Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo vệ và PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG hộ NHẰM ỨNG PHÓ với sự BIẾN đổi KHÍ hậu PHÁP LUẬT và THUẬT TIỄN KHU vực TỈNH cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.34 KB, 56 trang )

TRƯỜNG
ỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH
THƠ
Ơ
KHOA LUẬT
----------›&š----------

LUẬN VĂN T
TỐT
ỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA HỌC: 2007 – 2011
Đề tài:

BẢO VỆ VÀ
À PHÁT TRI
TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ
Ộ NHẰM
N
ỨNG PHÓ VỚI SỰ BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU:
ẬU: PHÁP LUẬT
VÀ TH
THỰC TIỂN KHU VỰC
TỈNH CÀ MAU

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Nhiêu

ThS. Kim Oanh Na


MSSV: 5075210
Lớp: Luật Thương
ương mại
m 2 - k33
Cần
ần Th
Thơ, tháng 4 năm 2011
1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

........................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

2


NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN:

........................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

3


MỤC LỤC
……œ&š……

Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2
5. Cơ cấu của luận văn ............................................................................................ 2


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG
VÀ RỪNG PHÒNG HỘ NHẰM ỨNG PHÓ VỚI SỰ BIẾN ĐỔI CỦA
KHÍ HẬU ....................................................................................................... 3
1.1 Khái niệm, phân loại rừng và rừng phòng hộ ..................................... 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại rừng .................................................................... 3
1.1.1.1 Khái niệm..................................................................................................... 3
1.1.1.2 Phân loại rừng .............................................................................................. 4
1.1.2 Khái niệm và phân loại rừng phòng hộ ...................................................... 10
1.1.2.1 Khái niệm..................................................................................................... 10
1.1.2.2 Phân loại rừng phòng hộ ............................................................................ 10
1.2 Khái quát về tài nguyên rừng và rừng phòng hộ ................................ 11
1.3 Vai trò và những ảnh hưởng của rừng đối với vấn đề môi trường, biến đổi
của khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu. .......................... 12
1.3.1 Vai trò của tài nguyên rừng và rừng phòng hộ ........................................... 12
1.3.2 Những ảnh hưởng của rừng đối với môi trường và sự biến đổi khí hậu ....... 14
1.3.3 Những tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống xã hội và phát triển
kinh tế nước ta hiện nay ............................................................................ 15
1.3.3.1 Vài nét về biến đổi khí hậu .......................................................................... 15
1.3.3.2 Những tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống xã hội và phát triển
kinh tế nước ta hiện nay. ............................................................................. 17
1.4 Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ và phát triển
rừng nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu ........................................ 20

Chương 2: BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ NHẰM
ỨNG PHÓ VỚI SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: PHÁP LUẬT VÀ THỰC
TIỂN TỈNH CÀ MAU................................................................................... 24
2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về việc bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ .......................................................................................................... 24
4



2.1.1 Thực trạng pháp luật phát triển rừng phòng hộ............................................ 24
2.1.1.2 Đối với Nhà nước ........................................................................................ 24
2.1.1.2 Đối với chủ rừng .......................................................................................... 27
2.1.1.3 Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ ............................. 29
2.1.1.4 Các chủ thể khác được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ ......................... 30
2.1.2 Thực trạng pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ .................................................... 31
2.2 Thực tiển bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nhằm ứng phó với sự biến
đổi khí hậu tỉnh Cà Mau ................................................................................ 38
2.2.1 Những tác hại của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Cà Mau ............................... 39
2.2.2 Cách khắc phục ............................................................................................... 40
2.3 Những thành tựu và bất cập của pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ ................................................................................................. 42
2.3.1 Thành tựu đạt được ......................................................................................... 42
2.3.2 Một số tồn tại .................................................................................................. 43
2.4 Phương hướng giải quyết và ý kiến – đề xuất ............................................... 46

KẾT LUẬN ..................................................................................... 50

5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay tình hình khí hậu ngày càng diễn ra khắc nghiệt hơn, nhiều thiên tai
như: bão, lũ lụt…đến mức báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự suy giảm mạnh
mẻ của tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ, sự suy giảm rừng nhất là rừng phòng
hộ là do sự thiếu hiểu biết của con người đã khai thác rừng một cách vô ý thức. Bên
cạnh việc rừng bị suy giảm thì hạn hán, lũ lụt ngày càng nhiều, sa mạc hóa ngày

càng mở rộng, động thực vật có nguy cơ cạn kiệt nhất là những loài có nguy cơ bị
tuyệt chủng, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon…với những hiện tượng trên có
tính chất toàn cầu và cấp bách hiện nay. Do vậy, hiện nay không chỉ riêng nước ta
mà hầu hết các nước trên thế giới cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo vệ rừng
nhất là rừng phòng hộ.
Ở Việt Nam, hiện nay đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhầm
điều chỉnh hành vi của con người. Trong đó, Nhà nước ta ban hành Luật bảo vệ và
phát triển rừng năm 1991 và Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và một số văn
bản khác, những quy định áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm mục đích hạn
chế sự tàn phá rừng, rừng phòng hộ của con người khôi phục lại rừng để ứng phó
với thiên tai thiên tai, bảo vệ tầng ozon… góp phần đảm bảo cuộc sống của con
người và sự phát triển của nên kinh tế bền lâu của nước ta nói riêng, của toàn cầu
nói chung. Hiện nay, Nhà nước ta đã thiết lập các công trình khoa học đưa ra nhiều
biện pháp để quản lý và khắc phục tình trạng suy giảm rừng. Bên cạnh đó, còn một
số tồn tại đó là trong việc quản lý và giao rừng, rừng phòng hộ còn nhiều hạn chế do
nước ta phát triển đi lên từ một nền kinh tế lạc hậu và trình độ dân trí thấp, đồng
thời trong các biện pháp xử lí chưa được áp dụng tốt. Cho nên để giải quyết vấn đề
bảo vệ và phát triển rừng, rừng phòng hộ thì phải định hướng trong tương lai việc
bảo vệ và phát triển rừng, rừng phòng hộ là rất cần thiết, tìm hiểu pháp luật và vận
dụng cho phù hợp với công tác bảo vệ và phát triển rừng trong cuộc sống đang đặt
ra hiện nay. Do đó, người viết chọn đề tài: Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu: pháp luật và thực tiển khu vực tỉnh Cà
Mau nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đề xuất ra các giải
pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ và phát
triển rừng, đồng thời hạn chế những tác hại do sự biến đổi khí hậu.

