BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN
Ở CÀ MAU HIỆN NAY
(Khảo sát năm 2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
CẦN THƠ - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN
Ở CÀ MAU HIỆN NAY
(Khảo sát năm 2014)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS.
CẦN THƠ - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự
nghiên cứu. Các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ
ràng và trung thực. Phần tài liệu tham khảo được trích
dẫn nguồn đầy đủ, chính xác. Các kết luận của luận
văn chưa từng được công bố trong các công trình
nghiên cứu khác.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUYÊN TRUYỀN BIẾN
1
ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở CÀ
MAU
1.1. Những khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về biến đổi khí hậu
1.3. Thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay
1.4. Nhiệm vụ của báo phát thanh, truyền thanh ở Cà Mau trong tuyên
truyền về biến đổi khí hậu
Chương 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở CÀ MAU
10
10
18
21
26
38
2.1. Thực trạng nội dung và hình thức tuyên truyền về biến đổi khí
hậu của các đài truyền thanh cấp huyện ở Cà Mau
2.2. Thực trạng tiếp nhận thông tin và nhu cầu thực tế của công chúng
38
Cà Mau về biến đổi khí hậu
56
2.3. Đánh giá chung về thực trạng tuyên truyền về biến đổi khí hậu
của các đài truyền thanh cấp huyện ở Cà Mau
63
2.4.Vấn đề đặt ra đối với hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu
của các đài truyền thanh cấp huyện ở Cà Mau
66
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở
CÀ MAU
72
3.1. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung
và hình thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu
3.2. Kiến nghị với tỉnh Cà Mau về cơ chế hoạt động
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
72
89
94
97
102
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
:
Biến đổi khí hậu
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu Long
GS, PGS. TS. Ths :
Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ
IPCC
:
Ủy ban liên Chính phủ về thay đổi khí hậu
KT&TV
:
Khí tượng và thủy văn
Kyoto
:
Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu
NBD
:
Nước biển dâng
PT-TH
:
Phát thanh truyền hình
PVS của TGLV
:
Phỏng vấn sâu của tác giả luận văn
TTCH
:
Truyền thanh cấp huyện
UNFCCC
:
Hiệp ước Quốc tế
UBND
:
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
36
53
Bảng 1.1:
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Kinh phí các đài truyền thanh ở Cà Mau năm 2014
Chuyên mục của các đài TTCH ở Cà Mau
Thống kê cơ sở vật chất, kỹ thuật đài TTCH và trạm
61
Bảng 3.1:
truyền thanh xã, thị trấn
Thống kê chi trả chế độ nhuận bút và thanh toán công
tác phí các đài năm 2014
74
Biểu đồ 2.1:
Sự quan tâm của công chúng đối kênh thông tin tiếp
57
Biểu đồ 2.2:
nhận về BĐKH
Những thông tin về BĐKH được người dân biết được
58
Biểu đồ 2.3:
qua nghe đài
Sự quan tâm của công chúng đối với Đài truyền thanh
60
Biểu đồ 2.4:
huyện
Ý kiến thính giả về tuyên truyền BĐKH trên sóng phát
thanh ở Cà Mau
62
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây biến đổi khí hậu đã và đang hủy diệt sự sống của loài
người, hàng loạt trận động đất, sóng thần, thiên tai bảo lũ…xảy ra trên thế giới.
Ngay cả những nước phát triển, công nghệ hiện đại thi hệ thống cảnh báo thiên
tai vẫn bị động trước sự diễn biến bất thường. Cho thấy BĐKH đã vượt qua sự
kiểm soát, cảnh báo của con người và trở thành vấn đề cấp bách cho toàn nhân
loại. Việt Nam được đánh giá là một trong năm Quốc gia dễ bị tổn thương và có
nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Lũ lụt, hạn
hán, mưa bảo, thủy triều dâng, sạt lở đất, lốc xoáy....diễn ra không còn theo chu
kỳ. Chính vì vậy, nghiên cứu về BĐKH, xu thế và các tác động của nó đối với
Việt Nam là rất cần thiết.
