Tải bản đầy đủ (.doc) (438 trang)

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN VÀ ĐỚI VEN BIỂN VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 438 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
****************

BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ NĂM 2011
DỰ ÁN THÀNH PHẦN 5

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP MỨC ĐỘ TỔN
THƯƠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN VÀ
ĐỚI VEN BIỂN VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Thuộc dự án
Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi
trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai,
ô nhiễm môi trường tại các vùng biển


Hà Nội - 2011

ii


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
****************

BÁO CÁO TỔNG HỢP NHIỆM VỤ NĂM 2010
DỰ ÁN THÀNH PHẦN 5

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP MỨC ĐỘ TỔN
THƯƠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN VÀ


ĐỚI VEN BIỂN VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Thuộc dự án
Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi
trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai,
ô nhiễm môi trường tại các vùng biển

Đơn vị thực hiện: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện
môi trường
Cơ quan chủ trì: Tổng cục Môi trường
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường


Hà Nội - 2011

ii


Cơ quan chủ quản:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cơ quan chủ trì:

Tổng cục Môi trường

Cơ quan thực hiện:

Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường


Chủ trì thực hiện:

Nguyễn Hòa Bình, Mai Trọng Nhuận

Trích dẫn:

Nguyễn Hòa Bình, Mai Trọng Nhuận (chủ biên), 2011. Báo
cáo tổng hợp năm 2011 Dự án thành phần 5“Điều tra, đánh
giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng
biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý
phát triển bền vững”. Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi
trường.

Tài liệu lưu tại:

Trung tâm nghiên cứu Biển và Đảo - Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐC: 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: 04.35573336

Fax: 04.35573336

Email:
Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi Trường
Số 11/Lô 13A phố Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04.37868428

Fax: 04.37868430


DANH SÁCH TÁC GIẢ CHÍNH

I

II

III

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
PGS.TS. Bùi Cách Tuyến
TS. Hoàng Văn Thức
CN. Vũ Ngọc Tĩnh
TS. Nguyễn Thị Phương Mai
CN. Nguyễn Kim Chi
CN. Cao Thị Minh Nghĩa
CN. Phan Thế Dương
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
ThS.Nguyễn Hòa Bình
ThS. Nguyễn Thượng Hiền
TS. Nguyễn Thị Hồng Liễu
ThS. Trần Thị Thu Hiền
CN. Lê Thị Minh Thuần
CN. Nguyễn Thanh Tùng
CN. Đinh Viết Cường
CN. Nguyễn Minh Phương
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
GS.TS. Mai Trọng Nhuận
ThS. Trần Đăng Quy
TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà
TS. Nguyễn Thị Thu Hà
ThS. Nguyễn Thị Hồng Huế
TS. Lê Thị Hiền

CN. Lưu Việt Dũng
CN. Hoàng Văn Tuấn
CN. Nguyễn Hồ Quế
CN. Phạm Minh Quyên
CN. Bùi Thùy Trang
CN. Trần Thị Lụa
CN. Lê Thị Nga
CN. Nguyễn Thùy Linh
CN. Vũ Thị Thu Thủy
CN. Phạm Thị Tuyết

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
Chánh văn phòng Tổng cục Môi trường
Vụ phó Vụ Kế hoạch – Tài chính
Tổng cục Môi trường
Tổng cục Môi trường
Tổng cục Môi trường
Tổng cục Môi trường
Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện
môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

i


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................ix
KÍ HIỆU VIẾT TẮT..................................................................................................................x
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ............................................................1
1.1. Tính cấp thiết.....................................................................................................................1
1.2. Cở sở pháp lý.....................................................................................................................2
1.3. Mục tiêu thực hiện.............................................................................................................3
1.4. Phạm vi, không gian thực hiện........................................................................................3
1.4.1. Phạm vi thực hiện ở tỷ lệ 1:1.000.000.....................................................................3
1.4.2. Phạm vi thực hiện ở tỷ lệ 1:100.000........................................................................3
1.5. Nội dung thực hiện............................................................................................................3

1.6. Sản phẩm của nhiệm vụ năm 2011.................................................................................4
CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................5
2.1. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................................5
2.1.1. Trên thế giới.............................................................................................................5
2.1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................................8
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................12
2.2.1. Phương pháp luận...................................................................................................12
2.2.2. Phương pháp kế thừa, tổng hợp..............................................................................14
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa..............................................................................15
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn.........................................................................................15
2.2.5. Phương pháp lượng giá tổn thất TN-MT áp dụng cho cửa Sông Hồng và vịnh Tiên
Yên...................................................................................................................................16
2.2.6. Phương pháp Viễn thám và GIS.............................................................................17
2.2.7. Phương pháp đánh giá và dự báo mức độ tổn thương............................................18
2.2.8. Phương pháp lập bản đồ quy hoạch sử dụng bền vững TN-MT biển và đới ven
biển Việt Nam...................................................................................................................22
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI................................................25
3.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................................................25
3.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................25
3.1.2. Địa hình, địa mạo...................................................................................................26
3.1.3. Địa chất..................................................................................................................30
3.1.4. Khí hậu...................................................................................................................40
3.1.5. Thủy văn.................................................................................................................44
3.1.6. Hải văn...................................................................................................................45
3.2. Các hoạt động nhân sinh................................................................................................52
3.2.1. Dân cư....................................................................................................................52
3.2.2. Nông nghiệp...........................................................................................................53
3.2.3. Thủy sản.................................................................................................................54
3.2.4. Công nghiệp...........................................................................................................56
3.2.5. Du lịch và dịch vụ..................................................................................................57

3.2.6. Giao thông vận tải..................................................................................................58
CHƯƠNG 4. DỰ BÁO MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG BIỂN
VÀ ĐỚI VEN BIỂN VIỆT NAM............................................................................................62

ii


4.1. Dự báo mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường biển và đới ven biển Việt
Nam theo các kịch bản phát triển KT-XH đến năm 2015 và 2020..................................62
4.1.1. Đánh giá, dự báo mức độ nguy hiểm theo các kịch bản phát triển KT-XH...........62
4.1.2. Đánh giá, dự báo mật độ đối tượng bị tổn thương theo các kịch bản phát triển KT XH....................................................................................................................................88
4.1.3. Đánh giá, dự báo khả năng ứng phó của hệ thống tài nguyên - môi trường theo các
kịch bản phát triển KT - XH...........................................................................................125
4.1.4. Phân vùng dự báo mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường..........................163
4.2. Dự báo mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường biển và đới ven biển Việt
Nam theo các kịch bản nước biển dâng 0,5 m và 1,0 m..................................................165
4.2.1. Đánh giá, dự báo mức độ nguy hiểm theo các kịch bản nước biển dâng.............165
4.2.2. Đánh giá, dự báo mật độ đối tượng bị tổn thương theo các kịch bản nước biển
dâng................................................................................................................................178
4.2.3. Dự báo khả năng ứng phó của hệ thống tài nguyên - môi trường theo kịch bản
nước biển dâng...............................................................................................................191
4.2.4. Phân vùng dự báo mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường..........................197
CHƯƠNG 5. LƯỢNG GIÁ TỔN THẤT TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VỊNH TIÊN
YÊN VÀ VÙNG CỬA SÔNG HỒNG DO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ
NHÂN SINH..........................................................................................................................201
5.1. Lượng giá tổn thất tài nguyên - môi trường vùng cửa sông Hồng.........................201
5.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................................201
5.1.2. Phân tích, đánh giá giá trị mất đi của tài nguyên - môi trường............................210
5.1.3. Lượng giá tổn thất tài nguyên - môi trường.........................................................227
5.2. Lượng giá tổn thất tài nguyên - môi trường vịnh Tiên Yên....................................257

