Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.96 KB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ BÌNH

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DƯỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ BÌNH

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
DƯỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG
2. TS. LÊ THỊ DIỆU LINH

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Bình

i


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến kế toán quản trị chi phí ....................2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................18
4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................18
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................18
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 19
6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 22
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................23
8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................23
Chương 1 ..................................................................................................................24
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................24
1.1.Bản chất, vai trò, yêu cầu và nguyên tắc của kế toán quản trị chi phí ........24
1.1.1. Bản chất kế toán quản trị chi phí ................................................................ 24
1.1.2. Vai trò kế toán quản trị chi phí ................................................................... 29
1.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc của kế toán quản trị chi phí ................................... 31
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí ...................................33
1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .......................................................... 33
1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .......................................................... 35
1.3. Nội dung kế toán quản trị chi phí ...................................................................36
ii



1.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí ................................................................... 37
1.3.2. Xây dựng định mức và dự toán chi phí ...................................................... 43
1.3.3. Kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm ............................... 48
1.3.4. Phân tích biến động chi phí ........................................................................ 54
1.3.5. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí .................................................. 56
1.3.6. Phân tích thông tin chi phí .......................................................................... 57
1.4. Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi phí và bài học cho các doanh
nghiệp kinh doanh dược phẩm ..............................................................................60
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................... 60
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về vận dụng kế toán quản trị chi phí cho các doanh
nghiệp kinh doanh dược phẩm .................................................................................. 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................64
Chương 2 ..................................................................................................................66
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA .............................................................................66
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ...............................................................................................................66
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 66
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức kinh doanh ............................ 69
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản
lý tài chính ................................................................................................................. 81
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán............................................................... 83
2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh
dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .............................................................84
2.2.1. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí ................................................. 84
2.2.2. Thực trạng xây dựng định mức và dự toán chi phí ..................................... 88
2.2.3. Thực trạng kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm ............. 92
2.2.4. Thực trạng phân tích biến động chi phí ...................................................... 98


iii


2.2.5. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí ................................ 99
2.2.6. Thực trạng phân tích thông tin chi phí...................................................... 100
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh
doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...............................................102
2.3.1. Thành tựu đạt được ................................................................................... 102
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân............................................................................. 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................109
Chương 3 ................................................................................................................110
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THANH HÓA ........................................................................................................110
3.1. Mục tiêu phát triển ngành Dược Thanh Hóa và yêu cầu hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm .........................110
3.1.1 Mục tiêu phát triển ..................................................................................... 110
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện ................................................................................... 114
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh
doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...............................................116
3.2.1. Hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí ............................................... 117
3.2.2. Hoàn thiện xây dựng định mức và dự toán chi phí ................................... 125
3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm ........... 133
3.2.4. Hoàn thiện phân tích biến động chi phí .................................................... 136
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí .............................. 138
3.2.6. Hoàn thiện phân tích thông tin chi phí...................................................... 140
3.2.7. Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm.................................................... 141
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong
các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ........144

3.3.1. Về phía Nhà nước ..................................................................................... 144
3.3.2. Về phía Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam...................................... 146
3.3.3. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa ................ 148

iv


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................150
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ .........................................................................................................................153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................154
PHỤ LỤC ...............................................................................................................160

