Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bai thu hoach thuc te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 15 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
…………………………

BÀI THU HOẠCH
QUA CHUYẾN ĐI HỌC TẬP NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI
TP ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ……………….
HỌC VIÊN BÁO CÁO: …………………………
LỚP: TRUNG CẤP LLCT – HC TẬP TRUNG …………..

Tháng 3 năm 2018

1


1.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Mục đích, yêu cầu..........................................................................................1
1.1.1.

Mục đích...............................................................................................1

1.1.2.

Yêu cầu.................................................................................................1

1.2. Thành phần, thời gian, địa điểm....................................................................2
1.2.1.



Thành phần...........................................................................................2

1.2.2.

Thời gian..............................................................................................2

1.2.3.

Địa điểm...............................................................................................2

1.3. Nội dung nghiên cứu thực tế.........................................................................2
2.

Ý NGHĨA CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ........................................................14
2.1. Ưu điểm.......................................................................................................14
2.2. Nguyên nhân của ưu điểm...........................................................................14
2.3. Hạn chế........................................................................................................15
2.4. Nguyên nhân hạn chế..................................................................................15

3.

KIẾN NGHỊ......................................................................................................15

1


TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRÀ VINH
LỚP TRUNG CẤP LLCT – HC
TẬP TRUNG …………..


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH
Về chuyến đi học tập nghiên cứu thực tế
tại Tp Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng
1. MỞ ĐẦU
Thực hiện Quy chế đánh giá và quản lý kết quả học tập của học viên Trung
cấp lý luận chính trị - hành chính của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVHCQG ngày 21 tháng
4 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh),
Căn cứ thông báo số 12/TB-CTC, ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Trường
Chính trị tỉnh ……… “Về việc tổ chức đi nghiên cứu thực tế tại Thành phố Đà Lạt,
Tỉnh Lâm Đồng cho lớp Trung cấp LLCT - HC hệ tập trung ……… năm học (2017
– 2018) - Ttỉnh …………..”
Căn cứ Quyết định số 48/QĐ-TCT ngày 28/02/2018 của Trường Chính trị
tỉnh …………. Về việc thành lập đoàn cán bộ và học viên Lớp Trung cấp LLCT HC tập trung ……… năm (2017 – 2018) - …………. đi nghiên cứu thực tế tại
Thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.
1.1. Mục đích, yêu cầu
1.1.1. Mục đích
Qua chuyến đi giúp cho học viên biết được tình hình phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội của cộng đồng người K’Ho ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương,
tỉnh Lâm Đồng cũng như cuộc sống của người dân Tây Nguyên tại Tỉnh Lâm
Đồng. Đồng thời, củng cố kiến thức đã được học trong chương trình. Qua đó, mỗi
học viên nắm được lý luận và thực tiễn để áp dụng kiến thức đã học vào trong công
tác tại địa phương sau chuyến đi thực tế cũng như sau khóa học.
1.1.2. Yêu cầu
Học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tập trung ......... Thực
hiện Quyết định số 48/QĐ-TCT ngày 28/02/2018 của Trường Chính trị Tỉnh Trà

1


Vinh Về việc thành lập đoàn cán bộ và học viên Lớp Trung cấp LLCT - HC tập
trung ......... năm (2017 – 2018) - ......... đi nghiên cứu thực tế tại TP. Đà Lạt – tỉnh
Lâm Đồng. Học viên Lớp Trung cấp LLCT - HC tập trung ......... tham gia đúng
thành phần, nội dung, thời gian, địa điểm, tiến độ theo kế hoạch đề ra.
1.2. Thành phần, thời gian, địa điểm
1.2.1. Thành phần
Đoàn được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường phân công thầy, cô phụ
trách Đoàn gồm có:
- Ông ………………….
- Bà ………………….
Cùng …… học viên lớp Trung cấp LLCT - HC chính quy ........., tham gia
chuyến đi nghiên cứu thực tế.
1.2.2. Thời gian
Đoàn tiến hành học tập thực tế trong 03 ngày, từ ngày 02/3/2018 đến
04/3/2018
1.2.3. Địa điểm
Các địa điểm trung tâm Thành phố Đà Lạt, và nghe báo cáo tại Thị trấn Lạc
Dương, huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng
1.3. Nội dung nghiên cứu thực tế
Khái quát về Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng:
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên
Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên 393,29
km². Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi
tiếng nhất của Việt Nam.

