Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NGHỆ VÀO THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA BROWN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.75 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NGHỆ VÀO THỨC ĂN
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ ISA BROWN

Sinh viên thực hiện : MAI THỊ THANH TÂM
Lớp

: DH07TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************


MAI THỊ THANH TÂM

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NGHỆ VÀO THỨC ĂN
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ ISA BROWN
Khóa luận này được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ KIM PHỤNG

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thanh Tâm
Tên khóa luận: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NGHỆ VÀO
THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ISA
BROWN”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …/08/2012.
Giáo viên hướng dẫn

ThS. BÙI THỊ KIM PHỤNG

ii


LỜI CẢM TẠ


Kính dâng cha mẹ
Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên, an ủi và hy sinh suốt đời cho
con có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình chỉ dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành nhớ ơn
Thạc Sĩ. Bùi Thị Kim Phụng
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Anh Huỳnh Thái Sơn và chị Trần Thị Đoan Oanh chủ trại gà cùng với anh
em công nhân đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài
tốt nghiệp.
Cám ơn tất cả các bạn Thú Y 33 và những người thân đã cùng gắn bó, giúp
đỡ động viên tôi trong những năm học vừa qua.
Sinh viên
Mai Thị Thanh Tâm

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Với mục đích cải thiện nhằm nâng cao năng suất của gà đẻ, tăng chất lượng
sản phẩm, chúng tôi tiến hành bổ sung bột nghệ vào thức ăn của gà đẻ để phục vụ
đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung nghệ vào thức ăn đến năng suất và chất lượng
trứng của gà Isa Brown”. Đề tài được tiến hành thực hiện trên 400 gà Isa Brown 26
tuần tuổi, được chia làm 4 lô, lô 1 là lô đối chứng với khẩu phần thức ăn không bổ
sung nghệ, 3 lô còn lại bổ sung nghệ theo mức độ 1 – 3 gam nghệ/kg thức ăn. Đề tài

được thực hiện tại trại gà tư nhân của anh Huỳnh Thái Sơn, 299/22 quốc lộ 62,
phường 6, thị xã Tân An, tỉnh Long An trong thời gian từ 02/2012 – 06/2012.
Kết quả đề tài qua đợt thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Tỷ lệ đẻ: cho gà đẻ ăn thức ăn có bổ sung nghệ liên tục đã làm tăng tỷ lệ đẻ
từ 4,31 – 5,66 %. Tỷ lệ đẻ cao nhất ở lô bổ sung 2 gam nghệ/kg thức ăn (86,06 %),
kế đến là lô bổ sung 3 gam nghệ/kg thức ăn (85,19 %) và tỷ lệ đẻ ở lô bổ sung 1
gam nghệ/kg thức ăn (84,96 %), cao hơn hẳn lô không bổ sung nghệ (81,45 %) (P <
0,001).
Trọng lượng trứng: trọng lượng trứng trung bình của lô bổ sung 2 gam
nghệ/kg thức ăn là cao nhất (56,95 gam/trứng), lô bổ sung 4 gam nghệ/kg thức ăn
(56,76 gam/trứng), lô bổ sung 1 gam nghệ/kg thức ăn (56,70 gam/trứng), lô không
bổ sung nghệ (56,39 gam/trứng) (P < 0,05).
Khả năng chuyển hóa thức ăn: nghệ làm tăng khả năng chuyển hóa thức ăn,
giúp hấp thu thức ăn tốt hơn, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng thấp hơn so với lô
không bổ sung nghệ là 38 – 81 gam thức ăn. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ở lô
bổ sung 2 gam nghệ/kg thức ăn là thấp nhất (1,05 kg), kế đến là lô bổ sung 3 gam
nghệ/kg thức ăn (1,06 kg), lô bổ sung 4 gam nghệ/kg thức ăn (1,10 kg) và cao nhất
là lô không bổ sung nghệ (1,13 kg) (P < 0,001).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................... ii 
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... iii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................... iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................v 
DANH SÁCH CÁC BẢNG - HÌNH..................................................................... viii 

Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................2 
1.2.1 Mục đích...........................................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................2 
1.3 Thuận lợi và khó khăn .........................................................................................2 
1.3.1 Thuận lợi ..........................................................................................................2 
1.3.2 Khó khăn ..........................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 
2.1 Sơ lược về giống gà Isa Brown ...........................................................................3 
2.2 Sơ lược bộ máy tiêu hóa gia cầm ........................................................................3 
2.3 Tác dụng sinh học của trứng ...............................................................................4 
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng ....................................................6 
2.4.1 Chọn giống .......................................................................................................6 
2.4.2 Dinh dưỡng.......................................................................................................7 
2.4.3 Tuổi ..................................................................................................................7 
2.4.4 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng ..................................................................7 
2.5 Chỉ tiêu về chất lượng trứng................................................................................9 
2.5.1 Hình dạng trứng ...............................................................................................9 
2.5.2 Khối lượng trứng ..............................................................................................9 
2.5.3 Màu sắc trứng .................................................................................................10 

v


2.5.4 Chỉ số Haugh ..................................................................................................10 
2.5.5 Chất lượng vỏ trứng .......................................................................................11 
2.5.6 Màu sắc lòng đỏ .............................................................................................12 
2.6 Tỷ lệ nuôi sống ..................................................................................................12 
2.7 Sơ lược về chế phẩm nghệ ................................................................................13 

