Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHẤT vấn của đại BIỂU QUỐC hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.33 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
&

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 32

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Đinh Thanh Phương

Khổng Phúc Vĩnh Nhật

Bộ môn Luật Hành chính

MSSV: 5062343
Lớp Luật Hành chính K32

Cần Thơ, tháng 4/2010


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
----***---? ...................................................................................................................................
......................................................................................................................................


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
----***---? ...................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


MỤC LỤC
o
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỐC HỘI .................................................3
1.1. Sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta .....................................................3

1.1.1. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1959 ...............................................................3
1.1.2. Thời kỳ từ năm 1959 đến năm 1980 ..................................................................3
1.1.3. Thời kỳ từ năm 1980 đến năm 1992 ..................................................................4
1.1.4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay ............................................................................5
1.2. Vị trí pháp lý, tính chất pháp lý và chức năng của Quốc hội .............................6
1.2.1. Vị trí pháp lý của Quốc hội ..............................................................................6
1.2.2. Tính chất pháp lý của Quốc hội .......................................................................7
1.2.3. Chức năng của Quốc hội ..................................................................................8
1.3. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội ....................................................................10
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội ...........................................................................10
1.3.2. Hoạt động của Quốc hội ..................................................................................15
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội .................................................................16
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ....................18
2.1. Các vấn đề chung về chất vấn .............................................................................18
2.1.1. Khái niệm chất vấn ..........................................................................................18
2.1.2. Đặc điểm của chất vấn .....................................................................................19
2.1.3. Chủ thể chất vấn ..............................................................................................19
2.1.4. Đối tượng bị chất vấn ......................................................................................20
2.1.5. Nội dung chất vấn ............................................................................................22
2.1.6. Hình thức chất vấn và thời gian chất vấn .........................................................22
2.2. Ý nghĩa và hậu quả pháp lý của hoạt động chất vấn ..........................................26
2.2.1. Ý nghĩa ............................................................................................................26
2.2.2. Hậu quả pháp lý ...............................................................................................26
Chương 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC
HỘI


VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT VẤN CỦA ĐẠI
BIỂU
QUỐC HỘI .................................................................................................................27

3.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ...27
3.1.1. Những thành tựu đạt được về phía các đại biểu Quốc hội ................................27
3.1.2. Những thành tựu đạt được về phía những người bị chất vấn ............................28
3.2. Những tồn tại trong chất vấn hiện nay, nguyên nhân và giải pháp ...................29
3.2.1. Cách đặt câu hỏi dài dòng mang tính diễn thuyết, hoặc đặt câu hỏi không
đúng lĩnh vực ............................................................................................................29
3.2.2. Người bị chất vấn trả lời còn vòng vo, né tránh chưa đi vào trọng tâm
câu hỏi, nhiều vấn đề chưa được đào sâu, chưa tìm ra nguyên nhân giải pháp
khắc phục .................................................................................................................31
3.2.3. Các vấn đề chất vấn cứ lặp đi lặp lại ................................................................35
3.2.4. Báo cáo, giải trình nhiều, trong khi đó còn nhiều vị đại biểu đăng ký
chất vấn nhưng không được vì hết giờ .......................................................................37
3.2.5. Đại biểu còn ngại hỏi vì sợ va chạm với cấp trên .............................................38
KẾT LUẬN .................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................42


LỜI MỞ ĐẦU
&
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, nhất là
việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) là một cơ hội để nền
kinh tế Việt Nam hòa nhập vào kinh tế thế giới. Để có thể đứng vững trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt này, Việt Nam phải tự mình khẳng định và củng cố vị thế
trên trường thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải tự sửa đổi mình để thích nghi
với môi trường mới: môi trường hiện đại mà Việt Nam đang theo đuổi.
Để đạt được mục tiêu này, những người lãnh đạo phải không ngừng nỗ lực đưa
ra những phương hướng, chiến lược để phát triển kinh tế. Các phương hướng, chiến
lược kinh tế này đi vào cuộc sống đôi khi đem lại hiệu quả nhưng nhiều lúc gặp khó
khăn, cho nên vấn đề trách nhiệm ở đây đặt ra là rất lớn. Chính vì vậy hoạt động chất

vấn của đại biểu Quốc hội là một hoạt động rất quan trọng, vì nó sẽ truy cứu trách
nhiệm của những người đứng đầu bộ máy nhà nước trước Quốc hội và toàn thể nhân
dân cả nước. Hoạt động chất vấn này là một hoạt động mà em rất tâm đắc, vì thế, để
hiểu rõ hơn về hoạt động này cũng như để nâng cao hiệu quả chất vấn em chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội”.
2. Nội dung của đề tài
Nội dung của đề tài chủ yếu nói về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội
và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chất vấn. Nhưng trước đó chúng ta sẽ tìm hiểu
sơ lược về Quốc hội. Tiếp đó là nội dung chính của đề tài là hoạt động chất vấn của
đại biểu Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn những đối tượng nào, thời gian
bao lâu, hình thức chất vấn như thế nào qua các kỳ họp của Quốc hội. Từ đó đề ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả chất vấn.
3. Giới hạn của đề tài
Đề tài chủ yếu nói về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội qua các kỳ họp
của Quốc hội khóa XII, từ đó tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm để đưa ra các
biện pháp khắc phục thích hợp để làm cho hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội
ngày càng hoàn thiện hơn.
4. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm ba chương:
- Chương 1: Khái quát chung về Quốc hội.
- Chương 2: Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội.