Cà Mau là tỉnh cực Nam Tổ Quốc, nằm trong khu vực đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), có 03 mặt giáp biển, với chiều dài 254km, có 87 cửa
sông thông ra biển, khoảng 10.000km sông, rạch, kênh mương... Nằm ở vị trí
địa lý đặc biệt như vậy, Cà Mau chịu ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH gây ra
so với các tỉnh khác ở ĐBSCL. Hàng năm, vào khoảng tháng 8 đến tháng 12
âm lịch, sạt lở đất, lốc xoáy và nước biển dâng, xâm mặn, dịch bệnh xuất hiện
và có diễn biến gay gắt. Mũi Cà Mau được biết đến là vùng đất ngày đêm lấn
biển, nhưng khoảng ba năm trở lại đây dòng thủy triều biến động diện tích đất
ven biển sạt lở nghiêm trọng. Mỗi năm Cà Mau mất khoảng 900ha đất, trong
đó hơn 120 ha đất ven biển, còn lại là đất ven sông. Biến đổi khí hậu hiện nay
tác động mạnh đến tình hình kinh tế - xã hội đối với 8 huyện, thành phố trong
tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, nhận thức của người dân về BĐKH chưa cao, chặt phá rừng
do con người gây ra là nguyên nhân chính BĐKH. Ảnh hưởng rõ nhất là hai
năm trở lại đây (2013 -2014) lốc xoáy, sạt lở đất, nước biển dâng xảy ra rải rác
trong năm, không theo mùa như trước đây. Hệ thống đài truyền thanh cấp huyện
2
(TTCH) giữ vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền, diễn đàn của
nhân dân ở từng địa phương. Tuy nhiên, chuyên mục tuyên truyền về BĐKH
trên đài TTCH hiện nay chưa rõ nét, thông tin chủ yếu tập trung vào hậu quả
của BĐKH, chưa mang tính dự báo, định hướng; khung chương trình chưa phù
hợp với điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng, trong khi vấn đề BĐKH
hiện nay ở Cà Mau đang nóng lên từng ngày. Chính vì vậy, việc thông tin và
định hướng dư luận xã hội về BĐKH trên sóng phát thanh hiện nay là cần thiết.
Là người sinh ra và lớn lên trên quê hương Cà Mau, tham gia công tác
tại đài TTCH hơn 10 năm, trực tiếp chứng kiến mất mát đau thương của
những gia đình vì sạt lở đất mà mất đi người thân, thiệt hại tài sản; có người
tích góp cả đời chỉ sau một đêm đã trắng tay do sạt lở, lốc xoáy. Cơn bảo số 5
năm 1997 đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người dân bám biển ở Cà Mau,
đến hôm nay, sau gần 18 năm hậu quả vẫn còn đó. Những đau thương của
những người mất chồng, những đứa con mất đi tương lai tương sáng khi
người trụ cột gia đình mất đi do bão. Bản thân tôi cũng nhận thấy rất rõ rằng,
ý thức bảo vệ môi trường của mọi người dân chưa cao, một số ngành chuyên
môn còn thờ ơ với việc tuyên truyền và thực hiện các dự án BĐKH....
Sự trăn trở, trách nhiệm, lương tâm của một phóng viên đài TTCH
trước hiện thực khách quan, mong muốn có cái nhìn tổng quát về những mặt
đã làm được và chưa làm được của các đài TTCH, từ đó đề xuất những giải
pháp nâng cao chất lượng tin bài tuyên truyền về BĐKH của các đài này, đã
thôi thúc tôi chọn đề tài: Tuyên truyền về biến đổi khí hậu của các đài
truyền thanh cấp huyện ở Cà Mau hiện nay để làm luận văn tốt nghiệp cao
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua tìm hiểu nghiên cứu về thông tin, tuyên truyền trên sóng phát
thanh đối với các đài TTCH thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu.
3
Nguyễn Thị
Phước (2010) “Mạng lưới phát
thanh, truyền thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây
Nam Bộ - thực trạng và giải pháp phát triển (dựa
trên tư liệu khảo sát ở Vĩnh Long và An Giang)”,
Luận văn Thạc sỹ
Báo chí học: tập trung vào đánh giá
thực trạng mạng lưới truyền thanh cơ sở ở hai
tỉnh Vĩnh Long và An Giang và các vấn đề bất
cập đối với hệ thống quản lý truyền thanh cơ
sở, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần xây
dựng hệ thống đài truyền thanh phù hợp với
điều kiện và đặc thù ở từng địa phương.
Nguyễn Thanh Lâm (2013) “Hoàn thiện mô hình tổ chức họat động
mạng lưới truyền thanh cơ sở các huyện ven biển tỉnh Bến Tre”, Luận văn
Thạc sỹ Báo chí học: Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và phân tích vấn đề lý
luận và thực tiễn mô hình tổ chức đối với các đài truyền thanh ở các huyện
ven biển, luận văn nêu bật được thực trạng về mô hình tổ chức mạng lưới
truyền thanh cơ sở các huyện ven biển ở Bến Tre, chỉ rõ nét đặc thù của địa
phương khi xây dựng mô hình tổ chức, từ đó đưa ra nhóm giải pháp xây dựng
mô hình tổ chức phù hợp với các đài truyền thanh huyện ven biển, không chỉ
riêng ở Bến Tre, mà cả hệ thống truyền thanh huyện ven biển của 28 tỉnh có
huyện ven biển trong cả nước.
