Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH HÓA MÁU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH GAN TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y TƯ NHÂN, QUẬN 9 TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH HÓA MÁU
TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH GAN TRÊN
CHÓ TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y TƯ NHÂN,
QUẬN 9 - TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện

: LƯU NGUYỆT HẰNG

Lớp

: DH07DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2007 – 2012

Tháng 07/2012



BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

LƯU NGUYỆT HẰNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH HÓA MÁU
TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH GAN TRÊN
CHÓ TẠI PHÒNG MẠCH THÚ Y TƯ NHÂN,
QUẬN 9 - TP. HỒ CHÍ MINH
 
 

Khóa luận đựơc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng bác sỹ thú y

Giáo viên huớng dẫn:
TS. ĐỖ HIẾU LIÊM
Tháng 07/2012

i
 


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lưu Nguyệt Hằng
Luận văn: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu trong một số
trường hợp bệnh gan trên chó tại phòng mạch thú y tư nhân, Quận 9-TP. Hồ
Chí Minh”
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên

hướng dẫn và các ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt
nghiệp ngày …………..
Giáo viên hướng dẫn

TS. Đỗ Hiếu Liêm
 

 

ii
 


LỜI CẢM ƠN
*************
Tôi xin gửi lời trân trọng cám ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi- Thú y.
- Quý thầy cô khoa Chăn nuôi- Thú y đã tận tình truyền đạt, dạy bảo chúng tôi từ
đạo đức đến những kiến thức quý báu làm hành trang cho chúng tôi vững bước vào
đời.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Đỗ Hiếu Liêm đã hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn cô Thanh, các anh, chị đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận những công việc thực tế tại
phòng mạch.
Cảm ơn cha mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn chăm sóc, nuôi
dưỡng và dạy dỗ con cho tới ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, chia sẽ những buồn vui trong suốt
quãng đời sinh viên của tôi.

Cuối cùng, xin kính chúc toàn thể quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y
luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và
hoạt động nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
 

Lưu Nguyệt Hằng
 

 

iii
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài "Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu trong một số trường
hợp bệnh gan trên chó tại phòng mạch thú y tư nhân, Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh"
được thực hiện từ ngày 29/12/2011 đến ngày 30/06/2012
(1). Trong 1055 ca bệnh đến khám và điều trị tại Phòng mạch có 68 ca có
triệu chứng bệnh lý ở gan, thận, mật, tụy và ngộ độc chiếm tỷ lệ 6,45 % với các dấu
hiệu lâm sàng: tích dịch xoang bụng, da và niêm mạc vàng, ói mửa, tiêu chảy, sốt,
…Tỷ lệ bệnh ở giống chó nội thấp hơn giống chó ngoại, lứa tuổi mắc bệnh lý cao
nhất là trên 3 năm tuổi và phái tính đực có tỷ lệ bệnh thấp hơn chó cái .
(2). Dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của từng dạng bệnh lý, kết quả bệnh gan
chiếm tỷ lệ ( 57,38 %), bệnh gan - thận (chiếm 10,29 %), bệnh gan - mật (chiếm
7,35 %), bệnh gan - tụy (chiếm 5,88 %) và ngộ độc ( chiếm 19,1 %).
(3). Dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả phân tích các chỉ tiêu huyết

học, các trường hợp bệnh gan trên chó gồm 5 nhóm bệnh với các đặc trưng:
- Nhóm bệnh gan: Ở những chó có dấu hiệu bệnh gan (sốt, vùng bụng sưng đau, ói
mửa, tiêu chảy, thể trạng gầy ốm, bỏ ăn,…) thì số lượng hồng cầu, hàm lượng
hemoglobin, hematocrit biến động trong khoảng đối cho phép, số lượng bạch cầu
tăng nhẹ, số lượng các loại bạch cầu của các chó bệnh gan đơn thuần rất thay đổi.
Số lượng bạch cầu trung tính chiếm nhiều nhất, và tăng hơn mức cho phép.Thường
xảy ra ở chó > 3 năm tuổi, ALT và AST đều tăng cao gấp 4-5 lần so với khoảng đối
chiếu, hoạt lực ALP nằm ở ngưỡng giới hạn trên. Hàm lượng glucose trung bình ở
mức thấp hơn bình thường. Hàm lượng B.U.N và creatinine trong huyết thanh nằm
trong mức cho phép
- Nhóm bệnh gan-thận:Với các dấu hiệu lâm sàng nhưtích nước xoang bụng,
nước tiểu vàng cam, tiểu lắt nhắt, thú mệt mỏi, suy yếu,....Mức dao động của ALT
cao hơn khoảng đối chiếu, tương tự hàm lượng AST cao hơn khoảng đối chiếu.
Nhưng sự biến thiên hoạt lực ALP nằm trong giới hạn sinh lý cho phép. Hàm lượng

