Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 172 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ TƢỜNG THU

VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ TƢỜNG THU

VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 62 31 01 02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN KHẮC THANH

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Lê Thị Tƣờng Thu


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN............................................................................................................... 6
1.1. Những nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài luận án ....................... 6
1.2. Những nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án ..................... 11
1.3. Một số nhận xét và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........ 26
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ............................... 31
2.1. Cơ sở lý luận về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển
giao thông nông thôn........................................................................................ 31
2.2. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước để phát triển giao thông nông thôn .................................. 41
2.3. Kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước để phát triển giao thông nông thôn ở một số vùng và bài học rút
ra cho vùng đồng bằng sông Hồng .................................................................. 54
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG

BẰNG SÔNG HỒNG ..................................................................................................... 69

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và
hiện trạng giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ......................... 69
3.2. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước để phát triển giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ....... 82
3.3. Đánh giá chung về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển
giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng .......................................... 100
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VÀ
SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỂ PHÁT
TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI
GIAN TỚI ................................................................................................................... 112

4.1. Phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước để phát triển giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng .......... 112
4.2. Các giải pháp tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển giao thông nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030 ........................ 125
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.................................................................................................................... 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 156


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bắc TB và DHNTB

:

Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ


BT, BOT

:

Đầu tư - chuyển giao, Đầu tư - khai thác chuyển giao

CNH

:

Công nghiệp hóa

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng

ĐB

Đồng bằng

GTNT


:

Giao thông nông thôn

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NSTW

:

Ngân sách Trung ương

NSNN


:

Ngân sách Nhà nước

NSĐP

:

Ngân sách địa phương

ODA

:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PPP

:

Đối tác công tư

TPCP

:

Trái phiếu Chính phủ

UBND


:

Ủy ban nhân dân

XHH

:

Xã hội hóa


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Mạng lưới đường giao thông nông thôn theo vùng ................................... 73
Bảng 3.2: Tiêu chí đường giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới theo QĐ số 491 QĐ-TTg ..................................................................... 76
Bảng 3.3: Kết quả đã thực hiện đường xã, mục tiêu còn phải thực hiện đến 2020 ........ 77
Bảng 3.4: Kết quả đã thực hiện đường thôn xóm, mục tiêu còn phải thực hiện
đến 2020 ...................................................................................................... 78
Bảng 3.5: Kết quả đã thực hiện đường trục chính nội đồng được cứng hóa,
mục tiêu còn phải thực hiện đến 2020 ........................................................ 79
Bảng 3.6: Cơ chế huy động vốn phát triển giao thông nông thôn ............................. 84
Bảng 3.7: Tổng hợp nguồn vốn huy động cho giao thông nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010-2015 ................................................ 85
Bảng 3.8: Vốn ngân sách Trung ương cho giao thông nông thôn các tỉnh đồng
bằng sông Hồng 2010-2015 ........................................................................ 87
Bảng 3.9: Vốn ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng cho giao
thông nông thôn 2010-2015 ........................................................................ 89
Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển GTNT các vùng theo tiêu chí xây dựng nông

thôn mới tại Quyết định 491 QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ............................ 114
Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu vốn ngân sách nhà nước để hoàn thành mục tiêu
phát triển giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến 2020 ..... 116
Bảng 4.3: Cơ chế huy động vốn phát triển giao thông nông thôn ........................... 122


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Bản đồ 3.1: Vùng đồng bằng sông Hồng .................................................................. 69
Hình 3.1: Tỷ lệ loại đường giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ....... 74
Hình 3.2: Mật độ đường giao thông nông thôn theo vùng ........................................ 75
Hình 3.3: Tỷ lệ cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn ..................................... 75
Hình 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng 2011-2015 ...................................................................................... 85


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có gần 70% dân số sống ở nông thôn với 73% lực
lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư
nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và
gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định xã hội, đảm bảo sự
phát triển bền vững. Chính vì vậy, nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để
phát triển kinh tế-xã hội.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính
phủ, nền sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân cũng như hạ tầng giao
thông nông thôn (GTNT) đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn.

Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ
khá cao, bền vững. Các hàng hóa nông sản ngày càng phong phú và có bước tăng
trưởng mạnh, được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc và đang
vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Thành tích đó là nhờ các cơ chế
chính sách đổi mới trong nông nghiệp và sự nỗ lực lao động quên mình của giai cấp
nông dân, trong đó phải kể tới vai trò hỗ trợ tích cực của hệ thống hạ tầng GTNT đã
có bước phát triển khởi sắc những năm qua. Tuy nhiên, công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đang đặt ra
nhiều thách thức đối với việc tiếp tục hoàn thiện phát triển hạ tầng GTNT. Phát
triển giao thông nông thôn đang là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn để đẩy
nhanh quá trình phát triển KT-XH khu vực nông thôn, hơn nữa để xóa bỏ rào cản ngăn
cách giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo giữa các
vùng miền và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, xung lực mới để phát
triển và hội nhập. Tuy nhiên, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng GTNT luôn là
vấn đề cực kỳ nan giải, bởi đầu tư cho GTNT đòi hỏi vốn lớn, lại không hấp dẫn được
các nhà đầu tư do khả năng sinh lời thấp, vì vậy chủ yếu trông đợi vào vốn đầu tư từ
NSNN, trong khi vốn NSNN còn hạn hẹp và không đủ đáp ứng nhu cầu.


