Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại các TRƯỜNG hợp vô HIỆU của hợp ĐỒNG dân sự lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.21 KB, 72 trang )

Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2004 - 2008

CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP
ðỒNG DÂN SỰ- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN KHA LY
MSSV: 5044181
Lớp : Luật Thương Mại-

K30

Cần Thơ, ngày 11/5/2008
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

1

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.



NHẬN XÉT CỦA GVHD
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

Trung tâm.....................................................................................................................
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


2

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.

MỤC LỤC
Trang
Lời nói ñầu:---------------------------------------------------------------------------------- 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ðỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU ---------- 3
1.1. Khái quát chung về hợp ñồng dân sự và hợp ñồng dân sự vô hiệu -------------- 3
1.1.1. Hợp ñồng dân sự-------------------------------------------------------------------- 3
1.1.1.1. Khái niệm ------------------------------------------------------------------------- 3
1.1.1.2. Các ñiều kiện có hiệu lực của hợp ñồng dân sự ----------------------------- 4
1.1.2. Hợp ñồng dân sự vô hiệu ---------------------------------------------------------- 6
1.2. Phân loại hợp ñồng dân sự vô hiệu -------------------------------------------------- 8

Trung

1.2.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối và hợp ñồng dân sự vô hiệu tương
ñối---------------------------------------------------------------------------------------------- 8
1.2.1.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối ------------------------------------------ 8
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.1.2. Hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối ----------------------------------------- 10
1.2.1.3. Sự khác biệt giữa hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối và hợp ñồng
dân sự vô hiệu tương ñối ------------------------------------------------------------------- 12
1.2.2. Hợp ñồng dân sự vô hiệu toàn phần và hợp ñồng dân sự vô hiệu từng
phần-------------------------------------------------------------------------------------------- 15

1.3. Bản chất của hợp ñồng dân sự vô hiệu --------------------------------------------- 16
1.4. Ý nghĩa của việc quy ñịnh hợp ñồng dân sự vô hiệu ----------------------------- 18
Chương 2: CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA HỢP ðỒNG DÂN SỰ
VÔ HIỆU THEO QUY ðỊNH CỦA LUẬT ------------------------------------------ 20
2.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối -------------------------------------------------- 20
2.1.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do vi phạm ñiều cấm pháp luật , trái ñạo ñức
xã hội ------------------------------------------------------------------------------------------ 20
2.1.2. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do giả tạo --------------------------------------------- 22
2.2. Hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối ------------------------------------------------- 24
2.2.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi xác lập, thực hiện-------------- 24
2.2.2. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, ñe doạ -------------------------------- 27

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

3

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
2.2.3. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn--------------------------------------- 34
2.2.4. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy ñịnh về hình thức-------- 37
2.2.5. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm
chủ ñược hành vi của mình ----------------------------------------------------------------- 40
2.2.6. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do ñối tượng không thể thực hiện ñược---------- 42
2.3. Hậu quả pháp lý của hợp ñồng dân sự vô hiệu ------------------------------------ 43
2.3.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay ñổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự------------------------------------------------------------------- 43
2.3.2. Hoàn trả cho nhau những gì ñã nhận ------------------------------------------- 44

2.3.3. Tịch thu tài sản -------------------------------------------------------------------- 45
2.3.4. Quyền khởi kiện của người thứ ba---------------------------------------------- 46
2.4. Quyền khởi kiện ------------------------------------------------------------------------ 47
2.5. Thời hiệu khởi kiện trong hợp ñồng dân sự vô hiệu ------------------------------- 48
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP ðỒNG DÂN SỰ------- 49
3.1. Thực tiễn áp dụng và những vướng mắc của pháp luật Việt Nam về hợp
ñồng dân sự vô hiệu ------------------------------------------------------------------------- 49
3.2. Một số kiến nghị------------------------------------------------------------------------ 59

Trung tâmKết
Học
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
luậnliệu
-------------------------------------------------------------------------------------65
Danh mục tài liệu tham khảo

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

4

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.

LỜI NÓI ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài.
Trong thực tế ñời sống hằng ngày có rất nhiều trường hợp hợp ñồng dân
sự bị vô hiệu do những nguyên nhân khác nhau, do hệ thống pháp luật nước ta

chưa bắt kịp với thực tế ñời sống diễn ra trong xã hội nên chưa có những quy

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ñịnh ñiều chỉnh ñầy ñủ nên ñã tạo ra những kẽ hở, vướng mắt trong thực tế.
Do ñó các bên tham gia giao kết hợp ñồng có thể lợi dụng các quy ñịnh về hợp
ñồng dân sự vô hiệu ñể trục lợi cho mình, gây thiệt hại cho người ngay tình;
hoặc các bên khi ký kết hợp ñồng không tìm hiểu trước cũng như chưa có
những kiến thức pháp lý nhất ñịnh về quy ñịnh của hợp ñồng dân sự vô hiệu,
dẫn ñến hợp ñồng dân sự ký kết bị vô hiệu làm cho lợi ích mà các bên mong
muốn khi ký kết hợp ñồng không ñạt ñược, ảnh hưởng ñến quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên. Bên cạnh ñó, trên thực tế hiện nay một số Tòa án khi
tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu không căn cứ vào các quy ñịnh của pháp
luật về hợp ñồng dân sự vô hiệu, ñồng thời cùng một vụ tranh chấp có cùng
một căn cứ pháp luật nhưng tòa án các cấp có những nhận ñịnh và sử dụng căn
cứ pháp luật một cách khác nhau ñể tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu. Dẫn
ñến quyết ñịnh của tòa án các cấp mâu thuẫn lẫn nhau, làm cho quá trình giải
quyết vụ án phức tạp. Những thực trạng trên cho thấy pháp luật Việt Nam
chưa ñảm bảo ñược tốt quyền và lợi ích chính ñáng của các bên, gây ra không

