TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
(Niên khóa 2006 - 2010)
ðỀ TÀI
CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN
LIÊN QUAN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
GV. NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN
BỘ MÔN TƯ PHÁP
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN VĂN ðỒI
MSSV: 5062390
Lớp: Hành Chính - K32
Cần Thơ, tháng 11- 2009
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
MỤC LỤC
Lời mở ñầu ............................................................................................................... 1
Chương I: VẤN ðỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN
QUAN ...................................................................................................................... 4
1.1 Lịch sử hình thành quyền tác giả, quyền liên quan............................................ 4
1.1.1 Sự hình thành và phát triển pháp luật thế giới về bảo hộ quyền tác giả, quyền
liên quan ................................................................................................................... 4
1.1.2 Sự hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, quyền
liên quan .................................................................................................................. 5
1.2 Các ñối tượng ñược bảo hộ ................................................................................ 7
1.2.1 Quyền tác giả................................................................................................... 7
1.2.2 Quyền liên quan ñến quyền tác giả ................................................................. 9
1.2.2.1 Người biểu diễn............................................................................................ 10
1.2.2.2Nhà xuất bản ghi âm, ghi hình ...................................................................... 11
1.2.2.3Tổ chức phát sóng ......................................................................................... 12
1.3Sự cần thiết của bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật
Việt Nam .................................................................................................................. 12
1.4 Hành vi xâm hại quyền tác giả, quyền liên quan ............................................... 13
1.4.Hành vi xâm hại quyền tác giả........................................................................... 13
1.4.2 Hành vi xâm hại quyền liên quan.................................................................... 14
1.5 Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan ....................................... 15
Chương II: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC
GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN .................................................................................... 18
2.1. Chức năng quản lý của nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ... 18
2.2. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ...................................... 21
2.2.1. Quyền tự bảo vệ ............................................................................................. 21
2.2.1.1. Áp dụng các biện pháp công nghệ .............................................................. 22
2.2.1.2. Ra thông báo bằng văn bản ñối với những người có hành vi vi phạm quyền
tác giả, quyền liên quan............................................................................................ 22
2.2.1.3. Yêu cầu cơ quan cơ thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm............................. 23
2.2.1.4. Khởi kiện ra tòa án, trọng tài ...................................................................... 24
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
2
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
2.3. Các biện pháp xử lý vi phạm ñối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền
liên quan ................................................................................................................... 24
2.3.1. Biện pháp dân sự ............................................................................................ 24
2.3.1.1. Các biện pháp dân sự .................................................................................. 25
2.3.1.2. Quyền và nghĩa vụ chứng minh .................................................................. 27
2.3.1.3. Xác ñịnh thiệt hại ........................................................................................ 28
2.3.1.4. Căn cứ xác ñịnh mức bồi thường thiệt hại .................................................. 29
2.3.1.5. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời ................................................................ 29
2.3.2. Biện pháp hành chính.................................................................................... 31
2.3.2.1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính ................. 32
2.3.2.2. Thẩm quyền xử phạt.................................................................................... 33
2.3.2.3. Thời hiệu xử phạt, thời hạn ñược coi là chưa bị xử phạt ............................ 34
2.3. Biện pháp hình sự.............................................................................................. 34
2.4. Giám ñịnh về vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ..................................... 36
2.5. Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ........................... 37
Chương III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ, QUYỀN LIÊN QUA. NGUYÊN NHÂN VÀ Ý KIẾN ðỀ XUẤT................ 42
.................................................................................................................................. 3.1
. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở nước ta
hiện nay .................................................................................................................... 42
3.1.1. Lĩnh vực quyền tác giả................................................................................... 44
3.1.2. Lĩnh vực quyền liên quan............................................................................... 49
3.1.2.1. Lĩnh vực ghi âm ghi hình ............................................................................ 50
3.1.2.2. Lĩnh vực âm nhạc........................................................................................ 51
3.1.2.3. Lĩnh vực ñiện ảnh........................................................................................ 52
3.2. Một số nguyên nhân và ý kiến ñề xuất các biện pháp bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam................................................................ 54
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan theo pháp luật việt Nam................................................................................... 57
3.3.1. Một số giải pháp trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo
pháp luật Việt Nam .................................................................................................. 57
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
3
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
3.3.2. Một số kiến nghị trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo
pháp luật Việt Nam .................................................................................................. 60
3.3.2.1. Biện pháp dân sự ......................................................................................... 60
3.3.2.2. Biện pháp hành chính.................................................................................. 61
3.3.2.3. Biện pháp hình sự........................................................................................ 63
Kết luận .................................................................................................................... 66
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
4
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
LỜI MỞ DẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Ngày nay, kinh nghiệm và thực tiễn thế giới chỉ ra rằng: một nền kinh tế phát
triển ổn ñịnh với tốc ñộ tăng trưởng cao ñược hình thành trên một trong những nền
tảng là hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ vững chắc. Một ñất nước muốn phát triển
lâu dài và bền vững, thì tri thức và những sáng chế ñã ñóng vai trò quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia. Thấy ñược ñiều ñó, ðảng và nhà nước ta ñã
ngày càng khẳng ñịnh vai trò của Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền
liên quan nói riêng. Những năm qua, ðảng và nhà nước ñã ñưa ra chủ trương chính
sách hoàn thiện hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ nhằm ñưa nước ta thoát khỏi
danh sách quốc gia có tình trạng vi phạm về Sở hữu trí tuệ và hội nhập toàn diện thế
giới.
Quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng khẳng ñịnh vai trò của mình là do:
các tác phẩm nghệ thuật, các buổi biểu diễn, các cuộc phát sóng…là món ăn ñời
sống tinh thần không thể thiếu của mọi người. Vì vậy, quyền tác giả, quyền liên
quan ngày càng ñược quan tâm nhiều hơn. Muốn việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ
nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan thật sự có hiệu quả và ñi vào cuộc sống.
