TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2007 - 2011
ĐỀ TÀI:
BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN - PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH CÀ MAU
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na
Bộ môn: Luật Thương mại
Sinh viên thực hiện:
Thái Hoàng Chân
MSSV: 5075168
Lớp: Luật tư pháp 2 khóa 33
Cần Thơ
tháng 4 năm 2011
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
1
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
2
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
LỜI NÓI ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tài nguyên rừng ngập mặn ở Việt Nam đang suy giảm trầm trọng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rừng ngập mặn bị suy giảm là do sự thiếu
hiểu biết và vì lợi ích trước mắt mà con người đã khai thác và tàn phá rừng ngập
mặn một cách vô ý thức. Các nhà khoa học đã cảnh báo vấn đề môi trường sinh
thái về rừng ngập mặn hiện nay rằng: sự suy giảm rừng ngặp mặn dẫn đến tình
trạng hạn hán, lũ lụt, mặt nước biển dâng cao, nhiều động thực vật quý hiếm có
nguy cơ bị tuyệt chủng, hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu…những vấn đề đó đang đặt ra cho con người trước sự trả thù của thiên
nhiên, nổi lên như một vấn đề có tính toàn cầu và cấp bách của thời đại.
Do vậy hiện nay, không chỉ riêng đối với nước ta mà hầu hết tất cả các nước
trên thế giới điều bắt tay vào việc bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ hệ sinh thái
chung của nhân loại nhằm hạn chế sự tác động của con người làm ảnh hướng xấu
đến tài nguyên rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng.
Nhà nước ta đã thiết lập các cơ quan chuyên môn để bảo vệ và phát triển
rừng, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về hệ sinh thái rừng, các công trình
khoa học về đa dạng sinh thái rừng, đưa ra nhiều biện pháp để quản lý khắc phục
trình trạng suy giảm rừng. Tuy nhiên, công tác quản lý và giao rừng vẫn còn
nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan như: nước ta phát triển
kinh tế đi lên từ một nước lạc hậu, trình độ dân trí thấp chưa đồng bộ trong công
tác tuyên truyền phổ biến pháp luật…đồng thời những biện pháp xử lý đưa ra
chưa nghiêm, chưa được áp dụng một cách tối ưu. Từ đó, để giải quyết tốt vấn đề
bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay và định hướng tốt trong tương lai thì việc
tìm hiểu quy định của pháp luật và vận dụng nó vào để giải quyết những vấn đề
trong công tác bảo vệ và phát triển rừng là rất cần thiết và phù hợp với cuộc sống
đặt ra, do đó người viết chọn đề tài: “Bảo vệ rừng ngập mặn - pháp luật Việt
Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu.
2/ Mục đích của đề tài
Những quy định của pháp luật điều chỉnh về vấn đề bảo vệ và phát triển
rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng đã được xây dựng nhưng việc áp
dụng nó vào đời sống thực tế chưa có hiệu quả, sự xâm hại trái phép đến hệ sinh
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
3
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
thái rừng ngập măn vẫn thường xuyên xảy ra, nạn phá rừng ngập mặn và những
nguyên nhân khác đã làm cho diện tích rừng ngập măn của Việt Nam nói chung
và của Cà Mau nói riêng ngày càng suy giảm. Chính vì vậy, người viết nhận thấy
rằng cần phải đi sâu nghiên cứu chính sách pháp luật có liên quan nhằm điều
chỉnh về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ngập măn ở Cà Mau. Từ đó, tìm ra
những ưu nhược điểm trong việc áp dụng nó vào thực tiễn trong công tác quản lý
và bảo vệ rừng ngập mặn ở Cà Mau. Trên cơ sở đó, người viết đưa ra những kiến
nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và những biệt pháp bảo vệ và phát triển
rừng ngập mặn ở Cà Mau một cách có hiệu quả hơn.
3/ Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành
điều chỉnh về vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cũng như trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng
ngập mặn ở Cà Mau. Những ưu, nhược điểm trong cách áp dụng những quy định
đó vào thực tế, tìm ra những tồn tại từ đó, đưa ra những nhận định, giải pháp mới
góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng ở nước ta nói chung và rừng ngập
mặn Cà Mau nói riêng.
4/ Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình hoàn thành luận văn, người viết đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích so sánh kết hợp lý luận với thực
tiễn, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp liệt kê và một số phương pháp
khác mà người viết vận dụng để hoàn thành luận văn này.