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm
Đồng. Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông

Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm
Hà và Đức Trọng.
Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi
tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam
2


Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người
khác sự mát mẻ". Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình yêu,
thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là biệt danh: thành phố ma.
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư
dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc
tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ
quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa
vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do
ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa
chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện tích canh
tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm vào
khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông
Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu
cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa.
Nội dung tham quan, nghiên cứu thực tế:
Tất cả học viên trong đoàn tập trung tại Trường Chính trị tỉnh lúc: 19 giờ 45
phút ngày 01 tháng 3 năm 2018. Đến 20 giờ 00 phút, xe bắt đầu khởi hành đi Đà
Lạt. Đoàn đi qua các địa danh như: Bến Tre, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, TP. Bảo Lộc...
 Ngày thứ nhất: Tham quan thác Datanla – Thiền viện Trúc Lâm & Hồ

Tuyền Lâm – Làng hoa Vạn Thành
- Đến 5 giờ sáng, ngày 02 tháng 3 năm 2018 (ngày Thứ nhất), Hồ Xuân
Hương thơ mộng, lãng mạn. Khi xuống xe, mọi người đều cảm nhận được cái
không khí se lạnh đầu tiên ở Đà Lạt.

3


- Đến 6 giờ cùng ngày, Đoàn rời chân khỏi Hồ Xuân Hương đi qua Nhà Ga
Đà Lạt xưa để đến nhà hàng Long Nga để mọi người vệ sinh cá nhân, dùng buffet
sáng tại đây.
- Sau khi các thành viên trong đoàn đủ thời gian phục hồi sức khỏe. Đến 7
giờ 30 phúc đoàn rời khỏi nhà hàng Long Nga đến tham quan địa điểm Thiền Viện
Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện trúc lâm được xây
dựng ngày 8/4/1993 với sự giúp đỡ của các tăng ni, phật tử trong cả nước và bên
ngoài, chỉ trong vòng 10 tháng thi công đã hoàn tất và khánh thành 8/2/1994. Công
trình được xây trên một khuôn viên bảo vệ rừng là 232ha trong đó diện tích xây
dựng là khoảng 2ha. Thiền Viện do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác hoạ tổng thể,
kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kế chánh điện và cả khu nội viện, gồm ngôi
chánh điện ở vị trí trung tâm còn có tham vân đường, lầu chuông, nhà trưng bày
bên phải, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường
bên trái.
Trong chánh điện, giữa khoảng không cao rộng ngập tràn ánh sáng chỉ có
một pho tượng là Đức Bổn sư cầm hoa sen đưa lên_đây là hình ảnh của đức Phật
trong pháp hội linh sơn, một ấn tướng về “có mà như không, không mà như có” của
đạo thiền. Thiền là pháp môn giúp chúng ta sống với sự tỉnh thức địa tâm trở về với
trạng thái an bình. Thiền phái Trúc Lâm chú trọng sự tu tập nội tâm của bất kì ai,

dù đó là tu sĩ, người xuất gia hay đang sống tại gia, đường lối tụ tập hướng nội dẫn
4