- Chương 3: Thực tiễn hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội và một số
giải pháp nâng cao hiệu quả chất vấn của đại biểu Quốc hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài này em chủ yếu dùng phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu từ
luật, sách báo, giáo trình, các trang web (đặc biệt là trang web của Quốc hội). Sau đó
dùng phương pháp đối chiếu, so sánh các tài liệu này với nhau và với một số quan
điểm ở các quốc gia khác. Bên cạnh đó, em còn trích lọc một số ý kiến để bài được

sinh động hơn. Nếu có sai sót kính mong quý thầy cô, các bạn sinh viên đóng góp ý
kiến để bài ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỐC HỘI
1.1. Sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta1
Năm 1945, khi cuộc cách mạng đi vào giai đoạn chín muồi, để chuẩn bị cho
cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước thì một đại hội toàn dân đã
được triệu tập. Đó là Quốc dân đại hội. Quốc dân đại hội được triệu tập vào ngày 16
và 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào gồm có sáu mươi đại biểu của các tổ chức, đoàn
thể cách mạng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, lập ra Ủy ban dân tộc giải
phóng trung ương (tức Chính phủ lâm thời). Vì vậy, Quốc dân đại hội được coi là tiền
thân của Quốc hội nước ta. Đến nay Quốc hội nước ta đã trải qua được mười hai khoá
theo dòng bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980,
Hiến pháp 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Vì thế em sẽ chia các giai đoạn phát
triển của Quốc hội theo sự tồn tại của bốn bản Hiến pháp này. Đánh dấu mốc từ năm
1946, Hiến pháp 1946 ra đời tương ứng với giai đoạn 1946 – 1959, Hiến pháp 1959
tương ứng với giai đoạn 1959 – 1980, Hiến pháp 1980 tương ứng với giai đoạn 1980
– 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) tương ứng với giai đoạn 1992
đến nay.
1.1.1. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1959
Cuộc Tổng tuyển cử tự do vào ngày 06 tháng 01 năm 1946, nhân cả nước đã
bầu ra Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Quốc hội đầu tiên của nước ta.
Quốc hội khóa I (1946 - 1960) với mười hai kỳ họp đã có những đóng góp to
lớn vào việc xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa từ những năm tháng đầu tiên sau
khi Cách mạng tháng Tám thành công.
Trong nhiệm kỳ mười bốn năm hoạt động, Quốc hội khoá I đã xem xét và
thông qua bản Hiến pháp 1946. Luật cải cách ruộng đất được thông qua tại kỳ họp thứ

ba (năm 1953) là văn bản có ý nghĩa quan trọng nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến
chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chính sách “người cày có ruộng”
và chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Đến kỳ họp thứ sáu vào năm 1957, Quốc
hội đã thông qua luật quy định quyền tự do hội họp, luật quy định quyền lập hội, luật
bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và
thư tín của nhân dân và luật về chế độ báo chí. Đây là những đạo luật quy định những
quyền tự do rất cơ bản của người dân.
1.1.2. Thời kỳ từ năm 1959 đến năm 1980

1

Tổng hợp từ tư liệu Quốc hội các khóa trên trang web:
/>

Trong thời kỳ này, Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp 1959, được Quốc hội
thông qua ngày 31-12-1959 và đã trải qua năm khóa hoạt động. Hiến pháp 1959 quy
định rõ ràng và đầy đủ hơn trước về vị trí, vai trò của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội có
17 nhiệm vụ, quyền hạn như: làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm pháp luật;
giám sát việc thi hành Hiến pháp, v.v..
Quốc hội khóa II (1960 - 1964) được bầu ngày 8-5-1960 có 362 đại biểu trúng
cử cùng với 91 đại biểu Quốc hội miền Nam được lưu nhiệm theo Nghị quyết của kỳ
họp thứ mười một Quốc hội khóa I. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa II là bốn năm và Quốc
hội đã có tám kỳ họp.
Quốc hội khóa III (1964 - 1971) có 455 đại biểu, trong đó có 366 đại biểu
được bầu ngày 26-4-1964 và 89 đại biểu Quốc hội khóa I thuộc các tỉnh miền Nam
được lưu nhiệm. Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiệm kỳ Quốc hội khóa III đã kéo dài
bảy năm và chỉ có bảy kỳ họp; Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã họp 95 lần, thông qua
rất nhiều nghị quyết về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, về tổ chức hành
chính, về nhân sự phục vụ sự nghiệp xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất
nước nhà và các kế hoạch, nhiệm vụ chuyển hướng kinh tế trong thời chiến; điều

chỉnh bộ máy tổ chức của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.
Quốc hội khóa IV (1971 - 1975) có 420 đại biểu được bầu ngày 11-4-1971 với
nhiệm kỳ bốn năm và đã có năm kỳ họp.
Quốc hội khóa V (1975 - 1976) có 424 đại biểu, được bầu ngày 6-4-1975, hoạt
động chưa tới hai năm (1975 - 1976) và có hai kỳ họp diễn ra trong tình hình miền
Nam vừa hoàn toàn giải phóng (30-4-1975). Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã có mười
phiên họp, trong đó có phiên họp đặc biệt để thảo luận và thông qua đề án thực hiện
thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và cử đoàn đại biểu miền Bắc tham dự hội nghị
Hiệp thương với đoàn đại biểu miền Nam. Tại hội nghị, 22 đại biểu của đoàn miền
Bắc và 14 đại biểu của đoàn miền Nam đã khẳng định, “cần hoàn thành thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thống nhất trọn vẹn
vững chắc nhất”.
Quốc hội khóa VI (1976 - 1981) được bầu ngày 25-4-1976 là Quốc hội của
nước Việt Nam thống nhất. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đã tham gia
cuộc tổng tuyển cử bầu và bầu ra 492 đại biểu của nước Việt Nam độc lập, thống nhất
và đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.3. Thời kỳ từ năm 1980 đến năm 1992
Hiến pháp 1980 quy định Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động
thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


Việt Nam. Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Quốc hội khóa VII (1981 - 1987) được bầu ngày 26-4-1981, có 496 đại biểu.
Quốc hội bầu Hội đồng Nhà nước do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, 4 Phó
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước.
Quốc hội khóa VII đã có mười hai kỳ họp; ban hành được 10 đạo luật và 35
nghị quyết; Hội đồng Nhà nước ban hành được 15 pháp lệnh. Ngoài các đạo luật về tổ
chức bộ máy nhà nước được ban hành mới theo Hiến pháp 1980, đáng chú ý là lần

