Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH LƯƠNG tối THIỂU CHUNG, LƯƠNG tối THIỂU VÙNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.37 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOÁ 33 (2007-2011)

LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU
VÙNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

FGđ

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Diệp Thành Nguyên
Bộ môn: Luật Hành Chính

Cần Thơ, tháng 4/2011

Sinh viên thực hiện:
Mai Văn Đời
MSSV: 5075178



LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG,
LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ...................................................................................... 5
1.1. Khái niệm tiền lương, lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng .............. 5
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 5
1.1.1.1 Khái niệm tiền lương ........................................................................................ 5
1.1.1.2 Lý thuyết chung về cung - cầu sức lao động và tiền lương .............................. 5


1.1.2. Khái niệm lương tối thiểu chung...................................................................... 6
1.1.3. Khái niệm lương tối thiểu vùng ........................................................................ 8
1.1.3.1. Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan,tổ chức, cá nhân
sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài........................................................................ 8
1.1.3.2. Lương tối thiểu vùng áp dụng đối đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao
động là người Việt Nam................................................................................................ 9
1.2. Vai trò của lương tối thiểu ................................................................................... 10
1.3. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng ............... 11
1.3.1. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu chung ................................................ 11
1.3.1.1. Căn cứ xác định mức lương tối thiểu chung ................................................... 11
1.3.1.2. Chức năng của mức lương tối thiểu chung ..................................................... 11
1.3.2. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu vùng................................................... 12
1.3.2.1. Căn cứ xác định tiêu chí của lương tối thiểu vùng.......................................... 12
1.3.2.2. Chức năng của việc xác định mức lương tối thiểu vùng ................................. 12
1.4. Phương pháp luận xác định lương tối thiểu ....................................................... 13
1.4.1. Nhu cầu tối thiểu ............................................................................................... 13
1.4.2. Mức sống tối thiểu ............................................................................................. 13
1.4.3. Tiền lương tối thiểu so với các vùng trong nước và khu vực.......................... 13
1.5. Mục đích lương tối thiểu ...................................................................................... 15
1.6. Ý nghĩa của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng trong hệ thống phá
luật hiện Nay............................................................................................... ................ 15
Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG
TỐI THIỂU VÙNG ..................................................................................................... 17
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về lương tối thiểu chung ............................ 17
2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về lương tối thiểu vùng .............................. 19
2.3. Hệ thống thang lương, bảng lương ..................................................................... 25
2.3.1. Hệ thống thang lương, bảng lương của viên chức, công chức hành chính sự
nghiệp ........................................................................................................................... 26
2.3.2. Hệ thống thang lương, bảng lương của chức vụ dân cử ................................ 26
2.3.3. Hệ thống thang lương, bảng lương của lực lượng vũ trang ........................... 27



2.3.4. Hệ thống thang lương, bảng lương của người lao động .................................... 28
2.3.4.1. Cơ sở pháp lý áp dụng thang lương, bảng lương thực hiện mức lương tối thiểu
vùng đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người Việt Nam ................. 29
2.3.4.2. Cơ sở pháp lý áp dụng thang lương, bảng lương thực hiện mức lương tối thiểu
vùng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân............................................................... 30
2.4. So sánh lương tối thiểu chung với lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh
nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người Việt Nam............................................. 31
2.5. So sánh lương tối thiểu chung với lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài........................... 34
2.6. So sánh lương tối thiểu vùng trong nước với lương tối thiểu vùng nước ngoài37
Chương 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG
TỐI THIỂU VÙNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ......................................................... 37
3.1. Thực trạng lương tối thiểu hiện nay ................................................................... 37
3.1.1. Thực trạng lương tối thiểu vùng ở doanh nghiệp trong nước và danh nghiệp
có yếu tố nước ngoài.................................................................................................... 39
3.1.2. Thực trạng lương tối thiểu chung đối với người lao động hưởng lương từ
ngân sách nhà nước .................................................................................................... 40
3.2. Thực tiễn thực hiện tiền lương tối thiểu ............................................................. 41
3.2.1. Ưu điểm.............................................................................................................. 41
3.2.2. Nhược điểm........................................................................................................ 42
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng
nhằm thống nhất mức lương tối thiểu ở Việt Nam.................................................... 44
3.3.1. Mục tiêu và yêu cầu nhằm thống nhất lương tối thiểu ở nước ta................... 44
3.3.2. Các định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật lương tối thiểu ............. 45
3.3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lương tối thiểu ở Việt Nam ......... 55
KẾT LUẬN................................................................................................................... 50



LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (khai mạc
ngày 14 tháng 1 năm 2008, tại Thủ đô Hà Nội) Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra
nghị quyết: Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã ra kết luận "Về cải cách chính sách
tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008-2012".
Kết luận tại hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định thực hiện theo
các mục tiêu và quan điểm là xem việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện
đầu tư cho phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm trong sạch
và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Cải cách chính sách tiền lương phải tiến tới bảo đảm cho cán bộ, công chức
sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội. Để thực hiện cải cách
chính sách tiền lương đạt được hiệu quả như đã đề ra tại Hội nghị thì việc điều chỉnh
lương tối thiểu là quan trọng nhất. Ở nước ta hiện nay đang duy trì và áp dụng hai mức
lương tối thiểu song song: một là, mức lương tối thiểu chung; hai là, mức lương tối
thiểu vùng. Mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động
giản đơn; dùng để tái sản xuất sức lao động cho người lao động trong điều kiện lao
động bình thường; là mức lương được quy định trên cơ sở cung cầu lao động, khả
năng kinh tế và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đại diện lao động cả
nước, đại diện người sử dụng lao động và Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ điều
chỉnh mức lương tối thiểu chung cho từng thời kỳ theo quy định pháp luật cũng như
trong việc trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế.
Cải cách chính sách tiền lương phải gắn với việc kiềm chế tốc độ tăng giá, cung
cầu lao động, tăng trưởng kinh tế bảo đảm tốt hơn đời sống của người nghèo, đồng bào