6


2. Mục đích của đề tài

Với các văn bản mà Nhà nước ta đã ban hành nhầm điều chỉnh vấn đề bảo vệ
và phát triển rừng nhưng khi áp dụng trên thực tế thì kết quả chưa như ý, thiên tai
xảy ra ngày càng nhiều mà nguyên nhân là do diện tích rừng bị giảm nhất là rừng
phòng hộ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Người viết nhận thấy rằng cần đi sâu
nghiên cứu pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời tìm ra
những ưu điểm để phát huy và nhược điểm để khắc phục khi áp dụng vào thực tiển
sao cho phù hợp với đời sống xã hội – sự phát triển kinh tế, nhất là việc bảo vệ và
quản lý rừng để ứng phó với sự biến đổi khí hậu hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ và phát triển rừng nhằm ứng
phó với sự biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay. Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu
những quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh trong vấn đề bảo vệ và phát
triển rừng nhất là rừng phòng hộ, đồng thời tìm ra những ưu nhược điểm trong việc
áp dụng vào thực tế nhất là với sự biến đổi khí hậu hiện nay. Từ đó, đưa ra những
giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển
rừng đặt biệt là rừng phòng hộ nhắm ứng phó với sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu
hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu người viết sử dụng phương pháp phân tích, phương
pháp thu thập tài liệu, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác để người
viết hoàn thành luận văn này.
5. Cơ cấu luận văn
Lời mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lí luận về việc bảo vệ và phát triển rừng và rừng phòng hộ
nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
Chương 2: Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ nhằm ứng phó với sự biến đổi
khí hậu: Pháp luật và thực tiển tỉnh Cà Mau.
Kết luận.

7



Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN
RỪNG VÀ RỪNG PHÒNG HỘ NHẰM ỨNG PHÓ VỚI SỰ BIẾN
ĐỔI CỦA KHÍ HẬU
1.1 Khái niệm, phân loại rừng và rừng phòng hộ
1.1.1 Khái niệm và phân loại rừng
1.1.1.1 Khái niệm
Rừng là một hệ sinh thái tương đối đa dạng và phong phú. Hệ sinh thái rừng
chiếm khoảng 40% mặt đất, tương đương với 53 triệu km2 và là lá phổi của hành
tinh1.Trên thế giới rừng tồn tại với nhiều hình thái khác nhau, tùy theo điều kiện khí
hậu, đất đai và cách thức sử dụng của con người. Từ đó, có nhiều khái niệm khác
nhau về tài nguyên rừng như:
Ở Việt Nam, trong luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ghi nhận: “Rừng là
một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng và
các yếu tố môi trường khác. Trong đó, cây gỗ, tre, nứa và hệ thực vật đặt trưng là
thành phần chính có độ che phủ của tán lá rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng
và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng đặt dụng, đất rừng phòng hộ”2.
Bên cạnh đó, theo Thông tư số 34/2009/ TT – BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm
2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định và
phân loại rừng thay thế Nghị định của Chính phủ số 48/2007/NĐ-CP ngày 28

tháng 03 năm 2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; thì
một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:
“Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân
gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số
loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ môi trường và cảnh quan. Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới
tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây

sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000
cây/ha trở lên được coi là rừng. Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là
rừng.
Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.

1
2

Trường Đại học Lật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, NXB Công An Nhân Dân, 2005;
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

8


Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có
chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên. Cây rừng trên các diện tích
tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.”3
Trong đó, hệ sinh thái là sự ảnh hưởng qua lại giữa các sinh vật và môi trương
tự nhiên, ảnh hưởng đó là cần thiết nhằm giữ gìn sự sống như đã tồn tại trên trái đất.
Ngoài ra, độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất
rừng, được biểu thị bằng tỉ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán lá cây che
bóng và diện tích đất rừng
1.1.1.2 Phân loại rừng
Theo Thông tư số 34/2009/TT – BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại
rừng
• Phân loại rừng theo mục đích sử dụng
1. Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo

vệ môi trường.
2. Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ bảo vệ môi trường.
3. Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ,
các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
• Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành
1. Rừng tự nhiên: là rừng có sẳn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh
tự nhiên.
a) Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên
tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.
b) Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức
làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
- Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã
mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
2. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:

3

Điều 3 của Theo Thông tư số 34/2009/TT – BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng

9


a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

Theo thời kỳ sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại
cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
• Phân loại rừng theo điều kiện lập địa
1. Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.
2. Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ
đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
3. Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập
nước hoặc định kỳ ngập nước.
a) Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có
nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.
b) Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng
Tràm ở Nam Bộ.
c) Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường
xuyên hoặc định kỳ.
4. Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
• Phân loại rừng theo loài cây
1. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.
a) Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.
- Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm;
- Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa
chiếm 75% số cây trở lên;
- Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng
lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
b) Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số
cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.
2. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre,
mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v….
3. Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.
4. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

a) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che;
b) Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn
che..
• Phân loại rừng theo trữ lượng
10


1. Đối với rừng gỗ
a) Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha;
b) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;
c) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;
d) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
đ) Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng
cây đứng dưới 10 m3/ha.
2. Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và
cấp mật độ
a) Nứa
Trạng thái
Nứa to

D (cm)

N (cây/ha)

≥5

Rừng giàu (dày)

≥ 8.000


Rừng trung bình

5.000 – 8.000

Rừng nghèo (thưa)
Nứa nhỏ

< 5.000
<5

Rừng giàu (dày)

≥ 10.000

Rừng trung bình

6.000 - 10.000

Rừng nghèo (thưa)

< 6.000

Chú thích: Đối với rừng là Nứa thì được xác định như:
- Nứa to có cấp đường kính ≥ 5
+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính ≥ 5 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 8.000
+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính ≥ 5 và mật độ cây trên một ha
đất là 5.000 – 8.000
+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính ≥ 5 và mật độ cây trên một
ha đất là < 5.000