4
Lâm Thị Thu Hồng (2009) “ Nâng cao chất lượng hoạt động truyền
thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ”, Luận văn Thạc sỹ Báo
chí học: Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các đài truyền thanh cấp
huyện, thị, tại 5 tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai,
Bình Phước và Tây Ninh; những thuận lợi và khó khăn, đề xuất giải pháp đổi
mới để nâng cao chất lượng hoạt động của các đài này.
Nguyễn Thị Mai Hồng (2009) “Nâng cao chất lượng các chương trình
phát thanh của hệ thời sự - Chính trị- Tổng hợp (VOV1) Đài tiếng nói Việt
Nam”, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của
chương trình thời sự, chính trị tổng hợp VOV1, đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng chương trình này.
Đỗ Thị Minh Loan (2012) “Đổi mới phương thức hoạt động của Đài
truyền thanh cấp huyện trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học:
Chủ yếu nhận diện lại hình thức hoạt động của các đài TTCH ở Hà Nội, chỉ ra
những hạn chế của hoạt động phát thanh trong xu thế cần đổi mới, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm giúp các đài có hướng đi mới trong tương lai.
Nguyễn Trường Chinh (2009) “ Hoạt động của hệ thống Đài cấp
huyện, thị tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên”, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học:
Nghiên cứu sâu về hoạt động của các đài TTCH ở 03 tỉnh về cơ sở vật chất,
đội ngũ cán bộ, hoạt động tài chính, hoạt động tiếp phát sóng và sản xuất
chương trình; phân tích những thuận lợi, khó khăn và thế mạnh, từ đó gợi ý
những giải pháp nhằm điều chỉnh phát triển mô hình tổ chức đài, từng bộ
phận chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương ngày càng
tốt hơn.
Dương Thị Bảo Ngọc (2003) “Xây dựng kênh thông tin - chỉ dẫn trên
sóng phát thanh”, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Từ việc nghiên cứu hiệu
quả tác động đến thính giả của Đài Tiếng Nói Việt Nam, bạn đọc của báo điện
tử và các tạp chí giải trí về thông tin chỉ dẫn, luận văn đã đưa ra những giải
5
pháp phù hợp, nhằm giúp các cơ quan báo chí này nâng cao hiệu quả chương
trình cũng như chuyên mục, giúp công chúng hiểu rõ vấn đề mình quan tâm
mà có hướng chọn lựa phù hợp.
Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010) “Vấn đề tuyên truyền biến đổi khí hậu
trên báo in Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Khảo sát và đánh giá
thực trạng công tác tuyên truyền về BĐKH trên báo in Việt Nam, từ đó gợi ý
giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về BĐKH trên phương tiện báo
in, trong đó có Báo Cà Mau.
Phạm Thị Thanh Tịnh (2011) “Nhu cầu tiếp nhận thông tin phát thanh
của công chúng nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng hiện nay” Luận án
Tiến sỹ Báo chí học: Nghiên cứu về điều kiện và nhu cầu tiếp cận thông tin
phát thanh của công chúng nông thôn, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp,
nhằm giúp các Đài Phát thanh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin
của công chúng nông thôn, công chúng truyền thông của các đài nói chung và
ở khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Phan Văn Đức (2010) “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến sinh kế và sức khỏe cộng đồng ở xã Hương Phong, huyện Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp thích ứng”, Luận văn Thạc sỹ
ngành Khoa học và Môi trường: Chủ yếu nghiên cứu sự BĐKH dưới góc độ
xã hội học, không đề cập đến góc độ báo chí. Tuy nhiên, đây cũng là một tài
liệu tham khảo tốt về nội dung ảnh hưởng của BĐKH đối với xã hội.
Mèo Quốc Việt (2013) “ Hiệu quả tuyên truyền biến đổi khí hậu ở
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ ngành Công
tác tư tưởng: Chủ yếu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của tác động
của BĐKH ở tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra những phải pháp nâng cao hiệu
quả công tác chỉ đạo tuyên truyền về mặt tư tưởng cho người dân, cụ thể
thành phố Việt Trì.
6
Đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả: TS. Nguyễn Văn Thắng,
GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu, PGS. TS. Trần Thục, Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường (2012) Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam:
Trên cơ sở khảo sát bằng nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu là phương
pháp điều tra xã hội học, nhóm tác giả đã nghiên cứu, phân tích những vấn đề
lý luận về BĐKH, thực trạng tác động trực tiếp của BĐKH đến sức khỏe và
đời sống của nhân dân; đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo sức khỏe cho
người dân có thể thích ứng trong điều kiện BĐKH.
Ngoài ra, còn có một số tham luận, bài viết các vấn đề nghiên cứu, như:
Báo cáo đề dẫn Hội thảo quốc tế Truyền thông đại chúng Việt Nam với
biến đổi khí hậu của PGS.TS Phạm Huy Kỳ đã định hướng cho các nhà khoa
học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về vai trò của truyền thông đại
chúng Việt Nam với BĐKH, tìm giải pháp để truyền thông đại chúng Việt
Nam phát huy hiệu quả tuyên truyền, định hướng dư luận và dự báo tình hình
về vấn đề này.
