Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch báo cáo tài chính của các ủy ban nhân dân tại địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

LÊ THỊ MỘNG TY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MINH BẠCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC ỦY BAN NHÂN
DÂN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

LÊ THỊ MỘNG TY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MINH BẠCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC ỦY BAN NHÂN
DÂN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUANG HUY

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến
minh bạch báo cáo tài chính của các Ủy Ban Nhân Dân tại địa bàn tỉnh Bình
Định” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS.
Phạm Quang Huy.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Mộng Ty


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
Phần mở đầu................................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về báo cáo tài chính của các
cơ quan hành chính và các vấn đề liên quan đến kế toán khu vực công..............7
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu trong nước....................................................................................8
1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn........... 12
1.3.1. Nhận xét..................................................................................................... 12
1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận văn................................................................ 13
Tóm tắt chương 1........................................................................................................14

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về báo cáo tài chính áp dụng cho khu vực công..... 15
2.1. Tổng quan về BCTC khu vực công và Chuẩn mực kế toán công quốc tế..........15
2.1.1. Khái niệm về BCTC khu vực công............................................................15
2.1.2. Phân loại BCTC khu vực công.................................................................. 15
2.1.3. Mục đích của BCTC khu vực công........................................................... 15
2.1.4. Đặc tính thông tin trình bày trên BCTC khu vực công............................. 17
2.1.5. Nguyên tắc lập và trình bày....................................................................... 18


2.1.6. Cấu trúc của BCTC khu vực công............................................................. 19
2.1.6.1. Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị.............................................19
2.1.6.2. Báo cáo hoạt động tài chính của đơn vị........................................... 20
2.1.6.3. Báo cáo sự thay đổi về tài sản thuần/ Vốn chủ sở hữu.................... 21
2.1.6.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ............................................................... 21
2.1.7. Chuẩn mực kế toán công quốc tế...............................................................21
2.1.7.1. Giới thiệu.......................................................................................... 21
2.1.7.2. Tầm quan trọng và mục tiêu của CMKT công quốc tế....................22
2.1.7.3. Nội dung chính của CMKT công quốc tế........................................ 23
2.1.7.4. Cơ sở kế toán áp dụng...................................................................... 24
2.1.8. Các quy định của Việt Nam đối với BCTC khu vực công........................25
2.1.9. BCTC đối với các Ủy ban nhân dân ở Việt Nam...................................... 26
2.1.9.1. Đặc điểm của các Ủy ban nhân dân................................................. 26
2.1.9.2. Quy định về hệ thống chứng từ kế toán........................................... 27
2.1.9.3. Quy định về hệ thống tài khoản kế toán...........................................28
2.1.9.4. Quy định về hệ thống sổ sách kế toán..............................................28
2.1.9.5. Báo cáo tài chính của các Ủy ban nhân dân.....................................29
2.2. Các yêu cầu về minh bạch BCTC khu vực công................................................ 29
2.2.1. Tính minh bạch.................................................................................... 29
2.2.2. Vai trò của minh bạch thông tin BCTC khu vực công....................... 32



2.2.3. Tính minh bạch trong BCTC tại các Ủy ban nhân dân và mối quan hệ
với thông tin trình bày trên BCTC....................................................................... 33
2.3. Minh bạch BCTC công của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh
nghiệm.........................................................................................................................34
2.3.1. Malaysia...............................................................................................34
2.3.2. Trung Quốc..........................................................................................35
2.3.3. Mỹ........................................................................................................ 36
2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.......................................... 37
2.4. Lý thuyết nền phục vụ cho nghiên cứu............................................................... 37
2.4.1. Thông tin bất cân xứng (Asymmetric Infomation)............................. 37
2.4.2. Lý thuyết ủy quyền (Agency Theory).................................................38
2.4.3. Lý thuyết về thông tin hữu ích (Decision Usefulness Theory)...........39
Tóm tắt chương 2........................................................................................................40
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu......................................................................41
3.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 41
3.1.1. Phương pháp chung....................................................................................41
3.1.2. Khung nghiên cứu của luận văn.................................................................42
3.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................. 43
3.2.1. Xây dựng thang đo..................................................................................... 43
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu..........................................................................47
3.2.3. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................48


3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫu.................................................................... 48
3.2.3.2. Cỡ mẫu..............................................................................................48
3.2.3.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát........................................................ 49
3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi................................................................................. 49
3.2.5. Phân tích dữ liệu.........................................................................................50
3.2.6. Công cụ phân tích dữ liệu.......................................................................... 52