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

5

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
ít những hậu quả và thiệt hại cho các chủ thể tham gia giao kết hợp ñồng.
Chính vì lý do này, ñể hiểu rõ và cụ thể hơn về chế ñộ pháp lý cũng như từng
trường hợp cụ thể của hợp ñồng dân sự vô hiệu, nghiên cứu những vướng mắt

trên thực tế, hướng hoàn thiện của pháp luật Việt Nam về hợp ñồng dân sự vô
hiệu là một vấn ñề rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn ñời
sống xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu ñề tài.
Nghiên cứu ñề tài sẽ làm rõ ñược các trường hợp cụ thể của hợp ñồng
dân sự vô hiệu ñược quy ñịnh trong Bộ Luật Dân Sự năm 2005. Giúp người
giao kết hợp ñồng có những kiến thức về hợp ñồng dân sự vô hiệu một các
nhất ñịnh ñể ñảm bảo ñược lợi ích chính ñáng cho mình và cho các bên tham
gia giao kết hợp ñồng, giảm bớt hay phần nào khắc phục ñược tình trạng hợp
ñồng ñược giao kết nhưng không ñảm bảo các ñiều kiện ñể hợp ñồng dân sự
có hiệu lực theo quy ñịnh của pháp luật hiện hành dẫn ñến hợp ñồng dân sự vô
hiệu. Từ những vấn ñề ñược phân trích sẽ ñem lại cách nhìn tổng quát về các

Trung

trường hợp vô hiệu của hợp ñồng và thực tiễn, vướng mắt của pháp luật Việt
Nam về hợp ñồng dân sự vô hiệu. Từ ñó ñưa ra những kiến nghị góp phần làm
Bộ Luật
Sự Cần
năm 2005
ngày
thiện
hơn,tập
bảo vệ
lợi ích cứu
tâmcho
Học
liệuDân
ĐH
Thơ

@càng
Tàihoàn
liệu
học
vàñược
nghiên
tốt nhất cho các bên tham gia giao kết hợp ñồng.
3. Phạm vi nghiên cứu ñề tài.
Do phạm vi nghiên cứu của ñề tài rất rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế.
Nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu các trường hợp cụ thể của hợp ñồng
dân sự vô hiệu theo quy ñịnh của Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ñồng thời so sánh
với Bộ Luật Dân Sự năm 1995, chỉ ra những vướng mắc và hạn chế. Từ ñó
ñưa ra một số kiến nghị ñể hoàn thiện pháp luật Việt Nam, ñặc biệt nhằm mục
ñích bảo vệ quyền và vệ và lợi ích chính ñáng cho các bên tham gia giao dịch
dân sự.
4. Phương pháp nghiên cứu ñề tài.
Phương pháp vận dụng trong ñề tài này dựa trên phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, từ phương pháp nghiên cứu tổng quát cho ñến
phương pháp phân trích câu chữ, phương pháp so sánh ñể làm sáng tỏ nội
dung, tính chất, ñặc ñiểm của hợp ñồng dân sự vô hiệu ñược quy ñịnh trong
Bộ Luật Dân Sự năm 2005.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

6

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.

Các thông tin sử dụng trong bài viết ñược thu thập thông qua việc áp
dụng phương pháp thu thập, chất lọc những dữ liệu có liên quan.
5. Kết cấu của ñề tài.
Chương 1: Lý luận chung về hợp ñồng dân sự vô hiệu.
Chương 2: Các trường hợp cụ thể của hợp ñồng dân sự vô hiệu theo quy
ñịnh của luật.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng, thực trạng và một số kiến nghị về các
trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự.

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ðỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1 Khái quát chung về hợp ñồng dân sự và hợp ñồng dân sự vô hiệu.
1.1.1 Hợp ñồng dân sự.
1.1.1.1 Khái niệm
Hợp ñồng dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu
dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng các dịch vụ nhằm ñáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội. Vì thế, hợp ñồng dân
sự là loại giao dịch phổ biến nhất trong ñời sống hằng ngày. Thông thường hợp
ñồng có hai bên tham gia trong ñó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể
trong một quan hệ cụ thể (mua bán, cho thuê…). Mỗi bên trong hợp ñồng (hai
hay nhiều bên) có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp ñồng ý
chí của một bên ñòi hỏi sự ñáp ứng của bên kia, tạo sự thống nhất ý chí của các
bên, từ ñó mới hình thành hợp ñồng.
Nói ñến khái niệm về hợp ñồng phải ñược xem xét ở hai phương diện khác
nhau. Theo phương diện khách quan, thì hợp ñồng dân sự là một bộ phận các
quy phạm pháp luật do Nhà Nước ban hành nhằm ñiều chỉnh các quan hệ xã hội
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


7

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với
nhau. Còn theo phương diện chủ quan, hợp ñồng là một giao dịch dân sự mà
trong ñó các bên trao ñổi ý chí với nhau nhằm ñi ñến sự thỏa thuận ñể cùng làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất ñịnh. Theo phương diện này hợp ñồng
ñược xem xét ở dạng cụ thể vừa ñược xem xét ở dạng khái quát. Nếu ñịnh
nghĩa dưới dạng cụ thể, thì “ hợp ñồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay ñổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán,
thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịnh
vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong ñó một hoặc các bên nhằm ñáp ứng nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng” ( ðiều 1 Pháp lệnh hợp ñồng dân sự) và Bộ Luật Dân
Sự 2005 ñã ñịnh nghĩa nó ở dạng khái quát hơn “ Giao dịch dân sự là hợp ñồng
hoặc hành vi pháp lý ñơn phương làm phát sinh, thay ñổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự”(ðiều 121 Bộ Luật Dân Sự năm 2005).