Tham luận của TS. Đỗ Chí Nghĩa tại Hội thảo quốc tế về Truyền thông
đại chúng Việt Nam với biến đổi khí hậu đã khảo sát chương trình thời sự của
Đài truyền hình Vĩnh Long và VTV1, chỉ ra ưu điểm và hạn chế của truyền
hình trong thông tin về BĐKH hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao
hiệu quả thông tin về BĐKH trên truyền hình.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã có những góc độ tiếp cận liên
quan đến truyền thanh cơ sở và BĐKH nhưng chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về công tác tuyên truyền về BĐKH ở các đài TTCH ở tỉnh Cà
Mau. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu từ trước đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
7
Từ việc nghiên cứu thực trạng tuyên truyền về BĐKH của các đài
TTCH ở tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tuyên truyền về BĐKH của các đài này.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu về lý luận báo chí phát thanh, truyền thanh; đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản báo cáo khoa học về BĐKH ở
thế giới và Việt Nam, đặc biệt là ở Cà Mau.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền về
BĐKH (thành công, hạn chế) của các đài TTCH ở tỉnh Cà Mau trong năm
2014 (tháng 1/2014 - tháng 12/2014).
- Nghiên cứu ý kiến công chúng nghe đài TTCH về hiệu quả truyên
truyền BĐKH của các đài TTCH ở Cà Mau.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về BĐKH
của các đài TTCH tỉnh Cà Mau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền về biến đổi khí hậu của các đài truyền thanh cấp huyện ở
Cà Mau hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt
động tuyên truyền của các đài TTCH ở Cà Mau về BĐKH, cụ thể là tập trung
khảo sát thực trạng hoạt động của các đài TTCH ở 8 huyện: Năm Căn, Ngọc
Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, từ
tháng 1/2014 đến tháng 12/2014; công chúng nghe đài truyền thanh ở 8 huyện
này trong năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
8
Luận văn được thực hiện trên cơ sở: đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với báo chí trong hoạt động tuyên truyền về BĐKH; lý luận về
báo chí phát thanh, truyền thanh; lý thuyết về tâm lý con người trong hoạt
động tiếp nhận thông tin; lý luận và thực tiễn về khoa học nghiên cứu khí hậu
và môi trường; các khoa học liên ngành khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả luận văn sử dụng các nhóm phương
pháp nghiên cứu chính:
- Nhóm 1: Sử dụng cách thức: sưu tầm, tra cứu và đọc, nghe, xem các
tài liệu bằng văn bản, hình ảnh, băng từ, đĩa compac, internet…về khoa học
báo chí nói chung, báo chí phát thanh, truyền thanh nói riêng; về đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về các khoa học liên ngành…
để khai thác những tư liệu cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Nhóm 2: Phương pháp thống kê, phân tích, chứng minh, đánh giá...
các tác phẩm báo chí và chương trình truyền thanh về BĐKH của các đài
TTCH ở Cà Mau để làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Nhóm 3: Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Điều tra định tính: bằng phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả
luận văn (TGLV) tiến hành đối với các nhà lãnh đạo địa phương, các nhà
khoa học về khí hậu, lãnh đạo đài, nhà báo,… nhằm thu được những đánh giá
khách quan, có trọng lượng về hoạt động tuyên truyền BĐKH của 8 đài
TTCH ở Cà Mau, từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 và những gợi ý của họ
về giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động này trong tương lai.
+ Điều tra định lượng: bằng phương pháp thăm dò ý kiến công chúng
của 8 huyện ở Cà Mau qua Phiếu điều tra ý kiến bạn nghe đài (Lấy mẫu
thuận tiện). Số phiếu phát ra: 320 phiếu (mỗi huyện 40 phiếu), thu vào: 311
phiếu, trong đó, thính giả nghe đài thuộc tầng lớp nông dân: 76 phiếu; cán bộ
cấp xã, thị trấn: 133 phiếu; công nhân: 18 phiếu; hưu trí - nội trợ: 17 phiếu;
9
kinh doanh dịch vụ: 15 phiếu; học sinh: 45 phiếu; lực lượng vũ trang: 7
phiếu), nhằm thu thập được thông tin về thực trạng 08 đài TTCH này cung
cấp thông tin về BĐKH ra sao?; cách thức công chúng tiếp nhận thông tin về
BĐKH từ các đài TTCH; các đài này có đáp ứng được nhu cầu của công chúng
hay không?; công chúng đánh giá gì về chất lượng thông tin mà 08 đài này cung
cấp?; họ có nhu cầu thông tin về BĐKH ra sao?; họ có mong muốn gì, gợi ý gì
để 08 đài này nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền về BĐKH?...