Tóm tắt chương 3........................................................................................................52
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và đánh giá.......................................................... 53
4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát..............................................................................53
4.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha...................................................................... 53
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................54
4.3.1. Phân tích khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch
thông tin trình bày trên BCTC....................................................................................54
4.3.2. Phân tích khám phá thang đo minh bạch thông tin trình bày trên báo cáo
tài chính.......................................................................................................................58
4.4. Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố.................................................... 61
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội..........................................................................61
4.5.1. Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc...................................................62
4.5.2. Phân tích tương quan..................................................................................62
4.5.3. Hồi quy tuyến tính bội............................................................................... 63
4.5.4. Kiểm tra các giả định hồi quy.................................................................... 63


4.5.5. Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến..................64
4.5.6. Phương trình hồi quy tuyến tính bội.......................................................... 65
4.5.7. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết..................................................66
4.6. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá minh bạch thông
tin trình bày trên báo cáo tài chính............................................................................. 67
4.7. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.......................................................................... 68
Tóm tắt chương 4........................................................................................................69
Chương 5: Kết luận và kiến nghị............................................................................ 71
5.1. Kết luận................................................................................................................ 71
5.2. Kiến nghị..............................................................................................................71
5.2.1. Phù hợp với thông lệ quốc tế và luật hiện hành Việt Nam....................... 72
5.2.2. Nguồn nhân lực.......................................................................................... 72
5.2.3. Hệ thống chứng từ kế toán......................................................................... 72

5.2.4. Hệ thống sổ sách kế toán............................................................................73
5.2.5. Báo cáo tài chính........................................................................................ 73
5.2.6. Hệ thống thống tài khoản kế toán.............................................................. 73
5.2.7. Kiểm soát nội bộ........................................................................................ 73
5.2.8. Sự sẵn sàng công bố...................................................................................74
5.2.9. Dễ dàng tiếp cận.........................................................................................74
5.2.10. Hệ thống thông tin....................................................................................74
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................. 74


Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết

Giải thích

tắt
BCTC

Báo cáo tài chính

BCNS

Báo cáo ngân sách

CMKT


Chuẩn mực kế toán

NSNN

Ngân sách nhà nước

BCNSNN

Báo cáo ngân sách nhà nước

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

NS

Ngân sách

TSCĐ

Tài sản cố định

KVC

Khu vực công


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VCSH

Vốn chủ sở hữu

HTKT

Hệ thống kế toán

IPSAS

Chuẩn mực kế toán công quốc tế

IPSASB

Accounting Standard
International Public Sector

quốc tế

Accounting Standard Board

Liên đoàn kế toán quốc tế

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế


GASB

International Public Sector

Hội đồng chuẩn mực kế toán công

IFAC

IFRS

Từ gốc tiếng Anh (nếu có)

International Federation of
Accountants
International Accounting
Standard

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc

International Financial

tế

Reporting Standards

Hội đồng chuẩn mực kế toán

Governmental Accounting


chính phủ

Standards Board


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn................................................................42
Bảng 3.1: Mã hóa các thang đo.................................................................................. 43
Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến minh
bạch thông tin kế toán trình bày trên BCTC.............................................................. 54
Bảng 4.2: Ma trận xoay nhân tố................................................................................. 55
Bảng 4.3: Diễn giải các biến quan sát khi xoay nhân tố............................................ 58
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định các giả thuyết.............................................................. 66


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kinh tế - xã hội năm 2015 khép lại trong bối cảnh thị trường toàn cầu có
những bất ổn, nhiều diễn biến phức tạp; kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi
ro lớn cùng các nhân tố khó lường. Thương mại toàn cầu sụt giảm, tăng trưởng
kinh tế tại các nước phát triển phục hồi chậm; tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm
2015 tiếp tục có những chuyển biến tích cực và phục hồi rõ nét ở nhiều lĩnh vực,
đạt kết quả tăng trưởng khá cao so với mục tiêu đề ra. Bên cạnh những kết quả đạt
được, kinh tế nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi bước
qua cánh cửa hội nhập đang mở ra ngày càng sâu rộng trong nền kinh tế thế giới
vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế các nước,
trong đó có Việt Nam vốn đang phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài.

