Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------

NGUYỄN THỊ DUNG

ĐỊA LÍ GIAO THƠNG VẬN TẢI
TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Thông

HÀ NỘI - 2015
1


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học

LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn là tình u, lịng ham học hỏi, tìm tịi của tơi trong lĩnh vực
Địa lý học và để hoàn thiện được đề tài không thể thiếu sự giúp đỡ của nhà trường,
của khoa, của các thầy, cơ giáo, của gia đình người thân và tồn thể bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, GS.TS Lê Thơng đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
đến các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý, đặc biệt là thầy cơ giáo trong tổ Địa lí kinh
tế - xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn thạc sĩ của
mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang, Bộ Giao


thông vận tải, Cục đường bộ Việt Nam, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Thư viện khoa Địa lý... đã giúp đỡ tận tình trong việc thu thập tài liệu, số liệu phục
vụ đề tài.
Lời cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân bạn bè đã
động viên giúp đỡ tơi hồn thiện luận văn thạc sĩ một cách tốt đẹp.
Qúa trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo để bản luận văn hồn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Dung

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB:
ATGT:
ATK:
BOT:
BT:
BTDƯL:
BTN:
BTXM:
CNH:
CP:
CPTM:
ĐT:
FDI:

GDP:
GTNT:
GTVT:
HĐH:
HĐND:
HTX:
JBIC:
JICA:
KCHT:

Ngân hàng phát triển Châu Á
An tồn giao thơng
Vận tải khách
Đầu tư xây dựng kinh doanh
chuyển giao
Đầu tư xây dựng chuyển giao
Bê tông dự ứng lực
Bê tơng nhựa
Bê tơng xi măng
Cơng nghiệp hóa
Cấp phối
Cổ phần thương mại
Đường tỉnh
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Giao thông nông thôn
Giao thông vận tải
Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã

Ngân hàng Nhật Bản
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Kết cấu hạ tầng

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23

KDVT:
KH-UBND:
NQ-CP:
ODA:
QĐ-TTg:
QL:
TCVN:
TNHH:
TPCP:
TTLL:
UBND:
VTHKCC:
VTK:
WB:
XHCN:

Kinh doanh vận tải
Kế hoạch ủy ban nhân dân.
Nghị quyết chính phủ.
Qũy hỗ trợ phát triển
Quyết đinh thủ tướng
Quốc lộ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn

Trái phiếu chính phủ
Thơng tin liên lạc
Uỷ ban nhân dân
Vận tải hành khách công cộng
Vận tải khác
Ngân hàng thế giới
Xã hội chủ nghĩa


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
MỤC LỤC

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học

DANH MỤC BẢNG

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
Bản đồ 2: Bản đồ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giao thông vận tải tỉnh Bắc
Giang
Bản đồ 3: Bản đồ thực trạng phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang


Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài

1.

Trong nền kinh tế xã hội hiện đại, dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển của nền sản xuất và đời sống xã hội. Mặc dù, dịch vụ không
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng có ý nghĩa đặc biệt, đảm bảo cho sản
xuất cũng như đời sống được thông suốt: “Phi dịch bất hoạt”. Một trong những
ngành dịch vụ quan trọng chính là GTVT.
GTVT là một ngành kinh tế quan trọng trong hệ thống các ngành dịch vụ,
đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững. GTVT lạc hậu hay
tiến bộ đều chi phối mạnh mẽ tới mức độ thuận lợi hay khó khăn trong q trình
phát triển kinh tế - xã hội của bất kì một vùng lãnh thổ nào. Vì vậy, trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội nước ta, GTVT bao giờ cũng được xác định phải đi trước
một bước.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới và thực hiện CNH,
HĐH đất nước thì việc đầu tư và phát triển ngành GTVT được coi là cần thiết nhằm
mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tạo nên sự
phát triển thống nhất, đồng đều giữa các vùng miền của trong nước.
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, tiểu vùng Đơng
Bắc có nhiều quốc lộ quan trọng đi qua như: 1A, 31, 37, 279 và tuyến đường sắt
liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường - Bắc Kinh nối với Liên Bang
Nga, châu Âu đã tạo ra mối giao lưu kinh tế, thuận lợi cho phát triển thương mại,

dịch vụ, du lịch của các tỉnh trong nước với Trung Quốc và các nước trên thế giới.
Bắc Giang nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm
trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh,
là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc và ASEAN. Vì vậy, việc phát triển GTVT
của tỉnh Bắc Giang không chỉ mang ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh mà cịn có ý nghĩa liên vùng cả nước và quốc tế, góp phần giữ vững anh ninh
quốc phịng.
Trong những năm gần đây, GTVT Bắc Giang đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng của tỉnh và của cả nước. Nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp CNH,
7

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
HĐH của đất nước thì GTVT Bắc Giang vẫn chưa phát huy được hết các lợi thế có
sẵn của tỉnh và của vùng nên cần được đánh giá đúng thực trạng để có định hướng
và giải pháp phát triển hợp lí trong thời gian tới. Vì vậy, việc nghiên cứu GTVT tỉnh
Bắc Giang dưới góc độ địa lý là hết sức cần thiết.
Với mong muốn tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về ngành GTVT của tỉnh Bắc
Giang và những tác động của GTVT đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên
tác giả đã lựa chọn đề tài “Địa lí Giao thơng vận tải tỉnh Bắc Giang”làm luận văn
tốt nghiệp cao học cho mình.
Lịch sử nghiên cứu đề tài

2.

GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy đã có rất nhiều đề tài và cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này dưới

nhiều phương diện khác nhau.
Ở nước ta, từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, GTVT có rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu dưới góc độ khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, địa lí học, tiêu
biểu là: Bùi Nguyên Nhạc, Giao thông vận tải Việt Nam bước vào thế kỉ XXI (1999),
NXB Giao thông vận tải; Trần Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Hồng Mai, Địa lý giao
thông vận tải (2003), NXB Giao thông vận tải; Tổng cục thống kê (1996), Cơ sở hạ
tầng Việt Nam 10 năm đổi mới 1985-1995; Bộ giao thông vận tải (2001), Cơ sở hạ
tầng Việt Nam năm 2000. Các cơng trình này đều đề cập đến hoạt động và phát triển
ngành GTVT ở trong và ngồi nước.
Dưới góc độ địa lí học, trong các giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam
như: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (2003), Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh
Đức, NXB Giáo dục; Địa lý kinh tế - xã hội ViệtNam (2011), Lê Thông (chủ biên),
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội; Địa lý kinh tế- xã hội đại cương (2005), Nguyễn
Minh Tuệ (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội đã dành chương riêng giới
thiệu về ý nghĩa, điều kiện để phát triển GTVT, mạng lưới GTVT trên thế giới và
nước ta và các đầu mối chủ yếu. Trong cuốnĐịa lý dịch vụ 1 – Địa lý giao thông
vận tải do tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên) năm 2011, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội đã nêu rõ cơ sở lý luận của các ngành GTVT và địa lý các
ngành GTVT của nước ta.

8

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Báo cáo Chiến lược phát triển giao thông: chuyển đổi, cải cách, quản lý bền
vững (năm 2006) của Ngân hàng Thế giới cơng bố, có 6 báo cáo về những thách thức
đối với cơ sở hạ tầng Việt Nam, với nhiều đóng góp của các chuyên gia quốc tế.
Ngồi ra, Chiến lược quy hoạch và chính sách phát triển GTVT Việt Nam

đến năm 2020, 2030, NXB Giao thông vận tải, đã tổng hợp về hiện trạng GTVT và
đưa ra các chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển GTVT.
Bộ Giao thông vận tải cũng công bố các chiến lược phát triển GTVT như:
-

Chiến lược phát triển giao thơng vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, định hướng đến

-

năm 2050.
Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
Về các đề tài luận văn thạc sĩ đã bảo vệ gần đây trong chuyên ngành địa lý
học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội có một số đề tài về GTVT tiêu biểu là: Địa
lý GTVT đường ô tô Việt Nam (2009) của Nguyễn Thị Thu Hoài; Địa lý GTVT
đường sắt Việt Nam (2009) của Lê Thị Quế; Địa lý GTVT đường thủy Việt Nam
(2009) của Nguyễn Thị Minh Hương; Địa lý GTVT đường hàng không Việt Nam
(2009) của Vũ Thị Ngọc Phước. Một số đề tài nghiên cứu về Địa lý GTVT ở các
tỉnh như: Kết cấu hạ tầng GTVT tỉnh Quảng Ninh (2011) của Bùi Thị Hải Yến, Địa
lý GTVT TP.Hải Phòng (2012) của Lưu Thị Thu Hà, Địa lý GTVT tỉnh Phú Thọ của
Nguyễn Thị Châu Loan, Địa lý GTVT tỉnh Nghệ An của Nguyễn Thị Hằng,... Về
tỉnh Bắc Giang cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về GTVT.
Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài

3.

3.1 Mục đích

Từ những tổng quan về lý luận và thực tiễn về địa lý GTVT, đề tài tập trung

phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển và kết quả hoạt động GTVT,
từ đó đề xuất ra các giải pháp phát triển ngành GTVT tỉnh Bắc Giang trong thời
gian tới nhằm tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh trong
quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài

9

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ
yếu sau:
-

Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về GTVT dưới góc đợ địa lí học.

-

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng phát triển và
phân bố GTVT tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất giải pháp để phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2030.

3.3 Giới hạn

Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát

-


triển, phân bố và thực trạng phát triển của ngành GTVT tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2000 – 2013: về mạng lưới GTVT, kết quả hoạt động của ngành GTVT
Về lãnh thổ: Đề tài chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Giang

-

và có chú ý tới sự phân hố theo đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương.
Đồng thời có liên hệ với các tỉnh lân cận và tiểu vùng Đông Bắc.
Về thời gian: Đề tài tập trung trong giai đoạn 2000 – 2013 và tầm nhìn

-

đến 2030.
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.

4.1 Quan điểm
4.1.1

Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa lý nói
chung và địa lí kinh tế - xã hội nói riêng và xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu
của Địa lý kinh tế - xã hội. Các đối tượng này rất phong phú, đa dạng và chịu sự tác
động của nhiều nhân tố và có sự phân hóa trong khơng gian với mối quan hệ nhiều
chiều. Vì thế, quan điểm này địi hỏi việc phân tích đối tượng nghiên cứu trong sự
vận động biến đổi, trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành
chúng và với các hệ thống khác.
Vì vậy khi nghiên cứu về ngành giao thông vận tải phải nghiên cứu trong
mối quan hệ tác động của vị trí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh

hưởng chi phối nhau. Trên cơ sở đó để có được những đánh giá mang tính tổng thể
nhằm khai thác tổng hợp giao thông của tỉnh Bắc Giang.