Các nhóm phương pháp này vừa truyền thống, vừa hiện đại, giúp cho
kết quả nghiên cứu đạt được độ chính xác cao nhất, đáng tin cậy nhất.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Luận văn là một công trình nghiên cứu mới, lần đầu tiên đánh giá về
thực trạng hoạt động tuyên truyền về BĐKH của các đài TTCH ở Cà Mau và
đề ra các giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng thông tin của các đài này.
- Công trình nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học để giúp các nhà lãnh
đạo địa phương trong việc hoạch định chiến lược tuyên truyền về BĐKH của
đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, các đài TTCH ở Cà Mau, mà cụ thể là
xây dựng kết cấu, nội dung chương trình về BĐKH cho 8 đài TTCH ở Cà
Mau (8 huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần
Văn Thời, U Minh, Thới Bình)
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo
chí của địa phương nhìn nhận đúng vai trò của đài TTCH trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương và trong việc tuyên truyền về BĐKH, từ
đó sẽ có giải pháp phát triển đúng mức cho các đài này.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn sẽ tạo ra một cái
nhìn mới, thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc tìm hiểu công chúng;
thay đổi quan điểm áp đặt là: chỉ cần phát sóng những gì Đài có chứ không
phải chạy theo nhu cầu thông tin ngày càng cao - những gì công chúng cần.
10
- Kết quả nghiên cứu đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy của các trường báo chí trong lĩnh vực phát thanh,
truyền thanh, cho những ai quan tâm đến vấn đề này; là tài liệu hữu ích cho
các đài phát thanh, truyền thanh nhìn nhận đúng đắn công việc của mình và
tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình về BĐKH.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUYÊN TRUYỀN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN Ở CÀ MAU
1.1. Những khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm báo phát thanh, chương trình phát thanh
- Khái niệm báo phát thanh
Báo phát thanh ra đời trên thế giới bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX, trên cơ sở phát minh ra sóng điện từ. Quá trình phát triển kỹ thuật
phát thanh trên thế giới có hai bước nhảy vọt quan trọng: đó là những năm
bốn mươi phát thanh FM ra đời và phát triển; đến cuối thế kỷ XX phát thanh
số DAB ra đời và hiện nay đang đi vào cuộc sống. Phát thanh FM ra đời đánh
dấu bước nhảy vọt quan trọng về chất lượng sóng và chi phí đầu tư, khai thác
rẻ hơn, gọn nhẹ hơn. Đến năm 2000, có 34 nước và khu vực trên thế giới phát
thử và thường xuyên phát thanh số. Singapore là nước đi đầu về phát thanh số
ở khu vực Châu Á [4, tr.15-16].
Ở Việt Nam, phát thanh phát triển nhanh chóng từ sau khi giành được
độc lập năm 1945. Ngày 7-9-1945 Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời. Ngoài đài
phát thanh quốc gia, 04 đài khu vực, hệ thống phát thanh, truyền thanh trong
cả nước đã lớn mạnh hoàn chỉnh với 64 đài phát thanh tỉnh, thành phố trực
11
thuộc Trung ương; hơn 600 đài truyền thanh cấp huyện, cùng với hàng ngàn
trạm truyền thanh cấp xã, phường; là mạng lưới rộng khắp, chuyển tải thông
tin- truyền thông phục vụ hoạt động tuyên truyền, nhu cầu dân sinh và phát
triển [6, tr.114-115].
Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ
và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác
của đối tượng tiếp nhận. Là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử, phát thanh đã
từng là loại hình báo chí có ưu thế trong thời gian dài. Sự sinh động kỳ diệu
của âm nhạc, tiếng động, lời nói được truyền quan làn sóng radio đã từng
được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt [30, tr.109-110].
Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình
báo chí điện tử hiện đại, mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm
thanh phong phú sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông
điệp, sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào
thính giác (vào tai) của công chúng [4, tr.51].
Theo PSG.TS Tạ Ngọc Tấn, Phát thanh ra đời đáp ứng tuyệt vời cho
không chỉ nhu cầu về thông tin đang trở thành một nhu cầu khẩn thiết của cả
thời đại, mà còn thỏa mãn sự hiếu kỳ và giải trí của con người. Cả Châu Âu,
Bắc Mỹ như lên cơ sốt phát thanh. Phát thanh đến nay đã trải qua chặng
đường hình thành và phát triển hơn 80 năm qua, từ phát thanh AM tới phát
thanh FM rồi FM stereo và bây giờ phát thanh kỹ thuật số.
Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện
từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp và thính giác
người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói,
tiếng động, âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống hiện thực. Thông điệp được
mã hóa truyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới
tiếp nhận được thông điệp [6, tr.111].