2.7.1 Đặc điểm của nghệ .........................................................................................13 
2.7.2 Thành phần hóa học của nghệ ........................................................................14 
2.7.3 Tác dụng của nghệ .........................................................................................14 
2.7.4 Một số nghiên cứu ứng dụng của nghệ ..........................................................15 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............................18 
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .....................................................................18 
3.1.1 Thời gian thực hiện ........................................................................................18 
3.1.2 Địa điểm thực hiện .........................................................................................18 
3.2 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................................18 
3.3 Nội dung thí nghiệm..........................................................................................18 
3.4 Điều kiện thí nghiệm .........................................................................................19 
3.4.1 Thức ăn ...........................................................................................................19 
3.4.2 Chuồng trại .....................................................................................................19 
3.4.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................20 
3.4.4 Vệ sinh thú y ..................................................................................................20 
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................................20 
3.5.1 Sản lượng trứng ..............................................................................................20 
3.5.2 Khả năng chuyển hóa thức ăn ........................................................................20 
3.5.3 Chỉ tiêu về chất lượng trứng ..........................................................................21 
3.5.4 Chỉ tiêu sức sống ............................................................................................23 
3.5.5 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................23 
3.6 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................23 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................24 
4.1 Tỷ lệ đẻ ..............................................................................................................24 

vi


4.2 Trọng lượng trứng .............................................................................................25 
4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ....................................................................28 

4.5 Chỉ tiêu chất lượng trứng ..................................................................................30 
4.6 Tỷ lệ nuôi sống ..................................................................................................33 
4.7 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................34 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................36 
5.1 Kết luận .............................................................................................................36 
5.2 Đề nghị ..............................................................................................................37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................38 
PHỤ LỤC ................................................................................................................40 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG - HÌNH
BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Quan hệ giữa chiều cao lòng trắng, trọng lượng trứng và chỉ số Haugh ....... 10
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 17
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ trung bình qua các tuần (%)............................................................. 23
Bảng 4.2 Trọng lượng trứng trung bình qua các tuần (gam) ........................................ 25
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày qua các tuần (gam/con/ngày).................. 27
Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kilogam) ................................................ 29
Bảng 4.5 Chỉ tiêu chất lượng trứng ............................................................................... 32
Bảng 4.6 Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần (%) .................................................................. 34
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 36
HÌNH
Hình 2.1 Cây nghệ......................................................................................................... 12
Hình 3.1 Chuồng nuôi gà thí nghiệm ............................................................................ 18
Hình 3.2 Thước kẹp đo chiều dài và chiều rộng trứng ................................................. 20

Hình 3.3 Quạt so màu Roche ........................................................................................ 21
Hình 3.4 Thước vi cấp................................................................................................... 22
Hình 4.1 Gà bị loại thải ................................................................................................. 33

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Trong
số các phương thức chăn nuôi gia cầm thì phương thức chăn nuôi công nghiệp
đang được áp dụng rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh việc chăn nuôi
gà thịt thì nuôi gà trứng cũng mang lại thu nhập ổn định và đáp ứng nhu cầu cao
cho xã hội. Trứng là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong trứng có
đầy đủ các loại protit, lipit, gluxit, các chất khoáng và hormone. Trứng được dùng
rộng rãi: làm bánh, làm món ăn, chăm sóc sắc đẹp, đồ mỹ nghệ trang trí….
Nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi trứng phải được đảm bảo vệ sinh, thơm
ngon và chất lượng; trong khi chăn nuôi gà công nghiệp là trong một khoảng thời
gian ngắn sẽ thu được một số lượng sản phẩm lớn nên các nhà chăn nuôi sử dụng
các chế phẩm sinh học, hóa chất để kích thích sự tăng trọng, phòng và trị bệnh
song nếu dùng không đúng cách hay lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra một số tác hại
không mong muốn như ảnh hưởng xấu đến phẩm chất sản phẩm, sức khỏe của gia
cầm cũng như người tiêu dùng, tệ hơn nữa là có thể làm dịch bệnh phát triển…
Một biện pháp thay thế là nên bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gia cầm
một loại gia vị có nguồn gốc từ thực vật, có khả năng chuyển hóa thức ăn, tăng tính
ngon miệng, chống lại một số bệnh và đặc biệt là độ an toàn cao…Qua một số
nghiên cứu cho thấy nghệ là một loại thực vật có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu
kể trên. Đặc biệt, nghệ cũng là một loại gia vị, một vị thuốc được con người ưa
chuộng và sử dụng rộng rãi.


