Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH QUẢN lý NHÀ nước về LĨNH vực báo CHÍ – THỰC TRẠNG tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.17 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 35 (2009 – 2013)

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC
BÁO CHÍ – THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:
Ths.VÕ DUY NAM
Bộ môn: Luật Hành chính

Sinh viên thực hiện:
CAO THỊ TRÚC LINH
MSSV: 5095620
Lớp: Luật Hành chính – K35

Cần Thơ
Tháng 11/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


KHÓA 35 (2009 – 2013)

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC
BÁO CHÍ – THỰC TRẠNG TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:
Ths.VÕ DUY NAM
Bộ môn: Luật Hành chính

Sinh viên thực hiện:
CAO THỊ TRÚC LINH
MSSV: 5095620
Lớp: Luật Hành chính – K35

Cần Thơ
Tháng 11/2012


NHẬN XÉT CỦA GIÁNG VIÊN HƯỚNG DẪN

 ............................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................

................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................

................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

 .......................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................

...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
........................................................................................................./.


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát về báo chí .......................................................................3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành báo chí .....................3
1.1.1.1. Khái niệm báo chí .......................................................................3
1.1.1.2. Đặc điểm của báo chí ..................................................................3
1.1.1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của báo chí Việt Nam ...................4

1.1.2. Các loại hình báo chí trong giai đoạn hiện nay............................7
1.1.2.1. Báo in..........................................................................................7
1.1.2.2. Báo nói........................................................................................7
1.1.2.3. Báo hình......................................................................................7
1.1.2.4. Báo điện tử..................................................................................7
1.1.3. Tính chất và chức năng của báo chí.............................................7
1.1.3.1. Tính chất của báo chí ..................................................................7
1.1.3.2. Chức năng của báo chí ................................................................8
1.1.4. Giá trị và vai trò của báo chí trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam........................................9
1.2. Quản lý nhà nước đối với báo chí ................................................10
1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với báo chí 10
1.2.1.1. Khái niệm về “quản lý” .............................................................10
1.2.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với báo chí.........................11
1.2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước đối với báo chí .12
1.2.2. Quản lý nhà nước về báo chí ......................................................14
1.2.2.1. Hệ thống lãnh đạo, quản lý nhà nước về báo chí hiên nay .........14
1.2.2.2. Các cơ quan chủ quản báo chí ...................................................16
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.................16
1.2.4. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí .......17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG BÁO CHÍ TẠI CẦN THƠ


2.1. Khái quát về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay ....................... 18
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ................... 18
2.2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực báo chí19
2.2.2.Về thực tiễn quản lý ....................................................................... 19
2.2.2.1. Quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương ................................ 19
2.2.2.2. Quản lý nhà nước về báo chí ở các bô, cơ quan ngang bộ ........... 34

2.2.2.3. Quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương ................................. 35
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí tại thành phố
Cần Thơ .................................................................................................... 36
2.3.1.Tình hình hoạt động báo chí và công tác quản lý lĩnh vực báo chí tại
thành phố Cần thơ .................................................................................... 36
2.3.1.1.Tổng quan về hoạt động báo chí ở thành phố Cần thơ .................. 36
2.3.1.2.Công tác quản lý lĩnh vực báo chí tại Thành phố Cần thơ ............ 37
2.3.2. Kết quả kiểm tra cơ quan, văn phòng đại diện báo, đài địa phương và
Trung Ương; mạng truyền hình cáp; cơ sở sử dụng thiết bị truyền hình vệ
tinh (TVRO) trên địa bàn thành phố Cần thơ năm 2010.......................... 38
2.3.2.1. Nội dung kiểm tra ....................................................................... 38
2.3.2.2. Kết quả kiểm tra.......................................................................... 38
2.3.2.3. Hướng xử lý................................................................................ 42
2.3.3. Những khó khăn kiến nghị trong công tác quản lý lĩnh vực báo chí
tại Thành phố Cần Thơ............................................................................. 43
2.4. Nguyên nhân của thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí .. 45
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan................................................................. 45
2.4.2. Nguyên nhân khách quan............................................................. 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ
3.1. Yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước về báo chí ...................... 47
3.1.1. Sự phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam ............................... 47
3.1.2. Những yếu kém, khuyết điểm trong việc quản lí Nhà nước về báo
chí .............................................................................................................. 48
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí51
3.2.1. Những cơ hội, thách thức đối với báo chí Việt Nam hiện nay và nhu
cầu hoàn thiện về quản lý Nhà nước ........................................................ 51
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí . 53
3.2.2.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí ............. 53



3.2.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn quản lý nhà nước
trong lĩnh vực báo chí................................................................................. 54
3.3. Một vài kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong
lĩnh vực báo chí tại thành phố Cần Thơ.................................................. 60
3.3.1. Những khó khăn kiến nghị trong công tác quản lý lĩnh vực báo chí
tại Tp. Cần thơ........................................................................................... 60
3.3.2.Một số biện pháp tăng cường lãnh đạo về quản lý báo chí trên địa bàn
thành phố Cần Thơ ................................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................. 64


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

PHẦN MỞ ĐẦU
---1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt
Nam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Báo
chí đã bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc;
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả.
Vai trò của báo chí ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt là
trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Hầu hết các cơ
quan báo chí đã tuyên truyền sâu rộng những tấm gương người tốt việc tốt; sản
phẩm mới, công trình mới, rút ra những kinh nghiệm hay, bài học tốt, thúc đẩy
phong trào thi đua, xây dựng xã hội phát triển lành mạnh. Trước tình hình đó,
ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã
ban hành Chỉ thị 22-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo,
quản lý công tác báo chí, xuất bản. Đây chính là động lực để kỳ họp thứ 5, Quốc
hội khóa X thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày
12-6-1999. Điều này cho thấy, Nhà nước ta đã thể hiện sự cố gắng trong quá

trình quản lý hoạt động báo chí phù hợp với điều kiện, tình hình mới.
Tuy nhiên, khi mà sự phát triển không đi cùng với việc nâng cao năng lực
quản lý phù hợp đã làm cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập, thiếu ổn
định. Đó chính là xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng
phục vụ; làm lộ bí mật, an ninh quốc gia; nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu tầm
thường, đăng bài ảnh dung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục;
nhiều địa phương vì lý do này hoặc lý do khác đã gây cản trở hoạt động của
phóng viên, cung cấp thông tin sai lệch v.v . Trong khi đó, dưới góc độ Nhà
nước thì các công cụ quản lý về báo chí mà chủ yếu là pháp luật chưa hoàn
thiện, không phù hợp với thực tiễn phát triển sinh động trong lĩnh vực báo chí
thời gian gần đây.
Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Chính
từ bức xúc như vậy mà người viết đã tiến hành chọn đề tài “Quản lý Nhà nước
về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu làm luận
văn tốt nghiệp Cử nhân Luật của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích:
+ Xây dựng và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và quản
lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí, vai trò và đóng góp của báo chí trong
đời sống xã hội. Phân tích những bất cập của pháp luật nước ta trong những quy
định về quản lý hoạt động báo chí. Trình bày các ưu khuyết diểm trong công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí của Nhà nước ta và tìm ra các
nguyên nhân.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 1