1.1.1.2 Các ñiều kiện có hiệu lực của hợp ñồng dân sự.
Hợp ñồng dân sự muốn có hiệu lực khi thỏa mãn các ñiều kiện có hiệu
lực của hợp ñồng ñược quy ñịnh tại ðiều 122 Bộ Luật Dân Sự năm 2005.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Về chủ thể
Người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự. Người tham
gia giao dịch dân sự ở ñây ñược hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. ðó là cá nhân, pháp nhân, hộ gia ñình,
tổ hợp tác.

Cá nhân
• Người từ ñủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự ñầy ñủ trừ
trường hợp tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành
vi ñược quy ñịnh tại (ðiều 22, 23 Bộ Luật Dân Sự năm 2005). Người có năng
lực hành vi dân sự ñầy ñủ ñược toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự (ðiều
18, 19 Bộ Luật Dân Sự năm 2005). Còn ñối với người ñủ 6 tuổi ñến chưa ñủ
18 tuổi thì có năng lực hành vi dân sự chưa ñầy ñủ, khi xác lập, thực hiện giao
dịch phải có sự ñồng ý của người ñại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch
phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có
quy ñịnh khác (khoản 1 ðiều 20 Bộ Luật Dân Sự năm 2005). Và người từ ñủ
15 tuổi ñến chưa ñủ 18 tuổi nếu có tài sản riêng ñảm bảo thực hiện nghĩa vụ

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

8

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự
ñồng ý của người ñại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy ñịnh khác (khoản
2 ðiều 20 Bộ Luật Dân Sự năm 2005). Còn người chưa ñủ 6 tuổi không có
năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa ñủ 6 tuổi phải do
người ñại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (ðiều 21 Bộ Luật Dân Sự năm
2005).
• Trong một số trường hợp giao dịch có ñối tượng là tài sản chung thì
người xác lập quan hệ, ngoài năng lực hành vi còn có ñủ tư cách ñại diện cho
các ñồng sở hữu khác.
• ðối với cá nhân là người nước ngoài theo quy ñịnh tại ðiều 761 Bộ

Luật Dân Sự năm 2005 năng lực pháp luật dân sự của họ ñược xác ñịnh theo
pháp luật của nước mà người ñó có quốc tịch. Tuy nhiên khi xác lập và thực
hiện trên lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người nước
ngoài phải tuân theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam về việc xác lập và thực
hiện các giao dịch ñó.

Trung

ðối với các chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia ñình, tổ hợp tác) các chủ
thể này tham gia giao dịch dân sự thông qua người ñại diện của họ (ñại diện
tâmtheo
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
pháp luật và ñại diện theo ủy quyền).
• Pháp nhân : chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của pháp nhân (ðiều 86 Bộ Luật Dân Sự năm 2005).
• Hộ gia ñình: người ñại diện hộ gia ñình là chủ hộ xác lập những giao
dịch vì lợi ích chung của hộ liên quan ñến quyền sử dụng ñất, ñến hoạt ñộng
nông, lâm, ngư, nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
theo quy ñịnh của pháp luật. Chủ hộ có thể ủy quyền cho các thành viên khác
ñã thành niên trong gia ñình ñại diện hộ gia ñình thực hiện các giao dịch dân
sự (ðiều 107 Bộ Luật Dân Sự năm 2005)
• Tổ hợp tác: Người ñại diện tổ hợp tác là tổ trưởng do các thành viên cử
ra ñược xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự liên quan ñến hoạt ñộng sản
xuất, kinh doanh ñược xác ñịnh trong hoạt ñộng của tổ hợp tác. Tổ trưởng tổ
hợp tác cũng có thể ủy quyền cho các thành viên khác thực hiện các giao dịch
dân sự (ðiều 113 Bộ Luật Dân Sự năm 2005).
Về mục ñích và nội dung của giao dịch không vi phạm ñiều cấm pháp
luật, không trái ñạo ñức xã hội.


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

9

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
Mục ñích của giao dịch dân sự ñược hiểu là lợi ích hợp pháp mà các bên
mong muốn ñạt ñược, cái mà các bên hướng tới khi xác lập giao dịch ñó. Còn
nội dung của giao dịch dân sự là những thỏa thuận không vi phạm ñiều cấm
pháp luật, không trái ñạo ñức xã hội, nó phản ánh trung thực ý chí nội tâm của
các bên tham gia giao kết, bao gồm tổng hợp các ñiều khoản mà các bên ñã
cam kết, thỏa thuận trong hợp ñồng. Những ñiều khoản này xác ñịnh quyền,
nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch.
ðiều 128 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy ñịnh:
“ Giao dịch dân sự có mục ñích và nội dung vi phạm ñiều cấm pháp luật
và trái ñạo ñức xã hội thì vô hiệu.
ðiều cấm pháp luật là những quy ñịnh của pháp luật không cho phép chủ
thể thực hiện những hành vi nhất ñịnh
ðạo ñức xã hội ñược hiểu là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người
với người trong xã hội, ñược cộng ñồng thừa nhận và tôn trọng”. Vì vậy, ñể
giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục ñích và nội dung của giao dịch

Trung

không trái pháp luật, ñạo ñức xã hội, không xâm phạm ñến quyền và lợi ích
phápliệu
giữa ĐH
các bên.