- Nứa nhỏ có cấp đường kính < 5
11


+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính < 5 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 10.000
+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính < 5 và mật độ cây trên một ha
đất là 6.000 - 10.000
+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính < 5 và mật độ cây trên một
ha đất là < 6.000
b) Vầu
Trạng thái
Vầu to

D (cm)

N (cây/ha)

≥6

Rừng giàu (dày)

≥ 3.000

Rừng trung bình

1.000 – 3.000

Rừng nghèo (thưa)
Vầu nhỏ


< 1.000
<6

Rừng giàu (dày)

≥ 5.000

Rừng trung bình

2.000 – 5.000

Rừng nghèo (thưa)

< 2.000

Chú thích: Đối với rừng là Vầu thì được xác định như:
- Vầu to có cấp đường kính ≥ 6
+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính ≥ 6 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 3.000
+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính ≥ 6 và mật độ cây trên một ha
đất là 1.000 – 3.000
+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính ≥ 6 và mật độ cây trên một
ha đất là < 1.000
- Vầu nhỏ có cấp đường kính < 6
+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính < 6 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 5.000

12



+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính < 6 và mật độ cây trên một ha
đất là 2.000 – 5.000
+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính < 6 và mật độ cây trên một
ha đất là < 2.000
c) Tre, luồng
Trạng thái

D (cm)

Tre, luồng to

≥6

N (cây/ha)

Rừng giàu (dày)

≥ 3.000

Rừng trung bình

1.000 – 3.000

Rừng nghèo (thưa)
Tre, luồng nhỏ

< 1.000
<6


Rừng giàu (dày)

≥ 5.000

Rừng trung bình

2.000 – 5.000

Rừng nghèo (thưa)

< 2.000

Chú thích: Đối với rừng là Tre, luồng thì được xác định như:
- Tre, luồng to có cấp đường kính ≥ 6
+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính ≥ 6 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 3.000
+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính ≥ 6 và mật độ cây trên một ha
đất là 1.000 – 3.000
+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính ≥ 6 và mật độ cây trên một
ha đất là < 1.000
- Tre, luồng nhỏ có cấp đường kính < 6
+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính < 6 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 5.000
+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính < 6 và mật độ cây trên một ha
đất là 2.000 – 5.000

13


+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính < 6 và mật độ cây trên một

ha đất là < 2.000
d) Lồ ô
Trạng thái

D (cm)

Lồ ô to

N (cây/ha)

≥5

Rừng giàu (dày)

≥ 4.000

Rừng trung bình

2.000 – 4.000

Rừng nghèo (thưa)

<2.000

Lồ ô nhỏ

<5

Rừng giàu (dày)


≥ 6.000

Rừng trung bình

3.000 – 6.000

Rừng nghèo (thưa)

< 3.000

Chú thích: Đối với rừng là Lồ ô thì được xác định như:
- Lồ ô to có cấp đường kính ≥ 5
+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính ≥ 5 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 4.000
+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính ≥ 5 và mật độ cây trên một ha
đất là 2.000 – 4.000
+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính ≥ 5 và mật độ cây trên một
ha đất là <2.000
- Lồ ô nhỏ có cấp đường kính < 5
+ Rừng giàu (dày): thì cây phải có đường kính < 5 và mật độ cây trên một ha
đất là ≥ 6.000
+ Rừng trung bình; thì cây phải có đường kính < 5 và mật độ cây trên một ha
đất là 3.000 – 6.000
+ Rừng nghèo (thưa): thì cây phải có đường kính < 5 và mật độ cây trên một
ha đất là < 3.000
Ghi chú::

14



Trạng thái: là rừng phân theo từng loại cây
D (cm): là cấp đường kính của mổi cây
N (cây/ha): là mật độ cây trên một ha đất
Tóm lại, để phân loại rừng là tre nứa thì phỉ dựa vào tiêu chí trên để xác định
như: phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ như bảng trên đây được coi
là một trong những tiêu chí để phân loại rừng. Như vậy, để phân loại rừng thì phải
dựa vào các tiêu chí trên để xác định trên. Đây là việc rất quan trọng đối với công
tác quản lý, bảo vệ và phát triển từng loại rừng.

1.1.2 Khái niệm và phân loại rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được xây dựng và phát triển cho mục đích điều hòa khí hậu,
làm cho không khí dịu mát hơn, giảm nhiệt và biên độ nhiệt tối đa, điều hòa độ ẩm
không khí. Ngoài ra, còn điều hòa nước trong lưu vực cữa sông ven biển, chống lũ
lụt và nước dâng. Rừng phòng hộ là nguồn cung cấp gỗ củi, chất đốt cho nhân dân
địa phương và các vùng lân cận.
Việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ có vai trò trong việc chặn đứng các
nguồn cát đưa vào đất liền theo gió, giảm bớt cường độ hoạt động của các suối cát
trong mua mưa, cố định các cồn cát di động, chăn cát bay phục vụ sản xuất nông
nghiệp và mở rộng đất canh tác nông nghiệp bền vững.
1.1.2.1 Khái niệm: Rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo
vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, đều hòa khí hậu và
góp phần bảo vệ nguồn sinh thái.
1.1.2.2 Phân loại rừng phòng hộ: Theo thông tư số 34/2009/TT – BNN –
PTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Luật bảo vệ
và phát triển rừng năm 2004 thì phân loại rừng phòng hộ dựa vào mục đích sử dụng
là chủ yếu gồm:
Rừng phòng hộ đầu nguồn: là loại rừng thường tập trung ở các vùng đồi núi có
độ dốc cao và các vùng ven cửa sông lớn nhằm mục đích điều tiết dòng chảy vào
mùa khô, hạn chế thiên tai do biến đổi khí hậu, chống sự bồi lấp các dòng sồng,
hồ....Cho nên, rừng phòng hộ đầu nguồn được trồng tập trung có cấu trúc nhiều tầng

và độ che phủ là 0,6 trở lên.
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng ngăn cản tác hại của
sóng biển bồi lấp các dòng sông và bảo vệ các công trình ven biển, chắn gió mạnh
làm giảm thiệt hại nhà cửa và tài sản.
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: loại rừng này còn nhằm hạn chế nạn
cát bay vào các cánh đồng làm thiệt hại đến năng xuất, và cải tạo các bải cát thành
đất canh tác, cố định bùn cát trắng đọng lại để hình thành đất mới. Loại rừng này
15