4.1.2

Quan điểm hệ thống
10

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Một lãnh thổ dù rộng hay hẹp đều có cấu trúc nhất định, các yếu tố trong một
lãnh thổ ln có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống nhất và
hoàn chỉnh, đồng thời nó cũng là một bộ phận của lãnh thổ cao cấp hơn.
GTVT là ngành kinh tế quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với các ngành
kinh tế khác. Bất kì một ngành kinh tế nào muốn phát triển đều phải dựa vào sự
phát triển của GTVT và ngược lại sự phát triển của các ngành kinh tế sẽ góp phần
thúc đẩy GTVT phát triển. Vì vậy, nghiên cứu cần chú ý đến tác động, ảnh hưởng
giữa các ngành kinh tế với GTVT cũng như những tác động của xã hội tới GTVT.
4.1.3

Quan điểm lãnh thổ
Bắc Giang là tỉnh trung du và miền núi thuộc tiểu vùng Đông Bắc,có đường
quốc lộ quan trọng như: 1A, 31, 37, 279 đi qua, tiếp giáp với nhiều tỉnh tiểu vùng
Đông Bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang và vùng Đồng
bằng Sơng Hồng. Vì vậy việc nghiên cứu GTVT tỉnh Bắc Giang phải được đặt
trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh, trong mối quan hệ với các tỉnh trong vùng và với
các nước trên thế giới.


4.1.4

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng không ngừng biến đổi theo không gian và thời gian.
Sự phát triển GTVT khơng nằm ngồi quy luật đó. Chính vì vậy, cần phải xem xét
sự phát triển giao thông vận tải trong từng giao đoạn lịch sử và đặt nó trong từng
giai đoạn cụ thể, đặt nó trong mối quan hệ thay đổi về thể chế, chính sách kinh tế,
xã hội ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó có thể đánh giá những khả năng, triển vọng
phát triển và đưa ra quy hoạch phát triển mạng lưới GTVT tỉnh Bắc Giang trong
những giai đoạn tiếp theo.
4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Bắc Giang là một tỉnh giàu tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ,
và có nguồn nhân lực dồi dào. Do vậy cần phải nhanh chóng hồn chỉnh, phát triển
một hệ thống giao thông hiện đại nhằm tạo tiền đề cho sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, củng cố an ninh quốc phịng.
Sự phát triển của ngành GTVT sẽ là động lực cho sự phát triển các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, song cần xem xét sự phát triển trong mối quan hệ tác động đến các

11

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
ngành khác như du lịch, môi trường… sao cho đảm bảo sự phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội - môi trường.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Để đánh giá đầy đủ và đúng đắn sự phát triển ngành giao thông vận tải của
tỉnh Bắc Giang, cần thu thập và xử lí nhiều nguồn số liệu khác nhau.
- Nguồn từ các cơ quan chức năng của tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh, sở giao
thông vận tải, sở kế hoạch đầu tư.
- Số liệu thống kê từ niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang và Việt Nam.
- Các chương trình, dự án, các đề tài nghiên cứu về mạng lưới giao thơng vận
tải của các bộ, ban ngành có liên quan.
- Các giáo trình, sách tham khảo, luận văn có liên quan đến GTVT của Việt Nam.
- Các websites chuyên ngành.

4.2.2

Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các tư liệu và số liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá và phát hiện vấn đề.
4.2.3Phương pháp thực địa
Để có những đánh giá, nhìn nhận khách quan về vấn đề nghiên cứu, tác giả
đã tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đó bổ sung
thêm các kiến thức thực tế và sưu tầm tranh ảnh minh hoạ cho luận văn thêm phong
phú và có tính thuyết phục.
Phương pháp bản đồ, GIS

4.2.4

Trên cơ sở các bản đồ có sẵn liên quan đến đề tài như: bản đồ tự nhiên, dân
cư kinh tế để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến GTVT. Từ bản đồ hiện trạng
GTVT, bản đồ quy hoạch GTVT đến 2020 và định hướng đến 2030 để đánh giá
thực trạng phân bố và phát triển GTVT. Trên cơ sở dữ liệu bằng công cụ GIS tác giả
đã thành lập một số bản đồ thể hiện kết quả nghiên cứu của đề tài như: bản đồ hành
chính tỉnh Bắc Giang, bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến GTVT tỉnh Bắc Giang,

bản đồ thực trạng GTVT tỉnh Bắc Giang.
12

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Phương pháp dự báo

4.2.5

GTVT là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội nên việc phân tích và dự
báo xu hướng phát triển của ngành trong tương lai là hết sức cần thiết. Trong việc
xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thì việc phát triển GTVT bao giờ
cũng được đề cập tới và thường được đầu tư trước để làm tiền đề khai thác một
vùng lãnh thổ.
Đề tài được thực hiện tuân theo nhiều quan điểm và bằng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các quan điểm và phương pháp trên không tách
rời mà được phối hợp với nhau, vận dụng một cách tổng hợp trong các giai đoạn
nghiên cứu của tác giả mang lại bức tranh tồn cảnh về GTVT tỉnh Bắc Giang.
Những đóng góp của đề tài

5.

Luận văn có một số đóng góp chủ yếu sau đây:
-

Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về GTVT

-


Làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động GTVT tỉnh Bắc Giang.
Làm sáng tỏ được hệ thống mạng lưới giao thông cũng như hoạt động vận tải

-

ở địa bàn nghiên cứu.
Đề xuất được những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả cũng như phát

-

triển hợp lý và có chất lượng ngành GTVT tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Cấu trúc luận văn

6.

Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận
Trong phần nội dung bao gồm 3 chương:
-

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lý GTVT

-

Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển và phân bố GTVT tỉnh
Bắc Giang

-


Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển ngành GTVT tỉnh Bắc Giang đến
năm 2030

13

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ
GIAO THƠNG VẬN TẢI
1.1 Cơ sở lí luận
Khái niệm

1.1.1

Theo C.Mác: “Ngồi ngành khai khống, ngành nơng nghiệp và cơng nghiệp
chế biến ra, cịn có một ngành sản xuất vật chất thứ tư nữa, ngành đó cũng trải qua
ba giai đoạn sản xuất khác nhau là thủ cơng nghiệp, cơng trường thủ cơng và cơ khí.
Đó là ngành vận tải, không kể vận tải, không kể vận tải người hay hàng hóa”. [17]
-Phân loại:
Theo loại hình, GTVT được chia thành:
+ Vận tải đường bộ (đường ô tô, đường sắt)
+ Vận tải đường thủy (đường sông, đường biển)
+ Vận tải đường hàng không
+ Vận tải đường ống
Theo nhiệm vụ, GTVT có:
+ Vận tải cơng cộng phục vụ chung cho lĩnh vực lưu thông và dân cư
+ Vận tải chuyên dùng (trong nội bộ ngành sản xuất)

+ Vận tải dùng riêng cho cá nhân
Vai trò của ngành GTVT

1.1.2

GTVT là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ nên nó có vai trị ngày càng quan
trọng trong mọi hoạt động của đất nước từ kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến an ninh
quốc phịng. Vai trị to lớn đó của ngành GTVT được thể hiện qua những khía cạnh
chủ yếu sau: [17]
1.1.2.1. Vai trị của giao thơng vận tải đối với sự phát triển nền kinh tế
GTVT tham gia vào quá trình cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng
lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm cuối cùng đến thị trường tiêu thụ.
Điều đó giúp sự hình thành và phát triển của các quá trình sản xuất, lưu thơng, phân
phối trong xã hội. Như vậy, các quá trình này dù quan trọng đến mấy cũng không
thể thiếu được sự tham gia của ngành GTVT. Hay nói cách khác, ngành GTVT có
vai trị quan trong đối với sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.
14

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
- Đối với ngành công nghiệp: GTVT đảm nhiệm các khâu cung cấp nguyên,
nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho cơng nghiệp. Vì thế, khi GTVT hoạt động kém
thì cơng nghiệp khơng thể hoạt động. Giao thơng vận tải cịn ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm cơng nghiệp. Chỉ tính riêng các khâu vận chuyển trong nội bộ xí
nghiệp (bao gồm các việc bốc dỡ, di chuyển trên mặt bằng, trên các băng tải…) đã
chiếm tới 22% giá thành sản phẩm. Đối với một số ngành công nghiệp như công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thì chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng chiếm phần lớn giá thành sản phẩm.

- Đối với ngành nông nghiệp: nếu giao thông vận tải không phát triển thì
khơng thể nói đến sự phát triển của nền nơng nghiệp thâm canh và chun mơn hóa.
Bởi vì khi đó, nơng nghiệp khơng được cung cấp kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu,
máy móc, vật tư; sản phẩm nông nghiệp không được chuyên chở kịp thời sẽ bị
hỏng, chất lượng không đảm bảo… trước khi đến được nơi chế biến và tiêu thụ.
- Đối với thương mại – du lịch: sự phân bố hợp lí các điểm bán bn sẽ làm
giảm khối lượng ln chuyển hàng hóa tới mức tối ưu. Còn việc tăng số lượng các
điểm bán lẻ lại làm tăng sự luân chuyển hàng hóa bán lẻ. Còn đối với ngành du lịch,
sự phát triển của ngành GTVT tạo điều kiện biến các tiềm năng du lịch thành hiện
thực, đảm bảo sự di chuyển của con người trong các chuyến du lịch xa cũng như tạo
điều kiện khai thác sớm và có hiệu quả các đối tượng du lịch.
1.1.2.2 Giao thơng vận tải có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố sản xuất
Nguyên tắc trong phân bố sản xuất là phải làm sao cho tổng chi phí về chuyên
chở các sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra phải nhỏ nhất. Nên khi GTVT phát triển
sẽ giảm được chi phí vận tải, tăng tốc độ vận chuyển, độ an tồn thì các ngành sản
xuất mới có điều kiện mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm và quy mơ sản xuất.
GTVT có ý nghĩa quan trọng đối với sự phân bố lãnh thổ, lực lượng sản xuất
và phát triển vùng. Nếu GTVT được tổ chức và phân bố hợp lí nó sẽ tạo điều kiện
kết nối các trung tâm tăng trưởng hình thành nên vùng kinh tế mới, hình thành nên
các “dải’, các “hành lang” kinh tế. GTVT cịn giúp kết nối những vùng xa xơi, hẻo
lãnh đến các tuyến đường chính góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo. Bản
thân mỗi đầu mối GTVT lại là một trong những yếu tố tạo vùng, tác động vào bộ
máy sản xuất của vùng góp phần hình thành nhiều vùng chun mơn hóa.
15