Vì thế
chỉ @
những
tài liệu
sản ñược
những cứu
tâmhợp
Học
Cần
Thơ
Tài
họcphép
tậpgiao
vàdịch,
nghiên
công việc ñược phép thực hiện không vi phạm ñiều cấm pháp luật, không trái
ñạo ñức xã hội mới là ñối tượng của giao dịch dân sự. Những giao dịch nhằm
trốn tránh pháp luật hoặc ñạo ñức xã hội (như mua bán vũ khí, ma túy…) là
những giao dịch có mục ñích và nội dung không hợp pháp, không làm phát
sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch ñó, sẽ bị coi là giao dịch dân sự vô hiệu.
ðối tượng của giao dịch là vật, quyền tài sản ñược phép giao dịch, phải tuân
thủ các ñiều kiện, trình tự, thủ tục nội dung của giao dịch ñó. Trong trường
hợp pháp luật không quy ñịnh cụ thể về ñiều kiện, trình tự, thủ tục của giao
dịch thì các bên có quyền xác lập và thực hiện giao dịch nhưng không ñược
trái với những nguyên tắc cơ bản của luật.
Về người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
Do bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí,
nên người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện trong việc xác lập ý
chí và bày tỏ ý chí của mình. Trong giao dịch dân sự các chủ thể phải hoàn
toàn tự nguyện không bên ñược ép buộc, cấm ñoán, cưỡng ép, ñe dọa bên nào.

Nếu không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì không thể có tự nguyện, và nếu
một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

10

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
tự nguyện. Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý ñơn phương) hoặc sự tự
nguyện của các bên trong một quan hệ dân sự là một trong các nguyên tắc
ñược quy ñịnh tại ðiều 4 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 “ tự do, tự nguyện, cam
kết thỏa thuận”. Một số giao dịch xác lập không có sự tự nguyện dẫn ñến hợp
ñồng dân sự vô hiệu ñược quy ñịnh trong Bộ Luật Dân Sự năm 2005 gồm các
trường hợp: vô hiệu do giả tạo, do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị ñe dọa, do xác
lập tại thời ñiểm không nhận thức và làm chủ ñược hành vi của mình.
1.1.2 Hợp ñồng dân sự vô hiệu.
Trước ñây các nhà làm luật không ñịnh nghĩa hợp ñồng dân sự vô hiệu
mà chỉ xác ñịnh hệ quả của sự vô hiệu: Khoản 1 ðiều 137 Bộ Luật Dân Sự
năm 2005 quy ñịnh “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay ñổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời ñiểm xác lập”. Sau gần 10
năm Bộ Luật Dân Sự năm 1995, cùng với các tài liệu khác cũng chưa ñưa ra
một khái niệm chính thống về hợp ñồng dân sự vô hiệu. ðến ngày14/06/2005,
Quốc Hội khóa 11 kỳ họp thứ 7 ñã thông qua Bộ Luật Dân Sự năm 2005 có

Trung

hiệu lực ngày 1/01/2006, Bộ Luật mới ñược ban hành và dành hai ñiều luật
mới ðiều 410 và ðiều 411 ñể quy ñịnh riêng biệt ñối với những trường hợp vô

của liệu
hợp ñồng
sự. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâmhiệu
Học
ĐHdânCần
ðiều 410 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 – “hợp ñồng dân sự vô hiệu”
ðiều 411 Bộ Luật Dân Sự năm 2005- “ hợp ñồng dân sự vô hiệu do có ñối
tượng không thể thực hiện ñược, còn trong Bộ Luật Dân Sự năm 1995 chỉ
quy ñịnh chung trong phần giao dịch dân sự. Chính sự quy ñịnh mới trong
Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc tuyên bố
hợp ñồng dân sự vô hiệu của các cơ quan có thẩm quyền, mà không cần
phải dẫn chiếu các quy ñịnh ở ñiều khác như trước ñây.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu là hợp ñồng thiếu một trong các yếu tố cơ bản
của ðiều 122 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thì vô hiệu. Vì tự bản thân hợp ñồng
ñó ñã không có giá trị thì không thể ñược pháp luật công nhận và bảo vệ ñược,
nên hoàn toàn không có hợp lý ñòi hỏi phải thực hiện ñược.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu là hợp ñồng ñược xác lập, ñáng lẽ có hiệu lực
nhưng vì không ñáp ứng ñược các ñiều kiện có hiệu lực của hợp ñồng nên vô
hiệu, tức là hợp ñồng bị thủ tiêu về mặt pháp lý, xem như chưa bao giờ ñược
xác lập. Về tính chất vô hiệu hóa của một hợp ñồng dân sự là biện pháp chế tài
dân sự, việc giao kết một hợp ñồng không phù hợp với quy ñịnh của pháp luật
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

11

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.

trong những trường hợp ñặc thù có thể dẫn ñến chế tài hành chính hoặc hình
sự.
Vô hiệu theo nghĩa thông thường là không có hiệu lực. Một hợp ñồng dân
sự vô hiệu là hợp ñồng không tồn tại theo pháp luật, không có giá trị về mặt
pháp lý hoặc không có giá trị ñối với các bên giao kết, ngay cả trường hợp các
bên thừa nhận giá trị của việc giao kết. Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên và ñược Nhà Nước ñảm bảo thực
hiện. Một hợp ñồng dân sự phải tuân thủ ba ñiều kiện có hiệu lực của hợp
ñồng và trong một số trường hợp cụ thể pháp luật có quy ñịnh thêm phải tuân
thủ các ñiều kiện về hình thức ñược quy ñịnh ðiều 122 Bộ Luật Dân Sự năm
2005.
Vô hiệu là chế tài của pháp luật ñối với những hợp ñồng dân sự vi phạm
những ñiều kiện có hiệu lực của hợp ñồng dân sự. Nó phải do Tòa án quyết
ñịnh khi có tranh chấp, vì thế một hợp ñồng không ñảm bảo các ñiều kiện có
giá trị của hợp ñồng dân sự theo quy ñịnh tại ðiều 127 của Bộ Luật Dân Sự