iv
 


glucose máu giảm thấp. Mức tăng của hàm lượng creatinine có thể gấp 2 lần. Hàm
lượng B.U.N mặc dù biến thiên giới hạn cho phép, nhưng một số cá thể có lượng
B.U.N tăng cao.  
- Nhóm bệnh gan-mật:Các biểu hiện đặc trưng của bệnh như da, niêm mạc mắt,
miệng chuyển sang màu vàng, thú hay ói ra nước vàng, tiêu chảy phân xám,…Hàm
lượng AST tăng gấp 6-10 lần, ALT tăng 2-3 lần, ALP tăng 1-2 lần. Hàm lượng
glucose trong chó khảo sát trung bình ở mức thấp hơn bình thường. Hàm lượng
birubin trong huyết thanh chó bệnh gan-mật đều gia tăng hơn mức bình thường;
lượng bilirubin tổng số trong huyết thanh tăng 10- 20 lần, với lượng bilirubin trực
tiếp tăng gấp 30-40 và lượng bilirubin gián tiếp tăng 5-10 lần.
- Nhóm bệnh gan-tụy: Ở những chó nghi ngờ bệnh gan-tụy (thường xuyên ói, mệt

mỏi, sốt, bỏ ăn dài ngày, tiêu chảy,….) thì các chỉ tiêu sinh hóa máu như AST, ALT
và glucose vẫn biến động nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hoạt lực amylase
biến động nằm trong giới hạn trên.
- Nhóm bệnh ngộ độc:là một dạng bệnh do chất độc gây nên làm cho cơ thể có một
số biểu hiện bệnh lý như co giật, sùi bọt mép, mất ý thức,…. và một số triệu chứng
đặc trưng của từng loại chất độc. Trong đó các chỉ tiêu sinh hóa máu như ALT,
ALP, Gluocse, Urê, Creatinine vẫn biến động nằm trong khoảng cho phép ngoại trừ
hoạt lực AST tăng cao gấp 2-3 lần.
(4). Gan có túi mật sưng, gan sưng và xơ gan, thận sưng và cấu trúc bể thận
biến mất là các trường hợp bệnh tích bất thường ghi nhận được tại Phòng mạch.
(5). Tỷ lệ điều trị bệnh tương đối đồng đều nhau ở các bệnh và ở mức thành
công trung bình.

v
 


MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận giáo viên hướng dẫn ......................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận ..................................................................................................... iv
Mục lục...................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ...........................................................................................x
Danh sách các bảng ................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................. xii
Danh sách các hình.................................................................................................. xiii
Chương 1 Mở đầu .......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...........................................................................................................2

1.3 YÊU CẦU .............................................................................................................2
Chương 2 Tổng quan...................................................................................................3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ .......................................................................3
2.2 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC,MÔ HỌC VÀ CHỨC NĂNG GAN, THẬN, TỤY ..3
2.2.1 Gan .....................................................................................................................4
2.2.1.1 Cơ thể học .......................................................................................................4
2.2.1.2 Mô học ............................................................................................................5
2.2.1.3 Chức năng .......................................................................................................5
2.2.1.4 Mật ..................................................................................................................6
2.2.2 Thận....................................................................................................................8
2.2.2.1 Cơ thể học ......................................................................................................8
2.2.2.2 Mô học ...........................................................................................................9
2.2.2.3 Chức năng ....................................................................................................10
2.2.3 Tụy ...................................................................................................................10

vi
 


2.2.3.1 Cơ thể học .....................................................................................................10
2.2.3.2 Mô học .........................................................................................................11
2.2.3.3 Chức năng .....................................................................................................11
2.3 CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRÊN GAN, MẬT, THẬN,
TỤY...........................................................................................................................12
2.3.1 Gan, mật ...........................................................................................................12
2.3.1.1 Nguyên nhân .................................................................................................12
2.3.1.2 Triệu chứng ...................................................................................................12
2.3.1.3 Các nhóm bệnh gan tiêu biểu trên chó ..........................................................13
2.3.2 Thận..................................................................................................................16
2.3.2.1 Viêm thận cấp ...............................................................................................16

