Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH THỰC TRẠNG xâm PHẠM QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM âm NHẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.87 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 35 (2009 – 2013)
ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Phan Khôi
Bộ môn: Luật Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Danh Thị Nguyệt Thảo
MSSV: 50956
Lớp: Luật Hành chính – K35

Cần Thơ, tháng 4/2013


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
GVHD: Nguyễn Phan Khôi


SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ................................... Error! Bookmark not defined.
2. Giới hạn nghiên cứu .............................. Error! Bookmark not defined.
3. Phương pháp nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined.
4. Kết cấu đề tài ......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC PHẨM ÂM NHẠC
VÀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠCError! Bookmark not defined
1.1 Khái quát chung về tác phẩm âm nhạc Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển âm nhạcError! Bookmark not defined.
1.1.2 Khái niệm tác phẩm âm nhạc ........... Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Đặc trưng của tác phẩm âm nhạc ..... Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Phân loại tác phẩm âm nhạc ............. Error! Bookmark not defined.
1.2 Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong pháp luật quốc tếError! Bookmark

1.2.1 Một số điều ước quốc tế điều chỉnh về tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc ................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Luật của một số quốc gia điều chỉnh về quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3 Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt NamError! Bookmar
1.3.1 Trước khi có luật sở hữu trí tuệ năm 2005Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Từ khi có luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đến nayError! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC .................. Error! Bookmark not defined.
2.1 Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạcError! Bookmark not defined.
2.1.1 Tác giả .............................................. Error! Bookmark not defined.
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

2.1.2 Chủ sở hữu quyền tác giả ................. Error! Bookmark not defined.
2.2 Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạcError! Bookmark not defined.
2.2.1 Quyền của tác giả sáng tạo ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Quyền của chủ sở hữu ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1 Chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giảError! Bookmark not defined.
2.2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ
cho tác giả ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2.3 Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kếError! Bookmark not defined.
2.2.2.4 Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển nhượng quyềnError! Bookma
2.3 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạcError! Bookmark
2.3.1 Một số hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc ..................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.2 Một số hành vi xâm phạm đến quyền tài sản của tác giả và chủ sở
hữu quyền tác giả ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.4 Các chế tài xử lí hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Biện pháp dân sự .............................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Biện pháp hành chính ....................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Biện pháp hình sự ............................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI
VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1 Một số thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Một số tình hình chung hiện nay ...... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
hiện nay................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Một số hạn chế, thiếu sót hiện nay ...... Error! Bookmark not defined.
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

3.3 Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Do ý thức của con người .................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Do sự phát triển mạnh mẽ khoa học- kỹ thuậtError! Bookmark not defined.
3.4 Một số giải pháp và ý kiến đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ......................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Một số giải pháp ............................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Một số đề xuất để hoàn thiện luật về quyền tác giả đối với

tác phẩm âm nhạc ................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................. Error! Bookmark not defined.
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, với cơ hội đã là thành viên chính
thức của nền kinh tế toàn cầu (WTO) đem lại cho nước ta những thuận lợi bên
cạnh đó cũng đặt ra một thách thức và những khó khăn mà chúng ta cần phải nổ
lực hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Sở hữu trí tuệ
đóng một vai trò rất quan trọng bởi vì nó cũng là một công cụ hỗ trợ phát triển
kinh tế, góp phần làm nên sự thịnh vượng của đất nước.
Trong vấn đề sở hữu trí tuệ trong đó còn có quyền tác giả, hiện nay
quyền tác giả có một vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội. Với tầm
quan trọng như vậy nên nước ta đã xây dựng một hệ thống pháp luật về sở hữu
trí tuệ nhằm để bảo hộ, bảo vệ chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền
sở hữu trí tuệ đặc biệt là quyền tác giả, nhưng hiện nay vấn đề xâm phạm quyền
tác giả và quyền liên quan rất phổ biến và ngày càng tăng, nên yêu cầu cấp thiết
bây giờ là phải có văn bản điều chỉnh đến vấn đề này nhằm ngăn chặn, xử phạt
nghiêm hơn những hành vi xâm phạm đồng thời bảo hộ cho quyền tác giả.
Ngày nay với sự bùng nổ thông tin và các phương tiện giải trí trên mạng xã hội
Internet càng tăng, trong đó có âm nhạc và các tác phẩm trong lĩnh vực âm
nhạc. Cùng với sự phát triển mạnh đó kéo theo hành động xâm phạm đến quyền

tác giả đối các tác phẩm âm nhạc làm ảnh hưởng quyền lợi của tác giả, hành vi
này không còn là vấn đề riêng của các tác giả bị xâm phạm nữa mà đây là vấn
đề chung của toàn xã hội, do đó bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
luôn là vấn đề bức xúc và cần phải quan tâm. Tại Việt Nam quyền tác giả đối
với các tác phẩm âm nhạc ít được quan tâm đến vì có nhiều ý kiến cho rằng âm
nhạc chỉ là một hình nghệ thuật dùng để giải trí, nên quyền này không được
quan tâm và pháp luật điều chỉnh đến quyền này cũng chưa có, vì lẽ đó quyền
tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thường bị xâm phạm đến quyền tác giả trong
lĩnh vực âm nhạc không những ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả đã tạo ra
tác phẩm mà con làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, với những lí do đó nên
người viết lựa chọn đề tài “ Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc” với mục đích tìm ra một số hướng giải pháp nhằm hạn chế
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

1

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

những sai phạm đồng thời yêu cầu xây dựng pháp luật bảo vệ quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc hoàn thiện hơn.
2. Giới hạn nghiên cứu
Trong đề tài luận văn mà người viết nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp, chỉ
nghiên cứu một phần trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đó là: quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc. Trong đề tài này, người viết sẽ phân tích một số phần liên
quan đến chủ thể quyền tác giả, nội dung, các quyền nhân thân và quyền tài sản
của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, song song đó người viết cũng đề cập đến
một số thực trạng xâm phạm đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, đồng

thời tìm phương pháp khắc phục những hạn chế của luật để từng bước hoàn
thiện luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, thực hiện tốt việc này góp
phần thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa và xã hội nước ta có một vị thế trên thị
trường âm nhạc quốc tế.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp được người viết sử dụng để nghiên cứu đề tài này gồm
những phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu và phân
tích luật viết, dưa theo qui định của luật Việt Nam, điều ước quốc tế và luật của
một số quốc gia khác người viết dùng phương pháp so sánh. Qua những
phương pháp trên người viết phân tích các tài liệu và kết hợp với thực tiễn và
sau đó đưa ra kết luận cho đề tài.
4. Kết cấu đề tài
Đề tài người viết nghiên cứu gồm có 3 chương như sau:
Chương 1. Khái quát chung về tác phẩm âm nhạc và quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc
Chương 2. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc
Chương 3. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