5/Cơ cấu Luận văn
Gồm các phần sau đây:
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ
RỪNG NGẬP MẶN
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN
VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN CÀ
MAU
KẾT LUẬN
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
4
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bài tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy Kim Oanh Na Cán bộ Bộ môn Luật thương mại - Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô trong hội
đồng phản biện và toàn thể Thầy, Cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã hết
lòng dìu dắt, dạy bảo, giúp em có được những kiến thức cơ bản nhất về luật học
cũng như những đóng góp quý báo để em hoàn thành bài viết này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài này nhưng do
những điều kiện khách quan nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu
sót. Do vậy, rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô. Em
xin chân thành cảm ơn và chúc quý Thầy, Cô thật nhiều sức khỏe, thành công
trong công việc và cuộc sống.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 4 năm 2011.
người viết
Thái Hoàng Chân
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
5
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ
RỪNG NGẬP MẶN
1.1. Một số Khái niệm tài nguyên rừng và rừng ngập mặn
1.1.1. Một số Khái niệm về rừng và rừng ngặp mặn
Rừng là tài nguyên quý báo của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc
dân, gắn liền với đời sống nhân dân và sự sống còn dân tộc.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về rừng, ngăn chặn tình trạng phá
rừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát
triển rừng, phát huy lợi ích của rừng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.1
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm
vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng
chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển
của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn
cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco)
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh
quyển địa cầu (I.S. Mê lê khôp 1974).
Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là vùng đất đủ rộng có cây cối
mọc lâu năm.
Rừng tự nhiên 9,77 triệu ha, chiếm 84,37%
Rừng trồng 1,81 triệu ha, chiếm 14,63%.
Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể
trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng
với hoàn cảnh trong tổng hợp đó.
Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự
phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa
lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
1
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
6
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao
Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn
luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời
nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ
sinh thái khác.
Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp
dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.2
Ngày nay những khái niệm về rừng ngày càng được làm rõ bởi các nhà
khoa học chuyên nghiên cứu về rừng.Theo điều 1 Luật bảo vệ và phát triển rừng
nặm 1991 ghi nhận: “Rừng quy định trong Luật này gồm rừng tự nhiên và rừng
trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố
tự nhiên có liên quan đến rừng”3. Tại kì hợp lần thứ VI khóa 11, Quốc hội đã
thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 khái niệm rừng nghi nhận
như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng”4.Với khái niệm này, rừng được định nghĩa một cách rõ
ràng và cụ thể hơn. Theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 thì khái niệm
rừng chỉ đơn thuần là “rừng tự nhiên và rừng trồng” khái niệm không đề cập đến
độ che phủ của tán rừng, cũng như không cu thể được một số động - thực vật tồn
tại trong môi trường tự nhiên như Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Phát triển rừng
Phát triển rừng ghi nhận tại khoản 3 điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004. Phát triển rừng là “việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và áp dụng các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa
dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị
khác của rừng”. Có thể hiểu phát triển rừng là phát triển cả số lượng lẫn chất
lượng tài nguyên rừng. Phát triển số lượng là việc trồng mới rừng, trồng lại diện
tích rừng sau khi khai thác hoặc do thiên tai tàn phá. Phát triển về chất lượng là
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật làm tăng sản lượng và các giá trị khác
2
Phần II.1.)
Điều 1 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, trang 7
4
Khoản 1 điều 3 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, trang 8
3
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
7
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
của rừng. Như vậy phát triển rừng là hành động có ý thức của con người và gắn
liền với các chính sách, chủ trương và các biện pháp cụ thể, như công tác giao
đất, giao rừng trồng mới rừng, phát triển rừng bao hàm cả việc bảo vệ rừng.
Suy thoái rừng
Khái niệm này, không được ghi nhận trong Luật bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004. Theo từ điển tiếng việt, suy thoái rừng là hiện tượng thay đổi theo
chiều hướng xấu, tiêu cực. Tại khoản 7 điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005
(có hiệu lực ngày 1/7/2006) khái niệm suy thoái môi trường được định nghĩa như
sau: “Suy thoái môi trường là sự suy giảm chất lượng và số lượng các thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.5 Như vậy ta có
thể hiểu một cách tương đối suy thoái rừng là sự suy giảm về số lượng và chất
lượng trong hệ sinh thái rừng.
Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn nước ta là một hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng hàng
thứ hai thế giới, sau rừng Amazôn của Nam Mỹ. Rừng là một thảm thực vật bao
gồm nhiều loại cây: Đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại
dương xỉ và dây leo… trong đó đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị
kinh tế cao nên còn được gọi là rừng đước.
Rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng là tài nguyên có thể tái tạo
được và là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Từ xa xưa, người
Việt Nam đã quan niệm “rừng vàng, biển bạc”. Điều đó cho thấy giá trị to lớn
của rừng đối với đời sống con người. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đa
dạng, cung cấp nhiều nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho nhiều lao động, cung
cấp gỗ, củi lớn cho con người. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những thách
thức về tình hình biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con
người vì vậy giải pháp khôi phục trồng rừng ngập mặn là vô cùng cấp thiết, đây
không phải là trách nhiêm của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Năm 2008 Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa kí quyết định thực hiện thí
điểm phí dịch vụ môi trường, đây cũng là nguồn thu không nhỏ từ hệ sinh thái
rừng ngập mặn vì hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển du lịch trong tương lai. Không chỉ thế rừng ngập mặn còn được xem là
lá phổi xanh của hành tinh. Nó là bộ phận cơ bản của hệ nuôi dưỡng sự sống trên
trái đất và là kho chứa khí cacbon, bằng cách hấp thụ khí nóng và nhả ra hơi
5
Khoản 7 điều 3 luật môi trường, trang 8
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
8
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
nước. Đặc biệt rừng ngập mặn còn giữ vai trò là tấm lá chắn làm giảm cường độ
gió, giữ nhiệt độ cho các tầng mặt đất và các lớp khí quyển sát mặt đất, làm giảm
sự thoái ẩm và thoát hơi nước của cây trồng, chống gió mạnh và chống rét cho
con người cũng như các động, thực vật khác. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn là nơi
cư trú, sinh sản, phát triển và bảo tồn nhiều loại động vật quý hiếm, rừng ngập
mặn có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển
kinh tế nước nhà.
1.1.2. Đặc điểm và phân phân loại tài nguyên rừng
1.1.2.1. Đặc điểm tài nguyên rừng
Rừng là loại tài nguyên sinh vật có thể tái tạo được, có khả năng cung cấp
những lâm sản cần thiết cho đời sống của con người như: tinh dầu, dầu béo, nhựa
mũ, lương thực, thực phẩm, nhiều loại dược liệu quý…tất cả các tính năng vốn
có của rừng đã làm cho rừng gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Rừng nếu hiểu đúng bản chất thì nó là nơi tập trung của cả động - thực vật
và vi sinh vật là một bộ phận không thể thiếu của Môi trường sống của con
người, đem lại sự cân bằng sinh thái tự nhiên, hạn chế tác hại do sa mạc hóa gây
ra, điều hòa khí hậu, điều tiết chế độ nước, bảo vệ mùa màng, nâng cao năng
suất cây trồng…
Hệ sinh thái được biểu hiện bên ngoài bằng những cảnh quan như là những
quần hệ mà cơ sở của nó là các kiểu thảm thực vật, trong đó lại hình thành những
xã hơp. Nếu sự hình thành là hỗn hợp nhiều loài, trong đó có một loài chiếm ưu
thế thì gọi là “ưu hợp”.
Ở vùng nhiệt đới và xích đạo thì kiểu rừng đặc sắc là rừng mưa nhiệt đới có
cấu trúc nhiều tầng và thường thì có 5 tầng gồm: 3 tầng cây gỗ, tầng dây leo và
lớp phủ sát mặt đất tổ hợp nên nhiều loài, nhiều kích cỡ, mọc phân tán hoặc rãi
rác. Tuy nhiên, cũng có những họ chiếm ưu thế và cũng có những đám cây mọc
thuần, mọc tập trung như họ sao dầu, họ đậu; có gỗ quý như gỗ đỏ, Trắc, cẩm lai,
giáng hương…Tùy theo thành phần loài: có loài thường xanh, có loài rụng lá
trong mùa khô. Trong đó, hình thành nên kiểu rừng lá rụng thường xanh, nữa
rụng lá hay rụng lá, rừng lá cứng, rừng lá thưa và những thảm trảng toàn cỏ hay
điểm cây cao, cây thấp, lùm bụi, cây gai và trở thành bán sa mạc sương rồng ở
Nam Mỹ, Đông Phi và Đông úc.
Ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hơn nữa
diện tích nước ta trãi dài trên nhiều vĩ độ. Do đó, thực vật rất đa dạng và phong
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
9
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
phú:ở miền bắc, có mùa Đông lạnh nên có rừng cây lá cứng thường xanh họ Giẻ,
họ Hẹ. Ở miền nam, điển hình là rừng nữa thường xanh, ưu thế vẫn là họ sao dầu
và họ Đậu, phần lớn là rụng lá và đặc biệt có rừng rụng lá trong mùa mưa và mùa
khô nên điển hình là rừng kín nửa thường xanh, nhưng cũng có 3 kiểu trong một
hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp như trường hợp khu rừng cấm Nam Cát
Tiên. Ở những vùng khô hơn thì hệ sinh thái rừng khô nhiệt đới chiếm ưu thế, có
các họ sao dầu mọc xen kẽ với những họ đậu, rừng trơ cành trong mùa khô gọi là
“rừng khộp” và cây gỗ mọc thưa dần cho đến khi thành rừng thưa và trảng cỏ lẫn
cây to.