đầu tiên Quốc hội đã ban hành Bộ luật Hình sự (1985) gồm 280 điều quy định về tội
phạm và hình phạt; và Luật Hôn nhân và gia đình (1986) gồm 57 điều trên cơ sở kế
thừa và phát triển Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, thể hiện bước phát triển đáng
kể trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.
Quốc hội khóa VIII (1987 - 1992) được bầu ra ngày 19-4-1987 là Quốc hội
của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng đề ra.
Đặc biệt, Quốc hội khóa VIII đã có tiến bộ nhất định trong việc xem xét, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tại các kỳ họp của mình, Quốc hội đã dành
thời gian để thảo luận về các báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện
kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; yêu cầu Hội đồng Bộ trưởng báo cáo bổ
sung, cung cấp thêm thông tin, số liệu để có thêm căn cứ xem xét, phân tích trước khi
quyết định. Quốc hội cũng đã phê chuẩn các hiệp định, hiệp ước quan trọng về kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và giáo dục mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết
1.1.4. Thời kỳ từ năm 1992 đến nay
Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1992 và đã
trải qua gần bốn nhiệm kỳ hoạt động. Quốc hội đã có những đổi mới cơ bản, khắc
phục tính hình thức, hạn chế trong hoạt động ở các khóa Quốc hội trước và ngày càng
khẳng định vị trí, vai trò quan trọng là cơ quan đại diện dân cử cao nhất, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội khóa IX (1992 - 1997) được bầu ngày 19-7-1992, có 395 đại biểu và
nhiệm kỳ hoạt động là 5 năm.
Công tác giám sát của Quốc hội cũng đã có những đổi mới nhất định như tiến
hành nghe các báo cáo hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương; cử các
đoàn đi kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương. Chất vấn và trả lời
chất vấn được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao
của đại biểu Quốc hội, của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trước nhân dân. Đặc
biệt là từ năm 1994 đến nay, các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội đã được phát



thanh và truyền hình trực tiếp, tạo không khí cởi mở, đối thoại giữa người hỏi và
người trả lời, được nhân dân quan tâm theo dõi và hoan nghênh.
Quốc hội khóa X (1997 - 2002) được bầu ngày 20-7-1997, gồm 450 đại biểu.
Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Quốc hội các khóa trước, Quốc
hội khóa X đã tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong nhiệm kỳ 5 năm (1997 - 2002) với mười một kỳ họp và năm mươi phiên
họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội khóa X đã tập trung công sức, trí tuệ
và thời gian để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác lập pháp, đẩy mạnh công tác
giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tính dân chủ trong hoạt
động ngày càng được phát huy, tính hình thức ngày càng giảm.
Điểm nổi bật là tại kỳ họp thứ mười từ ngày 21-11 đến ngày 25-12-2001, Quốc
hội đã ban hành Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, thể chế hóa
đường lối, chủ trương của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của
Đảng.
Quốc hội khóa XI (2002 - 2007) được bầu ngày 19-5-2002 là khóa Quốc hội
đầu tiên trong thiên niên kỷ mới; có 498 đại biểu trúng cử với số cử tri đi bầu đạt tỷ lệ
99,73%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất
nước được triển khai một cách toàn diện, mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Quốc hội khóa XII (từ 2007 đến đầu năm 2010) được bầu ngày 20-5-2007 có
493 đại biểu được trúng cử, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc
hội. Đến nay Quốc hội đã trải qua sáu kỳ họp. Trong sáu kỳ họp này, Quốc hội đã
thông qua nhiều luật mới như: Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Quản lý thuế… Đây
là những bước tiến mới trong công tác làm luật hiện nay. Đồng thời đây cũng là giai
đoạn quan trọng vì Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, tạo tiền đề

cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
1.2. Vị trí pháp lý, tính chất pháp lý và chức năng của Quốc hội
1.2.1. Vị trí pháp lý của Quốc hội
Từ năm 1945 chế độ Xã hội chủ nghĩa lan khắp thế giới tạo nên một trào lưu
dân quyền mà Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân nắm quyền lực cao nhất.
Nhưng đến năm 1991, Liên Xô tan rã, đánh dấu cho sự thất bại tạm thời của chế độ


Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Châu Âu và một số quốc gia ở Châu Á. Hiện nay trên
thế giới còn khoảng năm quốc gia theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Và hầu hết ở các
quốc gia này Quốc hội vẫn là cơ quan nắm quyền lực cao nhất. Việt Nam là quốc gia
theo chế độ Xã hội chủ nghĩa từ năm 1945, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên đã ghi
nhận Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và điều đó được ghi nhận xuyên suốt,
trải dài qua bốn bản Hiến pháp. Hiện nay, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001) chính thức ghi nhận trong Điều 83 và Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (sửa
đổi, bổ sung năm 2007) thì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vì theo Hiến pháp 1992 (2001), Điều
2 ghi nhận: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhưng nhân dân là những
cá nhân riêng biệt, sống trên khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam nên không thể trực
tiếp, thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước được; hơn nữa cá nhân là các chủ thể
độc lập nên không thể để cho mỗi cá nhân tự quyền sử dụng quyền lực nhà nước để
làm theo ý mình nên cần phải có một tổ chức thống nhất tập trung quyền lực nhà
nước. Vì thế, nhân dân phải bầu ra các cơ quan đại diện để thay mặt mình sử dụng
quyền lực nhà nước. Đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra, bao gồm các đại biểu
đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân và mọi vùng lãnh thổ. Quốc hội có chức năng và
nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân, nói lên tiếng nói và thể hiện ý chí,
nguyện vọng của nhân dân. Cho nên Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân cả
nước, được nhân dân cả nước tín nhiệm trao quyền lực của mình cho Quốc hội. Vì thế
ta có thể xem Quốc hội như là “ông vua” nắm quyền lực tối cao trong thời kỳ phong

kiến. Tuy nhiên, trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa này “ông vua” đó vẫn nắm quyền lực
tối cao nhưng không phải là để phục vụ cho lợi ích của riêng mình mà là phục vụ cho
lợi ích của toàn dân, toàn xã hội.
Dưới Quốc hội là Hội đồng nhân dân các cấp và cũng là cơ quan quyền lực
nhà nước nhưng mang quyền lực nhà nước ở địa phương do cử tri địa phương bầu ra
(Điều 119, Hiến pháp 1992 (2001)). Hội đồng nhân dân ở đâu thì do nhân dân nơi đó
bầu và có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa
phương đó. Vì Hội đồng nhân dân được bầu ra do nhân dân địa phương nên quyền
lực cũng chỉ tập trung tại địa phương đó, nó không mang tính sâu rộng, bao quát như
Quốc hội là cơ quan quyền lực của cả nước.
1.2.2. Tính chất pháp lý của Quốc hội
Như phân tích ở trên, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và cũng là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Điều 83 Hiến pháp 1992 (2001), Điều 1 Luật Tổ
chức Quốc hội 2001 (2007)) được cử tri cả nước bầu ra, cho nên Quốc hội sẽ đại diện
cho cử tri và nhân dân cả nước thực hiện tâm tư nguyện vọng của người dân. Đồng