dân tộc, đối tượng chính sách xã hội thì phải có mức lương tối thiểu hợp lý. Mức
lương tối thiểu là hành lang pháp lý bảo vệ an toàn cho người lao động có trình độ lao
động giản đơn, chưa qua đào tạo có cường độ lao động nhẹ nhàng. Mức lương tối thiểu
được xem là ngưỡng cuối cùng của người lao động. Chính những vấn đề pháp lý này
đảm bảo pháp luật, chính sách của Nhà nước về mức lương tối thiểu ngày được người
sử dụng lao động, người lao động thực thi đúng luật, là cơ sở đưa pháp luật của Nhà
nước vào cuộc sống cộng đồng.
Tuy nhiên, những năm gần đây việc cải cách tiền lương đặc biệt là việc điều
chỉnh mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng còn bộc lộ những hạn chế và
GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 1

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

vướng mắc cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn. Chính những hạn chế và vướng
mắc này là một trong những nguyên nhân của tình trạng: tiền lương thấp chưa bảo đảm
cho người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, chưa sống được bằng đồng lương ở
mức trung bình khá trong xã hội; chưa khuyến khích, thu hút được người tài, người
làm việc giỏi; chưa góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước và của hệ thống chính trị; hiện tượng giá chạy trước lương ngày một nhanh
nhưng việc điều chỉnh lương tối thiểu để bù đắp vào trượt giá, vào tiền lương thực tế
của người lao động thì sau khoản thời gian tăng lương tối thiểu rất chậm; chưa tách
biệt giữa lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng nên mỗi lần điều chỉnh mức
lương tối thiểu được ấn định ở mức tương đối thấp, cũng chính điều này dẫn đến khó
hợp nhất chung một mức lương tối thiểu vùng ở doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có yếu tố nước ngoài; đình công ngày càng xuất hiện càng nhiều chủ yếu là do

mức lương tối thiểu thấp; tiền lương thấp là hệ luỵ của những vụ kiện bán phá giá các
mặt hàng xuất khẩu trong thời gian gần đây như cá da trơn, tôm sú...
Vì vậy, đề tài “Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng – vấn đề lý luận
và thực tiễn” là vấn đề có tính chất cấp thiết từ lý luận và thực tiễn, là một trong
những hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý và cần được nghiên cứu
một cách cơ bản ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn hướng tới mục đích làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vai trò của
lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng trong việc bảo đảm thi hành pháp luật của
Nhà nước, trên cơ sở đó kiến nghị những phương hướng tăng cường vai trò và chức
năng của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng nhằm bảo đảm cho việc thi hành
đúng pháp luật ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận về vai trò của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu
vùng trong việc bảo đảm thi hành pháp luật hiện nay.
- Phân tích thực trạng áp dụng của lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức và
người lao động ở doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có sử
dụng lao động Việt Nam trong việc bảo đảm pháp luật hiện hành.
- Phân tích những nhu cầu khách quan và đề xuất những phương hướng hoàn
thiện vai trò của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng trong việc bảo đảm thi
hành pháp luật ở nước ta hiện nay.
3. Giới hạn của luận văn
“Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng – vấn đề lý luận và thực tiễn”
là nội dung được sự quan tâm của tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân người lao
động hiện nay. Trong khuôn khổ những quy định pháp luật hiện hành Luận văn chỉ tập
GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 2

SVTH: MAI VĂN ĐỜI



LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

trung phân tích một số nội dung cơ bản về mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu
vùng. Mức lương tối thiểu chung lúc này đang được áp dụng là 730.000 đồng/tháng
được quy định tại Điều 1 Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 quy
định về mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung dùng làm cơ sở chi trả
tiền lương cho các đối tượng được chi trả có nguồn từ ngân sách Nhà nước. Người viết
cũng không có tham vọng là tìm hiểu tất cả các đối tượng được trả lương từ ngân sách
Nhà nước một cách chi tiết và đi sâu vào phân tích cụ thể mà chỉ dựa trên mức lương
tối thiểu chung để làm cơ sở lý luận cho luận văn của người viết. Bên cạnh đó người
viết chỉ nêu một số đối tượng được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước để làm
rõ luận điểm của bài viết. Về mức lương tối thiểu vùng1 tập trung nghiên cứu các đối
tượng hưởng lương ở các doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thoả ước hợp
đồng lao động tập thể ở các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài. Thông qua một số nội dung cơ bản về việc thực hiện, áp dụng mức lương tối
thiểu chung, lương tối thiểu vùng trong việc bảo đảm thi hành pháp luật về việc áp
dụng đúng pháp luật tiền lương nói chung và mức lương tối thiểu nói riêng, trên cơ sở
đó đề xuất những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của lương tối thiểu
chung, lương tối thiểu vùng nhằm thực hiện tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng
viên và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của Luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về đường
lối đổi mới đất nước về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu
đãi người có công thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hội
nghị Ban chấp hành Trương ương Đảng, cũng như Hiến pháp và các văn bản pháp luật

của Nhà nước.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác-Lê-nin,
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương
pháp hệ thống, kết hợp lý luận với thực tiễn… để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
Luận Văn.