Bước sang 2016, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ có thêm một năm
đầy xán lạn, vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, được chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân
Thành nhận định sẽ có cơ hội trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất
tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nếu như giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cải
thiện được niềm tin của người tiêu dùng và giải quyết tốt khó khăn cho doanh
nghiệp thì Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì được tốc độ phát triển cao này trong 5
năm tới. Cho đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đầy những cơ hội và
thách thức. Việt Nam cần phải có những thay đổi phù hợp với những yêu cầu phát
triển: cải cách thể chế và tái cơ cấu kinh tế mới đảm bảo sự phát triển bền vững.
Việc gia nhập khối: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu (VN – EU AFTA) và Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể
chế, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển.
Cùng với việc hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu
quả công tác quản lý tài chính công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng


2

thời nâng cao tính minh bạch và tín nhiệm của Chính phủ đối với cộng đồng quốc
tế, yêu cầu về công khai, minh bạch cùng với sự giám sát của cộng đồng đối với
việc chấp hành các quy định về tài chính – ngân sách, thực hiện dự toán ngân sách
trở nên cần thiết và là một nội dung quan trọng trong Luật NSNN 2015.
Chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam năm 2015 (OBI 2015) vừa được
Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) và Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế
(IBP) công bố ngày 14/1 cho thấy, OBI 2015 của Việt Nam là 18/100 điểm, thấp
hơn khá nhiều so với mức trung bình toàn cầu (45 điểm). Mức điểm này gần như
không thay đổi so với năm 2012 (19/100 điểm); theo đó, chỉ số này của Việt Nam
năm 2006 là 3/100 điểm; năm 2010 là 14/100. Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam
vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực như Indonesia (59

điểm), Malaysia (46), Thái Lan (42). Đặc biệt Philippines (62 điểm) hiện ở nhóm
thứ 2 - nhóm các nước có mức công khai ngân sách đáng kể. Qua đó cho thấy,
trong bối cảnh các tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi ngày càng cao về tính công khai,
minh bạch cũng như sự tham gia của người dân trong vấn đề ngân sách, Việt Nam
cần phải tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa.
Điều 55 Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ
tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản
lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp
luật”. Điều 8 Luật Ngân sách 2015 cũng thể chế hóa cụ thể yêu cầu này: “Ngân
sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công
khai, minh bạch, công bằng”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (06/2016), Việt
Nam vẫn chưa có văn bản pháp lý chính thức quy định đầy đủ về vấn đề minh bạch
thông tin trên báo cáo ngân sách nhà nước, cụ thể hơn là Ủy ban nhân dân cấp
phường xã, quận huyện, Phòng công an, cơ quan Đảng ủy địa phương hay các
trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập; là các đơn vị sự
nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên kinh phí NSNN cấp. Do đó, các cá nhân, đơn vị
tổ chức bên ngoài khó khăn trong việc tiếp cận BCNS để xem xét, phân tích, đánh


3

giá việc sử dụng NSNN có hiệu quả hay sai mục đích, sai quy định, lãng phí và
tham nhũng. Chính vì vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
minh bạch báo cáo tài chính của các Ủy Ban Nhân Dân tại địa bàn tỉnh Bình
Định” để nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao khả năng tiếp cận, đánh giá các
thông tin trên báo cáo tài chính từ đó có thể đánh giá tình hình sử dụng Ngân sách
nhà nước của một số đơn vị tại địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
-


Mục tiêu tổng quát:
Đề tài hướng đến việc xác định nhân tố nào sẽ làm cho BCTC có sự minh

bạch để cung cấp thông tin hữu ích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân,
tổ chức tham gia vào việc quản lý NSNN hiệu quả, kiểm soát nguồn tài chính.
-

Mục tiêu cụ thể:
1. Tổng quát được các nhân số ảnh hưởng đến BCTC.
2. Xác định được các nhân tố tác động đến minh bạch BCTC tại các Ủy Ban

Nhân Dân tại địa bàn tỉnh Bình Định.
3. Tìm ra được những giải pháp cho việc lập BCTC nhằm minh bạch thông
tin, cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng theo hướng dễ dàng cho mọi đối
tượng tiếp cận.
-

Câu hỏi nghiên cứu:
1. Để minh bạch BCTC của các cơ quan hành chính thì các công trình

nghiên cứu khoa học đã xác định có những nhân tố nào tác động?
2. Thực trạng về BCTC và sự minh bạch trong BCTC của các cơ quan hành
chính tại tỉnh Bình Định?
3. Làm thế nào để nâng cao tính minh bạch BCTC của các cơ quan hành
chính tại tỉnh Bình Định?