thời, các đại biểu phải toàn tâm toàn lực phục vụ vì lợi ích chung của toàn bộ cộng
đồng. Nếu như có đại biểu Quốc hội nào không làm tròn nhiệm vụ của mình thì phải
chịu trách nhiệm trước cử tri, trước Quốc hội2. Tương tự như Quốc hội là Hội đồng
nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra, nó chỉ ở cấp địa phương nên chỉ
phải chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Do
tính chất quan trọng như thế nên ta có thể ví Quốc hội như cây xanh và nhân dân như
đất, đất là nguồn nuôi dưỡng cây xanh, cây xanh phải bám vào đất, nếu không có đất
thì cây xanh không tồn tại. Cho nên, Quốc hội phải biết sử dụng quyền lực của mình
đúng nơi, đúng lúc để phục vụ nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho
người dân để nước ta ngày càng tiến tới Chủ nghĩa cộng sản như mong mỏi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
1.2.3. Chức năng của Quốc hội
Với vị trí pháp lý và tính chất pháp lý đặc biệt như thế nên chức năng của

Quốc hội (Điều 83, Hiến pháp 1992 (2001)) bao gồm những phương diện lớn như
sau:
* Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Vì Hiến
pháp là đạo luật cơ bản nhất, nó long trọng tuyên bố quyền dân chủ của công dân và
tổ chức quyền lực nhà nước, cho nên chỉ có Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất
mới có khả năng lập ra Hiến pháp. Về lập pháp, việc lập pháp sẽ tạo ra nề nếp sống
cho toàn xã hội. Đó là những khuôn khổ, mẫu mực chung mà con người sống ở đó
phải tuân theo. Và những khuôn khổ, mẫu mực chung đó sẽ được quy định cụ thể
trong luật theo định hướng, chủ trương của Đảng. Mọi cá nhân phải sống và tuân thủ
theo pháp luật. Pháp luật tạo ra những con đường để mọi người có thể sống yên ổn,
trật tự, văn minh và phát triển. Nếu cá nhân nào đi lệch hướng những con đường đó
thì sẽ chịu một chế tài nào đó mà luật sẽ dự liệu sẵn. Cho nên ta thấy hoạt động lập
pháp là hoạt động lập ra một chế độ pháp lý mà con người sống ở đó phải tuân theo,
và là hoạt động mà luật sẽ dự liệu sẵn mọi tình huống mà trong đó quy định những
việc mà con người được làm và không được làm, đó là hoạt động tạo ra sự bình ổn và
phát triển cho toàn xã hội. Vì tính chất quan trọng như thế nên chỉ có Quốc hội mới
có đủ thẩm quyền quyết định3. Cho nên, lập hiến và lập pháp là hai quá trình luôn đi
2

Quốc hội khóa XII chưa có đại biểu nào bị bãi nhiệm. Tuy nhiên, Quốc hội khóa XI trước đây đã có hai đại
biểu Quốc hội bị bãi nhiệm là đại biểu Mạc Kim Tôn (đại biểu tỉnh Thái Bình, vi phạm tội lợi dụng chức vụ
trong khi thi hành công vụ), đại biểu Lê Minh Hoàng (đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, vi phạm tội cố ý làm
trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng)
3
Trên thế giới không phải quốc gia nào có Quốc hội thì Quốc hội cũng có quyền lập hiến và lập pháp như ở
Việt Nam. Ở các nước Tư bản chủ nghĩa như Pháp, Mỹ… thì Nghị viện (giống như Quốc hội ở Việt Nam) chỉ
có quyền lập pháp, lập hiến sẽ do một cơ quan do Nghị viện thành lập riêng để lập Hiến pháp. Đây là điều
ngược lại với Quốc hội Việt Nam. Và trên thế giới còn có một số quốc gia đặc biệt, Nghị viện của họ chỉ có
quyền lập pháp mà không có quyền lập một Hiến pháp hoàn chỉnh trên giấy trắng mực đen và cũng không có
một cơ quan nào được lập ra để lập hiến, ví dụ như Anh Quốc. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nước Anh

không có Hiến pháp. Nói cách khác, các điều khoản của Hiến pháp nước Anh không được ghi chép vào một


song hành với nhau. Quốc hội có quyền lập pháp nhưng không được ngoài khuôn khổ
Hiến pháp (các văn bản luật và các văn bản dưới luật khi được ban hành không được
trái với những quy định trong Hiến pháp). Quốc hội có quyền ban hành Hiến pháp,
luật thì có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản đó để nó đi vào cuộc
sống để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với quy luật khách quan. Tuy nhiên,
để cho Hiến pháp và luật đi vào cuộc sống có hiệu quả là một vấn đề rất khó khăn. Vì
vậy, Quốc hội cần phải có những chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cụ thể và phù
hợp.
Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đây là một điểm
mà Hiến pháp 1980 chưa quy định, Hiến pháp 1992 đã bổ sung quyền này nhằm đảm
bảo cho hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệu quả hơn. Ta thấy rằng chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh là một chương trình hoạt động quan trọng hàng đầu của bất
kỳ một quốc gia nào. Là một trong những yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp
luật có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó, nó còn là công cụ quản lý xã hội quan trọng nhất của mỗi nhà nước.
Điều 12, Hiến pháp 1992 (2001) đã ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Do đó, nếu ta có một
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hiệu quả thì sẽ thúc đẩy quốc gia đi vào nề
nếp, trật tự và phát triển.
* Ngoài chức năng lập hiến và lập pháp thì Quốc hội còn quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nước như chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc
chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt
động của công dân. Vì đây là những vấn đề trọng đại của một quốc gia, không có cơ
quan nhà nước nào ngoài Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có đủ thẩm quyền
quyết định. Tuy nhiên, với những quốc gia theo cơ chế Tam quyền phân lập (Lập
pháp, Hành pháp, Tư pháp) như Mỹ thì Tổng thống là người nắm giữ quyền Hành