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Ví dụ: 90% đầu tư vào hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phịng sẽ khơng diễn

ra được nếu như khơng có việc đầu tư, cải tạo nâng cấp quốc lộ 5 kết nối đến cảng
Hải Phịng.
1.1.2.3 Giao thơng vận tải là tiền đề và là phương tiện cần thiết của phân
công lao động theo lãnh thổ (quốc tế và trong nước), đồng thời cũng là kết quả của
sự phát triển phân công lao động theo lãnh thổ
GTVT cùng với mạng lưới đường các loại được ví như huyết mạch trong cơ
thể. Nhờ có ngành này mà phân công lao động giữa các ngành và các vùng trong
nước được thực hiện có hiệu quả. Bất cứ một quốc gia hay một vùng nào tham gia
phân công lao động theo lãnh thổ cũng được thể hiện ở hai khía cạnh. Đó là cung
cấp sản phẩm chun mơn hóa của mình cho các vùng khác trong nước và tiêu thụ
sản phẩm chun mơn hóa của các vùng khác.
1.1.2.4 Giao thông vận tải ảnh hưởng đến quần cư, đời sống văn hóa, xã hội,
chính trị và an ninh quốc phòng
GTVT giúp cho hoạt động sinh hoạt của dân cư được thuận tiện hơn. Các
đầu mối GTVT các trục đường giao thơng có sức hút rất lớn đối với dân cư.
GTVT làm cho sự giao thương giữa các địa phương trong nước được mật
thiết, dễ dàng hơn; sự quản lí của chính quyền các cấp được chặt chẽ hơn. Như vậy,
hoạt động của ngành GTVT góp phần tăng cường tính thống nhất mọi mặt của đất
nước. GTVT phát triển và hoạt động tốt cho phép xây dựng tập trung các cơng trình
y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ cơng cộng và khác có hiệu quả hơn cơng suất của
các cơng trình này.
GTVT góp phần làm giảm sự chênh lệch vùng, nâng cao đời sống vật chất,
giảm tỉ lệ nghèo đói ở các địa phương. Trong nghiên cứu của tác giả Larsen và các
đồng nghiệp về phân tích mối liên hệ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm
nghèo năm 2004 cho thấy: “Nếu đầu tư 1% GDP của tỉnh vào GTVT sẽ giảm 0,5 –
1% tỉ lệ đói nghèo và nếu đầu tư 50 triệu USD vào GTVT sẽ giảm 6 – 7% tỉ lệ đói
nghèo trong 15 tỉnh nghèo nhất”.[22]
GTVT cũng có vai trị quan trọng đối với an ninh quốc phịng, vì mọi hoạt
động tác chiến, hậu cần đều cần phải có sự tham gia của hoạt động GTVT.


16

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Chính vì vậy, trình độ phát triển của ngành GTVT có thể dùng làm thước đo
về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc điểm của ngành GTVT

1.1.3

GTVT có những đặc điểm sau đây: [17]
1.1.3.1

Sự chuyên chở là sản phẩm đặc thù của ngành giao thông vận tải
C.Mác đã khẳng định, GTVT là ngành sản xuất vật chất quan trọng của xã
hội và đứng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất
nông nghiệp. Đối với tất cả các ngành sản xuất vật chất, sản phẩm được tạo ra là
những sản phẩm cụ thể, hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy được, cầm nắm
được, sử dụng được cho đời sống hoặc cho sản xuất. Chẳng hạn như sản xuất nơng
nghiệp có hàng loạt sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống, từ cái ăn hàng ngày
đến nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm. Cũng tương tự như vậy, sản phẩm của ngành công nghiệp cũng rất
phong phú và đa dạng. Từ những sản phẩm tiêu dùng đơn giản hằng ngày như quần
áo, giày dép và những sản phẩm phức tạp như máy móc, trang thiết bị là tư liệu sản
xuất cho ngành kinh tế khác.
GTVT là ngành dịch vụ, cũng giống như đặc điểm các ngành dịch vụ nói
chung là bản thân khơng trực tiếp tạo ra của cải vật chất, cũng không làm tăng khối
lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi

này sang nơi khác. Bằng cách đó, GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm
được xuất ra. Khác với nông nghiệp và cơng nghiệp, đây là những sản phẩm vơ
hình. Ví dụ như sản phẩm của ngành nơng nghiệp bán tại nơi sản xuất thì giá trị
thấp hơn so với vận chuyển chúng đến những nơi nông nghiệp không làm ra sản
phẩm đó. Hạt muối được làm từ nước biển khi có mặt ở sâu trong nội địa được bán
với giá cao hơn nhiều so với nơi sản xuất. Chính vì vậy, ngồi giá thành sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm và tiền lãi của doanh nghiệp phải cộng thêm giá trị vận chuyển
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Như vậy, cơng lao động vận tải tính trong hạt muối
là vơ hình. Sản phẩm này tuy vơ hình nhưng lại làm tăng giá trị hàng hóa, thậm chí
lên rất nhiều lần.
Qua phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng sản phẩm của GTVT là sự
chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Chất lượng của sản phẩm
17

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
này được tính bằng một số tiêu chí như tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an
tồn, cho hàng khách và hàng hóa.
Các sản phẩm nơng nghiệp, cơng nghiệp thường được tính bằng một đơn vị
đo cho mỗi sản phẩm. Thí dụ, lúa gạo sản xuất ra được tính bằng đơn vị đo trọng
lượng (tạ, tấn). Tương tự như vậy, than, thép được tính bằng tấn, vải lụa – mét, rượu
bia – lít,...Cịn để tính khối lượng vận tải, người ta dùng 2 đơn vị đo là khối lượng
vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng được vận chuyển) và khối lượng luân
chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km). Gía của sản phẩm chính là cước phí vận
chuyển.
1.1.3.2

Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu và lao động

GTVT là ngành tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu như xăng, dầu… (gần ¼ lượng
nhiên liệu khai thác được của thế giới là phục vụ cho ngành vận tải). GTVT cũng là
ngành cần rất nhiều nguyên liệu như sắt, thép… để sản xuất ra các phương tiện vận
tải như ô tô, tàu hỏa, mạng lưới đường ray, ga tàu, cảng biển, bến bãi…Đây là
ngành tiêu thụ 1/3 sản lượng của ngành luyện kim đen và khoảng 70% sản lượng
cao su thế giới. Vì thế, ngành GTVT có mối quan hệ qua lại mật thiết với các ngành
kinh tế khác. Ngành này phát triển sẽ tạo điều kiện các ngành kinh tế khác cùng
phát triển. Ngược lại, sự phát triển của các ngành kinh tế khác lại trở thành tiền đề
để phát triển GTVT.
Ngành GTVT thu hút rất nhiều lao động. Bên cạnh số lao động tham gia trực
tiếp vào các hoạt động vận tải cịn có một bộ phận đơng đảo lao động gián tiếp. Và
nguồn lao động này nhìn chung có tay nghề và trình độ chun mơn.