thường mọc tự nhiên hoặc được người dân gây trồng ở ven biển gần các cửa sông
lớn.
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Rừng được sử dụng để điều hòa
khí hậu, hạn chế ô nhiểm môi trường ở các khu đô thị, khu dân cư...Ngoài ra, còn
bảo vệ các cảnh quan nhằm tạo điều kiện thu hút khách du lịch và bảo vệ môi
trường sinh thái ở Việt Nam.
Như vậy, Việc phân loại rừng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý,
bảo vệ và phát riển rừng. Bởi lẻ, mổi loại rừng có những đặt điểm, mục đích quy
luật riêng và được bảo vệ bằng những biện pháp, cách thức khác nhau. Việc sử dụng
đúng mục đích khai thác đúng quy luật của từng loại rừng sẻ ảnh hưởng đế sự bền
vững của nó.
1.2 Khái quát về tài nguyên rừng và rừng phòng hộ
Việt Nam là một nước nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á có diện tích lãnh thổ là
331.700 km2, trong đó diện tích rừng là 20 triệu ha, chiếm 20% diện tích toàn Quốc
(Tổng Cục thống kê năm 1994). Rừng Việt Nam sắp suy kiệt nghiêm trọng chỉ còn
nữa triệu ha rừng trong tổng số 13 triệu ha rừng tại Việt Nam, phân bố rải rác và
không có khả năng phục hồi. Trước đây, phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che
phủ, nhưng trong khoảng một thế kỉ qua rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kì
Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao
su, chè và một số cây công nghiệp khác. Khoảng giữa thế kỉ xx, hầu như các khu

rừng thuộc Châu thổ sông Hồng, một phần lớn Châu thổ sông Cửu Long cùng với
một số các khu rừng ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng.
Trong lúc này, độ che phủ của rừng còn lại là 43% diện tích đất tự nhiên.4
Sau chiến tranh diện tích rừng còn khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích
cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng cho số dân ngày càng tăng và hàn
gắn vết thương chiến tranh nhân dân ta vẫn khai thác mạnh mẻ diện tích rừng còn
lại. Trong giai đoạn này rừng chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả
nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng) trong đó có 10% là rừng nguyên sinh.5
Theo dự tính vào năm 2010 rừng Việt Nam còn khoảng 13,390,000 ha với độ
che phủ là 39,5% chưa đạt mục tiêu đặt ra trong nghị quyết 79 là “ độ che phủ của
rừng phải đạt tới 42% - 43%”. Bên cạnh đó, rừng nguyên sinh chỉ còn 0,75 triệu ha
và không có khả năng phục hồi, dù vậy diện tích rừng trồng đang tăng lên nhưng
rừng tự nhiên đang thu hẹp lại. Rừng không có khả năng phục hồi hoặc có khả năng
phục hồi là rất thấp là do rừng đã bị chia cắt thành nhiều mãnh nhỏ điển hình là tỉnh

4

5

Nguồn: />Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, NXB Công An Nhân Dân, 2005;

16


Quãng Nam, vào năm 2007 có 211,536 ha đến năm 2009 chỉ còn 210,889 ha, mất
gần 600 ha. Ngoài ra, còn một số vùng miền núi có rừng đầu nguồn của các con
sông lớn thì độ che phủ chỉ còn 40% - 50% đây cũng là nguyên nhân góp phần làm
tăng lũ lụt mạnh và nhiều trong thời gian qua ở nước ta6.
Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm rừng không những thể hiện ở gốc độ giảm tỉ
lệ độ che phủ mà còn thể hiện ở số lượng và chất lượng. Trong năm 1993 trữ lượng

gỗ bình quân 9,13 m3/ha rất thấp đối với một số nước có rừng trên thế giới. Ngoài
ra, một số loài động vật hoang dã giảm mạnh, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng…Thực trạng suy giảm về số lượng và chất lượng rừng từ các nguồn
nguyên nhân khác nhau như: nạn chặt phá rừng, cháy rừng, tập quán du canh du
cư….và trên hết là sự thiếu quan tâm của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoặc
lực lượng quản lý chưa đủ mạnh.
Tóm lại, với hiện trạng tài nguyên rừng của Việt Nam hiện nay nhà nước ta
cần đặt ra những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ
để ứng phó với sự biến đổi của khí hậu hiện nay. Bên cạnh đó, nhằm ổn định cuộc
sống cho người dân và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của quốc gia.
1.3 Vai trò và những ảnh hưởng của rừng đối với vấn đề môi trường, biến đổi
của khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu.
1.3.1 Vai trò của tài nguyên rừng và rừng phòng hộ.
Vai trò của tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng có vai trò đặt biệt quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường. Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo được, là một bộ
phận quan trọng của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó rừng còn có một giá trị to
lớn đối với đời sống và sự phát triển nền kinh tế Quốc gia.
Rừng có giá trị kinh tế: Rừng là một hệ sinh thái đa dạng cung cấp nhiều
nguồn tài nguyên lớn cho nền kinh tế. Hiện nay, rừng Việt Nam có trên 12.000 loài
thực vật, 1000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát...Bên cạnh đó, trong rừng còn
có một số loài động vật và thực vật quý hiếm như: Tê tê, Culilun,...là những loài có
trong sách đỏ Việt Nam 7. Rừng có diện tích khá lớn, đây là nguồn cung cấp nguyên
liệu để sản xuất như: gỗ xẻ, gỗ dán, than và nguyên liệu để chế biến thực
phẩm...Ngoài ra rừng còn cung cấp các nguồn gen quý của các động, thực vật nhằm
phụ vụ cho các ngành khoa học có những tiến bộ mới đem lại lợi ích cho nền kinh
tế. Không những thế, rừng còn là nơi đều hòa khí hậu hạn chế các thiên tai như: lũ
6

/>
7


Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường , NXB Công An Nhân Dân, 2005

