Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Biện pháp thi công TRẠM XĂNG dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.09 KB, 51 trang )

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
Gói thầu:

Gói thầu số 01: “Cải tạo nhà bán hàng, cột bơm; Cải tạo nhà ở nhân viên, WC,

nhà bếp; Hệ thống chống sét; Hệ thống PCCC; Sửa chữa sân bê tông; Tường rào; Lắp đặt
biển quảng cáo”
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888
Địa điểm xây dựng:

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU
Phần 1: Giới thiệu về dự án và gói thầu
Phần 2: Những căn cứ để lập biện pháp thi công

CHƯƠNG 2

CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO CÁC CÔNG TÁC/ HẠNG
MỤC CHỦ YẾU

PHẦN 1

Tổ chức mặt bằng công trường

PHẦN 2

Giải pháp trắc đạc để định vị các kết cấu công trình trong quá trình thi
công


PHẦN 3

Thi công kết cấu phần móng

PHẦN 4

Thi công kết cấu phần thân (thô) công trình (từ cốt +0.00 đến mái)

PHẦN 5

Thi công phần hoàn thiện công trình

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH QUẢN LÝ THI CÔNG
I. Quản lý chất lượng
II. Quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, thanh quyết
toán
III. Quản lý an toàn trên công trường
IV. QUẢN LÝ AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH XUNG QUANH CÔNG
TRƯỜNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4

TIẾN ĐỘ THI CÔNG

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN


Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU
1. Giới thiệu về dự án
1.1. Dự án:
- Tên gói thầu: “Cải tạo nhà bán hàng, cột bơm; Cải tạo nhà ở nhân viên, WC, nhà
bếp; Hệ thống chống sét; Hệ thống PCCC; Sửa chữa sân bê tông; Tường rào; Lắp đặt biển
quảng cáo”
- Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888
- Chủ đầu tư: Tổng Công ty xăng dầu Thanh Niên
1.2. Địa điểm xây dựng:
- ĐỊA ĐIỂM XD :
1.3. Quy mô xây dựng
- Loại công trình và chức năng: Công trình dân dụng.
- Hạng mục công trình và các đặc điểm khác:
+ Hạng mục công trình:
- Sân đường nội bộ được thi công bằng hai lớp cấp phối đá dăm liên kết với nhau
bằng lớp nhụa pha dầu, lượng nhựa 0,8kg/m2. Trên bề mặt lớp đá dăm thứ 2 được tưới lớp
bám dính mặt đường bằng nhựa pha dầu, lượng nhựa 0,8kg/m2 sau đó tiến hành rải thảm
mặt đường bê tông nhựa, bê tông nhựa hạt mịn, chiều dày đã lèn ép5 cm.
- Sân bê tông mái che cột bơm: Được thi công bằng thủ công theo từng giai đoạn, bắt
đầu bằng công tác san thủ công mặt bằng sân sau đó dải một lớp ni lông . tiếp theo là công
tác đổ bê tông lót móng đá 4x6 mác 100 được trộn đổ bằng thủ công. Cuối cùng là lớp bê
tông nền đá 2x4 mác 200 được trộn bằng máy trộn đổ thủ công.

- Hố van, hố nhập: Đáy hố van, hố nhập được đổ bằng bê tông đá 1x2, mác 200.
Tường 220 được xây bằng gạch chỉ vữa xi măng mác 75 và được trát bằng vữa xi măng
mác 75. Mái được lợp bằng tôn múi, cửa được làm bằng cửa thép.
- Chống sét và tiếp địa: Móng được đổ bằng bê tông trộn thủ công, cột thu sét có
chiều cao H= 10m sử dụng thép ống fi 89x4, fi 32x4, thép tấm 5-15mm, bu lông neo đế cột
M20x550. Kim thu sét được gia công có chiều dài = 0,5m. Cọc chống sét được gia công
bằng phương pháp đóng, dây chống sét d=12 được kéo dải dưới mương đất .
- Hàng rào: Móng hàng rào là móng băng, bê tông lót móng đá 4x6 mác 100 được trộn
và đổ bằng thủ công, tường được xây bằng gạch chỉ đặc 6,5x10,5x22 vữa xi măng mác 50
có bổ trụ. Hai mặt của tường được trát bằng vữa xi măng mác 75 dày 1,5cm. Đầu trụ và
đỉnh hàng rào được đắp trang trí bằng vữa xi măng. Khi tường khô thì tiến hành quét vôi
trắng 1 nước và 2 nước màu.
- Bể chứa téc: Di chuyển téc cũ lên + lắp, móng được thi công bằng bê tông cốt thép,
tường được xây bằng gạch chỉ đặc.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

2


+ Giải pháp thông gió, chiếu sáng
- Dựng hệ thống lấy gió và chiếu sáng thiờn nhiờn từ bên ngoài.
- Dựng hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo từ hệ thống quạt điện, hệ thống đèn
điện chiếu sáng.
+ Giải pháp về cấp điện, nước
- Về điện: Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống điện và thu sét, dây điện được đi trong tường
đảm bảo an toàn và đủ công suất. Lắp đặt bảng điện ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. Đèn điện
được lắp đặt theo sự phân bố ánh sáng hợp lý.
- Về nước:
+ Nguồn nước được lấy từ hệ thống cung cấp nước bên ngoài , máy bơm sẽ bơm nước
lên téc trên mái.

+ Nước cung cấp cho các khu vệ sinh trong nhà được lấy từ téc nước trên mái dẫn qua
ống trục chính, từ trục chính qua ống nhánh và tới thiết bị tiêu thụ.
+ Nước thoát được chia làm 2 đường: Nước thoát sàn được thu qua phễu và chảy
xuống bể phốt, nước thoát xí và labo được thu vào đường ống riêng và chảy xuống bể phốt.
Nước bẩn được sử lý qua bể phốt và thoát ra hệ thống rãnh bên ngoài.
+ Thép AI có: Rn=Rk=2300 kG/cm2, Thép AII cú: Rn=Rk=2800kG/cm2.
1.4. Thời gian hoàn thành
Thời gian hoàn thành gúi thầu: 30 ngày (tính từ ngày ký hợp đồng, kể cả ngày lễ, thứ
Bẩy và Chủ nhật).
2. Giới thiệu về gói thầu:
Nội dung công việc chủ yếu của gói thầu:
Sân đường nội bộ, sân bê tông mái che cột bơm, hố van, hố nhập, chống sét, tiếp địa,
hàng rào, bệ đỡ bồn chứa nhiên liệu.

Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

3


PHẦN 2: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG
- Căn cứ vào thông báo Hồ sơ Yêu cầu của Chi nhánh Xăng dầu Thanh Niên khu
vực Tây Bắc - Tổng công ty Xăng dầu Thanh Niên về việc đấu thầu gói thầu số 1: ‘‘Cải tạo
nhà bán hàng, cột bơm; Cải tạo nhà ở nhân viên, WC, nhà bếp; Hệ thống chống sét; Hệ
thống PCCC; Sửa chữa sân bê tông; Tường rào; Lắp đặt biển quảng cáo’’ Công trình: Cải
tạo sửa chữa trạm xăng dầu số 888.
- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật thi công và các yêu cầu kĩ thuật trong hồ sơ yêu
cầu của Chi nhánh Xăng dầu khu vực Tây Bắc - Tổng công ty Xăng dầu Thanh Niên.
- Căn cứ vào điều kiện mặt bằng công trường.
- Căn cứ vào Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội khóa
XI, kỳ họp thứ tư.

- Căn cứ vào Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về
Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng của Việt Nam ban hành.
- Căn cứ vào nhu cầu của Chủ đầu tư xây dựng, năng lực của Nhà thầu và địa bàn
xây dựng công trình;

Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

4


CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO CÁC CÔNG TÁC/ HẠNG
MỤC CHỦ YẾU
- Trước khi lập biện pháp thi công, Nhà thầu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu kỹ hồ
sơ thiết kế kỹ thuật thi công, đồng thời tiến hành khảo sát, đánh giá mặt bằng công trình sẽ
thi công. Qua phân tích chúng tôi thấy:
- Công trình có đặc điểm là công trình cải taọ sửa chữa, mặt bằng thi công rộng, do
vậy khi thi công công trình chúng tôi sử dụng máy kết hợp thủ công sẽ đạt kết quả tốt.
- Vì khối lượng thi công không lớn nên Nhà thầu tổ phân đợt thi công hợp lý, khoa
học để đảm bảo tiến độ thi công mà chất lượng công trình vẫn đạt chất lượng cao.
- Sau khi thi công xong, toàn bộ lán trại, kho bãi được Nhà thầu dỡ bỏ và dọn dẹp
sạch sẽ bàn giao cho Chủ đầu tư.
Từ đặc điểm mặt bằng của công trình và đáp ứng được tiến độ thi công cũng như an
toàn cho công trình, Nhà thầu đề ra phương án tổ chức mặt bằng như sau :
PHẦN 1. TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
1. Các công tác chuẩn bị.
- Sau khi Chủ đầu tư giao mặt bằng công trình cho Nhà thầu bằng văn bản và thực
địa, có ký nhận giữa hai bên theo quy định. Nhà thầu kiểm tra lại chỉ giới và các số liệu tại

hiện trường, đối chiếu với thiết kế nếu có điều gì sai lệch, Nhà thầu đề nghị thiết kế và Chủ
đầu tư điều chỉnh. Sau đó Nhà thầu xúc tiến những công việc sau :
- Thu dọn mặt bằng để khởi công xây dựng công trình.
- Chuẩn bị hiện trường để thi công.
- Đường điện và nước thi công, sinh hoạt được đấu nối với nguồn do CĐT cấp.
- Xây dựng lán trại tạm và kho tàng, bãi tập kết vật liệu và bãi gia công.
- Làm đường thi công nội bộ.
- Chuẩn bị máy và thiết bị, nhân lực để tiến hành thi công.
- Làm việc với chính quyền và công an địa phương, để hỗ trợ và gióp đỡ Nhà thầu
xây dựng công trình.
- Hệ thống biển báo khu vực kho, khu điều hành, khu WC, các biển chỉ dẫn, các bản
nội quy công trường, nội quy về ATLĐ...
2. Hàng rào bảo vệ
- Hàng rào thi công được dựng bao xung quanh khu vực thi công công trình.
- Dọc theo hàng rào có lắp các bóng điện bảo vệ và để cảnh báo cho khu vực thi
công. Có cổng và người thường trực 24/24h. Trên cổng có treo bảng hiệu. Bảng hiệu công
trình có phối cảnh, tên công trình, Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công được làm
theo qui định hiện hành.
3. Lán trại tạm để thi công
- Toàn bộ lán trại tạm và nhà điều hành được bố trí trên tổng mặt bằng thi công:
- Nhà điều hành của kĩ sư và cán bộ, lán nghỉ tạm cho công nhân.
- Nhà WC nam, nữ (Sử dụng nhà vệ sinh cố định tại một góc trong khu đất - xem
mặt bằng TC thi công).
- Nhà bảo vệ + thường trực.
4. Kho tàng tạm
+ Kho để dụng cụ, thiết bị.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

