Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phan tich su doi lap giua phuong phap sieu hinh va phuong phap bien chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.05 KB, 3 trang )

Câu 2: Phân tích sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện
chứng
- Phương pháp triết học là phương pháp nhận thức thế giới nói chung, là hê
thống những nguyên tắc dùng để nghiên cứu thế giới xét như một chỉnh thể. Trong
lịch sử triết học có hai phương pháp cơ bản đối lập nhau: phương pháp siêu hình và
phương pháp biên chứng.
Thuật ngữ “siêu hình” (metaphysics), đầu tiên được Aristote dùng để chỉ bộ
phận quan trọng nhất trong hê thống triết học của mình. Theo đó, nó được hiểu là học
thuyết về những gì vượt ra ngoài giới hạn của “kinh nghiêm”, về những đối tượng
đằng sau các sự vật hữu hình. Vì vậy, cho đến thời Phục hưng người ta vẫn coi siêu
hình học đồng nghĩa với triết học. Đến thế kỷ XVII-XVIII, sự phát triển của khoa học
tự nhiên đòi hỏi phải phân chia giới tự nhiên thành những lĩnh vực riêng biêt để
nghiên cứu. Chính cách nghiên cứu ấy đã đem lại cho các nhà khoa học một thói
quen, xét sự vật và quá trình trong trạng thái cô lập ở ngoài mối liên hê, vận động và
phát triển của chúng. Khi cách xem xét này được các nhà duy vật đưa vào triết học thì
nó đã tạo ra phương pháp siêu hình. Như vậy, thuật ngữ “phương pháp siêu hình”
được dùng để chỉ phương pháp triết học đặc trưng cho chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVII-XVIII. Phương pháp siêu hình là cách xem xét thế giới trong sự cô lập tác biệt
lẫn nhau hoặc không vận động, hoặc không phát triển, hoặc vận động và phát triển
theo chu kỳ khép kín.
Thuật ngữ “biên chứng” (dialectics), đầu tiên được Platon dùng để chỉ một
nghê thuật trong tranh luận, theo đó nó được hiểu là những thủ đoạn biên bác chủ
quan. Tuy vậy ở thời cổ đại đã có những tư tưởng biên chứng khách quan (triết học
Hêraclít), nhưng vẫn còn mang tính tự phát và chưa trở thành hê thống. Đến thế kỷ
XVIII, những tư tưởng biên chứng được phục hồi và được xây dựng thành hê thống,
đặc biêt là ở trong các học thuyết của những nhà triết học duy tâm cổ điển Đức. Tư
lúc này những tư tưởng biên chứng mới hợp thành một phương pháp triết học đối lập
với phương pháp siêu hình. Đến giữa thế kỷ XIX, khái quát hiên thực xã hội, tổng kết
những thành quả lý luận và khoa học, Mác và Ăngghen xây dựng lại phương pháp



biên chứng trên lập trường duy vật đã sáng tạo ra phương pháp biên chứng mácxít.
Phương pháp biện chứng là cách xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến quy
định ràng buộc nhau và luôn vận động và luôn phát triển.
- Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biên chứng diễn ra
trong cách giải quyết mọi vấn đề triết học, song có thể khái quát ở những nội dung
chính sau đây:
Thứ nhất: Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong trạng thái cô lập của
các sự vật hiên tượng; cái này được xét tách rời cái kia mà không thưa nhận rằng giữa
chúng có sự ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy phương pháp siêu hình chỉ nhìn thấy tính cá
biêt mà không nắm được mối liên hê, thấy được sự khác biêt mà không nắm được sự
thống nhất giữa các sự vật hiên tượng; chỉ thấy cái bộ phận, cái đơn nhất, cái riêng
mà không nắm được cái toàn thể, cái phổ biến, cái chung. Trái lại, phương pháp biên
chứng xem xét thế giới trong mối liên hê, ràng buộc giữa các yếu tố của nó và với cái
khác. Vì vậy, phương pháp biên chứng nhìn nhận sự vật toàn diên hơn, thấy được cả
sự khác biêt và sự thống nhất giữa các sự vật, hiên tượng, nắm được cả cải bộ phận
và cái toàn thể, cái đơn nhất và cái phổ biến, cái riêng và cái chung.
Thứ hai: Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong trạng thái tĩnh; sự vật
hiên tượng chỉ được xét như cái gì ổn định nằm ngoài sự vận động và phát triển của
chúng. Cách xem xét này cho phép phương pháp siêu hình nắm được tính xác định và
ổn định của sự vật, hiên tượng, nhưng mặt khác cũng dẫn đến những sai lầm nghiêm
trọng: đó là quan điểm phủ nhận sự vận động, phát triển của thế giới; là quan điểm
cho rằng thế giới có sự tăng giảm về lượng, sự lặp lại, mà không có sự chuyển hóa về
chất, không có sự xuất hiên cái mới thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Vì vậy phương pháp
siêu hình không thể vạch ra được bản chất thật sự của mọi sự vật, hiên tượng; không
vạch ra được nguồn gốc, động lực, quy luật và xu hướng vận động phát triển của
chúng. Trái lại, phương pháp biên chứng xem xét thế giới trong trạng thái vận động,
chuyển hóa không ngưng; sự vật, hiên tượng nào cũng được xét như một quá trình,
trong sự tự vận động, tự phát triển của nó. Thưa nhận sự phát triển, phương pháp biên
chứng cho rằng: không chỉ có sự tăng giảm về lượng mà còn có sự phát triển về chất;



có sự ra đời của cái mới thông qua phủ định cái cũ; nguồn gốc, động lực của mọi sự
phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập của sự vật, hiên tượng. Nhờ cách
xem xét ấy, phương pháp biên chứng, vạch ra được bản chất đích thực của sự vật,
hiên tượng; nắm bắt được nguồn gốc và động lực bên trong của mọi sự vận động,
phát triển.
Vì vậy, Lênin nhận xét rằng chỉ có quan điểm biên chứng về sự phát triển là
sâu sắc, sinh động và chỉ có phép biên chứng mới là chìa khóa để nghiên cứu sự phát
triển.
Tuy nhiên, không được tuyêt đối hóa phép biên chứng mà phủ nhận vai trò của
phép siêu hình. Trong thực tế, có những mối liên hê, có những mặt, có những lúc đặc
biêt lại rất cần đến phép siêu hình.



×