2

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

CHƢƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
Khi vấn đề hội nhập kinh tế thế giới đặt ra những vấn đề thách thức đối
với các nước thành viên trong đó có Việt Nam chúng ta, để đáp ứng được yêu
cầu này nước ta cần phải đặt ra những chính sách mới cũng như ban hành các
văn bản mới Khái quát chung về tác phẩm âm nhạc. Nhưng những năm gần
đây với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống- xã hội cũng như khoa học công
nghệ. Các tác phẩm văn học và nghệ thuật không chỉ làm cho đời sống tinh
thần của con người trở nên có giá trị mà nó còn đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao cuộc sống làm cho cuộc sống của mỗi người thêm
phong phú. Vậy cùng với sự phát triển đó âm nhạc cũng có một vị trí quan
trọng đối với đời sống hiện đại, với sự đóng góp của âm nhạc như thế nên
trong chương 1 người viết chủ yếu tìm hiểu một cách khái quát về quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc.
1.1 Khái quát chung về tác phẩm âm nhạc
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc
Âm nhạc là một loại hình thức văn nghệ có từ lâu đời, âm nhạc có từ khi
loài người có mặt trên trái đất nhưng sau đó cùng với sự phát triển của trình độ
loài người âm nhạc cũng dần dần hình và phát triển. Chúng ta nghe nhạc mỗi
ngày, say mê với âm nhạc. Nhưng có lẽ không ai cũng biết lịch sử ra đời và
phát triển của âm nhạc.
Vào thời kì Hy Lạp- La Mã, âm nhạc đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Trong thời kì này có một người đàn ông đã phát triển âm nhạc và phát
hiện ra một loại hình thức mới đó là kỷ thuật ghi lại nhạc bằng nốt, trong thời
đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc
mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh thần chiến đấu
dũng cảm, giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh giữa Hán và Sở, Trương
Lương là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất thời đó cũng đã dùng tiêu để
thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng bạc, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ
GVHD: Nguyễn Phan Khôi


3

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

chỉ huy bỏ trốn và đầu hàng Hàn Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu
quá nhiều. Sau đó, thời kì phong kiến âm nhạc bị chèn ép và suy thoái một thời
gian.1
Mãi đến thời kì phục hưng vào khoảng thế kỉ XIV- XVI nền âm nhạc
mới được khôi phục lại, trong thời kì này xuất hiện một số thể loại nhạc mới
như là nhạc opera, nhạc kịch. Trong thời bấy giờ xây dựng được nhiều phái
nhạc kịch, đầu tiên là ở Ý, sau đó ở Pháp. Vào thế kỉ XIX, đây là thời kì thoái
trào của cách mạng Tư sản pháp, vì vậy nhạc thời điểm lúc bấy giờ là phản ánh
nỗi bế tắc của người bị áp bức, bóc lột. Âm nhạc vào thời kì này được dùng như
là một loại vũ khí để đấu tranh giành lại quyền tự do, nên lúc này có thể thấy
âm nhạc được chú trọng quan tâm phát triển rất cao, giai đoạn này xuất hiện
một số các nhà viết nhạc nổi tiếng. Ví dụ như ông Haydn là người viết rất nhiều
bản nhạc giao hưởng, ông Mozart.
Đến thế kỉ XX, ngành âm nhạc phát triển rất mạnh vào thời kì này âm
nhạc được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông và ở một số nước
Châu Âu ngành âm nhạc được coi trọng rất cao, ở những nước này họ đã thành
lập một số trường đại học chuyên giảng dạy và nghiên cứu về âm nhạc. Từ năm
1900 và trong suốt thế kỉ XX chiến tranh thế giới thứ hai đã nổ ra, xuất hiện
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Âm nhạc cũng kéo theo, nhằm để phản ánh
cuộc sống của mọi người và phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Như vậy âm
nhạc lúc nào cũng là một thứ loại vũ khí dùng để biểu hiện một cách phóng đại
cực đoan tâm trạng, cảm xúc của con người. Năm 1945 đến nay nền âm nhạc đã

được những kết quả phải chú ý, tại một số nước châu Âu đã xuất hiện một số
nhà soạn nhạc sang chế ra một loại hệ thống sáng tác mới là âm nhạc cụ thể và
âm nhạc điện tử, hai loại âm nhạc này được giải thích như sau:
- Âm nhạc là một loại nhạc được lắp ráp và pha trộn những âm thanh ghi
trên băng nhựa với nhau.
- Âm nhạc điện tử là một loại được tạo ra từ những âm thanh theo lối
hiện đại hơn đó là nhờ máy móc.
1

phát triền của âm nhạc- có thể bạn chưa biết, [truy cập vào ngày 16/4/2013].

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

4

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Ở Việt Nam do các yếu tố lịch sử hình thành nên một nền âm nhạc mang
cả yếu tố bản địa và chịu ảnh hưởng của cả các nền âm nhạc bên ngoài. Nền âm
nhạc của nước ta phát triển cũng rất sớm, bắt đầu vào thời kì vua Hùng đã xuất
hiện âm nhạc nhưng âm nhạc thời kì này chủ yếu chịu ảnh hưởng nền âm nhạc
của Trung Quốc và Ấn Độ. Do nước ta chịu sự lệ thuộc một ngàn năm Bắc
thuộc, nền văn hóa trong đó có âm nhạc cũng bị chi phối theo. Vào thời này nền
âm nhạc Việt Nam phát triển mạnh hơn thời kì dựng nước, do chịu ảnh hưởng
quá lâu của Trung Quốc tạo cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều mang sắc thái.
Với đặc điểm có trước sự xuất hiện của chữ viết, từ lâu âm nhạc luôn là phương
tiện để người dân thể hiện mọi cảm xúc của mình về thế giới xung quanh, dù là