4

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các BCTC của các cơ quan hành chính

tại tỉnh Bình Định.
-

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: nghiên cứu các cơ quan hành chính tại tỉnh Bình Định.
Phạm vi thời gian: các khảo sát được thực hiện trong tháng 8 năm 2016.
Đề tài thực hiện khảo sát, nghiên cứu thực nghiệm BCTC tại một số cơ quan

hành chính tại tỉnh Bình Định chứ không khảo sát toàn bộ. Đồng thời chỉ nghiên
cứu đặc tính minh bạch thông tin trên BCTC ở góc độ công bố BCTC ra bên ngoài,
mức độ dễ dàng tiếp cận chứ không đi sâu phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
cũng như cách thức xử lý số liệu để lập BCTC.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Trong đó:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa lý thuyết và so sánh: Được
sử dụng để nghiên cứu CMKT công, các khái niệm, yêu cầu đối với việc lập BCTC,
tính minh bạch của BCTC; tổng hợp quan điểm của các tác giả, tổ chức uy tín trên
thế giới và Việt Nam trong các công trình nghiên cứu về BCTC công; trên cơ sở đó
để lập các câu hỏi khảo sát. So sánh các quy định về quản lý tài chính công của
Việt Nam với quy định CMKT công quốc tế để đề xuất các giải pháp hoàn thiện
BCTC cho mục đích cung cấp thông tin hữu ích trong trách nhiệm giải trình và ra
quyết định.
- Khảo sát, lấy ý kiến cán bộ: Phỏng vấn các cán bộ là thủ trưởng đơn vị, kế
toán trưởng của các Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định để nghe các ý kiến, các quan



5

điểm nhận xét về tính minh bạch BCTC dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng và
đề ra các giải pháp hoàn thiện các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin trên
BCTC.
- Thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho các đối tượng
đang làm việc, nghiên cứu đến khu vực công tại tỉnh Bình Định, nội dung khảo sát
là minh bạch thông tin BCTC của các cơ quan hành chính tại tỉnh Bình Định để bổ
sung cho thực trạng minh bạch BCTC của các cơ quan hành chính tại tỉnh Bình
Định hiện nay.
- Thống kê định lượng: thu thập dữ liệu, sử dụng phương pháp đánh giá độ
tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy
tuyến tính bội để đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch
thông tin báo cáo ngân sách của các UBND trên địa bàn tỉnh Bình Định.
5. Phương pháp luận về định hướng nghiên cứu
Luận văn là một quá trình nghiên cứu thống nhất từ cấu trúc bài nghiên cứu,
các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu để hướng đến kết quả của đề tài, và có
thể khái quát lại bằng sơ đồ sau:

Các nhân tố ảnh
hưởng đến minh
bạch báo cáo tài
chính của các Ủy
Ban Nhân Dân tại
địa bàn tỉnh Bình
Định

Mục tiêu NC 1


Câu hỏi NC 1

Chương 1, 2 & 3

Mục tiêu NC 2

Câu hỏi NC 2

Chương 4

Mục tiêu NC 3

Câu hỏi NC 3

Chương 5

6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
-

Về mặt lý luận:


6

Luận văn định hướng đóng góp vào hệ thống các công trình khoa học nghiên
cứu các nhân tố tác động cho việc nâng cao tính minh bạch báo cáo tài chính. Xây
dựng các chỉ tiêu để đánh giá tính minh bạch của BCTC ở mức độ chất lượng của
thông tin, mức độ công báo và dễ dàng tiếp cận BCTC. Từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao minh bạch thông tin BCTC theo định hướng CMKT công quốc tế và các

quy định của các tổ chức uy tín trên thế giới.
-

Về mặt thực tiễn:
Góp ý cho việc lập BCTC của các cơ quan hành chính tại tỉnh Bình Định các

nhân tố nào mà cơ quan hành chính có thể tác động để nâng cao minh bạch BCTC.
Để từ đó, có thể lập BCTC theo tiêu chí trên, thỏa mãn các đặc tính chất lượng,
cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, công khai minh bạch, dễ tiếp cận, dễ sử dụng
để giảm thiểu các tình trạng lãng phí, tham nhũng, hữu ích cho trách nhiệm giải
trình và ra quyết định.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về báo cáo tài chính của các cơ quan hành chính và
các vấn đề liên quan đến kế toán khu vực công
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về báo cáo tài chính áp dụng cho khu vực công
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN KHU VỰC CÔNG
Báo cáo tài chính khu vực công là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để
phục vụ cho việc tổng hợp và kiểm soát tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà
nước, là căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội đối với các loại dịch vụ công đã
được thực hiện và cung cấp (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015). Do vậy, việc khái quát