SVTH: Cao Thị Trúc Linh



Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

+ Từ cơ sở trên, các tác giả đề ra những biện pháp mang tính khả thi cho công
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và đưa ra những ý kiến mới cho
việc xây dựng pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ hơn, nhằm tạo ra hành lang pháp
lý tích cực cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nội dung được đề cập chủ yếu của đề tài là báo chí ở Việt Nam, những
quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và thực trạng
quản lý Nhà nước đối với hoạt động này tại thành phố Cần Thơ. Từ đó phân tích
những bất cập cơ bản nhất cả về lý luận cũng như thực tiễn của nội dung này. Đề
tài sẽ không đề cập các nội dung liên quan đến vấn đề về nghiệp vụ báo chí.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích truyền thống
như: phương pháp phân tích luật viết, kết hợp với phân tích lịch sử. Ngoài ra,
người viết còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối
chiếu,..nhằm đi sâu vào từng điều luật hiện hành để tìm hiểu nội dung, tính hữu
hiệu cũng như mặt hạn chế, từ đó, có những kiến nghị và hướng giải quyết cho
những vấn đề còn tồn tại đã được đặt ra.
5. Kết cấu Luận văn
Đề tài được nghiên cứu theo bố cục sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý Nhà nước đối với báo chí.
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí tại Thành
phố Cần Thơ
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí
Phần kết luận


GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 2

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
1.1 Khái quát về báo chí
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành báo chí
1.1.1.1. Khái niệm báo chí
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, có tính định kỳ, đáp ứng nhu
cầu thông tin nhanh chóng, chính xác của quảng đại quần chúng[1] .Không chỉ là
phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí còn là
cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, và đồng thời là
diễn đàn của nhân dân.
- Báo chí là một môn khoa học ứng dụng gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã
hội. Hoạt động báo chí gắn liền trực tiếp với mọi hình thái tinh thần thực tế và
các tiến trình hoạt động của xã hội.
- Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị xã hội. Ngày nay báo
chí là một lĩnh vực hoạt động xã hội sâu rộng, đóng vai trò to lớn trong việc đáp
ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của đời sống xã hội. Báo chí do vậy đã trở
thành một ngành kinh tế năng động và phát triển. Đương nhiên nó cũng là một
mặt trận luôn nóng hổi, sôi động của cuộc đấu tranh tư tưởng.
1.1.1.2. Đặc điểm của báo chí
 Tính thời sự: khác với những phương tiện thông tin khác, tính thời sự là

đặc trưng của báo chí. Báo chí phải kịp thời phản ánh những sự kiện mới xảy ra
càng sớm càng tốt, đưa thông tin đến độc giả (thính giả) càng nhanh càng tốt.
Ngày nay việc phản ánh sự kiện khi nó đang xảy ra qua phương tiện phát thanh
và truyền hình (tường thuật trực tiếp) đang ngày càng được chú trọng.
 Tính định kỳ: việc phát hành báo chí luôn có tính định kỳ, ổn định cao.
Đặc trưng này trở thành điểm hẹn của người đưa thông tin và người nhận thông
tin. Chu kỳ của báo phụ thuộc vào đặc trưng phương tiện của báo, vào lĩnh vực
thông tin mà báo đảm nhận, sao cho đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của xã hội:
báo hằng ngày (nhật báo), hằng tuần (tuần báo), nửa tháng (bán nguyệt san). Các
chương trình phát thanh và truyền thông theo chuyên đề, chuyên mục, phát vào
những giờ nhất định trong ngày trong tuần.
 Tính phổ cập: tính phổ cập vừa là đặc trưng, vừa là sức mạnh hàng đầu
của báo chí trong lĩnh vực thông tin. Khác với báo cáo, hội nghị, hội thảo,
phương châm của báo chí là càng đưa thông tin đến cho nhiều người thì càng
tốt. Đặc trưng này một mặt làm cho báo chí trở thành công cụ tư tưởng lợi hại;
mặt khác, tạo cho báo chí một lợi thế trở thành một ngành kinh tế quan trọng thu
hút đầu tư của xã hội.
[1]

Xem Quản lý hoạt động tư tưởng- văn hóa, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà
Nội, năm 2010

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 3

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ


1.1.1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của báo chí Việt Nam.
Cách đây 85 năm 1925-2010, Bác Hồ đã lập ra tờ báo Thanh niên, tờ báo
đầu tiên của cách mạng, hoạt động trong tình hình đất nước còn chìm đắm trong
ách thống trị của thực dân phong kiến. Từ đó đến nay đã 85 năm trôi qua, nền
báo chí cách mạng Việt Nam (CMVN) đã lớn mạnh không ngừng và giờ đây đã
trở thành công cụ đắc lực, đáng tin cậy của Đảng và Nhà nước ta. Cả nước hiện
có hơn 700 cơ quan báo chí từ Trung Ương (TW) đến địa phương. Đã có 17
ngàn nhà báo chuyên nghiệp được cấp thẻ đang hoạt động trong các cơ quan báo
chí. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy mạng lưới báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ
như thế nào và trên thực tế hiện nay báo chí đang nắm giữ vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế chính trị của đất nước.
Báo chí Việt Nam phát triển với những đặc trưng và thế mạnh của nó, từ
khi ra đời, báo chí đã ngay lập tức và ngày càng phát huy vai trò và sức mạnh
của nó trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực chính trị của các thế lực, giai
cấp trong tiến trình phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, trong việc nâng cao dân
trí, giáo dục nhân cách con người.

 Những mốc lịch sử về sự ra đời của nền báo chí Việt Nam.
- Báo chí Việt Nam từ trước năm 1945
Có thể nói chủ tịch Hồ Chí Minh là người Thầy của báo chí cách mạng
nước ta. Ngay từ những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, tiếp thu chủ nghĩa Mác
LêNin, Người đã sáng lập và xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) ở Paris,
thủ đô nước Pháp năm 1922 - 1926. Đến khi do nhu cầu thông tin và làm cách
mạng trong nước Người thành lập tờ báo Thanh Niên(1925).
Trong một thời gian hoạt động tờ báo này đã mang lại hiệu quả to lớn,
cao trào cách mạng được đẩy lên cao, nhưng có những thời kỳ bị kẻ thù đàn áp
cho lắng xuống, báo chí vẫn âm thầm dùng sức mạnh của mình để chiến đấu.
- Báo chí Việt Nam từ 1945 - 1954
Báo chí giai đoạn này gắn liền với những điều kiện kháng chiến kiến