5



+ Bố trí các kho kín chứa vật tư xi măng, cốt thép đã gia công, cốp pha và các vật
liệu cần bảo quản kín khác. Ngoài ra, Nhà thầu sẽ ký hợp đồng cụ thể với các nhà cung cấp
hàng theo từng giai đoạn, thuận tiện cho thi công, không chồng chéo nhau nhằm đảm bảo
tiến độ chung của dự án.
- Bãi tập kết vật liệu rời được thay đổi tuỳ theo từng giao đoạn thi công và tuân thủ
nguyên tắc : Cát, đá, gạch xây khi vận chuyển đến công trình được xếp gọn ở khu vực bãi tập
kết. Khi sử dụng gạch xây thì chuyển đến các vị trí cạnh hạng mục sẽ xây.
5. Nước thi công
- Nước thi công được nhà thầu lấy từ thầu giếng khoan và được lọc qua cát trước khi
đưa vào sử dụng thi công.
6. Điện thi công
- Nguồn điện thi công: Nhà thầu lấy điện thi từ nguồn chung của khu vực.
- Hệ thống điện trong mặt bằng công trường sẽ được tách làm 2 mạch: 1 mạch phục
vụ cho thi công, mạch còn lại phục vụ cho khu vực chiếu sáng và bảo vệ. Các mạch điện
đều bố trí các thiết bị bảo vệ, đóng ngắt an toàn. Tủ điện được đặt gần phòng bảo vệ
- Ngoài ra chúng tôi bố trí dự phòng 1 máy phát điện đề phòng khi mất điện không
làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
- Tổ chức chiếu sáng :
+ Chiếu sáng ngoài công trình: Xung quanh công trình bố trí hệ đèn pha 500 w và 1 số
đèn di động để phục vụ thi công, bảo vệ ban đêm và phục vụ cho việc tập kết vật tư ban đêm.
+ Chiếu sáng trong công trình :
Chiếu sáng cố định : Lắp các đèn pha tại các vị trí cố định tại các tuyến giao thông theo
phương đứng và ngang, tại các vị trí nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho thi công.
Chiếu sáng di động : Bố trí một số đèn di động để phục vụ thi công tại các vị trí không lắp
được các đèn cố định
7. Bố trí thiết bị cứu hoả
- Để đảm bảo cho công tác phòng chống cháy nổ, chúng tôi bố trí các bình bọt cứu hoả,
hộp cát và các thiết bị chữa cháy theo đúng qui định và duy trì trong suốt thời gian thi công.
- Nhà thầu bố trí riêng bể nước phục vụ công tác cứu hoả và các máy bơm luôn sẵn

sàng hoạt động trong tình trạng tốt.
8. Hệ thống tiêu thoát nước thải
- Nhà thầu sử dụng máy bơm và ống mềm kết hợp với hệ rãnh, hố ga trên mặt bằng để
đảm bảo việc thoát nước ra hệ thống rãnh thoát nước chung hiện có ngoài công trình.
- Ngoài ra ở các vị trí cổng ra vào công trình Nhà thầu còn bố trí hệ thống cầu rửa xe
có đường thoát nước thải nối vào hệ thoát nước chung của địa phương.
9. Tập kết, bố trí thiết bị thi công
- Máy trộn bê tông, máy trộn vữa sử dụng loại bánh hơi để dễ di chuyển trong công
trình.
- Các loại máy khác như máy cắt uốn sắt, máy hàn, máy cắt gạch... được bố trí theo
từng khu vực thi công nhằm rút ngắn khoảng cách từ kho đến vị trí gia công và đến vị trí
lắp dựng.
10. Hệ thống thông tin liên lạc:
Để đảm bảo thông tin kịp thời, thông suốt nhưng tiết kiệm, gióp cho việc điều hành
công trường được tốt nhà thầu sẽ thiết lập và kết nối hệ thống thông tin gồm:
- Máy điện thoại cầm tay do các cá nhân sử dụng.
- Điện thoại cố định được lắp đặt tại nhà điều hành, nhà bảo vệ.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

6


- Hệ thống bộ đàm cầm tay nội bộ hoạt động 24/24h.
- Hệ thống loa đài hoạt động vào những lúc cần thiết.
PHẦN 2. GIẢI PHÁP TRẮC ĐẠC ĐỂ ĐỊNH VỊ
CÁC KẾT CẤU CÔNG TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
Công tác định vị, trắc đạc công trình được Nhà thầu thi công theo TCVN 3972-1985
Công tác trắc địa trong xây dựng và TCXD 203-1997 Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc và thi
công.
I. Giải pháp trắc đạc để thi công công trình

- Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử mang lại độ chính xác rất cao do hệ thống tự cân
bằng và đo bằng laser và có thể sử dụng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt và
có thể truy xuất dữ liệu qua máy tính.

- Bố trí kỹ sư chuyên ngành trắc địa và kỹ thuật viên có kinh nghiệm thi công các
công trình tương tự.
- Bố trí đầy đủ thiết bị trắc địa phục vụ thi công.
- Vị trí các hạng mục được xác định và cắm mốc cố định. Vị trí các mốc chuẩn được
đặt cách xa vị trí thi công và đảm bảo không thay đổi trong suốt thời gian thi công và quan
trắc lún sau này. Nếu có, các mốc quan trắc lún được thiết lập ở dạng bao quát, để từ đó đi
tới vị trí kiểm tra chi tiết, các mốc này trên côngtrình được thành lập có tính đến mức độ
cấu trúc tải trọng trong móng, ở những vị trí dự đoán lún mạnh hoặc cần phải xét đến ảnh
hưởng lún, được gắn vào cột hoặc nền.
- Mốc tim cốt được lấy từ lưới trắc địa quốc gia gần vị trí thi công hoặc các mốc do
chủ đầu tư yêu cầu. Sau khi định vị các hạng mục sẽ thông báo bằng văn bản để đại diện
chủ đầu tư nghiệm thu và cho phép thi công.
- Việc chuyển tim cốt được xác định bằng máy kinh vĩ, máy toàn đạc, hệ thống dây
căng, quả dọi, nivô.
- Vị trí các tim cốt và các cao trình khác được xác định bằng 1 máy kinh vĩ, 1 máy
toàn đạc, hệ thống dây căng và quả dọi.
- Tim cốt công trình luôn luôn được kiểm tra trong suốt quá trình thi công dựa trên
các mốc cố định trên công trình và các vị trí ở ngoài công trình để đảm bảo kích thước và vị
trí theo thiết kế.
- Tiến hành quan trắc lún mỗi 2 tuần/lần trong suốt quá trình thi công
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

7


- Tất cả các giai đoạn thi công đều phải có mốc trắc đạc (tim - cốt) mới được thi

công. Trước khi thi công phần sau phải có hoàn công lưới trục và cốt cao trình từng vị trí
của phần việc trước nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục các sai số có thể
và đề phòng các sai số tiếp theo trên cơ sở đó lập hoàn công cho công tác nghiệm thu bàn
giao.
- Các công đoạn xây tường, lát nền, ốp tường... nhà thầu đều sử dụng máy trắc đạc
để xác định cốt sau đó bật mực toàn tuyến bảo đảm độ chính xác của tường xây, ốp và độ
phẳng toàn diện của nền.
- Tất cả các dung sai độ chính xác nhà thầu sẽ tuân thủ theo:
* TCXD 3972 : 1985 : Công tác trắc địa trong xây dựng.
* TCXD 309 : 2004 : Công tác trắc địa trong xây dựng – Yêu cầu chung.
* TCXD 203 : 1997 : Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.
* TCXD 271 : 2002 : Qui trình kỹ thuật xác định độ lún côngtrình dân dụng và công
nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
* TCXD 351 : 2005 : Qui trình kỹ thuật quan trắc chuyển dịch ngang nhà và công
trình.
- Và các qui định về chế độ dung sai trong hồ sơ mời thầu.
- Việc trắc đạc được nhà thầu thực hiện theo "Hướng dẫn thi công, kiểm tra, nghiệm
thu công tác trắc đạc"
II. Phương pháp trắc đạc và quan trắc lún
1. Thiết lập lưới khống chế toạ độ trên mặt bằng xây dựng
Ngay sau khi nhận được tim mốc chuẩn do Chủ đầu tư cung cấp, Nhà thầu sử dụng
máy toàn đạc để xây dựng lưới khống chế toạ độ trên mặt bằng xây dựng công trình.
Các điểm của lưới được xây dựng tại các vị trí ổn định có thể bảo quản lâu dài trong
suốt quá trình thi công xây dựng công trình và thuận tiện cho việc thao tác đo đạc.
Lưới khống chế mặt bằng được Nhà thầu xây dựng hoàn chỉnh chậm nhất là 2 tuần
trước khi khởi công xây dựng công trình.
Việc thành lập lưới khống chế trắc đạc công trình được thực hiện sau khi đã sơ bộ san
gạt và vệ sinh mặt bằng. Trình tự thành lập lưới như sau:
Lập phương án kỹ thuật gồm các nội dung chính sau:
- Mục đích, yêu cầu của việc thành lập lưới khống chế mặt bằng