17


lụt, xói mòn, ngăn nạn cát bay, chắn sóng bảo vệ các công trình ven biển, và quan
trọng hơn là ngăn mặn khi mực nước biển dâng lên ở nước ta hiện nay.
Tóm lại, với những nguồn cung cấp trên của tài nguyên rừng đả góp phần vào
việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với nguồn nguyên liệu dồi dào và đa dạng rừng
có những vai trò sau:
Rừng có vai trò trong đời sống xã hội: rừng đem lại lợi ích cho người dân
trong đời sống hiện nay đó là đem lại việc làm cho họ nhất là đối với dân tộc thiểu
số, cộng đồng dân cư, rừng còn có vai trò điều tiết nguồn lao động, giảm các tệ nạn
xã hội hiện nay. Với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay, nguồn nguyên liệu dồi
dào như thế thì các công ty đầu tư - xây dựng nên cần một nguồn lao động lớn đây
là cơ hội cho những người không có việc làm được làm việc và đem lại nguồn thu
nhập cho gia đình nhằm ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, rừng còn có giá trị đối với môi trường sinh thái: Rừng là lá phổi
xanh của trái đất, cung cấp oxi, rừng làm cho khí hậu trở nên ôn hòa, mát mẽ. Rừng
điều hòa các dòng chảy, là lá chắn làm giảm cường độ của gió, ngăn lũ, chống xói
mòn...bảo vệ các đa dạng sinh học . Rừng là nơi lưu giữ các nguồn gen quý có giá
trị khoa học. Từ đó, cung cấp nguồn tài liệu mới mẽ cho nhà khoa học đưa ra nhiều
thành tưu khoa học tiến bộ và cũng từ đó giúp cho việc bảo vệ và phát triển đa dạng
sing học ngày càng chặt chẻ hơn.
Mặc dù vậy, bất chấp vai trò của rừng mà nạn phá rừng vấn tiếp tục xảy ra và
ngày một nhiều hơn vì lợi ích trước mắt. Mất rừng gây ra nhiều tổn thất cho nền
kinh tế và đời sống xã hội. Cho nên, đây là một thách thức lớn cần được giải quyết
nhanh chóng đối với nền kinh tế và sự biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay.
Vai trò của rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ có vai trò đều hòa khí hậu, ngăn lũ

lụt, chóng xói mòn, chống xa mạc hóa....Rừng phòng hộ với cấu trúc nhiều tầng,
mật độ che phủ cao đều này hạn chế được cường độ của gió, bão đi qua nhằm làm
giảm thiệt hại người và của. Ngoài ra trong rừng còn có các loại động, thực vật sinh
sống như: khỉ, hươu, gấu...cung cấp cho các ngành chế biến. Không những thế, rừng
phòng hộ còn có các loài thủy hải sản phong phú được nuôi xen kẻ với rừng phòng
phòng hộ đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các công ty chế biến thực phẩm
nhằm đáp ứng với nhu cầu đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, rừng còn cung cấp
cho nền kinh tế một lượng gỗ lớn cho các công ty sản xuất gỗ mang lại nguồn thu
nhập đáng kể cho quốc gia. Rừng phòng hộ còn có vai trò trong đời sống xã hội đó
là tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân đó là khai thác các nguồn thủy hải sản
sẳn có trong rừng và nuôi trồng xen kẻ, từ đó đem lại nguồn thu nhập cho gia đình,
giúp người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, rừng phòng hộ còn là nơi lưu giữ các
nguồn gen của các động, thực vật có giá trị khoa học. Rừng phòng hộ bảo vệ các
18


cảnh quan sinh thái thu hút nguồn đầu tư, khách du lịch và quan trọng hơn hết là
góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái.
Tóm lại, rừng phòng hộ có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường đồng
thời cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế và đời sống con người. Từ đó, cho ta
thấy vai trò của rừng phòng hộ cũng giống như tài nguyên rừng nhưng mục đích
chính của rừng phòng hộ là đều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai,...và quan trọng là
ứng phó với sự biến đổi của khí hậu. Tuy nhiên, rừng phòng hộ ngày càng bị thu
hẹp do các nguyên nhân chặt phá rừng, cháy rừng, phá rừng trồng rẩy của các người
di dân....Bên cạnh đó, mà nguyên nhân sâu xa là do sự thiếu trách nhiệm cuả các cơ
quan quản lý đối với việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, từ đó lũ lụt ngày càng
nhiều gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và đời sống xã hội.
1.3.2 Những ảnh hưởng của rừng đối với môi trường và sự biến đổi khí hậu.
Rừng là lá phổi của hành tinh. Rừng không chỉ là nơi cung cấp nhiều lâm sản
quý cho các ngành Công nghiệp, mà vai trò quan trọng nhất của rừng đối với trái

đất và đời sống con người là vai trò điều hòa khí hậu.
Rừng có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ cân
bằng nồng độ oxi trong khí quyển. Rừng không chỉ cung cấp oxi mà còn có tác
dụng lọc không khí, làm cho không khí trong lành. Rừng hấp thụ một lượng lớn khí
CO2 trong khí quyển, làm giảm tác nhân gây ra từ nhà kính. Bên cạnh đó, tán cây
rừng có tác dụng giữ hơi nước trong rừng tạo nên độ ẩm cao, bảo vệ đất chống lại
bức xạ mặt trời tránh làm đất khô hạn, độ ẩm không khí giảm mạnh, mây không tạo
thành và dẫn đến hiện tượng không có mưa. Hậu quả là hạn hán sẻ xảy ra và kéo dài
làm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Ngoài ra, rừng còn đóng vai trò quan trọng
trong việc giữ nước. Khi mưa xuống, một phần nước được lá cây giữ lại, một phần
chảy xuống tầng thảm mục, ngắm xuống đất rừng. Như vậy, rừng có tác dụng hạn
chế dòng chảy của nước mưa ngăn cho sông không lũ lụt, ngăn xói mòn,…Trong
đó, rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò bảo vệ nguồn nước, hạn chế thiên tai. Nếu
rừng dầu nguồn suy giảm sẻ gây ra nạn thiếu nước và gây ra lũ quét trong mùa mưa,
đồng thời chống lại sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Ngoài ra, rừng ngặp mặn có khả
năng hạn chế bão lũ, triều cường, hạn chế sự xâm nhập mặn và bảo vệ nguồn nước.
Hệ gễ cây chằn chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng, giảm tốc độ dòng
chảy của triều cường và quan trọng là ứng phó khi mặt nước biển dâng cao.
Nếu không có rừng, số lũ lụt, bão tại các vùng đất trũng ven biển tăng lên.
Thiên tai hoành hành, sự xăm nhập của nước biển sẻ ảnh hưởng đến hệ sinh thái và
nguồn nước ngầm. Ngoài ra, nếu không có rừng thì làm cho hàng năm có 860 triệu
ha đất bị hoang mạc hóa, các cơn mưa nhiệt đới biến mất, có khoảng 25.000 triệu ha
19