Ngoài những khuyến khích ñộng viên mọi người chấp hành pháp luật về Sở hữu trí
tuệ, còn phải ñưa ra các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả. Pháp luật ta
ñã ñưa ra ñầy ñủ các biện pháp bảo hộ như: dân sự, hành chính kể cả hình sự, ñã làm
cho tình hình tội phạm về quyền tác giả, quyền liên quan giảm ñi trong thời gian
qua. Tuy vậy, do Sở hữu trí tuệ là một mãng khá mới mẽ, nên hệ thống pháp luật về
Sở hữu trí tuệ cần ñược hoàn thiện ñể pháp luật về Sở hữu trí tuệ thật sự ñi vào cuộc
sống và nâng cao tính hiệu quả. ðồng thời, ñể cho người dân thấy ñược quyền và lợi
ích liên quan của việc thực hiện ñúng pháp luật, thấy ñược tài sản trí tuệ của họ luôn
ñược pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm sẽ bi trừng trị một cách thích ñáng.
Qua ñó, nâng cao ý thức của người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
5
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
Khi ñất nước ta ngày càng phát triển thì lĩnh vực Sở hữu trí tuệ ngày càng
khẳng ñịnh vai trò của mình. Bên cạnh ñó, những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. Chính vì ñiều dó, nhà nước ta ban pháp luật
về Sở hữu trí tuệ: ñưa ra những biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền
Sở hữu trí nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng, khuyến khích
người dân quan tâm hơn ñối với lĩnh vực này. ðặc biệt, nhà nước ta ñưa ra các biện
pháp nhằm ngăn chăn hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Qua ñó có rất
nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về ñề tài này.
Tham khảo ý kiến của các công trình nghiên cứu ñó cùng với sự hiểu biết của
bản thân, người viết sẽ ñi sâu tìm hiểu và phân tích các biện pháp bảo hộ quyền tác
giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam. Qua ñó, ñưa ra những vấn ñề thực
tiễn từ việc áp dụng các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, ñồng thời
phân tích những nguyên nhân cơ bản ñể ñề ra biện pháp xử lý, nhằm góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật ñẩy lùi những hành vi vi phạm. Một mặt, có thể hiểu biết về
quyền và lợi ích từ việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan mà pháp luật Việt
Nam quy ñịnh. Mặt khác, có thể nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài
sản trí tuệ. Muốn ñược như vậy thì việc tuyên truyền chính sách pháp luật trong
quần chúng nhân dân là ñiều hết sức quan trọng. Toàn ðảng, toàn dân phải quyết
tâm ñẩy lùi các hành vi vi phạm này. Góp phần bảo vệ tài sản của công dân và ñồng
thời giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng một môi trường lành mạnh, văn minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này ñược xây dựng trên kiến thức ñã học, thu thập và tổng hợp tài
liệu có liên quan kết hợp với thực tiễn. Bên cạnh ñó, người viết cũng ñã kết hợp
phương pháp nghiên cứu, tổng hợp số liệu, tài liệu sau ñó ñối chiếu, so sánh, phân
tích ñánh giá những vấn ñề có liên quan . Ngoài ra, bài viết còn xem xét dựa trên
những tài liệu tham khảo, những văn bản luật và phương pháp kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn ñể giải quyết nhằm làm rõ vấn ñề hơn.
4. Cơ cấu ñề tài
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo luận văn có kết
cấu gồm ba chương.
Chương 1: Vấn ñề bảo vệ chung quyền tác giả, quyền liên quan.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
6
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
Chương 2: Quy chế pháp lý về các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền
liên quan.
Chương 3: Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền
liên quan. Nguyên nhân và ý kiến ñề xuất
Mặc dù ñã có sự nỗ lực của bản thân và có nhiều cố gắng trong việc nghiên
cứu và tiếp cận các quy ñịnh của pháp luật và tài liệu các biện pháp bảo hộ quyền
tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam nhưng do ñây là lần nghiên cứu
ñầu tiên. Bên cạnh ñó do sự hạn chế về kiến thức và khả năng tiếp cận thực tiễn của
bản thân cũng như thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót và hạn chế. Người viết mong ñược sự ñóng góp của quý thầy cô và các bạn
ñể ñề tài này hoàn thiện hơn. ðể hoàn thành ñược bài luận văn này, ngoài sự cố
gắng và nỗ lực hết mình của bản thân là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn
Thị Ngọc Tuyền. Em xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô và chúc quý thầy
cô nhiều sức khỏe và công tác tốt!
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
7
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG I
VẤN ðỀ CHUNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
1.1. Lịch sử hình thành quyền tác giả, quyền liên quan
1.1.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật thế giới về bảo hộ quyền tác
giả, quyền liên quan tác giả
Ý tưởng về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan chỉ ñược bắt ñầu khi công
nghệ in ấn cho phép các tác phẩm văn học ñược nhân bản. Cùng với sự ra ñời của
công nghệ in ấn, khoa học-kĩ thuật cũng phát triển một cách mạnh mẽ. Ở các nước
công nghiệp phát triển, quyền tác giả ngày ngày càng trở nên quan trọng về khía
cạnh thương mại. Ban ñầu, quyền tác giả chỉ bảo hộ các tác phẩm truyền thống như
sách, tranh vẽ…Sau này quyền tác giả ñã mở rộng phạm vi bảo hộ ra các ñối tượng
như: các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, băng ghi âm, ghi hình, phim, các nhà phát
sóng và những loại hình nghệ thuật khác. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin và ngành công nghiệp giải trí ñã ñề cao giá trị của quyền tác giả, ñồng thời
ñặt ra vấn ñề cần giải quyết ở vấn ñề quốc tế.
