Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HOA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN
ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HOA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI HUYỆN
ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Phát triển Nông Thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài

Thái Nguyên, năm 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đều
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thị Hoa

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản
xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin
chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Anh
Tài người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa phát triển – nông thôn,
các đơn vị liên quan của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân
trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ của Trường, những người đã trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND
tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Định Hoá, Phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Định Hoá, các xã và các hộ nông dân huyện Định Hoá đã
giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên
chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành
luận văn.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Thị Hoa

năm 2017


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của Đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi hàng hóa ................................................... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về phát triển hàng hoá ................................................. 4
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi theo hướng hàng hóa ........................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ...... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 26
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 27
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 29
2.3.4. Phương pháp dự báo........................................................................................ 30
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 33
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 33
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 33
3.2.Tình hình kinh tế của huyện Định Hoá ............................................................... 39


iv

3.2.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ......... 42
3.2.2.. Tình hình chăn nuôi ở các xã điều tra ............................................................ 46
3.2.3.Tình hình chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hoá trong các hộ điều tra ........ 47
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi ............................................................ 49
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hoá .................................................................................................................... 51
3.3. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hoá ở
huyện Định Hoá ........................................................................................................ 70
3.3.1.Những kết quả đã đạt được .............................................................................. 70
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................... 71
3.3.3. Định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa ở huyện Định
Hoá, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................. 73
3.3.4. Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 84
1. Kết luận ................................................................................................................. 84
2. Đề nghị .................................................................................................................. 85
2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................................... 85
2.2. Đối với chính quyền cấp tỉnh, huyện ................................................................. 85
2.3. Đối với các hộ gia đình ...................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 87
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá năm 2015 ...................... 35
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Định Hoá ........................... 36
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Định Hoá giai đoạn

2013 - 2015 .............................................................................................. 40
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất chăn nuôi của huyện Định Hoá ....................................... 43
Bảng 3.5. Phát triển sản xuất ngành chăn nuôi ......................................................... 44
Bảng 3.6. Số lượng và sản lượng gia súc của hộ điều tra ......................................... 48
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi ............................. 50
Bảng 3.8: Tình hình chung của hộ điều tra ............................................................... 51
Bảng 3.9 : Tình hình lao động, nhân khẩu bình quân hộ điều tra ............................. 53
Bảng 3.10: Tình hình nguồn giống và cơ cấu giống chăn nuôi trong nhóm hộ
điều tra ..................................................................................................... 55
Bảng 3.11: Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi của các hộ điều tra:............ 58
Bảng 3.12 : Hệ thống chuồng trại chăn nuôi của hộ điều tra. ................................... 60
Bảng 3.13 : Đầu tư chi phí cho chăn nuôi lợn thịt .................................................... 62
Bảng 3.14: Đầu tư chi phí cho chăn nuôi lợn nái ...................................................... 64
Bảng 3.15: Đầu tư chi phí cho chăn nuôi bò ............................................................. 65
Bảng 3.16: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của các hộ ở các thị trường .............................. 67
Bảng 3.17: ý kiến của các hộ về phát triển chăn nuôi gia súc .................................. 69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của sản xuất nông
nghiệp, nó có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, nó cung cấp
thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, cung cấp sức kéo và phân bón cho
trồng trọt, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hàng hoá cho xuất khẩu.
Nước ta là nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống bằng nông
nghiệp, việc phát triển chăn nuôi không những tăng sản phẩm xã hội mà còn
giải quyết việc làm, sử dụng triệt để và hiệu quả trồng trọt, tăng thu nhập cho
nông dân góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. Điều đó lý giải tại

sao bất kì quốc gia nào trên thế giới khi phát triển nghành nông nghiệp thì đều
phát triển song song cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ở nước ta từ xưa tới
nay ngành trồng trọt vẫn được coi là ngành sản xuất chính trong sản xuất
nông nghiệp, vì vậy ngành chăn nuôi đã phần nào bị xem nhẹ. Điều này đã
đẫn đến mất cân đối của sản xuất nông nghiệp và phần nào đã hạn chế sự phát
triển của ngành nông nghiệp.
Đại bộ phận người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức
chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu
biết về sản xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế phát triển chưa
đồng đều giữa các vùng là những rào cản trong phát triển chăn nuôi hàng hóa
hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, ngoài đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn
giống có giá trị kinh tế cao ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung ưu tiên phát
triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Trong suốt quá trình đổi mới bên cạnh những thành tựu đạt được chăn
nuôi vẫn còn một số yếu kém, tồn tại làm hạn chế, làm cho chất lượng sản
phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, làm hạn chế tính cạnh tranh của hàng