2
Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vùng đồng bằng
sông Hồng hay còn gọi là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là khu vực thuộc hạ
lưu của sông Hồng hiện nay có 11 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình với dân số khoảng 21.133,8 nghìn người và diện tích 21.260,3 km².
Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có
giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng [82].
Do đó, để vùng đồng bằng sông Hồng phát triển cần có sự quan tâm đầu tư, trong đó
đáng chú trọng là đầu tư phát triển hệ thống GTNT.
Hơn nữa, trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giao thông là

một tiêu chí quan trọng và tiêu chí này cần vốn đầu tư lớn nhất, đặc biệt là giao thông
thôn xóm và giao thông nội đồng. Việc triển khai tiêu chí này theo quy hoạch tại các
địa phương đều gặp vướng mắc nhất định, trong đó có vướng mắc về vốn đầu tư.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nguồn vốn đầu tư cho giao
thông nông thôn trong 10 năm qua ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong
đó NSNN chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ
cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy
động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa phương còn huy
động từ các nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết… Chỉ tính
riêng giai đoạn 2003 đến năm 2010, cả nước đã đầu tư 749 dự án đường giao thông
đến trung tâm xã trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc các vùng: Trung du
và miền núi Bắc bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
Tây nguyên; Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với tổng mức đầu tư các dự
án đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã cả giai đoạn được các địa phương phân bổ vốn
TPCP là 32.951 tỷ đồng, bên cạnh đó các địa phương cũng đã chủ động lồng ghép các
nguồn vốn khác trên địa bàn để đầu tư.
Tuy có sự phát triển khởi sắc trong những năm vừa qua nhưng phát triển hạ
tầng giao thông nông thôn căn bản vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có hơn
570.448 km đường bộ, trong đó hệ thống giao thông nông thôn (đường huyện trở
xuống) dài 492.892 km (bằng 86,6% mạng lưới đường bộ) [8]. Nếu xét trên diện


3
rộng, mật độ giao thông nông thôn trên cả nước còn thấp (1,51 km/km²), tuy nhiên
tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, mật độ này cao hơn (khoảng
6,18 km/km²) nhưng vẫn chưa đạt được tỷ lệ hợp lý (trung bình ở các nước phát
triển thì tỷ lệ chiều dài km đường nông thôn trên diện tích khoảng 8,86 km km²) [9;
19]. Điều đó cho thấy, phát triển hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ
phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Thực tế
cho thấy, lâu nay khâu kiểm soát vốn đầu tư từ NSNN nói chung, NSNN đầu tư cho

phát triển kết cấu hạ tầng nói riêng, trong đó có GTNT còn lỏng lẻo, xảy ra tình
trạng thất thoát, dàn trải và lãng phí…
Từ thực tiễn nêu trên và nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn về huy động và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển GTNT vùng
ĐBSH, tác giả chọn đề tài “Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển giao
thông nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” làm luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên
ngành Kinh tế chính trị. Việc nghiên cứu đề tài là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn
đầu tư từ NSNN phát triển GTNT vùng ĐBSH, đề xuất các giải pháp nhằm huy
động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT vùng
đồng bằng sông Hồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về vốn đầu tư từ NSNN phát triển GTNT;
- Phân tích kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của một
số vùng trong nước và quốc tế để phát triển GTNT. Từ đó, rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng;
- Phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN để phát
triển GTNT vùng ĐBSH, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu
kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong huy động và sử dụng vốn đầu tư từ
NSNN để phát triển GTNT vùng ĐBSH thời gian qua;


4
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, đổi mới cơ
chế huy động và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT vùng ĐBSH
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là huy động và sử dụng vốn đầu tư từ
NSNN để phát triển GTNT ở cấp vùng kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
+ Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu vốn đầu tư từ NSNN để phát
triển GTNT, bao gồm: vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương (là vốn từ nguồn hỗ trợ
mục tiêu của NSTW và các chương trình mục tiêu quốc gia …) và ngân sách địa
phương (tỉnh) để phát triển GTNT.
+ Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu vốn đầu tư từ NSNN để phát
triển đường giao thông nông thôn trong phạm vi vùng ĐBSH. Vùng ĐBSH được
nghiên cứu bao gồm 11 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình.
+ Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu vốn đầu tư từ NSNN để phát
triển GTNT vùng ĐBSH từ năm 2010 đến 2016. Các số liệu thống kê, phân tích chủ
yếu trong thời gian này và dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển đường GTNT đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghiên cứu của kinh tế chính trị hiện đại
về vốn đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT. Ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát
triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về
những nội dung liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng phương pháp nghiên
cứu này để tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên cá



