Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÁO cáo đón Nông thôn mới xã Duy Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81 KB, 8 trang )

BCH ĐẢNG BỘ XÃ DUY TÂN
BCĐ CHƯƠNG TRÌNH MTQG
XÂY DỰNG NTM

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Duy Tân, ngày 9 tháng 5 năm 2017

*

BÁO CÁO
Tóm tắt kết quả xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ương khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đảng ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể xã Duy Tân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền vận
động các tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc
làm, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. Nhất là trong 4 năm trở lại đây, xã Duy Tân được tỉnh và
Huyện lựa chọn là xã xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 1 (2011 - 2015).
Trên cơ sở thành quả đã gây dựng từ hơn 10 năm trước, đến năm 2011qua rà soát
xã Duy Tân đạt 11/19 tiêu chí, 8 tiêu chí còn lại đó là: tiêu chí 1 Quy hoạch; Tiêu
chí 2: Giao thông; Tiêu chí: 3 Thuỷ lợi; Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất trường học;
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí 10: Thu nhập; Tiêu chí 11: Hộ nghèo;
Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên; Tiêu chí 17:
Môi trường; Những tiêu chí còn lại toàn là những tiêu chí khó, muốn thực hiện
được cần rất nhiều kinh phí, đó thực sự là những thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng
bộ, Chính quyền và nhân dân trong toàn xã phải đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm để
vượt qua.
Đứng trước cơ hội và cũng là những thách thức to lớn đó, Đảng bộ và nhân
dân xã nhà quyết tâm phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí XDNTM vào năm 2016.


Trong quá trình thực hiện được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của
Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Huyện ủy - Ủy ban nhân dân
huyện, BCĐ xây dựng NTM Huyện Kinh Môn, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của
các tầng lớp nhân dân, cùng với sự năng động, nhiệt tình và tinh thần đầy trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng viên, đến tháng 11 năm 2016, xã đã hoàn thành
19/19 tiêu chí NTM kết quả đạt được như sau:
Về kinh tế và đời sống nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực, kinh tế
phát triển, thu nhập của nhân dân luôn được nâng cao. Toàn xã có 385,37 ha đất
1


nông nghiệp, trong đó: Đất trồng lúa 303,01ha; đất trồng cây hàng năm 307,33 ha,
đất trồng cây lâu năm 54,16ha và đất nuôi trồng thủy sản 23,88ha. Diện tích cây
mầu vụ xuân, thu là 15 ha đạt 100% diện tích, vụ đông là 45 ha.
Cơ cấu trà lúa: Vụ chiêm gồm các giống lúa BC15; TBR 225; KD 18;
Thái Xuyên 111; Nếp 352,415; Nếp ĐN 20. Vụ mùa gồm: TBR 225; KD18;
BC15; lúa nếp cái hoa vàng. Năng suất lúa bình quân cả năm 2016 đạt 120 tạ/ha,
sản lượng đạt 3.768 tấn.
Về lĩnh vực chăn nuôi: Qua thống kê, hiện nay toàn xã có 60 con bò; đàn
lợn 5.500 con, trong đó lợn nái 250 con, sản lượng thịt hơi đạt 440 tấn. Đàn gia
cầm khoảng 50.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 75 tấn; thủy sản là 14,5ha, sản
lượng đạt 65,25 tấn. Tổng cả xã có 120 hộ chăn nuôi có quy mô lớn và vừa, 120
hộ đạt tiêu chí gia trại, từ đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị thu
nhập bình quân chung toàn xã.
Kinh tế nông nghiệp và dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, do xã Duy
Tân có lợi thế về địa lý là xã có khu công nghiệp xi măng đã tạo cơ hội nhiều việc
làm cho lao động lựa chọn. Đến nay toàn xã có trên 3.615 lao động, trong đó có
3.392 người có việc làm thường xuyên trong các doanh nghiệp, các công ty của
Nhà nước, công ty tư nhân đóng trên địa bàn xã và khu vực. Số lao động của xã có
thu nhập tương đối ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ thương mại phát triển