Ở trên núi cao thì có thông 2 lá, 3 lá tập trung khoảng trên 200.000 hecta ở
Đà Lạt, tỉnh lâm đồng. Ở giữa vùng giao điểm là rừng hỗn hợp giữa thông 2 lá và
họ dầu. Ở ven biển đông Quản Ninh và ven đồng bằng Sông Cửu Long xuất hiện
loại rừng đặc biệt đó là “Rừng ngập mặn”, với một số loài chiếm ưu thế như:
Mắm, Đước, Bần, Sú, Vẹt, Chà Là, Ôrô...trên đất chua phèn thì có rừng Tràm
ngập úng trong mùa lũ. Trên đất sét và than bùn có rừng lầy hỗn hợp, rừng tràm
than mùn phèn tìm tàng U Minh thượng và U Minh hạ. Ở vùng phan Rang - phan
Thiết do điều kiện khô hạn lượng mưa không ứa 800 mm lại tập trung trong vòng
2 đến 3 tháng, nên đã hình thành rừng lá với trảng cỏ thấp và truông bụi gai, đó là
một kiểu bán xa mạc.
1.1.2.2. Phân loại tài nguyên rừng
Việc phân loại rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng. Bởi lẻ mõi loại rừng có đặc điểm, mục đích quy định riêng
và được bảo vệ bằng những biện pháp, cách thức khác nhau. Việc sử dụng đúng
mục đích, khai thác đúng quy luật của từng loại rừng ảnh hướng quyết định đến
sự bền vững của nó. Có nhiều căn cứ phân loại rừng, theo quy định Thông tư số
34/2009/TT-BNNPTNT về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 10 tháng 06 năm 2009
thì việc phân loại rừng được xác định như sau: Phân loại rừng theo mục đích sử
dụng; phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành; phân loại rừng theo hình thức
lập địa; phân loại rừng theo loài cây; phân loại rừng theo trữ lượng.
Điều 3 thông tư quy định tiêu chí xác định rừng:
“Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:
1. Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm
thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
10
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ,
lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan.
Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác
rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm,
trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên
được coi là rừng.
Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu
năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.
2. Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải
có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới
20 mét được gọi là cây phân tán”
Như vậy, thông tư Này quy định rõ về việc xác định tiêu chí phân loại rừng,
từ điều 3 đến điều 8 đã quy định rất cụ thể.6 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004 phân loại rừng căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu rừng được phân thành
ba loại sau đây:
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất
chống xói mòn, chống xa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần
bảo vệ môi trường, bao gồm:
Rừng phòng hộ đầu nguồn, thường tập trung ở thượng nguồn các dòng
sông. Nó có tác dụng điều tiết các nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn
nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất…
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đây là loại rừng phòng hộ có tác
dụng ngăn cản tác hại do gió, bão chắn cát di động để bảo vệ xóm làng, ruộng
đồng, đường giao thông, cải tạo bãi cát và đất canh tác. Loại rừng này thường tập
trung chủ yếu ở ven biển.
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, là loại rừng có tác dụng chủ yếu ngăn
sóng để bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng, để hình thành
6
Xem điều 3 đến điều 8 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại
rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 10 tháng 06 năm 2009.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
11
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
đất mới. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển thường mọc tự nhiên hoặc được
trồng ở các dòng sông.
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, là các dãy rừng đã và đang xây dựng
xung quanh các điểm dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị với chức năng điều
hòa khí hậu, bảo vệ môi trường ở khu vực đó.
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chẩu của
hệ sinh thái rừng Quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh; phục vụ nghĩ ngơi, du lịch, kết
hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, gồm:
Vườn Quốc gia
Là loại rừng đặc dụng có giá trị sử dụng toàn diện, về các mặt bảo tồn thiên
nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch.
Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh là khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gen động vật và thực vật. Khu
bảo tồn thiên nhiên có thể mở cửa để phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhưng
không mở cửa cho việc phục vụ du lịch và các nhu cầu văn hóa khác:
Khu bảo vệ sinh cảnh gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh: loại rừng này thường gắn với di tích lịch sử, văn hóa và các cảnh quan, có
giá trị thẩm mỹ hoặc có giá trị bảo vệ môi trường. Nó được sử dụng chủ yếu cho
việc tham quan du lịch, giải trí
Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học
Rừng sản xuất phục vụ chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài
gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường gồm:
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
Rừng sản xuất là rừng trồng;
Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
1.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam
Hiện nay, độ che phủ rừng ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, chất lượng
môi trường sinh thái bị suy giảm. Tình trạng suy thoái rừng không chỉ thể hiện ở
mức độ giảm tỷ lệ che phủ của thảm thực vật mà còn là sự suy giảm trữ lượng và
sản lượng rừng.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
12
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
trước năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự
nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu hecta (chiếm 29%
diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu hecta (23,6%) đến năm 1989 chỉ còn
6, 5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989).
Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác
nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét
độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng
già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi
và đặc biệt là rừng ngập mặn... Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa
dạng. Có thể nói nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ
phía bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác
trong vùng. Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000
m nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc
đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được
Thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật,
nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả, trong đó có khoảng 10% là loài
đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được
dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có
41 loài cho gỗ quí (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ
mộc và xây dựng (nhóm 3)..., loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha.
Ngoài ra rừng Việt Nam còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu hecta
gồm khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao.
Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam
còn có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền nam Trung
Hoa, Ấn Ðộ, Mã Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài
chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và
1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển; chúng phân bố trên những sinh cảnh
khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học.
Nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ của thế giới.7
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích lẫn chất lượng, tỷ lệ che phủ
thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất của nước ta là
đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân
bằng sinh thái. Đất có rừng phải được di trì tối thiểu 50% - 60%, vùng đồi núi
7
Nguồn: http//www.kiemlam.org.vn
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
13
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
phải là 80% - 90%, vùng đầu nguồn sông suối phải trên 90%. Rừng ngập mặn
với diện tích 450 ngàn hecta có tác dụng cung cấp gỗ và than, đồng thời có tác
dụng và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài thủy sinh.
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng
vào loại thấp chỉ đạt được mức bình quân khoảng 0.14 hecta rừng/người, trong
khi đó mức bình quân của thế giới 0,97 hecta/người. Các số liệu thống kê cho
thấy, năm 2000 chúng ta có khoảng 11 hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm
khoảng 9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng, độ che phủ của rừng chỉ
đạt 33% so với 45% trước năm 1945.8
Thực trạng suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng tài nguyên rừng bắc
nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Nạn chặt phá rừng bừa bãi; cháy rừng
tràn lan; tập quán du canh du cư; chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp…đặc biệt
là do yếu kém trong công tác quản lý, chăm sóc rừng; chưa xác định được chủ
rừng cụ thể; các cơ quan chưa phát huy được trách nhiệm quản lý, lực lượng
kiểm lâm chưa đủ mạnh, tha hóa, biến chất, công cụ phương tiện lạc hậu; thiếu
sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị hữu quan…
Tuy nhiên, nhờ có những nổ lực trong việc thực hiện các chủ trương, chính
sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng “phủ xanh đất trống
đồi trọc” nên nhiều năm gần đây diện tích rừng nước ta tăng. Năm 2008 diện tích
rừng của Việt Nam là 13,118,773 hecta rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là
10,348,591 hecta, rừng trồng 2,770,182 hecta (trồng mới là 342,730 ha). Độ che
phủ của rừng là 38,7%.9
1.1.4. Vai trò và nguyên nhân suy giảm rừng
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp
thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống; rừng có tác dụng làm
trong sạch không khí, tán lá cản và giữ bụi, lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng
khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí; rừng là nơi sinh
sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm; Trong
rừng có nhiều loại cây khác nhau, đây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu
quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai
tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi;
8
9
Nguồn: http//maxreading.com/?chapter=11351
Theo: Quyết định số 1267/QĐ-BNN-KL về việc công bố hiện trạng rừng toàn Quốc năm 2008.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
14
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
Rừng bảo vệ và cải tạo đất, nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa
không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên
mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất; đất rừng hầu
như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất
dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất, đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ
nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước,
vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà
còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.
Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước
mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do
đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng
chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột
và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi
cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời
gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được
thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều
hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều
loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người.
Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa
bệnh rất tốt.
Hiện nay ở Việt Nam, tài nguyên rừng đang bị thu hẹp về diện tích và tàn
phá nặng nề. Điều này đã tác động đến môi trường đến mức báo động. chi hướng
biến động rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và mức
cần thiết để bảo vệ môi trường. Vấn đề khắc phục và bảo vệ rừng là đang được
đặt ra nhằm giảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của các vấn đề về môi trường
như trái đất nóng lên toàn cầu…
Nguyên nhân chủ yếu là nạn phá rừng làm nương rẫy, thai thác rừng bừa
bãi, khai thác gỗ vượt chỉ tiêu cho phép do sự vô ý thức của một số người làm
cháy rừng và một phần do lũ lụt àn phá nặng nề. Do sự phát triển quá “nóng” của
kinh tế, cuộc sống khó khăn của người dân, sự tha hóa, buông lỏng trách nhiệm
của những người có chức năng bảo vệ rừng…thì quan niệm của nhiều người về
những tác dụng của các lâm sản là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình
trạng phá rừng, tận diệt các lâm sản đặc biệt.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
15
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
Tuy một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều
diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thực đã bị xâm hại, đốn
chặt, khai hoan. Cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ trái
phép đã kiểm soát được một phần, nhưng tình trạng mất rừng vẫn ở mức độ
nghiêm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở
nước ta vẫn đang bị phá hoại. Tuy diện tích rừng trồng có tăng lên hàng năm,
nhưng số lượng rất khiêm tốn và phần lớn rừng được trồng lại với mục đích kinh
tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, cây mọc nhanh mà chưa ưu tiên trồng rừng tại
các khu vực đầu nguồn. Nói đến tài nguyên rừng ta không chỉ chú đến vấn đề
chúng bị tàn mà còn chú ý những tác động đến môi trường và cuộc sống của
chúng ta. Có lẽ vì vậy mà vấn đề tài nguyên rừng đang được người dân và các
cấp chính quyền địa phương quan tâm trong thời gian tới đây.