1

Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao
động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc
tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, và Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy
đinh mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,
trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 3

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5. Kết cấu của Luận văn
Luận văn với đề tài “Lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng – vấn đề lý
luận và thực tiễn” được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về lương tối thiểu chung, lương tối thiểu
vùng
Chương 2: Quy định pháp luật về lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng
Chương 3: Thực tiễn thực hiện lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng

và những kiến nghị.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 4

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI
THIỂU VÙNG
1.1. Khái niệm tiền lương, lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động khi người lao động hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ do
pháp luật quy định, hoặc do hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng lao động.2
Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động
và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của
người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.3
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc được chuyển vào tài khoản của người lao
động. Không được trả bằng sản phẩm thay cho tiền.
Từ khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được
hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Thông qua sự thoả thuận giữa người có sức
lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động đồng thời chịu sự chi phối của các
quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu. Vì trong nền kinh tế thị trường, tiền
lương là biểu hiện bằng tiền (giá trị sức lao động), là giá cả sức lao động. Cũng như

các thị trường khác thị trường sức lao động hoạt động theo quy luật cung cầu. Mọi
công dân có quyền thuê mướn, sử dụng sức lao động và trả công phù hợp với giá trị
sức lao động theo đúng pháp luật.
1.1.1.2. Lý thuyết chung về cung - cầu sức lao động và tiền lương
Tiền lương là hình thái chuyển hoá của giá trị sức lao động và là giá cả sức lao
động. Do vậy, tiền lương còn thuộc phạm trù giá trị, phạm trù trao đổi, chịu sự tác
động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu về sức lao động được hình thành trên cơ sở
thương lượng, thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, là một phần
của chi phí sản xuất do người sử dụng lao động trực tiếp trả cho người lao động.
Con đường hình thành lương (giá cả sức lao động). Trên thị trường lao động
cung hàng hoá sẽ tăng khi tăng giá hàng hoá đó, còn cầu sẽ tăng khi giá của nó giảm.
Điều đó có nghĩa là, cung sức lao động sẽ tăng cùng với việc tăng lương, còn cầu của
nó sẽ tăng khi lương giảm.4

2

Khái niệm tiền lương, giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 2006,
trang 164.
3
Điều 55 Bộ Luật lao động của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1994 sửa đổi bổ sung các
năm 2002, 2006, 2007.
4
TS.Khoa học Phạm Đức Chính: Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb. Hà Nội, trang
485.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 5

SVTH: MAI VĂN ĐỜI



LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Quy luật giá trị biểu hiện là tiền lương phải phù hợp với hao phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá sức lao động. Quy luật cung cầu sức
lao động có tác động rất lớn đến mức tiền lương, quy luật này thể hiện nếu:
Nếu cung sức lao động lớn hơn cầu sức lao động thì dẫn đến tình trạng tiền
lương giảm sút đáng kể và thấp hơn giá trị của sức lao động. Người thuê lao động phải
giảm số lượng lao động đến số có thể trên thị trường lao động, từ đó hình thành một
lượng dư thừa sức lao động. Trong những điều kiện này nhà doanh nghiệp có thể giảm
mức lương, hy vọng khi đó chỉ giữ lại lực lượng lao động cần thiết. Còn những người
đang cần tìm việc làm, thì họ bắt buộc hoặc là chấp nhận một mức lương thấp hơn,
hoặc là rời bỏ thị trường này.
Nếu cung sức lao động nhỏ hơn cầu sức lao động thì tiền lương tăng lên và
còn cao hơn giá trị của sức lao động. Có nghĩa là, trên thị trường lao động sẽ thiếu lao
động. Điều đó ép buộc nhà sản xuất phải nâng mức lương để thu hút lao động, và nó sẽ
dẫn đến tăng lương trên thị trường lao động.
Cung sức lao động bằng với cầu sức lao động thì đây chính là lương cân bằng
thị trường. Lương lúc này giữ vai trò chủ đạo vì nó trở thành phổ biến và ai cũng chấp
nhận được.
Như vậy, dưới tác động của quy luật cung cầu làm cho quy luật tiền lương có
thể thay đổi tăng hoặc giảm. Tuy nhiên vẫn trong chừng mực giới hạn nhất định khác
với bản chất tiền lương trong thời kỳ bao cấp, tiền lương ngày nay được hình thành
trên sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tiền lương không
hoàn toàn do Nhà nước trả mà do chính người thuê mướn lao động chịu trách nhiệm
trả chi trả lương cho người lao động. Tiền lương thường được ghi nhận trong hợp đồng
lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Tự do thoả thuận nhưng không thấp hơn mức
lương tối thiểu do Nhà nước quy định ở mỗi giai đoạn khác nhau. Việc chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã dẫn đến chuyển biến lớn

trong chính sách tiền lương. Về việc thay đổi này, tiền lương có tác dụng rất lớn không
chỉ đối với người lao động mà còn đối với nền kinh tế của đất nước. Sự thay đổi đó
dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về bản chất tiền lương là một điều tất yếu phát sinh. Đây
được xem như là một cơ sở để việc cải cách chính sách tiền lương một cách hiệu qủa
và hợp lý hơn.
1.1.2. Khái niệm lương tối thiểu chung
Tiền lương tối thiểu được hiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động
tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất
diễn ra trong điều kiện lao động bình thường, số tiền đó đảm bảo nhu cầu tiêu dùng