2.3.2.2 Hội chứng thận hư .........................................................................................17
2.3.3 Tụy ...................................................................................................................17
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH ..................................................18
2.4.1 Chẩn đoán lâm sàng .........................................................................................18
2.4.1.1 Bệnh gan........................................................................................................18
2.4.1.2 Bệnh thận ......................................................................................................18
2.4.2 Chẩn đoán huyết thanh học ..............................................................................19
2.4.2.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu ................................................................................19
2.4.2.2 Các chỉ tiêu sinh hoá máu .............................................................................23
Chương 3 Nội dung và phương pháp khảo sát .........................................................27
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................27
3.2 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM ........................................................27
3.2.1 Dụng cụ ............................................................................................................27
3.2.2 Hóa chất ...........................................................................................................27
3.2.3 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................28
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ....................................................................................28
3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................................................28

vii
 


 

3.4.1. Nội dung 1 .......................................................................................................28
3.4.1.1. Mục tiêu .......................................................................................................28
3.4.1.2. Đối tượng và bố trí khảo sát .........................................................................28
3.4.1.3. Thú khảo sát .................................................................................................29
3.4.1.4. Các chỉ tiêu khảo sát ....................................................................................30
3.4.2. Nội dung 2: ......................................................................................................30

3.4.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................30
3.4.2.2. Đối tượng và bố trí khảo sát .........................................................................30
3.4.2.3. Các chỉ tiêu khảo sát ....................................................................................30
3.5 THU THẬP MẪU VẬT .....................................................................................31
3.6 CÁC CÔNG THỨC TÍNH .................................................................................31
3.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ..............................................32
Chương 4 Kết quả và thảo luận ................................................................................33
4.1 TỶ LỆ CHÓ MẮC BỆNH TRÊN GAN, MẬT, THẬN, TỤY VÀ NGỘ ĐỘC.33
4.1.1 Tỷ lệ chó có bệnh lý gan, mật, thận, tụy và ngộ độc trên tổng số khảo sát .....33
4.1.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh lý trên gan, mật, thận, tụy và ngộ độc theo giống, tuổi,
giới tính .....................................................................................................................34
4.2 TẦN SUẤT DẤU HIỆU LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ TỪNG NHÓM BỆNH ......36
4.2.1 Tần suất dấu hiệu lâm sàng của nhóm bệnh gan, thận, mật, tụy và ngộ độc ...36
4.2.2 Tỷ lệ từng nhóm bệnh lý ..................................................................................39
4.2.2.1 Bệnh gan........................................................................................................40
4.2.2.2 Bệnh gan-thận ...............................................................................................41
4.2.2.3 Bệnh gan-mật ................................................................................................41
4.2.2.4 Bệnh gan-tụy .................................................................................................42
4.2.2.5 Ngộ độc .........................................................................................................43
4.3 SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC ....................................44
4.3.1 Nhóm chó bệnh gan .........................................................................................44

viii
 


4.3.1.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu của nhóm chó bệnh gan .........................................44
4.3.1.2 Các chỉ tiêu sinh hóa máu của nhóm chó bệnh gan ......................................46
4.3.1.3 Kết luận ......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Nhóm chó bệnh gan-thận .................................................................................49

4.3.3 Nhóm chó bệnh gan-mật ..................................................................................51
4.3.4 Nhóm chó bệnh gan-tụy ...................................................................................53
4.3.5 Nhóm chó bị ngộ độc .......................................................................................54
4.4 MỘT SỐ BỆNH TÍCH BẤT THƯỜNG TRÊN GAN, THẬN ..........................55
4.4.1 Gan có túi mật sưng .........................................................................................55
4.4.2 Xơ gan ..............................................................................................................56
4.4.3 Gan sưng ..........................................................................................................56
4.4.4 Thận sưng và mất cấu trúc bể thận ..................................................................57
4.5 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ..................................................................57
Chương 5 Kết luận, tồn tại và để nghị ......................................................................58
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................58
5.2 TỒN TẠI .............................................................................................................59
5.3 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................59
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................61
PHỤ LỤC 1: BIÊN BẢN HỒ SƠ BỆNH ÁN ..........................................................65
PHỤ LỤC 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ ...........................................................66

ix
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

:

