Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

TỈ LỆ DƯƠNG TÍNH VỚI KHÁNG THỂ VÀ KHÁNG NGUYÊN PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 TRÊN HEO Ở MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI TẠI TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.83 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

VÕ THỊ MAI PHƯƠNG

TỈ LỆ DƯƠNG TÍNH VỚI KHÁNG THỂ VÀ KHÁNG
NGUYÊN PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2
TRÊN HEO Ở MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI TẠI TP. HCM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ thú y chuyên ngành dược

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG
ThS. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Võ Thị Mai Phương
Tên khóa luận: “Tỷ lệ dương tính với kháng thể và kháng nguyên Porcine
Circovirus type 2 trên heo ở một số cơ sở chăn nuôi tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi – Thú Y ngày ................


Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG

ii


Lời cảm tạ
Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và
lo lắng cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy cô giáo Khoa Chăn Nuôi Thú Y và
quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã trang bị cho tôi kiến thức trong suốt quá
trình học tập, là những hành trang vô cùng quý giá cho tôi bước vào sự nghiệp sau
này trong tương lai.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn:
Toàn thể các cô chú và anh chị của Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm Và Điều Trị
thuộc Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bs.Nguyễn Thị Lệ Hằng, Ths.Huỳnh Thị Thu Hương cùng toàn thể anh chị kỹ thuật
viên bộ môn Virus Huyết Thanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp những
kinh nghiệm cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Tập thể lớp DH07DY đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Tỷ lệ dương tính với kháng thể và kháng nguyên Porcine Circovirus

Type 2 trên heo ở một số cơ sở chăn nuôi tại Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện trong thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại Trạm Chẩn Đoán Xét
Nghiệm Và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh.
Kết quả ghi nhận được như sau:
Tỷ lệ mẫu huyết thanh có chứa kháng thể kháng PCV2 ở Hóc Môn (72,96 %) cao
hơn ở Củ Chi (65,18 %).
Kháng thể kháng PCV2 ở heo nái chiếm tỷ lệ cao nhất (81,73 %) trong các hạng
heo khảo sát, tiếp theo là heo nọc (67,95 %) và thấp nhất là heo thịt với tỷ lệ 54,80
%.
Trong ba quy mô chăn nuôi được khảo sát thì quy mô 150 − 300 nái có tỷ lệ kháng
thể kháng PCV2 cao nhất (78,95 %), quy mô trên 300 nái (78,81 %), thấp nhất là
quy mô dưới 150 nái (51,14 %).
Tỷ lệ heo dương tính với kháng nguyên PCV2 ở Hóc Môn (40,51 %) cao hơn Củ
Chi (34,74 %).
Heo thịt có tỷ lệ dương tính với kháng nguyên PCV2 cao nhất (39,02 %), kế đến là
heo nọc (35,29 %), thấp nhất là heo nái (34,90 %).
Tỷ lệ heo dương tính với kháng nguyên PCV2 ở quy mô dưới 150 nái con chiếm tỷ
lệ cao nhất (42,50 %) và thấp nhất là quy mô 150 − 300 nái (25,77 %).
Heo nái có tỷ lệ vừa dương tính với kháng nguyên và kháng thể kháng PCV2 cao
nhất là 26,39 % (71/269), thấp nhất là heo nọc với tỷ lệ 14,04 % (8/57).
Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có quy mô 300 nái trở lên có heo dương tính với kháng
nguyên và kháng thể kháng PCV2 là cao nhất 90,91 % (10/11), thấp nhất là quy mô
nhỏ hơn 150 nái với tỷ lệ 40,00 % (20/50).

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii

Lời cảm tạ .................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn........................................................................................................ iv
Mục lục ........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các hình......................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................2
1.2.1. Mục đích: ..........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu: ............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu Porcine circovirus type 2 (PCV2) ........................................................3
2.1.1 Lịch sử bệnh .......................................................................................................3
2.1.2 Căn bệnh.............................................................................................................4
2.1.2.1 Phân loại ..........................................................................................................4
2.1.2.2 Cấu tạo ............................................................................................................4
2.1.2.3 Sức đề kháng ...................................................................................................5
2.1.3 Truyền nhiễm học ..............................................................................................5
2.1.3.1 Dịch tễ học ......................................................................................................5
2.1.3.2 Động vật cảm thụ bệnh ...................................................................................5
2.1.3.3 Chất có mầm bệnh ...........................................................................................5
2.1.3.4 Đường xâm nhập và lây lan ............................................................................6
2.1.3.5 Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................6

v


2.1.4 Triệu chứng ........................................................................................................7