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 6

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

các tư liệu sinh hoạt ở mức tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản
thân người lao động.5
Lao động giản đơn nhất được hiểu là những công việc khi thực hiện nó người
lao động không cần phải trải qua đào tạo, ở mức độ nhẹ nhàng nhất khi thực hiện
người lao động trong một trạng thái tinh thần ít căng thẳng nhất, sự tiêu hao năng
lượng cơ bắt là thấp nhất.
Đối với những ngành nghề đơn giản, chưa qua đào tạo không phải mất nhiều
chi phí, thời gian đầu tư cho trình độ lao động của mình thì người lao động sẽ hưởng
mức lương tối thiểu ở từng giai đoạn khác nhau và đây chỉ là mức tối thiểu mà người
lao động nhận được. Nếu đối với những ngành nghề phức tạp, người lao động đã qua
đào tạo thì không áp dụng mức lương tối thiểu này đối với họ vì sức lao động của họ

cao hơn do làm việc có tay nghề, đã qua đào tạo, kinh nghiệm đúc kết trong lao động
và mức lương tối thiểu là ngưỡng cuối cùng được quy định giành cho lao động giản
đơn.
Do vậy từ khái niệm trên cho thấy lương tối thiểu có những đặc trưng sau:
- Được xác định đối với trình độ lao động giản đơn nhất.
- Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động
bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.
- Tương ứng với giá sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.
Theo Điều 3 công ước số 26 năm 1928 của ILO quy định về mức lương tối
thiểu là: các mức lương tối thiểu được ấn định là bắt buộc đối với những người sử
dụng lao động và những người lao động hữu quan; những mức đó không thể hạ thấp
bởi những người sử dụng lao động và những người lao động, dù bằng thoả thuận cá
nhân hay thoả thuận tập thể, trừ phi nhà chức trách có thẩm quyền cho phép chung
hoặc cho phép đặc biệt. Và tại Điều 4 Công ước cũng quy định: mọi thành viên phê
chuẩn công ước này phải có biện pháp cần thiết thông qua một hệ thống kiểm tra và
chế tài để sao cho, một mặt là những người sử dụng lao động và những người lao động
hữu quan được biết các mức lương tối thiểu hiện hành và mặt khác là tiền lương thực
tế phải chi trả không được thấp hơn các mức lương tối thiểu được áp dụng.6
Việc ấn định mức lương tối thiểu chung của mỗi nước có thể khác nhau. Nhưng
nó là mức lương tối thiểu được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước; mọi mức
lương, kể cả các mức lương tối thiểu khác, cũng không được thấp hơn mức lương tối

5

Tiền lương tối thiểu, giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 2006,
trang 171.
6
Lương tối thiểu, giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn khoa Luật,
Nxb. Hà Nội, 1999, trang 222.


GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 7

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

thiểu chung, nó được xem như ngưỡng cuối cùng có thể bảo hộ người lao động chống
lại sức ép của thị trường lao động và các điều kiện khác.
Vì vậy, lương tối thiểu là mức lương trả công cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu được điều
chỉnh tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động
theo từng thời kỳ. Mức lương tối thiểu chung được dùng làm căn cứ tính các mức
lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương trong khu vực Nhà
nước, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động đối với các doanh nghiệp xây
dựng thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động và thực hiện một
số hế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Cho nên lương tối thiểu
không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền
tảng để trả công cho người lao động toàn xã hội, là mức lương mang tính chất bắt buộc
mà người sử dụng lao động phải trả ít nhất là bằng chứ không được thấp hơn. Do đó,
các mức lương khác trong thang lương, bảng lương hoặc thoả thuận trong hợp đồng
lao động không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
1.1.3. Khái niệm lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh
thổ nhất định, căn cứ trên cơ sở mức lương tối thiểu chung và có tính đến những yếu
tố lao động đặc thù của vùng lãnh thổ đó.7
Mức lương tối thiểu vùng là mức lương người sử dụng lao động phải trả cho

người lao động theo từng địa danh nơi doanh nghiệp hoạt động hoặc các loại hình
doanh nghiệp có sử dụng lao động phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn
nhất trong điều kiện lao động bình thường. Việc xác định mức lương tối thiểu vùng
phải dựa trên lương tối thiểu chung đây là vấn đề quan trọng bởi ở mỗi vùng có các
điều kiện địa lý, thổ nhưỡng và mức sinh hoạt như ăn, ở, đi lại là khác nhau nên có ảnh
hưởng nhất định đến tiền lương thực tế mà người lao động nhận được.
Lương tối thiểu vùng được chia thành hai nhóm được áp dụng riêng đối với:
1.1.3.1. Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan,
tổ
chức, cá nhân sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài
Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với lao động Việt Nam làm công việc
giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước
ngoài tại Việt Nam.8

7

Lương tối thiểu vùng, giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn khoa
Luật, Nxb. Hà Nội, 1999, trang 221.
8
Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với
lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 8

SVTH: MAI VĂN ĐỜI



LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Việc áp dụng một mức lương tối thiểu riêng cho các đối tượng lao động có yếu
tố nước ngoài là vì các quan hệ lao động ở đây đòi hỏi cường độ lao động và chi phí
sức lao động cao hơn so với các quan hệ lao động khác. Đồng thời do cách thức tổ
chức, quản lý lao động và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến làm cho năng xuất,
chất lượng và hiệu quả lao động cao hơn so với các quan hệ lao động khác trong xã
hội. Do đó, đòi hỏi mức lương tối thiểu phải cao hơn so với lương tối thiểu chung,
lương tối thiểu vùng trong nước. Thế nhưng, những tính chất này không ổn định vì nếu
như với tính hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay thì việc công nghệ được áp dụng
trong quá trình lao động, sản xuất của những doanh nghiệp trong nước ngày càng tiếp
cận công nghệ thông tin, khoa học, kỹ thuật cao trong quy trình sản xuất, kinh doanh
của mình thì làm cho công nghệ ngày càng tương đồng với công nghệ nước ngoài nên
việc chi trả tiền lương phải được cân đối lại giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có yếu tố nước ngoài tạo sự công bằng hơn cho người lao động, cùng làm việc
như nhau thì phải được trả lương tương đương nhau.
Không phủ nhận một điều là với mức lương tối thiểu thấp là nhằm thu hút đầu
tư, khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư khoa học, kỹ thuật, công
nghệ cao vào trong nước. Bên cạnh đó còn tạo cơ hội việc làm cho người lao động,
giúp lao động trong nước tiếp cận khoa học vào quá trình lao động cải thiện thu nhập
thực tế đảm bảo mức sống người lao động ngày một tốt hơn. Việc trả lương cao so với
doanh nghiệp trong nước cũng tạo ra sự công bằng về tiền lương cho người lao động,
không phân biệt lao động trong nước hay lao động nước ngoài. Nếu lao động ở doanh
nghiệp có yếu tố nước ngoài thì phải được trả lương theo vùng có yếu tố nước ngoài,
tiền lương còn xét đến trả đúng năng lực, đúng sức lao động bỏ ra trong quá trình lao
động.
1.1.3.2. Lương tối thiểu vùng áp dụng đối đối với doanh nghiệp, cá
nhân sử dụng lao động là người Việt Nam
Mức lương tối thiểu vùng là mức lương để trả công đối với người lao động làm