đất màu mỡ bị mất đi…Rừng bị suy giảm, khiến cho lượng khí CO2 tăng lên và
ngày càng làm cho tầng ozon bị pha hỏng dần làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.8
Tóm lại, rừng có vai trò to lớn đối với sự biến đổi của khí hậu, rừng có thể hạn
chế được thiên tai, làm giảm khí CO2 và các khí khác thải ra từ các nhà kính. Mặt
dù rừng quan trọng đối với đời sống như thế mà con người vẫn khai thác một cách

bất hợp pháp, góp phần làm cho tài nguyên rừng suy giảm. Hiện nay, sự suy giảm
rừng đã gây ra nhiều tổn thất về mặt kinh tế, đời sống xã hội về phát triển kinh tế
lâu dài. Cho nên, việc khôi phục lại tài nguyên rừng là những vấn đề cấp thiết của
toàn cầu hiện nay.
1.3.3 Những tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống xã hội và phát triển
kinh tế nước ta hiện nay.
1.3.3.1 Vài nét về biến đổi khí hậu
a) Khái niệm:
Biến đổi khí hậu theo Công ước khung của Liên Hiệp Quốc: Biến đổi khí hậu
là nhứng biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại cho thành phần, khả năng phục hồi và sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên, hoặc
ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội, sức khỏe và phúc lợi của con người.9
b) Nguyên nhân làm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều Quốc gia do những ảnh
hưởng hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội loài người. Hiện nay, các
hiện tượng khí hậu dị thường và thiên tai liên tục xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới
mà các nguyên nhân chính là nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo.
* Nguyên nhân tự nhiên
Khí hậu trái đất thường xuyên thay đổi trong quá trình lịch sử địa chất, cứ sau
một chu kỳ nóng lên lại là một chu kỳ lạnh có tên là chu kỳ băng hà. Chu kỳ băng
hà kéo dài khoảng 100.000 năm, còn chu kỳ nóng lên kéo dài từ 10.000 đến 20.000
năm. Hiện nay, chúng ta đang sống trong chu kỳ nóng lên của trái đất vì sự thay đổi
vị trí trái đất so với mặt trời, thay đổi cường độ hoạt động của mặt trời và sự gia
tăng hoạt động của tro bụi, hơi nước và trên hết là khoảng cách giữa trái đất và mặt
trời cũng luôn thay đổi do quỹ đạo quay của trái đất.10

8

/>%87v%C3%A0ph%C3%A1ttri%E1%BB%83nr%E1%BB%ABng.aspx;


9

/>
10

Võ Qúy, 2008, Biến đổi toàn cầu và đa dang sinh học – Hội thảo biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó
của Việt Nam.

20


Bên cạnh đó, tro bụi của núi lửa cũng làm thay đổi nhiệt độ khí quyển của trái
đất và sự va chạm của thiên thạch cũng là một trong những nguyên nhân làm biến
đổi khí hậu trên toàn cầu.
* Nguyên nhân nhân tạo
Nguyên nhân chủ yếu là do mật độ dân số tăng lên nhanh chóng,từ đó khí từ
các nhà kinh cũng tăng lên do sự phát triển kinh tế. Từ việc tăng lượng khí nhà
kính đã dẫn đến tăng nhiệt độ khí quyển của trái đất làm biến đổi một loạt các đặt
trưng của khí hậu.Các hoạt động của con người đã thải ra một số khí gay ô nhiểm
môi trường, làm thay đổi thành phần của khí quyển như : CO2, N2O, CH4…. Trong
đó, khí CO2 chiếm tỉ lệ cao nhất trong khí quyển và đang tăng lên, chưa có dấu hiệu
đạt mức ổn định.11
Bên cạnh đó, sự suy giảm diện tích rừng cũng là nguyên nhân chủ yếu để làm
khí hậu biến đổi. Rừng phân bố không đều trên các châu lục về diện tích và thể loại,
có khoảng 29% diện tích địa lục có rừng che phủ, chiếm khoảng 20% - 45% diện
tích trên hành tinh. Rừng có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trương xung
quanh và giữ cân bằng nồng độ oxi trong khí quyển. Rừng không chỉ cung cấp oxi
mà còn có tác dụng lọc không khí, làm cho không khí trong lành. Rừng hấp thụ một
lượng lớn khí CO2 trong khí quyển, làm giảm tác nhân gây ra từ nhà kính. Hiện nay,
rừng đang bị suy thoái do tăng dân số và sự phát triển nhân loại, rừng bị khai thác

một cách mạnh mẻ nhằm để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp để sản xuất, mở rộng đất nông nghiệp, … từ đó làm giảm sự hấp thụ đối với
khí nhà kính.12
c) Hậu quả
Biến đổi khí hậu do các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo đã để lại hậu quả
nghiêm trọng đến đời sống của con người và sự phát triển nền kinh tế hiện nay. Đó
là, một số lũ lụt, thiên tai tại các vùng đất trũng ven biển tăng lên, mưa lũ liên tiếp
xảy ra làm cho hệ thống đê đều bị sạt lở, hư hỏng nặng, nhiều tuyến đường giao
thông, công trình di tích lịch sử bị dùi lấp bởi đất bùn. Bên cạnh đó, mưa kéo dài
làm cho một số nơi ngập úng làm cho các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải từ
các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi chảy xuống ao hồ làm tăng lượng chất thải
làm ô nhiểm môi trường, nhất là môi trường nước.
Bên cạnh đó, diện tích rừng bị thu hẹp, tiếp theo đó là xâm nhập mặn của
nước biển làm ảnh hưỡng đến môi trường sinh sống của các loài thủy sản nước
ngọt, đều này làm cho nguồn thức ăn có nhiều dinh dưỡng giảm….Từ những ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đời sống của người dân cũng gặp nhiều khó khăn đó là
11
12