mạnh mẽ.
Kinh tế HTX và các tổ dịch vụ hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt các khâu
dịch vụ từ sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Quỹ
tín dụng nhân dân Phú Thứ; Ngân hàng chính sách xã hội huyện Kinh Môn hỗ trợ
cho vay với tổng nguồn vốn đạt trên 90 tỷ đồng, (Trong đó: Ngân hàng NN và
PTNT là: 27,3 tỷ; Quỹ tín dụng nhân dân Phú Thứ là: 50 tỷ; Ngân hàng chính
sách là: 13 tỷ ) đã từng bước khẳng định và mở rộng thị trường. Hiện tại thu nhập
bình quân đạt 36,55 triệu đồng/ người/năm, cơ cấu chung của nền kinh tế như sau
( nông nghiệp 31,3% - công ngiệp - tiểu thủ công nghiệp 26,1% - dịch vụ 42,6%).
Diện mạo làng quê có nhiều đổi mới. Trên địa bàn xã không còn hộ gia
đình ở nhà tạm, nhà dột nát: Từ năm 1993, xã không còn nhà tranh tre vách đất.
Hiện nay, xã không có gia đình nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát.
* Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng đạt từ 90% trở lên: Trên
địa bàn xã có 2.300 hộ với 1.985 nhà ở, trong đó: 567/1.985(28,5%) gia đình có
nhà kiên cố cao tầng có đủ các công trình cần thiết; 1.262/1.985(63,5%) gia đình
có nhà mái bằng và mái ngói đảm bảo đủ điều kiện về nhà ở theo tiêu chuẩn của
2


Bộ Xây dựng; 156/1985(7,9%) nhà cấp 4 nhưng đủ 3 điều kiện: nền cứng, tường
cứng và mái cứng ( không còn nhà tranh tre vách đất). Hiện nay xã Duy Tân có
1.829/1.985 = 92,1% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, cụ thể là các
gia đình đều đảm bảo đủ diện tích 14 m2/người, niên hạn sử dụng đều đạt 20 năm
trở lên, có đủ bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi còn rất ít nhưng đều được bố
trí hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường và thuận tiện cho sinh hoạt; có đủ điện
nước và thoát nước thải và đều có đường bê tông hoặc vôi trạt sạch sẽ từ nhà ra
đường thôn xóm.
Xã có hệ thống chiếu sáng công cộng đều khắp trên các tuyến đường trục
chính và tới các ngõ xóm, kinh phí đầu tư ban đầu trên 500 triệu đồng, tiền điện
thắp sáng hàng tháng trên 20 triệu đồng đều do ngân sách xã chi trả. Năm 2016

tiếp tục thực hiện giảm nghèo theo tiêu chí mới, địa phương đã tiến hành rà soát ở
các thôn, đến nay toàn xã hộ nghèo còn 41 hộ, chiếm tỷ lệ 1,78.
Về cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội có sự bứt phá mạnh mẽ. Trên cơ
sở Quy hoạch xã Nông thôn mới được UBND huyện phê duyệt, toàn xã đã tập
trung huy động mọi nguồn lực, mà chủ yếu từ nhân dân đóng góp tiền của, công
sức, các công ty và sự hỗ trợ của cấp trên, tranh thủ sự hỗ trợ xi măng của nhà
nước, Ban chỉ đạo xã đã động viên nhân dân đóng góp xây dựng mới và mở rộng
các tuyến đường trong làng, đường ra đồng phục vụ nhu cầu đi lại, canh tác của
nhân dân. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã xây dựng kế hoạch, lập dự toán
các tuyến đường và xin ý kiến nhân dân sau đó thống nhất triển khai thực hiện.
Trong 5 năm từ năm 2011 -2016 đã làm mới và mở rộng được tổng số: 22,43km
đường giao thông, trong đó: Đường ra đồng và đường nội đồng là: 19,94km, giá trị
5,52 tỷ đồng; (Bê tông hóa được 5,03km = 3.000.444.500đ; còn lại là đổ gộc chạt,
đất chân cộn là: 14,91km = 2.520.209.000đ); tổng số có 29 xóm tổ chức làm
đường với tổng chiều dài là 2,49km, giá trị 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã đã giải
phóng mở rộng tuyến đường từ Cổng làng văn hóa Trại Xanh đi Nhẫm Dương và
khảo sát mở rộng tuyến đường từ Trạm Bơm Châu Xá đi Kim Bào, đây là hai
tuyến đường trục chính, chạy xung quanh xã, nối liền các thôn với nhau, lòng
đường quy hoạch được mở rộng từ 6,0 đến 7m trở lên và quy hoạch mương tiêu
thoát nước sinh hoạt. Hiện nay xã đang triển khai thi công giai đoạn 1 làm mương
tiêu thoát nước, tuyến đường từ Cổng làng văn hóa Trại Xanh đi Nhẫm Dương với
tổng chiều dài 346m, trị giá 998 triệu đồng. Nâng cấp 2 tuyến đường này nhằm
phục vụ việc tham gia giao thông của nhân dân được thuận lợi, tạo đà phát triển du
lịch chùa Nhẫm Dương và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong phong
trào hiến đất làm đường giao thông trong làng và ngoài đồng. Đảng ủy, Ủy ban
3