Trung

năm 2005: “giao dịch dân sự không có một trong các ñiều kiện ñược quy ñịnh
tại ðiều 122 của Bộ Luật này thì vô hiệu”, sẽ không làm phát sinh quyền và
vụ liệu
giữa các
giao kết
hợp@
ñồng
dânliệu
sự, hợp
ñồng
dân và
sự ñó

bị coi là cứu
tâmnghĩa
Học
ĐHbênCần
Thơ
Tài
học
tập
nghiên
vô hiệu.
Việc tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu thuộc thẩm quyền của tòa án, thể
hiện bằng một bản án hoặc quyết ñịnh tuyên bố một hợp ñồng dân sự vô hiệu
cùng với những hậu quả pháp lý của nó. Tuy nhiên, không phải trường hợp
nào tòa án cũng có quyền tuyên bố hợp ñồng dân sự vi phạm các ñiều có hiệu
lực ñược quy ñịnh tại ðiều 122 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ñều vô hiệu. Căn
cứ vào các quy ñịnh của pháp luật, vào một giao dịch ñã ñược xác lập, tòa án
sẽ ñưa ra những quy ñịnh phù hợp với thực tế, có thể là tuyên bố vô hiệu, hoặc
yêu cầu các bên thỏa thuận ñúng các quy ñịnh của pháp luật. Tòa án chỉ xem
xét và tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu khi có yêu cầu của các bên hoặc ñại
diện của họ, Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức xã hội ñể bảo vệ lợi ích.
1.2. Phân loại hợp ñồng dân sự vô hiệu.
1.2.1 Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối và hợp ñồng dân sự vô hiệu
tương ñối.
1.2.1.1 Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

12

SVTH: Nguyễn Kha Ly



Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối, là những hợp ñồng có nội dung xâm
phạm ñến lợi ích công cộng, vi phạm lợi ích chung của xã hội và hợp ñồng vô
hiệu ngay từ khi ký kết hợp ñồng. Bất kỳ ai cũng có quyền yêu cầu (các bên
tham gia giao dịch, những người có quyền và lợi ích liên quan, Viện kiểm sát
nhân dân, tổ chức xã hội) Tòa án tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu ñể bảo vệ
lợi ích chung. Và các dạng thường gặp của hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối:
là các hợp ñồng mà nội dung của chúng vi phạm ñiều cấm pháp luật hoặc trái
ñạo ñức xã hội, hợp ñồng dân sự vô hiệu do giả tạo. ðiều cấm pháp luật là
những quy ñịnh mà pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi
nhất ñịnh, còn ñạo ñức xã hội là những chuẩn mực ứng xử giữa người với
người trong ñời sống xã hội, ñược cộng ñồng thừa nhận và tôn trọng (theo
ðiều 128 Bộ Luật Dân Sự năm 2005). Còn hợp ñồng dân sự vô hiệu do giả tạo
ñược hiểu là hợp ñồng mà trong ñó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý
chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch.
Các dạng thường gặp của hợp ñồng dân sự vô hiệu do giả tạo:
• Hợp ñồng dân sự khống.
• Hợp ñồng dân sự bị che giấu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
• Hợp ñồng dân sự giấu mặt.
Trong trường hợp thiệt hại mà các bên ñều có lỗi, thì họ phải chịu phần
thiệt hại tương ứng với mức ñộ lỗi của mình, nếu chỉ một bên có lỗi thì bên ñó
phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các
bên buộc phải biết mình tham gia giao dịch bất hợp pháp (mua bán vật cấm
lưu thông). Trường hợp này các bên ñều có lỗi và phải chịu thiệt hại, ngoài ra
còn phải chịu trách nhiệm theo quy ñịnh của pháp luật.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối như ñã nói ở trên, là những hợp ñồng

vi phạm lợi ích chung của xã hội, xâm phạm lợi ích công cộng, xuất phát từ
quan ñiểm này cho rằng lợi ích chung bao giờ cũng ñược ñặt lên trên lợi ích cá
nhân. Khi lợi ích chung bị xâm phạm thì không chỉ các bên trong quan hệ hợp
ñồng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu mà tất cả mọi
người ñều có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu, bởi lẽ
khi lợi ích chung bị xâm phạm thì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp ñến các chủ
thể tham gia ký kết hợp ñồng mà còn ảnh hưởng ñến lợi ích hợp pháp của
cộng ñồng.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