Alanine aminotransferase

ALP


:

Alkaline phosphatase

AST

:

Aspartate aminostranferase

BUN

:

Blood urea nitrogen

EDTA

:

Ethylenediaminetetraacetic acid

x
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các thành phần của dịch mật ......................................................................7
Bảng 2.2 Một vài chỉ tiêu sinh lý máu trên chó trưởng thành ..................................22
Bảng 2.3 Một vài chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó trưởng thành ................................26

Bảng 3.1. Số mẫu máu khảo sát theo nhóm bệnh gan, giống, tuổi và phái tính .......29
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó có bệnh lý trên gan, thận, mật, ngộ độc .....................................33
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh lý gan, mật, thận,tụy và ngộ độc theo giống, tuổi, giới
tính.............................................................................................................................34
Bảng 4.3 Tần suất các dấu hiệu lâm sàng .................................................................37
Bảng 4.4 Các trường hợp bệnh lý dựa vào chẩn đoán lâm sàng ...............................39
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó mắc bệnh gan theo lứa tuổi, phái tính, giống ............................40
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó mắc bệnh gan-thận theo lứa tuổi, phái tính, giống ....................41
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó mắc bệnh gan-mật theo lứa tuổi, phái tính, giống .....................42
Bảng 4.8 Tỷ lệ chó mắc bệnh gan-tụy theo lứa tuổi, phái tính, giống ......................42
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó mắc bệnh ngộ độc theo lứa tuổi, phái tính, giống .....................43
Bảng 4.10 Sự biến động các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của nhóm chó bệnh gan44
Bảng 4.11 Sự biến động các chỉ tiêu sinh hóa máu theo nhóm chó bệnh gan-thận..49
Bảng 4.12 Sự biến động các chỉ tiêu sinh hóa máu theo nhóm chó bệnh gan-mật...51
Bảng 4.13 Sự biến động các chỉ tiêu sinh hóa máu theo nhóm chó bệnh gan-tụy ...53
Bảng 4.14 Sự biến động các chỉ tiêu sinh hóa máu theo nhóm chó bị ngộ độc........54
Bảng 4.15 Tỷ lệ điều trị ở các nhóm bệnh lý ............................................................57

xi
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh gan, thận, mật, tụy và ngộ độc theo giống .................... 34
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh gan, thận, mật, tụy và ngộ độc theo lứa tuổiError! Bookmark
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ các nhóm bệnh dựa vào chẩn đoán lâm sàng ...................................... 40

xii
 



DANH SÁCH CÁC HÌNH
 

Hình 2.1. Vị trí gan trong xoang bụng của chó ...........................................................3
Hình 2.2. Các thùy của gan chó ..................................................................................4
Hình 2.3 Chu trình ruột gan của muối mật .................................................................8
Hình 2.4 Thận cắt dọc .................................................................................................9
Hình 2.5 Cấu tạo cơ thể học tuyến tụy ......................................................................11
Hình 2.6 Sự phân chia các dòng tế bào bạch cầu ......................................................21
Hình 3.1 Ống kháng đông EDTA .............................................................................31
Hình 4.1 Chó bị tích nước xoang bụng (báng bụng).................................................38
Hình 4.2 Chó vàng da................................................................................................38
Hình 4.3 Gan có túi mật sưng ...................................................................................55
Hình 4.4 Xơ gan ........................................................................................................56
Hình 4.5 Gan sưng ....................................................................................................56
Hình 4.6 Thận sưng và thận mất cấu trúc bể thận.....................................................57

xiii
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của con
người ngày càng được nâng cao, người ta không chỉ chú ý đến việc ăn, mặc mà còn
chú ý đến những nhu cầu khác để giải trí như nuôi thú cảnh, thú cưng. Trong đó,
chó là loài động vật trung thành, thông minh và giúp ích được rất nhiều trong đời
sống con người. Do đó, chúng được con người thương yêu và quý mến, ước tính số