pháp thì những vấn đề trên sẽ do Tổng thống quyết định, thậm chí là những người giữ
các chức vụ ấy cũng sẽ do Tổng thống chỉ định không thông qua chế độ bầu cử như ở
Việt Nam.
* Chức năng thứ ba là Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với
toàn bộ hoạt động của nhà nước. Nhiệm vụ giám sát của Quốc hội nhằm làm cho
những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất. Quốc
hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ quan này
văn bản duy nhất mà hàm chứa trong các văn bản được viết trải qua dòng lịch sử thăng trầm của chính trị, xã
hội, kinh tế như: Common Law (Luật chung), Cases (Lời tuyên án của các vị Thẩm phán), Consuetudinary Law
(Tập quán của dân chúng).


hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước hoạt
động nhịp nhàng, có hiệu lực, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng,
quan liêu, cửa quyền. Theo Điều 7 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 thì
Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua:
− Xem xét báo cáo của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
− Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
− Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
− Thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem
xét báo cáo kết quả điều tra của Ủy ban;
− Bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
− Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đây cũng là nội dung chính của bài. Và việc chất vấn này sẽ được giới

thiệu cụ thể hơn ở Chương 2.
1.3. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
Tổ chức của Quốc hội là cơ cấu bên trong được lập ra để giúp Quốc hội thực
hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Quốc hội ở các quốc gia khác nhau
thì có cơ cấu tổ chức khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, Anh thì có Thượng nghị viện, Hạ nghị
viện; ở Trung Quốc thì có Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc… Riêng ở Việt Nam
thì tổ chức của Quốc hội do Hiến pháp 1992 (2001) và Luật Tổ chức Quốc hội 2001
(2007) quy định. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội là một trong những yếu tố bảo đảm
hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Theo Hiến pháp 1992 (2001), từ Điều 90 đến Điều
95, và chương II, chương III Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007) thì Quốc hội bao
gồm các cơ quan sau: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội.
1.3.1.1. Ủy ban thường vụ Quốc hội
Theo Hiến pháp 1959, trong tổ chức của Quốc hội có Ủy ban thường vụ Quốc
hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Nhưng theo quy định của Hiếp pháp 1980,
Ủy ban thường vụ Quốc hội được thay thế bằng Hội đồng Nhà nước. Hội đồng Nhà


nước vừa là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, vừa là Chủ tịch
tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để phân định rõ chức năng nguyên thủ quốc gia và chức năng thường trực
Quốc hội, Hiến pháp 1992 (2001) có quy định cụ thể về Chủ tịch nước và Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước đảm nhận chức năng nguyên thủ quốc gia, Ủy
ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm có:
− Chủ tịch Quốc hội;
− Phó Chủ tịch Quốc hội;
− Các ủy viên.
Số thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định4. Để

đảm bảo cho hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ được khách quan, Luật Tổ
chức Quốc hội 2001 (2007) quy định: thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội là
đại biểu chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
Do Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội nên Ủy
ban thường vụ Quốc hội họp mỗi tháng ít nhất một lần. Tài liệu của phiên họp phải
được gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là bảy ngày,
trước ngày họp (Điều 18 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007)). Ngoài ra, luật còn quy
định Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa
số. Phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số
thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thường vụ
Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết phải được công bố chậm nhất là
mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc
hội xem lại (Điều 19 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007))
* Chủ tịch Quốc hội

4

Ví dụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII hiện nay có mười tám người, bao gồm:
− Chủ tịch Quốc hội: Ông Nguyễn Phú Trọng
− Các Phó Chủ tịch Quốc hội: Ông Nguyễn Đức Kiên, Ông Uông Chu Lưu, Bà Tòng Thị Phóng, Ông
Huỳnh Ngọc Sơn.
− Các Ủy viên: Bà Lê Thị Thu Ba (Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), Ông Lê Quang Bình (Chủ nhiệm Ủy ban
Quốc phòng và An ninh), Ông Trần Đình Đàn (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), Ông Hà Văn Hiền (Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế), Ông Phùng Quốc Hiển (Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách), Bà Trương Thị Mai
(Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội), Ông Nguyễn Văn Son (Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại), Ông Ksor Phước
(Chủ tịch Hội đồng dân tộc), Ông Đặng Vũ Minh (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường), Ông
Đào Trọng Thi (Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng), Ông Nguyễn Văn
Thuận (Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật), Ông Phạm Minh Tuyên (Trưởng ban Công tác đại biểu), Ông Trần Thế
Vượng (Trưởng ban Dân nguyện)



Đứng đầu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội. Theo
Điều 20 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007) thì Chủ tịch Quốc hội sẽ có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
− Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu
Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội;
− Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự kiến chương trình
làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường
vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
− Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy
ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội khi xét thấy cần thiết;
− Giữ các mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội;
− Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội;
− Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay
mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn
Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Các phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân
công của Chủ tịch Quốc hội5. Khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch
được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc
hội.
1.3.1.2. Hội đồng Dân tộc
Vấn đề dân tộc là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta, cho nên
Hiến pháp 1980 đã nâng Ủy ban Dân tộc của Quốc hội thành Hội đồng Dân tộc cho
xứng với tầm quan trọng của nó. Đến Hiến pháp 1992 (2001), vị trí, vai trò của Hội
đồng Dân tộc được đề cao, nhiệm vụ và quyền hạn được tăng cường. Nhiệm vụ và
quyền hạn của Hội đồng Dân tộc được quy định tại Điều 94 Hiến pháp 1992 (2001)
và được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007), Điều 26 quy định như