hóa những nghiên cứu của các nhà khoa học trong những mảng nghiên cứu có liên
quan để xác định những vấn đề còn tồn tại của các nghiên cứu đó và là minh chứng
cho việc nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin báo cáo tài
chính của các cơ quan hành chính” là cấp thiết.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Ouda Hassan (2008), bằng khảo sát thực nghiệm khu vực
công tại Hà Lan, Ai Cập để so sánh. Việc thực hiện BCTC trên cở sở dồn tích sẽ
tăng chất lượng thông tin của kế toán khu vực công và các yếu tố làm rào cản cho
sự chuyển đổi sang cơ sở dồn tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về đặc
điểm chính trị, pháp lý, văn hóa quản lý hành chính có tác động tích cực đến quá
trình chuyển đổi kế toán cơ sở dồn tích tại Hà Lan. Còn ở Ai Cập thì yếu tố:
nguyên tắc kế toán dồn tích, nguồn lực tài chính, đặc điểm tổ chức (công tác kế
toán và nhân lực), chính trị là những yếu tố tác động tích cực đến việc chuyển đổi
kế toán cơ sở dồn tích.
Nghiên cứu của Maria Kapadis và Colin Cark (2010), xác định nhu cầu sử
dụng thông tin trên BCTC khu vực công, các thông tin cần cung cấp gồm: Báo cáo
thu nhập và chi phí; Báo cáo tình hình tài sản và nợ phải trả; Báo cáo về sự hòa hợp
giữa dự toán ngân sách và tình hình thực hiện tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Các báo cáo cần phải cung cấp các thông tin về nguồn lực kinh tế, tình hình thực
hiện tài chính… trên cơ sở dồn tích.


8

Nghiên cứu của Carmen Cretu và các cộng sự (2011), phân tích và nhấn
mạnh nội dung trình bày trên BCTC khu vực công trên cơ sở dồn tích theo IPSASs,
tác giả khẳng định việc lập và trình bày BCTC bao gồm 5 báo cáo: Bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền, báo cáo tình hình thay
đổi vốn chủ sở hữu và bảng thuyết minh BCTC thì đảm bảo thông tin cũng cấp sẽ
hữu ích hơn, dễ tiếp cận hơn.

Nghiên cứu của Beams và các cộng sự (2011), tác giả đưa ra những hướng
dẫn chung về BCTC của các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, trong đó các trường
Cao đẳng và Đại học tư nhân. BCTC tại các đơn vị này được lập trên cơ sở dồn tích,
tuân thủ theo FASB. Trong nghiên cứu này, tác giả không đề cập đến giải pháp
nâng cao tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị này.
Nghiên cứu của Lucie Sedmihradská (2015), minh bạch ngân sách nhà nước
trong chính quyền địa phương Séc. Công bố thông tin dự thảo ngân sách, báo cáo
ngân sách trên truyền thông internet phải có khả năng tiếp cận cao, trên một trang
web được quy định, đảm bảo an ninh.
Nghiên cứu của Maria Violeta Cimpoeru và Valentin Cimpoeru (2015), về
minh bạch ngân sách - một yếu tố cải thiện kiểm soát tham nhũng và hiệu suất kinh
tế. Tác giả đưa ra các định nghĩa minh bạch, sử dụng chỉ số OIB để đo lường mức
độ cung cấp thông tin về ngân sách và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình
thực hiện ngân sách. Từ đó, tác giả nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của công chức,
chính phủ; và minh bạch thông tin là quan trọng giúp giảm tham nhũng, lợi ích bất
hợp pháp, chống lại cái gọi “thủ thuật” ngân sách, nhằm kiểm soát hoạt động của
chính phủ.
Tiến sĩ Janet Mark (2003), trong luận án bằng các thực nghiệm để xác định
người sử dụng thông tin với mục đích gì trong BCTC công và các yêu cầu thông tin
của họ. Dự kiến những thay đổi trong kế toán khu vực công sẽ cung cấp thông tin
linh hoạt hơn, hữu ích hơn.
1.2. Các nghiên cứu trong nước


9

Nguyễn Chí Hiếu (2010) trong luận văn nghiên cứu về thiết lập hệ thống tài
khoản và BCTC trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào đơn
vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam. Tác giả đã khái quát hệ thống CMKT công
quốc tế, những đặc điểm của hệ thống BCTC trong các đơn vị HCSN ở Việt Nam,