1


Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự đồng ý của Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên
Khoa - Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng với sự hướng dẫn của Thạc Sĩ. Bùi Thị Kim
Phụng. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung nghệ
vào thức ăn đến năng suất và chất lượng trứng của gà Isa Brown”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Bổ sung nghệ vào thức ăn, khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ
sung nghệ đến năng suất và chất lượng trứng của gà Isa Brown.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng sản xuất trứng của gà, tiêu tốn
thức ăn cho 10 quả trứng, trọng lượng trứng, chất lượng trứng và tỷ lệ nuôi sống khi
sử dụng nghệ bổ sung vào thức ăn của gà đẻ Isa Brown.
So sánh hiệu quả bổ sung nghệ lên khả năng sản xuất và chất lượng trứng.
Tính hiệu quả kinh tế.
1.3 Thuận lợi và khó khăn
1.3.1 Thuận lợi
Được sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Được sự giúp đỡ của chủ và công nhân trong trại.
Được sự động viên giúp đỡ của ba mẹ, anh chị, bạn bè.
Việc theo dõi các chỉ tiêu được tiến hành thuận lợi do trực tiếp nuôi dưỡng
đàn gà.
1.3.2 Khó khăn
Vì sự hạn chế trong hiểu biết và giới hạn thông tin, thời gian chuyên môn
nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong quý thầy cô cùng bạn bè đóng góp ý
kiến chỉ dạy. Tôi xin chân thành cám ơn.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về giống gà Isa Brown
Có nguồn gốc từ viện chọn lọc giống súc vật của Pháp, cuối năm 1990 đầu
năm 1991 được nhập vào nước từ hãng Merial với số lượng nhiều dưới dạng gà cha
mẹ. Giống gà trứng thương phẩm có năng suất 290 – 310 trứng/năm. Trứng to bình
quân 50 – 60 gam, vỏ trứng màu nâu và đây là giống rất dễ thích ứng với điều kiện
nuôi dưỡng ở nhiều nơi ở nước ta.
2.2 Sơ lược bộ máy tiêu hóa gia cầm
Gia cầm nói chung và gà nói riêng có đặc điểm tăng trọng nhanh, đẻ trứng
nhiều nên nhu cầu dưỡng chất rất cao. Do đó, đòi hỏi thức ăn phải đầy đủ dinh
dưỡng, cân đối và hệ tiêu hóa phải hoạt động tốt để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, cơ
quan tiêu hóa của gia cầm khác cơ quan tiêu hóa của động vật ăn cỏ và dạ dày đơn.
Gà con có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng chức năng bộ máy tiêu hóa
chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống men tiêu hóa và dung tích ống tiêu hóa còn
nhỏ. Nguồn dinh dưỡng chính lúc này là lòng đỏ lưu. Vì vậy, việc cung cấp thức ăn
cho gà phải đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
Sau khi nở khoảng 4 ngày lòng đỏ tiêu biến, lúc này hệ thống tiêu hóa dần
hoàn thiện để tiêu hóa thức ăn. Bộ máy tiêu hóa bao gồm các bộ phận: miệng, thực
quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.
Thức ăn ở miệng được bôi trơn bằng các dịch nhầy do tuyến nước bọt tiết ra
và được đưa nhanh xuống diều qua thực quản. Diều là đoạn thực quản phình to ra,
có tác dụng làm ướt và dự trữ thức ăn, không tiết ra men tiêu hóa nhưng quá trình
tiêu hóa tinh bột vẫn xảy ra nhờ amylase của nước bọt.

3



Dạ dày tuyến là ống ngắn, có vách dày, mặt trong nổi gai , tiết ra dịch nhầy
chứa HCl và men tiêu hóa protein. Dạ dày cơ có hình ovan hay hình đĩa, thành dày
vững chắc, mặt trong là lớp màn cứng nhưng đàn hồi. Dạ dày cơ không tiết ra men
tiêu hóa nhưng có chức năng nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa làm
mềm thức ăn, nhưng sự tiêu hóa vẫn xảy ra nhờ các men ở khoang miệng và dạ dày
tuyến đưa xuống.
Tá tràng là đoạn ruột non đầu tiên nối với dạ dày cơ, tại đây thức ăn được
tiêu hóa triệt để nhờ các men của tuyến tụy và túi mật tiết ra. Các chất dinh dưỡng
của thức ăn hầu như phân giải hoàn toàn thành các phần tử đơn giản nhất rồi đưa
xuống không tràng. Tại đây, các protein đơn giản, các loại đường đa được các men
tiêu hóa triệt để thành các acid amin và các đường đơn, được hấp thu qua thành ruột
non.
Trực tràng ở gà không phát triển nhưng hai manh tràng phát triển mạnh, tại
đây chất xơ được tiêu hóa nhưng ở mức độ thấp, khoảng 10 – 30 %. Đặc biệt ở
manh tràng chứa hệ vi sinh vật có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B, nhất là B12 .
Các chất protein, gluxit còn lại từ ruột non đưa xuống tiếp tục được tiêu hóa nhờ
enzyme từ ruột non và được hấp thu vào máu qua màng ruột già. Các chất không
được tiêu hóa được thải ra ngoài qua lỗ huyệt (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận,
2003).
2.3 Tác dụng sinh học của trứng
Trứng được xem là một nguồn chứa protein hoàn chỉnh nhất và là nguồn
cung cấp của tất cả các chất dinh dưỡng hoàn hảo ngoại trừ vitamin C. Bên cạnh giá
trị dinh dưỡng tuyệt vời đó, trứng còn có tác dụng trong phòng và trị một số bệnh
cho người nhờ những thành phần có hoạt tính sinh học cao bên trong trứng. Chúng
có thể hỗ trợ làm tăng sức đề kháng của cơ thể và làm thuốc chữa một số bệnh.
Lòng trắng trứng có tác dụng như là chất giải độc để trung hòa một vài chất
độc và kích thích tiêu hóa thức ăn. Nó bảo vệ màng nhầy dạ dày và ruột non và
ngăn chặn sự hình thành các khối u. Nhờ đặc tính giữ nước và tính dễ liên kết, nó có
thể chống lại tình trạng viêm ruột gây ra bởi một vài loại độc tố và vi sinh vật. Lòng