Các nổ lực nhằm xây dựng luật lệ bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên
phạm vi quốc tế liên tục ñược ñưa ra trong suốt thế kỉ XIX, chủ yếu trong khuôn khổ
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Kết quả là một loạt ñiều ước quốc tế xuất
hiện. Trong ñó có công ước Berne năm 1886 về bảo vệ quyền tác giả ñối với các tác
phẩm văn học nghệ thuật. Công ước Roma năm 1961 về bảo vệ quyền của các nghệ
sĩ biểu diễn, nhà sản xuất băng ghi âm và tổ chức phát sóng. Công ước Geneva năm
1971 về bảo vệ quyền của các nhà sản xuất băng ghi âm chống lại sự sao chép bất
hợp pháp. Công ước Brussels năm 1974 về phân phối tín hiệu mang chương trình
ñược truyền bằng vệ tinh. Công ước về quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu năm 1952.
Trước ñây, khi chưa có tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chỉ có duy nhất một
con ñường ñể thực thi các ñiều ước nói trên, ñó là một nước này có thể kiện một
nước khác ở tòa án quốc tế của Liên hợp quốc (ở La Haye). Tuy nhiên, cho ñến nay
chưa có một án lệ nào về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ñược toà án quốc tế ñưa ra.
Sự phát triển của thương mại quốc tế có thể bị tác ñộng nghiêm trọng nếu các
nước áp dụng những tiêu chuẩn khác nhau ñể bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.
Thêm vào ñó, việc thực thi kém hiệu quả quyền tác giả, quyền liên quan làm cho
việc kinh doanh hàng hóa vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan. Từ ñó gây tổn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
8
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
hại cho tới lợi ích thương mại hợp pháp của những nhà sản xuất là chủ sở hữu hoặc
thụ hưởng quyền hợp pháp. Hiệp ñịnh của WTO về quyền sở hữu trí tuệ liên quan
ñến thương mại (Hiệp ñịnh TRIPS) ñã ñưa ra những tiêu chuẩn tối thiểu ñể bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, ñồng thời quy ñịnh các thủ tục và giải pháp thực thi các tiêu
chuẩn ñó. Hiệp ñịnh này liên quan ñến nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ, trong ñó có
quyền tác giả và các quyền liên quan ñến quyền tác giả.
1.1.2 Sự hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác
giả, quyền liên quan tác giả
Trước năm 2005
Trong bối cảnh chung hiện nay, việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan là mối quan tâm của nhiều nước, kể cả các nước phát triển và ñang phát triển.
Nhiều nước ñã ban hành các ñạo luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ vài chục
năm nay, thậm chí từ một trăm năm nay hoặc lâu hơn nữa. Cùng với sự phát triển
không ngừng của khoa học, công nghệ và sự giao lưu thương mại, văn hóa giữa các
nước ngày càng mở rộng, các ñạo luật về quyền tác giả, quyền liên quan của nhiều
nước vẫn tiếp tục ñược sửa ñổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam xuất hiện muộn
hơn các nước trên thế giới. Nó là lĩnh vực còn khá mới mẽ, song ý tưởng về bảo hộ
về quyền tác giả ñã ñược ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp ñầu tiên năm 1946 (ðiều
10,12,13), Luật báo chí, Luật xuất bản năm 2004, Bộ luật hình sự năm 1999, Luật
dân sự 1995, Luật hải quan năm 2001…. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ñã
thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, quyền nghiên cứu
khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và ñảm bảo quyền tư hữu tài sản cùng quyền
lợi của trí thức. Tuy vậy, trên thực tế việc bảo hộ quyền tác giả chỉ ñược ñiều chỉnh
chủ yếu trong Nghị ñịnh số 142-HðBT. Nhưng trong quá trình thực hiện Nghị ñịnh
số 142-HðBT ñã bộc lộ những hạn chế về nội dung như chương trình phần mềm
máy tính; thời hạn bảo hộ quyền tác giả còn quá ngắn (30 năm sau khi tác giả chết),
chưa có quy ñịnh về bảo hộ các quyền liên quan (quyền của người biểu diễn, của tổ
chức sản xuất băng, ñĩa ghi âm, ghi hình, của tổ chức phát thanh, truyền hình).
ðể khắc phục các khiếm khuyết trên ñây của Nghị ñịnh số 142-HðBT,
ngày 12/12/1994, Ủy ban thường vụ Quốc hội ñã thông qua Pháp lệnh bảo vệ quyền
tác giả. Pháp lệnh bảo vệ quyền tác giả quy ñịnh ñầy ñủ hơn về ñối tượng của bảo
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
9
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
hộ, bao gồm cả phần mềm máy tính, quy ñịnh về quyền và nghĩa vụ của người biểu
diễn, của tổ chức sản xuất băng, ñĩa ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh, truyền
hình. Về thời hạn bảo hộ, pháp lệnh ñã tăng thời gian bảo hộ ñối với quyền tác giả
trong suốt cuộc ñời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Với sự ra ñời của Bộ luật dân sự năm 1995, quyền tác giả lần ñầu tiên
ñược quy ñịnh tập chung tại Chương I Phần thứ sáu Bộ luật dân sự - từ ðiều 745
ñến ðiều 779 và tại một số ñiều của Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự có hiệu lực thi
hành vào ngày 01/7/1996, do ñó Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả hết hiệu lực.
Pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tác giả của nước ta ở giai
ñoạn này còn khá mới mẽ so với các nước trên thế giới. Song có thể thấy pháp luật
về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan tác giả của Việt Nam ñã có những bước
phát triển nhất ñịnh. Trong thời gian tới, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và gia
nhập ðiều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan tác giả, tăng cường sự hiểu
biết và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này là yêu cầu bức thiết nhằm khuyến khích
nội lực sáng tạo và ñáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Sau năm 2005
Sau khi luật Dân sự ra ñời quy ñịnh một số quyền Sở hữu trí tuệ cũng như
quyền tác giả, quyền liên quan ñến quyền tác giả. Quan trọng hơn luật Sở hữu trí tuệ
ra ñời góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ nói chung, pháp
luật về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan ñến quyền tác giả nói riêng.
Năm 2006, có thể coi là một mốc phát triển quan trọng của Việt Nam
trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, ñược ñánh dấu bởi việc trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nỗ lực gia nhập
WTO ñã ñược hiện thực hoá một cách rất căn bản trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật chung của Việt Nam. Trong ñó, việc ban hành và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ ñã góp phần không nhỏ. Hoàn toàn có thể
nhận ñịnh rằng năm 2006 là một năm bước ngoặt của hệ thống pháp luật Sở hữu trí
tuệ Việt Nam với việc Luật Sở hữu trí tuệ chính thức có hiệu lực từ ngày
01/07/2006. ðây là luật chuyên ngành về Sở hữu trí tuệ ñầu tiên của Việt Nam. Sự
ra ñời của Luật Sở hữu trí tuệ ñã thay thế toàn bộ các Nghị ñịnh và văn bản hướng
dẫn về từng lĩnh vực của Sở hữu trí tuệ trước ñó.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
10
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
Với một số lượng khá ñồ sộ các văn bản pháp luật ñược quy ñịnh trong
vòng một năm, năm 2006 có thể coi là một năm thành công trong quá trình xây dựng
và ban hành văn bản pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Hy vọng các năm
tiếp theo sẽ ñánh dấu những thành công của Việt Nam trong việc thực thi và áp dụng
các văn bản pháp luật này. Từ tháng 7/2009, Nghị ñịnh số 47/2009/Nð-CP của
Chính phủ quy ñịnh xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu
lực thi hành. Theo ñó mức phạt nặng nhất ñã ñược nâng lên ñến 500 triệu ñồng so
với 70 triệu ñồng trước ñây, Nghị ñịnh l00/2006/Nð-CP ngày 21/09/2006 hướng
dẫn thi hành một số ñiều của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả
và quyền liên quan, trong ñó giải thích rõ về từng loại hình tác phẩm ñược ñề cập
trong luật quy ñịnh chi tiết về nội dung quyền nhân thân và quyền tài sản, về thủ tục
ñăng ký, về các tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, cũng như một số chi tiết về
thực thi quyền….
Các Bộ, ngành phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao cũng ñang trong
quá trình soạn thảo, lấy ý kiến các chuyên gia và hoàn thiện ba thông tư quan trọng
liên quan ñến việc giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan, và
sở hữu công nghiệp tại tòa án, và các tội phạm về sở hữu trí tuệ theo quy ñịnh tại Bộ
Luật hình sự, nhằm ñáp ứng các yêu cầu theo quy ñịnh tại hiệp ñịnh TRIPS, một
trong những hiệp ñịnh quan trọng của WTO mà Việt Nam cam kết thực hiện ngay
khi là thành viên chính thức. Ngày 31/12/2008 Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành
chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác
giả, quyền liên quan.
1.2 Các ñối tượng ñược bảo hộ
1.2.1 Quyền Tác giả
Quyền tác giả ñược quy ñịnh trong Công ước Berne là quyền của các tổ chức,
cá nhân ñối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. ðối tượng quyền tác
giả bao gồm tác phẩm văn học và nghệ thuật, ñối tượng ñược bảo hộ theo Công ước
Berne là các tác phẩm của các tác giả là công dân của Công ước nhưng công bố lần
ñầu tiên ở một nước thành viên hoặc công bố ñồng thời tại một nước thành viên và
một nước không phải là thành viên và tác phẩm của các tác giả không phải là công
dân nhưng cư trú thường xuyên tại một nước là thành viên của Công ước. Thuật ngữ
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
11
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
"Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực
văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ ñược biểu hiện theo phương thức hay dưới
hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng,
bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay
nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời,…
Quyền tác giả ñược chia thành quyền nhân thân và quyền tài sản. Tùy vào
việc tác giả có ñồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hay không mà pháp luật quy ñịnh
cho tác giả hưởng các quyền nhân thân, quyền tài sản và chủ sở hữu có quyền sở
hữu nhất ñịnh.
Quyền nhân thân của tác giả
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp luật có quy ñịnh khác. Sự biểu hiện của quyền
nhân thân ñược xác ñịnh vào thời ñiểm tác phẩm ñược tạo ra và cũng theo ñó, quyền
tài sản cũng ñược xác lập. Thực chất có thể nhận thấy, quyền nhân thân là tiền ñề
làm phát sinh quyền tài sản. Quyền nhân thân gồm quyền nhân thân không ñược
chuyển giao và quyền nhân thân ñược phép chuyển giao.
Quyền nhân thân của tác giả là tập hợp các quyền nhằm bảo vệ các lợi ích
tinh thần của tác giả, ñược quy ñịnh tại ðiều 19 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm các
quyền như sau:
- Quyền ñặt tên cho tác phẩm;
- Quyền ñứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; ñược nêu tên thật
hoặc bút danh khi tác phẩm ñược công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt
xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại ñến danh dự
và uy tín của tác giả.
