Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh ở vịt nuôi tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH Ở VỊT
NUÔI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên -2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH Ở VỊT
NUÔI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
Ngành: Thú y
Mã ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Bình

Thái Nguyên - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin, tài liệu
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngân


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban đào tạo sau Đại học, Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm Khoa chăn nuôi Thú ý- Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên,
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, Bộ môn Công nghệ Vi sinh, Viện Khoa
học Sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện thú y Quốc gia, Phòng
Hệ gen học Vi sinh, Viện nghiên cứu Hệ gen-Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ
Việt Nam tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Đặng Xuân Bình - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã chỉ
bảo tôi hết sức tận tình, trách nhiệm và hết lòng vì khoa học trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Đăng Huyến, TS. Lê Văn Dương - Chi
cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất

cho tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ trạm Chăn nuôi và Thú y huyện
Yên Dũng; cảm ơn các đồng nghiệp Thú y cơ sở, các trang trại và hộ chăn nuôi
thuộc 5 xã Trí Yên, Quỳnh Sơn, Lãng Sơn, Thắng Cương và Lão Hộ đã hỗ trợ và
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt biết ơn gia
đình đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC ẢNH, ĐỒ THỊ ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella ......................................................3
1.1.2. Vi khuẩn Salmonella ................................................................................5
1.1.3. Bệnh phó thương hàn vịt ........................................................................15
1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella ..............................................20
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .........................................................................20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................21
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................24
2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................25
2.3.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi và tỷ lệ mắc bệnh do Salmonella gây ra
cho đàn vịt tại huyện Yên Dũng- Bắc Giang ....................................................25
2.3.2. Nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella ở vịt........................................25
2.3.3. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella trên trứng vịt .................................25
2.3.4. Phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu bệnh phẩm vịt mắc bệnh PTH ...25
2.3.5. Giám định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella phân lập được ....26


iv

2.3.6. Xác định serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được ...................26
2.3.7. Xác định gene quy định yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được .26
2.3.8. Xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được ....................26
2.3.9. Tính kháng kháng sinh và hóa dược của vi khuẩn Salmonella phân lập được.....26
2.3.10. Đề xuất quy trình phòng, trị bệnh PTH cho vịt ....................................26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26
2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát tình hình mắc bệnh do Salmonella gây ra

ở vịt ...................................................................................................................26
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella ở vịt ..................26
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Salmonella spp ................26
2.4.4. Phân lập vi khuẩn Salmonella ................................................................28
2.4.5. Phương pháp xác định serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được
..........................................................................................................................29
2.4.6. Xác định gen sản sinh độc tố đường ruột enterotoxin của vi khuẩn
Salmonella bằng phương pháp PCR .................................................................30
2.4.7. Xác định độc lực của chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được ..........33
2.4.8. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh của vi
khuẩn Salmonella phân lập được......................................................................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................36
3.1. Tình hình chăn nuôi tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ...........................36
3.1.1. Bệnh do Salmonella ở vịt theo giống .....................................................38
3.1.2. Bệnh do Salmonella ở vịt theo tuổi ........................................................40
3.2. Tình hình nhiễm Salmonella ở vịt .................................................................43
3.2.1. Nhiễm Salmonella ở vịt theo giống ........................................................43
3.2.2. Nhiễm Salmonella ở vịt theo tuổi ...........................................................45
3.2.3. Nhiễm Salmonella ở vịt theo tính biệt ....................................................47
3.2.4. Nhiễm Salmonella ở vịt theo mùa ..........................................................49
3.3. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên trứng vịt ...........................................................51
3.4. Phân lập vi khuẩn Salmonella từ mẫu bệnh phẩm vịt mắc bệnh phó thương
hàn .........................................................................................................................53
3.5. Giám định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella phân lập được ......54
3.6. Xác định serotype của vi khuẩn Salmonella phân lập được ..........................56
3.7. Xác định gene quy định yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được 58
3.8. Xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được ............................60


v


3.9. Tính kháng kháng sinh và hóa dược của vi khuẩn Salmonella phân lập được.....63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................65
1. Kết luận .............................................................................................................66
2. Đề nghị ..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

%

: Tỷ lệ phần trăm

cs

: Cộng sự

Kg

: kilogam

cm

: centimet

PTH


: Phó thương hàn

P

: Sai số ước lượng

S

: Salmonella

E

: Escherichia

TY

: Trí Yên

LS

: Lãng Sơn

QS

: Quỳnh Sơn

TC

: Thắng Cương


LH

: Lão Hộ

Nxb

: Nhà xuất bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Primer sử dụng để xác định gene mã hóa yếu tố độc lực của vi khuẩn
Salmonella phân lập được ........................................................................... 31
Bảng 2.2: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh..... 34
Bảng 3.1. Bệnh do Samonella ở vịt theo đàn và cá thể ............................................. 37
Bảng 3.2. Bệnh do Samonella ở vịt theo giống......................................................... 38
Bảng 3.3. Bệnh do Samonella ở vịt theo tuổi ........................................................... 41
Bảng 3.4. Tình hình nhiễm Samonella ở vịt theo giống ........................................... 43
Bảng 3.5. Nhiễm Samonella ở vịt theo tuổi .............................................................. 45
Bảng 3.6. Tình hình nhiễm Samonella ở vịt theo tính biệt ....................................... 47
Bảng 3.7. Nhiễm Salmonella ở vịt theo mùa ............................................................ 49
Bảng 3.8. Nhiễm Salmonella trên trứng vịt .............................................................. 51
Bảng 3.9. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ bệnh phẩm vịt mắc bệnh
phó thương hàn ............................................................................................ 53
Bảng 3.10. Đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Salmonella phân lập được ...... 56
Bảng 3.11. Serotype vi khuẩn Salmonella phân lập được ........................................ 56
Bảng 3.12. Tần xuất gene mã hóa sản sinh yếu tố gây bệnh stn, fimA, invA của
vi khuẩn Salmonella phân lập được ............................................................ 59