tình yêu đôi lứa, lòng căm thù hay sự buồn giận, chán nản. Âm nhạc ở Việt
Nam còn sớm thể hiện những tư tưởng tôn giáo, đời sống tâm linh và phong tục
tập quán của dân tộc. Hiện nay âm nhạc Việt Nam còn chịu sự ảnh hưởng của
Châu Âu và một số nước Châu Á như Hàn Quốc hoặc Nhật Bản do giao lưu
văn hóa giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển.
1.1.2 Khái niệm tác phẩm âm nhạc
Tác phẩm âm nhạc là một loại tác phẩm được tác giả sáng tạo nên từ
hoạt động lao động trí óc, tuy nhiên tác phẩm âm nhạc có một điểm đặc trưng
riêng khác với các tác phẩm khác đều ra đời do thành quả lao động trí óc của
tác giả. Trước hết hãy thử tách riêng hai từ “ âm” và “ nhạc”, có thể thấy rằng
“âm” là âm thanh có sẵn trong thiên nhiên, còn “ nhạc” là loại âm mang tính
nhạc bởi có tần số rung mà vật lí đã xác định. Tần số rung càng nhanh thì mức
độ âm thanh mang tính nhạc càng cao, tần số rung của âm càng chậm thì mức
độ âm thanh mang tính nhạc càng trầm. Điều đó dẫn tới sự khác biệt giữa âm
thanh mang tính nhạc và tiếng động. 2
Nếu đứng dưới góc độ của luật thì tác phẩm âm nhạc do nhiều yếu tố
hình thành, chịu sự điều chỉnh của luật khác nhau. Vậy tác phẩm âm nhạc là
một tác phẩm lớn chứa đựng nhiều đoạn nhạc ghép với nhau, bằng những thủ
pháp nối tiếp, dạo đầu, khai triển, biến hóa, lặp lại để có được các cấu trúc.
2

ThS Hoàng Điệp, Những khái niệm sơ lược về nguồn gốc của âm nhạc,
nhung- khai- niem- so- luoc- ve- nguon- goc- cua- am- nhac,
html, [ truy cập 16/4/2013].
3
Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Hà Nội, năm 2003, trang 226.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

5


SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo

3


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Như vậy theo từ điển Việt Nam tác phẩm âm nhạc được tạo nên từ các đoạn
nhạc nhỏ ghép lại với nhau bằng những thủ pháp riêng đặc trưng của ngành
này, tác phẩm âm nhạc là một loại tác phẩm rất phong phú về thể loại và cả
hình thức. Cũng như loại hình nghệ thuật khác như hội họa sử dụng đường nét,
hình khối, màu sắc còn văn thơ thì sử dụng sức mạnh của ngôn từ, âm nhạc thì
sử dụng âm thanh và giai điệu. Vậy âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cả chữ viết
hoặc một số ký tự được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính riêng của loại
hình nghệ thuật này, âm thanh thì được ghi lại bằng các ký tự trong âm nhạc.
Đồng thời tác phẩm âm nhạc còn được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác như phần khái niệm sau : “tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện
dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc
không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”. 4 Như
vậy trong một tác phẩm âm nhạc muốn nó trở thành bản nhạc và phát ra âm
thanh mà tất cả mọi người thưởng thức, các nhà soạn nhạc họ phải ghép các nốt
nhạc thành một bản nhạc mà họ mong muốn, nhưng không phải tác phẩm âm
nhạc nào cũng bắt buộc phải được thể hiện dưới dạng các nốt nhạc mới là tác
phẩm âm nhạc, miễn là tác phẩm âm nhạc thể hiện được đủ ba yếu tố của âm
nhạc như là giai điệu, nhịp điệu và hòa âm. Một khúc nhạc được thể hiện bằng
một loại nhạc cụ như gitar hoặc piano đều được coi là một tác phẩm âm nhạc.
Như vậy, theo khái niệm này tác phẩm âm nhạc được thể hiện thành nhạc hoặc
chỉ còn là một nốt nhạc, ký tự trong âm nhạc đều được công nhận là tác phẩm
âm nhạc. Tuy nhiên có một số điều bắt buộc dù được thể hiện thành âm nhạc,

dù chỉ có là một ký tự nhưng nó phải có giai điệu và nhịp điệu để dễ dàng phát
triển thành bản nhạc. Nhưng đối với tác phẩm âm nhạc dân gian không phải tạo
nên từ nốt nhạc như nhạc hiện đại vì loại hình âm nhạc này nó mang đặc trưng
là tác phẩm khẩu truyền nên tác phẩm âm nhạc dân gian không phải do một tác
giả nào sáng tạo, tuy nhiên loại nhạc dân gian cũng được tạo nên từ các âm
thanh, cũng có giai điệu để người trình diễn dễ trình bày nên loại tác phẩm này
cũng được coi như là một loại tác phẩm âm nhạc.

4

Điều 12 nghị định 100/2006/NĐ-CP.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

6

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Tóm lại, tại điều 12 nghị định 100 năm 2006 (NĐ 100/2006/NĐ-CP) là
nghị định đầu tiên nêu lên khái niệm về tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới
bất kỳ hình thức nào có thể là một ký tự trong một bản nhạc hoặc chỉ là một ký
tự thể hiện trên giấy, có thể chỉ một câu hát trong dân gian mà nó thể hiện đầy
đủ các yếu tố đặc trưng của âm nhạc như âm thanh, giai điệu và nhịp điệu,
mang ý nghĩa âm nhạc mà tất cả mọi người đều thưởng thức, đồng thời nói lên
tâm tư tình cảm tác giả muốn truyền đạt.
1.1.3 Đặc trƣng của tác phẩm âm nhạc
Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh, các nhân tố âm thanh được

phát triển nối tiếp nhau và lần lượt đi vào nhận thức thông qua tai nghe, thông
qua sự tiếp nhận của mỗi người. Một tác phẩm khi được coi là tác phẩm âm
nhạc thì tác phẩm đó phải phát ra âm thanh, có các yếu tố như giai điệu, nhịp
điệu, hòa âm cường độ và cách cấu tạo. Tất cả các yếu tố này, luôn tồn tại trong
tác phẩm âm nhạc và có mối quan hệ hỗ trợ nhau và không thể tách rời nhau, ví
dụ trong bản nhạc dù có lời hay không lời giai điệu, nhịp điệu và hòa âm không
thể thiếu được.
Giai điệu là sự trình bày ý tưởng âm nhạc trong phạm vi một bè, trong
giai điệu thường có mối tương quan về độ cao của âm thanh, độ dài ngắn, sự ổn
định giữa các nốt nhạc. Khi sáng tác, các nhạc sĩ hoặc những người viết nhạc có
thể hình thành giai điệu trước, sau đó mới hòa âm cho giai điệu, đôi khi cả giai
điệu và hòa âm được các nhà viết nhạc viết cùng lúc. Còn hòa âm có yếu tố
quan trọng bởi vì nó hình thành nên tác phẩm âm nhạc, hòa âm chính là các
hình thức làm rõ nghĩa cho giai điệu. Hòa âm và giai điệu có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, hòa âm tạo nên chức năng cho giai điệu, hòa âm biến đổi giai
điệu làm cho giai điệu có sự căng thẳng và ổn định khác nhau tùy theo loại bản
nhạc mà các nhà viết nhạc hoặc nhạc sĩ hòa âm theo của ý họ. Còn về nhịp điệu
chỉ là cường độ được thể hiện trong tác phẩm âm nhạc.
Vì vậy trong tác phẩm âm nhạc, luôn có 3 yếu tố trên mới được coi là
một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh và khi kết hợp cả 3 yếu tố đó phải phát ra âm
thanh. Nếu đã kết hợp cả yếu tố trên mà không phát ra được âm thanh thì không
thể coi là tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, trong bài hát hoặc bản nhạc muốn có
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