lượng chó trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 206.734 con với 120.966 hộ chăn
nuôi (Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2008).
Mặc dù được quan tâm chăm sóc chu đáo nhưng bệnh tật là điều không thể
tránh khỏi, do đó việc nuôi dưỡng chúng gặp khá nhiều khó khăn. Vì thế việc chẩn
đoán bệnh, điều trị hay tiêm phòng bệnh cho chó trở thành một nhu cầu của xã hội
ngày nay. Nắm bắt được vấn đề thiết yếu đó, các trung tâm chẩn đoán, phòng mạch
thú y mở ra ngày càng nhiều và đa dạng, đặc biệt là trên địa bàn thành phố.
Trong những bệnh phổ biến thường xảy ra trên chó nuôi thì bệnh trên gan
chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Theo khảo sát của Đỗ Thanh Thủy từ 09/2007 đến
06/2008 tại Trạm chẩn đoán và xét nghiệm thuộc Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí
Minh thì tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý trên gan chiếm 2,8%.
Trước đây, việc chẩn đoán bệnh trên gan chủ yếu dựa vào các triệu chứng
lâm sàng là chính, ngày nay dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bên cạnh các
chẩn đoán lâm sàng thì các biện pháp hỗ trợ phi lâm sàng như siêu âm, xét nghiệm
máu,… đã cho các bác sỹ thú y có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về ca bệnh,
điều này giúp ích rất lớn trong công tác điều trị bệnh.
Được sự đồng ý của Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y,
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ

1
 


Hiếu Liêm, Th.S Phạm Ngọc Kim Thanh chúng tôi thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH HÓA MÁU TRONG
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH GAN TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG MẠCH
THÚ Y TƯ NHÂN, QUẬN 9 - TP. HỒ CHÍ MINH”
1.2 MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trong một số
trường hợp bệnh lý ở gan trên chó đến khám và điều trị tại phòng mạch Thú y,

Quận 9 – Tp. Hồ Chí Minh và ghi nhận hiệu quả điều trị để cải tiến biện pháp
phòng và trị nhóm bệnh này.
1.3 YÊU CẦU
(1). Xác định tỷ lệ xuất hiện của từng nhóm bệnh gan theo giới tính, độ tuổi và
nhóm giống.
(2). Tần suất các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của các dạng bệnh gan.
(3). Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu đặc trưng trong từng nhóm bệnh gan
(4). Theo dõi, ghi nhận các liệu pháp điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị của từng
nhóm bệnh.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), một số đặc điểm sinh lý
của chó như sau:
-

Thân nhiệt khi đo qua trực tràng trung bình là 38,9oC, dao động trong khoảng từ

37,9oC-39,9oC. Nhiệt độ cơ thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như tầm vóc, phái
tính, hoạt động cơ học, dinh dưỡng và tình trạng tiết kích thích tố,…..
-

Nhịp tim sinh lý bình thường từ 70-120 lần/phút. Nhịp tim chịu ảnh hường bởi

tuổi, tầm vóc, nhu cầu biến dưỡng, tình trạng dinh dưỡng, nhiệt độ bên ngoài và

thân nhiệt,…..
-

Tuổi động dục lần đầu 8-12 tháng, thời gian của một chu kỳ động dục từ 6-8

tháng, thời kỳ động dục từ 7-9 ngày, thời gian mang thai khoảng 64 ngày.
2.2 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC, MÔ HỌC VÀ CHỨC NĂNG GAN, THẬN,
TỤY

Hình 2.1. Vị trí gan trong xoang bụng của chó
(Nguồn: College of veterinary medicine, 2006)

3


2.2.1 Gan
2.2.1.1 Cơ thể học
Theo Phan Quang Bá và Đỗ Vạn Thử (2008), cấu tạo cơ thể học gan chó như
sau:
-

Gan là một khối lớn, nằm phía trước xoang bụng, tiếp xúc với mặt sau cơ

hoành, hơi nghiêng từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. Riêng, trên loài nhai lại, gan
nằm bên phải xoang bụng.
-

Mặt trước của gan lồi, trơn láng, gọi là mặt thành.

-


Mặt sau lồi lõm, tiếp xúc với dạ dày, thận... gọi là mặt tạng.

Hình 2.2. Các thùy của gan chó
(Nguồn: College of veterinary medicine, 2006)
-

Túi mật là một cấu tạo hình quả lê nằm ở mặt tạng của gan.