Bảng 3.13. Độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được trên chuột bạch.......... 61
Bảng 3.14. Tính kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella phân lập được .................... 63


viii

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh do Salmonella ở vịt theo giống ........................... 39
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh phó thương hàn ở vịt theo tuổi ............................ 43
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella từ mẫu phân và mẫu tampon hầu họng.. 45
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt theo lứa tuổi................................... 46
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt theo tính biệt.................................. 48
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Salmonella trên trứng ............................................... 51
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella từ bệnh phẩm vịt mắc bệnh
phó thương hàn ............................................................................................ 53


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vịt là loài thủy cầm có tính thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, thích
hợp chăn thả ở những nơi có nguồn nước để tìm kiếm thủy động vật và thóc lúa rơi
vãi sau thu hoạch. Những năm gần đây, chăn nuôi vịt phát triển mạnh trên địa bàn
huyện Yên Dũng chủ yếu là các giống: vịt Bắc kinh, vịt siêu trứng CV 2000 Layer,
vịt Vân Đình, vịt Xiêm (ngan nội). Tuy nhiên, điều kiện nuôi vịt cần có nước là môi
trường rất thuận lợi cho việc phát triển bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó
Salmonella có vai trò quan trọng về dịch tễ, là một hạn chế đáng kể trong việc phát

triển mạnh giống gia cầm này. Hầu hết các sản phẩm chăn nuôi vịt đều bị vấy
nhiễm Salmonella ở các mức độ khác nhau.
Bệnh do Salmonella ở vịt (Salmonellosis in Duck) là bệnh truyền nhiễm do vi
khuẩn Salmonella gây ra, vịt ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh; thể bệnh cấp tính hay gặp ở
vịt con dưới 3 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao lên đến 60%; vịt trưởng thành mắc bệnh ở thể
mãn tính, mang trùng và bài xuất mầm bệnh. Vi khuẩn Salmonella xâm nhập chủ yếu
qua thức ăn, nước uống hoặc truyền từ mẹ sang con qua trứng. Thiệt hại do bệnh này
gây ra bao gồm vịt bị bệnh, tỷ lệ vịt con chết và loại thải cao, vịt chậm lớn, tiêu tốn
thức ăn nhiều, sức đề kháng bệnh giảm, ảnh hưởng đến chất lượng con giống, tỷ lệ ấp
nở thấp. Bên cạnh đó thịt, trứng là nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella, gây tiêu
chảy và ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (Nguyễn Đức
Hiền và cs, 2012) [16].
Vi khuẩn Salmonella phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Gia súc, gia cầm và con
người thường bị nhiễm hoặc là vật mang vi khuẩn (Phùng Quốc Chướng, 2005) [11].
Có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về hiện tượng đề kháng
kháng thuốc kháng sinh của các chủng Salmonella ở đàn vật nuôi và bệnh do vi
khuẩn này gây ra ở vịt như Nguyễn Ngọc Huân và cs (2008) [17]; Frederick
Adzitey và cs (2012) [40]; Irfan Ahmad Mir và cs (2015) [42].
Nghiên cứu dịch tễ bệnh Salmonellosis ở vịt nuôi tại huyện Yên Dũng, Bắc
Giang và yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được để bổ sung tư liệu
khoa học về dịch tễ học, đặc điểm của nguồn bệnh, tính gây bệnh của mầm bệnh,


2

từ đó mở ra hướng nghiên cứu mới về chẩn đoán, biện pháp khống chế hiệu quả
tình trạng thải trừ vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho vật nuôi và gây ngộ độc thực
phẩm cho người.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc tính sinh vật học của vi khuẩn Salmonella gây bệnh ở vịt nuôi tại

huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ về tình hình mang trùng, thải trừ mầm
bệnh và bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra (Salmonellosis) trên đàn vịt nuôi tại
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu một số yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được.
- Xác định đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella phân lập được.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi khuẩn Salmonella
gây ra (Salmonellosis) trên đàn vịt nuôi tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Bổ sung tư liệu khoa học về một số yếu tố độc lực của vi khuẩn Salmonella
phân lập được.
- Bổ sung tư liệu khoa học về đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella phân lập được.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho công tác phòng chống quản lý dịch
bệnh đối với tình trạng mang trùng và bài xuất mầm bệnh vi khuẩn Salmonella ở
vịt; góp phần hạn chế bệnh ở vịt nói riêng và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm ở
người do Salmonella nói chung.
- Kết quả nghiên cứu về yếu tố độc lực, tính kháng kháng sinh phục vụ cho
các nghiên cứu tiếp theo; để chế tạo Kit chẩn đoán nhanh thực phẩm nhiễm độc tố
do vi khuẩn Salmonella sản sinh; góp phần hạn chế tính kháng thuốc của
Salmonella nói riêng và vi khuẩn đường ruột nói chung.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×