12
Theo TS Phạm Thành Hưng trong cuốn ”Thuật ngữ báo chí truyền
thông”: “Phát thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên
nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải các chương trình tin tức,
tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho các nhóm
thính giả đặc thù” [17, tr.132].
Như vậy, báo phát thanh là loại hình báo chí truyền tải thông tin
bằng kỹ thuật sóng điện từ, thông qua lời nói, tiếng động, âm nhạc, hình
thành nên một chương trình phát thanh đầy đủ, đúng với chức năng của loại
hình báo chí, đem đến cho thính giả những thông tin một cách nhanh nhất,
chân thật nhất.
- Đặc điểm loại hình báo phát thanh
Báo phát thanh có đặc điểm là người nghe tiếp nhận thông tin bằng
thính giác, qua lời nói, tiếng động và âm nhạc, cùng với sự biểu cảm và cho
phép thể hiện trạng thái tâm lý và thái độ tình cảm. Chính đặc điểm này là lợi
thế của phát thanh, bởi âm thanh sống động, chân thật, gần gũi với người
nghe, làm cho cuộc sống thực hơn thông qua sản phẩm của báo phát thanh.
Phương tiện tiếp nhận thông tin cũng đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện, nên báo
phát thanh có lượng lớn thính giả.
Lời nói được các nhà đài chọn lựa kỹ là người đại diện thể hiện giọng
nói làm nên thương hiệu của nhà đài. Tiếng động làm cho chương trình sinh
động hấp dẫn hơn, vì là phát thanh nên tiếng động hiện trường, cùng với lời
nói sẽ giúp cho người nghe hình dung, liên tưởng đến tác phẩm một cách dễ
dàng hơn. Âm nhạc được sử dụng đúng thời điểm, hoàn cảnh làm tăng giá trị
của chương trình, tạo sự lịnh hoạt mềm mại cho thông tin. Theo nhà nghiên
cứu Úc thì trong một chương trình phát thanh âm nhạc chiếm tới 35%-45% là
phù hợp nhất.
Phát thanh có khả năng cung cấp những thông tin cho công chúng
nhanh nhất, những chương trình âm nhạc giải trí chất lượng. Chính vì thiết bị
phát và thu tín hiệu phát nhanh gọn nên phát thanh lợi thế hơn các loại hình
13
báo chí khác. Ngoài ra, phát thanh lợi thế hơn hẳn trong việc tiếp cận nguồn
tin đối với những địa điểm hiểm trở, cách xa các trung tâm đô thị. Chỉ cần
một máy tính nhỏ, một điện thoại thông minh, người ta có thể nghe được
nhiều chương trình phát thanh khác nhau.
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và
phương thức thông tin sinh động bằng lời nói. Còn so với truyền hình, phát
thanh vẫn là loại hình báo chí chiếm ưu thế trong việc đưa tin tức nhanh nhất,
kịp thời nhất, giúp thính giả tiếp cận sớm nhất với những sự việc, sự kiện xẩy
ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh. Với khả năng truyền đạt
ngay tức khắc những sự việc, sự kiện đang xảy ra, báo phát thanh cho đến nay
vẫn luôn giữ vai trò là loại hình báo chí có khả năng thông tin thời sự nhanh
nhất, nhạy bén nhất. Người ta đã đưa ra một sự so sánh đầy hình ảnh: khi một
sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình diễn tả, báo in phân tích, giảng
giải... điều đó còn cho thấy nhanh chóng, tức thời là một yếu tố quan trọng có
thể giúp cho phát thanh cạnh tranh với các loại hình báo chí khác trong bối
cảnh của đời sống báo chí hiện đại [13, tr.76-77].
Tuy nhiên, hạn chế của phát thanh chính là do chương trình được phát
theo một chuỗi lôgic nên có thể nghe đoạn đầu bỏ quên đọan cuối. Về thời
gian mức độ xác định của thông tin tiếp nhận, do tiếp nhận chỉ duy nhất là
nghe theo chuỗi chương trình, người nghe hoàn toàn phụ thuộc, bị động về
tốc độ và có thể dễ quên thông tin mình vừa tiếp nhận. Vì là sóng phát thanh
nên khó trình bày , phân tích thông tin có tính phức tạp, nhất là các con số mô
tả. Từ những hạn chế này mà phát thanh hiện đại, các đài phát thanh hiện nay
đã cho ra đời radio internet.
- Chương trình phát thanh
Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bảng
tư liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định, được mở đầu bằng nhạc
hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt, nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền
14
của cơ quan báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với
người nghe [13, tr.216].