- Thiết kế kỹ thuật lưới khống chế mặt bằng (thiết kế 2 hoặc 3 phương án)
- Đánh giá phương án thiết kế để chọn phương án tốt nhất
Khảo sát thực địa, chôn mốc;
Sau khi đã chọn được phương án có lợi nhất, Nhà thầu tiến hành khảo sát thực địa để
chính xác hoá lại các vị trí của các mốc sau đó tiến hành chôn mốc ngoài thực địa.
- Đo góc và đo cạnh và đo độ cao trong lưới.
- Các mốc và cạnh trong lưới được đo bằng các máy toàn đạc điện tử.
- Xử lý toán học các kết quả đo đạc.
- Các kết quả đo đạc lưới khống chế được xử lý toán học chặt chẽ (bình sai).
- Đóng gói và bàn giao tài liệu.
- Các số liệu sau khi đã xử lý sẽ được nghiệm thu để sử dụng trong quá trình thi công.
2. Phương pháp truyền dẫn chiều đứng của trục kết cấu

Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

8


Nhà thầu sử dụng phương pháp chiếu thẳng đứng dọi laze có đặc điểm có độ sáng cao,
có tính phương hướng mạnh, màu ánh sáng đơn nhất và khi truyền đến nơi xa, đường kính
chùm sáng không thay đổi rõ rệt. Phương pháp thao tác chủ yếu như sau:
Kiểm tra nắp các lỗ thông ánh sáng để sẵn ở các sàn tầng có bị chuyển dịch và thông
suốt không, bia lắp dựng ở trên lỗ để sẵn ở tầng đo đạc có ổn định không (bia tiếp nhận laze
dùng tấm không trong suốt như kính mài cát trên đó có khắc lưới toạ độ “ vuông).
Máy dọi laze lắp đặt và điều chỉnh tốt, chỉnh đúng tiêu điểm của điểm khống chế đồng
thời hiệu chỉnh thăng bằng.
Nối nguồn điện laze, khi thiết bị chứa laze sáng lên và làm việc bình thường, điều
chỉnh dòng điện làm việc tới 5mA sẽ được tia laze mạnh nhất, lập tức ở bia xuất hiện chấm
sáng tròn nhỏ, lại điều chỉnh tiêu cự của kính viễn vọng phát xạ, thu nhỏ điểm sáng ở bia tới
mức nhỏ nhất, lúc này di chuyển bia để điểm sáng lọt vào giao điểm chữ thập (+) của “

vuông toạ độ trên bia.
Để kiểm tra và loại trừ sai số của thiết bị, có ảnh hưởng tới độ chính xác đo, sau khi
chiếu, quay thiết bị trên mặt phẳng ngang một góc 360 độ. Kiểm tra điểm sáng có phải là
luôn luôn ở vị trí cũ trên bia không. Khi thiết bị có sai số thì điểm sáng sẽ di động theo quý
tích hình tròn cùng với thiết bị quay ngang với góc 360 độ, nếu có hiện tượng này phải
chuyển dịch bia nhiều lần để giao điểm chữ thập (+) của bia vừa khớp với tia của đường
quỹ tích hình tròn của điểm sáng, cũng có thể dùng bút chì vẽ đường quỹ tích hình tròn
trên bia để xác định tâm của đường tròn, điểm tâm này là điểm chiếu chiều đứng chính xác.
3. Phương pháp truyền dẫn lưới khống chế cao trình
Sau khi thi công xong móng và trước khi bắt đầu thi công kết cấu ở cốt +0,00, Nhà
thầu thực hiện truyền dẫn chính xác các điểm thuỷ chuẩn khống chế cao trình bố trí ở hiện
trường xây dựng lên kết cấu công trình, làm điểm khởi đầu khống chế cao trình trong thi
công lên cao của kết cấu. Điểm khởi đầu được bố trí ở mặt phía ngoài hoặc mặt phía trong
của cột, vách, ngoài tầng đầu tiên.
Điểm khống chế khởi đầu cao trình được Nhà thầu bố trí ít nhất là 4 điểm , để có thể
đáp ứng sử dụng, tiến hành hiệu chỉnh khép kín sau khi truyền dẫn cao độ tới tầng đo đạc
thi công. Vị trí bố trí phải đặt đều dựa vào mặt bằng công trình, để giảm sai số và thuận lợi
đo đạc. Khi hiệu chỉnh khép kín, lấy cao độ điểm +0,00 của mặt ngoài hoặc mặt trong cột,
vách ngoài của công trình làm điểm khống chế cao trình đầu tiên để tiện tính toán đo đạc thi
công khi truyền dẫn cao trình.
Khi truyền dẫn cao độ lên trên, thân thước phải thẳng đứng và có thiết bị căng. Trong
quá trình đo đạc phải xem xét việc hiệu chỉnh chiều dài thước và nhiệt độ. Sau khi truyền
dẫn điểm lưới khống chế đến tầng đo đạc thi công, phải làm công tác hiệu chỉnh khép kín
để kiểm tra xem có sai số hay không và điều chỉnh, đồng thời phải luôn luôn chú ý có thể
do móng bị lún dẫn đến sai lệch đo đạc, nếu phát hiện phải kịp thời hiệu chỉnh.
a. Đo biến dạng trong quá trình thi công
Quá trình thi công các công trình cao tầng phải được tiến hành đo biến dạng ngay khi
đào hố móng. Các công việc này được xác định cụ thể như sau:
b. Quan trắc lún theo tải trọng và thời gian.
Công tác quan trắc độ lún công trình tốt nhất là phương pháp đo định kỳ thuỷ chuẩn

hình học chính xác cao. Độ chính xác xác định độ lún phụ thuộc vào độ lún dự tính khi thiết
kế, vào giai đoạn thi công xây dựng hay giai đoạn sử dụng công trình. Việc quan trắc độ lún
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

9


này trước hết cần xác định được các yêu cầu độ chính xác cơ bản, quy định này được nêu ở
bảng sau:
Sai số cho phép trong quan trắc lún

Việc quan trắc để xác định độ lún công trình phải được tiến hành theo một quy định đo
cao hình học chính xác đặc biệt hay còn gọi là đo cao hình học tia ngắm ngắn. Những đặc
thù riêng trong đo lún công trình là:
+ Khoảng cách từ máy đến mia ngắm (thường từ 3-25m)
+ Chênh lệch khoảng cách giữa mia trước và mia sau thường lớn.
+ Khi quan trắc thường dùng một mia ngắm (2m hoặc lớn hơn)
Vì có những đặc thù như vậy nên phải có những yêu cầu riêng sau:
Yêu cầu về hệ mốc chuẩn:
Hệ thống mốc chuẩn đóng vai trò rất quan trọng, nó là điểm gốc của hệ chuẩn (hệ quy
chiếu). Vì vậy cần xây dựng một hệ thống mốc chuẩn cố định, tức là độ cao của chúng
không thay đổi theo thời gian.
Nếu vì trường hợp quá khó khăn cũng có thể dựa vào các mốc chuẩn không ổn định
tức là các mốc chuẩn này vẫn bị lún do những nguyên nhân khác gây ra, nhưng phải biết
được quy luật lún của chúng để nội suy hoặc ngoại suy giá trị độ cao ở thời điểm nào đó với
độ chính xác cần thiết.
Tuy nhiên, việc xác định được độ ổn định của các mốc chuẩn là rất khó khăn và phức
tạp. Vì thế khi xây dựng hệ thống mốc chuẩn phải nghiên cứu kỹ các tài liệu địa chất công
trình, địa chất thuỷ văn.
Số lượng mốc chuẩn phải đủ và đường tuyến dẫn từ các mốc chuẩn gốc phải chính xác,

hợp lý và ổn định và có đủ điều kiện kiểm tra, đánh giá được sự ổn định của chúng.
Về số lượng mốc chuẩn: nên tạo thành những cụm hệ thống mốc chuẩn, mỗi cụm này
có ít nhất 3 mốc. Tuỳ thuộc vào Quy mô và diện tích của nhà và công trình xây dựng mà bố
trí số lượng mốc chuẩn và số cụm.
Các mốc chuẩn được chôn ở những nơi có cấu tạo địa chất ổn định, cách xa hợp lý nơi
quan trắc lún (thường cách xa công trình quan trắc lún là 2/3H, H là chiều cao của công
trình) không chôn ở nơi ngập nước, sườn đất trượt, gò đống, bờ đê, bãi đổ và phải xa
đường.
Yêu cầu về mốc quan trắc lún.
Trên các công trình quan trắc lún phải gắn các mốc quan trắc lún theo quy định, các
mốc này được làm bằng thép không rỉ, bằng đồng hay bằng sắt mạ. -Khi thiết kế đặt vị trí
các mốc này phải tính đến cấu trúc móng ( kết cấu tải trọng động), các điều kiện địa chất
công trình và đại chất thuỷ văn.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

10


Các mốc lớn phải được đặt theo các trục dọc và ngang móng để phát hiện độ võng, độ
nghiêng theo hướng dọc và ngang nhà, ở những vị trí có thể dự đoán lún mạnh, ở các chỗ
giao tiếp của các khối kề nhau, theo các cạnh của các mạch co ngót hoặc khe lún, xung
quanh các vùng có tải trọng động lớn và các vùng có điều kiện địa chất kém hơn. Các mốc
này cần phải được bảo vệ trong suất thời gian quan trắc.
Yêu cầu về máy đo và dụng cụ đo:
- Khi phải quan trắc lún công trình với độ chính xác thuỷ chuẩn hạng 1 có thể sử dụng
các loại máy Ni004, Ni002, H1 và các loại có độ chính xác tương đương và mia Invar với
khoảng chia nhỏ nhất là 5mm, trên mia có gắn ống thuỷ tròn, sai số chiều dài 1m trên mia
không lớn hơn 0.15mm.
- Khi phải quan trắc lún công trình với độ chính xác hạng 2 có thể dùng các loại máy
Ni004, WILD N3, H1, KONi -007, và mia Invar như trên.