1.1.5. Pháp luật Việt Nam trong công tác bảo vệ rừng
So với lĩnh vực Pháp luật về bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, pháp luật bảo vệ và phát triên rừng hình thành sớm hơn. Đánh dấu bằng
các quyết định số 72/TTg ngày 07 tháng 07 năm 1962 của Thủ tướng chính phủ
về khu rừng cúc phương, pháp lệnhquy định việc bảo vệ rừng ngày 06 tháng 09
năm 1972…điều này cho thấy các nhà xây dựng chính sách, pháp luật đã sớm
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của tài nguyên rừng. Đăc biệt trong những
năm gần đây, nhiều chủ trương, chính sách về phát triển lâm nghiệp đã được
hoạch định, hệ thống pháp luật về rừng từng bước cải thiện, nhiều chương trình,
dự án cấp quốc gia và quốc tế được triển khai, tạo đà thúc đẩy việc quản lý, bảo
vệ rừng một cách tốt hơn.
Hiến pháp nước cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp quy định
những điều cơ bản nhất về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Quốc phòng, an
ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc hoạt động của
các cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đãng lãnh đạo, nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ. Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định của hiến pháp
tùy thuộc vào những nội dung khác nhau là nguồn của tất cả các hệ thống pháp
luật Việt Nam và lẽ dĩ nhiên là nguồn của Luật bảo vệ và phát triển rừng. Hiến
pháp 1992 có những quy định về bảo môi trường. Chúng là cơ sơ cho việc ban
hành những quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Điều 29, Hiến pháp
1992 quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, mọi cá nhân phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
16
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” quy định này tạo cơ sở cho
việc xác dịnh nghĩa vụ của các chủ thể trong công tác bảo vệ môt trường nói
chung và bảo vệ rừng nói riêng. Điều 17, hiến pháp năm 1992 quy định chế độ sở
hữu toàn dân đối với các nguồn tài nguyên quan trọng: “Đất đai, rừng núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa
và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công
trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật,
ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là
của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”. Quy định này đã có ảnh hưởng sâu
sắc tới địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng. Hành vi xâm phạm tài nguyên rừng là xâm phạm sở hữu toàn dân.
Bên cạnh đó, một số ngành luật khác cũng hướng tới nhằm điều chỉnh
những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ rừng như:
Luật đất đai năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 thay thế cho luật đất
đai ngày 14/7/1993 được sửa đổi bổ sung ngày 02/12/1998 và ngày 11/6/2001);
Bộ luật hình sự năm 2009 quy định trách nhiệm đối với một số hành vi xâm
hại đến tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh thái, tại các điều, 187;189;190;191.
Ngoài các văn bản Luật, các cơ quan chức năng còn ban hành nhiều văn bản
dưới Luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ rừng như:
Nghi định 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004, về xử phạt vi phạm hành
chính trong việc quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản
Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006, về tổ chức và hoạt động
của Kiểm lâm.
Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007, Về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008, Về quỹ bảo vệ và phát triển
rừng
Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006, Quy định về phòng cháy và
chữa cháy rừng.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
17
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006, về thi hành Luật bảo vệ và
phát triển rừng.
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Nghị định số 48/2007/NĐ-CP, ngày 28/3/2007, về nguyên tắc và phương
pháp xác định giá các loại rừng.
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006, Về quản lý hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm.
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
Phủ, Về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
Quyết định số 258/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính
Phủ, Về việc phê duyệt chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2010 (Chu kỳ IV).
Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 02/01/2007 của Thủ tướng Chính
Phủ, Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực
lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007- 2010
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
Phủ, Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 2020.
Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính
Phủ, về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29
tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án
trồng mới 5 triệu hecta rừng.
Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý ban hành
kèm theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTG, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ.
Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính
hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
18
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng giai đoạn 2007 - 2010.
Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính, Hướng dẫn chế độ quản lý,
sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các
cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn
tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính, Hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc
và phương pháp xác định giá các loại rừng.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
19
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG NGẬP
MẶN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC BẢO VỆ
RỪNG NGẬP MẶN Ở CÀ MAU HIỆN NAY
2.1. Thực trạng pháp Luật về bảo vệ rừng ngập mặn
Rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, các loài sinh
vật, rừng góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy
nhiên hiện nay, tài nguyên rừng ở nước ta đang bị khai thác dần đến cạn kiệt, môi
trường bị xuống cấp trầm trọng, diện tích rừng ngày càng suy giảm đáng kể, việc
phá rừng đã làm cho môi trường sinh thái của Việt Nam mất cân bằng nghiêm
trọng, một trong những hậu quả để lại của nó là sự hủy hoại Môi trường như:
thiên tai, hạn hán, lũ lụt,... tác động rất lớn đến sự phát triển bền vững.
Nhằm góp phần bảo vệ cuộc sống của nhân dân, đảm bảo cho con người
sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển đất nước, góp phần vào
việc bảo vệ môi trường sinh thái. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 được
Quốc hội khóa XI, kì hợp thứ 6 thông qua vào ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật
này, thay thế cho Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Bảo vệ tài nguyên
rừng là một vấn đề đang đặt ra ở nước ta hiện nay và đây cũng là nhiệm vụ cấp
bách đòi hỏi cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Tại điều 9 khoản 2 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định
nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng như sau: “Bảo vệ rừng là trách nhiệm của
mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và Phát triển rừng
phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển
rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ
giữa trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ
diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy
mạnh trồng rừng kinh tế gắn với công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao
giá trị sản phẩm rừng”10 Vì vậy việc bảo vệ tài nguyên rừng (trong đó, có rừng
ngập mặn) không bị khai thác dần cạn kiệt không phải là trách nhiêm của riêng
cá nhân, cơ quan, tổ chức mà đây là trách nhiệm chung của toàn cộng đồng trong
xã hội. Để bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả trước tiên trách nhiệm của Nhà
nước phải đặt lên hàng đầu.
10
Điều 9 khoản 2 luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
20
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
2.1.1. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ rừng
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, biện
pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và đã đạt được những kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, việc bảo vệ rừng hiện nay ở nước ta, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung diện tích rừng và ngập mặn
ở nước ta trong những năm gần đây đã được phục hồi nhưng chưa đáng kể, tình
trạng khai thác rừng bừa bãi, nạn phá rừng, cháy rừng...vẫn thường xuyên diễn
ra. Việc thi hành pháp Luật về rừng chưa được nghiêm minh, ý thức về bảo vệ
rừng chưa trở thành thoái quen trong cuộc sống của đại bộ phận dân cư. Rừng
tiếp tục bị tàn phá nặng nề, đất đai bị xoáy mòn thoái hóa, nhiều động vật có
nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước những vấn đề này, đảng và nhà nước đã thể hiện
vai trò trách nhiêm của mình trong công tác bảo vệ, quản lý rừng như sau:
2.1.1.1. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp trong việc
bảo vệ rừng
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, ngoài việc ban hành các văn bản mang
tính chất chế tài bên cạnh đó là việc sắp xếp, kiện toàn hệ thống các cơ quan
chuyên ngành quản lý rừng. Theo điều 8 - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 03 năm 2006 cơ quan Nhà nước quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được
tổ chức từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
“Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trung ương là
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là Sỡ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn; cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
quản lý Nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là phòng chức năng được phân
công về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại nghị định này gọi là phòng
chức năng) và Hạt kiểm lâm; (cấp xã nơi có rừng), có cán bộ lâm nghiệp chuyên
trách giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
về bảo vệ rừng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ
Nội vụ, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước
chuyên ngành về lâm nghiệp ở địa phương”.11
Như vậy, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, được quản lý
thống nhất từ Trung ương đến địa phương, mỗi cấp đều gắn với chức năng nhiệm
11
Theo điều 8 - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
21
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
vụ và quyền hạn của mình, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với nhau trong khi
thực hiện công vụ.