13

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
ðối với hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối, về nguyên tắc, tất cả những
người có quyền lợi liên quan ñều có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp ñồng
vô hiệu. Như vậy, phạm vi của các chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu
ñối với hợp ñồng bị coi là vô hiệu tuyệt ñối là rộng hơn so với các trường hợp
vô hiệu tương ñối. Quan ñiểm này xuất phát từ nguyên tắc ưu tiên bảo vệ lợi
ích công cộng và pháp luật không bảo vệ người có lỗi. Bên nào trong giao dịch
cũng có quyền khiếu nại yêu cầu tòa án tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu, kể
cả người có lỗi gây ra sự vô hiệu. Như vậy vô tình pháp luật ñã bảo vệ những
người làm ăn gian dối và tạo nên sự bất bình ñẳng trong ñối xử với các chủ thể
và vi phạm nguyên tắc chỉ bảo vệ người không có lỗi.
Thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu của hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt
ñối dài hơn so với hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối, xuất phát từ quan ñiểm
cho rằng hợp ñồng bị vô hiệu tuyệt ñối nghĩa là chưa từng ñược xác lập và

trong một chừng mực nhất ñịnh ñã gây tổn hại ñến trật trự và lợi ích xã hội và
vì vậy chúng không thể trở nên có hiệu lực nhờ thời hiệu. Và thời hiệu yêu cầu
tòa án tuyên bố vô hiệu ñối với hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối mà nội dung
vi phạm ñiều cấm pháp luật hoặc trái ñạo ñức xã hội, vô hiệu do giả tạo là
không hạn chế theo quy ñịnh tại khoản 2 ðiều 136 Bộ Luật Dân Sự năm 2005.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.1.2 Hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối còn gọi là hợp ñồng vô hiệu có ñiều
kiện: là những hợp ñồng mà nội dung chỉ xâm hại ñến lợi ích cá nhân hoặc có
sự khiếm khuyết của ý chí và sự thống nhất ý chí. Lúc này, hợp ñồng có thể vô
hiệu nếu có sự yêu cầu của bên ñược pháp luật bảo vệ và ñược tòa án tuyên bố
vô hiệu. Trong trường hợp này cũng giống như hợp ñồng vô hiệu tuyệt ñối,
hợp ñồng sẽ vô hiệu kể từ khi hợp ñồng ñược giao kết. Như vậy, nếu không có
yêu cầu của bên ñược pháp luật bảo vệ và không có phán quyết của tòa án thì
hợp ñồng vẫn có hiệu lực.
Những nguyên nhân dẫn ñến hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối:
• Hợp ñồng dân sự ñược xác lập do ñiều kiện nhầm lẫn
• Hình thức của hợp ñồng dân sự không tuân theo các quy ñịnh bắt
buộc của pháp luật về hình thức
• Người xác lập hợp ñồng dân sự không nhận thức và ñiều khiển ñược
hành vi của mình khi giao kết

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

14

SVTH: Nguyễn Kha Ly



Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.



Một bên chủ thể tham gia xác lập hợp ñồng dân sự bị lừa dối, ñe
dọa

• Hợp ñồng dân sự ñược xác lập bởi người có năng lực hành vi dân sự
chưa ñầy ñủ.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối tạo cho các bên tự quyết ñịnh về số
phận pháp lý của hợp ñồng hoặc có thể tự khắc phục khiếm khuyết ñể thiết lập
hiệu lực của hợp ñồng. ðối với hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối thì chỉ có
người nào ñược pháp luật bảo vệ mới có quyền yêu cầu tuyên bố hợp ñồng vô
hiệu. ðặc biệt về thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu, ñối với các hợp
ñồng dân sự vô hiệu tương ñối, nếu trong thời hạn hai năm kể từ ngày giao
dịch ñược xác lập (khoản 1 ðiều 136 Bộ Luật Dân Sự năm 2005) bên ñược
bảo vệ không yêu cầu tòa án tuyên bố hợp ñồng vô hiệu thì coi như ñã mặc
nhiên xác lập hợp ñồng. Còn khoản 1 ðiều 145 Bộ Luật Dân Sự 1995 thì thời
hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố là một năm kể từ ngày giao dịch ñược xác lập.

Trung

Quy ñịnh về thời hiệu của hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối của Bộ Luật
Dân Sự năm 1995 ngắn hơn Bộ Luật Dân Sự năm 2005, xuất phát từ quan
ñiểm cho rằng hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối chỉ ảnh hưởng ñến trực tiếp
tâmnhững
Họcngười
liệukýĐH
@ ñược
Tài chấm

liệu dứt
họcsớmtập
nghiên
kết.Cần
Vì vậyThơ
cần phải
và và
do các
chủ thể cứu
quyết ñịnh. Còn Bộ Luật Dân Sự năm 2005 kéo dài thời hạn là hai năm, nhằm
mục ñích bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng của bên bị vi phạm nhiều hơn.
Và sự vô hiệu tương ñối ñược ñưa ra nhằm bảo vệ những người giao kết hợp
ñồng. Vì vậy, người ñược pháp luật bảo vệ có quyền từ chối quyền ñược bảo
vệ ñó.
Theo Bộ Luật Dân Sự của Pháp cho phép bên ñược bảo vệ ñược xác nhận
hợp ñồng ñã ñược giao kết. Trong trường hợp này người ñược bảo vệ phải có
xác nhận về việc xóa bỏ các khiếm khuyết và cam kết không khiếu kiện yêu
cầu tòa án tuyên bố vô hiệu hợp ñồng. Việc xác nhận chứng thư vô hiệu chỉ
ñược áp dụng ñối với các trường hợp vô hiệu tương ñối. Vấn ñề xóa bỏ khiếm
khuyết trên không ñược ghi nhận trong Bộ Luật Dân Sự năm 2005. Tuy nhiên
trong các quy ñịnh của Bộ Luật Dân Sự ñều thể hiện rất rõ nguyên tắc tự
nguyện của các chủ thể. Ở ñây, chủ thể có thể yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu
hoặc có thể khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp. ðiều này nói lên rằng,
trong trường hợp chủ thể không yêu cầu tuyên bố vô hiệu tức là ñã thừa nhận
hợp ñồng. Bên cạnh ñó Bộ Luật Dân Sự năm 2005 cũng ñã ñưa ra các quy
ñịnh ñối với một số trường hợp vô hiệu tương ñối mà trong ñó, việc khắc phục
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