đến thanh bình hoá bản thân khiến lòng không còn vướng bận và tư tánh biên lộ,
đây là trạng thái thực sự an ổn trong chính mỗi người mà không phải tìm kiếm cực
lạc.Viện trưởng đầu tiên là hoà thượng Thích Thanh Trì, ngoài 70t, thiền viện Trúc
lâm được coi như là thiền viện tu thiền lớn nhất Việt Nam.
Đến thăm Thiền viện Trúc Lâm, ta không thấy sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong kiến
trúc xây dựng, mặc dù toàn bộ công trình kiến trúc đều toát lên sắc thái của nền văn
hóa Việt Nam, văn hóa Đông Phương. Cái đẹp, cái đặc sắc của Thiền viện là cảnh
quan thanh thoát với trời mây non nước bao la, với ngàn thông vi vu gió lộng. Ở
đấy, thiền và thiên nhiên hòa nhập làm một. Chính cảnh quan này là sự độc đáo thu
hút du khách đến tham quan ngày càng đông.
- Đến 8 giờ 40, đoàn rời Thiền Viện Trúc Lâm đến khám phá thác Datala và
thác Âm phủ.
Thác Datanla nằm
khoảng giữa đèo Prenn,
cách thành phố Đà Lạt 5km.
Thác Datanla tuy không hùng
vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác
khác của Đà Lạt nhưng lại có
một sức cuốn hút đặc biệt đối
với những ai thích mạo hiểm
phiêu lưu.
Thác Datanla

Datanla xuất phát từ tên gọi “Đà-Tàm-N’ha” có nghĩa là “nước dưới lá” của
người đồng bào dân tộc K’Ho.
Thác đổ xuống từ ghềnh cao 20m, len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe

đá rồi lẫn khuất đâu đó trong rừng sâu tạo thành một dòng suối, lúc ẩn lúc hiện như
mời gọi thách thức bước chân khách lãng du. Nơi đây có những tảng đá nhẵn bóng
5


thật đẹp, tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại nô đùa
tắm suối nên khu vực này còn được gọi là Suối Tiên.
Hệ thống máng trượt tại Datanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà
Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh
cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an
toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có
tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Trước đây muốn xuống thác Datanla
phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất
là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ
1,5- 2 phút.
- 10 giờ 30 rời, khỏi thác Datala, ăn trưa và về nhận phòng, nghỉ trưa tại
khách sạn Victory, số 50, Phan Như Thạch, Ward 1, Đà Lạt.
- Theo lịch và định giờ đúng 13 giờ 30 phút đoàn tập trung để đến tham
quan Làng Hoa Vạn Thành, vườn trồng rau thủy canh.

Trồng rau công nghệ cao Thủy canh

Làng hoa Vạn Thành được coi là làng hoa lớn nhất Đà Lạt, cách trung tâm
thành phố khoảng 3 km về phía Tây. Dù hình thành và phát triển sau 2 làng hoa
Thái Phiên và Hà Đông nhưng làng hoa Vạn Thành vẫn vươn lên trở thành làng hoa
nổi tiếng nhất Đà Lạt và có nét ưu biệt riêng của mình. Cách đây 40 năm trước,
người dân từ Hà Nam di cư vào Đà Lạt sinh sống, lập nghiệp và đã lập nên làng
hoa Vạn Thành ngày nay. Mặc dù địa thế không thuận lợi, đồi núi dốc và ruộng bậc
thang. Nhưng làng hoa Vạn Thành vẫn là một nơi cung cấp hoa tươi nhiều nhất
thành phố, đặc biệt là hoa hồng.

