chính là số phận của nghịch cảnh, nhiều
khổ đau, bất hạnh như một định mệnh, dù có cố gắng con người cũng không thể
thoát ra được.
Cuộc đời con người thực sự là một “bể khổ”, con người luôn mang trong
mình những khát vọng không hạn định, nhưng thực tế cuộc sống thì ngược lại,
chỉ thỏa mãn một phần rất nhỏ những khát vọng ấy nên con người không bao
giờ đạt được hạnh phúc và bình yên. Theo triết học, vạn vật trong thế giới này
chỉ là hiện tượng, đằng sau những hiện tượng ấy, bản chất của thế giới là ý chí,
thế giới chỉ là nguyên liệu đơn thuần trong tay con người. Vì vậy mọi hành
động đều nằm sâu dưới tầng ý thức của con người, con người tự tạo ra thân
17



phận của mình bằng cách lựa chọn và hành động. Thế nên thân phận luôn được
miêu tả như thảm kịch, bi đát. Con người thì nhỏ bé, kiếp người thì mong manh,
nên con người luôn cảm thấy cô đơn, lạc loài trong thế giới của mình. Tuy
nhiên, thân phận có thể bớt đi sự bi đát, đau thương nếu con người biết cải thiện
về suy nghĩ và hành động của mình trong cuộc sống.
1.2.
Thân phận con người trong văn chương
1.2.1. Trong văn học Việt Nam\
Văn học là một sáng tạo nghệ thuật. Đối tượng chính của văn học là con
người. Văn học nhìn nhận số phận con người từ hiện thực cuộc sống. Tùy vào
từng giai đoạn lịch sử, từng thời kỳ phát triển của văn học mà số phận con
người được đề cập, nhìn nhận một cách khác nhau. Văn học luôn đứng về phía
con người, bênh vực, chia sẻ với những con người lâm vào cảnh cùng đường
tuyệt lộ. Văn học viết về mọi khía cạnh của con người, nhưng vấn đề cơ bản mà
văn học hướng đến vẫn là vấn đề thân phận con người.
Khi viết về con người, về thân phận của họ những nhà văn đã đưa văn học
trở về với tính nhân văn, những giá trị đích thực của nó. Văn học không chỉ là
tiếng nói răn đời, mà còn là tiếng nói hiểu đời, cảm thông chia sẻ. Văn học
không chỉ biết tụng ca mà còn là vũ khí phê phán. Vì vậy trong bài viết “Vấn đề
con người trong văn học”, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà có quan niệm “Trong ý
nghĩa giản dị, văn học là buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì
được mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại và dự cảm về
tương lai và trầm tư về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội,
tự nhiên và vũ trụ”. Văn học bàn về thân phận của con người là đi vào khám
phá thế giới tinh thần, đời sống bên trong của con người. Nó đề cập đến mọi
phương diện: thiện - ác, tốt - xấu, đúng - sai, nỗi đau, sự mất mát, bi kịch hay
hạnh phúc. . . tất cả được thể hiện qua lăng kính và cách cảm nhận của mỗi nhà
văn.
Bắt đầu nền văn học đương đại, khi nền văn học còn mang tính chất sơ

khai, ban đầu trong văn học dân gian thì số phận con người đã được tác giả dân
18


gian đề cập đến. Đó là số phận của nhân vật Tấm, Cám, mụ dì ghẻ trong truyện
cổ tích Tấm Cám, số phận của những người nông dân nghèo khổ, hiền lành như
Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, anh thanh niên trong truyện Cây tre trăm đốt. Kết
cục cuộc đời của nhân vật trong truyện cổ tích, thần thoại… giai đoạn này đã
bắt đầu báo hiệu sự đề cập nói đến số phận con người trong văn học. Nhưng
những số phận con người này đang mang tính chất chung chung nó chưa phải là
những số phận cá nhân. Bởi Con người trong văn học thời kỳ này là con người
vũ trụ, tự nhiên, tâm linh và con người cộng đồng, con người luôn nhìn nhận
bản thân trong sự liên quan mật thiết với vũ trụ, coi mình là một phần của vũ
trụ.
Đến văn học trung đại thì số phận con người được nói đến rõ hơn, đặc biệt
là số phận của người phụ nữ. Ở giai đoạn này, chế độ xã hội nam quyền “trọng
nam khinh nữ” quyền lực rơi vào tay những người đàn ông, người phụ nữ trở
thành những kẻ phụ thuộc và không có quyền làm chủ cuộc đời mình. Họ là
những người có tài, sắc nhưng lại bạc mệnh, đó là số phận của người chinh phụ
mòn mỏi, cô đơn, tuyệt vọng trong mong ngóng chờ đợi tin tức người chồng nơi
chiến trận trong Chinh phụ ngâm khúc ( Đặng Trần Côn). Số phận mong manh,
bất hạnh của người cung nữ tài sắc, giàu tình cảm trong Cung oán ngâm khúc
( Nguyễn Gia Thiều), số phận “bảy nổi ba chìm” của những người phụ nữ trong
thơ Hồ Xuân Hương, số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du… tuy nhiên số phận của con người vẫn đang trong vòng
kiểm tỏa của tư tưởng tôn giáo Nho - Đạo - Phật chưa thoát ra được những luật
lệ, phép tắc của lễ giáo phong kiến.
Bước sang văn học hiện đại thì vấn đề thân phận con người được đề cập
nhiều hơn. Trong cuốn tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chủ yếu tập trung miêu tả
những đột phá của con người cá nhân. Đó là những bước phá trong những ràng