5
biệt để đi vào những vấn đề cơ bản nhất thuộc đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm hiểu sâu
bản chất của vốn đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT vùng ĐBSH.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Tác giả đi sâu phân tích từ
các khái niệm mang tính tổng hợp (như khái niệm vốn đầu tư từ NSNN) để đi đến
cái chi tiết của vấn đề nghiên cứu của luận án (đầu tư từ NSNN cho phát triển
GTNT vùng ĐBSH). Sau đó, tác giả phân tích những đặc tính riêng của các nội
dung nghiên cứu tạo thành một hệ thống tổng thể và hoàn chỉnh phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế - chính trị.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê - so sánh: Đây là phương pháp được sử
dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng phương pháp
thống kê để thu thập số liệu vốn đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT vùng ĐBSH.
Tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu hệ thống các số liệu để rút ra sự khác nhau giữa
những số liệu thống kê. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng, tìm ra
nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề mà luận án nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Luận án đã sử dụng phương pháp lấy ý kiến đánh
giá của các chuyên gia để xem xét, nhận định, phân tích vấn đề, từ đó đề xuất các
giải pháp có tính thực tiễn cao trong quá trình nghiên cứu Luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư từ
NSNN để phát triển GTNT.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn
đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT vùng ĐBSH, luận án đưa ra đánh giá về những
kết quả, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong huy động và sử dụng vốn
đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT vùng ĐBSH.
Thứ ba, đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, hoàn thiện
việc huy động và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN để phát triển GTNT vùng ĐBSH, góp
phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH và góp phần
thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình vẽ, bảng
biểu minh họa và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là một lĩnh vực hết
sức quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia, nhất là
những quốc gia nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH). Đầu tư cho giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng
đòi hỏi nguồn vốn rất lớn nhưng không thể trực tiếp thu hồi được, chủ yếu mang
tính chất tác động dài hạn đến phát triển. Vì vậy, nhà nước thường là chủ đầu tư
chính cho các dự án phát triển giao thông nói chung và phát triển giao thông nông
thôn nói riêng. Theo đó, việc huy động và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này
cho hạ tầng GTNT luôn là một trong những vấn đề trung tâm nhận được sự quan
tâm của nhiều chủ thể, từ Chính phủ đến các tổ chức quốc tế cũng như các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu sau:
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1.1.1. Những nghiên cứu về kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tƣ phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông nói chung
Trên phương diện nghiên cứu về lý luận, có không ít nghiên cứu luận bàn
xoay quanh những vấn đề hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến giao thông,
giao thông nông thôn. Chẳng hạn như những nghiên cứu sau đây:
Báo cáo phát triển thế giới năm 1994 của Ngân hàng Thế giới (WB - World
Bank) (World Development Report 1994) [96]. Bản báo cáo này đã trình bày một

phần riêng biệt về việc chuẩn bị kết cấu hạ tầng ở các nước đang phát triển. Theo
báo cáo này, việc xây dựng kết cấu hạ tầng tác động đối với phát triển kinh tế được
nhìn nhận đánh giá trên 3 giác độ: tác động đối với phát triển kinh tế; tác động đối
với xóa đói giảm nghèo và tác động đối với môi trường thiên nhiên. Đồng thời, báo


7
cáo cùng đã đề xuất một số phương án cho hoạt động xây dựng và quản lý kết cấu hạ
tầng đối với các nước đang phát triển.
Bản tóm tắt chính sách “Transport Infrastructure and Poverty Reduction”
dịch là “Kết cấu hạ tầng giao thông và xóa đói giảm nghèo” [93] tại Hội thảo: Kết
cấu hạ tầng giao thông và xóa đói giảm nghèo do ADBI (Viện Ngân hàng Phát triển
Châu Á - Asia Development Bank Institute) tổ chức, năm 2005. Bản tóm tắt này đã
trình bày một số vấn đề chính sách chính và các khuyến nghị về phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông; trong đó đã nhấn mạnh rằng kết cấu hạ tầng giao thông góp
phần vào tăng trưởng kinh tế và cũng cho thấy rằng cải thiện kết cấu hạ tầng giao
thông có thể là điều kiện cần cho công tác xóa đói giảm nghèo nhưng đó chưa phải
là điều kiện đủ. Có những nơi việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông chưa mang
lại được nhiều lợi ích cho người nghèo. Chính vì vậy, bản tóm tắt đưa ra những vấn
đề liên quan đến mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và công tác
xóa đói giảm nghèo cũng như đề xuất một số giải pháp về mặt chính sách, thể chế
nhằm tăng cường tác động của kết cấu hạ tầng giao thông đối với công tác xóa đói
giảm nghèo.
“Economic Impact of Pubic Transportation Investment” dịch là “Tác động
kinh tế của đầu tư vào giao thông công cộng” của tác giả Glen Weisbrod [81] đã chỉ
ra rằng, sự phát triển của giao thông sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo tính di
động trong hoạt động kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế... Đầu
tư vào giao thông công cộng có tác động lâu dài, vì vậy, cần phải coi trọng việc xem
xét lợi ích, chi phí và mức độ của hoạt động này. Thông qua phân tích định lượng
về tác động của giao thông công cộng đối với nền kinh tế, tác giả đã đưa ra giải