5.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................................257
5.2.2. Phân tích, đánh giá giá trị mất đi của TN-MT......................................................263
5.2.3. Lượng giá tổn thất TN-MT...................................................................................272
CHƯƠNG 6. DỰ THẢO QUY HOẠCH TỔNG THỂ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN VÀ ĐỚI VEN BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2020........................................................................................................................................285
6.1. Dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng TN-MT vùng biển và đới ven biển Việt Nam
đến năm 2020, tỉ lệ 1:1.000.000...........................................................................................285
6.1.1. Cơ sở quy hoạch...................................................................................................285
6.1.2. Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc quy hoạch........................................................299
6.1.3. Quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN-MT biển theo hướng bảo tồn HST quan
trọng, sử dụng hợp lý tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai.........302
6.1.4. Quy hoạch sử dụng bền vững TN-MT biển theo các vùng kinh tế - sinh thái.....304
6.1.5. Nhận xét chung.....................................................................................................316
6.2. Dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng TN-MT vùng biển vịnh Tiên Yên đến năm
2020, tỉ lệ 1:100.000..............................................................................................................325
6.2.1. Cơ sở quy hoạch...................................................................................................325
6.2.2. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quy hoạch....................................................334
6.2.3. Quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN-MT...................................................335
6.2.4. Quy hoạch điều chỉnh...........................................................................................337
6.2.5. Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên...........................................................339
6.2.6. Bảo vệ môi trường................................................................................................341
6.3. Dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng TN-MT vùng cửa sông Hồng đến năm 2020,
tỉ lệ 1:100.000.........................................................................................................................342
6.3.1. Cơ sở quy hoạch...................................................................................................342

iii


6.3.2. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quy hoạch....................................................349

6.3.3. Quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN-MT...................................................351
6.3.4. Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên...........................................................352
6.4. Dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng TN-MT vùng biển Cù Lao Chàm đến năm
2020, tỉ lệ 1:100.000..............................................................................................................355
6.4.1. Cơ sở quy hoạch...................................................................................................355
6.4.2. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quy hoạch....................................................361
6.4.3. Quy hoạch tổng thể sử dụng TN-MT...................................................................363
6.4.4. Quy hoạch điều chỉnh...........................................................................................364
6.4.5. Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên...........................................................365
6.4.6. Bảo vệ môi trường................................................................................................367
6.4.7. Phòng chống thiên tai...........................................................................................368
CHƯƠNG 7. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP, SỬ DỤNG, BẢO TỒN,
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ĐỚI VEN BIỂN VIỆT NAM THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...................................................................................370
7.1. Mục tiêu và nguyên tắc.................................................................................................370
7.1.1. Mục tiêu................................................................................................................370
7.1.2. Nguyên tắc............................................................................................................370
7.1.3. Cơ sở pháp lý........................................................................................................372
7.2. Các giải pháp sử dụng, bảo tồn, bảo vệ TN-MT cho toàn vùng biển và đới ven
biển Việt Nam........................................................................................................................372
7.2.1. Vùng biển và ven biển Bắc Bộ.............................................................................373
7.2.2. Vùng biển và ven biển Trung Bộ..........................................................................376
7.2.3. Vùng biển và ven biển Nam Bộ...........................................................................377
7.2.4. Vùng biển Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan...........................................................378
7.2.5. Vùng biển quần đảo Trường Sa............................................................................380
7.3. Các giải pháp sử dụng, bảo tồn, bảo vệ TN-MT cho các vùng trọng điểm...........381
7.3.1. Vịnh Hạ Long.......................................................................................................381
7.3.2. Vũng Áng.............................................................................................................382
7.3.3. Chân Mây - Lăng Cô............................................................................................383
7.3.4. Vùng biển Chu Lai - Dung Quất..........................................................................383

7.3.5. Đầm Thị Nại.........................................................................................................384
7.3.6. Vịnh Vân Phong...................................................................................................384
7.3.7. Vịnh Cam Ranh....................................................................................................385
7.3.8. Vùng biển Vũng Tàu............................................................................................387
7.3.9. Vùng biển Côn Đảo..............................................................................................388
7.3.10. Cửa sông Đồng Nai............................................................................................389
7.3.11. Cửa sông Hậu.....................................................................................................391
7.3.12. Vùng biển Phú Quốc..........................................................................................393
7.4. Các giải pháp tổng hợp nhằm sử dụng bền vững TN - MT biển và đới ven biển
Việt Nam................................................................................................................................393
7.4.1. Giải pháp quản lý.................................................................................................393
7.4.2. Giải pháp khoa học công nghệ.............................................................................397
7.4.3. Giải pháp tuyên truyền và giáo dục......................................................................398
7.4.4. Giải pháp quy hoạch.............................................................................................398
7.4.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.........................................401
KẾT LUẬN............................................................................................................................404
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................405

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra theo các phường, xã.................................16
Bảng 2.2. Khái quát các phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường.........................17
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng và năm vùng biển Trung Bộ.......................40
Bảng 3.2. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng và năm tại trạm Rạch Giá và Phú Quốc......41
Bảng 3.3. Lượng mưa trung bình (mm) tháng và năm vùng biển Trung Bộ................41
Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình (mm) tháng và năm tại trạm Rạch Giá và Phú........42
Bảng 3.5. Độ muối trung bình tháng (‰) ở vùng biển Trung Bộ.................................47
Bảng 3.6. Độ muối trung bình (‰) tháng và năm tại các trạm Hòn Khoai, Thổ Chu,