công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường đối với người lao động
làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá
nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.9
Việc quy định một mức lương tối thiểu vùng ở mỗi vùng là khác nhau có căn cứ
trên những yếu tố nhất định, riêng biệt của mỗi vùng đó. Sự khác nhau này là để đảm
bảo tiền lương thực tế của người lao động ở vùng có thể sống được mức sống tối thiểu,
tái sản xuất sức lao động, có tiết kiệm để dành, khuyến khích người lao động tham gia
lao động. Mức lương chi trả nếu giữa các vùng với cùng một công việc như nhau, mức
9

Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với
lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 9

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

độ lao động như nhau, trình độ ngang nhau nhưng quy định mức lương tối thiểu vùng
lại khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút lao động, làm mất cân đối
lao động giữa các vùng, miền và các Thành phố lớn.
Đối tượng được áp dụng lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, cá nhân sử
dụng lao động là người Việt Nam:10
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và
các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Vì vậy, việc tìm hiểu, xác định và phân loại các yếu tố điều kiện tự nhiên và
điều kiện môi trường một cách khoa học là cơ sở để quy định mức lương tối thiểu
trong chế độ tiền lương và dùng để trả lương một cách hợp lý ở mỗi vùng đối với
người lao động. Do đó, cần quan tâm hơn tới thu nhập của người lao động làm việc
trong các ngành nghề nặng nhọc, độc hại; quan tâm đến đời sống của họ khi làm việc,
sinh sống ở những vùng có điều kiện khó khăn, khí hậu khắc nghiệt; nhằm điều chỉnh
hợp lí mức lương tối thiểu ở mỗi vùng để đảm bảo cuộc sống, lợi ích của người lao
động, khi có những biến động giá cả, cung cầu lao động, tăng trưởng kinh tế làm ảnh
hưởng đến tiền lương thực tế của người lao động.
1.2. Vai trò của lương tối thiểu
Vai trò của lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với
Nhà nước, các đơn vị sử dụng lao động trong lĩnh vực quản lý và sử dụng lao động mà
cả đối với đời sống của người lao động.
Thứ nhất, lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính chất pháp lý của Nhà nước
đối với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại lao động. Bảo đảm
đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
Thứ hai, là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong
từng cơ sở kinh tế nhằm:
Loại bỏ sự bóc lột có thể xẩy ra đối với người làm công ăn lương trước sức
ép của thị trường.
Bảo vệ sức mua cho các mức lương trước sự gia tăng của lạm phát và các
yếu tố kinh tế khác.
Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động.

10


Điều 1 Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy đinh mức lương tối thiểu vùng đối với
người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ
chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 10

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tương đương, tiền
lương tối thiểu ở một mức độ nào đó là sự điều hoà tiền lương trong các nhóm người
lao động mà ở đó tiền lương không được tính đúng mức.
Phòng ngừa xung đột, tranh chấp trong lao động. Sự xác định thoả đáng các
mức tiền lương tối thiểu có thể xoá bỏ một trong những nguyên nhân gây nên sung đột
giữa chủ và thợ để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thứ ba, thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao
động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong quản lý và sử dụng lao động.
1.3. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng
1.3.1. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu chung
1.3.1.1. Căn cứ xác định mức lương tối thiểu chung
Xuất phát từ khái niệm và vai trò của tiền lương tối thiểu, mục tiêu của việc xác
định lương tối thiểu là phải bảo hộ cho toàn thể người lao động làm công ăn lương.
Chính vì vậy mà việc xác định tiền lương tối thiểu phải dựa trên những căn cứ sau:
- Hệ thống các nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Hệ thống
các nhu cầu này bao gồm các nhu cầu về mặt sinh học đối với một số mặt hàng thiết
yếu và các nhu cầu xã hội như: các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, y tế, văn hoá,

giao tiếp xã hội, bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
- Mức tiền lương chung của cả nước.
- Chi phí và sự biến động của giá cả sinh hoạt.
- Mối tương quan về điều kiện sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Các nhân tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức năng suất lao động.
- Sự đạt được và giữ vững về mức độ có việc làm trên phạm vi vùng và trên
quốc gia.
- Các vấn đề khác có liên quan như: tốc độ tăng giá cả tư liệu sinh hoạt; tốc độ
tăng tiền lương trung bình; sự thay đổi về quy mô và trạng thái gia đình và trình độ
thành thạo nghề của người lao động.
1.3.1.2. Chức năng của mức lương tối thiểu chung
Tiền lương tối thiểu chung phải được coi là mức nền của toàn bộ hệ thống tiền
lương, là “lưới an toàn” cho tất cả những người làm công ăn lương trong toàn xã hội,
tiền lương tối thiểu phải gắng với các chính sách kinh tế và xã hội, là ngưỡng cuối
cùng có thể bảo vệ cho người lao động chống lại sức ép của thị trường lao động và các
yếu tố khác.
Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở:11