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

DN

Doanh nghiệp

SL SP

Số lượng sản phẩm


CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

KH

Kế hoạch

KTQTCP

Kế toán quản trị chi phí

SXC

Sản xuất chung

NCTT

Nhân công trực tiếp

NVL TT

Nguyên vật liệu trực tiếp

TC


Target costing

TDABC

Time-driven activity-based costing

KC

Kaizen costing

ABC

Activity-based costing

WHO

Tổ chức y tế thế giới

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

GMP

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

VTYT

Vật tư y tế


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

YHCT

Y học cổ truyền

CP

Cổ phần

TSCĐ

Tài sản cố định

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

GLP

Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm

GSP


Thực hành tốt bảo quản thuốc

PIC/S

Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Định mức lượng nguyên vật liệu ...................................................89
Bảng 2.2: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................90
Bảng 2.3: Định mức chi phí nhân công trực tiếp .....................................90
Bảng 2.4: Chi phí sản xuất lô sản phẩm viên nén Aciclovir 400mg..............93
Bảng 2.5: Bảng phân tích biến động chi phí ..................................................99
Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động 118
(Đối với DN sản xuất và DN kinh doanh tổng hợp) ....................................118
Bảng 3.2: Bảng phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động 121
(Đối với DN kinh doanh thương mại) ..........................................................121
Bảng 3.3: Dự toán linh hoạt ........................................................................131
Bảng 3.4: Phân tích chi phí dựa trên dự toán linh hoạt..............................132

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm phân theo loại hình ..................20
doanh nghiệp ..................................................................................................20
Hình 2: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm phân theo quy mô ....................20
doanh nghiệp ..................................................................................................20

Hình 3: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm phân theo lĩnh vực hoạt động ..21
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị .................27
Hình 1.2: Dự toán sản xuất kinh doanh [36] ..................................................46
Hình 1.3: Quy trình phân tích biến động chi phí ...........................................56
Hình 2.1: Doanh thu dược phẩm Thanh Hóa .................................................69
Hình 2.2: Tiền thuốc bình quân đầu người/Năm ...........................................74
Hình 2.3: Tình hình tiêu thụ thuốc trong nước và thuốc nhập khẩu ..............75
Hình 2.4: Qui trình công nghệ sản xuất thuốc viên (thuốc tân dược) ............79
Hình 2.5: Qui trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm (thuốc tân dược)............79
Hình 2.6: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc đông dược ............................80
Hình 2.7: Tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp ................................82
Hình 2.8: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Dược ..............................83
VTYT Thanh Hóa ..........................................................................................83
Hình 2.9: Tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN hãng thuốc thể thao ...............84
Hình 2.10: Tỷ trọng chi phí hoạt động trong DN sản xuất ............................85
Hình 2.11: Cơ cấu chi phí sản xuất trong DN SX dược phẩm.......................86
có qui mô vừa và nhỏ .....................................................................................86
Hình 2.12: Cơ cấu chi phí sản xuất trong DN SX dược phẩm.......................86
có qui mô lớn .................................................................................................86
Hình 2.13: Tỷ trọng chi phí hoạt động trong DN kinh doanh tổng hợp ........87
Hình 2.14: Tỷ trọng chi phí hoạt động trong DN kinh doanh thương mại ....88
Hình 2.15: Các định mức chi phí hoạt động trong DN KD ...........................89
dược phẩm Thanh Hóa ...................................................................................89
Hình 2.16: Tỷ trọng chi phí lãi vay qua các năm 2011-2015 ........................97
viii


Hình 2.17: Tỷ trọng chi phí lãi vay qua các năm 2011-2015 ........................98
Hình 2.18: Tỷ trọng doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động chi phí ....99
Hình 3.1: Trình tự lập dự toán từ cấp cơ sở ................................................130


ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Dược Việt Nam là một trong số các ngành có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, gắn liền với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân. Sự phát triển của ngành dược là một yếu tố quan trọng nhằm
đảm bảo an ninh y tế và an sinh xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm, chỉ đạo xây dựng ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững ở hiện
tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, ngành Dược Việt Nam hiện nay so với các nước
trong khu vực và trên thế giới vẫn là ngành có mức độ phát triển tương đối thấp.
Để hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi ngành Dược phải đầu tư toàn diện
nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh nội địa và với các hãng dược phẩm nước ngoài.
Phải phát huy hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị, đổi mới dây chuyền công nghệ,
năng lực quản lý của doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Ngoài ra, trong
các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, thông tin về chi phí có vị trí rất quan trọng
trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí nhằm mục tiêu đưa ra nhiều loại
sản phẩm với mức giá cả hợp lý, tiết kiệm được ngân sách để đầu tư cho việc đa dạng
hoá cơ cấu sản phẩm kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện đại
hóa dây chuyền sản xuất, tăng cường cho hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm
mới, mở rộng thị trường …
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn quản lý hoạt động kinh doanh
có hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được thông tin về chi phí,
bởi vì chi phí là cơ sở của việc lựa chọn các phương án kinh doanh. Hơn nữa, việc
tính toán và kiểm soát được chi phí thực tế phát sinh ở từng cá nhân, bộ phận sẽ
giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được chính xác hiệu quả hoạt động của
từng cá nhân, bộ phận đó, và có thể đánh giá được mức độ sử dụng chi phí tiết kiệm
hay lãng phí ở từng bộ phận, từ đây tiến hành điều chỉnh, đồng thời cũng là căn cứ

