Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2013 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.79 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ THỊ LINH

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ
TIÊN KIỀU – HUYỆN BẮC QUANG - TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN
2011 – 2013”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài Nguyên

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : Th.S Trần Thị Mai Anh

Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp không chỉ là thành quả của 4 tháng thực tập mà đó
còn là kết quả của 4 năm rèn luyện trên giảng đường đại học của sinh viên.
Để có kết quả như ngày hôm, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn cô giáo Th.S Trần Thị Mai Anh đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy, cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên là
những người đã dạy bảo và hướng dẫn em tận tình trong những năm học tập
và rèn luyện tại trường.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Ủy ban nhân dân xã Tiên Kiều,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Quang đã tạo điều kiện và nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại địa phương.
Trong thời gian thực tập và làm khóa luận, do thời gian nghiên cứu có
hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi
những thiếu sót trong quá trình điều tra, nghiên cứu, phân tích cũng như
viết đề tài. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Giang, ngày 28 tháng 4 năm 2014
Sinh viên

Lý Thị Linh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính năm
2013 ................................................................................................... 24
Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2013 ...................................... 24
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Kiều năm 2013 ..................... 30
Bảng 4.4. Một số văn bản về quản lý và sử dụng đất đai đã ban hành từ 2011 2013 mà xã Tiên Kiều đã tiếp nhận ................................................... 32
Bảng 4.5. Một số thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các văn bản pháp
luật về đất đai xã Tiên Kiều ................................................................ 33
Bảng 4.6. Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính của xã Tiên Kiều .................. 35
Bảng 4.7. Các loại bản đồ xã Tiên Kiều ....................................................... 36
Bảng 4.8. Một số tồn tại về công tác đo vẽ bản đồ của xã Tiên Kiều ............ 37
Bảng 4.9. Một số khó khăn trong việc xây dựng NTM tại xã Tiên Kiều ....... 40
Bảng 4.10. Kết quả giao đất của xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013........... 41
Bảng 4.11. Kết quả thu hồi đất của xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 ...... 42
Bảng 4.12. Thuận lợi, khó khăn trong công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại xã Tiên Kiều ............................ 43
Bảng 4.13. Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ......................................... 45
Bảng 4.14. Thuận lợi khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Tiên
Kiều ................................................................................................... 46
Bảng 4.15. Biến động đất đai xã Tiên Kiều giai đoạn 2011 - 2013 ............... 48
Bảng 4.16. Kết quả thu ngân sách từ đất giai đoạn 2011 - 2013 ................... 50
Bảng 4.17. Thống kê thực hiện quyền sử dụng đất ở xã Tiên Kiều giai đoạn
2011 - 2013 ........................................................................................ 52
Bảng 4.18. Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai xã Tiên Kiều
giai đoạn 2011 - 2013 ......................................................................... 54
Bảng 4.19. Tổng hợp giải quyết tranh chấp về đất đai của xã Tiên Kiều giai
đoạn 2011 - 2013................................................................................ 56
Bảng 4.20. Một số tồn tại và giải pháp khắc phục trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai tại xã Tiên Kiều ......................................................... 59



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Tiên Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang ...... 20


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Bộ TNMT
BĐS
CT-TTg
ĐGHC
GCN
GCNQSDĐ
KHSDĐ
NĐ-CP
NTM
PCGD

QHSDĐ
QH
TT-BTNMT
TT-BTC
THCS
TN-MT

UBND

: Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Bất động sản
: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

: Địa giới hành chính
: Giấy chứng nhận
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Kế hoạch sử dụng đất
: Nghị định của Chính phủ
: Nông thôn mới
: Phổ cập giáo dục
: Quyết định
: Quy hoạch sử dụng đất
: Quốc hội
: Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Thông tư của Bộ Tài chính
: Trung học cơ sở
: Tài nguyên môi trường
: Trung ương
: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý của đề tài ............................................... 3
2.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 3
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai ..................... 7
2.2. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta, ở tỉnh Hà