2.1.5 Bệnh tích ............................................................................................................8
2.1.5.1 Bệnh tích đại thể..............................................................................................8
2.1.5.2 Bệnh tích vi thể ...............................................................................................8
2.1.5 Tính sinh miễn dịch ............................................................................................9
2.1.6 Chẩn đoán.........................................................................................................11
2.1.6.1 Phương pháp ELISA .....................................................................................12
2.1.7 Các biện pháp quản lý và ngăn ngừa bệnh.......................................................15
2.1.7.1 Biện pháp quản lý..........................................................................................15
2.1.7.2 Tiêm phòng: ..................................................................................................17
2.1.8 Các nghiên cứu về bệnh do Porcine circovirus tại Việt Nam trong những năm
gần đây. .....................................................................................................................18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................20
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................20
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................20
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................20
3.2 Vật liệu ................................................................................................................20
3.2.1 Mẫu xét nghiệm................................................................................................20
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ ...........................................................................................20
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................21
3.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................21
3.5.1 Bố trí lấy mẫu ...................................................................................................21
3.5.2 Cách lấy mẫu ....................................................................................................21
3.5.3 Bảng phân bố mẫu ............................................................................................22
3.5.4 Bảo quản mẫu ...................................................................................................22
3.5.5 Phương pháp xét nghiệm..................................................................................22
3.6 Xử lý số liệu ........................................................................................................27

vi



Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................28
4.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo chứa kháng thể kháng PCV2 ...................................28
4.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo chứa kháng thể kháng PCV2 theo khu vực .............28
4.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo chứa kháng thể kháng PCV2 theo hạng heo ...........29
4.4 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo chứa kháng thể kháng PCV2 theo quy mô chăn nuôi.
...................................................................................................................................30
4.5 Tỷ lệ mẫu phân heo dương tính với kháng nguyên PCV2 .................................31
4.6 Tỷ lệ mẫu phân heo dương tính với kháng nguyên PCV2 theo khu vực ............32
4.7 Tỷ lệ mẫu phân heo dương tính với kháng nguyên PCV2 theo hạng heo ..........33
4.8 Tỷ lệ mẫu phân heo dương tính với kháng nguyên PCV2 theo quy mô chăn nuôi
...................................................................................................................................33
4.9 Tỷ lệ cá thể heo vừa dương tính với kháng thể kháng PCV2 và kháng nguyên
PCV2 theo hạng heo..................................................................................................36
4.10 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có heo dương tính với kháng nguyên và kháng thể kháng
PCV2 theo quy mô chăn nuôi ...................................................................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................37
5.1 Kết luận ...............................................................................................................37
5.2 Đề nghị ...............................................................................................................37
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................39
Phụ lục ......................................................................................................................47

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ab

: Antibody


Ag

: Antigen

DNA

: Acid Deoxyribo Nucleic

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assay

IFAT

: Immuno Fluorescent Assay Test

IHC

: Immunocytochemistry

IPMA

: Immunocytochemistry Monoplayer Assay

ISH

: In situ hybridisisation

OD


: Optical Density

ORF

: Open Reading Frame

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PCV

: Porcine Circovirus

PCV1

: Porcine Circovirus type 1

PCV2

: Porcine Circovirus type 2

PDNS

: Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome

PK15

: Pig Kidney Cell Line 15


PMWS

: Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome

PRRS

: Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome

ROC

: Receiver operating characteristic

RT – PCR

: Reverse Transcriptase – Polymerase Chain reaction

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các loại vaccine PCV2 hiện đang lưu hành trên thế giới ......................... 17
Bảng 3.1 Bảng phân bố mẫu cho xét nghiệm ........................................................... 22
Bảng 4.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo chứa kháng thể kháng PCV2 theo khu vực ... 29
Bảng 4.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo chứa kháng thể kháng PCV2 theo hạng heo
................................................................................................................................... 29
Bảng 4.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo chứa kháng thể kháng PCV2 theo quy mô chăn
nuôi ............................................................................................................................ 30
Bảng 4.4 Tỷ lệ mẫu phân heo dương tính với kháng nguyên PCV2 theo khu vực ......
................................................................................................................................... 32

Bảng 4.5 Tỷ lệ mẫu phân heo dương tính với kháng nguyên PCV2 theo hạng heo.33
Bảng 4.6 Tỷ lệ mẫu phân heo dương tính với kháng nguyên PCV2 theo quy mô
chăn nuôi. .................................................................................................................. 33
Bảng 4.7 Tỷ lệ cá thể heo vừa dương tính với kháng thể kháng PCV2 và kháng
nguyên PCV2 theo hạng heo ..................................................................................... 34
Bảng 4.8 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có heo dương tính với kháng thể kháng PCV2 và
kháng nguyên PCV2 theo quy mô chăn nuôi ............................................................ 35