để thiết lập và xây dựng các chính sách thưởng phạt hợp lý.
Theo khảo sát thực tế hiện nay, về công tác cung ứng và phân phối thuốc cho
các tuyến điều trị ở Thanh Hóa chỉ mới đạt ở mức độ khiêm tốn khoảng 30% giá trị
1


tiền thuốc theo nhu cầu sử dụng, giá trị tiền thuốc bình quân đầu người đạt 12,3 USD
tương đương 228.000 đồng/năm vào năm 2009 và đạt 19,05 USD tương đương
400.000 đồng/năm vào năm 2015 [20]. Về công tác kế toán quản trị chi phí, trong khi
hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại đã được các doanh nghiệp tại những nước
phát triển trên thế giới xây dựng từ lâu và phát huy được tính hữu ích của nó, thì hiện
nay các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới chỉ
chú trọng vào việc ghi nhận thông tin kế toán tài chính, về kế toán quản trị chi phí
mới đang chập chững hình thành nên tồn tại rất nhiều điểm hạn chế đối với chức năng
cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp. Khả năng phối hợp giữa các bộ phận,
phòng ban trong doanh nghiệp để tổ chức thu thập đầy đủ dữ liệu đầu vào, đầu ra gặp
nhiều khó khăn. Như vậy, ngược lại với tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí,
là sự sơ sài của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh
dược phẩm Thanh Hóa, điều này khiến cho doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm
Thanh Hóa khó có thể phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh của
khu vực và thế giới. Do đó, ngành kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa đang ngành cần
thiết phải xây dựng và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nhằm phục vụ cho việc
quản trị mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ đặc thù ngành kinh doanh dược phẩm tại Thanh Hóa, thực tế kế
toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa, tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” làm nội dung để
nghiên cứu.

2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến kế toán quản trị chi phí

Lịch sử của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của con người qua
các hình thái kinh tế xã hội, mà cốt lõi là sự ra đời và phát triển của chữ viết
cũng như việc sử dụng các con số và phép tính. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, kế toán ngày càng hoàn thiện trên mọi
phương diện, nó trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản trị, kiểm tra,
kiểm soát và điều hành các hoạt động kinh tế tài chính của bất cứ đơn vị nào.

2


Cho đến khi bước vào kỷ nguyên của thời đại thông tin (cuối thế kỷ 20 đến nay),
kế toán dần chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán trên máy, bắt đầu có sự tách
rời chức năng của chủ doanh nghiệp và chức năng quản trị doanh nghiệp, thì lúc
này kế toán quản trị và đặc biệt là kế toán quản trị chi phí dần dần phát huy vai
trò quan trọng của mình. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế
giới, các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm cách thức kiểm soát, quản lý, để
tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và
tính cạnh tranh. Muốn vậy, doanh nghiệp không thể thiếu được sự tồn tại của
kế toán quản trị chi phí. Các quan điểm tiếp cận về kế toán quản trị cũng ngày
càng chi tiết và rõ ràng hơn, tập trung đi sâu vào từng nội dung cụ thể của kế
toán quản trị. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kế
toán quản trị doanh nghiệp. Ban đầu trong các công trình nghiên cứu của mình,
các tác giả đề cập đến kế toán quản trị dưới dạng tổng quát, mang tính định
hướng xây dựng kế toán quản trị, cho đến những năm 1990, nhiều tác giả đã
nghiên cứu chi tiết hơn về nội dung của kế toán quản trị, đi sâu tìm hiểu và áp
dụng vào ngành nghề kinh doanh cụ thể. Có thể khái quát một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu dưới các góc độ sau đây:
- Về nhận diện và phân loại chi phí:
Tác giả Michael W Maher (2000) trong nghiên cứu của mình cũng cho thấy
sự cần thiết của kế toán quản trị trong thời đại hiện nay. Kế toán quản trị định