6


Bên cạnh đó, làng hoa cũng nổi tiếng với nhiều loại hoa khác như hoa Cúc,
hoa Ly, hoa Đồng Tiền, hoa Cẩm Chướng…Ngày trước người dân thường trồng
hoa hồng giống cũ, ngày nay hầu như các hộ dân đều chuyển trông loại hồng sa, rồi
đến hoa Ly Ly cho lợi nhuận cao hơn.
Trồng hoa không chỉ đơn thuần là một nghề để kiếm sống, mà người dân
nơi đây họ làm cũng một phần là vì đam mê, họ muốn tạo ra cái đẹp và đây là một
thế mạnh tạo nên tên tuổi của thành phố Đà Lạt. Tiếp bước các thế hệ đi trước,
người dân nơi đây đã và đang cải thiện, tạo ra những sản phẩm mới nhất, đẹp nhất
để giúp cho những loài hoa của Đà Lạt trở nên nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước.
Không chỉ chăm sóc, nuôi trồng hoa theo cách thông thường, người dân
Vạn Thành cũng đã tích cực nghiên cứu, áp dụng những tiên tiến khoa học, kỹ
thuật để lai ghép, tạo ra nhiều sản phẩm hoa mới, nở lâu, trái vụ và phương thức
ướp hoa tươi để bảo quản lâu dài hoặc trồng hoa trong nhà kính. Sản phẩm của làng
hoa Vạn Thành có đầu ra tiêu thụ cực kỳ tốt, do họ ký nhiều hợp đồng cung cấp hoa
tươi trực tiếp cho các vựa hoa ở các tỉnh thành khác.
 Ngày thứ hai: Vườn hoa Thành phố Đà Lạt - Dinh I (Dinh Bảo Đại) –
Thị trấn Lạc Dương (Nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội) – Giao lưu Văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên
- 7 giờ tập trung đến ăn sáng tại nhà hàng Tâm Châu – Không gian văn hóa
Trà Việt.
- Tiến hành ngày mới với nhiều loại hoa, đủ sắc màu, mọi người như đi lạc
giữa chốn Thần tiên tại vườn hoa Đà Lạt.

7


Vườn hoa Trung tâm Thành phố Đà Lạt


Vườn hoa này được bắt đầu xây dựng và trồng các loại hoa từ năm 1966 sau
đó bỏ hoang và đến năm 1985 thì được xây dựng mới và trồng các loài hoa đẹp để
phục vụ khách du lịch. Vườn hoa nằm phía đông Hồ Xuân Hương bên cạnh sân
Golf Đồi Cù thơ mộng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km.
Với tổng diện tích trồng hoa phục vụ khách tham quan lên tới 7000m2 nơi
đây là một trong những vườn hoa lớn nhất Việt Nam và thế giới. Được xem như
một bảo tàng hoa tươi với trên 300 loại hoa đủ loại từ các loại hồng, cẩm tú cầu,
mimosa.... Ngoài ra còn có một số loại hoa ngoại nhập như cúc, đồng tiền, đỗ
quyên
Cổng vào vườn hoa thật sự ấn tượng với những vòm hoa bố trí vòng cung,
được ghép bằng hàng trăm chậu hoa. Bước vào vườn hoa, trước mặt, sau lưng và
hai bên du khách đâu đâu cũng toàn là hoa. Dọc hai bên lối đi là hệ thống phun
nước, có những chiếc xe ngựa đầy hoa, được bố trí rất ngẫu nhiên tạo nên một
không gian lạ.
- 9 giờ, đoàn rời vườn Hoa Đà Lạt đến Dinh 1 – Dinh Bảo Đại (King I
Palace)

8


Phía trước Dinh I

Lối vào Dinh I

Dinh 1 Đà Lạt được xây dựng bởi Robert Clément Bourgery một triệu phú
người Pháp vào những năm 40 của thế kỷ trước. Tổng diện tích của khu dinh thự
này lên tới 60ha với một hệ thống kiến thúc đồ sộ thuộc hàng khủng nhất thời bấy
giờ.
Sau đó, biệt thự được bán cho một người Pháp rồi cha vợ vua Bảo Đại là