Phú Quốc trong vùng nghiên cứu.................................................................................47
Bảng 3.7. Đặc trưng của chế độ sóng vùng biển Đèo Ngang - Sơn Trà.......................50
Bảng 3.8. Các đặc trưng của sóng vùng biển Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan..............51
Bảng 3.9. Các đặc trưng chế độ thuỷ triều vùng biển Đèo Ngang - Sơn Trà................52
Bảng 4.1. Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm trầm tích bởi các KLN vùng biển Trung Bộ so
với hàm lượng trung bình thế giới...............................................................................75
Bảng 4.2. Tổng hợp các khu vực ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong trầm
tích biển (0 - 20 m nước) vùng Cà Ná - Vũng Tàu.......................................................76
Bảng 4.3. Tổng hợp các khu vực ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm KLN trong trầm tích
biển (0 – 20 m nước) vùng Vũng Tàu – Cà Mau..........................................................76
Bảng 4.4. Tổng hợp các khu vực ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong trầm
tích biển (0 - 20 m nước) vùng Tây Nam Bộ...............................................................77
Bảng 4.5. Bảng thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Nam Bộ giai đoạn 1962 2010............................................................................................................................. 81
Bảng 4.6. Thống kê các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Tây Nam Bộ giai đoạn 1962 –
2010............................................................................................................................. 82
Bảng 4.7. Tần số bão và áp thấp nhiệt đới khu vực Biển Đông từ 1961-2008.............82
Bảng 4.8. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999.................................85
Bảng 4.9. Diện tích các kiểu ĐNN ven biển Việt Nam................................................90
Bảng 4.10. Các loại tài nguyên đất của vùng biển Bắc Bộ...........................................92
Bảng 4.11. Hiện trạng sử dụng đất vùng Tây Nam Bộ năm 2008 (ha).........................94
Bảng 4.12. Chỉ tiêu diện tích (ha) theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và theo
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)..................................................................95
Bảng 4.13. Dự báo dân số các huyện ven biển Việt Nam đến 2015 và 2020...............97
Bảng 4.14. Số đô thị, dân số và tỉ lệ đô thị hóa các vùng duyên hải Việt Nam..........103
Bảng 4.15. Mức độ và tốc độ suy thoái RNM (%).....................................................129
Bảng 4.16. Các dự án ưu tiên về phục hồi và phát triển RNM ven biển giai đoạn 2008 2015........................................................................................................................... 129
Bảng 4.17. Danh sách các khu bảo tồn biển Việt Nam...............................................135
Bảng 4.18. Số tuyến đê nâng cấp giai đoạn 2006 - 2020 của 28 tỉnh ven biển Việt Nam
................................................................................................................................... 140
Bảng 4.19. Số thuê bao cố định và số điện thoại cố định/100 dân của 28 huyện ven

biển Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020........................................................................144
Bảng 4.20. Số lượng bệnh viện và cán bộ y tế các các huyện ven biển Bắc Bộ.........148
Bảng 4.21. Số liệu thống kê cở sở vật chất ngành y tế các huyện ven biển Trung Bộ
năm 2009................................................................................................................... 149
Bảng 4.22. Số cơ sở y tế ở các huyện ven biển Nam Bộ năm 2009...........................151
Bảng 4.23. Cơ sở vật chất và cán bộ ngành y của huyện ven biển Tây Nam Bộ và vịnh
Thái Lan..................................................................................................................... 153
v


Bảng 4.24. Số học sinh các huyện ven biển Bắc Bộ năm 2009..................................155
Bảng 4.25. Thống kê cở sở vật chất ngành giáo dục các tỉnh Trung Bộ năm 2009....156
Bảng 4.26. Cơ sở vật chất trong ngành giáo dục các huyện ven biển Nam Bộ năm 2009
................................................................................................................................... 158
Bảng 4.27. Cơ sở vật chất trong ngành giáo dục của các huyện ven biển vùng biển Tây
Nam Bộ và vịnh Thái Lan năm 2009.........................................................................159
Bảng 4.28. Tỷ lệ số dân số (%) bị ảnh hưởng (so với tổng dân số vùng) theo các kịch
bản nước biển dâng....................................................................................................181
Bảng 4.29. Tỷ lệ chiều dài (%) tỉnh lộ bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng
................................................................................................................................... 181
Bảng 4.30. Tỷ lệ chiều dài đường sắt bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng
(%)............................................................................................................................. 183
Bảng 4.31. Nguy cơ ngập theo các kịch bản nước biển dâng (% diện tích)...............188
Bảng 5.1. Các kiểu ĐNN vùng cửa Sông Hồng.........................................................204
Bảng 5.2. Các loại tài nguyên đất trong vùng cửa sông Hồng...................................205
Bảng 5.3. Diện tích và dân số các xã ven biển vùng cửa sông Hồng năm 2011.........206
Bảng 5.4. Phân chia cường độ bồi tụ, xói lở ở khu vực cửa Sông Hồng....................213
Bảng 5.5. Phân chia quy mô bồi tụ - xói lở................................................................213
Bảng 5.6. Diện tích xói lở - bồi tụ cửa Sông Hồng giai đoạn 1965 - 2003.................214
Bảng 5.7. Đánh giá mức độ thiệt hại nuôi ngao tại huyện Giao Thủy do bồi tụ cho một

thời điểm tương lai.....................................................................................................217
Bảng 5.8. Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong vùng cửa sông Hồng...........229
Bảng 5.9. Lợi nhuận nuôi tôm tại vùng cửa sông Hồng (VNĐ).................................229
Bảng 5.10. Thống kê mô tả về hoạt động nuôi ngao vùng cửa sông Hồng................230
Bảng 5.11. Giá trị thủy sản vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006 - 2010 theo giá so
sánh............................................................................................................................ 231
Bảng 5.12. Giá trị kinh doanh du lịch vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006 - 2010...232
Bảng 5.13. Tổng hợp các chi phí và tỷ lệ du lịch của khách nội địa..........................233
Bảng 5.14. Giá trị du lịch nội địa VQG Xuân Thủy...................................................234
Bảng 5.15. Quan hệ giữa chi phí và tỷ lệ du lịch của khách quốc tế..........................234
Bảng 5.16. Tổng giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy (VNĐ)....................................234
Bảng 5.17. Giá trị du lịch từ khu vực tiêu dùng dịch vụ giai đoạn 2006-2010...........235
Bảng 5.18. Giá trị sản xuất nông nghiệp vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006-2010 tính
theo giá hiện hành (tỷ đồng)......................................................................................235
Bảng 5.19. Giá trị lâm sản vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006 - 2010 tính theo giá
hiện hành (tỷ đồng)....................................................................................................236
Bảng 5.20. Giá trị cung cấp năng lượng vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006 - 2010
(triệu đồng)................................................................................................................237
Bảng 5.21. Giá trị sản xuất công nghiệp vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006-2010 tính
theo giá hiện hành (tỷ đồng)......................................................................................237
Bảng 5.22. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ vùng cửa sông Hồng giai đoạn
2006 - 2010 tính theo giá hiện hành (tỷ đồng)...........................................................238
Bảng 5.23. Giá trị vận tải thủy của vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006 - 2010 tính
theo giá hiện hành (tỷ đồng)......................................................................................239
Bảng 5.24. Giá trị khai thác khoáng sản vùng cửa sông Hồng giai đoạn 2006 - 2010
tính theo giá hiện hành (tỷ đồng)...............................................................................239
Bảng 5.25. Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra vùng cửa sông
Hồng.......................................................................................................................... 240
vi