quốc, sự phát triển củng cố chính quyền Nhà nước. Báo chí đã phản ánh một
cách tích cực toàn cảnh động viên quần chúng tham gia vào cuộc kháng chiến.
Hoạt động báo chí đã dần đi vào chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa. Đảng ta
cũng có sự quan tâm cụ thể, rõ ràng hơn thông qua các sắc lệnh, pháp lệnh báo
chí, tạo điều kiện cho nhiều người làm báo phát huy hết năng lực làm báo của
mình.
Sau khi dành được độc lập Bộ Thông tin Tuyên truyền ra đời ngày 28-81945 đã nắm vững quyền lực thông tin Nhà nước. Ngoài các tờ báo đã có từ
trước Cách mạng tháng 8, còn có thêm báo Lao động (Công đoàn Cứu quốc),
Tiếng gọi Phụ nữ (Phụ nữ cứu quốc), Sao vàng (quân đội), Sự thật (Hội nghiên
cứu Chủ nghĩa Các Mác) v.v… Đặc biệt lập Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam
(7-9-1945), Thông tấn xã Việt Nam (15-9-1945) làm cho tiếng nói chính thức
của Nhà nước Việt Nam có chủ quyền. Đến năm 1947 Đài Phát thanh Nam Bộ,
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 4

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Thông tấn xã Nam bộ được thành lập, và năm 1949 có thêm Đài Tiếng nói Sài
Gòn - Chợ Lớn Tự do của Đặc khu Sài Gòn là những cơ quan tuyên truyền đắc
lực của nhà nước ta. Báo chí cách mạng thời kỳ này đã trở thành một hoạt động
cách mạng công khai hợp pháp chính thống và được nhiều người, nhiều tầng lớp
trong xã hội đón nhận
- Báo chí Việt Nam từ 1954 đến 1975.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp- đất nước ta tiến hành xây dựng
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam.
Nền báo chí nước nhà cũng có nhiều thay đối. Báo chí miền Bắc đã trở thành

nền báo chí chính thống Xã Hội Chủ Nghĩa, báo chí miền Nam chụi sự kiểm
soát của địch nhưng vẫn được phát hành bí mật.
Ngày 14-12-1956, Hồ Chủ tịch ký ban hành chế độ báo chí, quy định về
tự do ngôn luận trong chế độ ta. Tháng 3-1955, tạp chí Học tập, cơ quan lý luận
và chính trị của Đảng ra đời, đáp ứng yêu cầu của Đảng và phản ánh ý nguyện
của nhân dân.
Năm 1965, Tổng cục Thông tin được thành lập làm mũi nhọn tuyên
truyền chống Mỹ.
Trong giai đoạn này, nền báo chí cách mạng nước ta đã đóng một vai trò
rất quan trọng, đã góp phần hướng dẫn và cổ vũ toàn dân thực hiện mục tiêu
kháng chiến nhất định thắng lợi, dẫn đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
vang dội cả thế giới.
Cho đến nay báo chí đã trải qua thời gian hình thành và phát triển khá
dài, đang dần hoàn thiện. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật được báo
chí áp dụng triệt để và cạnh tranh nhau để cùng tiến bộ.

 Sự ra đời và phát triển của báo chí song hành với tư tưởng cách mạng
qua các thời kỳ kháng chiến.
- Ra đời từ những ngày phong trào cách mạng còn trong trứng nước với
mục đích phục vụ cách mạng, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất được các chủ trương, phương
pháp hành động khác nhau nhằm đạt được mục đích, khắc phục những thiếu sót
trong hoạt động tư tưởng và thực tiễn của những người cộng sản, làm thức tỉnh
quần chúng.
- Chính tờ báo là sợi dây cơ bản, dựa vào nó phong trào cách mạng không
ngừng phát triển, tổ chức tăng lên theo cả chiều rộng và chiều sâu.Vai trò tổ
chức của tờ báo không chỉ thể hiện tư tưởng chỉ đạo và các phương pháp tổ
chức, mà ngay việc phát hành báo cũng là cơ sở tạo ra mối liên hệ thực tế giữa
các địa phương, từ đó thúc đẩy công tác tổ chức của Đảng đạt tới quy mô ngày
càng rộng lớn hơn, từ thành thị tới các vùng nông thôn.

- Đối với thời kỳ cả nước đang chống thực dân Pháp, báo chí là phương
tiện truyền tải tư tưởng Mac-LêNin vào quần chúng, những nhà báo đã phải kín
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 5

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

đáo đưa tư tưởng cứu nước tiền bộ ấy đến từng hầm mỏ của công nhân, đến từng
xóm làng của nông dân.
- Như bác Hồ đã nói “Báo chí là đội quân đi đầu trong công tác tư tưởng,
là vũ khí cách mạng. Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang
giấy là vũ khí sắc bén của họ. Nhiều lần, Người nhấn mạnh ý tưởng này: “Cây
bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng động viên quần chúng đoàn
kết, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới…”, “Ngòi bút là vũ khí sắc
bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà.”
- Báo chí đã làm sống dậy tinh thần yêu nước quật cường trong lòng dân,
với những bài báo vạch trần tội ác của thực dân Pháp, những bài viết lý luận nói
về quyền tự do của con người, báo chí đã đánh mạnh vào bọn thực dân, thức tỉnh
sự mê muội của dân tộc, cả nước đứng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng, làm nên thắng lợi 1945.
- Đến năm 1954 - miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn phải chiến đấu
để chống lại đế quốc Mỹ. Báo chí cũng chuyển đổi phong cách viết, xoay ngòi
bút hướng tới hai miền Nam - Bắc. Đối với Miền Bắc, báo chí ca ngợi sự thành
công của cuộc cách mạng, ca ngợi những chiến công lừng lấy của nhân dân ta,
cổ vũ tinh thần lao động sản xuất của nhân dân. Báo chí ca ngợi chế độ XHCN,
ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong lao động sản xuất. Còn ở Miền Nam, báo

chí hướng ngòi bút cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân, góp phần gắn kết hai
miền với nhau, vạch rõ những ý đồ đen tối của Mỹ… Đảng tận dụng triệt để báo
chí để làm cách mạng, bởi báo chí có sức mạnh ghê gớm với quần chúng, nó đi
sâu, đi sát vào nhân dân, khơi dậy khát khao tự do trong mỗi con người…
- Sau năm 1975, đất nước thống nhất, báo chí lại chuyển hướng theo sự
chuyển hướng của Cách Mạng. Giai đoạn xây dựng CNXH, nhiệm vụ cách
mạng đã thay đổi, báo chí cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ mới của
cách mạng. Vấn đề căn bản là báo chí phải nói nhiều đến xây dựng đời sống
mới, đến những sự việc luôn xảy ra trong lĩnh vực đó, bởi vì, khi giai cấp vô sản
giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng xã hội mới thì chính trị đã hoàn
toàn sáng tỏ rồi. Trong thời kỳ hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà báo
phải tập trung tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến, các phong trào
thi đua yêu nước, đồng thời báo chí phải kiên quyết đấu tranh chống các hiện
tượng tiêu cực đang diễn ra trong xã hội.
 Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí gắn liền với các nguyên tắc hoạt
động của báo chí cách mạng. Trước hết là nguyên tắc tính Đảng của báo chí
cách mạng. Tính đảng của báo chí cách mạng do mục đích, chức năng và vai trò
của báo chí cách mạng quy định. Tính đảng đòi hỏi báo chí cách mạng phải đấu
tranh kiên quyết chống các tư tưởng thù địch, phản động, đi ngược lại lợi ích của
giai cấp vô sản và nhân dân lao động, phải đấu tranh không khoan nhượng với
các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Cùng với tính Đảng, tính nhân dân là
nguyên tắc cơ bản tiếp theo của báo chí cách mạng. Báo chí cách mạng phải
hiểu sâu sắc cuộc sống của nhân dân, từ đó mới có thể nói lên, thể hiện đúng
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 6