2

hoá. Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong
nước, chúng ta phải phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
So với ngành trồng trọt việc cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình sản
xuất có thể áp dụng nhanh chóng trong chăn nuôi và nó sử dụng đầy đủ hợp lý
đất đai, tận dụng triệt để các phế phụ phẩm có giá trị thấp nhưng sản phẩm lại
thu được nhiều hơn và có giá trị cao.
Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn với
nhiệm vụ là mục tiêu của ngành chăn nuôi. Định Hóa là một huyện miền
núi của tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, huyện xa nhất tỉnh và là trung tâm
ATK. Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn của huyện đã có bước
phát triển, nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông, hàng hoá ít, hiệu
quả kinh tế thấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nền nông
nghiệp của huyện còn nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng
hóa. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa là hết sức cần thiết đối với địa phương. Do đó tôi chọn Đề tài:
"Giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên".
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi hàng
hoá ở huyện Định Hoá, đánh giá những mặt tích cực, những tồn tại, những
tiềm năng từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi
theo hướng hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển kinh tế
xã hội và đẩy nhanh việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của huyện.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi
theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất của ngành chăn và
các nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành chăn nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa.
- Phân tích xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa
ngành chăn nuôi.

3. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, là tài liệu giúp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch
phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện theo hướng
CNH - HĐH.
- Luận văn là một công trình khoa học, là tài liệu tham khảo cho những
người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi hàng hoá.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về phát triển hàng hoá
1.1.1.1. Khái niệm về sản xuất - hàng hóa
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất
con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm
tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ
cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định.
Kinh tế hàng hoá là một điều kiện tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó
hình thành phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán, trao đổi trên
thị trường. Sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hoá là quá trình kinh tế
khách quan, nó bắt đầu khi kinh tế tự nhiên phát triển đến trình độ nhất định
làm xuất hiện những tiền đề của kinh tế hàng hoá. Trong lịch sử những quan
hệ hiện vật tự nhiên và quan hệ hàng hoá tồn tại đan xen và mâu thuẫn với
nhau. Sự xuất hiện của kinh tế hàng hoá gắn liền với xuất hiện của những tiền
đề chuyển kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá. [8]

Kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng
hoá, khi kinh tế hàng hoá ra đời, cũng có nghĩa là phạm trù hàng hoá, phạm
trù tiền tệ và thị trường được phát triển và mở rộng. [8]
Hàng hoá không chỉ bao gồm những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà
còn bao gồm các yếu tố đầu vào của sản xuất. Mọi quan hệ kinh tế trong xã
hội đều được tiền tệ hoá và thông qua thị trường. Hàng hoá là vật phẩm do lao
động của con người tạo nên để trao đổi, sản xuất hàng hoá là sản xuất tạo ra
sản phẩm để bán, để trao đổi phục vụ yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.


5

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người và có thể dùng để trao đổi với các hàng hoá khác.
Hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội
giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá, sản phẩm lao động mang
hình thái hàng hoá khi nó trở thành đối tượng mua bán trên thị trường, hàng
hoá có thể ở dạng hữu hình và dạng phi vật thể.
Sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêu
dùng là thứ sản phẩm để trao đổi, thông qua lưu thông trên thị trường thực
hiện giá trị và mang lại hiệu quả để tái sản xuất chứ không phải để tự cấp, tự
túc, tự sản, tự tiêu. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động để tạo ra hàng hoá, kết tinh
trong hàng hoá là cơ sở chung của sự trao đổi, giá trị hàng hoá là biểu hiện
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị trao đổi là hình thức biểu
hiện của giá trị. Giá trị hàng hoá là nội dung là cơ sở của sự trao đổi. Người
sản xuất làm ra hàng hoá để bán, nên mục đích của nó là giá trị chứ không
phải là giá trị sử dụng. Trong tay người sản xuất có giá trị sử dụng nhưng cái
mà họ quan tâm là giá trị hàng hoá. Người sản xuất chú ý đến giá trị sử dụng
cũng chính là để đạt được mục đích giá trị. Ngược lại, người mua cần có giá

trị sử dụng, nhưng muôn có giá trị sử dụng nhưng trước hết phải trả giá trị cho
người sản xuất ra nó, tức là phải thực hiện được giá trị hàng hoá thì mới chi
phối được giá trị sử dụng. Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính
cùng tồn tại và thống nhất với nhau ở một hàng hoá. Quá trình thực hiện giá
trị và quá trình thực hiện giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời
gian và không gian, quá trình thực hiện giá trị được tiến hành trước và trên thị
trường, quá trình thực hiện giá trị sử dụng được diễn ra sau và trong lĩnh vực
tiêu dùng. [24]
Do sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để
bán, nên chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ của sản xuất hàng hoá là


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×