Chương trình phát thanh là sự tổ chức các tin tức, bài vở, tài liệu cùng
các chất liệu khác trong phát thanh theo thời lượng nhất định, mục đích nhất
quán và nhằm vào đối tượng công chúng cụ thể. Thông thường chương trình
phát thanh mở đầu bằng nhạc hiệu và kết thúc bằng lời chào tạm biệt [30,
tr.117].
Chương trình phát thanh có nhiều loại: loại chương trình tin tức, thời sự
tổng hợp, chương trình chuyên đề tổng hợp từng lĩnh vực ngành nghề, chương
trình giải trí, chương trình giáo dục..
Chương trình phát thanh là tổng hợp tin tức, bài viết, âm nhạc thành
một chuỗi lôgic, thông qua một ê kip thực hiện được xử lý kỹ thuật thành một
chương trình hoàn chỉnh bao gồm thông tin và giải trí, được phát sóng trên
sóng FM của các đài.
Chương trình phát thanh phải đáp ứng nhu cầu về thông tin và tuyên
truyền của cơ quan báo chí và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của người nghe
đài, giúp họ chuyển biến về nhận thức, hành động. Đó chính là hiệu quả của
một chương trình phát thanh.
Muốn sản xuất một chương trình phát thanh thì dù đài lớn - nhỏ đều
phải thành lập một nhóm sản xuất chương trình (ê kip). Ê kíp này gồm các bộ
phận: đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, phát thanh
viên và kỹ thuật viên.
Đạo diễn: là người chịu trách nhiệm chính và tổ chức thực hiện chương
trình, đề ra kế hoạch, đề tài, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành
viên trong nhóm, trong đó có viết kịch bản, lập chương trình. Đạo diễn là
người trung tâm, trực tiếp điều hành thành viên trong nhóm và đưa ra quyết
định xử lý tình huống xảy ra trong quá trình phát sóng.
Phóng viên: là người chịu trách nhiệm thực hiện tin bài, phỏng vấn...
cung cấp theo yêu cầu của Ban biên tập.
15
Biên tập viên: là người chịu trách nhiệm biên tập phần tin bài, phỏng
vấn khách mời, kết nối một cách hoàn chỉnh.
Phát thanh viên: là người thể hiện (đọc) tác phẩm phát thanh, thường
được lựa chọn chất giọng ấm áp, ngọt ngào dễ đi vào lòng người khi thể hiện
tác phẩm. Các đài phát thanh đặc biệt quan tâm lựa chọn giọng phát thanh
viên chuẩn để thể hiện tác phẩm, vì đây là công đoạn quan trọng làm nên một
chương trình hoàn chỉnh.
Người dẫn chương trình: là người dẫn dắt chương trình từ đầu đến
cuối, là người chịu trách nhiệm kiểm soát về thời gian của chương trình đảm
bảo khung giờ.
Kỹ thuật viên: người thu âm, xử lý kỹ thuật và truyền dẫn phát sóng
(khai thác máy).
Chương trình phát thanh là một sản phẩm của tập thể, mỗi bộ phận đều
có vai trò và vị trí quan trọng ngang nhau. Đạo diễn là người quyết định và
luôn tư duy tìm ra những ý tưởng mới của thành viên để tạo ra sản phẩm tập
thể khi chương trình được phát sóng.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm truyền thanh, chương trình truyền thanh
- Khái niệm truyền thanh
Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin bằng tiếng động, âm
thanh qua dây dẫn và tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ thống
truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối, từ thu âm, thu
tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống
dây dẫn và các loa [1, tr.8-9]. Đây là khái niệm về truyền thanh sẽ được sử
dụng xuyên suốt trong luận văn này. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ, hiện nay hệ thống truyền thanh đang được thay thế
chuyển từ hình thức truyền dẫn tín hiệu bằng dây dẫn kim loại (hữu tuyến)
sang sử dụng phát sóng ngắn hệ FM có chất lượng tín hiệu tốt, ít bị nhiễu tĩnh.
16
Tuy nhiên, thuật ngữ truyền thanh vẫn được dùng chỉ chung cho hoạt động
thu, tiếp, phát tín hiệu radio ở cấp huyện, thị xã, phường, thị trấn.
- Đặc điểm của truyền thanh
Giống như phát thanh, ưu thế nổi bật của hoạt động truyền thanh là
chuyển tải thông tin cùng với sự biểu cảm, cho phép thể hiện trạng thái tâm lý
và thái độ tình cảm. Tiếng nói, âm nhạc và những âm thanh sóng động làm
cho truyền thanh trở nên gần gũi hơn với cuộc sống thực, thu hút sự chú ý của
công chúng. Hệ thống loa truyền thanh được phân bố rộng rãi giúp công
chúng không phải trang bị thiết bị thu tín hiệu, mà được tiếp nhận thông tin
qua hệ thống loa công cộng một cách dễ dàng. Ngày nay, với việc sử dụng
công nghệ truyền thanh FM đã giúp người nghe đồng thời tiếp nhận thông tin
qua hệ thống loa truyền thanh cố định, vừa có thể chủ động nghe trên radio cá
nhân ở những vị trí cách xa hơn.