SVTH: Cao Thị Trúc Linh



Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

những tư tưởng và tình cảm hàng ngày của nhân dân đang suy nghĩ thật sự theo
cách của nhân dân.

 Báo chí ra đời và sự phát triển theo sự phát triển của công nghệ kỹ thuật
- Những thành tựu kỳ diệu của khoa học – kỹ thuật và công nghệ từ thế kỷ
XX với việc tạo ra những phương tiện truyền thông hiện đại đã thu hẹp trái đất
lại khiến không còn một khu vực nào trên thế giới sống lẻ loi cô lập.
- Từ các hình thức truyền thống là thông tin truyền miệng từ một người này
sang người khác cho đến những chữ viết cổ đầu tiên đã góp phần trao đổi thông
tin giữa người với người.
- Báo chí và kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của
báo chí đòi hỏi kỹ thuật phải không ngừng phát triển để đáp ứng, còn sự phát
triển của kỹ thuật sẽ giúp cho truyền thông phục vụ công chúng tốt hơn.
- Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo
chí của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn
thuẩn chỉ khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm.
Trên đó không chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật những tin
mới, đăng tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thông tin dưới nhiều
hình thức sẽ giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình.
- Đặc biệt khi máy tính và mạng internet ra đời thì báo mạng điện tử trở
thành loại hình báo chí thích hợp nhất cho giới văn phòng, những công dân bận
rộn, bởi chỉ với một cú click thì cả thế giới dường như hiện ra trước mắt, ở Việt
Nam loại hình báo chí này chưa thực sự phổ biến do kinh tế nước ta còn kém,
nhưng trong tương lai có thể báo mạng sẽ phát triển và phổ biến nhất, bởi với lợi
thế nhanh nhạy, báo mạng còn kết hợp được âm thanh, hình ảnh sống động, tạo
độ tin cậy cao cho thông tin…
 Báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước phương tây, nhưng
nó lại phát triển nhanh, mạnh. Bởi sự ra đời của nó gắn với cuộc cách mạng

khoa học kỹ thuật đang bùng nổ mạnh mẽ trên khắp thế giới.
1.1.2. Các loại hình báo chí trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2.1. Báo in.
Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có
hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có
thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa
người đọc và người viết) kém.
1.1.2.2. Báo nói.
Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ.
Ra đời thế kỷ XIX. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày
được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh
minh họa

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 7

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

1.1.2.3. Báo hình.
Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu
cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm:
thông tin nhanh; Nhược điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
1.1.2.4. Báo điện tử.
Báo điện tử là một loại hình báo chí chủ yếu sử dụng ngôn ngữ viết
truyền tải thông tin, hình ảnh qua đường truyền internet. Báo sử dụng giao diện
wibise trên Internet để truyền tải thông tin bằng các bài viết, âm thanh, hình ảnh,

đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh. Ưu điểm: thông tin cập nhật
nhanh chóng, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập yếu.
 Ngoài các báo in và báo điện tử, tại Việt Nam còn có một số báo khác
không được nhà nước chính thức thừa nhận, bao gồm đủ loại trang blog khác
nhau. Đa số các blog sử dụng các máy chủ ở nước ngoài để vượt ra khỏi tầm
kiểm duyệt của nhà nước. Một số blog được trình bày khá chuyên nghiệp và
thực hiện các nỗ lực nghiêm túc để đăng các bài khách quan cũng như bình luận
về các vấn đề nổi bật trong ngày, nhưng còn lại những trang blog khác chỉ là
những trang châm chọc gay gắt.
1.1.3. Tính chất và chức năng của báo chí:
1.1.3.1. Tính chất của báo chí:
- Tính khuynh hướng: Báo chí có tính khuynh hướng tư tương, bởi vì báo
chí là lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội. Trong xã hội có phân chia
giai cấp, kiến trúc thượng tầng nói chung bị định hướng bởi lợi ích của giai cấp
thống trị, do đó tư tưởng thống trị xã hội là tư tưởng của giai cấp thống trị. Đời
sống sinh hoạt tinh thần phản ánh các điều kiện xã hội hiện thực, trong đó có
hiện thực đấu tranh giai cấp, đấu tranh tư tưởng. Giai cấp thống trị luôn sử dụng
báo chí để tuyên truyền bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Các giai cấp bị trị cũng
sử dụng vũ khí báo chí để đấu tranh chống lại giai cấp thống trị. Tuy nhiên, với
quyền lực của người nắm quyền thống trị, báo chí của giai cấp thống trị vẫn là
kênh thông tin chủ đạo trong lĩnh vực báo chí.
- Tính đảng: Báo chí hiện đại ra đời cùng với cách mạng công nghiệp –
thời điểm của các cuộc đấu tranh giai cấp hiện đại và các đảng chính trị. Mỗi
chính đảng đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp, một lực lượng xã hội có
những lợi ích xác định. Báo chí trở thành cơ quan ngôn luận của những chính
đảng đó, thể hiện lập trường chính trị, chiến lược, mục tiêu, khẩu hiệu của các
chính đảng trong cuộc đấu tranh giai cấp.
Báo chí ở nước ta ngày nay phải thể hiện rõ bản chất xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ và tuyên truyền cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ văn minh. Đó chính là mục tiêu cách mạng của Đảng ta
hướng đến, thể hiện bản chất cộng sản của Đảng ta.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 8

