Khóa PROS – LUYỆN THI THPT QG 2018
– GV: Lại Đắc Hợp
Facebook: laidachop
THI ONLINE – CHỦ ĐỀ 19:
DAO ĐỘNG TẮT DẦN. CỘNG HƯỞNG
Chương 1: DAO ĐỘNG CƠ HỌC
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: PROS 2018 – Khoá: PROS – LUYỆN THI THPT QG 2018]
I. Nhận biết
Câu 1 [458745]: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A.Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
C.Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
D.Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
Câu 2 [458735]: Phát biểu nào sau đâu nói sai về dao động tắt dần
A.Cơ năng của dao động giảm dần.
B. Lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C.Tần số dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
D.Biên độ dao động giảm dần.
Câu 3 [453352]: Dao động cưỡng bức của một vật do tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa
với tần số f là dao động có tần số
A.2f
B. f
C.4f
D. 0
Câu 4 [452817]: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A.Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.
B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động duy trì.
C.Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.
D.Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.
Câu 5 [449988]: Một vật dao động cưởng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0 cos(0,5πft) (với F0 và
f không đổi. t tính bằng s). Tần số của dao động cưỡng bức của vật là
A.0,25f.
B. f
C.0,5f.
D. 0,5πf
Câu 6 [422520]: Cơ năng của một dao động tắt dần chậm giảm 5% sau mỗi chu kỳ. Phần trăm biên độ
giảm sau mỗi chu kỳ có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A.5%
B. 2,5%
C.2,24%
D. 10%
Câu 7 [413636]: Phát biểu nào là KHÔNG đúng về dao động cưỡng bức?
A.Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức tỉ lệ với biên độ của ngoại lực.
C.Dao động cưỡng bức khi đã ổn định là dao động điều hòa.
D.Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc tần số của ngoại lực.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
1
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa PROS – LUYỆN THI THPT QG 2018
– GV: Lại Đắc Hợp
Facebook: laidachop
II . Thông hiểu
Câu 1 [458719]: Dao động tắt dần
A.luôn có hại.
C.luôn có lợi.
B. có biên độ không đổi theo thời gian.
D. có biên độ giảm dần theo thời gian.
Câu 2 [449500]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A.Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rĩ nếu lực cản của môi trường đối với vật càng nhỏ
B. Khi có hiện tượng cộng hưởng thì biện độ dao động của vật đạt giá trị cực đại
C.Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số riêng của hệ bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức
D.Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nếu tần số càng lớn
Câu 3 [447456]: Dao động tự do của 1 vật là dao dộng có :
A.Chu kì không đổi
B. Chu kì và biên độ không đổi
C.Biên độ không đổi
D.Chu kì chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
Câu 4 [447078]: Một con lắc dao động tắt dần trên trục Ox do có ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.
Sau mỗi chu kì, biên độ dao động của vật giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một
dao động toàn phần là
A.6%.
B. 9%.
C.94%.
D. 91%.
Câu 5 [446866]: Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau mỗi chu kì dao động, cơ năng của con lắc
giảm 5 mJ. Để con lắc dao động duy trì thì phải bổ sung năng lượng cho con lắc sau mỗi chu kì dao
động là
A.5 mJ.
B. 10 mJ.
C. 5 J.
D. 2,5 J.
Câu 6 [412400]: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng 500g gắn với lò xo nhẹ có độ cứng 50N/m.
Người ta lần lượt cưỡng bức con lắc dao động bằng các ngoại lực F1 = 5cos(20t)N ,F2 = 5cos(10t)N , F3
= 5cos(30t)N , F4 = 5cos(5t)N . Ngoại lực làm con lắc dao động với biên độ lớn nhất là:
A.F2
B. F4
C.F1
D. F3
III. Vận dụng
Câu 1 [446143]: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m, khối lượng của vật nặng m = 1kg. Tác
dụng vào vật nặng một ngoại lực F = F cos10πt N thì vật dao động với biên độ A = 6 cm. Trong quá
trình dao động, thời gian để vật nặng đi được quãng đường 24 cm là
A.0,2 s.
B. 0,2 π s.
C.0,1 π s.
D. 0,1 s.
Câu 2 [438870]: Tần số dao động riêng của một con lắc lò xo là f0 . Ngoại lực tác dụng vào con lắc có
dạng: F = F0cos2πft (F0 không đổi, f thay đổi được). Gọi A0 , A1, A2 là biên độ dao động của con lắc
này tương ứng với các tần số khi f = f0; f = f1, f = f2. Biết f2 = 2f1 < f0 . Liên hệ đúng là
A.A2 = A1
B. A2 > A1
C.A2 < A1
D. A2 = A0
Moon.vn - Học để khẳng định mình
2
Hotline: 0432 99 98 98