-

Gan phân thành 6 thùy.
+ Bên phải có 2 thùy : thùy trung phải ở phía trước, thùy bên phải ở sau.
+ Bên trái có 2 thuỳ : thùy trung trái ở phía trước, thùy bên trái ở sau.
+ Phía trước là thùy vuông.
+ Phía sau là thùy đuôi (hay thùy Spiegel).

-

Cố định : Gan được cố định nhờ các dây treo, cố định gan với cơ hoành, đáy

của xoang bụng, thận và dạ dày.

4


-

Mạch máu : Máu đến gan bởi 2 nguồn.
+ Động mạch gan là một nhánh của động mạch lòng.

+ Tĩnh mạch cửa : là một tĩnh mạch khá lớn, thùy hút máu từ dạ dày, ruột,

lách, tuyến tụy, đổ vào mạch nội tạng của gan.
-

Máu khi đi ra khỏi gan bởi các tĩnh mạch gan, đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ

sau.
2.2.1.2 Mô học
Gan được bao bọc bởi một màng liên kết, màng này phân nhánh vào gan chia
gan thành thùy và tiểu thùy.Mỗi tiểu thùy gan là một khối hình đa diện có đường
kính 1-2 µm. Những tiểu thùy ngăn cách nhau bởi vách liên kết mỏng gọi là khoảng
Kiernan.
Trong mỗi tiểu thùy các tế bào gan xếp thành dãy tế bào gọi là bè Remark, các
bè đan lại với nhau thành lưới. Giữa các mắt lưới của tiểu thùy có những mao mạch
chạy khúc khuỷu, những mao quản này sẽ tập trung lại đổ vào một tĩnh mạch nằm
giữa tiểu thùy gọi là tĩnh mạch trung tâm.
Mặt trong của mao mạch gan có những tế bào hình sao gọi là tế bào Kupffer, tế
bào này có nhánh bào tương bám vào nội mạc của mao mạch, ngoài ra giữa mặt bên
của hai tế bào gan nằm sát nhau có một khe tròn gọi là vi quản mật, các vi quản mật
không có vách và sẽ dẫn mật do các tế bào tiết ra đổ vào các ống dẫn mật nằm ở
vách liên kết rồi tích trữ ở túi mật ( Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.2.1.3 Chức năng
-

Chức năng điều hòa, tổng hợp và phân tiết các chất biến dưỡng
+ Glucose: Gan tích trữ glucose dưới dạng glycogen khi hàm lượng glucose

trong máu tăng như trường hợp sau mỗi bữa ăn. Đồng thời, gan sẽ phóng thích
glucose vào máu khi hàm lượng glucose trong máu giảm (Tennant, 1997).

+ Protein: Hầu hết các loại protein của cơ thể (ngoại trừ kháng thể) đều được
tổng hợp và phân tiết ở gan. Ngoài ra, gan còn sản xuất các loại protein quan trọng
khác như yếu tố đông máu (Tennant, 1997; Đỗ Hiếu Liêm, 2008).

5
 


+ Vitamin: Gan có chức năng chuyển hóa trực tiếp các vitamin (C, B, A, D, E,
K, nhóm B) trong thức ăn để cung cấp cho cơ thể (Tennant, 1997).
+ Mật: Các tế bào gan có khả năng tổng hợp một dịch chất màu vàng xanh chứa
cholesterol, phospholipid, bilirubin, biliverdin và muối mật, phân tiết vào trong các
ống mật và được trữ tạm thời ở túi mật trước khi đổ vào ruột non (Tennant, 1997).
+ Lipid: Cholesterol được tổng hợp ở gan và phân bố khắp cơ thể hoặc đổ vào
ống mật để phân tán (Tennant, 1997).
-

Chức năng dự trữ: Gan dự trữ một số chất quan trọng trong cơ thể như glucose

(dưới dạng glucogen), các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), vitamin B12,
folate và một số vi khoáng (chủ yếu là đồng và sắt).
-

Chức năng giải độc: Gan có chức năng loại bỏ các chất có hại trong máu như

ammonia tự do, độc tố, các loại thuốc,…. bằng cách biến đổi chúng thành những
dạng ít độc hại hơn.
-