đã chỉ ra những yếu kém nội tại của hệ thống tài khoản và BCTC của các đơn vị
HCSN ở Việt Nam; dựa trên kết quả khảo sát thực tế, phân tích và so sánh với
CMKT công quốc tế; từ đó giải thích cho việc cần áp dụng CMKT công quốc tế
vào kế toán khu vực công Việt Nam. Nghiên cứu dừng lại ở việc đề xuất hệ thống
tài khoản và BCTC mới áp dụng vào đơn vị HCSN ở Việt Nam, còn phạm vi về
tính minh bạch thông tin trên BCNS vẫn chưa đề cập đến.
Nguyễn Thị Minh Huệ (2012), để phù hợp với yêu cầu thay đổi, nâng cao
chất lượng công tác kế toán cũng như cung cấp thông tin có tính chuẩn mực khi hội
nhập kinh tế thế giới, việc vận dụng CMKT công quốc tế để hoàn thiện chế độ hành
chính sự nghiệp tại Việt Nam là tất yếu. Trong luận văn tác giả nêu lên những điểm
khác biệt cơ bản trên BCTC của đơn vị HCSN ở Việt Nam so với CMKT công
quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc áp dụng CMKT công quốc tế vào
kế toán HCSN ở Việt Nam là vô cùng khó khăn, và cần có lộ trình cụ thể trong thời
gian dài. Bên cạnh đó, tác giả tập trung phân tích những điểm còn hạn chế của
HTKT và BCTC và đề xuất các giải pháp hoàn thiện về mặt trình bày, phương
pháp lập cũng như những giải pháp để phù hợp hơn với đặc điểm riêng của Việt
Nam, thống nhất cho toàn bộ khu vực công và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy
nhiên, tính minh bạch thông tin trên BCTC vẫn chưa được tác giả đề cập đến.
Phan Thị Thúy Quỳnh (2012), luận văn nghiên cứu về thiết lập hệ thống
BCTC cho đơn vị HCSN ở Việt Nam. Tác giả đề xuất BCTC của đơn vị HCSN
2012-2015 để đáp ứng nhu cầu thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của các đối
tượng sử dụng cần phải phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính của nhà nước, cung
cấp thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng, hội nhập quốc tế, tương thích với nhiều
loại hình hoạt động. Đề tài chủ yếu đề cập đến quá trình thiết lập và trình bày
BCTC theo CMKT công quốc tế, xây dựng nên bộ BCTC phù hợp với loại hình


10

đơn vị HCSN, hướng dẫn hoàn thiện các khoản mục được trình bày trên BCTC. Hệ

thống BCTC mới được đề xuất bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo thu, chi và
kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Tác giả cũng
có đề cập đến việc thiết lập BCTC cần chú trọng đến các đặc điểm đảm bảo chất
lượng thông tin hữu ích: thông tin được phân biệt giữa thông tin cho mục đích
chung và thông tin cho mục đích đặc biệt; thông tin được cung cấp đầy đủ, thích
hợp với nhu cầu người sử dụng; thông tin có thể so sánh được… Tuy nhiên, đề cập
này chỉ là cơ sở để định hướng đến việc hoàn thiện hệ thống BCTC cho các đơn vị
HCSN mà chưa nghiên cứu sâu đến các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin
trên BCTC.
Lê Thị Cẩm Hồng (2013), luận văn thạc sĩ nghiên cứu về xây dựng và hoàn
thiện hệ thống BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN ở Việt Nam theo định hướng
CMKT công quốc tế. Tác giả đi tìm hiểu hệ thống CMKT công quốc tế, một số
kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới khi áp dụng CMKT công quốc tế. Trên
cơ sở lý thuyết và thực tiễn kế toán công Việt Nam, thực trạng về các báo cáo áp
dụng cho các đơn vị HCSN thì theo tác giả để BCTC phù hợp với yêu cầu cung cấp
thông tin minh bạch, đầy đủ, đáng tin cậy cần nên sửa đổi một số danh mục và
thông tin trình bày trên BCTC trên cơ sở dồn tích. Cần sửa đổi, bổ sung, ban hành
CMKT công Việt Nam theo hướng hài hòa với IPSASs.
Trần Minh Dạ Hạnh (2014), nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC
đối với các trường Đại học và Cao đẳng công lập tại Việt Nam – Trường hợp
nghiên cứu: các trường Đại học, Cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn
được tác giả trình bày lại các cơ sở lý thuyết, các đặc tính chất lượng BCTC, các
khái niệm minh bạch do các tổ chức uy tín trên thế giới ban hành và so sánh với
quy định của Việt Nam. Trên cơ sở đó khảo sát phân tích thực trạng BCTC của các
trường Đại học và Cao đẳng tại Tp HCM để đánh giá chung về tính minh bạch,
chất lượng BCTC tại một lĩnh vực công. Và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
tính minh bạch trên BCTC đó cụ thể: xây dựng bộ CMKT công, hoàn thiện hệ
thống tài khoản, xây dựng các văn bản quy định về minh bạch thông tin trên BCTC