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1.Heo có triệu chứng gầy còm ........................................................................ 7
Hình 2.2 Hạch bạch huyết sưng lớn ........................................................................... 8
Hình 2.3 Thận sưng lớn với nhiều đốm trắng ............................................................ 8
Hình 2.4 Tích nước xoang ngực ................................................................................ 9
Hình 2.5 Tế bào đa nhân (A) và tế bào chứa thể vùi (B) trên mẫu hạch bạch huyết
của heo nhiễm PMWS ................................................................................................. 9
Hình 2.6 Kít “Ingezim PCV IgG® và Ingezim PCV IgM®”................................... 13
Hình 2.7 Kít “Porcine Circovirus (PCV2) ELISA test” ........................................... 13
Hình 3.1 Bộ kít ELISA dùng phát hiện kháng thể kháng PCV2 .............................. 23
Hình 3.2 Bộ kít ELISA dùng phát hiện kháng nguyên PCV2.................................. 27
Hình 4.1 Đĩa 96 giếng thực hiện xét nghiệm ELISA của một số mẫu huyết thanh
heo ...................................................... ...................................................................... 30
Hình 4.2 Đĩa thực hiện xét nghiệm ELISA của một số mẫu phân ........................... 34

x



DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1 Quy trình phát hiện kháng thể kháng PCV2 bằng kỹ thuật ELISA ......... 24
Sơ đồ 3.2 Quy trình phát hiện kháng nguyên PCV2 bằng kỹ thuật ELISA ............. 26

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nghề chăn nuôi heo tại TP.HCM đang trở nên chuyên nghiệp hóa với quy
mô công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế. Đồng thời, thành phố cũng là nơi tiêu thụ
số lượng lớn thịt heo từ các tỉnh đổ về đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát
an toàn dịch bệnh cho các trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp trong số đó là hội
chứng còi cọc sau cai sữa ở heo con (PMWS). Bệnh do Porcine Circovirus Virus
type 2 (PCV2) gây ra. Virus được tìm thấy trên mọi lứa tuổi, nhưng gây bệnh chủ
yếu trên heo con 6 − 9 tuần tuổi (sau cai sữa). Trong trường hợp có kết hợp với
những tác nhân gây bệnh khác sẵn có trong môi trường chăn nuôi, heo sẽ có những
biểu hiện bệnh phức tạp hơn như ho, tiêu chảy… với tỷ lệ bệnh và chết biến động
khá cao, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh hiện đang là mối lo âu của nhiều
nhà chăn nuôi cũng như các cơ quan quản lý.
Phát hiện virus sẽ mở đường cho việc phòng bệnh này. Phương pháp phổ
biến nhất có thể áp dụng trên quần thể lớn, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao là
phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay).
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm thuộc Chi Cục Thú Y thành
phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lâm Thị Thu Hương và Ths.

Huỳnh Thị Thu Hương, chúng tôi thực hiện đề tài: “TỈ LỆ DƯƠNG TÍNH VỚI
KHÁNG THỂ VÀ KHÁNG NGUYÊN PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2
TRÊN HEO Ở MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích:
Đánh giá tỷ lệ dương tính Porcine circovirus type 2 (PCV2) trên đàn heo tại
2 huyện Hóc Môn và Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh nhằm thiết lập cơ
sở dữ liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch tại thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2.2 Yêu cầu:
• Thu thập mẫu máu và mẫu phân heo tại 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi của
thành phố Hồ Chí Minh.
• Thực hiện kiểm tra kháng thể chống PCV2 trên mẫu huyết thanh và kiểm tra
kháng nguyên PCV2 trên mẫu phân heo bằng kỹ thuật ELISA.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu Porcine circovirus type 2 (PCV2)
2.1.1 Lịch sử bệnh
Trên thế giới
Năm 1982, ở Đức, Tischer và ctv đã khám phá ra một loại virus mới trên heo và đặt
tên là Porcine circovirus (PCV). Virus này có khả năng gây bệnh trên tế bào thận

heo (PK15, ATCC−CCLL33), PCV có 2 serotype là PCV1 và PCV2.
PCV1 được phát hiện đầu tiên vào năm 1974 nhưng đến năm 1982 mới được đặt
tên. Ngày nay PCV1 được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và chế tạo vaccine.
PCV2 được ghi nhận đầu tiên vào năm 1991 trên đàn heo ở phía tây Canada.
Năm 1997, một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Saskatchewan (Clark, Ellis,
Harding, West) đã phân lập PCV2 từ những ca PMWS. Từ đó, người ta đã thực
hiện thành công thí nghiệm gây nhiễm PCV2 trên heo.
Nhiều năm tiếp theo bệnh lần lượt được thông báo tại nhiều quốc gia như Mỹ
(1996), Anh (1998), Đức (2000), Thụy Điển (2003)…. Kể cả các nước Châu Á: Đài
Loan (1995), Thái Lan (1999), Philippine (2001)…. Bệnh trở thành vấn đề thời sự
với số ca bệnh không ngừng tăng và đứng đầu trong chương trình nghị sự của nhiều
cuộc họp thú y trên thế giới.

Tại Việt Nam
Lâm Thị Thu Hương và ctv (2005) xét nghiệm các mẫu hạch heo thu thập từ 4
trại chăn nuôi công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận bằng kỹ
thuật PCR, kết quả có 36 % mẫu dương tính.