Bảng 5.26. Hàm sản xuất nuôi tôm hộ gia đình.........................................................240
Bảng 5.27. Chi phí tu bổ 20,7 km đê biển không có RNM bảo vệ huyện Giao Thuỷ
giai đoạn 1997 - 2006................................................................................................243
Bảng 5.28. Khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy........244
Bảng 5.29. Đánh giá mức độ thiệt hại nuôi ngao tại huyện Giao Thủy do bồi tụ cho
một thời điểm tương lai..............................................................................................247
Bảng 5.30. Quan điểm của cộng đồng về bảo tồn các giá trị của ĐNN tại cửa Sông
Hồng.......................................................................................................................... 252
Bảng 5.31. Mô tả các biến trong mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới WTP253
Bảng 5.32. Giải thích các mô hình ước lượng WTP..................................................254
Bảng 5.33. Kết quả ước lượng mô hình 1, 2, 3..........................................................254
Bảng 5.34. Kết quả ước lượng WTP theo mô hình biding game................................255
Bảng 5.35. Lượng giá các giá trị phi sử dụng cửa Sông Hồng giai đoạn 2006 - 2010
................................................................................................................................... 256
Bảng 5.36. Sự biến động giá trị kinh tế của TN-MT vùng cửa Sông Hồng giai đoạn
2006 -2010................................................................................................................. 256
Bảng 5.37. Diện tích các kiểu ĐNN ven biển vịnh Tiên Yên (ha).............................260
Bảng 5.38. Tác động của nước biển dâng đến diện tích (km2) đất tự nhiên các xã ven
biển khu vực vịnh Tiên Yên.......................................................................................266
Bảng 5.39. Giá trị sản xuất thủy sản (tỷ đồng) khu vực vịnh Tiên Yên giai đoạn 2005 2009........................................................................................................................... 273
Bảng 5.40. Giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ đồng) khu vực vịnh Tiên Yên giai đoạn
2005 - 2009................................................................................................................ 274
Bảng 5.41. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (tỷ đồng) của khu vực vịnh Tiên Yên giai đoạn
2005 -2009................................................................................................................. 275
Bảng 5.42. Giá trị cung cấp năng lượng (tỷ đồng) của khu vực vịnh Tiên Yên giai đoạn
2005 - 2009................................................................................................................ 275
Bảng 5.43. Giá trị sản xuất vận tải thủy (tỷ đồng) khu vực vịnh Tiên Yên giai đoạn
2005 - 2009................................................................................................................ 276
Bảng 5.44. Giá trị khai thác khoáng sản giai đoạn 2006 - 2009 (tỷ đồng).................276

Bảng 5.45. Giá trị khai thác khoáng sản (tỷ đồng) của khu vực vịnh Tiên Yên giai đoạn
2006 - 2009................................................................................................................ 277
Bảng 5.46. Giá trị phát triển đô thị khu vực vịnh Tiên Yên giai đoạn 2005-2009 (tỷ
đồng).......................................................................................................................... 278
Bảng 5.47. Biến động diện tích các kiểu ĐNNVB năm 2000 - 2009.........................278
Bảng 5.48. Chuyển giao hàm lợi ích và giá trị môi trường từ Ba Lạt sang khu vực vịnh
Tiên Yên....................................................................................................................282
Bảng 5.49. Kết quả ước lượng WTP theo mô hình chuyển giao lợi ích.....................282
Bảng 5.50. Lượng giá tổn thất tài nguyên - môi trường vịnh Tiên Yên giai đoạn 2006 2010 (tỷ đồng)...........................................................................................................283
Bảng 5.51. Tổng hợp về sự biến động giá trị kinh tế của TN-MT vịnh Tiên Yên giai
đoạn 2005 - 2009 (tỷ đồng)........................................................................................283
Bảng 6.1. Nội dung Quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN-MT biển theo 3 vùng
kinh tế sinh thái: Đông Băc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ....................317
Bảng 6.2. Nội dung Quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững tài nguyên môi trường biển
theo 3 vùng kinh tế sinh thái: Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.........320
Bảng 6.3. Vùng ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường nước vịnh Tiên Yên.........325
Bảng 6.4. Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm tích vịnh Tiên Yên............326
vii


Bảng 6.5. Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm môi trường nước vùng cửa sông Hồng........342
Bảng 6.6. Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm trầm tích vùng cửa sông Hồng....................343
Bảng 6.7. Thực trạng bảo tồn khu ĐNN Xuân Thủy..................................................348
Bảng 6.8. Thực trạng bảo tồn khu ĐNN Tiền Hải......................................................349
Bảng 6.9. Định hướng khai thác bền vững tài nguyên vùng biển và đới ven biển Cù
Lao Chàm..................................................................................................................366
Bảng 7.1. Đề xuất một số hoạt động sử dụng bền vững TN-MT vùng biển Bắc Bộ. .399
Bảng 7.2. Đề xuất một số hoạt động sử dụng bền vừng TN-MT vùng biển Trung Bộ
................................................................................................................................... 400
Bảng 7.3. Đề xuất một số hoạt động sử dụng bền vững TN-MT vùng biển Nam Bộ.400

Bảng 7.4. Đề xuất một số hoạt động sử dụng bền vững TN-MT vùng biển Tây Nam Bộ
và vịnh Thái Lan........................................................................................................401

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ý nghĩa của dự báo mức độ tổn thương [Steinitz và nnk, 2003]....................8
Hình 2.2. Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội theo Cutter
(1996).......................................................................................................................... 14
Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát quá trình thu thập và kế thừa tài liệu..................................14
Hình 2.4. Mô hình thông tin dữ liệu trong đánh giá MĐTT TN-MT biển....................18
Hình 2.5. Quy trình thành lập bản đồ dự báo MĐTT TN-MT vùng biển và đới ven biển
Việt Nam theo kịch bản nước biển dâng 0,5 m và 1,0 m..............................................19
Hình 2.6. Quy trình thành lập bản đồ dự báo MĐTT TN-MT vùng biển và đới ven biển
Việt Nam theo kịch bản phát triển KT-XH đến năm 2015 và 2020..............................20
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu vùng biển và đới ven biển Việt Nam...............................25
Hình 4.1. Bản đồ xu thế bão trên vùng biển Việt Nam đến năm 2020.........................84
Hình 4.2. Các kịch bản dâng cao mực nước biển ở Việt Nam....................................186
Hình 5.1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu vùng cửa Sông Hồng.............................................201
Hình 5.2. Hoạt động khai thác cát ven sông Hồng tại huyện Giao Thủy...................203
Hình 5.3. Biểu đồ thay đổi diện tích xói lở và bồi tụ vùng cửa Sông Hồng giai đoạn
1912 - 2003................................................................................................................ 215
Hình 5.4. Diễn biến xói lở bồi tụ cửa Sông Hồng giai đoạn 1989 - 2003..................215
Hình 5.5. Các vùng chịu ảnh hưởng của nước biển dâng ở đồng bằng sông Hồng....217
Hình 5.6. Ranh giới xâm nhập mặn 4 ‰ vùng đồng bằng lưu vực sông Hồng theo kịch
bản PTBV, mực nước biển dâng 0,69 m, và 1,0 m.....................................................218
Hình 5.7. Phạm vi bán ngập theo kịch bản nước biển dâng lên thêm 0,69m, trường hợp
không có hệ thống đê.................................................................................................218
Hình 5.8. Phạm vi bán ngập theo kịch bản nước biển dâng lên thêm 1m, trường hợp

không có hệ thống đê.................................................................................................218
Hình 5.9. Phạm vi bán ngập theo kịch bản nước biển dâng, trường hợp không có hệ
thống đê..................................................................................................................... 219
Hình 5.10. Phạm vi bán ngập theo kịch bản nước biển dâng, trường hợp có hệ thống đê
................................................................................................................................... 219
Hình 5.11. Vây vạng ở khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy.......................................222
Hình 5.12. Thu hoạch ngao ở khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy.............................222
Hình 5.13. Khai thác cát sông Hồng..........................................................................224
Hình 5.14. Lò sản xuất gạch huyện Tiền Hải.............................................................224
Hình 5.15. Đường cầu du lịch nội địa tại VQG Xuân Thủy.......................................234
Hình 5.16. Biến động giá trị khai thác dược liệu 2006 - 2010 (triệu đồng)................236
Hình 5.17. Sơ đồ vùng nghiên cứu Vịnh Tiên Yên (Quảng Ninh).............................257