hướng cho việc kiểm soát chi phí trong tổ chức, Michael W Maher đã kết luận có 3
cách phân loại chi phí khác nhau cho các mục đích kiểm soát chi phí, bao gồm: (1)
Chi phí chênh lệch; (2) chi phí toàn bộ; (3) Chi phí trách nhiệm. Làm rõ quy trình
phân tích thông tin chi phí thông qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá
trách nhiệm quản lý. Đây là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động trong
từng bộ phận tại tổ chức góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó.
Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại về mặt lý thuyết mà chưa vận dụng vào thực tiễn
các doanh nghiệp [61].

3


Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phan Tú Nga (2006) dựa vào đặc điểm
kinh doanh để định hướng phân loại chi phí cho Tổng công ty xây dựng Sông Hồng,
cụ thể, tác giả khuyến nghị doanh nghiệp nên nhận diện chi phí theo mức độ hoạt
động và nhận diện chi phí theo trung tâm chi phí, cách nhận diện này dựa trên điều
kiện, ngành nghề kinh doanh cụ thể của đơn vị là chuyên xây dựng ở các lĩnh vực:
dân dụng, công nghiệp, giao thông, truyền tải điện, cấp thoát nước… Với đặc thù
của hoạt động xây dựng luôn gắn liền với dự toán công trình, trong khi đó doanh
nghiệp hiện tại vẫn đang sử dụng phương pháp nhận diện chi phí chưa tối ưu cho
việc cung cấp thông tin đến các cấp quản trị là phân loại theo chức năng hoạt động
mà chưa phân loại theo cách ứng xử của chi phí, theo mối quan hệ với đối tượng
chịu chi phí, theo trung tâm chi phí [14].
Tác giả Hồ Văn Nhàn (2010) đã nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở
lý luận và thực tiễn của công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ vận
chuyển khách trong doanh nghiệp taxi. Nghiên cứu của tác giả đi vào xây dựng
mô hình tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành của dịch vụ vận tải,
chỉ ra cách thức phân loại chi phí phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp
này là hoạt động vận chuyển của taxi khách, từ đó định hướng phương pháp tính
giá thành cho hoạt động vận chuyển [15].

Tác giả Đào Thúy Hà (2015) đã làm rõ cách phân loại chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, dựa trên các cơ sở nhận diện như theo hình
thái tự nhiên, theo phạm vi, theo khả năng quy nạp, theo sự thay đổi của chi phí với
mức độ hoạt động, hoặc theo kỳ tính kết quả và theo mục đích kiểm soát, ra quyết
định. Từ đó đưa ra cách phân loại chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp này là phân
loại theo cấp bậc chi phí của các hoạt động luyện thép [10].
- Về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí:
Tác giả Phạm Quang (2002) trong nghiên cứu của mình đã trình bày
những vấn đề về cơ sở lý luận chung của hệ thống báo cáo kế toán quản trị, phân tích
rõ bản chất kế toán quản trị và đã giải quyết được các vấn đề nêu ra một cách có hệ
thống cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã định