Giang từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay.......................................... 9
2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước ............... 9
2.2.1.1. Kết quả đạt được................................................................................ 9
2.2.1.2. Một số tồn tại................................................................................... 13
2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Hà Giang................... 14
2.2.2.1. Kết quả đạt được.............................................................................. 14
2.2.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới........................ 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................................... 18
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 18
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 18
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013 và biến động đất đai xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang- tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013 ................................... 18


3.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 .................................................... 18
3.3.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2013 .......... Error! Bookmark not
defined.
3.3.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai theo 13 nội dung trong Luật Đất
đai 2003 ....................................................................................................... 18
3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai .......................................................................... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 20
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Tiên Kiều ................................... 20

4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 20
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 20
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................ 21
4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 21
4.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................... 22
4.1.1.5. Nguồn tài nguyên ............................................................................ 22
4.1.1.6. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên ...................................... 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 23
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................ 23
4.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội ............................................................. 26
4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013 và biến động đất đai giai đoạn 2011
- 2013 ........................................................................................................... 28
4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Tiên Kiều, huyện
Bắc Quang- tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013 .......................................... 31
4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó ............................................................. 31
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính................................................................................... 34
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất .............................. 35
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................... 37


4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất ....................................................................................................... 41
4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................................................... 44
4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ................................................................... 46
4.3.8. Quản lý tài chính về đất đai ................................................................ 49
4.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất

động sản ....................................................................................................... 50
4.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất ................................................................................................................ 51
4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ..................................................... 53
4.3.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai .................................................. 55
4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ................................. 57
4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 - 2013 ....................................... 57
4.4.1. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên
Kiều - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang ..................................................... 57
4.4.2. Một số tồn tại và giải pháp khắc phục ................................................. 58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 60
5.1. Kết luận ................................................................................................. 60
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng [9]. Xã hội
ngày càng phát triển thì đất đai ngày càng có vị trí quan trọng, bất kỳ một
ngành sản xuất nào thì đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể
thay thế được. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp thì vị trí của đất đai lại

càng quan trọng và có ý nghĩa hơn. Việc sử dụng đất đai cần có sự quản lý
chung của nhà nước. Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý
nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy
trì các mục tiêu chung của xã hội. Quản lý nhà nước về đất đai có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm
điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm
định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch sử dụng đất đai
chi tiết cho mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển
sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn
hóa - xã hội. Mặt khác, quản lý nhà nước về đất đai còn là biện pháp hữu hiệu
của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo
gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực,
tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh
quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền
kinh tế thị trường.
Xã Tiên Kiều nằm ở phía Nam của huyện Bắc Quang, là xã có tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội thuộc diện trung bình khá của huyện. Trên địa bàn
xã có Quốc lộ 208 và Quốc lộ 207 chạy qua là 2 tuyến giao thông chính nối


2

liền các xã phía Nam của huyện Bắc Quang. Tuy nhiên, đến nay công tác
quản lý nhà nước về đất đai của xã còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do
đó trong giai đoạn hiện nay cần phải điều chỉnh kịp thời công tác quản lý đất
đai cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của xã. Đồng thời đáp

ứng những đòi hỏi về quản lý và sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn nhằm quản lý sử dụng Tài nguyên
đất đai tiết kiệm và hiệu quả. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của quản lý nhà
nước đối với đất đai, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo Th.S Trần Thị Mai Anh, em đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013. Qua đó thấy được những
mặt thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu được thực trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã và
các kết quả đạt được cũng như chưa được trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai tại xã Tiên Kiều.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý nhà
nước về đất đai của xã Tiên Kiều.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Giúp sinh viên biết cách nghiên cứu một vấn đề. Củng cố, bổ sung và
vận dụng những kiến thức đã học ra ngoài thực tế.
- Giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc, công tác tại
địa phương.
- Đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai
của xã được tốt hơn.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×