ix


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxi sinh học

CN

Cử Nhân

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN


Đất ngập nước

GIS

Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý

HST

Hệ sinh thái

IPCC

Báo cáo liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MĐTT

Mức độ tổn thương


nnk

những người khác

NOAA

Cục Hải văn và Khí tượng Mỹ

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

ONMT

Ô nhiễm môi trường

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNM

Rừng ngập mặn

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

ThS

Thạc sĩ

TN-MT

Tài nguyên - môi trường

TN-XH

Tự nhiên - xã hội

TS

Tiến sĩ

x


CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ
1.1. Tính cấp thiết
Biển Việt Nam có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng trong bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ đất nước, đồng thời còn là một trong những con đường giao thương
hàng hải quốc tế quan trọng trên thế giới, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
Phần Biển Đông thuộc chủ quyền nước ta có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa với tổng diện tích trên 1.000.000 km 2, hơn 3000 hòn đảo, ám
tiêu san hô và các bãi cạn, chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú cả về chủng loại và

trữ lượng.
Về nguồn lợi sinh vật biển có thể kể đến khoảng 2.040 loài cá (trữ lượng
khoảng 3,5 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 110 loài cá có giá trị kinh tế cao); hơn 100
loài tôm; trên 2000 loài nhuyễn thể và trên 600 loài rong biển vừa là nguồn thức ăn có
dinh dưỡng cao, vừa là nguồn dược liệu phong phú. Các khoáng sản quan trọng ở vùng
biển và ven biển có thể kể đến như dầu khí, sa khoáng, than, vật liệu xây dựng.
Hơn thế nữa, dọc theo chiều dài bờ biển có nhiều hệ sinh thái (HST) có giá trị
lớn về tài nguyên - môi trường (TN-MT) như hệ thống vũng vịnh, cửa sông, bãi triều...
Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
vùng biển và ven biển nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động phát triển KTXH điển hình ở vùng biển và ven biển có thể kể đến như nuôi trồng - khai thác thủy
hải sản, du lịch, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản,
phát triển công nghiệp, đô thị…Do đó, dải ven biển là nơi tập trung cao dân cư của 28
tỉnh thành ven biển (chiếm khoảng 45 % số dân cả nước), trong đó có khoảng 15,5
triệu người sống ở đới ven biển, 16 vạn người ở đảo.
Tuy nhiên, vùng biển và ven biển Việt Nam cũng đang chịu tác động của nhiều
loại tai biến như bão lũ, động đất, xói lở, sóng cát di động, bồi tụ làm biến động luồng
lạch, ô nhiễm môi trường (ÔNMT)… và áp lực từ các hoạt động nhân sinh như sự gia
tăng dân số, các hoạt động phát triển KT-XH làm gia tăng mức độ tổn thương (MĐTT)
TN-MT và đe dọa tới phát triển bền vững (PTBV) vùng biển và ven biển. Tuy hiện đã
có một số nghiên cứu, điều tra cơ bản về các yếu tố tự nhiên (khí tượng, hải văn, địa
mạo, địa chất), các tai biến, các nguồn tài nguyên thiên nhiên... phục vụ đề xuất các
giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm thiểu
thiệt hại tai biến. Nhưng các nghiên cứu này chưa được phối hợp với các đánh giá về
mật độ và khả năng ứng phó của các đối tượng bị tổn thương, hay chưa chú ý đến đánh
giá MĐTT TN-MT biển và ven biển. Do vậy, dự án thành phần (DATP) 5 “Điều tra,
đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương TN-MT vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề
xuất các giải pháp quản lý PTBV” thuộc Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương
TN-MT, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại
1



các vùng biển ” được xây dựng nhằm giải quyết những tồn tại nêu trên. Dự án thành
phần 5 được thực hiện trong 03 năm, từ năm 2009 - 2011. Hai năm 2009 và 2010, dự
án tập trung vào công việc điều tra, đánh giá mức độ tổn thương TN-MT các vùng biển
Việt Nam (tỉ lệ 1: 1.000.000) và các vùng trọng điểm (tỉ lệ 1:100.000). Năm 2011, nội
dung chủ yếu của dự án là dự báo mức độ tổn thương TN-MT theo các kịch bản phát
triển KT-XH đến năm 2015, 2020 và kịch bản dâng cao mực nước biển 0,5 m và 1,0
m.

1.2. Cở sở pháp lý
Dự án thành phần 5 “Điều tra, đánh giá tổng hợp MĐTT TN-MT vùng biển và
đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý PTBV” được xây dựng dựa trên
các cơ sở pháp lý sau:
-

Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg, ngày 01/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020";

-

Quyết định số 2762/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Dự án “Điều tra, đánh giá mức
độ tổn thương TN-MT, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô
nhiễm môi trường tại các vùng biển”.

-

Quyết định số 1576/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt nội dung và dự toán năm 2011

DATP5 thuộc Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương TN-MT, khí tượng
thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng
biển”.

-

Quyết định số 1107/QĐ-TCMT ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Môi trường về việc lựa chọn đơn vị thực hiện một số nội dung công
việc của Dự án thánh phần 5, thuộc Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn
thương TN-MT, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm
môi trường tại các vùng biển”.

-

Hợp đồng số 10/2011/HĐKT-QLCT&CTMT ký ngày 10 tháng 08 năm 2011
giữa Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường với Trung tâm Nghiên cứu
Biển và Đảo với nội dung “Dự báo mức độ tổn thương TN-MT vùng viển và
đới ven biển Việt Nam, lượng giá tổn thất TN-MT ở 2 vùng trọng điểm, đề xuất
các giải pháp quản lý PTBV” thuộc dự án thành phần 5 “Điều tra, đánh giá tổng
hợp mức độ tổn thương TN-MT vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất
các giải pháp quản lý pháp triển bền vững”.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Chất thải và Cải thiện Môi trường phối hợp cùng
Trung tâm nghiên cứu Biển và thực hiện dự án và nhiệm vụ năm 2011.
2


1.3. Mục tiêu thực hiện
-


Dự báo mức độ tổn thương TN-MT biển Việt Nam theo các kịch bản phát triển
KT-XH đến năm 2015 và 2020, các kịch bản dâng cao mực nước biển 0,5 m và
1,0 m.

-

Lượng giá tổn thất TN-MT ở 02 vùng trọng điểm (cửa sông Hồng, vịnh Tiên
Yên) do tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh.

-

Xây dựng dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN-MT biển Việt
Nam, tỷ lệ 1:1.000.000 và 03 vùng trọng điểm (vịnh Tiên Yên, cửa sông Hồng
và Cù Lao Chàm), tỉ lệ 1:100.000.

-

Xây dựng các giải pháp tổng thể quản lý, bảo vệ TN-MT biển Việt Nam theo
hướng PTBV.

1.4. Phạm vi, không gian thực hiện
1.4.1. Phạm vi thực hiện ở tỷ lệ 1:1.000.000
-

Vùng biển Bắc Bộ;

-

Vùng biển Trung Bộ;


-

Vùng biển Nam Bộ;

-

Vùng biển Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan;

-

Vùng biển Quần đảo Trường Sa.