nhân dân, BCĐ xây dựng NTM, Ban phát triển các thôn xin cảm ơn và ghi nhận
toàn thể nhân dân trong xã đã hiến 4,61ha đất để quy hoạch mở rộng đường giao

thông, mương máng nội đồng.
Về thủy lợi, hệ thống trạm bơm và kênh tưới được đầu tư nâng cấp xây dựng
từ nhiều năm nay. Các tuyến kênh tưới trong toàn xã đã được gia cố bằng vật liệu
cứng và kiên cố hóa; hiện đã kiên cố hóa được 7,9 km/8,5 km, đạt tỷ lệ 93%.
Hệ thống thủy lợi có 12,1 km, được xây dựng theo quy hoạch và thiết kế
được duyệt, hàng năm đều được Ban quản lý HTX phối hợp với Xí nghiệp khai
thác công trình thủy lợi huyện Kinh Môn tổ chức tu sửa, nạo vét, khơi thông và cơ
bản đã đáp ứng, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp,
nâng cao năng xuất, chất lượng cây trồng của nhân dân.
Điểm nổi bật trong việc xây dựng đạt 2 tiêu chí giao thông và thuỷ lợi đó là
các công trình trên đã thực sự tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và nâng cao thu nhập
cho người dân. Năm 2015 xã đã thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa gắn
với chỉnh trang đồng ruộng, trước khi dồn điền đổi thửa bình quân 2,55 thửa/01
hộ, sau dồn điền, đổi thửa năm 2015 xong, thì bình quân còn 1.59 thửa/01 hộ.
Tổng số có 96 tuyến đường bờ lô đã đào đắp xong với 19,83 km, nắp đặt được gần
400 vanh cống các loại, nhân dân hiến trên 4,61 ha đất. Tổng kinh phí chi cho
công tác dồn điền đổi thửa 5,52 tỷ đồng, đây là chìa khoá mở ra để xã hoàn thiện
các tiêu chí NTM.
Hệ thống lưới điện đã được nâng cấp cải tạo với 06 trạm biến áp và đường
hạ thế được thay thế mới đã đảm bảo cho 100% số hộ được sử dụng điện an toàn
và đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nhân dân.
Điểm Bưu điện văn hóa xã được duy trì hoạt động tốt, trên địa bàn xã đã có
01 điểm bưu điện văn hóa, được xây dựng từ năm 2003, diện tích trên 300 m2, cả
xã có 02 cột thu phát sóng đảm bảo cung cấp tốt 2 dịch vụ đó là Bưu chính và Viễn
thông.
Toàn xã hiện có 02 điểm truy cập Internet (30 máy) do tư nhân đăng ký kinh
doanh; 19/19 máy vi tính của khối Đảng, Chính quyền và các ngành đoàn thể của
xã đều được kéo mạng Intetnet VNPT, đảm bảo cho việc truy cập thông tin và các
hoạt động liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ.
Về cơ sở vật chất trường học, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tài