4


hướng xây dựng hệ thống báo cáo quản trị, nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm soát,
như báo cáo hàng tồn kho, định mức hàng tồn kho, báo cáo chi phí, xây dựng quy
trình thu thập, xử lý dữ liệu để lập báo cáo thu nhập, báo cáo ngân sách cho các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung [19].
Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) đã khảo sát các doanh nghiệp xây lắp
Việt Nam, chỉ ra được vấn đề liên quan đến dự toán hiện nay chủ yếu tại các
doanh nghiệp này là xây dựng dự toán chi phí thi công và dự toán bảng tổng hợp
giá trị hợp đồng phục vụ cho công tác đấu thầu, mà chưa có doanh nghiệp xây
lắp nào thiết lập được hệ thống dự toán hoàn chỉnh cho toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp. Ngoài ra khi thực hiện xây dựng, sử dụng và quản lý hệ thống
định mức, dự toán thực tế của các doanh nghiệp này chủ yếu là do các bộ phận
chức năng như bộ phận kế hoạch, bộ phận kỹ thuật thực hiện, mà chưa có sự
tham gia của bộ phận kế toán, nên hiệu quả và tính kinh tế chưa cao. Từ đó, tác
giả khuyến nghị các doanh nghiệp xây dựng hệ thống định mức bao gồm định
mức hao phí vật liệu, định mức hao phí nhân công và định mức hao phí máy thi

công. Và trong quá trình lập dự toán ngân sách dự án xây dựng, cần xem xét đến
mối quan hệ giữa các bộ phận, bởi khi xây dựng các phương trình dự toán, các
chi phí hỗn hợp và việc xây dựng hệ thống dự toán đòi hỏi phải có sự phối hợp
của rất nhiều bộ phận chức năng trong doanh nghiệp [31].
Tác giả Nguyễn Quốc Thắng (2011) nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi
phí, giá thành sản phẩm tại các Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình, Công
ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An và Công ty cổ phần giống cây trồng Trung
ương. Tác giả đã nghiên cứu về công tác lập định mức và dự toán chi phí trong các
doanh nghiệp này, từ thực trạng tìm hiểu cho thấy, các doanh nghiệp thuộc ngành
giống cây trồng đã xây dựng hệ thống định mức vật tư trong quá trình sản xuất,
tuy nhiên chưa đầy đủ và đồng bộ, bởi hệ thống định mức mà các doanh nghiệp
này xây dựng mới chỉ có định mức cho vật tư, mà các yếu tố chi phí khác chưa có
định mức. Còn đối với vấn đề lập dự toán chi phí, qua nghiên cứu thực trạng, tác
giả cũng chỉ rõ là các doanh nghiệp giống cây trồng Việt Nam chưa lập dự toán

5


chi phí sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp thực hiện sản xuất kinh doanh theo
kinh phí của Sở Nông nghiệp giao cho đơn vị). Dựa trên kết quả nghiên cứu được
về thực trạng, tác giả đã đề xuất xây dựng hệ thống các dự toán chi phí sản xuất
cho các doanh nghiệp này [27].
Tác giả Nguyễn Đào Tùng (2012) nghiên cứu sâu về tổ chức phần hành kế
toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm dầu thô cho các doanh nghiệp
thuộc ngành dầu khí Việt Nam, thiết lập dự toán chi phí sản xuất, tổ chức hạch
toán chi phí thực hiện, thông qua tìm hiểu thực trạng để tiến hành đánh giá hiệu
quả của từng bộ phận, từ đó tác giả tập trung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp thuộc ngành dầu
khí ở Việt Nam [32].
Nhóm tác giả Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina

Raghunandan, Mohammed (2012) đã nhận định: Lập dự toán là một khâu của kế
toán quản trị, chất lượng của dự toán không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập dự
toán mà còn ảnh hưởng bởi hành vi của những người lập dự toán. Việc lập dự toán
gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp, chính thức hóa các mục tiêu của doanh
nghiệp. Quá trình lập dự toán thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận với
những thông tin liên quan nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của từng bộ phận. Ngoài
ra, theo nhóm tác giả, lập dự toán còn là kênh kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả
hoạt động của từng bộ phận thông qua việc xác định mức độ sai lệch giữa thực tế và
dự toán để kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ để cập đến việc lập dự toán ở lĩnh
vực dịch vụ công mà chưa đề cập đến các ngành sản xuất. Và trong nghiên cứu của
mình, nhóm tác giả cũng chưa đề cập dự toán linh hoạt mà mới chỉ nhắc đến đến dự
toán tĩnh [47].
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận
và thực trạng công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty cổ
phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho thấy công tác này
đã được các doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa đầy đủ, chưa thực sự phát huy lợi
thế trong việc giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí cũng như điều hành hoạt