Thực chất, quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ
biến tác phẩm của mình và quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm
của mình không hoàn toàn là quyền nhân thân mà là quyền tài sản, vì thông qua việc
công bố, phổ biến, cho người khác sử dụng tác phẩm của mình, tác giả có thể thu lại
ñược những lợi ích nhất ñịnh. Vì vậy, Bộ luật dân sự quy ñịnh hai quyền này thuộc
về tác giả, nếu tác giả ñồng thời là chủ sở hữu và thuộc về chủ sở hữu tác phẩm ñó,
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
12
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
nếu tác giả không ñồng thời là chủ sở hữu tác phẩm (khoản 3 ðiều 740 Bộ luật dân
sự 2005) thì tác giả chỉ có quyền nhân thân. Các quyền này chỉ ñược bảo hộ có thời
hạn trong suốt cuộc ñời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Các quyền này có thể
ñược chuyển giao và có thể ñược thừa kế.
Quyền tài sản của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm
Quyền tài sản của tác giả là một bộ phận của quyền tác giả. Quyền tài sản
là tập hợp các quyền nhằm bảo vệ lợi ích ñược khai thác và tham gia vào quá trình
sử dụng, khai thác các giá trị kinh tế của tác phẩm của tác giả. Theo ðiều 20 Luật sở
hữu trí tuệ thì:
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau ñây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền ñạt tác phẩm ñến công chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin ñiện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
2. Các quyền quy ñịnh tại khoản 1 ðiều này do tác giả, chủ sở hữu tác
giả ñộc quyền thực hiện hoặc cho người khác thực hiện theo quy ñịnh của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ
các quyền quy ñịnh tại khoản 1 ðiều 20 và khoản 3 ðiều 19 Luật sở hữu trí tuệ phải
xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu
quyền tác giả.
1.2.2 Quyền liên quan ñến quyền tác giả
Quyền liên quan là tập hợp các quyền ñược pháp luật thừa nhận và bảo hộ
dành cho người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ñĩa ghi âm, băng hình, ñĩa
hình, tổ chức phát thanh, truyền hình lần ñầu tiên ñược quy ñịnh trong Pháp lệnh
bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Sau ñó, các quy ñịnh về quyền tác giả trong Bộ luật
dân sự ñã thay thế cho Pháp lệnh này và việc bảo hộ quyền liên quan ñược quy ñịnh
tại mục 4 Chương I Phần thứ sáu Bộ luật dân sự, nay ñược quy ñịnh trong Luật Sở
hữu trí tuệ. Có thể nói, phạm vi quyền liên quan ngày càng ñược mở rộng do tác
ñộng của tiến bộ công nghệ.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
13
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
1.2.2.1 Người biểu diễn
Người biểu diễn: Người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công
và những người khác trình bày tác phẩm văn học nghệ thuật. Người biểu diễn không
phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm nhưng họ góp phần quan trọng trong
việc truyền ñạt tác phẩm ñến công chúng, họ sáng tạo trong quá trình thể hiện tác
phẩm. Mỗi diễn viên, nghệ sĩ, ca sĩ có một phong cách thể hiện tác phẩm riêng. Một
tác phẩm có ñược công chúng ñón nhận nhiệt tình hay không phụ thuộc một phần
không nhỏ vào cách trình bày của người biểu diễn. Chính vì vậy, việc bảo hộ của
người biểu diễn cũng là một cách gián tiếp bảo hộ quyền tác giả. Quyền của người
biểu diễn (ðiều 29 Luật sở hữu trí tuệ) bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:
• Quyền nhân thân
- ðược giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi
hình, phát sóng, cuộc biểu diễn;
- Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại ñến danh dự
và uy tín của người biểu diễn.
• Quyền tài sản
- ðịnh hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi
hình;
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình ñã ñược
ñịnh hình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác ñến công chúng cuộc biểu
diễn của mình chưa ñược ñịnh hình mà công chúng có thể tiếp cận ñược, trừ trường
hợp cuộc biểu diễn ñó nhằm mục ñích phát sóng;
- Phân phối ñến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của
mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ
thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận ñược.
Quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc về người biểu diễn nếu người ñó
ñồng thời là chủ ñầu tư; trong trường hợp người biểu diễn không ñồng thời là chủ
ñầu tư thì người biểu diễn có quyền nhân thân và chủ ñầu tư có quyền tài sản ñối với
cuộc biểu diễn.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
14
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
1.2.2.2 Nhà xuất bản ghi âm, ghi hình
1.2.2.2.1 Quyền của nhà xuất bản ghi âm, ghi hình
Theo quy ñịnh tại ðiều 30 Luật sở hữu trí tuệ, nhà xuất bản ghi âm,
ghi hình có ñộc quyền thực hiện hoặc cho người khác thực hiện quyền sao chép trực
tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; quyền phân phối ñến công chúng
bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê
hoặc phân phối bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận
ñược. Pháp luật Việt Nam quy ñịnh quyền nhân bản và quyền phát hành sản phẩm
ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất băng, ñĩa ghi âm, ghi hình là một quyền tuyệt ñối,
không có ngoại lệ. Tức là mọi hành vi sao chép hoặc phân phối ñến công chúng mà
không ñược phép của nhà sản xuất ñều bị coi là xâm phạm quyền của nhà sản xuất,
bất luận việc sao chép hoặc phổ biến ñó nhằm mục ñích kinh doanh hay không. Quy
ñịnh của Việt Nam về vấn ñề này chặt chẽ hơn yêu cầu quy ñịnh tại Công ước bảo
hộ nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình chống việc sao chép. ðiều 6 công ước quy này
quy ñịnh các quốc gia thành viên có thể quy ñịnh hạn chế quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm tương tự như hạn chế quyền của tác giả ñối với các tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học. Pháp luật Việt Nam không sử dụng quy ñịnh trên mà hạn
chế quyền của nhà sản xuất băng, ñĩa ghi âm, ghi hình trong trường hợp sao chép
hoặc phân phối sản phẩm ghi âm, ghi hình nhằm phục vụ mục ñích giáo dục,
nghiêm cứu khoa học hoặc các mục ñích khác phục vụ nhu cầu chung của cộng
ñồng.