3


Nguyễn Thị Thu Hồng và ctv (2006) đã kiểm tra kháng thể chống lại virus PCV2
trong các mẫu máu lưu qua các năm trước, kết quả đã phát hiện có kháng thể dương
tính trên các mẫu từ năm 2000 và có chiều hướng tăng dần qua các năm: 2000
(38,97 %), 2003 − 2004 (84,9 %), 2005 (90,26 %).
2.1.2 Căn bệnh
2.1.2.1 Phân loại
Họ Circoviridae
Giống Circovirus
Loài Porcine circovirus (Lukert và ctv, 1995).

2.1.2.2 Cấu tạo
PCV có kích thước rất nhỏ 17nm, không có vỏ bọc và là virus DNA sợi đơn
dạng vòng, hình cầu, có khả năng sống sót cao trong môi trường (Nguyễn Tiến Hà,
2008). Gồm có 2 chủng được tìm thấy ở heo là PCV1 và PCV2. PCV có tỷ trọng
trong CsCl là 1,33 − 1,34 (Buhk và ctv, 1985). Độ dài bộ gen của PCV1 là 1759 bp
và của PCV2 là 1768 bp (Meehan và ctv, 1997). Trong đó, PCV1 xuất hiện đã lâu
và không gây bệnh cho heo nhưng PCV2 mới xuất hiện gần đây và gây ra PMWS.
PCV có 6 khung đọc mở ORF, trong đó 2 khung đọc mở chính ORF1, ORF2
chiếm đến 93 % bộ gen.
Độ dài ORF1 của PCV1 và PCV2 lần lượt là 936 bp và 942 bp. ORF1 mã
hóa một protein liên quan đến sự nhân lên của virus PCV. Sự tương đồng về trình tự
nucleotide trên khung ORF1 giữa PCV1 và PCV2 là khoảng 86 %. Khung đọc mở
ORF2 của PCV1 và PCV2 có cùng độ dài là 699 bp và mã hóa một protein chủ yếu
liên quan đến hình thành vỏ capsid của virus PCV với trọng lượng xấp xỉ 30 kDa.
Sự tương đồng về trình tự trên khung ORF2 giữa PCV1 và PCV2 lần lượt là 67 %
và 65 % về nucleotide và thành phần axít amin. (Meehan và ctv, 1997; Hamel và
ctv, 1998; Mahe và ctv, 2000; Nawagitgul và ctv, 2000).

4


2.1.2.3 Sức đề kháng
PCV2 đề kháng với pH = 3, nhiệt độ dưới 800C và với nhiều chất sát trùng
thông thường (ethanol, iodine, chlorhexidine và formaldehyde), bị bất hoạt bởi
alkali (sodium hydroxide), tác nhân oxy hóa (sodium hypochcloride) và hợp chất
ammonium bậc bốn kết hợp hoặc không kết hợp với aldehyde (Martin và ctv,
2008).
2.1.3 Truyền nhiễm học
2.1.3.1 Dịch tễ học
Khảo sát tại nhiều quốc gia cho thấy sự nhiễm PCV2 lan rộng với tỷ lệ huyết

thanh dương tính trong các đàn phần lớn từ 20 − 80 %.
Allan và ctv (1999) đã khảo sát kháng thể PCV2 trên heo tại Bắc Ireland và
cho biết kháng thể mẹ truyền kháng PCV2 biến mất lúc 8 − 9 tuần sau khi sanh, và
kháng thể huyết thanh tái xuất hiện lúc 13 − 15 tuần tuổi. Điều này tương ứng với
thời điểm chuyển heo sang khu vực nuôi vỗ trong cùng trại đó.
2.1.3.2 Động vật cảm thụ bệnh
Heo là loài động vật cảm thụ mạnh với bệnh. Hội chứng PMWS do PCV2
thường tác động lên heo từ 6 − 12 tuần tuổi, vài trường hợp trên 20 tuần tuổi. Nhiều
nghiên cứu cho thấy những heo con được hấp thu lượng kháng thể cao thì không
nhiễm bệnh. Những đàn heo dù lớn hay nhỏ với phương thức quản lý khác nhau đều
có thể nhiễm bệnh. Trong một trại, một số heo có thể mắc chứng PMWS và chết
nhưng số còn lại vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường (Vigre và ctv, 2005), hội
chứng PMWS có thể tồn tại dai dẳng, từ 4 tháng đến trên 18 tháng (Lê Tiến Dũng,
2006).
2.1.3.3 Chất có mầm bệnh
Virus PCV2 tồn tại trong những heo mang trùng từ 5 − 6 tháng. Bài thải theo
phân, nước tiểu, dịch tiết ở mũi heo còn nhỏ, nước bọt, nước mắt của heo nhiễm sau
31 ngày, tinh dịch của heo đực (Kim và ctv, 2002).