pháp nhằm thu hút đầu tư vào giao thông công cộng, trong đó nhấn mạnh vai trò
của hoạt động thu hút đầu tư trong xã hội thay vì chỉ trông chờ vào nguồn vốn đầu
tư từ NSNN.
Đồng quan điểm với cuốn sách của tác giả Glen Weisbrod, cuốn “Transport
Infrastructute Investment: Capturing the Wider Benefits of Investment in Transport
Infrastructure” dịch là “Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông: nắm bắt những lợi ích
lớn hơn của việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông” [90] cũng phân tích và
chứng minh rằng, đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông sẽ mang lại nhiều lợi ích xã


8
hội to lớn. Chính vì vậy, cần phải tạo cơ hội để khu vực tư nhân cùng tham gia vào
hoạt động đầu tư này.
Báo cáo “An economic analysis of transportation infrastructure investment”
dịch là “Phân tích kinh tế của hoạt động đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông” [84]
cũng nhấn mạnh rằng một mạng lưới giao thông chất lượng cao có vai trò vô cùng
quan trọng đối với một nền kinh tế hàng đầu. Ở Mỹ, một mạng lưới giao thông có
hiệu quả sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm, cho phép các công ty mở rộng kinh doanh,
làm cho các hàng hóa gia đình trở nên rẻ hơn. Thêm vào đó, tác động kinh tế của đầu
tư vào kết cấu hạ tầng thông minh trong dài hạn chính là tạo lợi thế cạnh tranh, năng
suất, sự đổi mới, giá cả thấp hơn và thu nhập cao hơn trong ngắn hạn, nó sẽ tạo ra hàng
nghìn công ăn việc làm cho người Mỹ. Vì vậy, cần phải xây dựng lại hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông ở Mỹ.
Báo cáo năm 2013 của UNCTAD trình bày trong Hội nghị Liên hợp quốc về
thương mại và phát triển với chủ đề “Supporting infrastructure development to
promote economic integration: the role of the public and private sectors” [83] được
dịch là “Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế: vai trò
của khu vực công và tư nhân” cũng khẳng định rằng, phát triển kết cấu hạ tầng có
thể đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội. Báo cáo
này cho rằng sự đóng góp đó được thực hiện qua một số kênh, chẳng hạn như giảm

chi phí giao dịch, tăng độ bền của vốn hàng hóa, hiệu quả thương mại và đầu tư cao
hơn, mở rộng phạm vi và đa dạng hóa nguồn cung cấp để đạt được hiệu quả kinh tế
theo quy mô. Trong những năm gần đây, quan hệ đối tác công - tư đã trở thành
trọng tâm của nhiều cuộc thảo luận về phát triển kết cấu hạ tầng. Việc tài trợ của
các ngân hàng là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng đầu tư vào
phát triển kết cấu hạ tầng ở những quốc gia có thu nhập thấp.
1.1.2. Những nghiên cứu về kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, kết
cấu hạ tầng giao thông nông thôn ở các nƣớc đang phát triển và những tác
động của nó
Nông thôn là một khu vực trọng yếu của hầu hết các quốc gia, nhất là các
nước đang phát triển vì đó là nơi sinh sống của đông đảo dân cư, cũng là nơi cung


9
cấp các mặt hàng nông sản chính cho quốc gia. Vì vậy, đầu tư vào phát triển giao
thông nói chung và phát triển giao thông nông thôn nói riêng tại các quốc gia này là
hoạt động vô cùng quan trọng, góp phần cải thiện đời sống cũng như an sinh xã hội
của người dân. Chính vì vậy, có không ít các nghiên cứu xoay quanh vấn đề phát
triển giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng ở các nước đang phát
triển. Cụ thể như: các nghiên cứu về hiện trạng huy động, sử dụng vốn cho phát
triển giao thông phát triển giao thông nông thôn ở một quốc gia hoặc kinh nghiệm
về sử dụng vốn của Nhà nước Chính phủ cho phát triển giao thông nông thôn…
Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến ở giác độ này như:
Satish với bài viết “Rural Infrastructure and Growth: An Overview”được
dịch là “Tổng quan về kết cấu hạ tầng nông thôn và tăng trưởng” [91] khẳng định
rằng kết cấu hạ tầng nông thôn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với phát triển nông
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế của khu vực nông thôn, đồng thời góp phần
vào việc cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, các dự án kết cấu hạ tầng nói
chung và các dự án kết cấu hạ tầng ở nông thôn nói riêng đòi hỏi rất nhiều vốn đầu
tư ban đầu trong khi thời gian thu hồi vốn dài, lại chứa nhiều rủi ro với tỷ lệ lợi