6


động kinh doanh hiệu quả, nên để khắc phục tình trạng đó, tác giả đã đưa ra một
số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
tại các công ty này [1].
- Về kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm:
K.R.Subramanyam, John J Wild (2008) đã tìm ra chìa khóa để phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế
ngày càng cạnh tranh, đó là doanh nghiệp cần phải có chiến lược cắt giảm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, thông qua sự hiểu biết về cơ sở kế toán
dưới các con số trên báo cáo tài chính nhằm phân tích báo cáo tài chính của các

doanh nghiệp để đánh giá trình độ quản lý của các cấp quản trị [58].
Sorinel Capusneanu - Artifex, Bucuresti, Rumani (2008) đề cập đến những cơ
hội thực hiện kế toán xanh cho các phương pháp chi phí dựa trên hoạt động
(ABC). Làm rõ việc xác lập chi phí dựa trên hoạt động và sự khác biệt so với các
phương pháp truyền thống, theo phương pháp ABC, trước tiên sẽ tập hợp toàn bộ
chi phí trực tiếp, chi phí trong các hoạt động gián tiếp (như: chạy máy, lắp ráp, kiểm
tra chất lượng, ...), sau đó thực hiện phân bổ các chi phí này vào các đối tượng tạo
ra hoạt động đó hay cho từng sản phẩm, dịch vụ, thông qua nguồn phát sinh chi phí.
Nó cho thấy lý do tại sao doanh nghiệp nên chọn phương pháp chi phí dựa trên hoạt
động và những việc cần phải được thực hiện theo cách này. Kế toán xanh quan sát
các nguyên tắc cụ thể của phương pháp ABC, đồng thời đề cập đến vai trò của kế
toán môi trường và việc vận dụng kế toán môi trường vào mỗi hoạt động cụ thể. Nó
cũng đại diện cho các lợi thế và bất lợi của các kế toán xanh trong một doanh
nghiệp vận dụng phương pháp ABC. Và phương pháp ABC cho phép kế toán xác
định chính xác hơn chi phí sản xuất thực tế, thể hiện rõ sự ảnh hưởng của từng hoạt
động đến môi trường tại Rumani [62].
Trong nghiên cứu của Trần Thị Dự (2012) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận,
thực tiễn kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí tại các doanh nghiệp
chế biến thức ăn chăn nuôi, từ thực trạng tác giả chỉ ra muốn phục vụ cho việc
cung cấp thông tin để tính giá phí nhanh chóng, cung cấp thông tin chi phí cho
việc ra quyết định và đánh giá kết quả của các bộ phận trong đơn vị, đòi hỏi những
7


đơn vị này nên áp dụng phương pháp tính giá phí theo biến phí, xác định chi phí
theo công việc kết hợp với việc phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính của
phương pháp chi phí thông thường và bước đầu áp dụng phương pháp ABC [7].
Tác giả Phạm Hồng Hải (2013) đã chỉ ra phương pháp tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm tại các công ty chế biến gỗ Việt Nam đều thực hiện theo
phương pháp truyền thống, từ thực trạng này, tác giả đã đánh giá những ưu, nhược