7

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc


một giai điệu, nhịp điệu hay tác giả cũng phải tìm kiếm, tập hợp các bản hòa âm
cho bản nhạc hoặc ca khúc đó. Dù tác phẩm âm nhạc hội đủ ba yếu tố giai điệu,
hòa âm, nhịp điệu nhưng nó cũng phải có công sáng tạo của tác giả để biến các
yếu tố này hòa quyện với nhau tạo thành một tác phẩm âm nhạc hấp dẫn, các
tác giả phải biến đổi các âm điệu tập hợp các nốt nhạc ghép lại với nhau thành
những nốt nhạc phát ra được âm thanh dài.
Một tác phẩm âm nhạc có thể được thể hiện bằng những ký tự âm nhạc
là các nốt nhạc hoặc lời, dù tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới hình thức nào
một trong hai hình thức này do tác giả, các nhà soạn nhạc lựa chọn để tác phẩm
của họ được thể hiện. Ví dụ các nhà soạn nhạc nổi tiếng như Mozart,
Beetthowven và Tchaikovsky thường viết nhạc trên phím đàn, viết nhạc trên
giấy. Tác phẩm âm nhạc có rất nhiều hình thức để thể hiện như phần khái niệm
đã trình bày, nhưng hình thức chủ yếu mà các nhà viết lời, hoặc nhạc sĩ thường
thể hiện chủ yếu là viết nhạc trên giấy sau đó một số nhạc sĩ sẽ đem đi hòa âm
bằng một số dụng cụ.
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của công nghệ, hình thức soạn nhạc theo
phương pháp thủ công đã không còn nữa thay vào đó các nhà soạn nhạc sử
dụng một số công cụ hoàn toàn cách viết nhạc trên máy như phần mềm soạn
nhạc Encore.5 Đây là một phần mềm soạn nhạc mới giúp cho những người soạn
nhạc rút ngắn được thời gian, đồng thời phần mềm soạn nhạc này có thể cho tác
giả viết được lời nhạc trong cùng thời gian viết lời và có thể viết một bản nhạc
theo ý muốn của mình. Như vậy tác phẩm âm nhạc do công sức tham gia sáng
tạo của các tác giả cho tác phẩm âm nhạc, tác phẩm âm nhạc cũng là một sản
phẩm của lao động trí óc của tác giả cho nên tác phẩm âm nhạc thuộc các loại
hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. 6
1.1.4 Phân loại tác phẩm âm nhạc
Đối với một nền âm nhạc chuyên nghiệp, người ta có thể phân loại thành
nhiều mảng khác nhau, cách phân loại âm nhạc hiện nay rất đa dạng. Dù phân
loại theo cách nào thì tác phẩm âm nhạc đều có một điểm chung là được tạo

5

Phần mềm soạn nhạc trên máy tính, [truy cập 17/4/2013].
6
Điều 14 luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

8

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

nên từ các nốt nhạc, trong một bản nhạc được sáng tạo nên nhờ từ việc ghép lại
các nốt nhạc với nhau thành một bản nhạc hoàn chỉnh. Vì vậy theo cách sáng
tạo một tác phẩm âm nhạc được chia ra thành hai loại đó là nhạc có lời và nhạc
không lời.
Đối với thể loại nhạc có lời, thể loại nhạc này rất phổ biến có phần nhạc
và lời đầy đủ, ví dụ như bài “Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển”.
Thể loại nhạc có lời có thể chỉ có một tác giả chịu trách nhiệm sáng tác và cũng
có thể do đồng tác giả cùng sáng tác trong một ca khúc, ví dụ ca khúc “Đồng
chí nhạc do Minh Quốc sáng tác và thơ do Chính hữu viết”. Trong một tác
phẩm âm nhạc có rất nhiều yếu tố cấu tạo thành nhưng trong đó có hai phần
chủ yếu là phần nhạc và phần lời, nếu có đồng tác giả tham gia sáng tạo tác
phẩm âm nhạc thì họ đều có quyền ngang nhau đối với tác phẩm mà họ cùng
sáng tác. Trong khi đó cũng có một số trường hợp, trong một số tác phẩm âm
nhạc có thể có cả nhạc sĩ chuyên phối khí cho tác phẩm và họ cũng tham gia
sáng tạo tác phẩm bằng sức sáng tạo của chính họ. Ở nước ta việc nhạc sĩ tham

gia phối khí chỉ mới được xuất hiện phổ biến trong mấy năm trở lại đây, những
người này họ cũng có công sáng tạo cho tác phẩm nên hiện nay cũng có một số
tổ chức công nhận các nhạc sĩ chuyên phối khí như là một đồng tác giả của tác
phẩm âm nhạc. Ví dụ vào tháng 6 năm 2005 đài truyền hình Việt Nam tổ chức
chương trình bài hát việt, nhạc sĩ Anh Quân vừa đoạt giải thưởng nhạc sĩ phối
khí. Với việc tổ chức cuộc thi này, chứng tỏ sự thừa nhận của nhạc sĩ phối khí
trong âm nhạc Việt Nam.
Đối với thể loại nhạc không lời là một loại nhạc được diễn tả bằng nhạc
cụ là chủ yếu để thay lời hát của con người, ví dụ như buổi hòa nhạc tại nhà hát
lớn Hà Nội, đây là một thể loại nhạc không lời. Tác phẩm âm nhạc không lời
có hai trường hợp xảy ra, trong trường hợp đầu tiên tác giả yêu thích thể loại
nhạc không lời nên sáng tác một bản nhạc không lời để giành riêng cho một
buổi hòa nhạc hoặc hòa tấu trên sân khấu. Còn đối với trường hợp thứ hai, có
thể các đồng tác giả cùng sáng tác trong một tác phẩm âm nhạc họ tách riêng ra
phần nhạc đem đi làm một thể loại tác phẩm âm nhạc khác, việc các đồng tác
giả tách riêng ra các phần của mình đối với các tác phẩm âm nhạc xác định