1.1.3.3

GTVT có sự phân bố rất đặc thù
Sự phân bố GTVT rất đặc biệt , khác hẳn những ngành kinh tế khác.
Đối với nông nghiệp, sự phân bố của ngành (chủ yếu là trồng trọt) là phân
tán theo khơng gian và được lí giải liên quan đến đặc điểm quan trọng hàng đầu của
nơng nghiệp. Đó là đất trồng được coi như tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể
thay đổi được. Một khi tư liệu sản xuất chính là đất trồng thì sự phân bố của ngành
trồng trọt phải trải rộng theo không gian. Đối với công nghiệp lại khác hẳn. Sản
xuất cơng nghiệp có sự tập trung (trừ cơng nghiệp khai khoáng và khai thác gỗ).

18

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học

Điều đó gắn liền với một trong những đặc điểm của ngành là có tính chất tập trung
cao độ cả về vốn đầu tư, tư liệu sản xuất, nguồn lao động và sản phẩm.
Sự phân bố của GTVT không giống với hai ngành trên. Hoạt động của ngành
diễn ra theo mạng lưới các tuyến và đầu mối (hay nút) cụ thể. Trên phạm vi cả nước
hình thành một mạng lưới giao thông bao gồm nhiều tuyến khác nhau và một số đầu
mối giao thơng quan trọng có ý nghĩa quốc gia (hoặc địa phương).
1.1.4. Các nhân tốảnh hưởng đến ngành GTVT
1.1.4.1.
Vị trí địa lí

Vị trí thường quy định sự có mặt của các loại hình giao thơng vận tải, vì vậy
khi phát triển GTVT cần cân nhắc đến đặc điểm của vị trí địa lí. Các đảo, quẩn đảo
thường phát triển GTVT đường thủy, đường hàng không để giao lưu quốc tế. Vị trí
ở vùng cực chỉ có thể phát triển GTVT đường hàng khơng, xe trượt tuyết, đường
thủy với tàu phá băng. Những khu vực có vị trí địa lý về giao thơng thuận lợi có thế
mạnh rất lớn trong phát triển KT-XH. Vị trí địa lí được coi là lợi thế so sánh trọng
trong quá trình khai thác lãnh thổ.
Việt Nam nằm ở rìa đơng của bán đảo Đơng Dương, có đường biển dài
3.260km chạy từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; lại nằm ở vị trí “ngã ba” là cầu nối
giữa Đơng Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo; là của ngõ ra biển tốt nhất của
Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Tây Nam Trung Quốc. Vì vậy, nước ta có
thể phát triển mạnh GTVT đường biển và đường bộ.
Điều kiện tự nhiên

1.1.4.2.

a. Địa hình

Địa hình là yếu tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố giao thông
theo vùng.

Ở những vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng mật độ đường giao thông dày
đặc hơn và tập trung nhiều loại hình phương tiện GTVT hơn các vùng khác.
Ở vùng đồi núi, địa hình dốc và bị chia cắt nên thường gây khó khăn cho
việc xây dựng các cơng trình GTVT. Đối với các tuyến đường bộ phần lớn là quanh
co để giảm bớt độ dốc của tuyến đường và dựa theo các đường bình độ. Cịn các
tuyến đường sắt cách tốt nhất để giảm bớt độ cao, sự quanh co của địa hình thường
phải xây dựng các tuyến đường hầm xuyên núi.
b. Khí hậu
19

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động vận tải, nó tạo ra “tình
địa đới” và “tính mùa” trong hoạt động giao thơng vận tải.
Ở những vùng hoang mạc, lạc đà là phương tiện vận tải truyền thống nhưng
ngày nay bên cạnh phương tiện vận tải thơ sơ đấy cịn có những phương tiện vận tải
hữu hiệu quan trọng như ơ tơ. Cịn ở những ôn đới, các xe gạt tuyết phải làm việc
nhiều hơn trong mùa đông. Trong các phương tiện vận tải phải có các hệ thống lị
sưởi, sử dụng các loại dầu bôi trơn chịu được nhiệt độ thấp, hệ thống đèn chống
sương mù… Đối với các vùng cận cực lạnh giá, bên cạnh những chiếc xe quệt
người ta còn sử dụng máy bay trực thăng, tàu phá băng…
Tính mùa khí hậu tạo ra tình mùa vụ của nhiều ngành kinh tế, vì thế cũng tác
động mạnh mẽ hơn tới tính mùa của hoạt động vận tải. Ở các nước nhiệt đới, nhìn
chung hoạt động giao thơng vận tải có thể diễn ra quanh năm nhưng cũng gặp
khơng ít khó khăn với những loại hình thời tiết xấu như bão, lũ lụt, hạn hán… Đối
với những nước ở vùng ôn đới và hàn đới hoạt động vận tải về mùa đông thường bị
cản trở do băng tuyết.
c. Hệ thống sông ngịi