4


trắng trứng là một phương thuốc tự nhiên tốt trong điều trị bệnh viêm dạ dày, viêm
ruột, tiêu chảy, bệnh lỵ và trường hợp mất nước. Lòng trắng trứng đặc và lớp vỏ lụa
có tác dụng rất tốt lên vết bỏng, vết thương hay côn trùng cắn, làm giảm viêm và sự
nhiễm trùng, kích thích mau lành vết thương (Narahari, 2003).
Một vài nghiên cứu đã phát hiện rằng, trứng chứa ba chất lumiflavin,
lumichrome, sulphoraphane là những chất chống oxy hóa tự nhiên. Chúng có thể
ngăn cản sự nhân lên của các tế bào ung thư, tiêu diệt virus và ngăn chặn sự biến
đổi của tế bào lành sang tế bào ung thư (Narahari, 2003).
Sắc tố carotenoid trong lòng đỏ trứng là chất chống oxy hóa tự nhiên, tiêu
diệt các gốc tự do, các chất gây ung thư. Nó làm giảm cholesterol xấu trong huyết
tương và phòng bệnh tim mạch và đột quỵ (Narahari, 2003).
Lecithin của lòng đỏ trứng bền và có hoạt tính sinh học cao hơn lecithin
trong đậu nành.Độc tính của thuốc diamindine và tác dụng của những thuốc khác
dùng để trị bệnh protozoal có thể được làm giảm khi sử dụng lecithin lòng đỏ để
bao bọc thuốc (Narahari, 2003).
Cách đây hàng ngàn năm, y học Ấn Độ đã công nhận rằng tác dụng kháng
viêm, kháng khuẩn, khả năng bắt giữ vi khuẩn, tăng tính miễn dịch và kích thích
mau lành vết thương của trứng. Trứng là một môi trường rẻ nhưng rất hoàn hảo cho
sản xuất vaccine.Năm 2002, các nhà khoa học Ấn Độ đã sản xuất kháng thể kháng
nọc độc của rắn từ trứng. So với việc sản xuất kháng thể được sản xuất từ huyết
thanh ngựa thì rẻ hơn khoảng 100 lần. Bởi vì gà mái có thể sản xuất 300 trứng/năm
với lượng kháng thể nọc độc bằng 6 lít huyết thanh ngựa có chứa kháng thể
(Narahari, 2003).
Không giống như sữa, thịt, trái cây, rau quả và những thực phẩm ẩm độ cao
khác, trứng gà có thể bảo quản 2 – 4 tuần nhờ lysozyme và globulin trứng có tính
kháng khuẩn, ngăn cản vi khuẩn gây hỏng trứng.

Taurin trong trứng, sữa, thịt ngăn cản sự hình thành cục máu trong mạch
máu, phòng bệnh nhồi máu cơ tim. Axit conjugate linoleic trong lòng đỏ trứng có
thể giảm nguy cơ một vài bệnh tim và vấn đề ung thư (Narahari, 2003).

5


Chất béo trong lòng đỏ trứng là một nguồn giàu axit béo không no mạch
ngắn, axit oleic chiếm khoảng 42 % tổng axit trong lòng đỏ. Các nhà dinh dưỡng
cho rằng, axit béo không no mạch ngắn thì tốt hơn axit béo không no mạch dài đối
với sức khỏe con người. Trong trứng rất giàu axit béo omega – 3 (axit linoleic,
eicosapentaenoic và docosahexaenoic), hàm lượng sắc tố carotenoid, vitamin E, vi
khoáng selenium và chromium. Axit béo omega – 3 cần thiết cho sự phát triển và
hoạt động của hệ thần kinh, nó còn làm giảm chứng cao huyết áp, chứng huyết khối,
sự kết dính tiểu cầu, bệnh viêm họng, chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ
(Narahari, 2003).
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
Chăn nuôi gà trứng luôn gắn liền với con giống có năng suất cao, áp dụng
nhiều biện pháp kĩ thuật về chăm sóc nuôi dưỡng để có thể phát huy cao nhất năng
suất của chúng nhằm đạt sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt và giá thành thấp
nhưng thu được lợi nhuận kinh tế cao.
2.4.1 Chọn giống
Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức sản xuất của
gà. Các giống khác nhau có khả năng sản xuất khác nhau như gà Leghorn có năng
suất trứng 280 – 300 trứng/năm, gà Hubbard Comet 270 – 290 trứng/năm, gà Isa
Brown 290 – 310 trứng/năm (Lâm Minh Thuận, 2002). Giữa các dòng trong cùng
một giống hoặc giữa các cá thể trong cùng một dòng cũng có khả năng sản xuất
khác nhau.
Ở cuối giai đoạn hậu bị 18 tuần tuổi tiến hành chọn những con gà mái có
ngoại hình tốt. Gà mái có trọng lượng trung bình của giống, có bộ lông óng mượt,

cánh ép sát vào thân, đuôi vễnh cao, bụng xệ, mồng tích đỏ tươi, da chân vàng, mắt
tròn sáng tinh anh. Sau khi gà đẻ ba tháng đầu tiên, người ta tiến hành chọn để loại
những con đẻ kém hoặc không đẻ để đảm bảo tỷ lệ đẻ luôn cao. Những con có bộ
lông óng mượt, mồng tích đỏ tươi nhưng khô và mỏng, da chân vàng, lỗ huyệt nhỏ
và khô, bụng thon treo là những con cần loại vì chúng đẻ kém hoặc không đẻ.

6


Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên quan sát để kịp thời loại bỏ
những con teo mồng, đẻ kém hoặc thường xuyên đẻ trứng vỏ lụa, vỏ mỏng hoặc
thường xuyên đẻ trứng kỳ hình.
2.4.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển. Khi thiếu
dinh dưỡng gà mái sẽ gầy, buồng trứng kém phát triển, không đủ dinh dưỡng để tạo
trứng.Khi dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng mập mỡ rối loạn khả năng sinh
lý làm khả năng sản xuất trứng giảm. Ngoài ra, khi các chất dinh dưỡng được cung
cấp đầy đủ nhưng kém phẩm chất hoặc thiếu một số chất cần thiết để tạo trứng thì
gà có thể bị giảm đẻ. Do đó, cần cung cấp một khẩu phần dinh dưỡng hợp lý cho
nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trong từng giai đoạn.
2.4.3 Tuổi
Tuổi càng cao thì năng suất trứng càng giảm.Gà thường bắt đầu đẻ trứng vào
khoảng 19 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ cao dần và đạt đỉnh điểm vào lúc 30 tuần tuổi. Đỉnh
cao năng suất trứng ổn định đến 40 – 42 tuần tuổi, sau đó đẻ giảm dần. Người ta
tính rằng năng suất trứng năm thứ hai giảm 25 % so với năm đầu tiên và năm thứ
ba năng suất trứng giảm 25 – 30 % so với năm thứ hai (Lâm Minh Thuận, 2002).
2.4.4 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng
Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến trọng lượng trứng và tỷ lệ đẻ. Ở nhiệt độ 21 – 25
0