Nghiên cứu các hệ thống văn bản trước đây quy định cơ quan quản lý
chuyên ngành về lâm nghiệp người viết thấy có những điểm thay đổi cần quan
tâm như sau: Theo Nghị định 39/1994/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 1994 thì Chi
cục Kiểm lâm trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện
quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp. Theo điều 3 - Nghị định 119/2006/NĐ-CP
ngày 16 tháng 10 năm 2006 quy định về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm như:
“Ở Trung ương: cục kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắc là các
tỉnh): chi cục kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh;
ở cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắc là các huyện):
Hạt kiểm lâm trực thuộc chi cục kiểm lâm. Hạt kiểm lâm huyện quản lý công
chức kiểm lâm trên địa bàn xã; ở vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 hecta trở
lên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000
hecta trở lên, khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 hecta rừng
trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, Có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng phòng
hộ theo quy định của pháp Luật; các tổ chức Kiểm lâm quy định tại điều này có
tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước theo quy định của pháp luật”. Theo quy định của Nghị định này thì cơ
quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước chuyên ngành về
lâm nghiệp là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục Kiểm lâm lại trực
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày
06 tháng 10 năm 2006). Theo người viết thì sự thay đổi này gây không ít sáo
trộm về tâm lý trong lực lượng kiểm lâm, do chi cục kiểm lâm có hơn mười năm
tồn tại như một đơn vị đầu ngành của tỉnh thì nay lại bị trực thuộc Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Do không có điều kiện cũng như thời gian để tiếp
súc với cán bộ chi cục kiểm lâm người viết thiết nghĩ vai trò của họ bị xem nhẹ
hơn địa vị pháp lý của họ không còn như trước đây trong khi tình hình vi phạm
pháp luật về bảo vệ rừng không ngừng gia tăng với tính chất phức tạp và mức độ
nghiêm trọng. Kiểm lâm là lực lượng thừa hành pháp luật nhưng lại thuộc cơ
quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu, điều này dẫn đến tìn trạng
“vừa đá bóng vừa thổi còi” do vậy tính chất khách quan trong việc sử lý các vụ
xâm hại về tài nguyên rừng trong cùng đơn vị chưa được đảm bảo. Tuy nhiên, trở
ngại này, chưa phải là quá lớn. Thực tế cho thấy, lực lượng kiểm lâm tại địa bàn
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
22
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
xã và các hạt kiểm lâm mới là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bởi vì vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng đều gắn với một địa bàn cụ thể.
2.1.1.2. Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền chung trong việc bảo vệ
rừng
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ
quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo
vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên
ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở xã,
phường, thị trấn có rừng
Theo điều 18 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 quy định về trách
nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban nhân dân các cấp như sau:
“Uỷ ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
và chủ rừng phải tổ chức quản lý, bảo vệ vốn rừng hiện có; phòng chống các
hành vi gây thiệt hại đến rừng; thực hiện các biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng, phát
triển thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói
mòn”.12 Ở đây chỉ quy định chung về trách nhiêm của Uỷ ban nhân dân các cấp,
chưa quy định một cách cụ thể chi tiếc về trách nhiệm bảo vệ rừng của các cơ
quan này. Trải qua hơn 10 năm thực hiện trên thực tế luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 1991 đã lạc hậu đến tháng 10 năm 2004 tại kì hợp thứ VI khoá XI
Quốc Hội đã thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có hiệu lực
ngày 1/4/2005. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 có nhiều điểm mới, luật
này quy định có hệ thống, cụ thể hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban
nhân dân các cấp.
12
Theo điều 18 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
23
SVTH: Thái Hoàng Chân
Luận văn: Bảo vệ rừng ngập mặn - Pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau
Theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì trách nhiệm
bảo vệ rừng của ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại điều 38 như sau:
“Tại khoản 1 quy định trách nhiệm bảo vệ rừng của ủy ban nhân dân tĩnh
thành phố trực thuộc trung ương; khoản 2 quy định trách nhiệm bảo vệ rừng của
ủy ban nhân dân huyện, quận thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; khoản 3 quy định
trác nhiệm bảo vệ rừng ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; khoản 4 quy định
chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháy
rừng ở địa phương”13. Trách nhiệm bảo vệ rừng của ủy ban nhân dân các cấp
ngày càng được pháp luật quy định cụ thể và chi tiết hơn, sau khi Luật bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004 ra đời một thời gian, đến 06 tháng 10 năm 2006 Nghị
định 119/2006/NĐ - CP quy định về tổ chức hoạt động của Kiểm lâm được ban
hành thì trách nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với lực lượng
Kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng được quy định tại điều 21 của nghị định.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về
bảo vệ rừng trên địa bàn; chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng kiểm lâm ở
địa phương, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, quy định tại Nghị định
này và thực hiện những công tác sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm ở địa phương;
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Kiểm lâm với các cơ quan có liên
quan trên địa bàn;
c) Quản lý công chức kiểm lâm địa phương; bảo đảm kinh phí và các điều
kiện hoạt động cho Kiểm lâm địa phương theo quy định của pháp luật;
d) Quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân
cấp xã về quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp giữa lực lượng kiểm
lâm với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong bảo
vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng;
đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng,
đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng và giám sát, giúp đỡ
các hoạt động của lực lượng kiểm lâm ở địa phương;
13
Điều 38 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
GVHD: ThS. Kim Oanh Na
24
SVTH: Thái Hoàng Chân