15


SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
khiếm khuyết ñược coi là ñiều kiện của quyền yêu cầu tuyên bố hợp ñồng vô
hiệu. Bên ñược bảo vệ chỉ có quyền yêu cầu tuyên bố hợp ñồng vô hiệu khi
các bên không thể hoặc không thống nhất với nhau về việc khắc phục các
khiếm khuyết.
Ví dụ: ðiều 131 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy ñịnh khi một bên có lỗi
vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập
giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay ñổi nội dung của
giao dịch ñó. Chỉ khi bên kia không ñồng ý thay ñổi các ñiều kiện bị nhầm lẫn
thì bên bị nhầm lẫn mới có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp ñồng vô hiệu.
Trong trường hợp bên kia ñồng ý thay ñổi nội dung của hợp ñồng thì các
khiếm khuyết ñã ñược khắc phục.

1.2.1.3 Sự khác biệt giữa hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối và hợp ñồng
dân sự vô hiệu tương ñối.
Hiện nay trong lý luận cũng như theo pháp luật hiện hành, chưa có một

Trung

tiêu chuẩn nào thật rõ ràng ñể phân biệt hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối và
ñồngliệu
dân sự
vô Cần
hiệu tương
nhiều
cáchhọc
tìm hiểu

cách
tiếp cận cứu
tâmhợp
Học
ĐH
Thơñối.@CóTài
liệu
tậpvàvà
nghiên
khác nhau về hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối và hợp ñồng dân sự vô hiệu
tương ñối. Có quan ñiểm cho rằng hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối khi
người giao kết không có năng lực hoặc sự thỏa thuận có khiếm khuyết. Cũng
có cách phân biệt hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối và hợp ñồng dân sự vô
hiệu tương ñối căn cứ vào sự phân biệt lợi ích chung và lợi ích của quan hệ
hợp ñồng ñược thể hiện: “nếu sự vô hiệu ñược dự liệu ñể bảo vệ một lợi ích
chung thì sự vô hiệu ấy có tính chất tuyệt ñối, trái lại nếu chỉ bảo vệ một lợi
ích riêng, sự vô hiệu chỉ có tính chất tương ñối. Song trên thực tế việc phân
biệt rạch ròi giữa lợi ích chung và lợi ích riêng rất là khó. Lợi ích chung thực
chất là tổng hòa các lợi ích riêng và nhiều khi sự bảo vệ cá nhân cũng là bảo
vệ xã hội. Vì vậy sự quy ñịnh ranh giới giữa hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối
và hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối chỉ mang tính chất tương ñối và các luật
gia cổ ñiển ñã ñưa ra các tiêu chí ñể phân biệt sự khác nhau giữa chúng.


Sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu còn
ñối với hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối thì không mặc nhiên vô hiệu mà

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


16

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
chỉ trở nên vô hiệu khi có các ñiều kiện nhất ñịnh: a) khi có ñơn yêu cầu của
người có quyền và lợi ích liên quan; b) Có quyết ñịnh của tòa án. ðây là sự
khác biệt quan trọng nhất, ñược coi là tiêu chí hàng ñầu ñể phân biệt hợp ñồng
vô hiệu thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt ñối hay tương ñối.


Sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu.
ðối với hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối thì thời hạn yêu cầu tòa án

tuyên bố hợp ñồng vô hiệu không bị hạn chế còn ñối với hợp ñồng dân sự vô
hiệu tương ñối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp ñồng dân sự
vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch ñược xác lập (ðiều 136 Bộ Luật Dân
Sự năm 2005).

• Sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối không có hiệu lực pháp lí làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp khi các

Trung

bên tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết. Còn hợp ñồng dân
sự thuộc trường hợp vô hiệu tương ñối thì ñược coi là có hiệu lực pháp lí cho
tâmñến
Học

liệu
ĐH
@ñốiTài
họcdân
tậpsự và
nghiên
khi bị
tuyên
bố Cần
vô hiệu.Thơ
Bởi vì,
vớiliệu
hợp ñồng
vô hiệu
tương cứu
ñối, nếu như hợp ñồng không ñược coi là có hiệu lực trước khi tuyên bố vô
hiệu thì không thể có bất kỳ một hợp ñồng nào có thể có hiệu lực trong khoảng
thời hiệu hai năm của quyền yêu cầu theo quy ñịnh tại khỏan 1 ðiều 136 Bộ
Luật Dân Sự năm 2005. Việc quy ñịnh thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp ñồng
dân sự vô hiệu nói rằng trong khoảng thời hiệu ñó, hợp ñồng dân sự có hiệu
lực cho ñến khi bị tuyên bố vô hiệu theo quyết ñịnh của tòa án còn khi ñã hết
thời hạn khởi kiện thì hợp ñồng dân sự sẽ không bị tranh chấp về hiệu lực nữa.