5


2.1.3.4 Đường xâm nhập và lây lan
Đường xâm nhập chủ yếu theo đường hô hấp, đường máu, nhau thai và sinh
dục (Nguyễn Đức Nhân, 2009).
Bệnh chủ yếu lây truyền từ heo bệnh sang heo khỏe qua phân và đường tiết
niệu, qua do tiếp xúc trực tiếp từ heo bệnh (miệng, mũi…), mật độ chăn nuôi cao,
stress, những động vật trung gian mang mầm bệnh (chim, chuột…), dụng cụ hay
phương tiện vận chuyển.
Ngoài ra, PCV2 cũng được tìm thấy trong chất lỏng tinh dịch của những heo

đực nhiễm bệnh và sẽ lây truyền virus qua giao phối (Kim và ctv, 2002).
Bệnh truyền lây qua nhau thai và có thể làm cho heo nái bị sẩy thai (Park và
ctv, 2005).
2.1.3.5 Cơ chế sinh bệnh
Trong thời gian mang thai, giai đoạn phôi và thai đều nhạy cảm với PCV2
qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Vị trí nhân lên đầu tiên là ở biểu mô của ruột non,
kết tràng, manh tràng, hạch bạch huyết màng treo ruột và hạch hạnh nhân ( Mc Nair
và ctv, 2007). Bằng thực nghiệm cho thấy 7 ngày sau khi tiêm, một lượng lớn virus
trong máu liên kết với một số tế bào kết quả làm cho PCV2 lan rộng đến các cơ
quan lympho và không lympho (Park và ctv, 2005).
Kháng nguyên PCV2 phần lớn được xác định trong tế bào đơn nhân và một
lượng nhỏ trong tế bào ruột, tế bào phổi, phế quản, tiểu phế quản, mật, tụy tạng , tế
bào biểu mô ống thận, tế bào gan, tế bào lympho, tế bào biểu mô mạch máu
(Stevenson và ctv, 2000). Bắt đầu 14 ngày sau khi tiêm, kháng thể đặc hiệu chống
lại PCV2 xuất hiện (Meerts và ctv, 2005).

6


Đối với hệ thống miễn dịch, PCV2 tấn công vào tế bào đích là các tế bào
hình sao và tương tác với các tế bào dòng tủy (tế bào lympho B, lympho T, tế bào
NK, ngoại trừ bạch cầu đơn nhân lớn) làm giảm bạch cầu lympho tại hạch hạnh

nhân và hạch lympho để lại bệnh tích vi thể rất đặc trưng. Mức độ cấp tính của
bệnh tích vi thể và số lượng PCV2 trong bệnh tích có liên quan chặt chẽ với mức độ
nghiêm trọng của biểu hiện lâm sàng. PCV2 có thể làm hư hại hệ thống miễn dịch
bằng cách ức chế miễn dịch (Nguyễn Tiến Hà, 2008).
Ngoài ra, virus PCV2 còn tác động làm giảm tiểu cầu nghiêm trọng gây xuất
huyết mô kéo dài. Sự tấn công của virus vào gan khởi đầu làm các tế bào gan, tế
bào Kupffer bị sưng và triển dưỡng nên gan to ra; sau đó các tế bào này sẽ bị dung

giải nên giảm số lượng và kích thước gan teo lại, đồng thời mật có thể bị ứ lại trong
các ống mật khiến gan trở nên vàng (Nguyễn Đức Nhân, 2009).
2.1.4 Triệu chứng
Heo gầy còm, khó thở, hạch bạch huyết sưng to, tiêu chảy, xanh xao và vàng da
(Harding, 2004). Còn theo Lefebvre (2009) ghi nhận heo còi PMWS có đặc điểm
chậm phát triển, mất trọng lượng và chết, triệu chứng khác có thể gặp là khó thở,
tiêu chảy, da xanh xao, hạch huyết sưng lớn và hoàng đản.

Hình 2.1.Heo có triệu chứng gầy còm
(Nguồn: />
7


Hình 2.2 Hạch bạch huyết sưng lớn
(Nguồn: />2.1.5 Bệnh tích
2.1.5.1 Bệnh tích đại thể
Bệnh tích đại thể trên heo rất đa dạng phổ biến là cá thể nhiễm bệnh bị gầy,
vàng da, lách và nhiều hạch bạch huyết sưng to, đặc biệt là hạch vùng bẹn sưng gấp
2 − 3 lần bình thường. Tuy nhiên, vẫn phải đặt nghi vấn trong những trường hợp
hạch bạch huyết sưng to. Thận bị sưng phồng với những đốm trắng nhỏ có thể quan
sát bằng mắt từ bề mặt. Phổi thường xơ cứng, dính, có đốm phù nề, có vằn và dai.
Ngực, mô và ổ bụng bị phù nề hay tích nước. Heo nái nhiễm PCV2 có thể bị sẩy
thai, thai khô, heo con chết khi sinh và viêm cơ tim rất nặng (Sanchez và ctv, 2001).