C gà mái ở trạng thái cân bằng trao đổi chất, đó là nhiệt độ tối ưu cho năng suất

trứng cao nhất và chuyển hóa thức ăn tốt nhất. Nhiệt độ thấp hơn, gà sẽ ăn nhiều để
đáp ứng nhu cầu sinh nhiệt nhằm giữ thân nhiệt ổn định. Ở nhiệt độ 15 – 20 0C năng
suất trứng không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn tăng lên. Khi nhiệt độ tăng lên 27 –
30 0C năng suất và trọng lượng trứng giảm nhiều. Khí hậu nóng, gà ăn ít nên hàm
lượng protein và canxi trong thức ăn phải tăng lên để đảm bảo nhu cầu tạo trứng và
cũng cần quan tâm tới các acid amin giới hạn như methionine và lysine. Cần chú ý
nhiều đến nhiệt độ chuồng nuôi tránh nóng cho gà đẻ, khi nhiệt độ cao, gà thở nhiều

7


tăng thải CO2 dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo vỏ nên trứng mỏng, dễ vỡ, giảm chất
lượng trứng.
Ẩm độ
Ẩm độ thích hợp cho gà đẻ là 70 – 75 %. Khi ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ làm
tăng quá trình phân hủy phân và chất độn chuồng dẫn đến hàm lượng NH3 tăng lên,
tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Ngược lại, khi ẩm độ
thấp sẽ làm tăng độ bụi trong chuồng. Nói chung, ẩm độ quá cao hay quá thấp cũng
góp phần làm tăng khả năng nhiễm bệnh đường hô hấp và tiêu hóa ảnh hưởng đến
sức khỏe cũng như khả năng đẻ trứng của gà.
Ánh sáng
Trong các yếu tố môi trường thì ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến sự phát
triển và chức năng cơ quan sinh dục con mái. Ngày, độ dài ngày, cường độ chiếu
sáng ảnh hưởng rõ rệt đến cường độ đẻ trứng của gà. Kéo dài sự chiếu sáng khác
nhau thì kích thích hoạt tính sinh dục của gà. Ánh sáng tác động đến các yếu tố sinh
tổng hợp các hormone sinh dục có tham gia vào những quá trình phát triển trứng,
trứng chín, rụng trứng, hình thành quả trứng hoàn chỉnh và rụng trứng. Vì vậy nên

duy trì thời gian chiếu sáng cho đàn gà đẻ 16 giờ/ngày. Kéo dài thời gian chiếu sáng
và độ dài ngày, đối với gà hậu bị sẽ làm cho gà thành thục sinh dục sớm, gà đẻ sớm
nhưng chưa phát triển hoàn chỉnh về thể chất nên đẻ trứng nhỏ, chu kỳ đẻ ngắn, kết
thúc đẻ sớm dẫn tới năng suất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gà đẻ
trứng có vết máu, gà bị lồi lỗ huyệt dẫn tới tình trạng cắn mổ lẫn nhau. Ngược lại,
thời gian chiếu sáng ngắn làm gà thành thục sinh dục muộn, trứng to, đẻ trứng
muộn nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Trong điều kiện chăn nuôi gà công nghiệp, sự điều chỉnh chế độ chiếu sáng
cần được chú ý hơn và coi như là một yếu tố quan trọng đối với gà đẻ nhằm đạt
năng suất và phẩm chất trứng cao.
Độ thông thoáng
Trong quá trình hô hấp, gia cầm hấp thu oxy và thải ra khí carbonic nên
trong chuồng nuôi lượng khí oxy giảm đi, đồng thời với sự gia tăng của khí

8


carbonic và hơi nước. Quá trình lên men phân hủy phân và các chất độn chuồng
cũng sinh ra một số chất có hại như ammoniac, methan, hydrosulfic và một số chất
khí có hại khác. Do đó, đàn gà sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu chuồng trại không có sự
thông thoáng.
Khi nồng độ ammoniac cao và độ thông thoáng kém và khí ammoniac không
được lưu thông khi đó gà rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi nồng độ
ammoniac tăng lên đến 15 ppm gây cay mắt, chảy nước mắt cho người và tác động
xấu đến đàn gà. Ở nồng độ 50 ppm trong vài giờ liền gây nguy hiểm cho gà, gà khó
thở, chảy nước mắt, nước mũi và có thể chết (Lâm Minh Thuận, 2002). Vì vậy việc
tạo độ thông thoáng trao đổi khí trong chuồng nuôi rất quan trọng. Khi thiết kế
chuồng trại cần xác định hướng gió chính để lợi dụng sức gió giúp thông thoáng tốt,
tránh hướng gió mạnh trực tiếp vào đàn gà, nhất là đàn gà con. Cần phát hoang cây
bụi thấp xung quanh chuồng, có thể lắp thêm quạt nhằm hỗ trợ thêm sự thông