nhuận mang lại từ đầu tư thấp. Vì vậy, tư nhân ít khi muốn đầu tư vào phát triển kết
cấu hạ tầng mà hoạt động này chủ yếu được khu vực nhà nước thực hiện.
Tài liệu nghiên cứu “Design and Appraisal of Rural Transport
Infrastructure: Ensuring Basic Access for Rural Communities” dịch là “Thiết kế và
phê chuẩn kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn: đảm bảo khả năng tiếp cận cơ bản
cho các cộng đồng nông thôn” [88] cho rằng điều kiện khó khăn về kết cấu hạ tầng
giao thông nông thôn ở các nước đang phát triển làm hạn chế các nỗ lực xóa đói
giảm nghèo và làm trì trệ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào mạng lưới kết cấu
hạ tầng giao thông nông thôn có một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc đầu tư
không nên chỉ giới hạn trong hệ thống đường sá, cầu cống mà còn phải nhằm vào việc
cung cấp các dịch vụ giao thông, các phương tiện giao thông... Để làm được như vậy,
cần có các biện pháp quản lý và cung cấp tài chính phù hợp, nhất là việc thiết kế và phê
duyệt các dự án giao thông nông thôn.
Cuốn sách “Rural Transport in Developing Countries” dịch là “Giao thông
nông thôn ở các nước đang phát triển” của Ian Barwell, Geoff Edmonds [82] là một


10
cuốn sách nghiên cứu công phu, khảo sát đánh giá về các chính sách giao thông
nông thôn ở các nước đang phát triển và được cụ thể hóa qua nghiên cứu trường
hợp ở 9 quốc gia, bao gồm: Malaysia, Ấn Độ, Nigeria, Kenya, Hàn Quốc,
Phillipines, Tanzania, Bangladesh. Qua nghiên cứu về các hình thức vận chuyển,
các phương tiện giao thông cũng như các chính sách giao thông nông thôn tại các
quốc gia này, cuốn sách đưa ra một số kết luận và các hàm ý chính sách đối với việc
phát triển giao thông nông thôn tại các nước đang phát triển.
Báo cáo số 260 của Viện nghiên cứu giao thông (Vương quốc Anh) với chủ
đề “Key issues in rural transport in developing countries” dịch là “Những vấn đề
chính trong giao thông nông thôn tại các nước đang phát triển” [92] cũng bàn luận
về những vấn đề trọng yếu của giao thông nông thôn tại các nước đang phát triển
thông qua trình bày cơ sở lý luận cũng như các kết quả nghiên cứu của chính tác giả

tại Thái Lan, Sri Lanka, Ghana, Zimbabwe và Pakistan. Mục đích nghiên cứu của
báo cáo này là chỉ ra sự cần thiết nên chuyển từ cách tiếp cận “chỉ có đường sá”
sang cách tiếp cận mở rộng hơn đối với giao thông nông thôn, trong đó bao gồm cả
việc lên kế hoạch cung cấp các dịch vụ vận chuyển. Các vấn đề chính mà báo cáo
đề cập tới bao gồm: tầm quan trọng của giao thông trong việc đáp ứng các nhu cầu
cơ bản và mối quan hệ giữa khả năng tiếp tận, khả năng huy động và phát triển
nông thôn; bản chất của giao thông nông thôn và các giải pháp nhằm giảm áp lực đi
lại ở làng xã và tác động của áp lực đó đối với phụ nữ; vai trò của các hình thức
giao thông không động cơ, truyền thống cũng như những rào cản đối với việc giới
thiệu và áp dụng các hình thức giao thông này; tầm quan trọng của thị trường trong
việc biến các dịch vụ vận chuyển trở nên hiệu quả và vận hành với chi phí thấp.
Cuốn sách “Good Policies and Practices on Rural Transport in Africa”, dịch
là “Chính sách và kinh nghiệm hay về giao thông nông thôn ở Châu Phi” [87] đã
cung cấp những lời khuyên chi tiết cũng như khung khổ chung cho hoạt động xác
định, lên kế hoạch và ưu tiên kết cấu hạ tầng và dịch vụ giao thông nông thôn. Tài
liệu này đi sâu nghiên cứu việc giao thông nông thôn có ảnh hưởng như thế nào đối
với đời sống của người dân ở Châu Phi và có thể đưa ra các biện pháp can thiệp nào
để góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng cũng như dịch vụ giao thông nông thôn ở
Châu Phi.