11

Điều 3 Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 quy định về mức lương tối thiểu chung.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 11

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1. Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp
lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan, đơn
vị, tổ chức quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Tính trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 trở đi đối với lao động dôi dư
theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về
chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
3. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu
chung.
1.3.2. Căn cứ, chức năng của lương tối thiểu vùng
1.3.2.1. Căn cứ xác định tiêu chí của lương tối thiểu vùng
Việc xác định tiêu chí của lương tối thiểu vùng dựa trên những căn cứ như:
- Chỉ số giá so sánh giữa các vùng trong cả nước.
- Tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo quy định về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
trong tổng số hộ gia đình của từng địa phương.12
- Sức mua của đồng tiền đối với các loại hàng hoá, dịch vụ, các nhu yếu phẩm
hàng ngày và phương tiện dùng vào làm việc, đi lại, nghĩ ngơi của mỗi vùng.
- Tỉ lệ lao động của người làm công ăn lương.
1.3.2.2 Chức năng của việc xác định mức lương tối thiểu vùng
- Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong
thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp
đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo
thẩm quyền theo quy định của luật lao động.
- Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao
động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu
vùng nhằm khuyến khích người lao động tham gia học nghề trước khi tham gia lao
động và đảm bảo người lao động có tay nghề được trả công thoả đáng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức
lương tối thiểu vùng.
- Căn cứ mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong

hợp đồng lao động cho phù hợp.
- Lương tối thiểu phân theo vùng nhằm đảm bảo sức mua của tiền lương tối
thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng một hàng hoá. Việc phân bổ này
nhằm làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút được lao động có chuyên môn kỹ
thuật, kỹ thuật. Với vùng kém phát triển thì sẽ có cơ hội thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu ngành, từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp.
12

Điều 1 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011-2015.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 12

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Phương pháp luận xác định lương tối thiểu
Ở nước ta, từ năm 1960 đã có sự nghiên cứu và thống nhất lấy 46 mặt hàng
thiết yếu nhất làm cơ sở để tính lương tối thiểu. Đến năm 1993, trên cơ sở nghiên cứu
khoa học, thừa kế kinh nghiệm lịch sử, tham khảo kinh nghiệm nhiều nước trên thế
giới và phối hợp nhiều công trình khoa học của các ngành khoa học hữu quan, nhằm
hoàn thiện thêm một bước rất cơ bản về phương pháp ấn định tiền lương tối thiểu, bao
gồm 4 phương pháp cơ bản sau: phương pháp căn cứ vào nhu cầu của người lao động
và gia đình họ, phương pháp tính toán dựa trên cơ sở thu nhập quốc dân, phương pháp
dựa trên hệ thống thang lương, bảng lương hiện hành; phương pháp dựa trên kết quả
điều tra thực tế về thu nhập của các tầng lớp dân cư và giá tiền công lao động của thị

trường xã hội.13
1.4.1. Nhu cầu tối thiểu
Nhu cầu lương tối thiểu được xem như là một sự đòi hỏi cuả người lao động về
điều kiện sinh hoạt tối thiểu, về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc, được phân
chia thành hai hệ thống là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội học. Cùng với sự phát
triển của nền sản xuất xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng tăng.
1.4.2. Mức sống tối thiểu
Mức sống tối tiểu là một mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người
lao động trong một thời kỳ nào đó được biểu hiện dưới hai dạng vật chất và giá trị.
Mức sống tối thiểu bao gồm cơ cấu, chủng loại các sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất
sức lao động giản đơn. Về mặt giá trị, được biểu hiện giá trị của các tư liêu sinh hoạt
và công việc dịch vụ, nó liên quan chặt chẽ với lương tối thiểu. Mức sống tối thiểu
được đảm bảo thông qua tiền lương tối thiểu và các phúc lợi công cộng.
Mức sống tối thiểu là chỉ số khối lượng và cấu trúc tiêu dùng những hàng hoá
vật chất quan trọng nhất và dịch vụ cho mức sống thấp nhất có thể chấp nhận được,
đảm bảo để duy trì tình trạng thể lực bình thường của con người.
1.4.3. Tiền lương tối thiểu so với các vùng trong nước và khu vực
Việc xác định lương tối thiểu còn phải tính đến mối quan hệ công nghiệp, nông
nghiệp tức là so sánh tiền lương với mức thu nhập của người nông dân hiện nay để
không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nên sự mất cân bằng giữa công nghiệp nông nghiệp và thương nghiệp trong xã hội. Người lao động nếu làm việc ở doanh
nghiệp thì được người sử dụng lao động trả lương. Vì nước ta chủ yếu làm nông
nghiệp trồng lúa nước nên dân số phần lớn là nông dân. Người nông dân lại đan xen
sinh hoạt và chung sống với những người hưởng lương trong từng gia đình, thôn xóm
làm ảnh hưởng đáng kể đến chính sách định ra mức lương tối thiểu của nhà nước.