thoáng.
2.5 Chỉ tiêu về chất lượng trứng
2.5.1 Hình dạng trứng
Hình dạng trứng của các loài, giống gia cầm khác nhau thì khác nhau và phụ
thuộc vào đặc điểm di truyền, cấu tạo và đặc điểm co bóp của ống dẫn trứng trong
quá trình tạo trứng. Hình dạng trứng với một đầu tù và một đầu nhọn. Chỉ số hình
dạng là tỷ lệ giữa chiều rộng trên chiều dài trứng. Trứng bình thường có chỉ số hình
dạng 0,74 – 0,85 là trứng có hình elip. Trứng quá tròn hoặc quá dài là trứng không
bình thường, trứng thương phẩm thì chỉ số hình dạng không quan trọng nhưng đối
với trứng giống thì chỉ số hình dạng có ý nghĩa quan trọng vì nó nói lên tình trạng
sức khỏe của gà đẻ. Khi gà mái đẻ bị bệnh hay trạng thái sinh lý không ổn định sẽ
ảnh hưởng đến sự co bóp của ống dẫn trứng tạo nên hình dạng quả trứng không
bình thường.
2.5.2 Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng và
cả sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Hai giống gà có số lượng trứng giống

9


nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng rất khác nhau, do
đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả. Khối lượng trứng chịu tác động
của nhiều yếu tố như loài, giống, tuổi, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng,
khối lượng gà mái. Trong giai đoạn đẻ trứng của gà mái thì trọng lượng trứng tăng
dần từ khi bắt đầu đẻ, đạt ổn định khi đẻ ở đỉnh cao và đây là thời điểm thích hợp để
xác định trọng lượng trứng của một dòng hay một giống. Trong kĩ thuật chọn trứng
ấp, những trứng có khối lượng xung quanh khối lượng trung bình của giống thì tỷ lệ
ấp nở cao, những trứng có khối lượng càng xa khối lượng trung bình thì tỷ lệ ấp nở
càng thấp.
2.5.3 Màu sắc trứng

Đây là tính trạng có hệ số di truyền cao, đặc trưng cho mỗi giống. Vỏ trứng
gia cầm có nhiều màu, và thường đầu chu kỳ thì màu sắc trứng đậm hơn. Màu sắc
vỏ trứng khác nhau tùy theo giống, dòng gia cầm. Thực tế màu sắc trứng không ảnh
hưởng đến chất lượng trứng mà chỉ ảnh hưởng đến kĩ thuật soi trứng và thị hiếu của
người tiêu dùng. Phần lớn trứng gà siêu trứng có vỏ màu nâu, trứng gà siêu thịt có
vỏ màu trắng hồng hay trắng sáng. Do phần lớn gà nội có vỏ trắng hồng hay trắng
sáng nên người tiêu dùng cũng ưa chuộng trứng hai màu này.
2.5.4 Chỉ số Haugh
Ngoài chỉ số lòng trắng thì chất lượng lòng trắng còn được xác định bằng
đơn vị Haugh, đây là một đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa trọng lượng trứng và
chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt, kết
cấu albumin càng chặt chẽ. Chỉ số Haugh được tính theo công thức sau:
HU = 100 log ( H + 7,57 – 1, 7 W 0,37)
Trong đó
HU là chỉ số Haugh
H là chiều cao lòng trắng đặc (mm)
W là trọng lượng trứng (g)

10


Mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng, trọng lượng trứng và chỉ số Haugh
được ghi nhận trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng, trọng lượng trứng và chỉ số Haugh
Chiều cao

Chỉ số Haugh

lòng trắng


Trọng lượng trứng (g)

(mm)

45 – 48

49 – 52

53 – 54

55 – 60

>60

9

97

96

95

94

94

8

92


91

90

89

88

7

87

86

84

83

82

6

80

79

78

77


75

5

73

71

70

68

67

4

64

62

60

58

56

3

53


50

48

45

42

2

37

34

30

26

22

HU

Chiều cao lòng trắng đặc (mm)

100

9,6

9,8


10,0

10,2

10,3

90

7,6

7,8

7,9

8,1

8,3

80

5,9

6,1

6,5

6,5

6,7


70

4,7

4,8

5,0

5,2

5,4

60

3,6

3,8

4,0

4,2

4,3

50

2,8

3,0


3,2

3,3

3,5

40

2,2

2,3

2,5

2,7

2,8

30

1,6

1,8

2,0

2,2

2,3


20

1,2

2,4

1,6

1,8

1,9

(Lâm Minh Thuận và Chế Minh Tùng, 2002)
2.5.5 Chất lượng vỏ trứng
Chất lượng vỏ trứng hay tình trạng vỏ trứng được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu như: độ chịu lực, độ dày vỏ, mật độ lỗ khí. Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa quan
trọng cả về kĩ thuật lẫn kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ dập vỡ trong quá trình