- Máy thuỷ bình và mia Invar như trên.
- Giá trị góc i không được lớn hơn 8''.
Các yêu cầu về đo.
Chiều dài tia ngắm không được vượt quá 20m đối với thuỷ chuẩn hạng 1 và 25m đối
với thuỷ chuẩn hạng 2.
Các trạm đo nối phải đảm bảo khoảng cách giữa máy tới mia trước và mia sau không
quá 0.5m đối với hạng 1 và 1m đối với hạng 2. Có thể cho phép chênh lệch khoảng cách tới
2.5m khi máy có góc i<8'' và 5m khi máy có góc i< 4''.
Khoảng cách từ mặt đất đến tia ngắm không được nhỏ hơn 0.3m.
Khi đo bằng một mia, phải đo theo trình tự (S -S -T -T). Thời gian đo một trạm phải
nhỏ hơn 5 phút.
Về sai số khép giới hạn các vòng khép kín hay một tuyến được nêu ở bảng sau:
Bảng 15 . Sai số khép giới hạn

Yêu cầu về chu kỳ đo
Việc xác định thời gian đo (chu kỳ đo) chiếm một vai trò rất quan trọng. Theo kinh
nghiệm khi quan trắc lún các công trình người ta chia làm 2 giai đoạn:
Quan trắc lún trong giai đoạn thi công;
Quan trắc lún khi công trình đưa vào sử dụng;
Giai đoạn thi công, quan trắc lún thường được xác định theo tiến độ thi công và mức
độ phức tạp của công trình. Để dễ dàng cho việc theo dõi, người ta đo theo tải trọng hoàn
thành của quá trình xây dựng cụ thể là:
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

11


Công trình hoàn thành xong phần móng.
Công trình đạt tới 20% tải trọng.
Công trình đạt tới 50% tải trọng

Công trình đạt tới 75% tải trọng
Công trình đạt tới 100% tải trọng
ở giai đoạn thứ hai khi công trình đã đưa vào sử dụng. Việc phân định số lần đo phụ
thuộc hoàn toàn vào yêu cầu độ chính xác đo lún của mỗi công trình. Nếu sai số cho phép
đo và cấp chính xác càng nhỏ thì các chu kỳ (thời gian) cách nhau càng lớn ngược lại sai số
cho phép đo và độ chính xác càng lớn thì chu kỳ đo cách nhau càng ít hơn. Khi công trình
có dấu hiệu biến dạng lớn thì chu kỳ đo với một số yêu cầu đặc biệt do người tư vấn hoặc
thiết kế quy định.
PHẦN 3. THI CÔNG KẾT CẤU PHẦN MÓNG
1. Thi công đào đất;

a. Đào đất :
Do móng là móng băng nên đơn vị thi công chọn phương án đào vét sạch mặt bằng
dạng ao đến cos thiết kế.
b. Đệm cát:
Khi thi công đào đất xong, nhà thầu cho dải cát đen lên trên và đầm chặt theo thiết
kế.
2. Công tác bê tông cốt thép móng:
a. Công tác bê tông lót :
Bê tông lót được sử dụng bê tông lót vữa mác 100.
- Trước khi đổ bê tông lót chúng tôi dùng máy đầm cóc để đầm lại toàn bộ nền đáy
móng. Độ đầm chặt có hệ số k = 0,9 để tránh trường hợp bê tông bị lún, gãy cục bộ.
- Vữa bê tông được trộn đúng cấp phối, đúng mác bằng máy trộn.
- Bê tông lót được đổ xuống, cán đều và đầm bằng đầm bàn.
- Toàn bộ bề mặt lớp bê tông lót được kiểm tra bằng máy thuỷ bình. Nếu không bằng
phẳng phải có biện pháp sử lý ngay.
Sau đó tiến hành nghiệm thu để chuyển bước thi công.
b. Công tác ván khuôn móng:
-


Nhà thầu áp dụng quy phạm TCVN-4453-1995 cho công tác cốp pha BTCT.

Ván khuôn được sử dụng cho công trình là các loại ván khuôn thép, gỗ để đáp
ứng cho công tác đổ bê tông tại chỗ. Ván khuôn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thiết kế, chế tạo ván khuôn luôn đảm bảo an toàn và hoàn thiện bề mặt.
+ Ván khuôn phải cứng, khít đảm bảo không bị biến dạng trong quá trình đổ bê tông
đầm chặt.
+ Ván khuôn, các kết cấu giằng, chống của ván khuôn phải chính xác về các kích
thước hình học, chịu lực tốt.

Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

12


+ Không được để lại trong vùng có cốt thép của bê tông bất kỳ bộ phận kim loại nào
dùng để chống đỡ ván khuôn.
Hệ thống lót và vật cố định: Tất cả các hố, lỗ, vật cố định phải được làm trước lúc
đổ bê tông, không được khoan đục, cắt bất kỳ bộ phận nào trong bê tông sau khi đổ bê tông.
Ván khuôn được Thiết kế chịu được tổ hợp tải trọng bao gồm trọng lượng bản thân, áp
lực bê tông, tải trọng kết cấu, tải trọng gió với mọi tác động bất ngờ gây nên khi đổ, khi
đầm và khi đông cứng bê tông.
Ván khuôn có khả năng tháo dỡ, di chuyển dễ dàng mà không gây va chạm cong vênh,
hoặc bị hư hại. Khi cần thiết để lại ván khuôn ở mặt dưới trần vòm tựa lên các trụ chống
trong thời gian đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
- Làm sạch và xử lý ván khuôn: Phải dọn sạch bên trong ván khuôn trước lúc đổ bê
tông, các bề mặt của ván khuôn tiếp xúc với bê tông đều phải sạch.
- Tháo dỡ ván khuôn: Thời gian dỡ ván khuôn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Cường độ bê tông.
+ ứng suất trong bê tông ở bất kỳ giai đoạn nào của thời kỳ xây dựng. Trong trường

hợp của các cấu kiện, gồm cả các ứng suất sinh ra do xáo trộn tại vị trí đổ bê tông và vận
chuyển.
+ Chế độ bảo dưỡng bê tông.
+ Các yếu tố xử lý bề mặt sau này.
+ Sự tồn tại của các góc lõm do đáp ứng nhu cầu luân chuyển ván khuôn càng sớm
càng tốt sau khi bê tông đã đông cứng, nhằm tránh vết nứt do tác dụng nhiệt.
Ván khuôn khi tháo dỡ không được gây va chạm mạnh vì sự va đập sẽ tương đương
như một tải trọng va đập tác động lên bộ phận của bê tông đã đông cứng. Các vật liệu, thiết
bị không được bố trí trên kết cấu mới đổ bê tông vì nó sẽ gây hư hỏng cấu kiện.
- Thời gian tháo dỡ ván khuôn: áp dụng theo đúng các quy định của công tác bê tông
theo TCVN 5592-91.
- Ván khuôn bị hư hỏng không sửa chữa được hoặc đã sửa chữa nhưng có khả năng
làm hư hại bề mặt bê tông hoàn thiện đều bị loại bỏ. Sau mỗi đợt đổ bê tông đều được kiểm
tra và sửa chữa ván khuôn.
Đối với gói thầu số 1: Đường nội bộ, tường rào bệ đỡ bồn, cột thu sét tiếp địa ván
khuôn đảm bảo các yếu tố như sau:
- Đảm bảo đúng kích thước ở các bộ phận công trình.
- Đảm bảo độ chặt, kín giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền.
- Đảm bảo độ vững chắc của ván khuôn, nhất là ở các chỗ nối, các góc nhọn của dầm,
các cột chống phải đảm bảo chịu lực và vững chắc. Bề mặt của ván khuôn phải phẳng và
nhẵn (Theo yêu cầu của Thiết kế).
c/ Công tác cốt thép móng:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cốt thép số: TCVN 1651-1985, TCVN
4453-95, TCVN 5574-94.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

13


- Căn cứ vào các bản vẽ kết cấu Nhà thầu tiến hành gia công cốt thép cột, dầm, sàn.