chính, song Đảng ủy UBND xã đã tập trung huy động các nguồn thu của địa
phương, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của cấp trên xây dựng cơ sở vật chất trường học,
xã nhà đã hoàn thành việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ
4


một năm 2012; Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2014, Trường Mầm
Non: Hiện tại có 03 điểm: Điểm Trường trung tâm thuộc thôn Duyên Linh và 02
điểm Trường thuộc thôn Châu xá và thôn Nhẫm Dương, với tổng số là …… trẻ;
Số phòng học là 16 phòng; Tổng diện tích của 03 điểm là 11.248m2. Để đáp ứng
yêu cầu dạy và học, từng bước xây dựng trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia, địa
phương đã đầu tư 13 tỷ đồng, để xây dựng thêm 12 phòng học và phòng chức năng
tại điểm trường thôn Châu Xá và cải tạo, nâng cấp một số hạng mục tại điểm
trường trung tâm. Đến nay công trình đã và đang hoàn thành, dự kiến đưa vào khai
thác sử dụng cuối tháng 6 năm 2017.
Về cơ sở vật chất văn hóa gồm:
Trung tâm văn hóa xã có diện tích rộng 2.800 m2, có Hội trường xã 300 chỗ
ngồi; có phòng Thông tin - Truyền thanh; Thư viện, có các Câu lạc bộ văn nghệ,
thể thao; có 2 sân cầu lông, 1 khu vườn hoa cây xanh; có nhà để xe, có nhà vệ sinh
công cộng và các công trình phụ trợ khác. UBND xã đã ra Quyết định thành lập
ban chủ nhiệm và quy chế hoạt động.
* Sân vận động trung tâm xã có tổng diện tích 13.000 m2, đã được đầu tư
trên 2 tỷ đồng để nâng cấp, nhằm đáp ứng được nhu cầu thể dục thể thao của nhân
dân.
* Sân thể thao thôn: 5/5 thôn đều có sân thể thao với diện tích từ 2.500m2/
sân trở lên, đều có nội quy, quy chế hoạt động do trưởng thôn quản lý.
* Nhà văn hóa thôn:
Cả 5/5 thôn trên địa bàn xã đều được công nhận là Làng văn hóa; 5 thôn đều
có nhà văn hóa, có nội quy, quy chế hoạt động, tất cả các thôn đều có đầy đủ các
trang thiết bị đáp ứng các hoạt động hội họp và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của

nhân dân.
Sự nghiệp giáo dục được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng
cao chất lượng giáo dục. Trong năm 2016, 02 trường (Tiểu học và THCS) vẫn giữ
vững danh hiệu Trường đạt chuẩn Quốc gia. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho
giáo dục, xây dựng thư viện xuất sắc và công trình phụ trợ cho Trường THCS và
trường Tiểu học, giá trị trên 500 triệu đồng, chủ yếu là nguồn xã hội hóa, tập trung
mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng Trường Mầm Non trung tâm xã, tổng kinh phí
trên 12 tỷ đồng, đã đưa vào sử dụng.
Công tác giáo dục ở các Nhà trường được duy trì tốt, chất lượng dạy và học
của thầy và trò luôn được nâng cao. Chương trình phổ cập giáo dục được hoàn
thành, tỷ lệ giáo viên 3 cấp có trình độ đạt chuẩn 100%. Năm học 2016 – 2017: Số
5