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

9

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

được phần riêng lẻ trong tác phẩm âm nhạc đó và mỗi phần mà tác giả tham gia
sáng tác, nên họ đều có quyền quyết định đối với phần mà họ tham gia sáng tác.
Việc đem phần nhạc thuộc phần mà họ sáng tác đi làm thành một tác
phẩm mới thuộc toàn quyền của họ, tác phẩm âm nhạc không lời này có thể là

một loại nhạc phái sinh cũng có thể là một thể loại âm nhạc gốc của một nhạc
sĩ chỉ chuyên viết bản nhạc không lời. Nhạc không lời là tác phẩm phái sinh
hay tác phẩm gốc làm của một nhạc sĩ đều thành quả lao động của tác giả sáng
tạo, tác giả phải miệt mài bỏ công sức và thậm chí cả tiền bạc, thời gian cho tác
phẩm âm nhạc để cho mọi người thưởng thức. Vì thể loại nhạc không lời cũng
là một loại tác phẩm âm nhạc được tác giả sáng tác từ các ký tự của âm nhạc
cho nên nó vẫn thuộc tác phẩm âm nhạc được bảo hộ.
1.2 Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong pháp luật quốc tế
1.2.1 Một số điều ƣớc quốc tế điều chỉnh về tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc
Công ƣớc Berne 1886
Vấn đề về bảo hộ quyền tác giả ở quốc tế bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ
XIX trên cơ sở các thỏa ước song phương. Nhiều thỏa ước được kí kết nhưng
vẫn để bảo hộ về quyền tác giả vẫn chưa thống nhất được, một số quốc gia cố
gắng đạt được vấn đề chung mà tất cả các nước đều mong muốn là nhằm chống
lại hành vi xâm phạm quyền tác giả. Với lí do đó năm 1886, để quy định cơ sở
cho việc công nhận lẫn nhau về quyền tác giả giữa các quốc gia khác nhau, một
điều ước quốc tế nhằm thống nhất được vấn đề trên lấy tên là công ước Berne
bảo hộ về tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật. Công ước này đã trải qua nhiều
lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1908 tại Berlin, năm 1928 tại rome, năm
1948 tại Brussel, năm 1967 tại Stockholm. Việc sửa đổi, bổ sung công ước xuất
phát từ sự tiến bộ khoa học kỉ thuật, các điều luật được điều chỉnh chi tiết về
việc bảo hộ liên quan đến vấn đề trên. Công ước Berne ra đời đánh dấu sự tiến
bộ rất lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
trên thế giới.
Sau nhiều lần sửa đổi, công ước Berne đã đưa ra các qui định đạt mức
hài hòa cao dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia với những qui định về mức độ
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

10


SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

bảo hộ tối thiểu.7 Dựa trên nguyên tắc này thì tác phẩm của các quốc gia khác
mà là thành viên của công ước này đều được bảo hộ như tác phẩm của tác giả
bảo hộ như nhau không phân biệt tác phẩm của một cá nhân được sáng tác ở
đâu. Bên cạnh đó nguyên tắc bảo đảm quyền tối thiểu buộc các quốc gia là
thành viên phải qui định trong pháp luật của mỗi quốc gia là thành viên mức
bảo hộ không được bảo hộ thấp hơn mức bảo hộ công ước đã thiết lập.
Đó là sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích cho các nước thành
viên. Công ước Berne là một công ước quốc tế về bản quyền lâu đời nhất, bởi
vì nó đã tạo một nền tảng cho các công ước và hiệp ước khác. Vì vậy, việc tiếp
cận với công ước Berne và công ước khác quốc tế về bản quyền để có nhận
thức đầy đủ, làm cơ sở cho việc khai thác các lợi ích bản quyền về tác giả trên
phạm vi quốc tế. Nhận thức được lợi ích này nên ngày 26 tháng 10 năm 2004
Việt Nam là thành viên thứ 156 của công ước Berne.
Hiệp ƣớc WCT 1996 (WIPO Copyrigh Treaty)
Sau công ước Bern về bảo tác phẩm văn học nghệ thuật, thường xuyên
sửa đổi, khoảng 20 năm sửa đổi không thỏa thuận được cho tới sữa đổi lần cuối
cùng ở Stockholm vào năm 1967 và tại Pari năm 1971. Hội nghị nhằm tìm ra
giải pháp cho sự phát triển mạnh của công nghệ ghi âm, nhiếp ảnh,kỹ thuật
quay phim và truyền hình8. Cùng với sự ra đời của hiệp ước WPPT là sự ra đời
của hiệp ước WCT tại hội nghị ngoại giao từ ngày 2 đến 20 tháng 12 năm 1996
và có hiệu lực vào ngày 20 tháng 3 năm 2002.
Hiệp ước WCT chủ yếu lưu trữ tác phẩm bằng một phương tiện dưới
hình thức kỹ thuật số, việc bảo hộ tác phẩm dưới hình thức trên được hiệp ước
qui định kỷ hơn. Đồng thời còn qui định các hạn chế và một số ngoại lệ trong

môi trường kỷ thuật số, các biện pháp bảo hộ và quản lí.
Công ƣớc Geneva 1971
Công ước này bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép
không được phép các bản ghi âm vi phạm, công ước này được làm tại Geneva
7
Kiến thức co bản về quyền tác giả, quyền liên quan- bài 6: các điều ước quốc tế, cục bản quyền tác
giả, [ truy cập vào 17/4/ 2013].
8
Kamil Idrit, cẩm nang sở hữu trí tuệ, Trần Hữu Nam dịch.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