13

Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 1999, trang 223.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN


Trang 13

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Có sự chênh lệch khá lớn về mặt bằng tiền lương, thu nhập giữa các vùng,
khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao động có kĩ thuật,
có tay nghề với lao động phổ thông và giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm với
các địa phương khác. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông
thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh; khoảng cách chênh lệch về thu nhập,
mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng không tương đồng nhau, nhất là
giữa nông thôn và thành thị.
Theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như
sau:

14

1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
Việc xác định chuẩn nghèo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội
hiện nay. Bởi chuẩn nghèo thể hiện mức sống tối thiểu của các khu vực, vùng miền

khác nhau. Do nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng cao hơn thì việc xác định
mức chuẩn nghèo phải tăng lên nhằm đáp ứng được giá trị đồng tiền, sức mua của
đồng tiền đối với hàng hoá dịch vụ cũng tương đương giữa các vùng lao động xã hội.
Chuẩn nghèo nhằm xác định nhu cầu và cân đối ngân sách để hoàn thành mục tiêu
giảm nghèo, trên cơ sở xác định đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đầu tư tập trung vào
các đối tượng khó khăn nhất, vùng khó khăn nhất ở mỗi vùng.
Không nên đánh giá chỉ dựa vào sự so sánh về khoảng cách mức chuẩn nghèo
của ta với chuẩn nghèo quốc tế. Mà trên cơ sở dựa vào mức chuẩn nghèo của quốc tế
để đưa ra mức chuẩn nghèo của ta một cách hợp lý. Theo đó, mức chuẩn nghèo phải
đáp ứng được nhu cầu của người dân về mọi mặt: ăn, ở, đi lại, y tế, giáo dục, kinh tế,
văn hóa và phải sát với chuẩn nghèo của quốc tế trong giai đoạn hội nhập WTO như
hiện nay đảm bảo mức sống chung của Việt Nam cũng ngang bằng với mức sống của
người nghèo khu vực. Nhưng phải tính đến khả năng của sức mua đồng tiền Việt Nam.
Vì nền kinh tế luôn có sự biến động về giá cả nhưng sức mua đồng tiền của Việt Nam
vẫn cao hơn sức mua của đồng tiền ở các nước trong khu vực.

14

Điều 1 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011-2015.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 14

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn về
sản xuất, kinh doanh và tận dụng nguồn lao động trẻ trong cả nước. Do vậy, lương tối
thiểu ở Việt Nam phải đạt được mức lương tối thiểu hợp lý, có sự so sánh với mức tiền
lương tối thiểu ở các nước trong khu vực như: Indonexia, Thailand, Philippin,
Malaysia... để có một chính sách cải cách tiền lương đáp ứng được nhu cầu cho người
lao động.
1.5. Mục đích lương tối thiểu
- Việc ấn định mức lương tối thiểu của Nhà nước là hành lang pháp lý an toàn
nhằm bảo vệ người lao động yếu thế khỏi sự bóc lột của người sử dụng lao động, là
động lực thúc đẩy người lao động làm việc với một mức lương hợp lý và chấp nhận
được.
- Lương tối thiểu còn làm ổn định đời sống cho người lao động và đảm bảo sức
mua của tiền lương trong điều kiện các mức giá khác nhau cho một lượng hàng hoá.
- Tăng các khoản phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, trợ cấp, phụ cấp, lương
hưu vì được tính dựa trên mức lương tối thiểu.
Ví dụ: Để tính mức lương, mức phụ cấp ta thực hiện như sau:
Mức lương = Mức lương tối thiểu * hệ số lương
Mức phụ cấp = Mức lương tối thiểu * hệ số phụ cấp
- Điều tiết cung cầu lao động nhằm khuyến khích sử dụng lao động tại chổ.
Lương tối thiểu thấp ở những địa phương kém phát triển sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư
của doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm cho nhiều địa phương hơn, giảm sức ép về lao
động tại các khu vực trọng tâm, đông dân cư những nơi đang thừa những lao động
chưa có tay nghề, chưa qua đào tạo như hiện nay.
1.6. Ý nghĩa của lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng trong hệ
thống pháp luật hiện nay
Xuất phát từ khái niệm và vai trò nêu trên của tiền lương tối thiểu, mục tiêu của
việc xác định tiền lương tối thiểu là phải bảo hộ cho toàn thể người người lao động
làm công ăn lương. Chính vì vậy việc xác định lương tối thiểu có ý nghĩa hơn và dựa
trên các căn cứ sau:
- Hệ thống các nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Hệ thống

các nhu cầu này bao gồm các nhu cầu về mặt sinh học đối với một số mặt hàng thiết
yếu theo định hướng và các nhu cầu xã hội như: các nhu cầu về: ăn, mặt, ở, đi lại, học
tập, y tế, sinh hoạt văn hoá, giao tiếp xã hội, bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Đảm bảo
cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất cũng có thể bù đắp được sức
lao động.
- Mức tiền lương chung của cả nước, là nền tảng của chính sách tiền lương, là
công cụ ổn định xã hội trên cơ sở ổn định đời sống người lao động.
GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 15

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

- Chi phí và sự biến động của giá cả sinh hoạt.
- Mối tương quan về điều kiện sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
- Các nhân tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức năng suất lao động.
- Sự đạt được và giữ vững về tốc độ có việc làm trên phạm vi vùng và quốc gia.
Vì vậy, lương tối thiểu chung phải được xem là mức nền của toàn bộ hệ thống
tiền lương, là “lưới an toàn”15 cho tất cả những người làm công ăn lương trong toàn xã
hội, tiền lương tối thiểu phải gắng với các chính sách kinh tế và xã hội, là ngưỡng cuối
cùng có thể bảo hộ cho người lao động chống lại sức ép của thi trường lao động và các
điều kiện kinh tế khác

15

Tiền lương tối thiểu, giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 2006,
trang 174.


GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 16

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI
THIỂU VÙNG
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về lương tối thiểu chung
Hiện nay việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của Chính phủ cho cả nước thông
qua ba Nghị định về lương tối thiểu gồm: Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng
3 năm 2010 quy định về mức lương tối thiểu chung (sau đây viết tắt là Nghị định số
28/2010/NĐ-CP); Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy
định về mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá
nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắc là Nghị định số 107/2010/NĐCP); Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 định về mức lương
tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê
mướn lao động (sau đây viết tắc là Nghị định số 108/2010/NĐ-CP).
Tại Điều 1 Nghị định số 28/2010/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu chung đang
được áp dụng là 730.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu chung này đã
được điều chỉnh và sẽ áp dụng vào ngày 01 tháng 5 năm 2011 là 830.000 đồng/tháng.16
Lương tối thiểu chung có phạm vi áp dụng rộng. Và mức lương tối thiểu chung
là mức lương quan trọng để hình thành nên các mức lương khác.
Lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu được áp dụng thống nhất trong

phạm vi cả nước, mọi mức lương kể cả mức lương tối thiểu khác cũng không được
thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Pháp luật quy định lương tối thiểu là nhằm hạn chế khoản cách quá lớn giữa
lương danh nghĩa và lương thực tế và là một phương thức tác động quan trọng nhất
của Nhà nước vào chính sách tiền lương trong điều kiện phát triển thị trường lao động.
Đặc biệt trong giai đoạn ngày nay Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức
thương mại quốc tế nên quá trình công nghiệp hoá, lạm phát xẩy ra rất nhanh, giá cả
luôn thay đổi hằng ngày thì Nhà nước điều chỉnh các mức lương tối thiểu ở mỗi thời
kỳ là hết sức cần thiết đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của cả nước nói chung
và người lao động nói riêng.
Tiền lương tối thiểu được xem như là cái ngưỡng cuối cùng để xây dựng nên
các mức lương khác, tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó, hoặc hệ
thống tiền lương chung thống nhất của một nước, là căn cứ để định chính sách tiền
lương.

16

Điều 1 Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 quy định mức lương tối thiểu chung.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 17

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Theo Điều 4 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao đông về tiền lương thì

mức lương tối thiểu là mức lương quy định trên cơ sở định trên cơ sở cung cầu lao
động, khả năng kinh tế và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ.
Theo Điều 1 Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 quy định
mức lương tối thiểu chung: Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01
tháng 5 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP áp dụng
đối với:
- Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội;
- Đơn vị sự nghiệp của nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật;
- Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
nhà nước;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung ở mức 730.000 đồng/tháng còn được áp dụng đối
với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm:
1. Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp
vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp
chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9
năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ,
bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn,
nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số
730/2004/NQ-UBTVQH11).
2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh.
3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số
117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử

dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).
4. Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10
tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị
định số 115/2003/NĐ-CP).
GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 18

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị
định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
(sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP).
6. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo
bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi
Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2
Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị
định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng
11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ
(sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
8. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
9. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các

cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.17
2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu áp dụng cho từng vùng lãnh thổ
nhất định, căn cứ trên mức lương tối thiểu chung và có tính đến các yếu tố đặc thù
riêng biệt của vùng đó.
Áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với lương tối thiểu vùng để
tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các
mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp
xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.
Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao
động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu
vùng.
Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức
lương tối thiểu vùng quy định Nghị định lương tối thiểu vùng.
Căn cứ mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định lương tối thiểu vùng,
doanh nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.
Áp dụng đối với các doanh nghiêp có yếu tố nước ngoài18

17

Điều 2 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định về chế độ tiền lương đối với cán
bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
18
Điều 1 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với
lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 19


SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Theo Điều 3 Nghị định số 107/2010/NĐ-CP áp dụng lương tối thiểu vùng đối
với:
- Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này được dùng làm
căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính
các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh
nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.
- Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao
động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu
vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức
lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
- Căn cứ mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này, doanh
nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.
Vậy mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với lao động Việt Nam làm công
việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước
ngoài tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số
107/2010/NĐ-CP gồm các địa bàn sau:
1. Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa
bàn vùng I.
Áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 gồm các địa bàn: Các quận thuộc
thành phố Hà Nội; Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 gồm các địa bàn: Các huyện Củ Chi,

Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Biên Hòa
và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh
Bình Dương; Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Mức 1.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa
bàn thuộc vùng II.
Áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 gồm các địa bàn: Các huyện Gia
Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng,
Thạch Thất, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà
Nội; Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành
phố Hải Phòng; Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương; Thành phố Vĩnh Yên,
thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Thành phố Bắc Ninh, thị
xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh; Các thành
GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN

Trang 20

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG, LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG – VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh; Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh
Thái Nguyên; Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ; Thành phố Ninh Bình thuộc
tỉnh Ninh Bình; Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Các quận, huyện thuộc
thành phố Đà Nẵng; Thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; Thành phố Phan Thiết thuộc
tỉnh Bình Thuận; Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Biên Hòa, thị
xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc
tỉnh Đồng Nai; Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân

Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân
Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang; Các
quận thuộc thành phố Cần Thơ; Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang; Thành
phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang; Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
Áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2011 gồm các địa bàn: Các huyện Định
Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai; Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh
Bình Dương; Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần
Giuộc thuộc tỉnh Long An.
3. Mức 1.170.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa
bàn thuộc vùng III.
Áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 gồm các địa bàn: Các thành phố trực
thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng II); Các huyện còn lại
thuộc thành phố Hà Nội; Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng; Thị xã Chí
Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình
Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; Các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo,
Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Các huyện Phù Ninh, Lâm
Thao thuộc tỉnh Phú Thọ; Các huyện Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài thuộc tỉnh
Bắc Ninh; Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang; Các thị xã
Uông Bí, Cẩm Phả và các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; Các
huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; Thị xã Sông
Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái
Nguyên; Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định; Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc
tỉnh Hà Nam; Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh
Ninh Bình; Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa; Huyện Kỳ Anh
thuộc tỉnh Hà Tĩnh; Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong
Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Các huyện Điện Bàn, Đại
Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam; Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh
thuộc tỉnh Quảng Ngãi; Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên; Các huyện Cam Lâm,
Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa; Các huyện Ninh Hải, Thuận
GVHD: ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN


Trang 21

SVTH: MAI VĂN ĐỜI


×