11

công, xây dựng đội ngũ chuyên viên kế toán chuyên nghiệp…. Tuy nhiên đề tài
nghiên cứu chưa mở rộng phạm vi cho các đơn vị hành chính sự nghiệp khác: Ủy
ban nhân dân, Kho bạc nhà nước, Bệnh viện… là các đơn vị sự nghiệp thuộc khu
vực công.
Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Tuệ (2011), để thông tin kế toán khu vực
công đáp ứng yêu cầu của tiến trình “mở cửa và hội nhập quốc tế”. Tác giả nhấn
mạnh tầm quan trọng của thông tin kế toán khu vực công, và đưa ra phương pháp
làm cho thông tin kế toán khu vực công phù hợp hơn với đối tượng sử dụng trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Mai Thị Hoàng Minh (2014), nghiên cứu vận dụng CMKT công quốc tế để
trình bày BCTC nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước. Tác giả tìm thấy
những trở ngại, thách thức cho Việt Nam khi vận dụng IPSAS để lập BCTC nhà
nước, cụ thể: (1) Chưa hình thành hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, phương
pháp và nguyên tắc kế toán chưa tuân thủ hoàn toàn thông lệ kế toán quốc tế. (2) Số
liệu kế toán tại các đơn vị kế toán nhà nước chưa đồng bộ. (3) Kho bạc nhà nước
chưa triển khai và vận hành một cách hoàn chỉnh hệ thống thông tin kế toán tập
trung… mà tác giả không nghiên cứu về minh bạch thông tin BCTC.
Phạm Quang Huy (2013), luận án tiến sĩ hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi
ngân sách nhà nước tại Việt Nam. Tác giá đã khái quát chuẩn mực kế toán công
quốc tế, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa; hệ thống các vấn đề có liên quan
đến kế toán thu, chi ngân sách tại Việt Nam theo định hướng những quy định trong
chuẩn mực kế toán công quốc tế. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho quá trình hoàn
thiện những yếu kém hiện tại: cải cách hành chính, hành lang pháp lý về chế độ và
quản lý, nguồn nhân lực kế toán thu, chi ngân sách, kiểm soát rủi ro, kiểm soát chất
lượng, tăng cường hệ thống công nghệ thông tin… Một trong những mục đích của
ngân sách là tạo cơ sở cho việc giải trình trách nhiệm và tính minh bạch. Tuy
những kiến nghị này có hướng đến thông tin ngân sách được minh bạch hơn, rõ
ràng hơn, phù hợp hơn nhưng chưa nghiên cứu sâu vào các yếu tố tác động đến

minh bạch thông tin BCTC.


12

Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), luận án tiến sĩ nghiên cứu về hoàn thiện báo
cáo tài chính khu vực công Việt Nam. Tác giả tổng quan khung lý thuyết nghiên
cứu gồm quản lý tài chính công, chế độ kế toán khu vực công, IPSASs, chế độ kế
toán công một số quốc gia trên thế giới để nhận định những vấn đề còn tồn tại trong
BCTC khu vực công hiện nay không thống nhất. BCTC khu vực công hiện nay chủ
yếu cung cấp thông tin phục vụ cho chính đơn vị công và các cơ quan quản lý Nhà
nước mà chưa hướng đến công chúng và chưa cung cấp các thông tin giải trình của
đơn vị. Mục đích của thông tin trên BCTC chung là cung cấp thông tin cho đại
chúng, và cần được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Do đó để
nâng cao chất lượng thông tin được trình bày, tác giả đã đề xuất cần hoàn thiện luật
Ngân sách nhà nước, cải cách kế toán khu vực công, tăng cường vai trò kiểm soát,
đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, hệ thống thông tin đồng
bộ…
1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn
1.3.1. Nhận xét
Sau quá trình tìm hiểu các công trình khoa học có liên quan một cách tương
đối đến đề tài luận văn dự kiến thực hiện, tác giả đã nhận định được một số hạn chế,
tồn tại cùng với các khe hở trong các nghiên cứu trong và ngoài nước trên như sau:
Đối với các công trình nước ngoài
Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của BCTC được lập trên cơ sở dồn
tích, một số nghiên cứu đi vào BCTC cụ thể đối với các trường Đại học và Cao
đẳng, vai trò của thông tin tài chính trong một trường học. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chỉ tập trung khai thác vào việc lập BCTC theo quy định của các tổ
chức IPSASB, FASB, GASB mà chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để đánh giá tính
minh bạch của BCTC. Các tác giả chủ yếu phân tích kế toán công mà chưa nghiên