quận công Nguyễn Hữu Hào - một người giàu có tiếng ở Nam Kỳ bấy giờ - hỗ trợ
tiền bạc mua cho vua vào năm 1949. Bảo Đại đặt tổng hành dinh tại đây để làm
việc trong thời gian làm quốc trưởng (giai đoạn 1949-1954). Khi xây dựng dinh,
người ta phát hiện một đường hầm bí mật dài gần 4 km, nằm ngay sau lưng Dinh I
thông ra tận Dinh II với nhiều nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26... Trần Hưng
Đạo. Tuy nhiên, vua Bảo Đại chỉ thị giấu kín.
Đến năm 1956 dinh thự này trở thành nơi nghỉ dưỡng của Ngô Đình Diệm,
trong thời gian ở đây ông này đã cho xây dựng thêm các công trình như sân đáp
trực thăng, kho xăng, đường hầm thoát hiểm và nơi làm việc cho các binh lính dưới
quyền. Điểm đặc biệt của dinh 1 trong giai đoạn này là tất cả các cửa đều được gia
cố nặng tới hàng trăm kg và lắp thêm kính chống đạn và rất nhiều pháo xung
quanh.
Sau năm 1975 Dinh 1 được sử dụng làm nhà khách và giao cho một doanh
nghiệp khai thác các hoạt động du lịch nhưng không hiệu quả dẫn tới bỏ hoang và
xuống cấp nghiêm trọng.
Cuối năm 2014 Dinh 1 Đà Lạt được tỉnh Lâm Đồng cho công ty Cổ Phần
Hoàn Cầu Đà Lạt thuê trong vòng 50 năm để phục vụ du lịch. Ngay sau khi được
9


phép công ty này đã đầu tư số tiền 700 tỷ đồng để nâng cấp tất cả các hạng mục với
tổng diện tích 182.000 m2
Là một trong những kiến trúc châu Âu đặc sắc giữa thành phố ngàn hoa Đà
Lạt, Dinh Bảo Đại còn được biết đến khi chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế và
cả một hầm rượu quý giá chìm dưới đất. Tham quan Dinh, du khách trong và ngoài
nước còn có chung cảm nhận về một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần
gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc thuở nào. Hơn hết, đây đã là nơi lưu dấu
một nhân vật lịch sử, người đại diện cuối cùng của một chế độ đã ngự trị suốt hơn
một nghìn năm trên đất nước Việt Nam - vua Bảo Đại.
- 11 giờ đoàn rời Dinh 1 đến dùng cơm trưa tại Nhà hàng “Gà hầm ớt xanh”

- 12 giờ rời nhà hàng về nghỉ trưa tại Khách sạn
- 13 giờ 45 phút, đoàn đến thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương giao lưu,
tặng quà học sinh nghèo, tham quan, chinh phục đỉnh Lang Biang.
- 19 giờ 30, giao lưu văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên tại Thị trấn Lạc
Dương
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc

Thiếu nữ K’ho đốt lửa bắt đầu buổi giao lưu

Từ bao đời, cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây
Nguyên. Du khách cùng với dân bản địa quây quần, khám phá văn hóa, ăn thịt,
uống rượu…, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng bập
bùng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng – một
10


không gian lãng mạn và huyền ảo chắc chắn sẽ in đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi
du khách.
Đến với không gian văn hóa Cồng chiêng mọi người còn trúc tiếp tham gia
các phần lễ, phần hội trong buổi giao lưu. Qua đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về
con người và văn hóa của đồng bào K’ho trên vùng đất này.
- Đến 23 giờ đoàn rời địa điểm không gian văn hóa về khách sạn ghỉ ngơi
 Ngày thứ ba: Xuất phát về Trà Vinh. Trên đường ghé chợ Đà Lạt mua
quà lưu niệm
- 7 giờ Đoàn, làm thủ tục trả phòng
- 7 giờ 30, ghé thăm ăn sáng tại nhà hàng Long Nga sau đó đến chợ Đà Lạt
mua quà lưu niệm
- 9 giờ 30, xuất phát về Trà Vinh.
- 12 giờ đến Bảo Lộc ăn trưa
- 13 giờ, tiếp tục hành trình về Trà Vinh