cháu trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp là 117 cháu, số cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp
là 487 cháu đạt 98%. Số cháu ăn bán trú: 498 cháu, đạt 82%. Có tổng số 110 trẻ 6
tuổi được huy động vào lớp 1. Có 76 cháu được tuyển sinh vào lớp 6. 100% các
cháu trong độ tuổi Tiểu học với 568 học sinh và Trung học cơ sở 345 học sinh
được đến trường. Hàng năm đều có học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp huyện ở 2 cấp
học (Tiểu học và THCS). Hàng năm số học sinh đỗ vào các trường đại học luôn ở
mức cao; có năm, toàn xã có tới 52 cháu đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm, đầu tư và đạt kết quả đáng
khích lệ. Toàn xã có 13/21 dòng họ khuyến học với trên 900 gia đình khuyến học.
Các dòng họ đều đã lấp được quỹ khuyến học từ 15 - 50 triệu đồng.
Công tác y tế: đội ngũ cán bộ, nhân viên Trạm Y tế luôn làm tốt công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình tiêm
chủng mở rộng và các chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để đáp
ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tốt hơn nữa. Toàn xã đến nay có 82,8%
tổng số nhân dân trong xã có tham gia bảo hiểm Y tế.
Lĩnh vực vệ sinh môi trường: Hiện nay xã có 01 Trạm cấp nước sạch được

xây dựng ở thôn Trại Xanh, có 3/5 thôn với 5.402/7.864 người dân được sử dụng
nước máy = 68,7%, số hộ ở 02 thôn còn lại hiện nay đã sử dụng nước sạch của Xí
nghiệp kinh doanh nước sạch số 8 thuộc Công ty TNHH MTV kinh doanh nước
sạch Hải Dương là 2.462/7.864 = 31,3%. Tổng số hộ sử dụng nước sạch đạt 100%.
Hiện nay do nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân ngày càng cao và
nguồn nước của Trạm cung cấp nước sạch của xã ngày càng ô nhiễm, do gần khu
vực lấy nước có rất nhiều công ty xí nghiệp như: Công ty thép Hòa Phát; Công ty
XNK muối Đà nẵng, Công ty Giấy đã xã thải ra nguồn nước, gây ô nhiễm. Vì vậy,
Đảng ủy - HĐND - UBND xã đã họp và thống nhất đề nghị cấp trên cho dừng hoạt
động của trạm cấp nước sạch của xã, thay thế vào đó là sử dụng nước sạch của
Công ty kinh doanh nước sạch số 8. Tổng mức đầu tư cho công trình nước sạch
trên …….tỷ đồng do nhân dân tự đóng góp kinh phí lắp đường ống. Công tác vệ
sinh môi trường trong nhân dân được quan tâm thực hiện tốt, tất cả các rác thải
trong khu dân cư được tổ vệ sinh môi trường thu gom và chuyển về các bãi rác xử
lý hàng ngày .
Đường làng ngõ xóm từng bước được cải tạo, mở rộng cùng với trên 700
bóng điện chiếu sáng công cộng do UBND xã đầu tư lắp đặt và thanh toán tiền
điện hàng tháng, được thắp sáng thường xuyên. Nhiều xóm ở các thôn đã chủ động
huy động kinh phí, ngày công mở rộng mặt đường, xây rãnh thoát nước có đậy
tấm nắp bê tông tạo cảnh quan nông thôn ngày thêm sạch sẽ, văn minh.
6


Công tác bảo vệ an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương
được đảm bảo. Trên địa bàn xã không có tổ chức cá nhân hoạt động chống phá
Đảng, Chính quyền, không có tổ chức cá nhân truyền đạo trái phép, khiếu kiện
đông người kéo dài.
- Từ năm 2012 đến nay, thực hiện Đề án làng an toàn cơ bản các làng đều
được công nhận là làng an toàn về an ninh trật tự, có 2/5 làng được UBND huyện
tặng giấy khen.