Nguyễn Trọng hiếu, Khái quát biến đổi khí hậu ở Việt Nam, TTKHCN KTTV & MT, 2006;
Bộ tài nguyên và Môi trường, “ Chiến lượt Quốc gia về cơ chế phát triển sạch”;

21


bệnh dịch ngày một tăng, suy dinh dưởng chiếm tỉ lệ cao, do khí hậu luôn thay đổi
không ổn đinh là cơ hội cho dịch bệnh lây lan nhanh, thậm chí dẫn đến tử vong….
Với những tác hại do biến đổi khí hậu gây ra sẻ ảnh hưởng đếm sự phát triển của
các Quốc gia, đặt biệt đối với những nước đang phát triển sẻ làm cho nền kinh tế trì
trệ, ảnh hưỡng đến việc làm cho người lao động, thất nhiệp tăng lên dẫn đến nhiều

tệ nạn xã hội tăng gây bất ổn cho an ninh quốc phòng của một Quốc gia nói riêng,
cho toàn cầu nói chung.
1.3.3.2 Những tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống xã hội và phát
triển kinh tế nước ta hiện nay.
a) Tác động của biến đổi khí hậu đối với toàn cầu
Trong thế kỉ 20, mực nước biển đã tăng lên 17cm, diện tích băng tuyết bao
phủ đã giảm 5% kể từ năm 1980 số lượng và mức độ các hiện tượng thời tiết bão
nhiệt đới trở nên mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó bão, lụt cùng với sự tăng cao của mực
nước biển sẽ đe dọa các vùng đất thấp ven biển gây ra tác động lớn về sinh thái và
môi trường. Do tác động của biến đổi khí hậu mà một số khu vực trên thế giới bị
ảnh hưởng như:
Ở Châu Phi vào cuối thế kỉ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng đến các
vùng ven biển đông dân cư, sản lượng Nông nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng làm
tăng tình trạng si dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới an ninh lương thực và bất ổn xã
hội. Còn ở Châu Á, đến năm 2050 lượng nước ngọt có thể sử dụng được sẽ giảm,
vùng ven biển chịu rủi ro từ lũ, bão ngày càng nhiều, …từ các nguyên nhân đó mà
dịch bệnh ngày càng lây lan nhanh, tỉ lệ tăng lên. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu
còn gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Mực nước biển dâng do băng tan sẽ làm mất đi nhiều vùng đất thấp, mất đi các
hệ sinh thái đất Nông nghiệp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu làm giảm đi một số
thực vật, đồng thời làm mất đi một số cây do không thích ứng với sự biến đổi của
khí hậu từ đó làm cho nguồn gen ngày càng hiếm nhất là gen của một số loài có
nguy cơ bị tuyệt chủng gây nhiều khó khăn cho quá trình lai tạo giống mới. Ngoài
ra, do biến đổi khí hậu ngày càng tăng làm cho nền chính trị một số nước không ổn
định, vào ngày 29/8/2005 cơn bão Katrina đã đổ bộ lên bờ biển Nam Hoa Kỳ làm
cho nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị phá hủy…. Thiệt hại do cơn bão ước tính là 100
– 300 tỷ đô la 13.
Không những thế, biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng sẻ làm thay đổi quá
trình phân bố các nguồn tài nguyên thiết yếu và có tầm chiến lượt quan trọng như:
13


Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 04 (54) tháng 04/ 2008 và Tập chí Tài nguyên và Môi trường số 11 (61) tháng
11/ 2008

22


nước, lương thực, năng lượng, đất trồng trọt…làm tăng nguy cơ nền kinh tế chính
trị, xung đột, khủng bố, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các Quốc gia. Biến đổi
khí hậu còn làm thay đổi nhiệt độ nước và mực nước tại các khu vực sông, hồ, đầm,
lầy…làm thay đổi chế độ lượng mưa, bão, hạn hán,…từ đó làm giảm một số loài
động thực vật.
Tóm lại, do sự biến đổi khí hậu mà các nước đã gây ra ba tác động lớn như:
Mực nước biển dâng lên, nhiệt độ trái đất tăng lên, sự thay đổi nhiệt độ nước và
mực nước tại các vùng, khu vực sông. Từ đó, ảnh hưởng đến nền kinh tế của một số
nước nhất là các nước ven biển, ảnh hưởng đến đời sống con người. Hiện nay, biến
đổi khí hậu là một vấn đề nan giải mà các nước phải quan tâm giải quyết trong thời
gian dài.
b) Đối với Việt Nam
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng hơn 3200 km, suốt dọc bờ biển từ
Móng Cái đến Hà Tiên hầu như đều có người sinh sống, mật độ cư dân tùy theo địa
hình và Thổ nhưỡng ven bờ biển. Trên các vùng, miền biển có khoảng 1,122 km2
rạn san hô với khoảng 310 loài san hô đá, phân bố rộng từ Bắc vào Nam và một
thảm cỏ biển ven các đảo. Các Vũng và Vịnh ven bờ biển chiếm 60% đường bờ
biển, trong có 12 Vũng Vịnh lớn cứ 20km có một cửa sông14. Do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hệ sinh thái ven biển Việt Nam đang bị ô
nhiển môi trường, suy thoái nghiêm trọng như: lượng bốc hơi tăng, độ ẩm giảm,
nhiệt độ không khí tăng, băng tan và mực nước biển dâng…ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế nước ta hiện nay. Ngoài ra, biển đổi khí hâu ảnh hưởng nhiều đến đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đây là nơi phần lớn cư dân Việt Nam và