- 18 giờ về đến Tiền Giang dùng cơm chiều
- Về đến Trà Vinh lúc 22 giờ.
2. Ý NGHĨA CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
2.1. Ưu điểm
Qua chuyến tham quan nghiên cứu thực tế đã giúp cho bản thân có những
kiến thức bổ ích về văn hóa, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, con người và
vùng đất nơi này. Đặc biệt sau chuyến đi thực tế các học viên của lớp vận dụng
những gì đã học được tiếp cận thực tế bên cạnh đó là rèn luyện được khả năng năng
động hơn trong công việc và góp phần gắn kết các thành viên của lớp hơn và giúp
cho lớp đoàn kết hơn trong học tập góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng
như ở đơn vị công tác.
Đây là chuyến đi nghiên cứu tực tế đầy ý nghĩa, giúp cho học viên nắm bắt,
bổ sung những kiến thức về văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước vào vốn tri
thức của mình qua đó đã giúp cho học viên tiếp cận được với thực tiễn từ đó học
viên bổ sung vốn kiến thức cần thiết vào cuộc sống đặc biệt là trong lý luận và thực
tiễn.
Đến với Đà Lạt bản thân học hỏi được thêm nhiều kiến thức hữu ích như về
các mô hình trồng cây công nghệ cao của đà lạt, kỷ thuật trồng cây công nghiệp
11


như hồ tiêu, cà phê, cách thức sử dụng nguồn lực sẵn có của địa phương (như du
lịch, nông nghiệp, chăn nuôi). Nâng cao kiến thức về các lĩnh vực về kinh tế, du
lịch, dịch vụ… Từ đó có thể góp phần phát triển kinh tế ở địa phương trong thời
gian tới.
2.2. Nguyên nhân của ưu điểm
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu Trường cho học viên
được tham quan, nghiên cứu thực tế nhằm giúp cho học viên nắm vững những lý
luận gắn với thực tiễn.
Được sự hướng dẫn, hỗ trợ của Trưởng đoàn, Phó đoàn cũng như các thành

viên trong đoàn chú ý quan sát, lắng nghe để rút ra được những nội dung hay, có
ích để vận dụng sau chuyến đi nghiên cứu thực tế.
Được lãnh đạo Thị trấn Lạc Dương đón tiếp và cung cấp một số thông tin về
tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cũng như giải đáp và đưa ra một
vài cách làm trong thực hiện các chỉ tiêu.
2.3. Hạn chế
Mọi hoạt động tham quan, nghiên cứu theo sự sắp xếp của công ty du lịch
nên ảnh hưởng không ít đến nghiên cứu.
Chuyến tham quan nghiên cứu của đoàn còn mang nặng tính chất tham quan
chưa được tìm hiểu cũng như tham quan một số mô hình phát triển kinh tế - xã hội,
cũng như trong công tác xây dưng Đảng, chính quyền, Đoàn thể.
2.4. Nguyên nhân hạn chế
Chưa chủ động được thời gian tham quan nghiên cứu thực tế nên chưa sắp
xếp được lịch trình phù hợp.
Công tác tham mưu, đề xuất còn hạn chế cho chuyến đi tham quan nghiên
cứu thực tế.
3. KIẾN NGHỊ
- Đối với nhà trường:
+ Cần đưa một số địa điểm tham quan trực tiếp các mô hình phát triển kinh
tế - xã hội, về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vào trong kế hoạch
học tập nghiên cứu thực tế. Nhằm tạo điều kiện áp dụng những cách làm hay vào
trong công tác.
12


+ Cần sắp thời gian phù hợp với từng địa điểm tham quan, nghiên cứu

+ Cần ban hành biểu mẫu cụ thể hoặc hướng dẫn cụ thể bài thu hoạch trước
chuyến đi, để giúp học viên định hướng được bài viết của mình.
- Đối với cơ quan, đơn vị: Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tham quan thực tế

đối với một số học viên không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Qua đợt đi nghiên cứu thực tế này, bản thân xin bày tỏa lòng biết ơn đến Ban
Giám Hiệu trường Chính trị ........., Lãnh đạo các Phòng, Ban, tập thể các thầy cô và
đặc biệt là cô chủ nhiệm lớp đã tạo điều kiện cho Đoàn chúng em tham quan nhiều
địa điểm và được nghe địa phương cáo báo cáo một số thiết thực, phù hợp đối với
các thành viên trong đoàn.
Trên đây là kết quả chuyến công tác nghiên cứu thực tế Thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng của bản thân xin báo cáo về Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường./.
Người viết thu hoạch

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×