11

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

và kí kết vào ngày 29 tháng 1 năm 1971 nên gọi là công ước Geneva. Công ước
bảo hộ cho tất cả các quốc gia là thành viên của công ước hoặc là thành viên
của liên hiệp quốc, thành viên của bất kì tổ chức nào thuộc hệ thống của tổ
chức liên hiệp quốc. Công ước có 14 điều qui định nghĩa vụ của các quốc gia
thành viên về việc bảo hộ của các nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch của
các quốc gia thành viên khác, chống lại việc làm bản sao và việc nhập khẩu các
bản sao nhằm mục đích phân phối công cộng, việc phân phối các bản sao tới
công chúng không được sự đồng ý của nhà sản xuất. Việc bảo hộ có thể được
qui định thành đối tượng điều chỉnh luật quyền tác giả, thời hạn bảo hộ cũng
giống như của công Rome kéo dài ít nhất 20 năm, kể từ khi định hình hoặc
công bố lần đầu tiên bản ghi âm. Văn phòng quốc tế WIPO được giao nhiệm vụ

thực hiện chức năng thư ký của công ước. 9 Ngày 15 tháng 7 năm 2009 công
ước này có tới 77 quốc gia thành viên của ước và công ước Geneva bắt đầu có
hiệu lực tại Việt Nam ngày 6 tháng 7 năm 2005.
1.2.2 Luật của một số quốc gia điều chỉnh về quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc
Luật của Hợp Chủng quốc Hoa Kì
Luật quyền tác giả của hợp chúng quốc Hoa Kì gồm 11chương, trong đó
có 8 chương điều chỉnh về quyền tác đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật
và tác phẩm được bảo hộ, 3 chương còn lại qui định các quyền liên quan. Trong
khi đó luật quyền tác giả của Mĩ còn qui định các mức xử phạt đối với các
hành vi xâm phạm đối với quyền tác giả, tại điều 106A qui định các quyền của
tác giả đối với việc nêu nguồn gốc tác phẩm, tác giả và bảo vệ sự toàn vẹn của
tác phẩm.10 Đối với luật của Hoa Kì còn có qui định quyền tác giả đối với tác
phẩm phục hồi,11chương 2 qui định về chủ sở hữu quyền tác giả và chuyển
nhượng quyền tác giả còn chương 3 thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các

9

Cục bản quyền tác giả, các điều ước quốc tế,
[truy cập ngày 22/4/2013].
10
Cục bản quyền tác giả, Luật quyền tác giả hợp chủng quốc Hoa Kì.
11
Điều 104A luật quyền tác giả hơp chủng quốc Hoa Kì, cục bản quyền tác giả,
truy cạp ngày 16/4/2013].

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

12


SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

tác phẩm của tác giả là người có quốc tịch Mĩ và các quốc gia mà Mĩ có ký kết
các hiệp định song phương.
Chương 4 thì lại qui định hình thức đăng ký bảo hộ quyền tác giả, trong
chương này gồm có 12 điều. Chương 5 qui đinh một biện pháp thực thi chống
lại các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả, không những thế trong luật quyền
tác giả còn qui định đối với các các yêu cầu về sản xuất và nhập khẩu tác phẩm
qua các nước khác, chương 8 qui định các hành thức trả tiền nhuận bút, thù lao
khi sử dụng các tác phẩm của tác giả. Như vậy, trong luật quyền tác giả của hợp
chủng quốc Hoa Kì là một đạo luật nổi tiếng trên thế giới và một đạo luật qui
định khá rõ ràng và chi tiết đối với quyền tác giả, các biện pháp xử lí hành vi
xâm phạm quyền tác giả của Hoa Kì qui định rất nghiêm ngặt hơn luật của Việt
Nam. Trong luật Việt Nam áp dụng các biện pháp khởi kiện ra tòa án còn nhẹ
như chỉ buộc chấm dứt hành xâm phạm, buộc xin lỗi hoặc cải chính công khai,
12

trong khi luật biện pháp hình sự chỉ qui định trên luật trong khi thực tế vẫn

chưa có cơ quan nào áp dụng.
Vì vậy, luật quyền tác giả Hoa Kì là một trong những bộ luật tiến bộ. Do
đó đây cũng là một bộ luật mẫu mà các nước khác nên học hỏi theo như Việt
Nam, hoặc ký kết những hiệp định song phương để học hỏi và trao đổi kinh
nghiêm của Hoa Kì khi áp dụng biện pháp khởi kiện ra tòa án sẽ bị tịch thu và
xử lí đồ vật vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại đối với hành vi mà người vi
phạm gây ra và nếu mức độ gây hại quá nặng thì áp dụng ngay biện pháp hình
sự, còn ở Việt Nam trên thực tế chỉ áp dụng biện pháp xử phạt dân sự, nếu nặng

thì chỉ áp dụng biện pháp hành chính là chủ yếu. Vậy cho thấy pháp luật nước
ta còn nhiều hạn chế.
Luật quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
Luật này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 1961 và luật này
được sửa đổi, bổ sung vào ngày 1 tháng 4 năm 2000. Luật quyền tác giả tác
phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển gồm có 9 chương và có 63 điều,
trong luật của Thụy Điển nếu so với luật quyền tác giả của Hoa Kì thì luật của
nước Thụy Điển có ít điều hơn nhưng việc qui định việc tác giả hưởng các
12

Điều 202 luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

13

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

quyền và lợi ích hoặc các biện pháp xử lí các hành vi xâm phạm quyền tác giả
cũng rõ ràng và khá chặt chẽ.
Trong chương 1 qui định đối tượng và phạm vi bảo hộ tác phẩm, tại
chương này luật của Thụy Điển qui định các tác phẩm nào do tác giả sáng tạo
ra thì đều thuộc phạm vi bảo hộ của pháp. 13 Vậy một tác phẩm thuộc phạm vi
bảo hộ thì tác phẩm đó phải do tác giả trực tiếp sáng tạo, tương tự với điều 736
luật dân sự Việt Nam. Chương 2 qui định giới hạn quyền tác giả, trong giới hạn
quyền tác giả luật của Thụy Điển qui định khá chi tiết các hình thức sao chép
hợp pháp và các hình thức sao chép trái với qui định của pháp luật khi không

xin phép tác giả,chương này gồm có 26 điều. Tại chương 2 luật của Thụy Điển
có sự tương đồng với nhau như việc xin phép khi sao chép các tác phẩm, một
số trường hợp sao chép gây phương hại đến tác giả sẽ được pháp luật công
nhận nhưng trong luật của Thụy Điển còn có chương qui định về quyền được
hưởng các thù lao đặc biệt14 còn trong luật Việt Nam chỉ qui định các hành vi
sao chép vì mục đích kinh doanh thì được hưởng tiền thù lao.
Đối với chương 3 qui đinh các hình thức chuyển giao quyền tác gia cho
các cơ quan, tổ chức khác, chương này gồm có 16 điều. Chương 4 thì qui định
thời hạn bảo hộ quyền tác giả, trong chương 4 chỉ có 3 điều qui định về vấn đề
liên đến thời hạn bảo hộ tác phẩm của tác giả. Chương 5 thì qui định các quyền
liên quan, tại chương 6 là chương dành riêng qui định những trường đặc biệt
khi công bố tác phẩm mà không có bút danh hoặc chữ ký của tác giả đó để phân
biệt với các tác phẩm của tác giả trước đó thì sẽ bị pháp luật xử lí theo các biện
pháp mà luật nước này qui định tại chương 7, chương 7 gồm 18 qui định các
biện pháp cưỡng chế của pháp luật khi xâm phạm đến quyền tác giả. Như vậy
tại chương này luật Thụy Điển qui định các biện pháp chế tài các hành vi xâm
13