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

- Tính nhân dân: Tính nhân dân của báo chí được quy định từ đặc trưng
phổ cập của nó. Trong tính khuynh hướng và bản chất của mình, báo chí luôn
phải hướng tới đại chúng. Báo chí tiếp nhận thông tin từ những lĩnh vực rộng
lớn trong đời sống xã hội và đưa những thông tin đó đến quãng đại quần chúng.
Tuy nhiên, trong các xã hội còn tình trạng người bóc lột người, tính nhân
dân của báo chí luôn mâu thuẫn với tính đảng, tính giai cấp của nó và bị hạn chế
bởi tính khuynh hướng tư tưởng của giai cấp thống trị. Ngược lại trong xã hội ta,
lợi ích của Đảng và lợi ích của nhân dân là đồng nhất. Tính đảng càng cao thì
càng phù hợp với nhân dân. Báo chí vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, vừa là
diễn đàn mà ở đó quảng đại quần chúng nhân dân thể hiện nguyện vọng của
mình. Báo chí phải phản ánh ngày càng trung thực đời sống xã hội, phản ánh
đầy đủ nguyện vọng của nhân dân, thể hiện ý chí và quyền làm chủ của nhân
dân lao động.
1.1.3.2. Chức năng của báo chí:

 Chức năng thông tin:
- Báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin cho tất cả các giai cấp, tầng lớp,
nhóm xã hội cũng là tiêu chuẩn để đánh giá về trình độ của một tờ báo nói riêng

và của một nền báo chí nói chung về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, thể thao, giải trí của đời sống xã hội.
- Tính thời sự, tính chính xác và tính trung thực của thông tin là một trong
những yêu cầu căn bản mà báo chí luôn phải phấn đấu. Đây cũng là lợi thế đặc
thù của lĩnh vực báo chí mà các phương tiện thông tin khác không có được.

 Chức năng ngôn luận:
- Báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức chính trị của quần chúng, đưa đến quảng đại quần chúng
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền, giải thích các
chủ trương, chính sách đó cho nhân dân hiểu và làm theo.
- Như Lênin đã nói: Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập
thể, tổ chức tập thể. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của công luận, nơi mà
mỗi người dân đều có cơ hội thể hiện những ý nghĩ, tư tưởng và nguyện vọng
của mình đối với những chủ trương, chính sách và công việc của các tổ chức
Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Thực hiện ngày
càng tốt vai trò diễn đàn của nhân dân là một trong những cơ sở tồn tại của báo
chí

 Chức năng giáo dục:
- Tính phổ cập cao làm cho báo chí trở thành một phương thức giáo dục
hiệu quả, thường xuyên và rộng rãi. Những tri thức mới mà báo chí cung cấp
bao quát tất cả các lĩnh vực, không hạn chế, đóng góp tích cực vào việc nâng cao
dân trí một cách toàn diện.
- Hơn nữa, mặc dầu không có tính hệ thống, công việc giáo dục của báo
chí lại mang một thế mạnh khác, đó là tính cập nhật của những tri thức mới.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 9


SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Những phát kiến mới nhất chưa thể đưa ngay vào chương trình đào tạo của các
cơ sở giáo dục, nhưng có thể đã được công bố trên báo chí.

 Chức năng đáp ứng nhu cầu thưởng thức:
- Cùng với các loại hình nghệ thuật khác nhau, báo chí đáp ứng một phần
quan trọng nhu cầu giải trí của đông đảo công chúng bằng khả năng trở thành
phương tiện thể hiện một số loại hình nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, họa và các hình
thức giải trí). Mặc dù không phải chức năng cơ bản, nhưng khả năng đáp ứng
nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ nghệ thuật và giải trí của báo chí có khi trở nên
rất quan trọng trong điều kiện thiếu vắng các loại hình khác.
Như vậy, với bốn chức năng kể trên, báo chí ngày càng trở thành một lĩnh
vực không thể thiếu và không thể thay thế được trong đời sống tinh thần của xã
hội. Xã hội càng phát triển, càng văn minh, hiện đại, thì vai trò của báo chí càng
được nâng cao.
1.1.4. Giá trị và vai trò của báo chí trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Sau hơn 20 năm đổi mới sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã thu được những thắng lợi quan trọng: đất nước đang bước
vững chắc trên con đường đi tới phồn vinh và phát triển; uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, quá trình hội nhập được đẩy mạnh
trong khi nền độc lập dân tộc thường xuyên được củng cố, an ninh chính trị ngày
càng vững chắc, trật tự xã hội được giữ vững.
- Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu vẫn còn, hội nhập càng cao và rộng thì những
thách thức mới ngày càng khó khăn và to lớn hơn, đặc biệt là đối với chiến lược
phát triển bền vững ở hiện tại. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự

lãnh đạo của Đảng với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh vẫn còn phải trãi qua nhiều khó
khăn và gian khổ.
- Báo chí không chỉ là hoạt động thông tin đại chúng, năng động nhất
phục vụ tới mọi tầng lớp trong xã hội với những quan tâm sở thích và nhu cầu
không giống nhau bằng những cách thức riêng (qua ngôn ngữ, thể tài báo chí)
mà báo chí còn là một thế lực nó có thể trở thành một lực lượng thông tin hết
sức quan trọng cho sự phát triển chung của xã hội.Trong bối cảnh đó báo chí
Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội hiện nay với
các nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là: tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng, kịp thời có hiệu quả
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
nước, góp phần củng cố sự thống nhất về mặt tư tưởng trong toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân, tạo nên ý chí chung, quyết tâm chung của cả nước nhằm thực
hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh
tế của đất nước. Đây là nhiệm vụ hàng đầu cảu báo chí trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 10

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Hai là: Phản ánh một cách sinh động, nhanh chóng, trung thực đời sống
xã hội đang diễn ra ngày càng sôi động, nhưng cũng ngày càng phức tạp của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, phản ánh một
cách kịp thời và sát thực với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong cả

nước, phát huy mạnh mẽ vai trò diễn đàn của nhân dân, cổ vũ vai trò làm chủ,
tinh thần năng động sáng tạo, tính tự giác và khả năng cách mạng to lớn của
nhân dân.
Ba là: Góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc; cổ vũ
động viên đồng bào các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc việt nam, đoàn
kết, thống nhất, giúp đỡ nhau xây dựng đất nước, nâng cao đời sống nhân dân,
bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội ở những
vùng sâu , vùng xa, vùng núi và vùng dân tộc thiểu số, không phân biệt tín
ngưỡng, tôn giáo, động viên tinh thần giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo, sống phúc
âm giữa lòng dân tộc, đấu tranh chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, tôn giáo của
các thế lực thù địch.
Bốn là: Cổ vũ, động viên và nêu gương các điển hình tiên tiến của những
tập thể và cá nhân trong công cuộc vận động cách mạng; tuyên truyền nhân rộng
các gương người tốt việc tốt, những sáng kiến cải tiến trong sản xuất kinh
doanh, trong tổ chức đời sống xã hội, trong các lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự xã hội, những tấm gương phấn đấu vượt qua khó khăn, gian khổ trong
công tác và học tập, làm giàu chính đáng, phấn đấu xóa đói giảm nghèo và nghị
lực vươn lên trong cuộc sống.
Năm là: Đóng vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận chống tham
nhũng, tiêu cực, dũng cảm vạch trần bộ mặt thật của những kẻ thoái hóa biến
chất, lợi dụng chức quyền để “vinh thân phì gia”, ức hiếp quần chúng, vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân, coi thường kỷ cương phép nước, buôn lậu và gian
lận thương mại, che chắn bảo kê cho những phần tử hoạt động vi phạm pháp
luật, làm phương hại đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm suy giảm lòng tin
của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Sáu là: Đấu tranh chống lại mọi luận điệu của những lực lượng thù địch
nhằm vu cáo, xuyên tạc lịch sử, phá hoại công cuộc phát triển của đất nước, chia
rẽ khối đoàn kết dân tộc, truyền bá những tư tưởng độc hại, phá hoại truyền
thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục Việt Nam, bôi nhọ chế độ xã hội chủ
nghĩa.