1.4.2. Phạm vi thực hiện ở tỷ lệ 1:100.000
-

Vịnh Tiên Yên;

-

Khu vực cửa sông Hồng;

-

Khu vực Cù Lao Chàm.

1.5. Nội dung thực hiện
-

Lập bản đồ dự báo MĐTT TN-MT biển Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 theo kịch
bản phát triển KT-XH đến 2015.


-

Lập bản đồ dự báo MĐTT TN-MT biển Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 theo kịch
bản phát triển KT-XH đến 2020.

-

Lập bản đồ dự báo MĐTT TN-MT biển Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 theo kịch
bản mực nước biển dâng cao 0,5 m.

-

Lập bản đồ dự báo MĐTT TN-MT biển Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 theo kịch
bản mực nước biển dâng cao 1,0 m.

-

Cập nhật, xử lý các số liệu từ các phiếu điều tra, chạy các phần mềm của máy
tính, tính toán các kết quả phân tích phục vụ lượng giá tổn thất TN-MT.
3


-

Phân tích, đánh giá các giá trị bị mất đi của tài TN-MT do tác động của các hoạt
động tự nhiên

-


Lượng giá tổn thất TN-MT do tác động của các hoạt động tự nhiên và nhân sinh

-

Xây dựng báo cáo lượng giá tổn thất TN-MT ở 02 vùng trọng điểm vịnh Tiên
Yên và cửa sông Hồng.

-

Xây dựng các giải pháp tổng thể sử dụng bền vững TN-MT biển Việt Nam.

-

Xây dựng dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN-MT biển Việt
Nam, tỉ lệ 1:1.000.000

-

Xây dựng dự thảo quy hoạch sử dụng bền vững TN-MT biển 03 vùng trọng
điểm tỉ lệ 1:100.000 (vịnh Tiên Yên, cửa sông Hồng, Cù Lao Chàm)

-

Lập báo cáo tổng kết dự án.

1.6. Sản phẩm của nhiệm vụ năm 2011
STT
1

Tên kết quả/sản phẩm

Bộ bản đồ chuyên đề:
-

Bản đồ dự báo mức độ tổn thương TN-MT vùng biển và đới ven biển Việt
Nam theo các kịch bản về phát triển KT-XH và dâng cao mực nước biển, tỉ lệ
1:1.000.000.

-

Bản đồ quy hoạch tổng thể TN-MT vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo
hướng PTBV, tỉ lệ 1:1.000.000.

-

Bản đồ quy hoạch tổng thể TN-MT cho 3 vùng trọng điểm: vịnh Tiên Yên,
cửa sông Hồng, Cù Lao Chàm theo hướng PTBV, tỉ lệ 1:1.000.000.

2

Báo cáo tổng hợp dự báo mức độ tổn thương TN-MT vùng biển và đới ven biển Việt
Nam theo các kịch bản phát triển KT-XH và dâng cao mực nước biển.

3

Báo cáo tổng hợp lượng giá tổn thất TN-MT ở 02 vùng trọng điểm ở vịnh Tiên Yên
và cửa sông Hồng

4

Các giải pháp quản lý tổng hợp, sử dụng, bảo tồn, bảo vệ TN-MT biển Việt Nam

theo hướng PTBV trên cơ sở đánh giá MĐTT.

5

Dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN-MT vùng biển và đới ven biển
Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000 toàn vùng biển Việt Nam, 1:100.000 cho 03 vùng trọng
điểm: vịnh Tiên Yên, cửa sông Hồng, Cù Lao Chàm).

6

Báo cáo kết quả thực hiện Dự án năm 2011

7

Báo cáo tổng kết của DATP5 thực hiện năm 2009-2011

4


CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Lịch sử nghiên cứu
2.1.1. Trên thế giới
Khả năng bị tổn thương/tính tổn thương (Vulnerability) trên thế giới được
nghiên cứu ở các quy mô khác nhau: vùng/khu vực (đới ven biển, hệ thống đảo...), hệ
thống tự nhiên, hệ thống xã hội (cộng đồng người), hệ thống kinh tế. Khả năng bị tổn
thương được nghiên cứu trong những hoàn cảnh đa dạng như: sự thay đổi khí hậu toàn
cầu, sự biến động giá cả hàng hoá trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay
đổi tổ chức và thể chế, khủng bố, chiến tranh, tai biến môi trường... Tính tổn thương
(vulnerability) là một khái niệm khá trừu tượng, được đưa ra trong rất nhiều tài liệu và

chưa có tính thống nhất. Một số định nghĩa tổn thương điển hình có thể kể đến như:
-

Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA, 2006) định nghĩa tính tổn thương của
một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ thống đó dưới tác động của một áp lực
nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống.

-

Uỷ Ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on
Climate Change-IPCC, 1997) [78] định nghĩa tính tổn thương là sự nhạy cảm
của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài từ sự biến đổi khí
hậu.

-

Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dương (The South Pacific Applied
Geo-science Commission-SOPAC, 1999) thì cho rằng tính tổn thương là khả
năng ứng phó và phục hồi của hệ thống đối với các tác động của tai biến.

Như vậy, theo các định nghĩa đã có trước, thì tổn thương TN-MT biển sẽ gồm 2
yếu tố: 1) mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống 2) mức độ chống chịu, phục hồi,
ứng phó của TN-MT biển trước các tác động; hay có thể định nghĩa: MĐTT TN-MT
biển là mức độ tổn thất, suy thoái về TN-MT, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó
của TN-MT biển trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh)
(theo Kasperson - 2001 và có điều chỉnh phù hợp với Việt Nam, 2006). MĐTT của
TN-MT biển được đánh giá dựa vào hệ cơ sở dữ liệu bao gồm: cường độ, mật độ, tần
suất và hậu quả của các yếu tố gây tổn thương (điển hình là các tai biến); đặc điểm các
yếu tố ảnh hưởng (tự nhiên, xã hội) tới TN-MT biển; mật độ, giá trị và khả năng ứng
phó của TN-MT biển.

Cuối thế kỷ XX, các mô hình và phương pháp đánh giá tổn thương dựa trên các
thông số được định lượng hoá một cách có hệ thống đã được xây dựng như quy trình
và công cụ đánh giá khả năng tổn thương của NOAA (1999, 2001); phương pháp
nghiên cứu khả năng bị tổn thương của Cutter (1996, 2000); phương pháp nghiên cứu
5


khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển của IPCC
(2001- đến nay). Các công trình này tập trung vào nghiên cứu xây dựng các bản đồ về
phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ các đối tượng dễ bị tổn thương để
từ đó thành lập bản đồ đánh giá MĐTT. Đồng thời đã thể hiện được tính ưu việt trong
việc dự báo MĐTT do tai biến cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, là
cơ sở quan trọng trong hoạch định chính sách quản lý và phát triển.
Đặc biệt, các nghiên cứu của NOAA (1999) đã xây dựng quy trình đánh giá khả
năng bị tổn thương (gồm các bước: nhận định các tai biến, phân tích tai biến, cơ sở hạ
tầng, tài nguyên, KT - XH và phân tích cơ hội giảm thiểu thiệt hại) và những ứng dụng
của việc đánh giá này (quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và tăng khả năng
giảm thiểu, tái phát triển và sửa chữa lại các công trình bị hư hỏng, đưa ra các chính
sách đầu tư và phát triển cần được ưu tiên…). Bên cạnh đó, mô hình đánh giá khả
năng bị tổn thương của Cutter (1996) được xây dựng áp dụng cho đánh giá MĐTT của
hệ thống TN-XH. Trong đó, khả năng bị tổn thương của hệ thống TN-XH có thể thay
đổi theo thời gian do sự biến động của các yếu tố gây tai biến, sự thay đổi năng lực của
cộng đồng đối phó với tai biến. Mức độ thiệt hại do tai biến không chỉ phụ thuộc vào
bản thân các tai biến (cường độ, quy mô, tần suất…) mà còn phụ thuộc vào đặc tính và
khả năng bị tổn thương của đối tượng chịu tác động của tai biến. Mô hình này có ý
nghĩa quan trọng, là cơ sở cho việc phòng tránh tai biến và xây dựng chiến lược phát
triển KT - XH theo cách tiếp cận “tiên đoán và ngăn chặn” những tác động tiêu cực
của tai biến. Đến năm 2000, Cutter đã nghiên cứu và đánh giá khả năng bị tổn thương
xã hội do tai biến. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bị tổn thương xã hội
gồm: cơ sở hạ tầng, đường thoát hiểm, khả năng ứng phó với tai biến thấp, tín ngưỡng

và phong tục tập quán, thiếu thông tin, trí thức, thiếu quyền tiếp cận tài nguyên.
Trong các nghiên cứu của SOPAC (2004), bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn
thương môi trường (EVI – Environmental Vulnerability Index) đã được xây dựng tập
trung vào các khía cạnh: khí hậu thay đổi, đa dạng sinh học, nước, nông nghiệp và
thủy sản, sức khỏe cộng đồng, các tai biến (động đất, sóng thần,…) và hiện tượng
thiên nhiên (bão, lốc, cháy rừng,...). Đối với từng yếu tố gây tổn thương cho môi
trường đều được định lượng và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thương. Đây là công
trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho các nước đang phát triển thuộc Nam Thái Bình
Dương, đồng thời là dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế bền vững tại đây.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của USGS (Mỹ) đã đánh giá khả năng tổn thương cho cả đới
ven biển do dâng cao mực nước biển, trong đó đã xây dựng được chỉ số tổn thương
của đới bờ (CVI – Coastal Vulnerability Index) và dựa trên đó đã thiết lập được bản đồ
tổn thương cho từng khu vực.
Tiếp theo đó có rất nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh liên quan tới khả
năng bị tổn thương như khả năng phục hồi (Resilience), khả năng thích ứng
(Adaptation) và tính nhạy cảm (Sensitivity),... Trong đó, khả năng phục hồi là khả
6


năng của một hệ thống cho phép nó hấp thụ và tận dụng hay thậm chí thu lợi từ những
biến đổi và thay đổi tác động đến hệ thống và do đó làm cho hệ thống tồn tại mà không
làm thay đổi về chất trong cấu trúc hệ thống (Hooling, 1973); là khả năng của thực thể
(con người, loại tài nguyên, HST, dải ven biển,...) để chống lại, phản ứng và phục hồi
lại từ những tác động của tự nhiên (SOPAC, 2004); là khả năng thích nghi với các
hoàn cảnh đang thay đổi và do vậy đảm bảo tính an toàn của các phương thức sống
(Luttrell, 2001)...
Trong những năm gần đây, nghiên cứu MĐTT do biến đổi khí hậu được đặc
biệt quan tâm, điển hình là các công trình nghiên cứu của IPCC. Cùng với phương
pháp viễn thám và GIS đã được các nhà nghiên cứu MĐTT áp dụng để xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá MĐTT, chỉ tiêu đánh giá mức độ nguy

hiểm do tai biến, chỉ tiêu đánh giá mật độ đối tượng bị tổn thương, chỉ tiêu đánh giá
khả năng ứng phó.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về MĐTT của hệ thống TN-MT được
xây dựng dựa vào hệ cơ sở dữ liệu bao gồm: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến,
các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm tự nhiên, xã hội); đối tượng bị tổn thương (tài
nguyên, môi trường, cộng đồng người…) và khả năng ứng phó/phục hồi của hệ thống.
Các nghiên cứu về tổn thương đã và đang đóng góp đáng kể trong việc quản lý tổng
hợp, khai thác bền vững tài nguyên, hình thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn,
hoạch định chính sách, định hướng quy hoạch phát triển KT - XH, làm cơ sở cho đánh
giá môi trường chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng… tiếp cận gần với mục tiêu
PTBV.
Hiện nay, hướng nghiên cứu về dự báo mức độ tổn thương ngày càng thu hút
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Kết quả phân vùng dự báo mức độ tổn
thương TN-MT là cơ sở khoa học quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách có
được một bức tranh tổng thể về ảnh hưởng của các hoạt động tự nhiên, nhân sinh và
các quy hoạch phát triển KT-XH đến TN-MT trong tương lai, từ đó đưa ra các giải
pháp thích ứng và quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường (Steinitz và nnk, 2003) (Hình LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.1). Các nghiên cứu về dự báo mức độ tổn thương chủ yếu tập trung vào tai biến
môi trường và biến đổi khí hậu (DCCEE, 2011; Dixon, 2004; EPA, 2004; Jain và nnk,
2007) và dự báo trong khoảng thời gian dưới 60 năm (DCCEE, 2011). Một trong số
các công trình dự báo mức độ tổn thương tiêu biểu nhất là quy trình dự báo thay đổi
cảnh quan dưới tác động của biến đổi khí hậu do Cục Biến đổi khí hậu và Hiệu suất
năng lượng Úc (Australia Government Department of Climate Change and Energy
Efficiency-DCCEE, 2011). DCCEE đã dự báo xu thế mức độ tổn thương đến năm
2030 và 2070 trên cơ sở phân tích xu thế diễn ra trong quá khứ và các chính sách,
chiến lược, định hướng, quy hoạch được ban hành. Mức độ bị tổn thương cũng được
đánh giá dựa trên 3 thành tố chính: mức độ nguy hiểm, mật độ đối tượng bị tổn thương
7



và khả năng chống chịu/ứng phó. Các đối tượng được đánh giá bao gồm: khu đô thị,
dân cư, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, hệ thống giao thông, nông nghiệp, bờ biển,
nước, đất, ĐNN, RNM... Kết quả của công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc đề
xuất các giải pháp, chính sách, phương án thay thế nhằm giảm mức độ tổn thương
cảnh quan tại Úc.