Hình 2.3 Thận sưng lớn với nhiều đốm trắng
(Nguồn: /Circovirus)

8



Hình 2.4 Tích nước xoang ngực
(Nguồn:)
2.1.5.2 Bệnh tích vi thể
Bệnh tích thường thấy tại các tổ chức lympho (hạch hạnh nhân, hạch
lympho, mảng Peyer của hồi tràng), lách, phổi, gan và thận.
Bệnh tích đặc trưng là sự xâm nhiễm mô bào ở các tổ chức lympho, thường
kết hợp bởi số lượng lớn tế bào khổng lồ có nhiều nhân và có thể gặp những vùng
hoại tử đông đặc. Sự giảm lympho bào xảy ra ở nhiều mức độ.
Có sự hiện diện một số lượng lớn tế bào ưa kiềm, thể vùi trong khu vực phụ

(B) Tế bào chứa thể vùi

(A) Tế bào đa nhân

Hình 2.5 Tế bào đa nhân (A) và tế bào chứa thể vùi (B) trên mẫu hạch bạch huyết
của heo nhiễm PMWS (Nguồn: Chae, 2005)

9


2.1.5 Tính sinh miễn dịch
Theo Atonio và Segales (2009), PCV2 có khả năng lẫn tránh hệ miễn dịch và
thay đổi thành phần cũng như hàm lượng những chất hóa học do hệ miễn dịch điều
tiết. Với các tế bào tua, PCV2 làm giảm khả năng trình diện kháng nguyên, giảm
khả năng nhận biết những tín hiệu nguy hiểm để có thể tiết ra các interferon cảnh
báo cho cơ thể. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ không thể nhận biết các tác nhân lạ xâm
nhập, kể cả PCV2 và các tác nhân gây bệnh khác.
Đối với các tế bào máu đơn nhân ngoại vi PCV2 làm giảm quá trình kích
thích tăng sinh tế bào T. Đồng thời, PCV2 làm mất khả năng điều hòa đáp ứng miễn
dịch của các tế bào máu đơn nhân ngoại vi.

Đối với heo bệnh PMWS làm gia tăng số lượng bạch cầu trung tính và bạch
cầu đơn nhân trong hệ tuần hoàn, làm thay đổi tỷ lệ bình thường giữa tế bào lympho
và bạch cầu trung tính.
Các tổn thương ở hạch lympho bao gồm quá trình tiêu biến tế bào B, T, tăng
số lượng đại thực bào, mất dần hoặc phân bố lại vị trí nang bên trong của các tế bào
tua. Quá trình tiêu biến tế bào B tăng mạnh từ ngày thứ 7 sau khi nhiễm PCV2,
trong khi các tế bào T mới bắt đầu chết. (Opriessnig và ctv, 2007).
So sánh hàm lượng kháng thể Ig trên heo nhiễm PCV2, Segalés và ctv
(2005) nhận thấy hàm lượng IgM cao hơn IgG vào giai đoạn khoảng 21 ngày đầu
tiên nhiễm. Khoảng 20 − 50 ngày sau nhiễm, cùng với sự lan rộng của virus, hàm
lượng IgM giảm dần, IgG tăng dần. Vào giai đoạn cuối, IgG thay thế hoàn toàn IgM
trong miễn dịch.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân gây bệnh sẽ tấn công mạnh mẽ ở
phổi. Khi tình trạng viêm phổi xảy ra, số lượng đại thực bào phế nang giảm dần còn
khoảng 50 %, đồng thời tăng khoảng 30 % số lượng tế bào lympho, bạch cầu trung
tính, bạch cầu đơn nhân, số lượng bạch cầu đơn nhân tăng khá cao và hoạt động
thực bào mạnh mẽ cả tác nhân xâm nhiễm lẫn các tế bào bị nhiễm. Đồng thời, đại
thực bào tiết ra các enzyme collagenase và elastase phá hủy sự liên kết giữa các mô
dẫn đến tình trạng phân hủy các màng tế bào biểu mô phổi bị nhiễm. Các tế bào này

10


sẽ được thay thế lại nếu hệ miễn dịch tiêu diệt được hoàn toàn tác nhân gây bệnh
(Thacker, 2006).
2.1.6 Chẩn đoán
Theo Hội Nghị Hợp Nhất Châu Âu lần thứ 6 năm 2005 (European
Consortium 6th Framework, 2005) dựa trên những tiêu chí của Sorden: dấu hiệu
lâm sàng, bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể đặc trưng, phát hiện được virus trong
tổn thương.