Bảy là: Bảo vệ và phát huy nền văn hóa dân tộc, khẳng định và phát huy
các giá trị nhân bản phong phú và sâu sắc của văn hóa Việt Nam, chống lại sự
du nhập của văn hóa suy đồi, lai căng độc hại; góp phần xây dựng con người
Việt Nam tiên tiến, sống nhân nghĩa vị tha, phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng và nhân dân.
Tám là: Tuyên truyền cho đường lối đối ngoại Việt Nam là bạn, đối tác
tin cậy của các đối tác trong cộng động quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình
hợp tác quốc tế và khu vực.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 11

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Báo chí tác động vào dư luận xã hội thông qua việc khơi nguồn,phản ánh
dư luận, định hướng và điều hòa dư luận, tâm lý, tâm trạng xã hội, giám sát xã
hội.
1.2. Quản lý nhà nước đối với báo chí.
1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với báo chí
1.2.1.1. Khái niệm “quản lý”:
Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, nhu cầu liên kết con người, phối
hợp với các hoạt động riêng lẻ tăng lên thì hoạt động quản lý trở nên cần thiết,
tất yếu. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mọi quy mô loại hình tổ chức
người, từ một gia đình cho đến cấp quốc gia, quốc tế cho tất cả các tổ chức kinh
tế, cũng như các tổ chức chính trị, tư tưởng – văn hóa, khoa học, giáo dục, an
ninh, quốc phòng, đối ngoại…. đều cần có vai trò quản lý. Một tổ chức hoặc một
lĩnh vực hoạt động bất kỳ nào của con người nếu không có sự quản lý sẽ dẫn đến

sự tự phát, hỗn loạn và kém hiệu quả.
Ngày nay, khái niệm quản lý đã được sử dụng hằng ngày trong mọi tầng
lớp của xã hội, từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường, vậy khái
niệm quản lý là gì?
- Khái niệm quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau:
+ Có nhiều tác giả cho rằng, quản lý là các hoạt động được thực hiện
nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nổ lực của người khác.
+ Một số tác giả khác lại cho rằng, quản lý là công tác phối hợp có hiệu
quả các hoạt đông của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
+ Ngoài ra, quản lý còn được cho là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi
con người lao động, sinh hoạt tập thể đạt đến một trật tự có thể kiểm soát, điều
kiển được và nhằm thực hiện có mục tiêu chung của tập thể, tổ chức..v.v.
 Định nghĩa: Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt
động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể quản lý nhằm thực hiện
các mục tiêu chung của tổ chức.
- Chủ thể của quản lý luôn luôn là con người và có cơ cấu tổ chức phụ thuộc
vào quy mô độ phức tạp của khách thể quản lý. Với một tổ chức nhỏ, chủ thể
quản lý thường chỉ là một cá nhân. Một tổ chức hoạt một lĩnh vực hoạt động
rộng lớn đòi hỏi chủ thể quản lý của nó phải là một hệ thống tổ chức.
- Khách thể quản lý là các đối tượng chụi sự điều kiển, tác động của chủ thể
quản lý, bao gồm con người, các nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất…
Như vậy, khái niệm quản lý trở thành một thuật ngữ quan trọng của các
khoa học xã hội, có cả hoạt động tinh thần thần, tư tưởng.
1.2.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với báo chí
Điều 1 Chương I luật báo chí của nước ta cũng nêu rõ: “Báo chí ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 12


SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội, diễn đàn của nhân dân”.
Hoạt động báo chí là hoạt động tư tưởng có mục đích của một giai cấp,
một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng thống trị
trong quần chúng, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng hoạt động vì lợi ích của
chính mình. Trong xã hội ta, chủ thể công tác tư tưởng là cơ quan lãnh đạo của
Đảng, là toàn Đảng bao gồm toàn thể đảng viên trên các đơn vị công tác của
mình, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn bộ đội ngũ cán bộ tư tưởng.
Từ khi có chính quyền, Nhà nước ta có trách nhiệm quản lý hoạt động tư
tưởng, quản lý hoạt động báo chí. Bởi vì, báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà
nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân
dân. Báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
 Định nghĩa: Quản lý của Nhà nước đối với báo chí là hoạt động tất yếu
của một giai cấp thống trị, một chính đảng nhằm phát triển, tuyên truyền, phổ
biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và phản ánh quyền làm chủ
thực sự của nhân dân lao động.
Quản lý báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và quản
lý vĩ mô. Quản lý vi mô là quản lý tòa soạn báo chí. Ở cấp độ này, có thể gọi là
quản trị tòa soạn báo chí. Quản lý vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí.
Tất cả các cấp độ quản lý trên đây đều phải dựa trên những quan điểm,
nguyên tắc nhất định. Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện và triệt để của Đảng. Do đó, việc nắm vững, quán triệt những
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và quản lý nhà nước về lĩnh vực báo
chí là môt yêu cầu có ý nghĩa cơ bản và cấp thiết.

1.2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý Nhà nước đối với báo chí

 Nguyên tắc tính khách quan:
- Tính khách quan là nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động quản
lý báo chí của Nhà nước ta. Nó đòi hỏi phải tính đến các quy luật khách quan và
đặc điểm biểu hiện của chúng trong các điều kiện cụ thể.
- Việc thực hiện nguyên tắc này cho phép hệ thống quản lý sử dụng đầy
đủ nhất các quy luật khách quan và các ưu thế của chủ nghĩa xã hội để đạt được
mục tiêu quản lý. Nguyên tắc tính khách quan là nhằm chống lại chủ nghĩa chủ
quan, duy ý chí, chống lại những quyết định tùy tiện, những hành động vội vã
mà không chú ý đến các tình thế và quá trình thực tế.
- Trong việc quản lý, nguyên tắc tính khách quan là sự cụ thể hóa nguyên
tắc phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đòi hỏi phải xem
xét các sự vật, các hiện tượng một cách khách quan. Tính khách quan đòi hỏi
phải nghiên cứu đầy đủ nhất các quy luật, các khuynh hướng phát triển của các
quá trình xã hội, tính đến hệ thống phức tạp của các mối quan hệ và liên hệ, các
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 13

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

sự việc tồn tại thực tế và tiến trình biến đổi của chúng, phát hiện các mâu thuẫn
và giải quyết các mâu thuẫn.
- Quản lý phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc khách quan có nghĩa là
tạo điều kiện bảo đảm phạm vi tác dụng lớn nhất cho các quy luật phát triển
khách quan.