11
1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng giao
thông nông thôn ở một số quốc gia phát triển
Yuzo Akatsuka, Tsuneaki Yoshida [94] với cuốn sách “System for
Infrastructure Development: Japan’s Experiences” dịch là “Kinh nghiệm của Nhật
Bản về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng” đã đánh giá mối quan hệ giữa kết cấu hạ
tầng và tăng trưởng kinh tế dưới góc độ kinh tế vĩ mô. Đồng thời, hai tác giả còn
nghiên cứu, đánh giá những vấn đề liên quan đến kết cấu hạ tầng của Nhật Bản từ
góc độ kỹ thuật xây dựng. Qua đó, tổng hợp thành một số kinh nghiệm của Nhật

Bản trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, qua đó gợi mở cho các nước đang
phát triển vận dụng trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của nước mình.
Báo cáo của Chính phủ New Zealand về “Contribution of transport to
economic development: International literature review with New Zealand
perspectives” dịch là “Đóng góp của giao thông với phát triển kinh tế: cơ sở lý
luận quốc tế từ quan điểm của New Zealand” [83] đã trình bày mối quan hệ giữa
đầu tư vào giao thông và phát triển kinh tế, đặc biệt là tác động của những thay
đổi đối với hệ thống giao thông vận tải, cụ thể là những thay đổi liên quan đến
đầu tư vào nâng cấp hoặc xây mới kết cấu hạ tầng đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế ở cả cấp độ quốc gia và khu vực. Báo cáo này còn nghiên cứu vai
trò của Chính phủ New Zealand trong các khoản đầu tư vào giao thông vận tải
cũng như việc đưa ra và điều tiết chính sách giao thông và cụ thể hóa các mục
tiêu của Chính phủ New Zealand trong từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, cũng đưa
ra các tiêu chuẩn đánh giá các dự án đầu tư vào giao thông đang được thực hiện
ở New Zealand nhằm xem xét đóng góp của các dự án này vào mục tiêu phát
triển kinh tế của quốc gia này tới đâu.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

Đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển từ nguồn NSNN nói riêng là
một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định
chính sách ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong
nước chủ yếu đi theo các hướng chính như sau:


12
1.2.1. Những nghiên cứu về vốn đầu tƣ, vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà
nƣớc
Các nghiên cứu về vốn đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam
hết sức phong phú và đa dạng, như các cuốn sách: Sách hướng dẫn: Phân tích chi

phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư [34] hay cuốn Phân tích kinh tế các hoạt
động đầu tư [86] và cuốn Giáo trình kinh tế đầu tư [52] đã góp phần làm rõ các vấn
đề lý luận liên quan đến đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư, quản lý và kế hoạch
hóa đầu tư, kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển, qua đó cung cấp các kiến thức
nền tảng cho các nhà nghiên cứu.
Trần Thị Minh Châu với cuốn sách: “Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt
Nam”[21] đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách khuyến khích đầu
tư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời phân tích
kinh nghiệm hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư của
một số nước như: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách còn phân tích,
đánh giá một cách hệ thống quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chính sách
thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư
theo Luật Đầu tư năm 2005; làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu
kém cần khắc phục. Qua đó, cuốn sách đã đưa ra dự báo xu hướng đầu tư ở Việt
Nam trong những năm tới và đề xuất 6 phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn
thiện chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Huân với bài viết “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư” [34] và Tăng
Văn Khiên - Nguyễn Văn Trãi (2010) [37] với bài viết “Phương pháp tính hiệu quả
vốn đầu tư” đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả vốn
đầu tư nói chung. Trong khi đó, Nguyễn Công Nghiệp với bài viết “Bàn về hiệu quả
quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước” [49] đã đi sâu làm rõ hiệu quả quản lý vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó nhấn mạnh vai trò cũng như các nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và đưa ra một số giải
pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nguồn vốn này.
Bùi Mạnh Cường với “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước ở Việt Nam” [10] đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt


13

động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và cơ sở lý luận về hiệu
quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn này. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, luận án đã phân tích, đánh
giá thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010, qua đó chỉ ra những nguyên ngân làm giảm
hiệu quả của hoạt động này. Từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi
và hội nhập quốc tế với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hồ Sỹ Nguyên với “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
[50] đã trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư phát triển nói chung và
hiệu quả đầu tư phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói
riêng. Luận án phân tích, đánh giá hiện trạng hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế đó. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian tới.
Phan Thanh Mão với “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” [42] đã hệ
thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chi ngân sách nhà
nước, đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản và một số vấn đề có
liên quan trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề
hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, từ đó làm cơ sở cho
việc đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó, luận án đề xuất một số giải pháp tài chính
nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Tạ Văn Khoái với “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân
sách nhà nước ở Việt Nam” [38] đã nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối

với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong các giai đoạn của chu trình