Hình LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.1. Ý nghĩa của
dự báo mức độ tổn thương [Steinitz và nnk, 2003]
Hiện nay, mô hình trọng số bằng chứng (Weight of Evidence) được sử dụng
tương đối phố biến trong dự báo mức độ tổn thương tại khu vực, nơi dữ liệu đã được
tạo ra sẵn để ước lượng tầm quan trọng tương đối của mỗi bằng chứng bằng phương
pháp thống kê (Wang và nnk, 2002; Mathew và nnk, 2007). Mô hình này chủ yếu được
áp dụng trong đánh giá, dự báo mức độ tổn thương do tai biến trượt lở và trên quy mô
nhỏ (Mathew và nnk, 2007; Barbieri và Cambuli, 2009). Tuy nhiên, mô hình trọng số
bằng chứng không phù hợp trong việc dự báo mức độ tổn thương trên một khu vực
rộng lớn.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về MĐTT của hệ thống TN-XH được
xây dựng dựa vào hệ cơ sở dữ liệu bao gồm: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến,
các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm tự nhiên, xã hội); đối tượng bị tổn thương (tài
nguyên, môi trường, cơ sở hạ tầng, cộng đồng người…) và khả năng ứng phó/phục hồi
của hệ thống. Các nghiên cứu về tổn thương và dự báo mức độ tổn thương đã và đang
đóng góp đáng kể trong việc quản lý tổng hợp, khai thác bền vững tài nguyên, hình
thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn, hoạch định chính sách, định hướng quy
hoạch phát triển KT - XH, làm cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược và quy hoạch
cơ sở hạ tầng… tiếp cận gần với mục tiêu PTBV.
8


2.1.2. Ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu tổn thương ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ những
năm cuối của thế kỷ XX. Các nghiên cứu tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ
thống TN-XH, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu
từ vùng/khu vực đến cả đới ven biển Việt Nam.
Giai đoạn 1994-1996, Tom, G. và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng bị tổn
thương tổng thể của đới bờ Việt Nam do sự dâng cao mực nước biển và khí hậu thay
đổi. Các vùng nhạy cảm được chỉ ra dựa vào khả năng bị tổn thương của hệ thống tự
nhiên, KT - XH, môi trường đó là đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được: khả năng rủi ro cao
cho con người (khoảng 17 triệu người trong đó có 14 triệu người thuộc đồng bằng
sông Cửu Long chịu tác động của lũ lụt hàng năm); tài nguyên (khoảng 1.700 km2
ĐNN), trong đó khoảng 60 % là ĐNN ven biển bị ảnh hưởng bởi dâng cao mực nước
biển); vốn đầu tư cho xây dựng để bảo vệ sinh cảnh ở các vùng châu thổ thấp ven biển
(đê, kè,…) khi nước biển dâng cao 1m mất khoảng 24 tỷ USD/năm.
Thêm vào đó là các công trình nghiên cứu, đánh giá MĐTT do lũ lụt mà tập
trung vào đánh giá sự mất mát trong nông nghiệp (FAO, 2004); đánh giá MĐTT xã hội
và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi (Adger và nnk, 2000).
Nghiên cứu về khả năng bị tổn thương xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam
(huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) do sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục
và Phát triển Môi trường của Việt Nam và Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Nhiệt đới của Hà
Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80
đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương gây ảnh hưởng
tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải đối mặt với cả sự thay đổi
tổ chức và những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Nghiên cứu “Giảm thiểu tổn
thương do lũ lụt và bão ở tỉnh Quảng Ngãi” và “ Khả năng phục hồi của cộng đồng
dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long do tai biến thiên nhiên” được chính phủ Úc tài trợ
và thực hiện trong giai đoạn 2004-2009…
Năm 2005, trong luận án tiến sỹ, Lê Thị Thu Hiền đã thành lập bản đồ MĐTT
đới ven biển Hải Phòng. Các yếu tố ảnh hưởng tới MĐTT đới ven biển Hải Phòng
được tác giả nêu ra bao gồm: 1) mức độ tai biến được tích hợp từ các dạng tai biến bão

lụt, xói lở và bồi tụ ven bờ, trượt lở đất, động đất, tai biến địa hoá đối với tầng nước
ngầm, đối với tầng nước mặt và các HST ven biển; 2) mật độ và phân bố các đối tượng
chịu tổn thương như con người, tài sản, tài nguyên và các HST; 3) khả năng ứng phó
với tai biến của một số yếu tố tự nhiên và KT - XH. Trong công trình này, khu vực có
MĐTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành cũ, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản,
rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô. MĐTT trung bình thuộc vùng đất còn
lại và MĐTT thấp thường ở vùng biển nông. Bản đồ MĐTT được xây dựng bằng
phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong không gian bằng hệ thông tin địa lý và cơ sở
9


dữ liệu, cho phép tích hợp thông tin, gán trọng số cho các lớp thông tin chỉ tiêu, cho
phép quá trình tính toán nhanh chóng, chính xác và cùng một lúc tích hợp được nhiều
lớp thông tin với nhau. Công trình nghiên cứu này góp phần quản lý tổng hợp và
PTBV đới ven biển Hải Phòng.
Nghiên cứu tổn thương là một trong những hướng nghiên cứu chính đã được
Mai Trọng Nhuận triển khai từ những năm đầu của thế kỷ 20 đến nay với các công
trình nghiên cứu điển hình như:
Trong giai đoạn 2001-2005, các nghiên cứu MĐTT của hệ thống TN-XH đới
ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ được Mai Trọng Nhuận đề cập trong các đề tài
và chuyên đề địa chất môi trường và địa chất tai biến. Cụ thể trong đề tài “Nghiên cứu,
đánh giá MĐTT của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai
biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững” được thực hiện trong giai đoạn 2001-2002.
Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng được phương pháp luận,
phương pháp và quy trình đánh giá MĐTT áp dụng cho đới duyên hải. Qua đó, bước
đầu thiết lập được quy trình công nghệ thành lập bản đồ MĐTT của tài nguyên và môi
trường đới duyên hải Nam Trung Bộ. Nhận định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới
MĐTT, đánh giá hiện trạng MĐTT và phân vùng MĐTT đới duyên hải Nam Trung Bộ
dựa trên các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và phân vùng mật độ các
đối tượng bị tổn thương (mật độ tài nguyên, KT - XH, cơ sở hạ tầng...). Kết quả đã

thành lập được bản đồ phân vùng MĐTT các vùng ven biển miền Trung và Nam Trung
Bộ theo 4 mức từ thấp đến cao. Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong
công tác giảm thiểu thiệt hại tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử
dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ
Việt Nam nói chung.
Năm 2006, trong đề tài QG.05.27 “Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử
dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải, lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng
Tàu”, hai vịnh Phan Thiết và vịnh Gành Rái lần đầu tiên được nhận định là đối tượng
bị tổn thương và được nghiên cứu chi tiết. Dựa vào kết quả đánh giá MĐTT, đề tài đã
đề xuất các giải pháp và mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa chất (điển hình là
các HST nhạy cảm như san hô, cỏ biển, RNM, bãi triều của tài nguyên ĐNN, tài
nguyên vị thế và tài nguyên khoáng sản). Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong phát
triển KT - XH bền vững, mở ra các hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu tổn
thương ở Việt Nam.
Gần đây nhất (2009), trong đề tài KC.09.05 “Điều tra đánh giá TN-MT các
vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường” do Mai
Trọng Nhuận chủ nhiệm đã đánh giá và thành lập được bản đồ phân vùng MĐTT của
hệ thống TN-XH vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh. Việc đánh giá dựa trên cơ sở phân
tích, tổng hợp của ba hợp phần: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự
nhiên và các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến), các đối tượng bị tổn thương
10


×