- Chương trình truyền thanh
Cũng giống như chương trình phát thanh, chương trình truyền thanh
cũng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản về nhạc hiệu, văn bản được
phát thanh viên đọc thông qua một chuỗi thông tin đan xen giữa thông tin là
nhạc cắt và âm nhạc; được truyền tải trên hệ thống loa công cộng được mắc
ở các khu dân cư để truyền tải thông tin đên thính giả.
Tuy nhiên, trước đây chương trình truyền thanh chỉ làm nhiệm vụ tiếp
âm phát sóng, nhưng hiện nay các đài TTCH đã tham gia sản xuất chương
trình, vừa tiếp sóng, vừa phát sóng.
1.1.3. Khái niệm khí hậu và biến đổi khí hậu
- Khái niệm khí hậu
Theo Ths. Bùi Thu Vân, Khoa Việt Nam học, Đại Học Sư Phạm Hà
Nội: Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian
và không gian nhất định [55].
17
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí
quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng
khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Khí hậu là trung bình theo thời gian của thời tiết, trung bình thời gian
chuẩn thường được tính là 30 năm trở lên, nghĩa là, thời tiết ở tại một vùng,
miền trong một khoảng thời gian 30 năm trở lên thì được gọi là khí hậu.
Tóm lại: Khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố của thời tiết bao gồm các
hiện tượng nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa, sương mù, nắng…. Khí hậu bao
gồm cả hệ thống khí quyển, thủy quyển, băng quyển, sinh quyển, thạch quyển
và bề mặt của trái đất.
- Khái niệm biến đổi khí hậu
Thuật ngữ BĐKH được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông
đại chúng, đặc biệt là sau thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản năm 2011.
Trong Điều 1 của UNFCCC định nghĩa: BĐKH là sự biến đổi của khí
hậu do hoạt động của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra làm thay đổi
cấu tạo của khí quyển toàn cầu và là một trong các nhân tố gây ra những biến
động khí hậu tự nhiên trong các giai đoạn nhất định [30, tr.28].
Còn theo IPCC: BĐKH là do thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong
đó bao gồm những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của
con người gây ra [30, tr.8].
Theo chương trình Mục tiêu Quốc gia năm 2008 của Bộ TN&MT đã
giải thích: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình/ hoặc
giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong,
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển.
Theo công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH: BĐKH là biến
đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp do con
18
người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được
thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có
thể so sánh được [42, tr.5].
Theo Ths. Bùi Thu Vân, Khoa Việt Nam học, ĐHSP Hà Nội: BĐKH là
sự thay đổi đáng kể về trị số trung bình nhiều năm của các yếu tố khí hậu ở
một khu vực cụ thể. BĐKH cũng phản ánh những sự biến đổi khác thường
của điều kiện khí hậu trong bầu khí quyển trên Trái Đất và kéo theo đó là
những tác động tiêu cực lên nhiều phần của Trái Đất, như các tảng băng (trên
đỉnh núi cao) trong khoảng thời gian dài từ hàng chục năm cho đến hàng triệu
năm [55].
Như vậy, có thể hiểu, BĐKH là thay đổi từ yếu tố môi trường, thời tiết
tác động xấu đến con người. Có thể là mưa bão kéo dài, tình trạng nắng nóng,
lũ lụt, sạt lở, lốc xoáy, dịch bệnh... thiên tai xảy ra nhiều hơn, hạn hán, xâm
mặn do phá rừng mà con người đã gián tiếp, trực tiếp làm tác động gây ra
BĐKH, từ đó làm đảo lộn cuộc sống nhân loại trên toàn thế giới và khó có thể
lường trước được.
Vì vậy việc tuyên truyền biết đổi khí hậu là rất cần thiết, nhằm giúp
người dân hiểu rõ tác hại của BĐKH gây ra và tác động vào chủ trương, hiệu
quả các dự án của các ngành các cấp đối với BĐKH. Hơn hết là ở Cà Mau,
việc tuyên truyền BĐKH là cần thiết, bởi tác động của BĐKH đã ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất của người dân. Do Cà Mau là một trong những tỉnh
khu vực Đồng bằng sô cửu long, được đánh giá là vùng trũng, trình độ dân trí
thấp, người dân sống ven sông rach và ven biển nên việc tuyên truyền về
BĐKH là điều cần thiết và cần được thực hiện xuyên suốt, lâu dài.
1.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về biến đổi khí hậu
Việt Nam ký công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH ngày 11
tháng 6 năm 1992 và phê chuẩn vào ngày 16 tháng 11 năm 1994. Công ước
có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 14 tháng 2 năm 2005.