các hoạt động kinh tế nằm ở vị trí trên vùng đồng bằng hai con sông này. Sự tác
động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các vùng với những mức độ khác nhau:
Đối với vùng núi và trung du phía bắc: độ che phủ trung bình của rừng hiện
nay chỉ còn 44,2% (Cục kiểm lâm, 31/12/2006). Tuy nhiên, độ che phủ không đồng
đều. Bên cạnh đó, vùng này hạn hán thường xuyên xảy ra vì có độ dốc cao, địa hình
bị chia cắt phần lớn các hồ chứa nước có quy mô nhỏ. Cho nên, hạn hán kéo dài làm
ảnh hưởng đến 20% diện tích lúa đông xuân, Sản lượng cây ăn quả và cây Công
nghiệp giảm đáng kể, có khoảng 300.000 người không có đủ nước ngọt để sử dụng.
Đối với vùng ven biển trung bộ: độ che phủ của rừng này trung bình của vùng
là 44,4% nhưng phân bố không đồng đều, lưu vực sông ngăn và dốc đã hạn chế khả
năng điều tiết dòng chảy của hệ thống tưới tiêu và sông ngòi, dể gây lũ lụt, nhanh

14

/>
23


bất ngờ và hạn hán kéo dài. Vì vậy, sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn, đời
sống của người dân luôn luôn ở trong tình trạng phải đối phó với thiên tai.
Đối với vùng Tây Nguyên: trong vùng có loại đất bazan hấp thụ nước nền
nguồn nước ngầm ở đây khá dồi dào. Tuy nhiên, khí hậu bất thường những năm
1993, 1998, 2004 đã gây ra hạn hán làm mất khả năng tưới tiêu và phát triển sản
xuất. Vùng có tổng số 24,000 ha lúa đông xuân, có 7,800 ha bị thiệt hại do đợt hạn
hán năm 1998, có 20,000 ha diện tích cây Công nghiệp và cây ăn quả bị hại, nguy
cơ cháy rừng ngày càng cao 15.
Đối với vùng đồng bằng Sông Cửu Long: độ che phủ của rừng này trung bình
của vùng là 12,1% thấp nhất cả nước. Nhiều khu rừng bị phá hoại nghiêm trọng để
lấy đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích rừng suy giảm tạo điều kiện nhiễm măn,
phèn hóa toàn bộ tầng đất mặt do mực nước biển dâng cao. Bên cạnh đó, vào mua

khô, mực nước giảm, năm 1998 hạn hán đã làm cho diện tích bán đảo Cà Mau bị
nhiễm mặn, cháy rừng liên tục xảy ra nhất là vụ cháy rừng U Minh Thượng năm
2002 gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Như vậy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
mà Việt Nam Là nước bị tác động nhiều nhất. Những tác động đó đã gây ra trở ngại
đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội cụ thể như:
Đối với nền kinh tế: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà lượng mưa thất
thường và luôn biến đổi dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về năng xuất. Theo đánh giá
của trương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), nếu nước biển tăng lên 1mét
thì có 5% diện tích đất đai biến mất, 11% người mất nhà cữa, 7% sản lượng Nông
nghiệp giảm, hàng trăm nghìn ha lúa bị hư hại, nhiều công trình thủy lợi bị phá
hủy….thiệt hại do tiên tai gây ra là 11.600 tỷ đồng 16. Do đó, nền kinh tế đang trên
đà phát triển bị chựng lại, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nước ta hiện
nay.
Đối với đời sống xã hội: Biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa và nhiệt độ thay
đổi liên tục, tạo điều kiện cho các dịch bệnh lây lan nhanh, làm tăng tình trạng suy
dinh dưỡng, khả năng đề kháng bệnh giảm do nhiệt độ tăng lên, thậm chí dẫn đến tử
vong…Ngoài ra, do diện tích đất rừng giảm dẫn đến nguồn nguyên liệu cung cấp
cho các ngành chế biến, sản xuất thực phẩm không còn, đồng thời cũng ảnh hưởng
đến nguồn thu nhập người dân nhất là ở vùng đồi núi, hàng ngàn người không có
việc làm, thất nghiệp tăng, các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và tinh vi hơn dẫn đến
bất ổn đến đời sống xã hội.

15

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 19 (105) tháng 10/ 2010

16

nh nien.com.vn


24


1.4 Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ và phát triển
rừng nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của rừng cũng như vai trò
của rừng phòng hộ đối với sự biến đổi khí hậu hiện nay. Trong những năm gần đây
nhiều chính sách, chủ trương về phát triển lâm nghiệp đã được hoạch định, hệ thống
pháp luật về rừng đang từng bước được hoàn thiện, các dự án cấp quốc gia và quốc
tế đang được triển khai, tạo đà thúc đẩy việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và
các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực cao nhất
tronh hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp, là nguồn của Luật bảo vệ và phát
triển, là cơ sở cho việc ban hành những quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng. Chẳng hạn, luật quy định “ Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sữ
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nghiêm cấm mọi
hoạt động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”17 quy định này tạo ra cơ
sở về việc xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường nói
chung, bảo vệ và phát triển rừng nói riêng.
Ngoài Hiến pháp là đạo luật gốc còn có các đạo luật khác cũng chứa nhiều quy
định về bảo vệ và phát triển rừng như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991
được thay thế bằng Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 tại kỳ hợp thứ 6 khóa
XI Quốc hội đã thông qua có hiệu lực ngày 01/4/2005. Luật này có nhiều điểm mới,
luật quy định có hệ thống các hoạt động, chính sách, biện pháp và nguồn lực cho
công tác bảo vệ và phát triển rừng; Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tổ chức,
cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cũng như Quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý
Nhà nước các cấp chính quyền và việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực bảo vệ và
phát triển rừng đã rõ ràng hơn. Điểm nổi bật của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004 là đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát

triển tài nguyên rừng và cũng đồng thời cho phép sữ dụng nhiều biện pháp, công cụ,
chế tài mạnh mẻ hơn, có tính năng đe dọa cao hơn. Đây là cơ sở pháp lí vững vàng
thúc đẩy các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời ứng phó với biến
đổi khí hậu đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay.
Ngoài ra, một số Luật khác cũng hướng tới vấn đề liên quan trong lĩnh vực
bảo vệ và phát triển rừng như:
-

Hiến pháp năm 1992

-

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

17

Điều 29, Hiến pháp 1992

25


×