Triệu chứng lâm sàng: tuổi mắc bệnh thường từ 5 − 18 tuần tuổi có thể lên
đến 20 tuần tuổi, gầy còm, giảm tăng trọng, chậm lớn, chết đột ngột, có thể đi kèm
với triệu chứng khó thở hoặc hoàng đản.
Bệnh tích đại thể: tích nhiều dịch trong các xoang, hạch lympho sưng lớn,
phổi phù thủng, viêm phổi, gan, lách sưng, ruột viêm, phù thủng màng treo ruột và
manh tràng, có những nốt nhỏ màu trắng trên bề mặt thận, loét dạ dày.
Bệnh tích vi thể: thể vùi ưa kiềm, nang lympho thoái triển, mô bệnh tiến triển
từ viêm mô lympho đến tạo u hạt trong cơ quan.
Có thể phát hiện virus trong mẫu mô bằng kỹ thuật mô hóa miễn dịch tế bào
(IHC – immunocytochemistry): là kỹ thuật dùng kháng thể đa dòng để phát hiện
virus PCV2 trong những mô được bảo quản trong thời gian dài, được cố định bằng
formol, hay được vùi trong parafine.
Kỹ thuật lai trong mô (ISH − in situ hybridisisation): người ta dùng một đoạn
DNA đánh dấu (labeled DNA probe) tương ứng với một phần đặc biệt của bộ gen
virus PCV2 để phát hiện PCV (qua sự đổi màu) trong mô của heo còi cọc. Kỹ thuật
này tốn nhiều thời gian vì phải để qua đêm và các hóa chất tương đối đắt tiền. Bù lại
chúng có thể phát hiện được một số virus nếu có đồng nhiễm với virus PVC2 như
Parvovirus (Kim và Chae, 2004).
Phân lập virus: phương pháp này liên quan đến việc nuôi cấy trên môi trường
tế bào PK15 được ly trích từ những mô của heo không nhiễm PCV1, nhưng cách
này mất nhiều ngày và không nhạy khi so với kỹ thuật IHC hoặc ISH (Sorden,
2000). Về cơ bản, phân lập virus chủ yếu phục vụ cho việc bào chế vaccine và định

11


type virus. Người ta không ứng dụng nó vào mục đích chẩn đoán hoặc chứng minh
sự không có mặt của PCV2 hay hội chứng PMWS trong đàn.
Kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction): có thể áp dụng cho nhiều loại
mẫu mô khác nhau, có độ chính xác và độ nhạy cao nên cần trang thiết bị tốt và kỹ

thuật viên lành nghề, tránh tạp nhiễm trong quá trình thực hiện. Kỹ thuật này không
tốn nhiều thời gian. Nhiều tác giả đã ứng dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán những
bệnh liên quan tới PCV2 ( Lyoo và Park, 2001; Segalés và Morvan, 2004.)
Hiện nay, kỹ thuật PCR định lượng (Real-time PCR) được sử dụng phổ biến
nhờ giảm thời gian chẩn đoán, xét nghiệm, hạn chế được sự vấy nhiễm hóa chất
đồng thời có thể đánh giá trực tiếp hiệu quả khuyếch đại sản phẩm của các mẫu
khác nhau ngay trong giai đoạn sản phẩm được tích lũy. M Vlasakova và ctv (2010)
đã ứng dụng kỹ thuật này trong phát hiện và định lượng PCV2 cho kết quả rất cao.
Chẩn đoán huyết thanh học rất hữu ích để xác định tình trạng nhiễm PCV2.
Kháng thể có thể phát hiện bằng nhiều phương pháp: phương pháp trung hòa virus,
miễn dịch gắn enzyme gián tiếp trên tế bào một lớp, miễn dịch huỳnh quang gián
tiếp và phổ biến là kỹ thuật ELISA.
2.1.6.1 Phương pháp ELISA
Nguyên tắc
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên cơ sở sự bắt cặp đặc hiệu giữa kháng
nguyên và kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho cơ chất thích hợp vào,
enzyme sẽ thủy phân cơ chất tạo sản phẩm có màu. Cường độ màu được xác định
bằng giá trị mật độ quang OD, từ đó tính được nồng độ kháng nguyên hay kháng
thể cần phát hiện (Crowther, 2001).
Cũng theo Crowther (2001), ưu điểm của phương pháp ELISA là có thể thực
hiện trên một số lượng mẫu lớn và có khả năng phát hiện được kháng thể trong
huyết thanh ở một hàm lượng thấp. Tuy nhiên, ELISA lại có một số nhược điểm là
có thể xảy ra hiện tượng liên kết chéo giữa các kháng nguyên hoặc kháng thể gắn
trong giếng. Mặt khác, các liên kết không đặc hiệu giữa các kháng nguyên và kháng
thể có thể cho kết quả dương tính giả và khi nồng độ mẫu quá cao có thể xảy ra hiệu