- Quan điểm đồng bộ đối với các vấn đề quản lý hoạt động báo chí biểu
hiện một đặc điểm căn bản của nguyên tắc tính khách quan. Đảng giải quyết các
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong sự thống nhất với vấn đề tư tưởng, thông
tin báo chí. Quan điểm đồng bộ trong quản lý đòi hỏi phải phối hợp chặc chẽ các
vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội- tư tưởng. Nguyên tắc tính khách quan của
quản lý có thể được thực hiện khi có đầy đủ thông tin cần thiết, đúng đắn. Hiệu
quả của quản lý tùy thuộc vào việc tổ chức các nguồn thông tin, phân tích và
nhận thức các khuynh hướng của nó. Thông tin thiếu hụt, sai lệch không thể bảo
đảm đánh giá các nghị quyết một cách khách quan.

 Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Cơ sở của nguyên tắc tập chung dân chủ là nguyên lý về sự thống nhất
giữa các mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng, quá trình. Đây là nguyên tắc
cơ bản của tổ chức trong mọi lĩnh vực.
Nội dung của nguyên tắc: phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu
giữa tập chung và dân chủ trong quản lý. Tập chung trên cơ sở dân chủ, dân chủ
phải trong khuôn khổ tập chung.
- Phát huy dân chủ sẽ khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi
tổ chức, mọi cá nhân. Đó là việc Nhà nước và Đảng không ngừng chăm lo tới
những nhu cầu vật chất và tinh thần chính đáng của người dân, trong đó có nhu
cầu thông tin, báo chí.
- Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự
do tư tưởng là quyền phục tùng chân lý.
- Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Có thể thấy những gì
trái lại với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải là chân lý. Ra
sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, chính là phục tùng chân lý.[3]
- Nguyên tắc tập chung dân chủ là nguyên tắc quan trọng trong quản lý,
nó có tính khách quan, phổ biến, song thực hiện thì không hề đơn giản, phụ
thuộc nhiều vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý.
Thực hiện nguyên tắc này phải chống các biểu hiện tập chung quan liêu và dân

chủ hình thức.

 Nguyên tắc hiệu quả
- Đây là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả
chính trị, kinh tế và xã hội. Nguyên tắc hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có
quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống
[3]

Hồ Chí Minh: Toàn tập, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,t8,tr216.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 14

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

khác nhau, biết kết hợp đúng đắn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội,
biết đặt lợi ích chung lên trước và trên lợi ích cá nhân, từ đó mà ra các quyết
định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của
hệ thống.
- Hiệu quả của công tác tư tưởng thể hiện ở ba mức độ
+ Một là, hiệu quả lâu dài:
Hiệu quả lâu dài thể hiện ở những kết quả nghiên cứu lý luận, những
phát hiện mới về lý luận cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường
lối, chiến lược đúng đắn, xác lập hệ thống giá trị của xã hội.
Hiệu quả này có thể bộc lộ ngay hoặc sau đó, trong sự phát triển của
thực tiễn. Cũng có loại hiệu quả lâu dài nằm ở dạng tiềm tàng mà chỉ trong

những điều kiện nhất định mới bộc lộ (thí dụ như kết quả giáo dục lòng yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội).
Hiệu quả này liên quan đến tính bền vững tương đối của các trang thái
và thuộc tính tâm lý xã hội, của trình độ nhận thức tư tưởng và phương pháp tư
duy. Để đánh giá loại hiệu quả này có thể dùng các biện pháp điều tra, thăm dò
dư luận xã hội, các trắc nghiệm điểm, đối thoại, chọn mẫu..với những câu hỏi
mang tính nhận thức, phân tích, đánh giá chiều sâu của các phong trào, sự vận
động của ý thức xã hội.
+ Hai là: hiệu quả trước mắt
Hiệu quả trước mắt thể hiện trong việc hình thành và phát triển ý thứ tự
giác của quần chúng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa…đang đặt ra cho xã hội và công tác tư tưởng đang hướng vào.
Để đánh giá loại hiệu quả này có thể căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế, xã
hội, văn hóa, đã đạt được so với trước đây, các đánh giá phong trào thi đua, mức
độ tham gia của quần chúng ở cấp cơ sở….làm thước đo, dùng để điều tra dư
luận xã hội và những nội dung cụ thể của các nhiệm vụ để xác định.
+ Ba là: hiệu quả trực tiếp
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả của một phương pháp, một hoạt động tác
động tư tưởng xác định, như tác dụng của một bài báo, một bài giảng, một buổi
nói chuyện, một cuộc diễn thuyết, một lời kêu gọi thi đua, một gương tiêu biểu
được phát động…đối với nhận thức của đối tượng. Đây là hiệu quả cụ thể, trực
tiếp cả trên hai mặt tuyên truyền, giáo dục và cổ vũ hành động.
Việc đánh giá hiệu quả của công tác tư tưởng phải quán triệt các mức độ
và tiêu chí sau:
- Mức độ phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn để tìm ra được những quy luật,
quá trình, xu hướng phát triển của thực tiễn, từ đó tham gia phát triển và hoàn
thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ cách mạng.
- Mức độ nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng (sau một
quá trình, một thời gian thực hiện) và những vấn đề chủ yếu liên quan chính trị,
GVHD: ThS. Võ Duy Nam


Trang 15

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

đường lối, quan điểm, lập trường tư tưởng, sự chi phối của hệ tư tưởng Mác –
Lênin trong xã hội. Hiệu quả cao nhất của công tác tư tưởng đạt được khi nhận
thức lý luận trở thành niềm tin của quần chúng, thấm sâu và quần chúng, trở
thành tình cảm cách mạng của quần chúng
- Sự chuyển biến của nhận thức tư tưởng phong trào quần chúng thể hiện qua
mức độ tích cực, tự giác, số lượng người tham gia, chất lượng hoàn thành nhiệm
vụ của phong trào khi đặt ra.
- Sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, đối tượng của công tác tư
tưởng, qua việc thực hiện những chủ trương chính sách cụ thể của địa phương,
đơn vị, ngành và cả nước.
- Mức độ đồng tình ủng hộ của các đối tượng trong một đợt học tập chính trị,
một khóa học, một buổi lên lớp, một cuộc nói chuyện thời sự, một bài phát biểu
tại cuộc mít tinh, gặp gỡ công chúng, một lời kêu gọi….
1.2.2. Quản lý Nhà nước về báo chí
1.2.2.1. Hệ thống lãnh đạo, quản lý Nhà nước báo chí hiện nay
 Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về báo chí
Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
nam, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, cơ quan hành chính cao
nhất của nước ta. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của Nhà
nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm
việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của

nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng
cao đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân.
Ở nước ta, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí, giúp việc
cho Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực này là Bộ Thông tin - truyền thông.
Đối với những hoạt động báo chí có liên quan đến các Bộ và cơ quan ngang bộ ,
các bộ có liên quan có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theo
quy định của Chính phủ.
 Cơ quan lãnh đạo,quản lý Nhà nước về báo chí ở Trung ương
- Ban tuyên giáo Trung ương, bộ phận chuyên trách là Vụ báo chí – Xuất
bản.
Đây là cơ quan đực bộ Chính trị và Ban Bí thư ủy và quyền lãnh đạo, chỉ
đạo, giám sát, đôn đốc toàn diện hoạt động báo chí trong cả nước theo nguyên
tắc Đảng lãnh đạo toàn diện hoạt động báo chí.
Ban Tuyên giáo Trung Ương có trách nhiệm thông báo các chủ trương
của Đảng đối với hoạt động báo chí, định hướng tuyên truyền phục vụ các
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước; kiểm tra, giám sát việc thực hiện
những nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, đưa ra các
nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 16

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Ban Tuyên giáo Trung ương cũng có nhiệm vụ tham mưu cho Trung
ương những vấn đề liên quan đến việc lãnh đạo và quản lý báo chí, những chủ
trương và chính sách đối với báo chí trong từng thời kỳ; tham mưu cho Chính

phủ xây dựng các chính sách về báo chí.
- Bộ Thông tin và Truyền thông với bộ phận chuyên trách là Cục báo chí và
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.
Đây là cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. Bộ Thông tin và Truyền
thông là cơ quan trực tiếp cao nhất quản lý báo chí theo luật Báo chí nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo mọi hoạt động hằng ngày
của báo chí trong cả nước; phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương các quyết
định xuất bản, đình bản, khen thưởng, kỷ luật cơ quan và cán bộ báo chí, đề bạt
các chức vụ lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Đồng thời Bộ thông tin Truyền thông còn có nhiệm vụ chủ trì các công
việc xây dựng các chính sách về báo chí, tham mưu cho Chính phủ ban hành các
quy định của Nhà nước về hoạt động báo chí.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ - với vai trò là cơ quan chủ quản báo chí - đã có
nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, quản lý cơ quan báo chí thuộc quyền trong
việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động; đồng thời tổ chức
bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí đảm bảo các tiêu chuẩn về chính trị,
nghiệp vụ. Nhiều cơ quan chủ quản báo chí đã chủ động xây dựng quy chế quản
lý cơ quan báo chí thuộc quyền, tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động
đúng quy định, có sự rành mạch, thống nhất trong chỉ đạo, quản lý và trong công
tác phối hợp của cơ quan báo chí với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Thông tin và
truyền thông.
 Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở địa phương
Ở các địa phương, Ban Tuyên giáo và Sở Thông tin – Truyền thông của
các tỉnh, thành phố trực thuộc lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí ở địa phương
theo sự phân cấp của Trung ương và trực tiếp chụi sự lãnh đạo của Ban Tuyên
giáo Trung ương và Bộ thông tin Truyền thông trong các nhiệm vụ đó.
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ,
Sở Thông tin và Truyền thông được thành lập dựa trên chức năng, nhiệm vụ do
Sở Bưu chính, Viễn thông thực hiện và tiếp nhận thêm chức năng quản lý nhà
nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hóa -Thông tin (tên sở trước khi sát nhập)

sang.
Trong thời gian qua, các Sở Thông tin và truyền thông đã chú trọng thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương. Các Sở cũng chú
trọng công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương về quy hoạch báo chí; soạn thảo mới, cụ thể hóa, hướng dẫn
việc thực hiện các văn bản pháp quy về báo chí trên cơ sở nội dung của Luật
Báo chí và Nghị định 51/2002/NĐ-CP; thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt
động của các Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú của báo chí trung
ương và địa phương khác trên địa bàn…
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 17

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


Đề tài: Quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí - thực trạng tại thành phố Cần Thơ

- Vụ báo chí Bộ Ngoại giao là cơ quan phát ngôn báo chí của Bộ Ngoại
giao, phụ trách hoạt động nhà nước về báo chí đối ngoại.
Vụ báo chí Bộ Ngoại giao có trách nhiệm quản lý các phóng viên và hoạt
động cả các cơ quan đại diện báo chí nước ngoài ở Việt Nam theo Luật Báo chí
của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với các công ước
quốc tế về hoạt động báo chí. Đồng thời, Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao còn có trách
nhiệm theo dõi và định hướng thông tin đối ngoại, tổng hợp thông tin nước
ngoài vào Việt Nam.
- Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức quần chúng có tính chất chính trị, xã
hội và nghiệp vụ của những người làm báo Việt Nam. Hội không có chức năng
lãnh đạo , quản lý báo chí về mặt Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng
trong hoạt động báo chí, tham gia tổ chức, vận động hội viên thực hiện tốt các

nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước về hoạt động báo chí. Hội có cơ sở ở
các tỉnh, thành phố, các chi hội và liên chi hội ở các cơ quan Trung ương.
1.2.2.2. Các cơ quan chủ quản báo chí
Các cơ quan chủ quản các báo, tạp chí ở Trung ương gồm:
- Bộ Chính trị: cơ quan chủ quản của Báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản
- Chính phủ: cơ quan chủ quản của Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã
Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam.
- Các Bộ và cơ quan ngang bộ, ban chấp hành Trung ương của các đoàn thể
quần chúng (Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam,..),
là cơ quan chủ quản của các báo và tạp chí thuộc ngành mình.
- Các tổng cục (Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan,..), các viện nghiên cứu
(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,Viện Khoa học xã hội Việt Nam), là cơ
quan chủ quản các báo và tạp chí thuộc lĩnh vực của mình.
Ở các địa phương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản
các báo và tạp chí ở địa phương mình.
1.2.3.Vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
Có thể nói rằng, báo chí là hiện tượng xã hội tác động và chi phối ngày
càng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong họat động lãnh đạo và
quản lý kinh tế - xã hội, báo chí cũng là phương tiện và phương thức lợi hại.
Nếu biết sử dụng thì công năng sẽ đặc biệt hữu dụng; nếu không sẽ gây ra những
hậu quả khó lường, thậm chí là nguy cơ trực tiếp của các bùng nổ xã hội.
Do đó, quản lý nhà nước về báo chí là đòi hỏi tất yếu khách quan, là
nguyên tắc và phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của
báo chí, truyền thông vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp
nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi.
Quản lý nhà nước (QLNN) về báo chí là làm cho sức mạnh của báo chí
được phát huy cao nhất, để báo chí tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục
GVHD: ThS. Võ Duy Nam


Trang 18

SVTH: Cao Thị Trúc Linh


×