Đánh số hiệu cho thép để khi thi công tránh nhầm lẫn. Gia công cốt thép bao gồm:
+ Sử dụng máy cắt uốn thép cho công tác gia công cốt thép, dựa vào tiến độ của công
tác bê tông để tính toán, bố trí số lượng máy, loại máy cho phù hợp.
+ Nắn thẳng cốt thép: với thép có d<10 mm được nắn thẳng bằng tời kéo. Với các
loại thép còn lại nắn bằng máy cắt uốn thép.
+ Cắt thép với thép có d = >18 mm cắt bằng máy.
+ Nối thép: Để tiết kiệm, tận dụng các đoạn thép nếu được sự đồng ý của Giám sát A
nhà thầu nối thép bằng phương pháp hàn điện, tuân theo qui phạm hàn.TCVN 4453, TCVN
5574, TCVN 1651
+ Bảo quản thép: thép được kê cao trên mặt sàn ít nhất là 30 cm và chất đống lên
nhau không cao quá 1.2 m và không rộng quá 2 m. Không được để lẫn thép rỉ với thép tốt.
Thép được che mưa nắng và phải chú ý thường xuyên kiểm tra kho thép. Nếu thép để lâu
mới dùng đến thì phải có biện pháp phòng và chống rỉ một cách chu đáo.
- Cốt thép gia công xong được xếp thành từng lô. Mỗi lô lấy 5% sản phẩm để kiểm tra.
- Sau khi đã gia công xong, để kết cấu chịu được lực như đúng với Thiết kế thì cốt
thép đặt vào ván khuôn đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Đúng số hiệu, đường kính, hình dạng, kích thước của cốt thép.
+ Lắp đặt đúng vị trí của từng thanh.
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh theo quy định của Hồ sơ Thiết kế.
+ Phải sạch (Không được dính bùn đất, dầu mỡ...) và không bị han rỉ.
+ Đảm bảo độ vững chắc và ổn định ở các mối nối.
+ Đảm bảo không bị xê dịch cốt thép trong quá trình đầm chặt bê tông.
+ Trước khi đặt cốt thép vào vị trí, Kỹ sư sẽ kiểm tra lại ván khuôn đạt các yêu cầu
của thiết kế (Sai lệch chiều dày lớp bảo vệ bê tông không vượt quá 3mm) sau đó hưỡng dẫn
công nhân lắp đặt cốt thép theo trình tự hợp lý đúng các yêu cầu của thiết kế.
+ Đảm bảo khoảng cách bảo vệ giữa bê tông và cốt thép cho từng cấu kiện của từng
hạng mục công trình bằng các con kê ở cả các phía trên dưới, hai bên đối với từng cấu kiện.
- Cốt thép chờ liên kết được định vị và giữ ổn định trong quá trình đổ bê tông bằng các
hệ thống gía đỡ kết hợp với hệ chống đỡ thành cốp pha.
- Trong mọi trường hợp các góc của đai thép với thép chịu lực dứt khoát được nhà

thầu hàn 100%.
- Công tác kéo thử cốt thép để kiểm tra cường độ, chất lượng tuân theo TCVN như đã
nêu trên. Kết quả thí nghiệm kiểm tra chất lượng cốt thép sẽ được báo cáo cho Chủ đầu tư
bằng văn bản chính thức của Công ty.
- Trước khi đổ bê tông các cấu kiện, công tác lắp dựng cốt thép cần được nghiệm thu
đầy đủ của các cơ quan chức năng có liên quan.
d/ Công tác bê tông:
- Căn cứ tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu số: TCVN 4453-1995.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

14


- Vữa bê tông dùng cho công trình được dùng là bê tông đổ tại chỗ và phải đảm bảo:
+ Được trộn đều và có sự đồng nhất về thành phần.
+ Đủ số lượng và đúng thành phần cốt liệu, đúng mác của bê tông.
+ Đảm bảo độ sụt theo quy định của quy phạm.
+ Đảm bảo được việc trộn, chuyển và đổ trong một thời gian ngắn: Vữa bê tông được
chuyển vào móng bằng xe rùa thông qua hệ thống phễu đổ.
+ Dầm móng: Tiến hành đổ bê tông đồng thời để tránh hiện tượng phân tầng và theo
hướng thi công đã vạch, trong quá trình này lưu ý tới công tác đổ bê tông bể nước ngầm, bể
phốt.
e/ Công tác lấp đất hố móng:
Sau khi tháo dỡ ván khuôn đài móng, dầm móng ta tiến hành lấp đất hố móng, lấp đất hố
móng thành từng lớp mỗi lớp có độ dầy 25 -:- 30cm, đầm chặt bằng đầm cóc MT - 55
Mikasa - Nhật bản.
PHẦN 4:

CÔNG TÁC XÂY GẠCH


Công tác xây phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 1451: 1986
Chuẩn bị;
- Định vị các trục và cao độ tường xây bằng máy toàn đạc, máy kinh vĩ, thủy bình.
- Dùng những viên gạch nguyên đã chọn lọc, cường độ theo thiết kế để xây tường
chịu lực, các mảng tường cạnh cửa và trục.
- Gạch phải nhúng nước 1-2h trước khi xây.
- Vữa xây trộn bằng máy, tỷ lệ pha trộn vữa theo mác thiết kế.
- Lắp dựng giàn giáo xây dùng giáo ghế di động kiểu Minh Khai.
Biện pháp và yêu cầu kỹ thuật;
- Xây tường gạch 110, 220 đảm bảo ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng góc vuông,
khi xây phải thả dây dọi đứng, căng 2 dây ngang. Tại vị trí liên kết với cấu kiện bê tông
phải có thép neo. Mạch không trùng và phải đều, xây 5 dọc 1 ngang, các hàng đặt ngang
phải là những viên gạch nguyên. Chú ý xây hàng ngang ở các vị trí :
- Xây ở hàng đầu tiên
- Xây ở cao trình đỉnh cột, tường
- Xây gờ đai
- Xây tường ≥ 220 căng dây hai mặt. Xây tường bo 2 lớp tường 110 thì sẽ xây từng
lớp một. Trong quá trình xây cần kết hợp với các kết cấu đặt sẵn BTCT.
- Các hàng dọc xây tường gạch rỗng, hàng quay ngang xây gạch đặc để chống nước
thấm vào tường.
- Tường xây gạch lớp cuối cùng tiếp giáp với dầm bê tông phải xây nghiêng gạch và
nêm chặt.
- Sử dụng râu thép tại vị trí tường xây tiếp giáp với cấu kiện bê tông
- Khi ngừng thi công do mưa bão phải che chắn trên khối xây cho khỏi bị ướt.
- Không để quá nhiều gạch trên giáo
Sản phẩm khi hoàn thành:
- Khối xây vuông vắn, thẳng phẳng, mạch nhỏ đều, mặt gạch xây sạch sẽ, khối xây
đặc chắc, mác vữa theo thiết kế.
PHẦN 5: THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888


15


- Công tác hoàn thiện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và mỹ
thuật cho công trình . Giải pháp và trình tự thi công hoàn thiện chính cho công trình như sau:
- Giàn giáo và sàn công tác phục vụ công tác hoàn thiện là giàn giáo kim loại Việt Nam
- Vữa hoàn thiện được trộn khô bằng máy, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, vận
chuyển lên cao bằng vận thăng.
- Thu dọn vệ sinh: Phế liệu từ các tầng trên được đổ vào xe cải tiến để đưa phế thải
xuống đảm bảo an toàn và chống bụi. Vật liệu thừa kồng kềnh bó thành từng bó chuyển
xuống bằng vận thăng.
* Trình tự hoàn thiện
- Bên trong theo trình tự: từ dưới lên và xen kẽ với quá trình thi công thô.
- Bên ngoài từ trên xuống dưới
- Phần điện nước đi ngầm trong tường đều phải thi công trước khi trát.
2. Công tác trát.
a. Yêu cầu kỹ thuật của công tác trát
- Mặt vữa phải bám chắc, đều vào bề mặt kết cấu của công trình.
- Loại vữa và chiều dày lớp trát phải đúng yêu cầu thiết kế.
- Phải đạt được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cho từng loại mặt trát:
+ Mặt trát phải đẹp, toàn bề mặt vữa phẳng nhẵn, không gồ ghề, lồi lõm.
+ Các cạnh vữa phải sắc, ngang bằng, thẳng đứng, không cong vênh, xiên lệch.
+ Các góc, cạnh phải vuông và cân đều nhau, các mặt trát cong phải lượn đều đặn
và không bị vặn.
+ Các đường gờ chỉ phải sắc, dày đều, thẳng, đúng hình dạng thiết kế.
+ Bảo đảm đúng và đủ các chi tiết kết cấu và kiến trúc cấu tạo bằng vữa như: Mối
nối, băng đai, đế, đấu, đầu giọt chảy...
Vữa trát trộn bằng máy, vật liệu cho mỗi cối trộn phải cân đong. Cát phải sàng.
b. Công tác chuẩn bị trước khi trát.

- Nhà thầu bố trí đội ngũ thợ có tay nghề cao từ bậc 4 trở lên đáp ứng được yêu cầu
kỹ thuật, mỹ thuật của công trình.
- Nhà thầu có đầy đủ dụng cụ cho công tác trát : Bàn xoa, bay các loại, thước các
loại, thùng đựng vữa, búa đục...
- Vữa trát phải đúng mác thiết kế, cát phải sàng, rửa cho sạch các tạp chất hữu cơ.
Vận chuyển vữa theo phương đứng bằng vận thăng, phương ngang bằng xe cải tiến
- Phải bố trí giàn giáo cho công tác trát sao cho thuận tiện chắc chắn.
- Mặt bằng khu vực trát phải được dọn vệ sinh sạch sẽ.
c. Chuẩn bị mặt trát.
- Trước khi trát việc đầu tiên là phải làm sạch bề mặt cần trát. Dùng chổi quét sạch
bụi bám và các loại rêu sau đó phun nước cho sạch và làm ẩm bề mặt. Nếu mặt trát dính
nhiều vữa cũ, vụn bê tông cũ hoặc gồ ghề cục bộ thì phải đục bỏ những khuyết tật đó trước
khi trát. Trường hợp mặt trát bị dính dầu mỡ sơn nhất thiết phải tẩy rửa sạch mới được trát.
- Tường vừa xây xong không được trát ngay sẽ làm hỏng kết cấu xây và bề mặt trát
sau này sẽ bị nứt do tường xây co ngót. Khoảng 1 hoặc 2 tuần sau khi xây là thời gian thích
hợp nhất để trát.
d. Trát tường.
- Trước khi trát dùng thước tầm ướm thử các phía để biết độ lồi lõm của mặt tường.
Dùng vữa làm các điểm mốc trên mặt trát, mốc hình vuông 5cm x 5cm dày bằng chiều dày
cần trát. Làm các mốc phía trên trước rồi thả quả dọi để làm mốc ở dưới và giữa tường.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