Chức năng miễn dịch: Gan có một loại tế bào đặc biệt được gọi là tế bào


Kupffer, những tế bào này là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng
có tác dụng loại trừ và làm suy yếu vi khuẩn, độc tố, chất dinh dưỡng, chất hóa
học,...khi đi vào trong gan thông qua hệ thống tĩnh mạch cửa (Tennant, 1997;
Prince, 2008a; Seltzer, 2008) (Trích dẫn tài liệu Đỗ Thanh Thủy, 2008).
-

Chức năng tạo máu: Lấy đi hồng cầu già bị hư hỏng ra khỏi vòng tuần hoàn,

phân giải hemoglobin và dự trữ sắt (Harvey, 1997).Ngoài ra gan còn là nơi dự trữ
máu của cơ thể, vì vậy nếu cơ thể bị mất máu, gan sẽ đưa máu vào vòng tuần hoàn.
2.2.1.4 Mật
Mật là sản phẩm bài tiết của tế bào gan. Sau khi bài tiết, mật theo các ống mật
vi ti đổ vào ống mật ở khoảng cửa. Từ đây, mật theo ống gan phải và ống gan trái
đổ vào ống mật chung rồi theo ống túi mật đi đến chứa ở túi mật. Tại đây, mật được
cô đặc lại và dưới tác dụng của một số kích thích, túi mật sẽ co bóp đưa mật vào tá
tràng qua cơ vòng Oddi.Trước khi đi vào tá tràng, mật được trộn lẫn với dịch tụy
trong ống tụy chính.

6
 


Mật là một chất lỏng, màu xanh hoặc vàng, pH khoảng 7 - 7,7.
Số lượng bài tiết khoảng 0,5 lít/ngày.
Dịch mật gồm có nhiều thành phần (bảng 2.1). Trong đó, có một số thành phần
quan trọng như: muối mật, sắc tố mật, cholesterol.
(1). Muối mật
Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ
cholesterol với glycin hoặc taurin. Có 2 loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và

taurocholat Natri (Kali).
Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid ở ruột
non kéo theo sự hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K.
Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch
cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan.
Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân
và duy trì nhu động ruột già.
Bảng 2.1: Các thành phần của dịch mật
Thành phần

Tỷ lệ %

Nước

97,0%

Muối mật

0,7%

Sắc tố mật

0,2%

Cholesterol

0,06%

Muối vô cơ


0,7%

Acid béo

0,15%

Lecithin

0,15%

Mỡ

0,1%

Phosphatase kiềm

…..

(Nguồn: Trịnh Bỉnh Dy, 2006)
(2). Sắc tố mật
Sắc tố mật (hay còn gọi là bilirubin trực tiếp, bilirubin kết hợp) là một chất hình

7
 


thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hb trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch
mật.
(3). Cholesterol
Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol

được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu.
Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại.
Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle
cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất
khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin),
cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi.
Phân tiết mật được điều hòa bởi thần kinh phó giao cảm và kích thích tố
secretin.

Hình 2.3 Chu trình ruột gan của muối mật
(Nguồn: Trịnh Bỉnh Dy, 2006)
2.2.2 Thận
2.2.2.1 Cơ thể học
-

Có hai quả thận: nằm ở trần của xoang bụng, hai bên các đốt sống thắt lưng.

thông thường, thận phải nằm ở khoảng đốt sống thắt lưng 1 - 2; thận trái bị dạ dày

8


ép về phía sau, do đó ở khoảng đốt sống thắt lưng 2 – 3.
-

Mặt trên, thận tiếp giáp với các cơ của thắt lưng, mặt dưới tiếp giáp với ruột,

đầu trước liên hệ với dạ dày, tụy nếu là thận trái, và với gan nếu là thận phải.
-


Bên ngoài, thận được phủ bởi một lớp bao sợi mỏng. Nếu cắt dọc thận, thấy bên

trong chia làm 2 vùng rõ rệt:
+ Vùng vỏ : có màu sậm, xen kẻ bởi các chấm rất nhỏ, sậm màu. đó chính là
các quản cầu thận hay các vi thể thận: là nơi sản sinh ra nước tiểu đầu.
+ Vùng tủy: màu nhạt, là nơi chứa các vi quản thận, các mạch máu. nước tiểu
đầu phải qua một quá trình tái hấp thu, tái phân tiết các chất, qua các cơ chế rất
phức tạp (ở thành các vi quản thận) sau đó mới trở thành nước tiểu chính thức, để
đổ vào bể thận.
-