14
dự án, chủ yếu là cấp ngân sách trung ương trong phạm vi cả nước. Hoạt động quản
lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước bao gồm 5 nội
dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức
bộ máy và kiểm tra, kiểm soát.
Nguyễn Văn Dũng với “Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010-2020” [24] đã hệ thống
hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội, dự báo nhu cầu vốn đầu tư và về phát triển vùng; nghiên cứu tìm hiểu một số
kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển và chính sách phát triển vùng của
một số quốc gia trong khu vực và thế giới có thể vận dụng vào Việt Nam; phân tích
và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung
du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010, kết quả huy động các
nguồn vốn, xu hướng phát triển của các nguồn vốn, những tác động của vốn đầu tư
đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến thu ngân sách, đến xuất
khẩu... đồng thời làm rõ mối quan hệ và những yếu tố tác động đến huy động đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng này. Qua đó, luận án đề xuất những giải pháp
khả thi, đồng bộ về cơ chế chính sách đầu tư nhằm huy động tối đa nguồn vốn đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên của
Việt Nam đến năm 2020.
Trần Viết Nguyên với “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” [51] đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn
hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, bài học kinh nghiệm và thiết lập
khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Luận án còn xác
định, làm rõ xu thế biến động của tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp dưới dạng hàm bậc hai nhằm phân tích, dự báo nhu
cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, luận án đã tổng hợp, phân

tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng như xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh này và kiểm chứng sự tương quan giữa vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp với tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, lao
động nông nghiệp và tổng năng suất các nhân tố nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên


15
Huế. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất 3 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.
Nguyễn Xuân Cường (2017) với “Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường
bộ ở Việt Nam” [11] đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đa dạng
hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ gắn với đặc điểm, điều kiện thực tế của Việt Nam
nhằm nâng cao năng lực, hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Bên cạnh
đó, luận án còn tổng kết và đánh giá thực trạng đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng
đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế. Qua đó, luận án đề xuất một số quan điểm và
giải pháp nhằm thúc đẩy đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam trong
giai đoạn đến năm 2020.
Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước, các bộ, ban ngành ở Việt Nam như Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương... cũng
đã có một số báo cáo chuyên đề, báo cáo hàng năm về đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước, trong đó có đề cập đến hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước ở ngành, địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế...
theo phạm vi quản lý nhà nước.
Ngoài ra, một số tổ chức quốc tế cũng công bố các báo cáo chuyên đề, báo
cáo thường niên cũng như các nghiên cứu, đánh giá, ấn phẩm trong đó có đề cập
đến đầu tư phát triển của Việt Nam. Cụ thể như, Ngân hàng Thế giới (World Bank WB) công bố các báo cáo và các ấn phẩm về kinh tế-xã hội Việt Nam, bao gồm cả
đầu tư, đầu tư phát triển, đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (Báo

cáo phát triển Việt Nam, Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm
nghèo, Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công
bằng và dân chủ....), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP - United
Nations Development Programme) trong phần dữ liệu về Việt Nam và các ấn phẩm
định kỳ có công bố về đầu tư và đầu tư phát triển của Việt Nam. Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB - Asia Development Bank) công bố các số liệu về đầu tư phát
triển và tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, làm căn cứ cho các nhà đầu tư tham
khảo thêm về Việt Nam và công bố trên trang web của mình các ấn phẩm, báo cáo


16
thường niên của ADB. Các diễn đàn như Diễn đàn kinh tế tài chính Việt-Pháp, Diễn
đàn phát triển Việt Nam... cũng đã có các báo cáo về đầu tư phát triển và đầu tư phát
triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1.2.2. Những nghiên cứu về phát triển giao thông nông thôn
Trong những năm qua, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn nói chung và
phát triển giao thông nông thôn nói riêng. Đáng chú ý có một số công trình nghiên
cứu sau:
Cuốn sách “Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Việt Nam” của tác giả Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn [48].
Trong nghiên cứu này, các tác giả đưa ra quan niệm về kết cấu hạ tầng nông thôn;
phân tích một cách cụ thể vị trí của kết cấu hạ tầng nông thôn đối với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, khẳng định đó là một trong những nhân tố cơ bản hàng
đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước, trước hết là kinh tế nông thôn. Trên cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
ở Việt Nam, các tác giả đã đề xuất những định hướng cũng như xác định các giải
pháp cơ bản cần được thực hiện trong thực tế. Có thể thấy rằng cuốn sách này có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định cơ chế, chính sách phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở Việt Nam.
Cuốn “Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư
nông thôn” của tác giả Nguyễn Minh Tâm [59] đã phân tích đặc điểm quá trình kiến
tạo và các yếu tố liên quan đến phát triển hạ tầng kinh tế khu dân cư nông thôn. Khi
đánh giá tác động của hạ tầng kinh tế tới phát triển kinh tế - xã hội, tác giả cho rằng
hạ tầng kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ sản xuất
nông nghiệp tự tiêu thụ sang sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nơi nào kết cấu hạ tầng
kinh tế được đầu tư xây dựng tốt thì ở nơi đó các hoạt động kinh tế có điều kiện
phát triển, đời sống của người dân được nâng cao. Thêm vào đó, cuốn sách còn chỉ
rõ các yêu cầu, chỉ tiêu cơ bản trong xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế ở nông
thôn cũng như hướng dẫn quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng như làng xã,
hệ thống cấp nước, vệ sinh môi trường; đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy


17
phát triển hạ tầng kinh tế làng xã. Có thể nói, đây là công trình khoa học trang bị
những kiến thức rất cơ bản về quy hoạch xây dựng và quản lý các công trình hạ
tầng kỹ thuật trong phạm vi làng xã.
Trong cuốn “Chương trình đào tạo phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn”, tác
giả Dương Văn Xanh [78] đã đưa ra quan niệm về kết cấu hạ tầng nông thôn, luận
giải vai trò quan trọng của nó trong kinh tế thị trường. Tác giả cho rằng, “Kết cấu hạ
tầng là phương tiện để khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường, góp
phần bảo đảm cho phát triển bền vững; việc phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là
yếu tố không thể thiếu để phát triển đất nước, vùng, ngành, các đơn vị kinh tế nhằm
tổ chức phân bổ và sử dụng nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội ở nông thôn một
cách hợp lý”. Trên cơ sở đó, cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản trong quản
lý phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; kế hoạch hoá và lựa chọn các dự án phát
triển; phương pháp phân tích xã hội trong chu trình dự án; những vấn đề kinh tế tài
chính, quản lý chất lượng trong xây dựng, khai thác và bảo quản các công trình hạ
tầng nông thôn. Đây là công trình có giá trị đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và

nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là các cán bộ làm công tác
phát triển nông nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, trong
cuốn sách này, tác giả chỉ đi vào làm rõ vấn đề quản lý kết cấu hạ tầng nông thôn,
nhiều nội dung liên quan khác đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn chưa
được phân tích sâu.
Phan Sĩ Mẫn trong “Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh tế
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”[43] đã đưa ra quan niệm của mình về kết cấu hạ
tầng, đi sâu phân tích vai trò của xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh
tế nông nghiệp và nông thôn. Trên cơ sở khái quát thực trạng kết cấu hạ tầng trong
nông nghiệp, nông thôn những năm đầu đổi mới, tác giả đề xuất một số phương
hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn nước ta thời gian tới, trong đó đặc biệt quan tâm đến vai trò quản
lý nhà nước từ việc xác định chiến lược, quy hoạch đến ban hành cơ chế chính sách
và tổ chức quản lý xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Dương Văn Thái với “Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” [66] đã đề cập những nội dung cơ bản


18
về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và chỉ ra vai trò của chúng đối với phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia; tổng kết được những vấn đề lý luận về kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, phân loại, trong đó đã
làm rõ được kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một loại hàng hóa công cộng
không thuần túy, có thể coi đó là cơ sở lý thuyết để huy động các nguồn vốn đầu tư
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, luận án còn hệ thống hóa, làm rõ
thêm những lý luận cơ bản về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ và nhất là vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, các phương thức huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ cũng như chỉ ra kinh nghiệm của một số nước, một số địa
phương trong việc huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường

bộ. Luận án đã đi vào khảo sát thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ tại tỉnh Bắc Giang và đưa ra những nhận xét, phân tích,
đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2013. Luận án đã khẳng định những kết quả đạt
được, nhất là chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân để có biện pháp khắc
phục. Từ đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp tổng thể, nhóm giải pháp huy
động vốn đầu tư phát triển trong nước, nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư nước
ngoài cho giai đoạn từ năm 2014 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 cũng như các điều
kiện thực hiện làm cho các giải pháp đề xuất mang tính khả thi hơn.
Nguyễn Quang Minh với “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trong
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” [44] đã
trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt lần
đầu tiên tác giả đã đưa ra khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là sự chủ động, tích
cực của Nhà nước và các chủ thể kinh tế làm gia tăng số lượng, quy mô, chất lượng
và sự hợp lý về cơ cấu các hạng mục công trình vật chất - kỹ thuật ở địa bàn nông
thôn trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế khách quan
nhằm phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, góp phần hiện thực
hóa các mục tiêu kinh tế ở nông thôn. Luận án còn phân tích, đánh giá những thành


×