16


- Căn cứ vào mốc và thước tầm để trát lớp lót cho phẳng. Lớp trát lót không cần xoa
mà chỉ miết vào mặt trát. Khi lớp lót se mặt thì trát lớp áo, sau đó dùng thước tầm 1,5 để
cán cho phẳng. Mặt vữa se thì dùng bàn xoa nhúng nước xoa cho nhẵn mặt và phẳng đều,
vừa xoa vừa dùng thước tầm để kiểm tra độ phẳng của mặt trát.
Khi trát tường Nhà thầu sẽ chú ý:

- Mạch ngừng giữa các đợt trát không nên để phẳng mà để răng cưa tạo liên kết tốt
với phần trát sau.
- Đối với vật liệu bê tông khi trát phải có một lớp hồ xi măng bả lên mặt bê tông đã
được làm ẩm rồi mơí trát lớp vữa sau sẽ hạn chế nhiều tình trạng bong, bộp. Trời nắng, khô
phải có kế hoạch bảo dưỡng cho lớp trát.
3. Công tác lát nền bằng gạch Ceramic 300x300mm.
*Những yêu cầu kỹ thuật chính của kỹ thuật lát:
Công tác lát nền phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Mầu gạch lát phải được Chủ đầu tư duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
- Đúng cao trình hoàn thiện mặt nền, sàn sau khi lát. Đúng độ dốc thiết kế.
- Mặt lát phải phẳng, chắc đều, không bong bộp, nứt vỡ.
- Tưới ướt nước mặt nền đảm bảo độ ẩm trước khi lát nền.
- Vữa lát trộn bằng máy, độ sụt 4-5cm.
* Công tác chuẩn bị trước khi lát:
- Kiểm tra góc vuông của khu vực chuẩn bị lát.
- Kiểm tra cốt mặt nền và cốt hoàn thiện của mặt nền trước khi lát.
- Xác định độ dốc và chiều dốc qui định của thiết kế.
- Dọn sạch mặt nền, sàn trước khi lát.
* Làm mốc, bắt mỏ:
- Dùng ni vô và thước truyền cốt hoàn thiện xuống để làm mốc mặt lát. Căn cứ vào
cốt để rải vữa và đặt gạch lát mốc ở tất cả các góc. Mặt gạch lát mốc phải đúng cốt hoàn
thiện và có độ dốc cần thiết. Căn cứ gạch lát mốc, lát các hàng biên của khu vực cần lát.
Làm hàng gạch mốc và đánh mốc 2m làm một mốc.
* Mặt lát phải phẳng:
- Quá trình lát phải thường xuyên dùng thước dài đặt trên mặt gạch để kiểm tra độ
phẳng của mặt lát, dùng vồ gỗ gõ nhẹ lên mặt viên gạch để kiểm tra độ đặc của vữa lát.
Những viên kênh, bộp, nứt vỡ đều phải lát lại.
* Chèn mạch lát:
- Khoảng 1 - 2 ngày sau khi lát có thể chèn mạch lát. Dùng hồ xi măng lỏng đổ tràn
đầy lên toàn mạch lát, dùng tấm gạt là vật liệu mềm gạt đi gạt lại nhiều lần để hồ xi măng

chèn đầy các mạch lát. Sau đó dùng bột khô rải khắp mặt nền để hút hết hồ xi măng còn
thừa đem đổ ra ngoài sau cùng dùng giẻ khô lau sạch mặt lát. Mạch càng được chèn cẩn
thận càng đảm bảo chất lượng mặt lát bền lâu.
5. Công tác láng;
a. Chuẩn bị.
- Trước khi láng kết cấu nền phải ổn định và phẳng, cọ sạch các vết dầu, rêu và bụi bẩn.
- Vữa XM láng mác 50, vận chuyển lên cao bằng máy vận thăng và xe cải tiến
b. Biện pháp láng.
- Tưới nước và băm nhám bề mặt bằng cách khía cạnh thành ô có cạnh từ 10 đến 15 cm.
- Trộn vữa xi măng theo mác thiết kế bằng máy trộn, vận chuyển đến khu vực đã
chuẩn bị xong sau đó đổ và san đều trên mặt bằng cần láng.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

17


- Lớp láng cuối cùng được bằng vữa xi măng cát được xoa phẳng mặt theo độ dốc
thiết kế.
- Tuỳ theo thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ không khí sau khi láng xong lớp cuối cung
khoảng từ 4 đến 6 giờ thì tiến hành đánh bóng bề mặt láng bằng cách rải đều một lớp bộ xi
măng hay lớp mỏng hồ xi măng
c. Sản phẩm khi hoàn thành.
- Mặt láng phải đảm bảo độ bóng theo thiết kế
- Đối với các khu vực cần chống thấm ngoài việc láng thông thường cần phải thực
hiện các lớp chống thấm theo thiết kế.
- Chất lượng mặt láng phải bảo đảm các yêu cầu về độ phẳng, độ dốc ...
6. Công tác quét vôi tường và sơn tường.
- Việc quét vôi, sơn tường tường đòi hỏi phải cẩn thận, mặt tường phải được vệ sing
sạch sau đó quét 1 nước vôi màu trắng. Đợi khi nước 1 khô ta tiến hành quét lớp màu thứ
nhất, khi lớp màu thứ nhất đã khô thì ta tiến hành quét lớp màu thứ 2.

8. Công tác lợp mái tôn:
- Sau khi xây xong tường thu hồi và đổ rằng tường thu hồi, nhà thầu cho hàn lắp
ghép xà gồ theo thiết kế. Quá trình lắp ghép xà gồ dùng dây căng các góc sao cho cos các
góc bằng nhau tuyệt đối.
- Việc chuyển tôn lợp bằng tời và bắn vít đến đâu chuyển bằng tời lên đến đó.
9. Công tác vệ sinh công nghiệp
- Nhà thầu thực hiện làm gọn, dọn sạch, vật tư vật liệu để đúng nơi quy định, máy
móc thiết bị được vệ sinh hàng ngày.
- Các phế thải như bã cát, giấy vụn, gỗ vụn được tập trung dùng xe chuyển ra khỏi
công trình.
- Khi thu dọn vệ sinh các tầng, từ tầng 2 chở lên Nhà thầu thu gom đổ vào xe cải tiến
và chuyển xuống đất bằng máy vận thăng hoặc thủ công đảm bảo an toàn lao động chống
bụi, ô nhiễm môi trường.

CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH QUẢN LÝ THI CÔNG
I.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Giới thiệu
Nhà thầu sẽ thực hiện đầy đủ quy trình quản lý chất lượng được lập, tuân thủ đúng
theo tất cả các yêu cầu của dự án và phù hợp với các tiêu chuẩn của Chủ đầu tư đưa ra. Quy
trình quản lý chất lượng của chúng tôi đưa ra sẽ đảm bảo được chất lượng cho các công tác
phức tạp, yêu cầu tiến độ chặt chẽ và đặc biệt là vấn đề an toàn lao động. Quy trình quản lý
chất lượng của chúng tôi được lập ra để ngăn ngừa các điều kiện xấu, bất lợi ảnh hưởng đến
chất lượng công trình và sớm phát hiện, phân tích sự hợp lý và bất hợp lý của dự án để có
được các biện pháp xử lý kịp thời.
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

18



Đội ngũ quản lý chất lượng và kỹ sư giám sát kỹ thuật của chúng tôi đều được thống
nhất thực hiện công việc tuân theo đúng quy trình quản lý chất lượng. Đội ngũ lý chất lượng
của chúng tôi bao gồm các kỹ sư giỏi có kinh nghiệm.
Nhà thầu luôn tin tưởng rằng việc thực hiện công việc đảm bảo chất lượng sẽ được
bắt đầu ngay từ những thợ thủ công và coi đó là một bài học bắt buộc trong chương trình
đào tạo cán bộ, công nhân của chúng tôi. Tóm lại chất lượng sẽ được thực hiện bởi những
người trực tiếp thi công và được kiểm tra lại bởi những người không trực tiếp thi công công
việc.
2. Mô hình quản lý chất lượng.
Chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại và sự sống còn của một
doanh nghiệp. Chính vì vậy Nhà thầu đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt đối với công
trình này, chất lượng xây dựng được hình thành trong mỗi giai đoạn trước khi thi công (lập kế
hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo,vật liệu, chi tiết xây dựng) trong xây
dựng.
Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, đảm bảo và duy trì mức độ kỹ thuật, mỹ
thuật cần thiết trong gia công, lắp dựng, thi công và đưa vào sử dụng. Quá trình này được
thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra, giám sát thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, thực
hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, thông số và các tác động có ảnh hưởng tới chất lượng,
tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng phần từng công đoạn cho từng hạng mục công trình.
Hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống tự kiểm soát chất lượng nằm trong công trường,
hệ thống quản lý kiểm tra trực thuộc Giám đốc Công ty. Quá trình kiểm tra giám sát có sự
tham gia của bản thân người công nhân lao động, kỹ thuật hiện trường, tổ trưởng sản xuất,
cán bộ giám sát kỹ thuật của Nhà thầu và cả Chỉ huy công trường nhằm ngăn ngừa và loại trừ
hư hỏng, phế phẩm đối với công trình trong mọi chi tiết, mọi công đoạn.Với công trình này
nhà thầu Cụng ty CP ĐTXD Nam Á đặt ra mục tiêu. Đảm bảo tiến độ, kỹ mỹ thuật và công
trình đạt huy chương vàng về chất lượng cao ngành xây dựng.
Trước khi giao một thành phần công việc, ban chỉ huy công trường họp với cán bộ kỹ
thuật và tổ trưởng công nhân đặt ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, cho thành phần công việc
này nhằm tránh tối đa sai sót trong quá trình thi công.