Mạng lưới sơng ngịi và chế độ dịng chảy có ảnh hưởng rất lớn đến vận tải
thủy nội địa. Các hệ thống sông tạo nên các lưu vực vận tải nên nơi nào có địa hình
bằng phẳng, có mật độ sơng ngịi dày đặc sẽ tạo điều kiện cho hệ thống giao thơng
đường thủy phát triển.
Chế độ dịng chảy và thủy chế của sơng ngịi có ảnh hưởng lớn đến hệ thống
thông tin đường sông và việc xây dựng các cơng trình chỉnh trị dịng chảy (như kè
sơng…) và các cảng sơng.
Đối với giao thơng đường biển thì các yếu tố như địa hình bờ biển, chế độ
hải văn, các dịng hải lưu cũng như các thiên tai có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân
bố các cảng biển và hoạt động của các tuyến giao thơng trên biển.
Ví dụ: thông thường các cảng biển trên thế giới được xây dựng ở những
vùng biển kín gió, các đảo tự nhiên chắn sóng hoặc ở các cửa sơng, các bán đảo…
Ở những nơi gặp gỡ của hai dịng biển nóng và lạnh thường gây ra hiện tượng
sương mù gây khó khăn cho hoạt động của các phương tiện tàu thuyền khi đi qua
đây.
20

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
d. Tài nguyên khoáng sản

Sự phân bố các mỏ khống sản sẽ tạo điều kiện hình thành các tuyến giao
thơng mới. Do muốn khai thác được khống sản thì cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng
mà trong đó GTVT phải đi trước một bước.
Trữ lượng, sự tập trung nhiều khống sản trên một lãnh thổ có ảnh hưởng lớn
đến lưu lượng vận chuyển trên các tuyến giao thơng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng
phát triển của mạng lưới giao thông. Do sản lượng khai thác khoáng sản tăng sẽ

thúc đẩy nhu cầu vận chuyển trên các tuyến giao thơng.
Như vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng mạnh tới GTVT về lựa chọn cơ
cấu loại hình vận tải, cơng tác thiết kế, chi phí đầu tư, hoạt động… Tuy nhiên,
những khó khăn của điều kiện tự nhiên vẫn có thể khắc phục được khi trình độ khoa
học cơng nghệ ngày càng phát triển. Vì vậy nhân tố tự nhiên chỉ đóng vai trị quan
trọng trong sự phát triển của ngành GTVT.
Kinh tế - xã hội

1.1.4.3.

Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển, phân bố ngành GTVT do các ngành kinh tế là khách
hàng của ngành này. Mặt khác, các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng góp phần
trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành GTVT.
a. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

Các ngành kinh tế là khách hàng chính của ngành GTVT, chính vì vậy, sự
phát triển của các ngành kinh tế được phản ánh rõ ở một số chỉ tiêu chính về vận tải
như khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển, luân chuyển, cự li vận
chuyển...
Ngoài ra, sự tăng trưởng của nền kinh tế còn giúp đẩy nhanh việc xây dựng
cơ sở vật chất cho ngành GTVT và gián tiếp đẩy nhanh q trình đơ thị hóa.
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng đến sự phát triển,
phân bố, hoạt động của mạng lưới GTVT. Sự tập trung công nghiệp thành các điểm,
tuyến, cụm và khu công nghiệp làm tăng cường các luồng vận chuyển trên một lãnh
thổ. Mối quan hệ giữa tập trung công nghiệp và mở rộng quy mơ sản xuất có liên
quan đến sự mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, điều này tạo
điều kiện tăng khối lượng vận chuyển cũng như cự li vận chuyển.
21


Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là thương mại và du lịch gắn liền với sự
chuyên chở hành khách, vận tải hàng hóa. Tổ chức lãnh thổ du lịch, số lượng khách
du lịch hay việc phát triển các tour du lịch để ảnh hưởng tới khối lượng hành khách
vận chuyển, phương tiện vận chuyển... Hoạt động nội thương và ngoại thương đặc
biệt là sự phân bố mạng lưới bán bn bán lẻ hàng hóa góp phần làm sơi động hoạt
động vận tải hàng hóa.
Nơng nghiệp thâm canh đòi hỏi nguồn cung ứng vật tư đầu vào kịp thời mùa
vụ, nơng nghiệp càng chun mơn hóa sâu sắc thì yêu cầu vận chuyển nguyên liệu,
sản phẩm tới nơi chế biến, tiêu thụ càng yêu cầu cao hơn. Đây chính là động lực
thúc đẩy ngành GTVT phát triển mạnh.
b. Sự tổ chức lãnh thổ của nền kinh tế.

Tổ chức lãnh thổ GTVT là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nền kinh tế quốc
dân, do đó GTVT có tác động mạnh đến tổ chức lãnh thổ nền kinh tế. Ngược lại, tổ
chức lãnh thổ nền kinh tế cũng có tác động ngược lại đối với ngành GTVT. Sự phân
bố các cơ sở kinh tế quy định hướng và cường độ các mối liên hệ vận tải và các luồng
hàng vận chuyển. Sự chun mơn hóa giữa các vùng kinh tế càng trở nên sâu sắc thì
càng mở rộng mối liên hệ vùng, càng đòi hỏi mạng lưới GTVT phát triển.
c. Sự phân bố dân cư, các thành phố lớn và đô thị

Sự phân bố dân cư, đặc biệt trong các thành phố và các chùm đô thị có ảnh
hưởng sâu sắc tới mạng lưới GTVT , tạo ra hình thái đặc biệt là GTVT đơ thị. Dân
cư là đối tượng khách hàng hướng tới của ngành GTVT, số lượng dân đơng thì có
nhu cầu đi lại càng nhiều. Điều này lí giải vì sao những khu đơng dân cư như các đơ
thị lớn thì mật độ giao thơng lại dày đặc hơn với sự có mặt của hầu hết các loại hình
vận tải và hoạt động với cơng suất gần như tối đa.