Cục bản quyền tác giả, luật quyền tác giả Thụy Điển,

/>cập
ngày
16/4/2013].
14

Chương IIa tại điều 26, 27 luật quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển, cục bản
quyền tác giả,
cập 16/4/2013].

GVHD: Nguyễn Phan Khôi


14

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

phạm quyền tác giả nhẹ hơn luật của Mĩ, tuy vậy luật của Thụy Điển qui định
rõ ràng áp dụng hơn luật của Việt Nam không chồng chéo như luật của nước ta.
Chương 8 và chương 9 qui định các vấn đề khác.
Do vậy để pháp luật về quyền tác giả trong đó có quyền tác giả âm nhạc
của nước ta bảo đảm các quyền và lợi ích của họ được toàn vẹn đúng với công
sức những người này đầu tư cho sản phẩm của họ, tiến kịp với các nước tiến bộ
điển hình như Mĩ và Thụy Điển đã tìm hiểu trên đây và đồng thời để trao dồi
cho nền pháp luật về tác giả của nước nhà. Hiện nay, nước ta đã ký kết một số
điều ước quốc tế song phương như: hiệp định giữa chính phủ Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam với chính phủ Hoa Kì về thiết lập quan hệ quyền tác giả
(BCA) được kí kết vào ngày 26-6-1996, được chính phủ nước ta phê duyệt
ngày 26-12-1997 và bắt đầu có hiệu lực ngày 23-12-1998. Đồng thời nước ta
còn kí kết hiệp định với Liên Bang Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hiệp định này kí kết vào ngày 7-7-1999 và có hiệu
lực ngày 8-6- 2000. Để ngăn chặn các tội phạm xâm phạm đến quyền tác giả
được thuận lợi, nhất là trong việc ngăn chặn các tội phạm xâm phạm quyền tác
giả thực hiện các hành vi sao chép mang tính quốc tế và các quốc gia trong khu
vực. Vì lí do này nên Việt Nam còn ký kết một số thỏa thuận với một số nước
trong khu vực Châu Á như với Thái Lan và Hàn Quốc về vấn đề bảo hộ quyền
tác giả. Quyền tác giả nói chung trong đó quyền tác giả trong tác phẩm âm nhạc
nói riêng là một quyền rất quan trọng trong quyền sở hữu trí tuệ.
1.3 Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt

Nam
1.3.1 Trƣớc khi có luật sở hữu trí tuệ năm 2005
Ở Việt Nam, giai đoạn trước năm 2005 pháp luật về quyền tác giả được
xây dựng vào những năm 80 của thế kỉ XX. Nước ta đã ban hành một số văn
bản pháp luật có qui định việc bảo hộ quyền tác giả, vấn đề trên được đề cập
ngay trong bản hiến pháp nước ta vào năm 1946 đã ghi nhận những quyền cơ
bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, tư tưởng tiến bộ đó được tiếp tục
thể hiện những bản hiến pháp sau này như bản 1959, 1980 và hiến pháp 1992
cũng đề cập vấn đề quyền tác giả.
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

15

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Một loạt văn bản liên quan đến quyền tác giả được ban hành, với sự ra
đời điều lệ Li-xăng 1984 và năm 1986 nghị định 142/HĐBT,đây là những văn
bản riêng biệt về quyền tác giả ban hành với một số qui định nhằm điều chỉnh
về quyền này. Qua một số năm thực hiện nghị định 142/HĐBT đã tạo tiền đề
pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ về quyền tác giả và lợi ích hợp pháp của
họ, làm căn cứ để cơ quan bảo hộ quyền tác giả (Cục Bản quyền tác giả) thực
hiện quyền đăng ký và giải quyết các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực quyền
tác giả. Nhưng trong quá trình áp dụng nghị định này bộc lộ một số điểm hạn
chế, nên trước yêu cầu đó vào ngày 2 tháng 12 năm 1994, Ủy ban Thường Vụ
Quốc hội khóa IX thông qua pháp lệnh quyền tác giả. Kỳ họp lần thứ 8 khóa
IX, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật
Dân Sự vào ngày 28 tháng 10 năm 1995. Bộ luật Dân Sự năm 1995 điều chỉnh

hầu hết các vấn đề dân sự trong đó có một phần điều chỉnh quyền tác giả tại
chương I phần thứ 6 và phần thứ 7, sự ra đời Bộ luật Dân Sự năm 1995 được
lấy từ pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Với các qui định về quyền tác giả là một
tiến bộ mới về hoạt động lập pháp ở nước ta đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Sau
Bộ luật này ra đời, theo đó hàng loạt các văn bản có liên quan đến quyền tác giả
được ban hành, bao gồm như là:
-Nghị định 76/CP ban hành ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số qui định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân Sự.
-Thông tư 166/1998/TT-BTC,ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1998 của
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả.
-Thông tư liên tịch số 27/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT,
ban hành ngày 5 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với
Viện kiểm soát nhân dân tối cao và Bộ văn hóa thông tin hướng dẫn áp dụng
một số qui định của Bộ luật Dân Sự năm 1995.
1.3.2 Từ khi có luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đến nay
Mặc dù quyền tác giả có thể được xem hình thành từ các bản hiến pháp
nhưng quyền tác giả ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề mới và phức tạp. Việc hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật về quyền tác giả vẫn là một yêu cầu bức thiết nhằm
khuyến khích nội lực sáng tạo của các tác giả và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
GVHD: Nguyễn Phan Khôi