Kiểm tra giám sát (Bộ phận giám sát kỹ thuật) chất lượng vật liệu, công tác thi công
xây lắp được thực hiện trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm qua dụng cụ trắc đạc và
thiết bị thí nghiệm để đánh giá chất lượng vật liệu và công trình.
Thành lập một bộ phận thí nghiệm tại hiện trường gồm có ba người. Bộ phận phụ
trách phần việc đúc các tổ mẫu thí nghiệm tại hiện trường để gửi về phòng thí nghiệm.
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ SAU :

Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

19


Yêu cầu của Chủ đ
ầu t
- Bả n v ẽ

t h iết k ế

- h ồ s ơ t h ầu

Đ ầu Vào

Chủ nhiệ
m công tr ì
nh

bộ phận

bộ phận
t hínghiệ

m

giá m sá t kỹ t huật

cá c t ổ
, đ
ội t hi công

Đ ầu Ra
Thoả mã n yêu cầu của chủ đ
ầu t
- Cô n g t r ì
n h t h i c ô ng đ
ú n g t h e o t h iết k ế
- Cô n g t r ì
nh đ
ả m bả o c h ất l

ợ ng

+ u vo l yờu cu ca ch u t (Bn TK cụng trỡnh, h s d thu xõy lp, cỏc
hng dn, yờu cu ca k s T vn Giỏm sỏt).
+ u ra l cụng trỡnh, cỏc hng mc cụng trỡnh hon thnh, m bo cht lng theo
ỳng yờu cu trong h s thit k.
+ B phn giỏm sỏt k thut: Chu trỏch nhim v cht lng thi cụng thụng qua
cụng tỏc giỏm sỏt i vi cỏc t i sn xut
+ B phn thớ nghim: Chu trỏch nhim cụng tỏc kim nghim trờn hin trng theo
quy nh, thng xuyờn cp nht kt qu chớnh xỏc bỏo cỏo ch huy trng CT, giỏm sỏt k
thut.
+ Cỏc t i sn xut: Thc hin cỏc cụng vic theo ỳng cỏc yờu cu ca cỏc b

phn trờn
+ Ch nhim cụng trỡnh : L ngi chu trỏch nhim cao nht trc Cụng ty v qun
lý cht lng ti cụng trng.
3. Quy trỡnh qun lý cht lng
Nh thu s tin hnh nghiờn cu k cỏc h s, ti liu liờn quan, hiu rừ cỏc quy
trỡnh cụng ngh chớnh ca d ỏn. c bit l cỏc yờu cu k thut v bn v thi cụng. T ú
thit lp cỏc biu mu phc v cho vic kim soỏt cht lng.
Nh thu s s dng cỏc h s quy trỡnh qun lý cht lng do Ch u t quy nh
hoc ca cỏc d ỏn tng t trc õy v chnh sa chỳng theo ỳng yờu cu ca d ỏn mi
trc khi cụng tỏc xõy dng ca d ỏn c bt u.
Quy trỡnh qun lý cht lng ca Nh thu bao gm quy trỡnh thc hin, h s phỏp
lý v s t chc. Quy trỡnh qun lý cht lng ny s c a vo ỏp dng cho n khi
kt thỳc d ỏn. V chỳng c tp hp thnh b h s kốm theo hp ng.

Cụng trỡnh: Ci to sa cha Trm xng du s 888

20


Quy trình quản lý chất lượng của Nhà thầu sẽ được áp dụng cho toàn bộ các công
việc xây dựng của dự án. Quy trình QLCL được thực hiện cho cả trong và ngoài công
trường, nhà sản xuất, công tác lấy mẫu vật tư, thí nghiệm, kiểm tra mẫu và quản lý mẫu, kể
cả các công việc của nhà thầu phụ, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các đại lý.
Toàn bộ các chủng loại vật tư trước khi đưa vào sử dụng, nhà thầu sẽ tiến hành trình
lên Chủ đầu tư mẫu vật tư, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại
vật tư phù hợp theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật của dự án để Chủ đầu tư lựa chọn. Các công tác
thí nghiệm được yêu cầu trong chỉ dẫn kỹ thuật của dự án sẽ được thực hiện tại Phòng thí
nghiệm đã được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Các báo cáo kết quả thí nghiệm của các
chủng loại vật tư sẽ được gửi kèm và giao nộp cho Chủ đầu tư trước khi đưa vật tư vào
công trường.

Cán bộ quản lý chất lượng của chúng tôi sẽ liệt kê tất cả các công tác xây dựng và
lắp đặt có trong toàn bộ dự án, lập quy trình kiểm tra chất lượng đối với từng công tác. Sau
đó trình cho cán bộ giám sát của Chủ đầu tư. Toàn bộ các hồ sơ ghi chép việc kiểm tra đó sẽ
được lưu giữ cẩn thận.
Nhà thầu sẽ thi công và quản lý công việc theo đúng các hồ sơ đã được trình:
+ Các hạng mục công việc sẽ được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn thiết kế và chỉ
tiêu kỹ thuật của hồ sơ dự thầu cũng như các chỉ dẫn đặc biệt của Chủ đầu tư.
+ Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ tất cả các yêu cầu riêng đối với cụ thể từng công
việc đã được mô tả trong chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ dự thầu.
+ Chúng tôi tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến đặc tính kỹ thuật, điều kiện
thuỷ văn, điều kiện thi công, các yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thi công được trình.
+ Để cho công trình đạt chất lượng cao, trước khi thi công chúng tôi sẽ lập biện
pháp thi công cho từng hạng mục công việc và tiến độ thực hiện các hạng mục công việc
đó. Biện pháp thi công này sẽ được áp dụng cụ thể cho từng hạng mục công việc sau khi đã
được Chủ Đầu Tư chấp thuận .
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật liệu, cấu kiện, được đưa vào công trường
để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và quy cách đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
+ Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường, thử nghiệm, một cách thường xuyên.
Trước khi sử dụng phải hiệu chỉnh theo quy định của Tổng cục đo lường chất lượng Việt
Nam; cử cán bộ có năng lực kinh nghiệm sử dụng.
+ Nhà thầu sẽ thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, tổ
chức kiểm định sản phẩm nếu thấy cần thiết.
+ Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ về tình hình công trường, chất lượng, khối
lượng và tiến độ thi công.
+ Thực hiện kiểm tra và nghiệm thu nội bộ. Để đảm bảo chất lượng công trình, sau
khi kết thúc một công tác, một công đoạn, chúng tôi đều thực hiện nghiệm thu nội bộ, trước
khi báo cho tư vấn giám sát và chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu. Sau khi hoàn thành mỗi công
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

21



tác, bộ phận kỹ thuật tại hiện trường sẽ mời Ban điều hành xuống kiểm tra, nghiệm thu, phát
hiện sai sót (nếu có) để kịp thời sửa chữa. Sau khi kết thúc công tác nghiệm thu nội bộ, nhà
thầu mới chính thức mời chủ đầu tư và tư vấn giám sát tới nghiệm thu.
+ Lập và ghi nhật ký công trình: Nhà thầu sẽ lập và ghi nhật ký thi công xây dựng
công trình theo quy định;
+ Lập bản vẽ hoàn công: Sau khi hoàn thành mỗi hạng mục, nhà thầu ngay lập tức
tiến hành lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục hoàn thành đó.
4. Tổ chức Cán bộ Quản lý chất lượng
a. Cán bộ quản lý chất lượng
Tất cả cán bộ kỹ thuật quản lý chất lượng của chúng tôi đều là những người có nhiều
năm kinh nghiệm trong việc quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu công việc của dự án.
Giám đốc dự án trên văn phòng sẽ ra quyết định bổ nhiệm Cán bộ quản lý chất lượng
(CBQLCL) có quyền thực hiện công việc một cách độc lập và chịu trách nhiệm về chất
lượng đối với tất cả các công việc tại hiện trường.
CBQLCL ngang hàng với Cán bộ kỹ thuật của dự án trong việc quyết định toàn bộ
các công việc phải thi công cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. CBQLCL có
trách nhiệm chuẩn bị, phân tích lên kế hoạch để các công việc được thực hiện theo đúng
quy trình QLCL đã được vạch ra cụ thể cho Dự án. CBQLCL sẽ đưa ra các mục cần kiểm
tra và kế hoạch kiểm tra, các thiết bị kiểm tra hiện có và thực hiện các nhiệm vụ khác như
áp dụng quy trình QLCL cho tất cả các lĩnh vực hoạt động.. CBQLCL sẽ phối hợp với Chủ
Đầu Tư để tổ chức những buổi nghiệm thu đúng theo quy trình QLCL.
b. Trách nhiệm QLCL
CBCL sẽ có trách nhiệm
- Triển khai việc QLCL một cách chi tiết cụ thể trong đó bao gồm thủ tục chính sách
và con người
- Triển khai kế hoạch QLCL
- Triển khai kiểm tra va thí nghiệm
- Thực hiện các công tác đúng theo chỉ dẫn kỹ thuật

- Phát hiện điều chỉnh những chủng loại vật tư thiết bị không phù hợp cũng như các
công việc không hoàn thành đúng.
- Đảm bảo chất lượng xuyên suốt dự án. Đặc biệt là khi có những hạng mục công
việc mới, phức tạp
- Duy trì quy trình QLCL để kiểm tra tất cả quá trình xây dựng và lắp đặt đầy đủ theo
đúng chỉ dẫn kỹ thuật.
- Quản lý quá trình thí nghiệm, và các thiết bị đo lường
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