d. Đường lối chính sách

Các chính sách đầu tư có vai trị là địn bẩy, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của GTVT. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều thấy rõ được vai trò
quan trọng của ngành GTVT đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
và an ninh quốc phòng. Ngành GTVT thường được dầu tư đi trước một bước. Nhà
22

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
nước cùng với các quy chế, khuôn chính sách cho phép xây dựng các quy hoạch
phát triển GTVT phù hợp với mỗi quốc gia.
e. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là tiến bộ trong kỹ thuật xây
dựng đã khắc phục được phần nào những khó khăn về mặt tự nhiên. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, con người thường đòi hỏi cao hơn về các phương tiện
vận chuyển về tốc độ, sự tiện nghi đến độ an tồn... điều này địi hỏi khoa học kỹ
thuật và công nghệ cần được nghiên cứu và ứng dụng để đáp ứng nhu cầu trên.
Ngoài ra, việc đầu tư cho khoa học và công nghệ áp dụng cho xây dựng, thiết kế các
cơng trình giúp giảm chi phí đầu tư, nhân lực và rút ngắn thời gian thi cơng.
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá

Để đánh giá hoạt động GTVT của một quốc gia, vùng lãnh thổ, người ta
thường sử dụng hai nhóm chỉ tiêu là mạng lưới GTVT và hoạt đợng vận tải. Mỗi
nhóm chỉ tiêu sẽ phản ánh một khía cạnh nhất định của mạng lưới GTVT.
Các tiêu chí về mạng lưới giao thơng


1.1.5.1.

a. Mạng lưới đường
-

Tổng chiều dài hệ thống đường (đơn vị tính là km)

-

Mạng lưới đường các loại:
+ Đường bộ: quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, giao thông nông thôn (hay đường
liên huyện, xã, bến xe)
+ Đường sắt: tuyến đường, nhà ga
+ Đường sông: các luồng – tuyến, hệ thống cảng

b. Mật độ đường

- Mật độ mạng lưới đường so với diện tích: được xác định bằng tương quan
giữa chiều dài của hệ thớng đường so với diện tích tự nhiên tương ứng trên lãnh thổ.
Đơn vị tính là km/1000km2 (hoặc km/km2).

23

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Công thức tính như sau:
δđ =


∑ Lđ
∑F

x 1000

Trong đó:
δđ

: Mật độ mạng lưới đường (km/1000km2)

∑ Lđ
∑F
-

: Tổng chiều dài của các loại đường giao thông (km)

: Tổng diện tích của vùng tương ứng (km2)

Mật độ mạng lưới đường so với dân số: được xác định bằng tương quan giữa chiều
dài hệ thống đường so với số người tương ứng trên lãnh thổ. Đơn vị tính là km/1000
người.
Công thức tính như sau:
δt =

∑ Lt
∑F

x 1000

Trong đó:

δt

: Mật độ mạng lưới tuyến (km/1000 người)

∑ Lt
∑F

: Tổng chiều dài của các đường giao thông (km)
: Tổng dân số của vùng tương ứng (người)

Các chỉ tiêu này đối với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có độ lớn khác nhau. Tuy
nhiên, độ lớn của chỉ tiêu này không phải là càng lớn càng tốt, bởi vì khi mật độ
mạng lưới đường càng cao thì thuận tiện cho việc đi lại nhưng lại gây cản trở lớn
đến quá trình hoạt động của các phương tiện vận tải.
c. Chất lượng đường

24

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


Địa lí GTVT tỉnh Bắc Giang - Luận văn thạc sĩ Địa lý học
Đường bộ: Tỷ lệ kết cấu mặt đường bộ phân theo mặt đường nhựa – bê

-

tông xi măng, mặt đường đá dăm – cấp phối, mặt đường gạch – đất; Tỷ lệ đường
tốt, trung bình, xấu.
Đường sắt: khổ đường, cấp đường; độ dốc hạn chế; nền đường; cấu trúc


-

tầng trên; thơng tin tín hiệu…
Đường thủy: chiều dài, chiều rộng, chiều sâu tuyến luồng, phân loại cảng.

-

Các tiêu chí vận tải

1.1.5.2.

Chất lượng và khối lượng phục vụ của hoạt động vận tải được đo bằng các
nhóm chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu doanh thu vận tải và bốc xếp; chỉ tiêu năng lực
vận tải; chỉ tiêu phương tiện vận tải.
a. Doanh thu vận tải
-

Tổng doanh thu (triệu đồng hoặc tỉ đồng)

-

Phân theo ngành vận tải
+ Đường ô tô
+ Đường sắt
+ Đường thủy

b. Năng lực vận tải


Khối lượng vận chuyển

Khối lượng hàng hóa hoặc hành khách do ngành GTVT đã vận chuyển được,
không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển.

-

Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa
đã vận chuyển (kể cả bao bì). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau
khi kết thúc q trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định
trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận.
Đơn vị tính khối lượng hàng hóa vận chuyển là tấn (hoặc nghìn tấn, triệu tấn)

-

Số lượng hành khách vận chuyển là số hành khách thực tế đã được vận chuyển.
Đơn vị tính số lượng hành khách vận chuyển là lượt người (hoặc nghìn lượt người,
triệu lượt người)



Khối lượng ln chuyển
Khối lượng hàng hóa hoặc hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài
của quãng đường vận chuyển.
25

Học viên: Nguyễn Thị Dung - K23


×