Nhà xuất bản ghi âm, ghi hình ñược hưởng quyền lợi vật chất khi bản
ghi âm, ghi hình của mình ñược phân phối ñến công chúng.
1.2.2.2.2 Bảo hộ bản ghi âm, ghi hình
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ñược bảo hộ năm mươi
năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo
năm bản ghi âm, ghi hình ñược ñịnh hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa ñược công
bố ðiều 34 Luật sở hữu trí tuệ. Nhà xuất bản ghi âm, ghi hình ñược hưởng quyền lợi
vật chất khi bản ghi âm, ghi hình ñược phân phối ñến công chúng.
Trên thực tế, quyền cho người khác thực hiện sao chép trực tiếp hoặc
gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình là quyền thường xuyên bị xâm phạm hiện
nay. Bởi vì, việc sang băng ñĩa lậu rất khó kiểm soát, có những trường hợp băng ñĩa
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
15
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
chưa phát hành tới công chúng thì ñã xuất hiện băng ñĩa lậu trên thị trường. Vậy nên
làm thế nào ñể ñảm bảo một cách hữu hiệu quyền này của nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình là một vấn ñề không dễ giải quyết hiện nay.
1.2.2.3 Tổ chức phát sóng
Theo quy ñịnh tại ðiều 31 Luật sở hữu trí tuệ, tổ chức phát sóng có quyền
phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; phân phối ñến công
chúng chương trình phát sóng của mình; ñịnh hình chương trình phát sóng của mình;
sao chép bản ñịnh hình chương trình phát sóng của mình.
Theo quy ñịnh này, bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn sử dụng chương
trình phát sóng ñều phải ñược sự ñồng ý của tổ chức phát sóng. Tổ chức phát sóng
ñược hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình ñược ghi âm,
ghi hình phân phối ñến công chúng.
1.3. Sự cần thiết của bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật
Việt Nam
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự
phát triển khoa học kĩ thuật. Thì vấn ñề bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như việc bảo hộ
quyền tác giả quyền liên quan là mối quan tâm hàng ñầu của các quốc gia. Chưa bao
giờ vấn ñề bảo hộ sở hữu trí tuệ lại ñược ñặt ra một cách gây gắt và cấp bách như
hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam ñang chuyển sang thời kỳ mới với trình ñộ phát
triển thay ñổi về chất – nền kinh tế dựa trên tri thức – với hàm lượng trí tuệ ngày
càng cao và trở thành yếu tố quyết ñịnh khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Và việc Việt Nam ñang trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì vấn ñề bảo hộ sở hữu trí
tuệ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Về quyền tác giả, những vi phạm với tác giả nước ngoài ñã giảm (chỉ xảy ra
một, hai vụ bị kiện) trong mấy năm gần ñây, nhưng trong nước thì tình trạng xuất
bản, ñiện ảnh, nhiếp ảnh, nghệ thuật tạo hình bị sao chép nhiều (như tranh ký tên
Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tư Nghiêm trên thị trường nhiều gấp ba, bốn lần số
tranh ñích thực do hai họa sĩ này vẽ). Nghệ thuật biểu diễn, công nghiệp ghi âm, ghi
hình, sao chép lậu sách báo, phim ảnh, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chương
trình truyền hình cũng ở tình trạng tương tự (như các phim do Trung tâm truyền
hình Việt Nam, Chương trình "Gặp nhau cuối tuần" bị in bán tràn lan trên thị
trường, nguy hiểm hơn ñã có nhiều phim và chương trình truyền hình của VTV bị
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
16
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
ñánh cắp, biên tập lại và phát hành băng ñĩa lậu tại Việt Nam, Mỹ, Ô-xtrây-li-a, châu
Âu...). Sự xâm phạm quyền tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, thậm chí
cả khoa học và nổi bật nhất là những phần mềm máy tính vẫn diễn biến phức tạp
(ñặc biệt có vụ in lậu số lượng lớn sách giáo khoa mới phát hiện vào tháng 8-2007).
Việc sao chép tác phẩm không chỉ xảy ra với các sản phẩm giải trí như băng ñĩa ca
nhạc, phim ảnh và không chỉ thực hiện bởi những người buôn bán thuần túy, mà còn
xảy ra cả với các sản phẩm nghiên cứu, sáng tác, phần mềm... Việc mạo nhận tác
giả, sao chép từng phần hoặc toàn bộ tác phẩm, xào xáo lại tác phẩm xuất hiện ở
một số lĩnh vực. Cùng với ñà phát triển công nghệ, phương tiện và công nghệ sao
chép, bắt chước ngày càng ñược cải tiến và có mặt ở Việt Nam ngày một nhiều, nên
sản phẩm vi phạm ñược sản xuất với số lượng lớn và tốc ñộ tăng nhanh. Thực tế,
nhiều người buôn bán, nhiều cửa hàng băng ñĩa ở các thành phố lớn ñều bán băng
ñĩa sao chép lậu, thậm chí tỉ lệ còn lớn hơn băng ñĩa có bản quyền. Trước tình hình
ñó, việc bảo hộ các tác phẩm nghệ thuật, các cuộc biển diễn, tổ chức phát sóng….rất
cần thiết và cấp bách trong giai ñoạn hiện nay. Nhà nước ta ñã ban hành nhiều văn
bản pháp luật liên quan ñến quyền tác giả quyền liên quan như: Luật sở hữu trí tuệ,
Nghị ñịnh l00/2006/Nð-CP, Bộ luật dân sự…Ngoài ra Việt Nam còn gia nhập ñiều
ước quốc tế ñể bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ mà ñiển hình là bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan: Công ước Rome, Công ước Berne, Công ước Paris, Thoả ước
Madrid, Nghị ñịnh thư Madrid về ñăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước
hợp tác Patent, Công ước Berne về bản quyền... và ñặc biệt là Hiệp ñịnh TRIPS.