Ở giữa vùng tủy và vỏ, có một vùng rất đậm màu, gọi là vòng cung mạch quản,

là nơi mạch máu phân chia làm các mao quản để đến các vi thể thận.
-

Bể thận là một xoang chứa nằm gần tể thận, là nơi tích chứa nước tiểu từ các

ống ghóp.
( Phan Quang Bá và Đỗ Vạn Thử, 2008).
2.2.2.2 Mô học

Hình 2.4 Thận cắt dọc
(Nguồn: Phan Quang Bá và Đỗ Vạn Thử, 2008)

9


Thận cấu tạo bởi những đơn vị thận hay còn gọi là ống sinh niệu hoặc nephron,
mỗi thận có khoảng một triệu nephron.

Mỗi đơn vị thận bắt đầu bằng một tiểu thể thận, tiếp theo là những vi quản thận,
có đoạn quanh co, đoạn thẳng rồi cuối cùng đổ vào bồn thận. Xen kẽ những đơn vị
thận có mô liên kết chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh. Mô này
gọi là mô kẽ thận (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.2.2.3 Chức năng
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006, thận có các chức năng sau:
-

Loại thải chất ngoại bào và các chất hữu cơ tạo ra từ quá trình biến dưỡng của

cơ thể. Sản phẩm loại thải bao gồm urê được tạo ra từ biến dưỡng protein, sắc tố
mật được tạo ra từ phân hủy hemoglobin. Sắc tố mật làm cho nước tiểu có màu
vàng. Trong lúc loại thải các chất cặn bã, thận tái hấp thu các chất quan trọng như
glucose, acid amin và protein, ngăn không cho chúng bị mất trong nước tiểu.
-

Ổn định áp suất thẩm thấu và thể tích dịch ngoại bào.

-

Điều hòa nồng độ ion trong dịch ngoại bào.

-

Cân bằng acid-base bằng cách loại thải H+ và HCO3- trong nước tiểu.

-

Sản xuất glucose từ các chất khác không phải carbohydrate, vì vậy giúp giảm


tối đa hàm lượng glucose trong máu lúc nhịn đói kéo dài.
-

Sản xuất kích thích tố erythropoietin kích thích tạo và trưởng thành hồng cầu.

-

Sản xuất calcitriol (dạng hoạt động của vitamin D) ở ống xoắn gần.

-

Sản xuất renin điều hòa sản xuất angiotensin II làm tăng thể tích dich ngoại bào

và tăng huyết áp.
2.2.3 Tụy
2.2.3.1 Cơ thể học
Tụy có màu vàng nhạt nằm ở ngay phía sau của dạ dày, phần lớn nằm bên phải
mặt phẳng giữa, liên kết chặt chẽ với tá tràng, có hình chữ L.
Người ta phân chia tụy tạng thành 2 thùy :

10
 


-

Thùy phải nằm ở đường cong nhỏ của tá tràng, có cấu tạo gần giống tuyến nước

bọt .
-


Thùy trái chạy ngang qua phía trái, tiếp xúc với đường cong nhỏ của dạ dày.
Mỗi thùy trái hay phải cấu tạo bởi các tiểu thùy nhỏ (có chức năng ngoại tiết)

đường kính 2 -5 mm, nằm lẫn lộn các tiểu thùy là các tiểu đảo Langerhan, có chức
năng nội tiết.
Có 2 ống tụy đổ vào tá tràng :
-

Ống tụy chính (Ductus pancreaticus), đổ vào tá tràng cùng với lỗ đổ của ống

mật của gan.
-

Ống tụy phụ (D.accessorius), đổ vào tá tràng ở phía sau ống tụy chính.

Hình 2.5 Cấu tạo cơ thể học tuyến tụy
(Nguồn: />2.2.3.2 Mô học
Tụy được bọc ngoài bởi một vỏ mô liên kết và chia nhánh vào trong, chia tụy
thành nhiều tiểu thùy. Bên trong mỗi tiểu thùy có chứa những nang tuyến tụy. Dịch
tụy được đổ vào những ống bài xuất trong tiểu thùy, sau đó tập trung vào ống bài
xuất gian tiểu thùy và ống bài xuất lớn. Xen kẽ các nang tuyến là những khối tế bào
nội tiết gọi là đảo Langerhans (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.2.3.3 Chức năng

11


×