buộc của gia đình phong kiến để khẳng định quyền sống của con người cá nhân
về mặt xã hội. Trong văn chương tự lực văn đoàn tác giả đã đề câp nhiều đến
19


những cuộc đời, số phận của những cô gái Loan, Huệ… phải chịu cảnh hôn
nhân gượng ép không có tình yêu, phải sống trong sự hà khắc của nhà chồng,
điều đó khẳng định ý thức cá nhân bằng lối thoát trong tình yêu và giải phóng
bản thân bất chấp các quan hệ xã hội.
Đến văn học hiện thực phê phán, con người được nhìn nhận theo xu hướng
phơi bày hiện thực và mặt trái xã hội. Các nhà văn nhìn nhận con người như
những nạn nhân với số phận bấp bênh, bi đát. Trước hết đó là những con người
có mối quan hệ đối kháng, đó là kiểu con người bị bần cùng hóa trong Bước
đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của
Nam Cao… Đặc biệt trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã dày công dựng lên một
biểu tượng sừng sững về người nông dân bị bần cùng hóa mà nguyên nhân
chính là chính sách sưu thuế hà khắc, tàn bạo của xã hội phong kiến.
Bên cạnh con người bị bần cùng hóa là con người lưu manh hóa. Khi nhắc
tới con người lưu manh hóa, tác phẩm đầu tiên người ta nghĩ đến chính là tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao, hay Xuân Tóc đỏ trong Số Đỏ của Nguyễn Trọng
Phụng. Mỗi nhân vật có một cách thức, một con đường với những tính chất và
mức độ khác nhau, nhưng đều có điểm chung là được coi là những kẻ bị lưu
manh hóa trong một xã hội đầy rẫy những rối ren đầy màu u tối, bất công.
Một kiểu con người nữa ở thời kỳ này không kém phần bi thảm, đó là con
người ngập trong những vụn vặt lo toan cơm áo tầm thường mà chôn chặt
những khát vọng, hoài bão để phát huy năng lực của bản thân, để làm một điều
gì đó to lớn góp ích cho xã hội. Đó là một chủ đề trong sáng tác của Nam Cao
với nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa. Đặc biệt tác phẩm Sống mòn là tác
phẩm tiêu biểu nhất cho thể loại tiểu thuyết giai đoạn này viết về kiếp sống của
những trí thức trẻ đang phải chứng kiến mình “ mòn đi, rỉ ra, mốc lên”. Như

vậy ở giai đoạn văn học này đã thể hiện một cách trung thực, hiện thực thân
phận con người, xây dựng được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
1.2.2. Trong văn học thế giới
20


Thân phận con người là đề tài muôn thuở của các nền văn hóa và là đích
đến của văn học mọi thời đại. Những tác phẩm kinh điển thế giới đều xoay
quanh vấn đề thân phận con người. Như Macxim – Goorki nói văn học là nhân
học, chính giá trị nhân bản viết về con người và vì con người là nhân tố làm lên
sức sống cho mọi nền văn hóa của mọi thời đại. Điểm chung nhất của sự phát
triển đó là vấn đề về thân phận con người mà tiêu biểu là thời kỳ văn học cổ đại,
Phục Hưng và điển hình là nền văn học đương đại ( còn gọi là văn học thế kỷ
XIX).
Nền văn học phương Tây luôn có sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, sôi
động và đa dạng về các trường phái, các trào lưu. Trong văn học phương Tây cổ
đại, hiện lên với hình tượng con người cụ thể, chân thật với cái tốt, xấu. Thân
phận con người xuất hiện trong nhiều tác phẩm anh hùng ca vĩ đại của Homère,
các vở bi kịch xuất sắc của Eschyle, Sophocle. Những tác phẩm này xoay
quanh những vấn đề về con người đặc biệt là sự đấu tranh giữa con người và
thân phận bi thảm, thân phận người phụ nữ và ước mơ quyền sống bình đẳng,
hạnh phúc của họ. Câu chuyên nàng Médée bị chồng phụ bạc trắng trợn đã nổi
giận giáng một đòn trả thù khủng khiếp và độc ác xuống người chồng chính là
lời kêu gọi xã hội hãy quan tâm hơn đến người phụ nữ của tác giả Euripide.
Như vậy ở thời kỳ văn học cổ đại, thân phận con người đã được ráo riết trong
các tác phẩm văn học phương Tây, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ.
Thời Phục hưng, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Nhân văn (Humanism),
một nền văn học lấy con người làm trung tâm, đã phát triển rực rỡ và để lại
nhiều thành tựu cho nền văn học nhân loại. Trào lưu văn học nhân văn chủ
nghĩa chính là sản phẩm tinh thần của thời đại Phục hưng, thời đại mà Ănghen