22


- Chỉ đạo việc kiểm tra giám sát đảm bảo chất lượng
- Hoàn thành đúng tiến độ
- QLCL được dùng như một công cụ quản lý
5. Thủ tục quản lý chất lượng
Nhà thầu sẽ lập kế hoạch đề xuất và trình Chủ Đầu Tư xem xét và chấp thuận. Chủ
Đầu Tư và Nhà thầu sẽ thống nhất thời gian kế hoạch giám sát và định lượng cho từng
hạng mục công việc riêng. Nhà thầu sẽ tiếp nhận các thông báo của Chủ Đầu Tư trước khi
bắt đầu thực hiện các bước tiếp theo và các công tác gối đầu. Tất cả các kết quả kiểm tra và
các báo cáo đều sẽ được Chủ Đầu Tư và Nhà thầu ký nhận
Việc thí nghiệm trong QLCL được thực hiện theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật. Nếu cần
thiết Nhà thầu sẽ trình lên Chủ Đầu Tư những đề xuất trước khi thực hiện thí nghiệm. Tất
cả các kết quả thí nghiệm đều sẽ được sự chấp thuận của Chủ Đầu Tư và được thực hiện
với giám sát của Chủ Đầu Tư
Để đạt được các yêu cầu về chất lượng và đảm bảo cho dự án đạt được đúng theo
quy trình QLCL mà Nhà thầu đã đề xuất. Chúng tôi sẽ tiến hành thí nghiệm tại một Phòng
thí nghiệm độc lập đã được Chủ đầu tư và Chủ Đầu Tư chấp thuận
6 .Giải quyết các vật tư, vật liệu, thiết bị và sản phẩm không phù hợp
Nếu có bất kỳ vật tư vật liệu, thiết bị và sản phẩm nào không phù hợp với yêu cầu kỹ

thuật của hồ sơ thiết kế và hồ sơ mời thầu, làm ảnh hưởng tới chất lượng của công trình,
chúng tôi sẽ kiên quyết tháo dỡ (nếu đã thi công, lắp đặt) và thay thế bằng loại vật tư vật
liệu và thiết bị phù hợp với yêu cầu của gói thầu.
7. Bảo quản vật tư, vật liệu
Tổ chức kho tàng tại công trường đúng qui trình bảo quản đối với từng chủng loại
vật liệu: đảm bảo khô ráo, thông thoáng, kê xếp hợp lý và sử dụng đúng thời hạn. Đảm bảo
thu mua, cung ứng về công trường đúng tiến độ thi công, đúng thời gian xây lắp cần thiết...
Tổ chức, vận chuyển bằng xe ô tô đúng qui trình qui phạm hiện hành... Có sổ sách theo dõi
từng loại. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để kỹ sư giám sát và chủ đầu tư có thể kiểm tra
xem xét bất kỳ lúc nào cần thiết.
Đề phòng nước dâng cao, nên kho tàng phải đặt nơi cao ráo, ngăn nắp, gọn gàng.
Chuẩn bị các kho tàng ở vị trí cao phòng khi có mưa bão di chuyển các thiết bị, máy
móc, vật tư quí dễ hỏng đến nơi an toàn, không để nước dột, ngập làm hư hỏng vật tư, thiết bị.
7. Biện pháp kiểm tra chất lượng đối với một số công tác chính
7.1. Kiểm tra chất lượng công tác cốt thép
- Công tác cốt thép là một trong ba dây chuyền quan trọng của việc thi công bê tông
cốt thép tại chỗ. Tất cả các loại thép khi đưa về công trình sẽ được phân loại và bảo quản tại
kho có mái che để tránh han rỉ.
- Toàn bộ cốt thép dùng cho công trình này được cung cấp phải được sự phê duyệt của
chủ đầu tư, TVGS và phải phù hợp với TCVN 5574 - 91 và TCVN 1651 - 2008
Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

23


- Trước khi đưa thép vào gia công, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra các loại thép đưa vào sử
dụng, thép phải đảm bảo các yêu cầu về số chất lượng chủng loại, hình dáng kích thước theo thiết
kế. Đối với thép nhập khẩu còn kèm theo mẫu thí nghiệm để kiểm tra. Trong quá trình thi công,
nếu Chủ đầu tư yêu cầu sẽ thí nghiệm bổ sung các thử nghiệm cần thiết.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vảy sắt và các lớp rỉ.
- Các thanh thép bị hẹp, bị giảm tiết diện không vượt quá giới hạn cho phép là 2%
đường kính.
- Cốt thép được kéo uốn và nắn thẳng trước khi gia công chi tiết
- Cốt thép được cắt, uốn phù hợp với hình dáng, kích thước hình học của thiết kế.
- Toàn bộ thép tròn được phân loại thành từng lô riêng biệt trong kho theo kích thước
và chủng loại để dễ nhận biết và sử dụng, được đặt trên giá, cách mặt đất 15cm.
- Các mối hàn trong kết cấu liên kết phải đáp ứng các yêu cầu sau: Bề mặt nhẵn,
không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt, đảm bảo chiều dài và
chiều cao đường hàn theo yêu cầu của thiết kế.
- Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại cốt thép được thực hiện theo quy
định. Việc nối buộc cốt thép phải thoả mãn:
+ Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các lồng thép không nhỏ hơn 30d.
+ Dây nối buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm
- Khi lắp dựng cốt thép phải tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Các bộ phận lắp trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau
+ Ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông
+ Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn
hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm
bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông.
- Khi nghiệm thu cốt thép phải có hồ sơ gồm:
+ Các bản vẽ thiết kế và kèm theo biên bản quyết định thay đổi cốt thép trong quá
trình thi công.
+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công
cốt thép.
7.2. Kiểm tra chất lượng công tác bê tông.
- Kiểm tra, nghiệm thu cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông
- Quan sát phát hiện các biến dạng nếu có, kiểm tra kích thước hình học so sánh với
bản vẽ thiết kế.
- Kiểm tra độ sụt của bê tông bằng côn đo độ sụt

+ Đối với bê tông thương phẩm kiểm tra từng xe khi giao hàng tại công trình.
+ Đối với BT trộn máy tại hiện trường kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên.

Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

24


- Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông lấy tại nơi đổ bê tông theo quy phạm. Mẫu được
bảo dưỡng ẩm theo TCVN 3105 - 1993. Mẫu lấy theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên, kích thước
viên mẫu(15x15x15). Số lượng mẫu theo quy định:
+ Kết cấu khung 20m3 lấy 1 tổ mẫu. Đồng thời kết hợp lấy 3 mẫu thí nghiệm
150x150x150. Kết quả thí nghiệm được xác định theo hai giai đoạn 7 ngày và 28 ngày,
trong đó giá trị 28 ngày là giá trị quyết định.
+ Các kết cấu đơn chiếc dù ít cũng phải lấy 1 tổ mẫu
- Kiểm tra độ thẳng đứng và ổn định của cốp pha, độ chuẩn tim cốt trong quá trình đổ
bê tông bằng dây dọi và máy kinh vĩ.
7.3. Kiểm tra chất lượng khối xây.
- Kiểm tra vật liệu gạch, vữa
- Kiểm tra độ phẳng thẳng của tường, mạch vữa, các lớp gạch ngang
7.4. Kiểm tra chất lượng công tác hoàn thiện.
- Kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi đưa vào sử dụng
- Kiểm tra về mặt phẳng, về kích thước hình học của kết cấu
- Kiểm tra về mầu sắc, mỹ quan bề mặt hoàn thiện
7.5. Kiểm tra máy móc thiết bị thi công, thí nghiệm
- Tất cả các thiết bị máy móc thi công, thí nghiệm được đưa vào sử dụng đều có chứng
chỉ kiểm tra chất lượng và được nhà thầu trình Chủ đầu tư duyệt và cho phép sử dụng
- Nhà thầu sẽ bố trí một tổ công nhân cơ giới vận hành và bảo quản máy móc có trình
độ chuyên môn, có chứng chỉ tay nghề, chuyên làm công tác sử dụng vận hành bảo quản,
bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị để phục vụ kịp thời cho thi công

- Thiết bị thi công thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng trước khi đưa vào sử dụng
và sau mỗi đợt thi công
8. Sửa chữa hư hỏng và bảo hành công trình.
Căn cứ vào cấp của công trình, Nhà thầu cam kết bảo hành công trình trong thời gian
12 tháng kể từ ngày bàn giao công trình (kinh phí để lại bằng 5% giá trị thanh lý hợp đồng
kinh tế). Trong thời gian bảo hành công trình, nếu xẩy ra bất kỳ sự cố hay hư hỏng nào, đề
nghị thông báo ngay cho Nhà thầu.
24 giờ sau khi nhận được thông báo, Nhà thầu sẽ cử kỹ sư xuống xem xét ngay thực tế tại
hiện trường cùng với bên A để xác định nguyên nhân và mức độ. Nếu có sự cố cần sửa chữa,
cán bộ kỹ thuật sẽ cùng bên A xác định khối lượng làm cơ sở lập dự toán kinh phí sửa chữa.
Nếu là nguyên nhân do phía thi công, Nhà thầu sẽ triển khai sửa chữa ngay bằng kinh
phí của mình.
Nếu nguyên nhân do khách quan hoặc do sử dụng gây hỏng hóc, nhà thầu vẫn triển khai
sửa chữa ngay. Phần kinh phí thanh toán theo chế độ hiện hành.
Việc triển khai sửa chữa được thực hiện 24 giờ sau khi xác định được nguyên nhân cách
thức khắc phục và hoàn tất trong thời gian nhanh nhất, khi sửa chữa khắc phục hư hỏng cần
làm gọn, dọn sạch.

Công trình: Cải tạo sửa chữa Trạm xăng dầu số 888

25


×