11


đóng gói, vận chuyển, ấp trứng. Độ dày vỏ trứng biến động từ 0,2 – 0,6 mm, độ dày
vỏ trứng tốt cần lớn hơn 0,32 mm. Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nhưng quan trọng là canxi, phosphor và hàm lượng vitamin D trong khẩu phần thức
ăn. Trứng có độ dày thấp làm tăng khả năng thoát hơi nước ảnh hưởng đến phẩm
chất của quả trứng. Độ bền vỏ trứng tốt khi có có độ chịu lực lớn hơn 3 kilogam,
mật độ lỗ khí trung bình là 130 lỗ/cm2, đường kính lỗ khí 17 – 25 µm. Môi trường
nuôi cũng tác động đến tình trạng vỏ trứng, stress nhiệt và tình trạng stress khác đều
làm ảnh hưởng đến tình trạng vỏ trứng. Sự xuất hiện trứng non, trứng vỏ lụa là do
các nguyên nhân sau: gà ăn thức ăn không đủ dưỡng chất nhất là canxi sẽ dẫn tới

tình trạng trứng vỏ lụa, gà sản xuất trứng nhanh không hấp thu kịp dưỡng chất cho
sự tạo trứng trọn vẹn, sự xáo trộn thần kinh – nội tiết – vật lạ rơi vào ống dẫn trứng
dẫn tới tình trạng kỳ hình của quả trứng.
2.5.6 Màu sắc lòng đỏ
Màu lòng đỏ được đo bằng chiếc quạt so màu có chia độ từ 1 – 15 của
Roche. Trứng gà có màu lòng đỏ dưới 6 là nhạt màu do thiếu sắt tố carotenoid, màu
đỏ trên 7 là tốt.
Ngoài ra, để đánh giá chất lượng trứng người ta còn khảo sát các chỉ tiêu
khác như là tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ vỏ.
2.6 Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này không chỉ là thước đo việc
thực hiện quy trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng mà còn đánh giá sức sống, sức
sản xuất và khả năng thích nghi của mỗi dòng, giống gia cầm. Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống như giống, trạng thái cơ thể, điều kiện môi trường,
chế độ dinh dưỡng…
Vì tầm quan trọng của nó mà hấu hết các thí nghiệm đánh giá khả năng sản
xuất của gia cầm đều phải xác định tỷ lệ nuôi sống.
Trong suốt thời gian thí nghiệm, hằng ngày đếm và ghi chép số gà chết và
loại thải ở mỗi lô gia cầm thí nghiệm. Cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số gia

12


cầm chết và loại thải trong mỗi lô thí nghiệm để xác định số con còn sống rồi tính
tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi.
2.7 Sơ lược về chế phẩm nghệ
Nghệ được rửa sạch, thái thành lát mỏng, sau đó đưa đi nghiền rồi mang đi
sấy ở nhiệt độ 40 0C để cho ra sản phẩm dưới dạng bột mịn. Bột nghệ sử dụng trong
quá trình thí nghiệm được sản xuất tại bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, trường Đại

Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
2.7.1 Đặc điểm của nghệ
Nghệ có tên khác: Uất Kim, Khương Hoàng.
Tên khoa học: Curcuma Longa L.
Thuộc họ: Gừng (Zingiberaceae)
Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ củ nằm dưới đất, rễ củ phân
thành nhiều nhánh nhỏ, củ có màu vàng hay màu vàng cam sẫm được bao ngoài
bằng một lớp vỏ mỏng. Củ nghệ có vị cay, gắt. Nghệ thích hợp với khí hậu nóng ẩm
và được trong nhiều ờ châu Á, được trồng từ rất lâu ở Việt Nam nhưng với tính chất
gia đình để làm gia vị và làm thuốc.
Trong bữa ăn hằng ngày, nghệ được coi là một loại gia vị đặc biệt. Món
“cari” nếu thiếu nghệ thì không thành món “cari”. Ở chợ, người ta dùng bột nghệ
thoa lên thịt gà cho có màu vàng mỡ gà nhằm hấp dẫn khách hàng. Nghệ còn là một
vị thuốc Nam rất được thông dụng, chữa bệnh trong nhân y.

Hình 2.1 Cây nghệ

13


2.7.2 Thành phần hóa học của nghệ
Nghệ có 3 – 5 % tinh dầu gồm 25 % cacbuatecpenic, zingiberon và 5 %
xeton sesquitecpenic, các chất turmeron, p – tolylmetylcarbinol (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2004).
Chính tumeron và ar – tumeron tạo nên mùi đặc trưng của nghệ.
Các chất phenol màu vàng “curcuminoid” thường được gọi là curcumin
chiếm 0,3 – 1,5 %, gồm 3 hoạt chất chủ yếu là curcumin và demethoxycurcumin,
bisdethoxycurcumin. Tuy nhiên, trong quá trình tinh chế curcumin, người ta lại phát
hiện một cách tình cờ một hoạt chất khác được đặt tên là cyclocurcumin. Hơn nữa,
ngoài tinh dầu và curcumin, trong khoảng một thập niên gần đây, người ta còn

khám phá thêm nhiều hoạt chất khác trong củ nghệ, điển hình như:
Ba polysaccharide có tính axit được đặt tên là các Ukon A, B, C. Các Ukon
này được cấu thành bởi L – arabinose, D – arabinose, D – galactose, D – glucose, L
– rhamnose, axit D – galacturonic. Tiếp đó người ta lại phát hiện thêm một
polysaccharide trung tính được đặt tên là Ukon D, được cấu thành bởi L –
arabinose,

D



galactose,

D



glucose



D



manose

( />2.7.3 Tác dụng của nghệ
Nghệ có tác dụng như một kháng sinh, diệt khuẩn hiệu quả.
Hoạt chất curcumin của nghệ ở độ pha loãng 1 : 5000 đến 1 : 4000 có tác

dụng kháng các loại vi khuẩn: Staphylococcus, Salmonella para Typhi,
Mycrobacterium tuberculosis và Trichophyton gypseum (Nguyễn Đức Minh, 1995).
Curcumin còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, mát máu và giảm
nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ đặc tính chống oxy hóa của curcumin.
Curcumin có tác dụng tiêu cholesterol và p-tolymetylcarbinol có tác dụng
thông mật (Đỗ Chung Võ, 1996).
Nghệ có tác dụng tăng lưu lượng máu và làm giảm cholesterol nên có tác
dụng hỗ trợ cho chức năng của tim.
Bôi nghệ lên vết thương, làm vết thương mau lên da non, không để lại sẹo.