Ngoài ra, các ñiều ước quốc tế ña phương và song phương liên quan ñến việc khiếu
nại, xét xử, trọng tài, thi hành bản án, quyết ñịnh, tương trợ tư pháp... giữa Việt Nam
và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
1.4 Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Căn cứ ñiều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có
quy ñịnh như sau:
1.4.1 Hành vi xâm phạm quyền tác giả:
- Chiếm ñoạt quyền tác giả ñối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không ñược phép của tác giả.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
17
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
- Công bố, phân phối tác phẩm có ñồng tác giả mà không ñược phép của
ñồng tác giả ñó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại ñến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không ñược phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả, trừ trường hợp quy ñịnh tại ñiểm a và ñiểm ñ khoản 1 ðiều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không ñược phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả ñối với tác phẩm ñược dùng ñể làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy
ñịnh tại ñiểm i khoản 1 ðiều 25 của Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không ñược phép của chủ sở hữu quyền tác giả,
không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy ñịnh của pháp
luật, trừ trường hợp quy ñịnh tại khoản 1 ðiều 25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật
chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền ñạt tác phẩm
ñến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không
ñược phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không ñược phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
tác giả thực hiện ñể bảo vệ quyền tác giả ñối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay ñổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức ñiện tử có trong
tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến ñổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở ñể biết thiết bị ñó làm vô hiệu các biện pháp kỹ
thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện ñể bảo vệ quyền tác giả ñối với tác
phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không ñược phép
của chủ sở hữu quyền tác giả.
1.4.2 Hành vi xâm phạm quyền liên quan
- Chiếm ñoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình,
tổ chức phát sóng.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
18
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
- Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát
sóng.
- Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn ñã ñược ñịnh hình, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không ñược phép của người biểu diễn, nhà
sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào ñối với cuộc biểu
diễn gây phương hại ñến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
- Sao chép, trích ghép ñối với cuộc biểu diễn ñã ñược ñịnh hình, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng mà không ñược phép của người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Dỡ bỏ hoặc thay ñổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức ñiện tử mà
không ñược phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
liên quan thực hiện ñể bảo vệ quyền liên quan của mình.
- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu ñể phân phối ñến công chúng cuộc biểu
diễn, bản sao cuộc biểu diễn ñã ñược ñịnh hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết
hoặc có cơ sở ñể biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức ñiện tử ñã bị dỡ bỏ
hoặc ñã bị thay ñổi mà không ñược phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Sản xuất, lắp ráp, biến ñổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở ñể biết thiết bị ñó giải mã trái phép một tín hiệu
vệ tinh mang chương trình ñược mã hoá.
- Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình
ñược mã hoá khi tín hiệu ñã ñược giải mã mà không ñược phép của người phân phối
hợp pháp.
1.5 Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
Bảo ñảm thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là ñộng lực thúc ñẩy tăng
trưởng kinh tế và góp phần thu hút ñầu tư nước ngoài. Việc bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan có vai trò lớn trong thúc ñẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Nếu
không kiểm soát ñược tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan sẽ dẫn ñến
một trong những nguyên nhân: sao chép băng ñĩa lậu, ghi âm, ghi hình…tràn lan.
Khả năng bảo hộ pháp lý ñối với quyền tác giả, quyền liên quan góp phần tạo niềm
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
19
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
tin cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Một khi các chủ thể tin
chắc rằng tài sản trí tuệ của hộ ñược pháp luật bảo vệ thì họ mới yên tâm ñầu tư vào.
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, quyền tác giả, quyền liên quan ñược
pháp luật quy ñịnh một cách nghiêm ngặt. Thông qua quy ñịnh một số biện pháp xử
lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ðiều 199 Luật sở hữu trí tuệ:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan của
tổ chức, cá nhân khác tùy theo tính chất, mức ñộ xâm phạm, có thể xử lý bằng biện
pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu nhập
khẩu liên quan ñến quyền tác giả, quyền liên quan, biện pháp ngăn chặn và bảo ñảm
xử phạt hành chính theo quy ñịnh của luật sở hữu trí tuệ và các quy ñịnh khác của
pháp luật có liên quan.
Việc quy ñịnh các biện pháp pháp lý này sẽ ñảm bảo cho quyền tác giả,
quyền liên quan không chỉ thể hiện trên văn bản mà thật sự ñi vào cuộc sống. Bảo vệ
quyền tác giả, quyền liên quan bằng nhiều phương thức khác nhau. Trước hết quyền
tác giả, quyền liên quan gắn với quyền lợi cá nhân, tổ chức sở hữu chúng, do vậy,
các chủ thể có thể tự bảo vệ quyền của mình bằng các biện pháp trong khuôn khổ
pháp luật cho phép. Cụ thể, khoản 1, ðiều 198 Luật Sở hữu trí tuệ quy ñịnh: Chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng biện pháp công nghệ, nhằm ngăn ngừa hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai,
bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy ñịnh của pháp luật; khởi kiện ra toà án hoặc
trọng tài ñể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bằng các biện pháp như vậy,
ñã tạo ñiều kiện cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách
nhanh chóng, linh hoạt, mềm dẻo, ñồng thời tạo ñiều kiện cho các bên có thể thương
lượng, hòa giải phù hợp với nguyên tác khuyến khích hòa giải giải quyết các tranh
chấp trong lĩnh vực dân sự. ðể bảo vệ trong trường hợp có vi phạm quyền tác giả,
quyền liên quan có thể khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (Tòa án, các cơ quan quản lý nhà nước…). Quyền tác giả, quyền liên quan
không chỉ ñược bảo vệ khi có khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan nhà nước có
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
20
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
thẩm quyền mà trong nhiều trường hợp, chính các cơ quan nhà nước này tự ñứng ra
bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
21
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG II
QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÁC BIỆN
PHÁP BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
2.1. Chức năng quản lý của nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan
SƠ ðỒ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU
TRÍ TUỆ
Hình1
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Hệ thống hành chính
Chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan trong cả nước2.