sau:
5

Chủ tịch Quốc hội từ năm 1946 đến nay là:
− Ông Nguyễn Văn Tố (2/3/1946 - 8/11/1946, chức vụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội),
− Ông Bùi Bằng Đoàn (9/11/1946 - 13/4/1955, chức vụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội),
− Ông Tôn Đức Thắng (20/9/1955 - 15/7/1960, chức vụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội),
− Ông Trường Chinh (15/7/1960 - 11/4/1971, chức vụ Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội),
− Ông Trường Chinh (11/4/1971 - 4/7/1981, chức vụ Chủ tịch Quốc hội),
− Ông Nguyễn Hữu Thọ (4/7/1981 - 18/6/1987, chức vụ Chủ tịch Quốc hội),
− Ông Lê Quang Đạo (18/6/1987 - 23/9/1992, chức vụ Chủ tịch Quốc hội),
− Ông Nông Đức Mạnh (23/9/1992 - 27/6/2001, chức vụ Chủ tịch Quốc hội),
− Ông Nguyễn Văn An (27/6/2001 - 26/6/2006, chức vụ Chủ tịch Quốc hội),
− Ông Nguyễn Phú Trọng (26/6/2006 - nay, chức vụ Chủ tịch Quốc hội).


− Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác liên quan đến vấn đề
dân tộc;
− Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát hoạt động của
Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số;
− Tham gia ý kiến về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính
trị - xã hội có liên quan đến vấn đề dân tộc và giám sát việc thực hiện các văn bản đó;
− Kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các vấn đề về chính
sách dân tộc của nhà nước; các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ
quan hữu quan; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và địa
phương về những vấn đề có liên quan đến dân tộc thiểu số.
Hội đồng Dân tộc gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên6 do Quốc hội
bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Hội đồng Dân tộc có một số thành viên hoạt
động chuyên trách.
Hiện nay trong Quốc hội, số lượng đại biểu là người dân tộc cũng chiếm một
tỷ lệ thích đáng, và có xu hướng mỗi ngày gia tăng – chính điều này đã thể hiện phần
nào chính sách dân tộc của nhà nước ta.
1.3.1.3. Các Ủy ban của Quốc hội
Các Ủy ban của Quốc hội được thành lập ra để giúp Quốc hội thực hiện tốt các
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời các Ủy ban của Quốc hội còn là hình thức
thu hút các đại biểu vào việc thực hiện công tác chung của Quốc hội
Quốc hội thành lập hai loại Ủy ban: Ủy ban thường trực và Ủy ban lâm thời.
− Ủy ban thường trực là những Ủy ban hoạt động thường xuyên. Nhiệm vụ
của các Ủy ban này là nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp
6

Thành phần Hội đồng dân tộc khóa XII hiện nay là:
− Chủ tịch Hội đồng: Ông Ksor Phước
− Các Phó Chủ tịch chuyên trách: Bà Bùi Thị Bình, Ông Giàng A Chu, Ông Mã Điền Cư, Ông Huỳnh
Phước Long, Bà Triệu Thị (Mùi) Nái.
− Các Phó Chủ tịch kiêm nhiệm: Ông Huỳnh Đảm, Bà Nguyễn Thị Nương, Ông Niê Thuật.
− Các Ủy viên: Ông Chu Lê Chinh, Bà H’Luộc NTơr, Ông Cầm Chí Kiên, Bà Trần Thị Hoa Sinh, Bà
Phương Thị Thanh, Ông Danh Út, Bà Phan Thị Mỹ Bình, Bà Đinh Thị Biểu, Ông Ya – Duck, Ông Điểu Điều,
Bà Trịnh Thị Giới, Bà Dương Thị Thu Hà, Bà Cụt Thị Hợi, Bà Vi Thị Hương, Ông Bá Thanh Kia, Bà Lưu Thị
Chi Lan, Bà Đinh Thị Phương Lan, Bà Dao Nhiễu Linh, Bà Củng Thị Mẩy, Ông Đinh Mươk, Bà Y Ngọc, Bà
Lò Thị Phương, Ông Mà A Sơn, Ông Thạch Kim Sêng, Ông Nông Quốc Tuấn, Bà Vi Thị Tuyết, Ông Giàng Vu
Thè, Bà Bo Bo Thị Yến, Bà Ly Kiều Vân, Bà Quàng Thị Xuyến.



lệnh và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội
giao; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật
định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban (Điều 95, Hiến
pháp 1992 (2001)).
Bên cạnh đó, Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007), thì Quốc hội
thành lập 9 Ủy ban7 sau:
1. Ủy ban pháp luật.
2. Ủy ban kinh tế.
3. Ủy ban quốc phòng và an ninh.
4. Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
5. Ủy ban các vấn đề xã hội.
6. Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường.
7. Ủy ban đối ngoại.
8. Ủy ban tài chính và ngân sách.
9. Ủy ban tư pháp.
Mỗi Ủy ban đều phải có một số thành viên làm việc theo chế độ
chuyên trách.
− Ủy ban lâm thời (Điều 23, Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007)): là
những Ủy ban thành lập khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc
điều tra về một vấn đề nhất định, ví dụ như Ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu Quốc hội
hay Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Các Ủy ban Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên.
Số Phó Chủ nhiệm và số Ủy viên Ủy ban do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban
của Quốc hội do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Số thành viên hoạt
động chuyên trách do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 25, Luật Tổ chức
Quốc hội 2001 (2007)).
* Chương trình hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
do Hội đồng và Ủy ban quyết định căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, và sự chỉ đạo, điều hòa

của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 37, Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007)).
1.3.2. Hoạt động của Quốc hội
Theo Điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007) thì Quốc hội tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc: tập trung dân chủ và làm việc theo chế độ hội nghị và quyết
7

Chủ nhiệm các Ủy ban xem phụ lục 4.