đã gọi là “thời đại khổng lồ”. Nó đã chung đúc lại những yêu cầu và khát vọng
tự giải phóng của con người thời đó thoát khỏi những xiềng xích trói buộc của
Trung cổ, Phong kiến và Giáo hội. Xuất phát từ tinh thần đề cao, quý trọng con
người của chủ nghĩa nhân văn, văn học thời Phục hưng đã lên án tất cả những
21


thành kiến cổ hủ, những tín niệm lỗi thời kìm hãm, áp chế cuộc sống vật chất
lẫn tinh thần của con người, lên tiếng bênh vực những thân phận con người thấp
kém, bất hạnh trong xã hội. Văn học thời Phục Hưng còn đấu tranh cho quyền
lợi chính đáng của con người. Nhìn chung văn học thời kỳ này, con người đã
được đề cao hơn trong quá trình nhận thức và hành động, quyền con người
được đấu tranh.
Đến thế kỷ XIX, nền văn học với sự thống trị mạnh mẽ của trường phái
hiện thực. Con người trong văn học là con người nổi loạn, chống lại xã hội. Con
người đương đại nhận thức và phản ánh một cách khá hoàn chỉnh, được nhìn
nhận ở mọi góc cạnh. Con người thời kỳ này thuộc mọi thành phần, vị trí trong
xã hội, họ đấu tranh để giải phóng mình khỏi những xiềng xích xã hôi, tiến tới
cái tốt đẹp hơn, nhưng họ lại luôn rơi vào thất bại và đổ vỡ. Tiêu biểu nhất cho
cây bút viết về thân phận con người là Franz Kafka. Trong tác phẩm Kafka,
Ông đã cảm nhận sâu sắc những đau đớn, mất mát, sự chông chênh, hư ảo của
kiếp người. Ông đau đớn nhận ra rằng thật ra con người chẳng là gì cả, chẳng
có gì khác hơn là một ký hiệu của chính mình và của người khác, Có nghĩa là ở
thời hiện đại này, bản chất con người đã chết. Họ trần trụi giữa cuộc đời, không
người thân thích, không lai lịch thân nhân, không quê hương bản quán, bị vứt
vào một thế giới xa lạ, thù nghịch và bị tuyệt giao mọi sự thấu hiểu. con người
trong thế giới tư tưởng mà Kafka cảm nhận không chỉ là những kiếp người nhỏ
bé, cô độc, vô phương cứu chữa mà bi đát hơn, họ là những con người hoàn
toàn mất tự do dưới sự thống trị của quyền lực siêu hình, pháp luật suy đồi.
Như vậy, những tác phẩm văn học phương Tây là sự thể hiện của niềm thất

vọng sâu xa trước những câu hỏi về những nỗi đau khổ của cuộc đời, về cái ác,
sự tuyệt vọng dập tắt mọi khát vọng, sự nhỏ bé và bất lực của con người trước
xã hội và định mệnh
1.3.

Giới thiệu về ca dao Việt Nam
22


Ca dao xưa có sức truyền cảm rất mạnh và sống mãi trong lòng nhân dân.
Mỗi bài ca dao đều chứa đựng sự liên quan mật thiết giữa cảnh và tình để nói
lên nội tâm của tác giả. Kết cấu mỗi bài ca dao là một kiến trúc, một tổ chức
phù hợp với nội dung phản ánh. Những tư tưởng tình cảm biểu đạt trong ca dao
không trừu tượng, mà bằng những phương thức nghệ thuật cụ thể, những đặc
điểm cấu trúc và phương tiện phản ảnh … đã tạo thành thi pháp ca dao.
1.3.1. Khái niệm về ca dao và ca dao cổ truyền Việt Nam
Khái niệm về ca dao Việt Nam
Khái niệm về ca dao cổ truyền
Thuật ngữ Ca dao đã được dùng với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Đã
có rất nhiều nhà nghiên cứu về văn học nói chung và văn học dân gian nói
riêng, đã đưa ra một số khái niệm về ca dao. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có
khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao được quan niệm rộng, hẹp
khác nhau nhưng không mâu thuẫn về bản chất. Ca dao và dân ca là hai thuật
ngữ tương đương để chỉ một đối tượng là những câu hát dân gian có sự kết hợp
lời và nhạc, gắn với diễn xướng, thể hiện sâu sắc tính nguyên hợp của văn học
dân gian. Ca dao là những bài ca không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu.
Dân ca là những bài ca được dùng để hát, có thêm tiếng nhạc đệm, đưa hơi.
Như vậy có thể định nghĩa ca dao như sau: “Ca dao là thơ ca dân gian tồn
tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của
nhân dân. Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp

tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động”.
1.3.2. Nội dung của ca dao cổ truyền Việt Nam