điểm, và khuyến nghị những doanh nghiệp này ứng dụng quản trị chi phí kinh
doanh theo quá trình hoạt động (ABC/M) để việc cung cấp thông tin cho các nhà
quản trị hiệu quả hơn [11].
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) sau khi nghiên cứu thực trạng về cách
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty nhựa niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đề xuất áp dụng phương pháp xác
định chi phí theo mục tiêu đối với nhóm các công ty chấp nhận giá và đang nghiên
cứu sản xuất sản phẩm mới. Áp dụng phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ
sống của sản phẩm đối với sản phẩm ống nhựa Nano phân tử của Công ty nhựa
Tiền Phong, còn đối với sản phẩm của các công ty cổ phần nhựa đã và đang tiến
hành sản xuất kinh doanh nên nghiên cứu áp dụng phương pháp ABC. Ngoài ra,
tác giả cũng đề xuất các công ty nhựa nên vận dụng phương pháp ước lượng sản
lượng hoàn thành tương đương trong đó sử dụng phương pháp nhập trước – xuất
trước để xác dịnh giá trị sản phẩm dở dang [1].
- Về phân tích biến động chi phí:
Tác giả Phan Tú Nga (2006) trong quá trình tìm hiểu thực trạng tại Tổng
công ty xây dựng Sông Hồng, đã nêu trong luận án của mình về việc sử dụng thông
tin chi phí ở đơn vị này mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích tình hình thực hiện ở
hiện tại nhằm phục vụ việc kiểm soát chi phí, còn vấn đề tổ chức thu thập thông tin
tương lai tại đơn vị còn nhiều hạn chế. Nên tác giả đã đề xuất vận dụng các phương
pháp thu thập thông tin như phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm. Sau
khi thu thập được thông tin, có thể tiến hành phân tích thông tin bằng các phương
pháp khác nhau đối với thông tin quá khứ và thông tin tương lai [14].

8


Tác giả Phạm Thị Thủy (2007) căn cứ vào mục tiêu xem xét về hiệu quả sử
dụng chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, đã đề
xuất các doanh nghiệp này nên lập các báo cáo giá thành sản xuất cho từng loại sản

phẩm để so sánh giữa các lô sản xuất, so sánh giữa các kỳ cũng như so sánh với dự
toán để phát hiện các chênh lệch giữa dự toán và thực tế, biến động giữa các lô sản
xuất và giữa các kỳ, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để sử dụng
chi phí ngày càng có hiệu quả. Bên cạnh báo cáo giá thành sản xuất, các doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm nên tiến hành phân tích biến động giữa dự toán và thực
tế chi phí của từng lô khi thấy có sự biến động đáng kể giữa dự toán và thực tế.
Phần phân tích biến động này được thực hiện cho từng lô theo 2 khoản mục chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, còn khoản mục chi phí sản
xuất chung được phân tích biến động theo từng kỳ và theo nơi phát sinh chi phí
[28].
Marjanovic, T. Riznic, Z. Ljutic (2013) đề cập đến vai trò của việc phân tích
mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn,
chúng là công cụ phổ biến và rất quan trọng trong quá trình ra quyết định ngắn
hạn. Nhóm tác giả Marjanovic, T. Riznic, Z. Ljutic cho rằng, phân tích mối quan
hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận dựa trên ước lượng kế toán trong việc ứng
xử chi phí ngắn hạn tại khoảng thích hợp của khối lượng các hoạt động, mà cốt lõi
là chi phí biến đổi. Trong khoảng thích hợp, thì chi phí, thu nhập và khối lượng
hoạt động gần như có mối quan hệ đường thẳng, và lúc này chi phí được chia
thành chi phí biến đổi, chi phí cố định. Nếu khoảng thích hợp là nhỏ thì tổng chi
phí cũng có phương trình đường thẳng. Vì vậy việc đưa ra giả thuyết về mối quan
hệ đường thẳng của chi phí trong ngắn hạn mang lại nhiều lợi ích: (1) Xác định
nhanh chóng tổng chi phí ở các mức độ hoạt động khác nhau; (2) Chi phí biến đổi
là bằng nhau cho mỗi đơn vị khối lượng hoạt động. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhược
điểm của việc phân tích dựa trên chi phí biến đổi và nhược điểm của thông tin khi
sử dụng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Tuy nhiên nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết và mô hình minh họa mà chưa ứng dụng thực
tế vào phân tích tại một lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp cụ thể nào [60].
9



Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×