định theo đa số, tức là Quốc hội làm việc theo chế độ tập trung trên tinh thần dân chủ,
lấy dân làm gốc, phục vụ vì lợi ích của nhân dân, đồng thời chịu sự giám sát của nhân
dân; khi Quốc hội quyết định vấn đề gì thì phải được đa số đại biểu chấp thuận tại kỳ
họp. Ví dụ khi Quốc hội muốn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì phải được sự đồng ý
của 2/3 tổng số đại biểu tán thành; sửa đổi, bổ sung luật thì cần 1/2 tổng số đại biểu
tán thành; trong trường hợp cần rút ngắn hoặc kéo dài thời gian nhiệm kỳ của đại biểu
Quốc hội thì cần phải có sự đồng ý của 2/3 tổng số đại biểu… Việc tổ chức và hoạt
động của Quốc hội theo nguyên tắc này rất quan trọng, nó thể hiện tính thống nhất và
xuyên suốt của quyền lực nhà nước, mang tính khách quan phù hợp với xu thế của
thời đại.
Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp
của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban
của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội là kỳ họp Quốc
hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định của pháp luật (Điều 1, Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002).
Kỳ họp Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập, thường lệ mỗi năm
hai kỳ, kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm. Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc
theo quyết định của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất
thường (Điều 2, Nội quy kỳ họp Quốc hội 2002).

Thành phần tham dự kỳ họp Quốc hội bao gồm: các đại biểu Quốc hội, đại
diện cho các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang
và người nước ngoài, các đại diện này tham gia với tư cách là người chứng kiến, có
quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết. Với thành phần tham dự kỳ họp
như thế đã thể hiện tính dân chủ, công khai của hoạt động Quốc hội.
Việc triệu tập kỳ họp thường lệ của Quốc hội sẽ do Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định chậm nhất là ba mươi ngày và kỳ họp bất thường chậm nhất là bảy
ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Ủy ban thường vụ Quốc hội phải dự kiến chương
trình làm việc của kỳ họp, dự kiến này phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm
nhất là một tháng trước khi Quốc hội họp để các đại biểu nghiên cứu và đóng góp ý
kiến.
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
Các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội trong Điều 84 của Hiến pháp 1992
(2001) và cụ thể hóa trong Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2001 (2007). Nhiệm vụ và
quyền hạn của Quốc hội bao gồm:


− Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết
định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Vì đây là hoạt động lập pháp, là một
trong ba quyền tối thượng của một nhà nước nên nó hiển nhiên được giao cho Quốc
hội là cơ quan quyền lực cao nhất.
− Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; xét báo cáo của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vì đây là những
cơ quan lãnh đạo đứng đầu nhà nước, chúng ta không thể cho cơ quan cấp dưới giám
sát việc hoạt động của cơ quan cấp trên. Cho nên việc giám sát này sẽ do Quốc hội
thực hiện. Đồng thời những lãnh đạo đứng đầu phải có trách nhiệm báo cáo hoạt động
của mình trước Quốc hội để Quốc hội xem xét, đánh giá và góp ý để công việc được
thực hiện tốt hơn.
− Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng đề ra

đường lối chính sách cho việc phát triển kinh tế - xã hội và Quốc hội chính là cơ quan
cụ thể các đường lối, chính sách đó để các cơ quan nhà nước thực hiện đưa vào cuộc
sống. Việc kinh tế - xã hội có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào các quyết
định của Quốc hội, nên khi đưa ra một vấn đề gì. Quốc hội cần phải thảo luận cẩn
thận và xin ý kiến của dân.
− Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán
ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán, ngân
sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
− Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước.
− Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân và chính quyền địa phương.
− Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính
phủ, phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc
phòng và an ninh, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn.
− Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính
phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.


− Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến
pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
− Quyết định đại xá.
− Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp
ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và

danh hiệu vinh dự nhà nước.
− Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, quy định về tình trạng khẩn
cấp, các biện pháp đặc biệt khác đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia.
− Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều
ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.
− Quyết định trưng cầu ý dân.


CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
2.1. Các vấn đề chung về chất vấn
2.1.1. Khái niệm chất vấn
Từ khi có sự phân chia giai cấp, và mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều
hòa được đã làm xuất hiện nhà nước. Trải qua mấy chục ngàn năm, loài người đã có
bốn kiểu nhà nước tương ứng với năm hình thái xã hội: Công xã nguyên thủy, nhà
nước Chủ nô, nhà nước Phong kiến, nhà nước Tư bản, nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
Từ giai đoạn Công xã nguyên thủy đến nhà nước Phong kiến thì những người
đứng đầu là những người mang quyền lực gần như tuyệt đối, thậm chí nắm cả quyền
sinh sát trong tay. Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa thì quyền lực
của những người đứng đầu đã bắt đầu hạn chế. Họ nắm quyền lực trong tay nhưng
đồng thời cũng chịu giám sát từ phía một cơ quan khác, đó là Nghị viện (hay Quốc
hội). Nghị viện sẽ thực hiện quyền giám sát thông qua việc chất vấn những đối tượng
này (những người đứng đầu nhà nước – sẽ được làm rõ ở các mục sau). Vậy chất vấn
là gì?
Chất vấn (interpellation), theo định nghĩa của từ điển Webster’s 1913
Dictionary là yêu cầu quan chức giải thích hoạt động, hành động của mình; là những
câu hỏi buộc phải trả lời. Còn từ điển mạng (WordNet Dictionary) giải thích đó là
quy trình trong Nghị viện nhiều nước nhằm yêu cầu Chính phủ giải thích một động
thái hoặc chính sách của mình. Đó là yêu cầu bằng văn bản của cả Viện hoặc một
nhóm nghị sỹ đối với Chính phủ hoặc Bộ trưởng giải trình về một vấn đề chính trị

lớn, hoặc đường lối chính trị chung của Chính phủ. Quy chế Hạ viện Italya định
nghĩa chất vấn như một yêu cầu “dưới hình thức văn bản lên Chính phủ về mô típ
hoạt động của mình và dự định tiếp theo của Chính phủ đối với những phương diện
nhất định trong hoạt động của Chính phủ”.
Nói cách khác, nhìn chung có thể coi chất vấn là yêu cầu của nghị sỹ đối với
Thủ tướng, hay các thành viên của Chính phủ ra trước phiên họp toàn Viện để trả lời
về sự thi hành chính sách quốc gia, hay một vấn đề hiện thời nào đó của quốc gia8.
Dựa trên khái niệm đó, chất vấn ở Việt Nam được hiểu là một hoạt động
giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ
tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời (Khoản 2, Điều 2, Luật
Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003).
8

