Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI
5.1. NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC CỦA NGÂN HÀNG
Nguồn vốn huy động từ dân cư có tăng trưởng khá, cơ cấu nguồn vốn đã từng
bước được điều chỉnh tương đối phù hợp theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp
tỉnh, cụ thể: Tiền gửi dân cư đến 31/12/2006 là 18.700 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
48,81% / Tổng nguồn vốn huy động. Ngoài ra, từ công tác chỉ đạo điều hành đến việc
thực hiện đều xác định công tác huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng.
Đồng thời, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh đã đề ra lãi suất huy động linh hoạt hơn phù
hợp với yêu cầu cạnh tranh.
Về cho vay, ngân hàng đã từng bước chuyển hướng đầu tư sang cho vay
Thương mại - dịch vụ, với những khách hàng mới như: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh,…nhưng vẫn đảm bảo dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người nuôi tôm. Điều này giúp
ngân hàng hạn chế được rủi ro nên nợ xấu trong năm 2006 đã giảm, tỷ lệ nợ xấu /
tổng dư nợ đạt yêu cầu, dưới mức tối đa mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Đối với tình hình tài chính của đơn vị, ngân hàng luôn đảm bảo thu nhập lớn
hơn chi phí và lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua từng năm. Lý do là chi
nhánh đã có nhiều biện pháp giảm chi phí tích cực như tăng cường huy động vốn
nhằm giảm chi phí sử dụng vốn Trung ương nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu đầu tư
tín dụng.
5.2. NHỮNG TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
ĐƠN VỊ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ
Mặc dù cơ cấu vốn huy động của đơn vị đã từng bước được điều chỉnh hợp lý
hơn nhưng việc huy động nguồn vốn từ dân cư vẫn còn thấp và còn gặp nhiều khó
khăn. Một mặt là do lãi suất huy động của chi nhánh còn thấp hơn so với các Ngân
1
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Nguyễn Quốc Trung
1
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh
hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn. Mặt khác, do đời sống của người dân vẫn còn
nhiều khó khăn nên số tiền nhàn rỗi trong dân cư không nhiều.
Nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Bởi vì tình hình nuôi tôm
của người dân trong huyện còn nhiều khó khăn và nhất là trong năm 2004 với mức
thiệt hại lên đến 11.000ha. Bên cạnh đó, công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng
còn sơ sài, không đúng với quy trình thẩm định, thiếu thẩm định thực tế đối với khách
hàng về điều kiện sản xuất, quy mô sản xuất, khả năng tài chính của hộ vay đã dẫn
đến nợ xấu vẫn còn cao.
Dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Hộ kinh doanh
Thương mại – Dịch vụ còn rất thấp so với tiềm năng của ngân hàng. Nguyên nhân là
nhiều cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án sản xuất
kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, năng lực hoạt động của một
số cơ sở kinh doanh trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
Chi phí của ngân hàng còn khá cao, do đơn vị phải xin vay vốn ừ ngân hàng
cấp trên nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng. Đồng thời,
hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là cho vay nên cũng làm cho chi phí
tăng cao. Bởi vì ngân hàng phải chi công tác phí cho cán bộ tín dụng đi xuống địa
bàn, đối với những khoản nợ còn tồn đọng thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi
ro. Chính mức chi phí cao này đã làm cho lợi nhuận của đơn vị tuy có tăng nhưng vẫn
còn thấp.
Đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng còn thiếu về số lượng và yếu về trình
độ chuyên môn. Thường họ chỉ tiếp xúc với đối tượng khách hàng là nông dân. Vì
vậy, khi ngân hàng từng bước chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh thì đội ngũ nhân viên này gặp nhiều lúng túng trong việc thẩm định các
dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ. Điều này đã làm chậm tiến bộ phát triển của ngân
hàng.
Tóm lại, với những tồn tại và yếu kém vừa nêu trên, muốn nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh và không ngừng phát triển trong thời đại cạnh tranh khóc liệt
như hiện nay, NHN0&PTNT huyện Đông Hải cần thực hiện một số giải pháp mà
chúng ta sẽ được biết ngay dưới đây.
2
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Nguyễn Quốc Trung
2
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
5.3.1. Về công tác huy động vốn
* Thực hiện tốt các thể thức huy động hiện có; Tăng cường công tác tuyên
truyền đến những khách hàng có nguồn tiền mặt nhàn rỗi, khách hàng có vốn kinh
doanh tạm thời chưa thực hiện sản xuất kinh doanh dịch vụ. Triển khai tốt các đợt
huy động vốn do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh
phát động.
* Có kế hoạch làm việc vận động các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn huyện
mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các thể
thức và lãi suất huy động trên các phương tiện thông tin của địa phương. Thực hiện
giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cá nhân và tập thể.
* Phân công cán bộ am hiểu nghiệp vụ để tư vấn giúp khách hàng lựa chọn
những thang lãi suất thích hợp, áp dụng những chính sách linh hoạt hơn đối với
những khách hàng hiện có nhằm duy trì ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư,
thường xuyên theo dõi những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại đơn vị khi đến hạn
để kịp thời tư vấn khách hàng tiếp tục gửi lại tiền.
* Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Ngoài các hình thức huy động
truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn,
ngân hàng nên thực hiện tốt mô hình tiết kiệm theo lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi
góp, tiết kiệm gửi một nơi nhưng rút được nhiều nơi để thu hút tiền gửi của khách
hàng. Áp dụng hình thức thanh toán thông qua thẻ rút tiền tự động ATM…
* Thành lập ngân hàng liên xã, phòng giao dịch ở các xã, trung tâm để người dân
thuận lợi trong việc vay vốn, trả nợ, gửi tiền và sử dụng các tiện ích của ngân hàng
5.3.2. Về công tác cho vay
* Đơn giản thủ tục vay vốn; Bởi vì một bộ hồ sơ vay vốn đơn giản, dễ hiểu, dễ
thực hiện nhưng đủ thủ tục, đủ các yếu tố pháp lý sẽ giảm bớt khối lượng công việc
cho cán bộ tín dụng, giảm bớt khó khăn cho nông dân. Từ đó, tạo điều kiện cho nông
dân đến giao dịch với ngân hàng nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động tín dụng.
3
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Nguyễn Quốc Trung
3
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh
* Cho vay phải tuân thủ quy trình trên cơ sở thẩm định kỹ các điều kiện tín dụng
phù hợp với nhu cầu vốn thực tế của khách hàng ; Định kỳ hạn trả nợ phù hợp với chu
kỳ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, phù hợp với vòng quay vốn.
* Tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho việc mở rộng đối tượng là Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh dịch vụ ở khu vực thị trấn, khu vực chợ
thuộc xã, khu vực tập trung dân cư. Giải pháp cụ thể là:
+ Nắm thông tin các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh trên
địa bàn huyện:
Xét điều kiện sản xuất, kinh doanh tại địa bàn các xã, thị trấn. Sau
đó, cán bộ tín dụng cùng với cán bộ xã rà soát lại số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
hộ kinh doanh trên địa bàn các xã, thị trấn.
Đối chiếu những khách hàng đã xác định cùng với cán bộ Uỷ ban
nhân dân các xã, thị trấn, cơ quan thuế tìm hiểu thêm về quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh dịch vụ trong thời gian hoạt động vừa qua. Tiếp tục chọn lọc những khách
hàng tiềm năng mà hoạt động kinh doanh có hiệu quả, loại trừ những trường hợp kinh
doanh thua lỗ nhiều năm liền để loại bỏ ra khỏi danh sách khách hàng tiềm năng
(tránh rủi ro tín dụng sau này).
+ Tiếp cận khách hàng tiềm năng:
Trên cơ sở đã nắm được danh sách khách hàng tiềm năng, cán bộ tín
dụng cùng với lãnh đạo tổ chỉ đạo cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh
doanh xây dựng kế hoạch tiếp cận trực tiếp từng khách hàng, tiếp tục nắm bắt tình
hình sản xuất kinh doanh thực tế, nhu cầu vốn, các điều kiện kinh doanh khác phù hợp
với pháp luật,…
Hướng dẫn khách hàng đủ điều kiện có nhu cầu về thủ tục vay vốn
ngân hàng. Cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo tổ chỉ đạo trực tiếp hoạch định cho khách
hàng về phương án sản xuất kinh doanh, thủ tục khác có liên quan.
+ Xác định nhu cầu về tín dung:
Hàng quý cán bộ tín dụng phải nắm được thực trạng của nhóm khách
hàng đã được chọn lọc để xây dựng kế hoạch ngắn hạn theo từng quý, đồng thời đề
xuất các giải pháp cụ thể đối với từng trường hợp khách hàng trước đây đã quan hệ
4
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Nguyễn Quốc Trung
4
Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh
với các Ngân hàng Thương mại khác nhằm thu hút khách hàng trên cơ sở tăng trưởng
tín dụng thực sự an toàn - hiệu quả. Bên cạnh đó, thường xuyên báo cáo những thuận
lợi, khó khăn và các vướng mắc cho Ban Giám đốc để có những ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Hàng quý Phòng Tín dụng sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc giao chỉ
tiêu cho từng chi nhánh và cán bộ tín dụng theo kế hoạch đã xây dựng.
+ Tổ chức thực hiện:
Trực tiếp đến tận các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh
để trao đổi về các thông tin của ngân hàng, giải thích rõ về cơ chế chính sách ưu đãi
về lãi suất cho vay đối tượng này so với đối tượng khác, các ưu đãi khác về dịch vụ
ngân hàng đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng đối với đơn vị.
Phòng tín dụng có trách nhiệm liên hệ thường xuyên với Phòng kế
hoạch kinh doanh, Phòng thẩm định Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh tham khảo thêm các
thủ tục các dự án, phương án, các dịch vụ mới khi có phát sinh đảm bảo được tính
pháp lý của món vay, đồng thời không để mất cơ hội đầu tư cho vay nhằm tăng
trưởng mở rộng tín dụng các đối tượng này.
* Đối với cho vay nuôi trồng thủy sản: Tập trung thu hồi nợ xấu; xem xét cho
vay trên cơ sở hộ sản xuất đáp ứng đủ điều kiện về thủy nông nội đồng, nằm trong
quy hoạch sản xuất của huyện, nhu cầu chi phí cho việc cải tạo ao đầm, con giống thả
nuôi trên cơ sở thẩm định chặt chẽ, thận trọng.
* Đối với cho vay tiêu dùng: Thực hiện tốt theo văn bản số 603/NHN0BL –
KHKD, ngày 22/11/2006 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Bạc Liêu về việc “cho vay nhu cầu đời sống đối với cán bộ công nhân viên trả nợ từ
tiền lương hàng tháng”.
5.3.3. Về giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
+ Hoàn thiện công tác thẩm định:
- Cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ kinh tế - xã hội tại địa phương mình phụ
trách, phải tiến hành điều tra kinh tế hộ, lập hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố quan
trọng nhất để làm cơ sở thẩm định trong cho vay.
5
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Nguyễn Quốc Trung
5