cứu nhiều vào minh bạch báo cáo các đơn vị thuộc chính phủ. Kế toán công là một
khái niệm có phạm vi rộng, trong đó báo cáo tài chính là một trong những sản
phẩm quan trọng của kế toán công, và nội dung này vẫn chưa được các công trình


13

nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, chưa đánh giá minh bạch BCTC đối với khu vực công,
đặc biệt chưa xây dựng tiêu chí cần thiết đối với tính minh bạch của BCTC.
Đối với các công trình trong nước
Các nghiên cứu trên đã đưa ra những giải pháp rất khả thi nhằm hoàn thiện
BCTC, HTTK và chế độ kế toán theo định hướng CMKT công quốc tế. Những giải
pháp tương đối phù hợp với đặc điểm kinh tế, tài chính và xã hội của Việt Nam.
Những nghiên cứu này đã góp phần làm nổi bật sự khác biệt của CMKT công quốc
tế so với quy định của mỗi quốc gia về BCTC, KTTK. Đa số các đề tài nghiên cứu
chỉ khái quát những thành phần của CMKT công quốc tế để định hướng áp dụng
chuẩn mực kế toán công quốc tế vào kế toán đơn vị HCSN Việt Nam. Trong đó,
các tác giả tập trung chủ yếu vào nghiên cứu một bộ phận, một khâu hay một hoạt
động của kế toán trong các đơn vị HCSN. Nâng cao tính minh bạch của BCTC đối
với khu vực công được đề cập đến trong các nghiên cứu trên đóng vai trò là một
giải pháp và kiến nghị mà chưa được định nghĩa, khái quát, xây dựng tiêu chí để
đánh giá hay nói cách khác, tính minh bạch của BCTC không phải là chủ đề mà các
đề tài này hướng đến. Mặc dù có đề cập đến tính minh bạch nhưng các nghiên cứu
này chỉ nghiên cứu tại các trường Đại học - Cao đẳng công lập tại Tp HCM.
Nghiên cứu đã đánh giá cụ thể các yếu tố tác động đến minh bạch thông tin BCTC:
tính phù hợp, trình bày trung thực, tính dễ hiểu, tính có thể so sánh được, tính có
thể kiểm chứng, kịp thời. Nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở trường học mà chưa có
những phân tích sâu sắc về tính minh bạch cho các Ủy ban nhân dân, Bảo hiểm xã
hội, … hay các đơn vị HCSN nói chung.
1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận văn

Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả đánh giá nội dung minh bạch thông tin báo
cáo tài chính cụ thể tại ủy ban nhân dân là một vấn đề cấp thiết và chưa được
nghiên cứu nhiều. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh


14

bạch báo cáo tài chính của các Ủy Ban Nhân Dân tại địa bàn tỉnh Bình Định là vấn
đề cần nghiên cứu trong luận văn của mình.
Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu
trước, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu:
-

Thang đo nào phù hợp để đánh giá minh bạch thông tin trình bày trên BCTC
của các UBND tại địa bàn tỉnh Bình Định?

-

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính
của các UBND tại địa bàn tỉnh Bình Định và mức độ ảnh hưởng ra sao?

-

Các giải pháp nào nhằm minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các
UBND tại tỉnh Bình Định?

Tóm tắt chương 1
Nội dung của chương này nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan đến minh bạch thông tin trên BCTC và xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên BCTC công của thế giới và Việt Nam.

Việc chọn lọc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan
đến nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn này. Qua đó, xác định khe
hỏng làm cơ sở cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Mặc dù, đã có nghiên cứu
nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các trường đại
học và cao đẳng công lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần có thêm nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch báo cáo tài chính tại các Ủy Ban Nhân Dân
nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, hướng đến đối tượng sử dụng thông tin trên
báo cáo ngân sách là nhân dân.


×