23


Thơ ca dân gian có nội dung phản ánh và biểu đạt rất rộng lớn. Đó là tình
cảm của nhân dân đối với quê hương đất nước, về cuộc sống, truyền thống dân
tộc và những mối quan hệ gia đình, xã hội đa dạng phong phú. Nội dung của ca
dao được thể hiện trên hai mặt chính: nội dung trữ tình và nội dung thế sự.
Nội dung trữ tình:
Ca dao là tiếng hát trữ tình của con người Việt Nam. Đó là tiếng hát của
tình yêu, tiếng hát của người phụ nữ đau khổ nhưng giàu tinh thần hy sinh, của
người nông dân trong lao động và sản xuất và trong đấu tranh xã hội. Trong nội
dung trữ tình, ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất. Ca dao trữ
tình về tình yêu nam nữ hay nói tới những cuộc gặp gỡ của trai gái trong khung
cảnh lao động, hội hè, vui xuân. Họ có thể thổ lộ với nhau bằng câu ví, bằng
những hình thức giao duyên trong những cuộc hát đối đáp nam nữ. nội dung
của những câu ca dao này phản ánh được mọi biểu hiện, sắc thái, cung bậc của
tình yêu.
Nội dung ca dao trữ tình về hôn nhân và sinh hoạt gia đình phản ánh các
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, biểu hiện ở các mối quan hệ
giữ vợ chồng, cha con, mẹ con, anh em, mẹ chồng nàng dâu… Ở đây nhân vật
chính là người phụ nữ lao động đầy rẫy sự chịu đựng ngang trái. Sự sầu thảm
trong cảnh quan hệ mẹ chồng nàng dâu, cảnh góa bụa, cảnh chồng chung,…vì
vậy ở mảng ca dao này chủ yếu nói về số phận của người phụ nữ.
Ca dao trữ tình lấy đề tài trong đời sống xã hôi, phản ánh những tâm trạng
đau khổ, uất ức, thái độ phản kháng của nhân dân lao động bị đè nặng dưới ách
thống trị nặng nề của giai cấp địa chủ và chính quyền phong kiến. Nội dung trữ
tình của ca dao Việt Nam thể hiện tình cảm và ý nghĩ của nhân dân lao động, họ


24


thường cụ thể hóa tình cảm, ý nghĩ của mình bởi họ chính là người đấu tranh
trực tiếp trong sản xuất và trong xã hội.
Nội dung thế sự:
Bên cạnh nội dung trữ tình, ca dao phản ánh nội dung thế sự chiếm số
lượng đáng kể và đạt những giá trị to lớn. Nội dung thế sự chủ yếu ca dao
thường nhắc đến chính là lịch sử. Khi đề cập đến một hiện tượng lịch sử cụ thể,
ca dao phản ánh lịch sử chủ yếu nói đến các nhân vật và sự kiện quan trọng
trong lịch sử dân tộc. Ca dao không miêu tả chi tiết mà chỉ nhắc đến sự kiện
lịch sử để nói lên thái độ và quan điểm, và cung cấp thông tin tài liệu quý báu
cho thế hệ sau để tìm ra ý nghĩa chân thực của những biến cố lịch sử.
Ca dao lịch sử còn phản ánh lịch sử với ý nghĩa lịch sử - xã hội nói chung.
Về mảng này ca dao còn là kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán của
nhân dân. Trên đây ta mới đề cập đến nội dung ca dao trong một số chủ đề cơ
bản. Thực ra nó còn phong phú hơn nhiều, nhất là khi quan sát những bình diện,
những dạng thức biểu hiện của ca dao sẽ thấy rõ hơn tính đa dạng độc đáo đáo
của nó.
1.3.3. Thi pháp ca dao truyền thống
Kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết
cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng giúp cho việc bộc lộ tư tưởng và chủ
đề của tác phẩm. Kết cấu trong ca dao ngắn gọn, thể hiện rõ dấu ấn của lối đối
đáp, trò chuyện giữa nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình, chứa đựng những
công thức truyền thống dân gian đặc thù như sự lặp lại những câu mở đầu “Ước
gì”, “Thân em”. Và những nét chung trong lối miêu tả, kể chuyện. Ca dao có
25



×