Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 99 trang )

c bước đi
cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc
của nông thôn Việt Nam.
Hạ Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên
339.3 km²; Gồm có 1 thị trấn và 32 xã. Triển khai thực hiện Đề án Xây dựng
NTM tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2020, huyện Hạ Hòa đã đạt được những
thành tích đáng kể: Tổng số tiêu chí đạt chuẩn đến hết năm 2016 là 392 tiêu chí,
bình quân đạt 12,25 tiêu chí/xã; trong đó: Đã có 2 xã đạt chuẩn NTM; Số xã đạt
từ 14-18 tiêu chí gồm 04 xã; Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí gồm 20 xã; Số xã đạt từ
8- 9 gồm 6 xã. Mặc dù vậy, chương trình xây dựng NTM của huyện đang gặp
nhiều khó khăn cần giải quyết như: Xây dựng NTM liên quan đến nhiều chuyên
ngành, lĩnh vực, khối lượng công việc nhiều, được phân cấp triệt để cho cơ sở;
trong khi đó, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp xã, thôn
hạn chế nên lúng túng trong triển khai thực hiện.Mặt khác tiêu chí xã NTM giai
đoạn 2016-2020 đã thay đổi và có nhiều tiêu chí đòi hỏi cao ví dụ như: Tiêu chí
về thu nhập. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng NTM ở địa phương,
tôi chọn đề tài: “Giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại huyện
Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020” để nghiên cứu.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện
Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hạ Hòa đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM.
- Đánh giá thực trạng Chương trình xây dựng NTM tại huyện Hạ Hòa, tỉnh
Phú Thọ và những yếu tố ảnh hưởng đến Chương trình xây dựng NTM.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Chương trình xây dựng NTM
tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.


3. Câu hỏi nghiên cứu
+ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về NTM, xung quanh việc thực hiện
Chương trình xây dựng NTM là gì;
+ Thực trạng việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ những năm qua như thế nào;
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ;
+ Giải pháp gì để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020?


3
Chương 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Nông thôn
Trên thế giới nông thôn hiện nay chưa được định nghĩa một cách đồng
nhất, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn
được định nghĩa dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, nghĩa là
nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng đô thị. Quan điểm
khác lại cho rằng nông thôn là vùng có mức độ tiếp cận thị trường và sự phát
triển của hàng hoá thấp hơn so với đô thị. Cũng có quan điểm định nghĩa nông
thôn là vùng có tỷ lệ dân cư làm nông nghiệp là chính. Ở Việt Nam, “Nông thôn
là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân
cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường trong
một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.”[7]
Từ đó có thể thấy rằng khái niệm nông thôn chỉ mang tính tương đối, có
thể thay đổi theo thời gian và theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi

quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, nhìn từ góc độ quản
lý có thể hiểu rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các huyện, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
1.1.1.2. Nông thôn mới
Trước hết phải hiểu NTM không phải là thị trấn, thị tứ; thứ hai, không phải
là nông thôn truyền thống. Nghĩa là xây dựng NTM không phải là xây dựng nông
thôn trở thành đô thị vì nó sẽ làm mất những giá trị truyền thống của nông thôn và
không giữ vững được bản sắc văn hoá riêng của nông thôn Việt Nam.
Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là động
lực cơ bản trong xây dựng NTM trên cơ sở đẩy mạnh sự dịch chuyển về lao
động nông thôn.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
























×