- Từ năm 2011 đến nay, Ban công an xã đạt Danh hiệu đơn vị Tiên tiến trở lên.
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội luôn đạt trong sạch vững mạnh được cấp
trên khen thưởng. Hàng năm có 7 đến 8 chi bộ, trên tổng số 9 chi bộ được công
nhận là chi bộ Trong sạch vững mạnh. Đội ngũ cán bộ từ xã đến các thôn cơ bản
đảm bảo trình độ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, rất nhiều đồng
chí không quản ngại khó khăn vất vả, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao;
nhiều sáng kiến, ý tưởng và cách làm hay được áp dụng đã mang lại hiệu quả rõ
rệt, nhiều đồng chí hết mình tận tụy với công việc tập thể, thực sự là hạt nhân nòng
cốt, tạo khí thế, động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào.
Đóng góp to lớn nhất trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới chính là
đông đảo các tầng lớp nhân dân, đúng như Bác Hồ kính yêu đã từng căn dặn: “Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhiệm vụ xây
dựng NTM gặp muôn vàn khó khăn, song Đảng bộ, Chính quyền xã Duy Tân đã
luôn lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, xác định những nhu
cầu cấp thiết của nhân dân, để đề ra nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện phù hợp
với tình hình thực tiễn, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, phát huy cao độ quyền
dân chủ và vai trò chủ thể của nhân dân, từ đó tạo sự đồng thuận của đông đảo các
tầng lớp nhân nhân trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ quan trọng, xác định
điểm cốt lõi của xây dựng nông thôn mới là tăng thu nhập cho người dân, các công
trình phúc lợi từ xây dựng nông thôn mới để phục vụ nhân dân, người dân được
hưởng lợi từ các tiêu chí NTM đã đạt được, chính từ những xác định, nhận thức và
chỉ đạo trên đã quyết định sự thành công của chương trình MTQG xây dựng NTM.
Và thành quả quan trọng nữa trong xây dựng NTM xã Duy Tân đó là không có nợ
công khi thi công hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản.
Tổng mức huy động trong nhân dân cho xây dựng đường giao thông, thủy
lợi, các công trình phúc lợi công cộng, nhà ở dân cư của các thôn từ năm 2011 trở
lại đây đã lên tới 277 tỷ 939 triệu đồng. trong đó:
- Ngân sách TW, tỉnh:

1 tỷ 950 triệu đồng;

7


- Ngân sách huyện:

9 tỷ 395 triệu đồng;

- Ngân sách xã:

12 tỷ 064 triệu đồng;

- Vốn doanh nghiệp:

2 tỷ 300 triệu đồng;

- Vốn tín dụng:

80 tỷ đồng.

- Cộng đồng dân cư đóng góp:
172 tỷ 230 triệu đồng và hiến
461.000m2 đất canh tác để làm đường giao thông nội đồng;
Những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Duy Tân đã xây
dựng trong gần 10 năm vừa qua thật là to lớn và ý nghĩa, điều đó đã khẳng định
sâu sắc một chân lý: Chỉ có đường lối đúng đắn hợp lòng dân, cùng với vai trò
lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý điều hành của Chính quyền, sự phối hợp
tuyên tuyền vận động của MTTQ và các đoàn thể; sự năng động, sáng tạo và lòng
nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, cùng với những đóng góp to lớn về tiền, của, sức lực
và trí tuệ của nhân dân thì mới có được những thành quả như ngày hôm nay, từ đó
tạo đà vững chắc để Duy Tân phấn đấu xây dựng xã trở thành phường của thị xã

Kinh Môn trong thời gian gần nhất.
Danh hiệu cao quý Xã đạt chuẩn Nông thôn mới là kết quả hoàn toàn xứng
đáng đối với quê hương Duy Tân. Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ xã Duy
Tân xin trân trọng cám ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của các
cấp lãnh đạo, các sở, ngành các cơ quan chuyên môn của tỉnh của huyện. Xin cám
ơn các xã, thị trấn trong khu, trong huyện đã luôn quan tâm để Duy Tân được trao
đổi, học tập kinh nghiệm và vận dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tiễn của
mình. Xin cám ơn các công ty xây dựng, các đơn vị tư vấn đã tạo điều kiện cùng
với địa phương triển khai và hoàn thành các công trình trọng điểm trong lộ trình
xây dựng Nông thôn mới.
Xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận những công lao đóng góp vô cùng to lớn
của toàn thể nhân dân trong xã, các công ty, doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh
doanh đóng chân trên địa bàn xã và những người con quê hương đang sinh sống,
học tập và làm việc trên khắp mọi miền Tổ quốc, đã và đang chung tay xây dựng
quê hương Duy Tân.
Xin chúc các vị đại biểu khách quý cùng toàn thể nhân dân mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực .
Xin trân trọng cám ơn !

8



×