1
/>Theo ðiều 29 Nghị ñịnh 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy ñịnh về
quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự
2
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
22
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền
tác giả, quyền liên quan ñối với tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Hướng dẫn thực hiện quy ñịnh chế ñộ nhuận bút về quyền tác giả, quyền
liên quan của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật;
- Chỉ ñạo và tổ chức thực hiện các quy ñịnh của pháp luật về quyền tác
giả, quyền liên quan ñối với tác phẩm văn học, nghệ thuật;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan ñối với tác phẩm văn học, nghệ thuật;
- Quy ñịnh việc cung cấp, hợp tác, ñặt hàng, sử dụng và ñảm bảo quyền
tác giả ñối với tác phẩm, quyền liên quan ñối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng;
- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ quyền tác giả ñối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật và quyền liên quan cho các ngành, ñịa phương, doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội và công dân3.
Các cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý ở ñịa phương
Cục Bản quyền tác giả
Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm giúp Bộ Văn hóa – Thông tin thực hiện
quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có chức năng nhiệm vụ:
Soạn thảo dự án luật, pháp luật, nghị ñịnh, văn bản pháp quy khác về
bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; cấp, thu hồi Giấy Chứng nhận quyền tác giả,
quyền liên quan, Giấy phép hoạt ñộng nghiệp vụ dịch vụ bản quyền tác giả;
Hướng dẫn Sở Văn hóa – Thông tin thực hiện quản lý Nhà nước về
bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại ñịa phương;
Tổ chức, thực hiện việc hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế
bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
3
Nghị ñịnh số 185/2007/Nð-CP của Chính phủ quy ñịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày 25 tháng 12 năm 2007
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
23
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
Cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận ñăng ký quyền tác giả, Giấy
chứng nhận ñăng ký quyền liên quan;
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan và thực hiện hoạt ñộng thông tin về bảo hộ quyền tác giả, quyền
liên quan; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan cho cán bộ có liên quan ở Trung ương và ñịa phương4.
Thanh tra chuyên ngành văn hóa thông tin
Chức năng của thanh tra chuyên ngành Văn hóa - Thông tin trong việc xử lý
các vụ tranh chấp vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
Thanh tra chuyên ngành văn hóa – thông tin thuộc Sở Văn hóa – Thông
tin tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ văn
hóa – thông tin có trách nhiệm xử lý, giải quyết các vụ tranh chấp, vi phạm quyền
tác giả, quyền liên quan.
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi bị cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền
của mình ñiều có thể yêu cầu thanh tra chuyên ngành văn hóa – thông tin xử lý, giải
quyết.
Thanh tra chuyên ngành văn hóa – thông tin có quyền quyết ñịnh xử phạt
hành chính theo thẩm quyền5.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát
việc thực hiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại ñịa phương6.
Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, giúp UBND Tỉnh thực hiện các
chức năng quản lý nhà nước về lĩnh bảo hộ quyền tác giả ñối với tác phẩm văn học
nghệ thuật và quyền liên quan.
4
Quyết ñịnh số 41/2008/Qð-BVHTTDL ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin
quy ñịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả
5
Nghị ñịnh 47/2009/Nð-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 về quy ñịnh xủ phạt hành chính về quyền tác giả,
quyền liên
6
ðiều 45 Nghị ñịnh 47/2009/Nð-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 về quy ñịnh xủ phạt hành chính về quyền tác
giả, quyền liên
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
24
SVTH: Nguyễn Văn ðồi
Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam
2.2. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
2.2.1. Quyền tự bảo vệ
ðể quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể quyền ñược thực thi trên thực tế thì
trước hết, các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan cần có các biện pháp tự bảo vệ
quyền của mình trước những hành vi xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm. Theo
quy ñịnh tại ðiều 198 Luật sở hữu trí tuệ, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền
áp dụng các biện pháp sau ñây ñể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cãi chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ theo quy ñịnh của Luật sở hữu trí tuệ và các quy ñịnh khác của
pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài ñể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc
phát hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây thiệt hại cho người
sử dụng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy ñịnh của Luật sở hữu trí tuệ và các
quy ñịnh khác của pháp luật có liên quan.
Trong thực tiễn kinh nghiệm lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan cho
thấy, ngay từ xác lập, ñăng ký…các cá nhân, tổ chức ñã tính tới biện pháp công
nghệ nhằm bảo vệ các ñối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trước khi ñăng ký.
Theo ñó cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ dưới hình thức thông báo, chống sao chép, in
ấn các tác phẩm văn học nghệ thuật…Vì khi ñã ñăng ký, hay chưa ñăng ký quyền
tác giả, quyền liên quan thì việc sao chép, in ấn sẽ dễ dàng nếu không có một biện
pháp ngăn chặn nào.
Trong trường hợp quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm, theo Cục sở
hữu trí tuệ, trước khi yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hay tòa án xử lý các cá
nhân, tổ chức nên thông báo cho người xâm phạm biết về sự tồn tại quyền tác giả,
quyền liên quan của mình. Sau ñó yêu cầu phải chấm dứt ngay hành vi xâm phạm
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
25
SVTH: Nguyễn Văn ðồi