Trích từ bài của Nguyễn Lê trên trang web: />

2.1.2. Đặc điểm của chất vấn
− Thứ nhất, chất vấn là một hoạt động giám sát của Quốc hội. Đó là hoạt
động xem xét, giám sát tình hình hoạt động của những người đứng đầu nhà nước.
Không phải ai cũng bị đưa ra chất vấn. Trước đây, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I
đã diễn ra phiên chất vấn Hồ Chủ tịch – người đứng đầu Chính phủ, thì cho đến nay,
ta thấy Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội là những người rất ít bị chất vấn và hầu
như chưa thấy; Thủ tướng Chính phủ thì mới được đưa ra chất vấn trong những năm
gần đây, những người bị chất vấn chủ yếu và nhiều nhất là các Bộ trưởng và các Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ. Vì Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ là những người đứng đầu cơ quan Hành pháp, là người quản lý nhà
nước, có trách nhiệm bình ổn trật tự xã hội, tạo ra cuộc sống ấm no, giàu có cho nhân
dân, là người đưa quốc gia Việt Nam phát triển ngang tầm với các quốc gia phát triển
trên thế giới. Đây là một trách nhiệm nặng nề, một chút sai sót cũng có thể gây ra hậu

quả nghiêm trọng nên cần phải có một cơ quan giám sát để cho những hoạt động này
đi vào guồng trật tự.
− Thứ hai, chất vấn là việc đại biểu Quốc hội đặt ra những câu hỏi cho
những người bị chất vấn trả lời. Việc trả lời này mang tính bắt buộc, mặc dù việc trả
lời đó có xoáy sâu vào trọng tâm câu hỏi hay không. Nhưng dù thế nào thì ta vẫn hiểu
chất vấn có thể xem như là hoạt động truy cứu trách nhiệm nhưng không hề có chế tài
đối với những người bị chất vấn. Ví dụ như vụ chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XII, Bộ trưởng Cao Đức Phát
đã thẳng thắng nhận lỗi về việc dự báo sai làm ngừng xuất khẩu gây thiệt hại cho dân.
Nhưng đến nay, ta chưa thấy chế tài nào đưa xuống cho Bộ trưởng. Đây có thể xem
như là một hạn chế của hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội.
− Chỉ có Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bị chất vấn. Vì đây là những người đứng
đầu, chịu mọi trách nhiệm về tình hình của đất nước. Cho nên không phải bất cứ cá
nhân nào chất vấn cũng được, chỉ có đại biểu Quốc hội là những người được nhân
dân cả nước tín nhiệm bầu ra, đại diện cho quyền lợi của nhân dân cả nước mới có
quyền chất vấn những người này. Vì thế, có thể xem chủ thể chất vấn là những chủ
thể đặc biệt.
2.1.3. Chủ thể chất vấn
Như phân tích ở trên cùng với cơ sở pháp lý của Điều 98 Hiến pháp 1992
(2001), Khoản 2 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003, thì đại biểu
Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ
và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện


trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn phải trả lời những vấn đề
mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Vì đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân
nên ta có thể chia chủ thể chất vấn thành hai loại, đó là: chủ thể chất vấn trực tiếp và
chủ thể chất vấn gián tiếp.

− Chủ thể chất vấn trực tiếp: là những người trực tiếp chất vấn, đó là đại
biểu Quốc hội.
− Chủ thể chất vấn gián tiếp: chính là cử tri cả nước Việt Nam. Do cử tri
không thể trực tiếp chất vấn những người đứng đầu nhà nước được mà phải thông qua
đại biểu Quốc hội gởi những câu hỏi chất vấn của mình cho đại biểu để đại biểu tổng
hợp lại rồi đến kỳ họp Quốc hội sẽ đưa ra chất vấn. Vì những lý do trên mà ta có thể
xem chủ thể chất vấn là những chủ thể đặc biệt.
2.1.4. Đối tượng bị chất vấn
Theo Điều 98, Hiến pháp 1992 (2001), Khoản 2 Điều 2 Luật Hoạt động giám
sát của Quốc hội 2003 thì đối tượng bị chất vấn bao gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch
quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao9.
Ở các giai đoạn khác nhau thì đối tượng bị chất vấn là khác nhau. Trước đây,
Hiến pháp 1946 quy định về quyền chất vấn của Nghị viện đối với Bộ trưởng. Hiến
pháp 1959 quy định về quyền chất vấn của đại biểu đối với Hội đồng Chính phủ và
các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ. Hiến pháp 1980, quy định về quyền chất vấn
đối với Hội đồng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.

9

Theo Quốc hội khóa XII, các chức vụ trên hiện nay do các cá nhân sau đây đảm nhiệm:
− Chủ tịch nước: Ông Nguyễn Minh Triết
− Chủ tịch Quốc hội: Ông Nguyễn Phú Trọng
− Thủ tướng Chính phủ: Ông Nguyễn Tấn Dũng
− Các Bộ trưởng, và các thành viên khác của Chính phủ: Ông Nguyễn Sinh Hùng (Phó Thủ tướng
thường trực), Ông Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), Ông Trương Vĩnh Trọng, Ông
Hoàng Trung Hải (Phó Thủ tướng), Ông Nguyễn Thiện Nhân (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo), Ông Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Ông Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Bộ Công an), Ông
Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Ông Trần Văn Tuấn (Bộ trưởng Bộ Nội

vụ), Ông Hà Hùng Cường (Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Ông Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư), Ông
Vũ Văn Ninh (Bộ trưởng Bộ Tài chính), Ông Vũ Huy Hoàng ( Bộ trưởng Bộ Công thương), Ông Cao Đức Phát
(Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Ông Hồ Dũng Nghĩa (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải),
Ông Nguyễn Hồng Quân (Bộ trưởng Bộ Xây dựng), Ông Phạm Khôi Nguyên (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường), Ông Lê Doãn Hợp (Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông), Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Bộ
trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Ông Hoàng Tuấn Anh (Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du
lịch), Ông Hoàng Văn Phong (Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ), Ông Nguyễn Quốc Triệu (Bộ trưởng Bộ
Y tế), Ông Giàng Seo Phử (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc), Ông Nguyễn Văn Giàu (Thống đốc Ngân
hàng nhà nước), Ông Trần Văn Truyền (Tổng Thanh tra Chính phủ)
− Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Ông Trương Hòa Bình
− Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Ông Trần Quốc Vượng.


×