14


Nước nghệ trị bỏng.
Tinh dầu chiết xuất từ nghệ có tác dụng khử mùi hôi; trị vết thương nhiễm
trùng, viêm tử cung; lỡ cổ tử cung; bảo vệ niêm mạc miệng, dạ dày - ruột.
Nghệ chữa bệnh vàng da, ứ huyết, đau bụng sau khi sanh.
Uống nghệ hằng ngày có thể chữa bệnh đau dạ dày.
Nghệ có khả năng giải độc gan, thông mật, lợi mật nhờ có p – tolymetyl
carbinol (Võ Văn Chi, 2000).
2.7.4 Một số nghiên cứu ứng dụng của nghệ
R. Flynn và M. Roest (1995) đã xác minh củ nghệ và curcumin (với liều
lượng nhất định) có tác dụng thông mật và lợi mật, giảm mỡ huyết, có khả năng
chuyển hóa lượng mỡ dư thừa tích tụ trong các mô tế bào, giúp phòng chống các hội
chứng viêm gan và béo phì.
Majeed và Badmaev (1995) nhận thấy curcumin có khả năng khử các chất
độc hại, phòng chống bệnh tim mạch, lão hóa, ung thư.
Hoàng Văn Lân (2002) bổ sung chế phẩm tự nhiên vào thức ăn gà Tàu vàng,
kết quả sau 12 tuần tuổi trọng lượng bình quân là 1328,4 gam, hệ số chuyển biến
thức ăn là 3,57 kg thức ăn/kg tăng trọng (trống) và 3,84 kg thức ăn/kg tăng trọng

(mái).
Trương Nhật Quang (2003) bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm tự
nhiên tỏi – nghệ – gừng đến sức sinh trưởng, sức sống và tình hình nhiễm cầu trùng
của gà thả vườn lúc 5 tuần tuổi đã có kết quả như sau: hệ số cân bằng thức ăn lô có
bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi – nghệ – gừng thấp hơn lô bổ sung chế phẩm
probiotic và cao nhất là lô đối chứng, và tăng trọng tuyệt đối thì lô có bổ sung
probiotic phối hợp với chế phẩm tự nhiên tỏi – nghệ – gừng cao hơn lô đối chứng,
cường độ nhiễm cầu trùng: lô đối chứng cao hơn lô bổ sung probiotic và thấp nhất
là lô bổ sung tỏi – nghệ – gừng.
Lê Thị Mỹ Duyên (2004) thử nghiệm chế phẩm tự nhiên được nghiên cứu
trên gà ở Đồng Nai. Kết quả là trọng lượng bình quân gà 12 tuần tuổi là 1639,45
gam, hệ số chuyển biến thức ăn là 2,94 kg thức ăn/kg tăng trọng.

15


Trần Thị Đoan Oanh (2004) bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng trong
thức ăn gà Ác. Kết quả sau 5 tuần, trọng lượng trung bình của gà dùng chế phẩm
cao hơn gà không dùng chế phẩm là 21,8 – 27 9 %. Hệ số chuyển biến thức ăn của
gà dùng chế phẩm (1,9 kg thức ăn/kg tăng trọng) so với gà không dùng chế phẩm
(2,8 kg thức ăn/kg tăng trọng). Ngoài ra tỷ lệ nuôi sống của gà dùng chế phẩm cao
hơn gà không dùng chế phẩm.
Võ Thanh Phong (2005) bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng trên hai
nhóm gà: gà Đen và gà Tàu Vàng từ 0 – 12 tuần tuổi. Kết quả cho thấy gà dùng chế
phẩm có trọng lượng 1,64 kg/con và 2,9 kg thức ăn/kg tăng trọng so với gà không
dùng chế phẩm là 1,6 kg/con và 2,95 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Nguyễn Dương Trọng (2006) sử dụng chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng thay
thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Lương Phượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy
trọng lượng bình quân của gà 10 tuần tuổi khi dùng chế phẩm liên tục cao hơn 4,3 –
5 % so với gà không dùng chế phẩm. Sử dụng chế phẩm giúp gà tiêu hóa tốt hơn, hệ

số chuyển hóa thức ăn thấp hơn 0,3 – 12,1 % so với gà không dùng chế phẩm. Hiệu
quả kinh tế ở lô dùng chế phẩm cao hơn từ 7,4 – 11 % so với gà không dùng chế
phẩm.
Nguyễn Thị Hảo (2007) đã khảo sát ảnh hưởng của tỏi nghệ gừng lên một số
chỉ tiêu sinh lý – sinh hóa máu và sức tăng trưởng trên heo con từ cai sữa đến 90
ngày tuổi.
Nguyễn Thị Trang (2008) bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng và trùn
vào thức ăn gà thả vườn. Kết quả gà dùng chế phẩm có trọng lượng bình quân
1883,3 g/con, tăng trọng tuyệt đối 25,87 g/con/ngày,hệ số chuyển biến thức ăn là
3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng; gà không dùng chế phẩm có trọng lượng bình quân
1846,1 g/con, tăng trọng tuyệt đối 24,75 g/con/ngày, hệ số chuyển biến thức ăn là
3,69 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Trần Phi Ất (2008) đã bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng và rau xanh
vào khẩu phần thức ăn gà Lương Phượng và khảo sát đến 12 tuần tuổi. Kết quả cho
thấy: lô bổ sung chế phẩm tự nhiên và rau xanh cho trọng lượng bình quân 1636

16


×