16

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

tế. Với lí do này vào tháng 5 năm 2005 Bộ Luật Dân Sự mới ra đời. Trong Bộ
Luật Dân Sự năm 2005 vẫn qui định về sở hữu trí tuệ vẫn còn thu hẹp, chúng

còn đóng vai trò hướng dẫn chung. Năm 2003 luật sở hữu trí tuệ đã được đưa
vào chương trình làm luật của quốc hội thông qua, ban dự thảo đầu tiên do cục
sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học công nghệ và cục bản quyền tác giả thuộc Bộ
Văn hóa thông tin soạn thảo. Tại kỳ họp Quốc hội khóa X ngày 29 tháng 11
năm 2005, luật sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua, điều chỉnh các quan
hệ sáng tạo và vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và các quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và luật này bắt đầu có hiệu lực
ngày 1 tháng 7 năm 2006.
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 gồm 222 điều, 18 chương và 6 phần, trong
đó quyền tác giả và các quyền liên quan qui định ở phần II với 6 chương và 45
điều. Bênh cạnh đó qui định về quyền tác giả và quyền liên quan còn được qui
định, hướng dẫn tại nghị định 100/2006/NĐ-CP được ban hành ngày 21 tháng 9
năm 2006 và nghị định này được sửa, đổi và bổ sung bằng nghị định
85/2011/NĐ-CP vào ngày 21 tháng 9 năm 2011. Sự ra đời luật sở hữu trí tuệ
2005 được coi là một bước tiến mới trong công việc ban hành văn bản qui
phạm pháp luật của ngành lập pháp nước ta đồng thời góp phần xây dựng một
hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
và bảo đảm các thủ tục thực thi các quyền này một cách công bằng, kịp thời.
Phù hợp với tình hình hội nhập như hiện nay, nên ngày 19 tháng 6 năm
2009 tại kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa XII thông qua luật sở hữu trí tuệ sửa đổi
bổ sung, luật này có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2010. Sự ra đời luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2005, đã góp phần hoàn thiện
về pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như tạo thêm sự phù hợp với luật sở hữu trí tuệ
thế giới với một chuẩn mực mà pháp luật quốc tế, các điều ước và hiệp ước
quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan có qui định.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

17


SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

CHƢƠNG 2
CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng tinh vi nên rất khó kiểm soát. Do đó các
hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, không còn giới hạn
xâm phạm đến tác giả mà các chủ sở hữu quyền tác giả cũng bị xâm phạm. Do
đó để biết được tác giả và chủ sở hữu quyền có những quyền gì mà để ngăn
chặn và bảo vệ khi bị xâm phạm.
2.1 Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Các chủ thể tham gia sáng tác tác phẩm âm nhạc gồm những chủ thể là
cá nhân, tổ chức cùng sáng tạo bằng cả trí tuệ và thời gian. Những chủ thể này
có thể chỉ là tác giả hoặc đồng tác giả, những cá nhân, tổ chức mà tham gia
sáng tạo tác phẩm âm nhạc thì họ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả nhưng
cũng có thể không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
2.1.1 Tác giả
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần tác phẩm. 15
Như vậy một người muốn được công nhận tác giả của một tác phẩm, trước tiên
phải trực tiếp tạo nên một tác phẩm nào đó bằng chính sức của mình. Khi đó
các tác phẩm được sáng tạo được coi là tác giả của tác phẩm này. Bên cạnh,
luật còn thừa nhận cho một người chỉ có sáng tác một phần hay một đoạn của
tác phẩm, trong tác phẩm âm nhạc luôn có hai phần nhạc và phần lời riêng biệt,
một tác giả chỉ sáng tác phần nhạc hoặc chỉ sáng tác phần lời cũng được luật
công nhận người này là tác giả của phần đó. Trong trường hợp một tác phẩm
âm nhạc có từ hai hay nhiều người cùng tham gia sáng tác phẩm thì những

người này được gọi là đồng tác giả, các đồng tác giả trong tác phẩm âm nhạc
không chỉ có các nhạc sĩ viết nhạc hoặc viết lời bài hát mà trong tác phẩm âm
nhạc còn có một cá nhân có vai trò cũng quan trọng đó là những người chuyên
phối khí cho tác phẩm.
15

Khoản 1 điều 13 luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

18

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Các cá nhân là tác giả bao gồm nhạc sĩ, nhà viết nhạc hoặc viết lời và
người phối khí có thể đồng loạt cùng xuất hiện chung trong một tác phẩm âm
nhạc thì đương nhiên gọi là đồng tác giả, ví dụ buổi hòa nhạc sẽ có nhạc sĩ phối
khí xuất hiện. Nhưng cũng có một số người họ vừa là nhạc viết nhạc vừa là
nhạc sĩ phối khí, trường họp không phải là đồng tác giả mà chỉ có tác giả đơn
nhất như một người đảm nhận cả việc viết lời, viết nhạc sĩ và phối khí. Các cá
nhân, tổ chức làm công tác hỗ trợ như góp ý kiến hoặc cung cấp một số tư liệu
cho tác giả sáng tạo tác phẩm, những người này không phải tác giả. Như vậy
luật chỉ công nhận tác giả khi một người trực tiếp sáng tạo ra một tác phẩm bất
kỳ tức là tác giả có vai trò quyết định trong việc thể hiện ý tưởng của họ vào tác
phẩm, nhưng việc sáng tạo đó không có nghĩa là tác giả không có quyền kế
thừa sự sáng tạo của người khác. 16 Những người làm tác phẩm phái sinh cũng
được pháp luật công nhận là tác giả của tác phẩm. Những người được công

nhận là tác giả của tác phẩm phái sinh bao gồm:
Người tạo ra tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm của người khác, tác
phẩm phong tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả
của tác phẩm phái sinh đó.17 Những người này được công nhận là tác giả của
tác phẩm mà họ làm lại bằng cách phái sinh, với điều kiện tác phẩm mà họ làm
phái sinh lại không được gây phương hại đến tác phẩm gốc và phải có tính sáng
tạo so với tác phẩm gốc.
2.1.2 Chủ sở hữu quyền tác giả
“Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc
toàn bộ các quyền tài sản đối với quyền tác giả”.18 Trong khi đó, điều 27 nghị
định 100/2006/NĐ-CP chủ sở hữu quyền tác giả sẽ thuộc về: “tổ chức, cá nhân
Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện
dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có
tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài

16

Lê Nết, quyền sở hữu trí tuệ (pdf), nhà xuất bản đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, năm
2006, trang 59.
17
Khoản 2 điều 7636 bộ luật dân sự năm 2005.
18
Điều 36 luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

GVHD: Nguyễn Phan Khôi

19

SVTH: Danh Thị Nguyệt Thảo



×