12


ứng Hook cho kết quả âm tính giả. Vì vậy, để có một quy trình ELISA hoàn chỉnh,

trước hết, cặp kháng nguyên/kháng thể lựa chọn khi thiết kế phải có liên kết đặc
hiệu với nhau và quy trình ELISA phải được thực hiện khảo sát hệ số biến động, độ
nhạy và độ đặc hiệu ở những thí nghiệm lặp lại có ý nghĩa về mặt thống kê.
ELISA dùng trong phát hiện PCV2
Hiện nay, có nhiều kít ELISA dùng phát hiện PCV2 trên thị trường. Kít
“SERELISA® PCV2 Ag Capture” (Synbiotics, Pháp) dùng phương pháp ELISA
gắn kẹp phát hiện kháng nguyên PCV2 từ mẫu phân. Kít “SERELISA® PCV2 Ab
Blocking” (Synbiotics, Pháp). Kít “Porcine Circovirus (PCV2) ELISA test” của
hãng Shenzhen Ivshiyuan Biotechnology và kít “Porcine Circovirus (PCV2) ELISA
test” của hãng Zhongshan Yueer Biotechnology dùng phương pháp ELISA gián tiếp
phát hiện kháng thể kháng PCV2 trong huyết thanh. Kít “Ingezim PCV IgG® và
Ingezim PCV IgM®” của hãng Ingenasa, Tây Ban Nha xác định các giai đoạn
nhiễm PCV2 dựa trên tỷ lệ IgM và IgG trong mẫu huyết thanh….Thông dụng nhất
là các kít phát hiện kháng thể trong huyết thanh nhờ kháng nguyên đặc hiệu gắn sẵn
trong giếng. Kháng nguyên có thể là PCV2, đoạn gen ORF2, protein Cap tinh sạch
hoặc tái tổ hợp từ các vector biểu hiện hoặc sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu
với PCV2…

Hình 2.6 Kít “Ingezim PCV
IgG® và Ingezim PCV IgM®”

Hình 2.7 Kít “Porcine Circovirus
(PCV2) ELISA test”

Phương pháp ELISA gián tiếp dùng kháng nguyên là protein ORF2 tinh sạch được
Blanchard (2003) tiến hành trên 322 mẫu huyết thanh thu nhận từ các trại heo ở
Anh. Kết quả được so sánh với phương pháp IPMA (Immunocytochemistry

13



Monoplayer Assay) cho thấy độ đặc hiệu là 94,5 %, độ nhạy là 98,2 %. Phương
pháp ELISA cạnh tranh dùng PCV2 tinh sạch là kháng nguyên, dùng kháng thể đơn
dòng đặc hiệu PCV2 là chất cạnh tranh cũng được Walker tiến hành trên 484 mẫu
huyết thanh năm 2000. Kết quả được so sánh với phương pháp miễn dịch huỳnh
quang trực tiếp cho thấy độ đặc hiệu là 97,14 %, độ nhạy là 99,58 % (Walker và
ctv, 2000; Blanchard và ctv, 2003).
Bên cạnh đó, năm 2008, Patterson và ctv đã tiến hành một thí nghiệm so
sánh độ tin cậy của ba kít ELISA, (i) ELISA gián tiếp có giếng phủ kháng nguyên
ORF2 tái tổ hợp của PCV2, (ii) ELISA cạnh tranh có giếng phủ kháng nguyên
PCV2 tinh sạch, (iii) ELISA bắt giữ có giếng phủ với kháng thể đơn dòng đặc hiệu
với IgG của heo và dùng kháng nguyên là protein PCV2b tái tổ hợp của PCV2b trên
55 heo 3 tuần tuổi được chia thành 7 nhóm. Kết quả được tác giả so sánh với
phương pháp kháng thể gián tiếp phát hiện huỳnh quang IFAT (Indirect Fluorescent
Antibody test). Giá trị AUC trong ba phương pháp ELISA của tác giả lần lượt là
0.94; 0,97; 0,96, không chênh lệch nhiều so với AUC của phương pháp IFAT là
0,98. Điều này chứng tỏ các phương pháp ELISA có độ chính xác cao và có thể áp
dụng trong thực tế kiểm tra lâm sàng (AUC < 0,6 thì thí nghiệm không được áp
dụng trong thực tế). Mặc khác tác giả cũng kết luận không có sự khác biệt trong kết
quả xác định kháng thể kháng PCV2a, 2b và không có phản ứng với kháng thể
kháng PCV1 (Patterson và ctv, 2008).
Qua nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đều cho thấy phương pháp
ELISA dùng kháng nguyên là ORF2, protein Cap tinh sạch hoặc tái tổ hơp đều có
khả năng phát hiện kháng thể kháng PCV2 có trong huyết thanh. Mặc dù ELISA có
độ chính xác thấp hơn so với các kỹ thuật phát hiện trực tiếp kháng nguyên trên
mẫu như IPMA, chẩn đoán nhiễm PCV2 trên quần thể lớn, sàng lọc PCV2 bằng
miễn dịch, đồng thời là công cụ hữu ích cho việc kiểm tra sự thay đổi huyết thanh
trong quá trình tiêm vaccine (Walker và ctv, 2000; Blanchard và ctv, 2003;
Patterson và ctv, 2008).


14


×