Sự khác biệt về bản chất quyết ñịnh của tòa án

Trong cả hai trường hợp thì tòa án ñều có quyền ra quyết ñịnh tuyên bố
hợp ñồng vô hiệu. Thế nhưng bản chất của hai loại hợp ñồng này có sự biệt cơ
bản. ðối với, hợp ñồng dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt ñối không phụ
thuộc vào quyết ñịnh của tòa án. Hay nói cách khác, nó bị vô hiệu cả khi

không có quyết ñịnh của tòa án. Chính bởi vậy quyết ñịnh của tòa án (nếu có)
ñối với hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối không mang tính chất phán xử mà
ñơn thuần chỉ là một trong những hình thức công nhận sự vô hiệu của hợp
ñồng dựa trên các cơ sở luật ñịnh mà thôi. Bên cạnh ñó, quyết ñịnh của tòa án

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

17

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
còn có thêm nội dung xác ñịnh rõ hậu quả và cưỡng chế các bên vi phạm thực
hiện các hậu quả của hợp ñồng dân sự vô hiệu. Ngoài tòa án ra thì các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác cũng có thẩm quyền tuyên bố sự vô hiệu tuyệt
ñối hợp ñồng.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối thì quyết ñịnh của tòa án là cơ sở
duy nhất làm cho hợp ñồng trở nên vô hiệu. Quyết ñịnh của tòa án mang tính
chất phán xử. Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc khi có ñơn yêu cầu của các
bên (hoặc ñại diện hợp pháp của họ). Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng
minh trước tòa các cơ sở của mình. Ví dụ: nếu người có yêu cầu tòa án tuyên
bố hợp ñồng vô hiệu vì lí do khi xác lập hợp ñồng ñã bị lừa dối (hoặc bị ñe
dọa) thì bên yêu cầu ñó phải có nghĩa vụ chứng minh trước toà sự kiện lừa dối
(hoặc bị ñe dọa) mà bên kia gây ra ñối với mình. Nếu như một bên yêu cầu
tuyên bố hợp ñồng vô hiệu với lí do xác lập hợp ñồng trong thời ñiểm không
nhận thức ñược hành vi của mình thì tòa án buộc bên yêu cầu phải chứng minh
ñược rằng tại thời ñiểm xác lập hợp ñồng ñó họ bị rơi vào trình trạng không
nhận thức ñược hành vi của mình. Dựa trên những chứng minh ñó, tòa án mới
cân nhắc ñể ra quyết ñịnh hợp ñồng có bị vô hiệu hay không.


Trung tâm• Học
liệubiệt
ĐH
CầnquảThơ
Tài
liệu
tập và nghiên cứu
Sự khác
về hậu
pháp@
lí của
hợp
ñồnghọc
dân sự
Tại khoản 2 ðiều 137 Bộ Luật dân Sự năm 2005 quy ñịnh: “khi giao
dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại trình trạng ban ñầu, hoàn trả
cho nhau những gì ñã nhận; nếu không hoàn trả ñược bằng hiện vật thì phải
hoản trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu ñược
bị tịch thu theo quy ñịnh của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi
thường”. ðồng thời, tùy theo từng trường hợp vi phạm cụ thể mà tòa án có thể
buộc các bên gánh chịu hậu quả theo một trong hai phương thức khác nhau: 1)
Hoàn trả song phương: các bên phải hoàn trả cho nhau những gì ñã nhận từ
bên kia; 2) Hoàn trả ñơn phương: một bên ñược hoàn trả lại tài sản giao dịch
còn tài sản giao dịch thuộc bên kia (bên vi phạm) bi tịch thu sung công quỹ.
ðối với hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối thì tòa án chỉ áp dụng một trong
hai phương thức là hoặc hoàn trả song phương hoặc hoàn trả ñơn phương.
Phương thức hoàn trả song phương thường ñược áp dụng ñối với các trường
hợp vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự xác
lập, thực hiện; do nhầm lẫn; do người xác lập không nhận thức ñược hành vi

của mình. Còn phương thức hoàn trả ñơn phương thì thường áp dụng ñối với
giao dịch dân sự vô hiệu bị lừa dối, ñe dọa. Còn ñối với hợp ñồng dân sự vô
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

18

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
hiệu tuyệt ñối thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà tòa án có thể áp dụng
một trong hai phương thức nêu trên (hoàn trả song phương hoặc hoàn trả cho
một bên và tịch thu ñối với bên kia hoặc tịch thu toàn bộ ñối với cả hai bên).


Sự khác biệt về ý nghĩa của việc tuyên bố hợp ñồng dân sự vô hiệu
tuyệt ñối và hợp ñồng dân sự vô hiệu tương ñối.
ðiều 127 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy ñịnh: “Giao dịch dân sự không có

một trong các ñiều kiện quy ñịnh tại ñiều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”.
Việc tuyên bố hợp ñồng vô hiệu trong cả hai trường hợp ñều có ý nghĩa ñể áp
dụng chế tài cần thiết vào từng hợp ñồng cụ thể khi hợp ñồng ñó vi phạm vào
bất kỳ ñiều kiện nào tại ðiều 122 Bộ Luật Dân Sự năm 2005. Nhưng ngoài ý
nghĩa ñó, ñối với riêng hợp ñồng vô hiệu tương ñối việc yêu cầu tòa án tuyên
bố hợp ñồng vô hiệu còn là một trong những biện pháp bảo vệ quyền dân sự
quan trọng.
ðây là những khác biệt cơ bản mang tính chất lý thuyết giữa vô hiệu
tuyệt ñối và vô hiệu tương ñối1.

Trung


1.2.2 Hợp ñồng dân sự vô hiệu toàn bộ và hợp ñồng dân sự vô hiệu từng
tâmphần.
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ðây là cách phân loại phổ biến trong chế ñịnh hợp ñồng ở Việt Nam.
• Hợp ñồng dân sự vô hiệu toàn bộ tồn tại khi các ñiều kiện của hợp
ñồng vi phạm làm cho toàn bộ hợp ñồng không có hiệu lực. Ví dụ: Ngày
2/5/2008 A và B ký hợp ñồng mua bán heroin. Hai bên thỏa thuận vào ngày
10/5/2008 A sẽ giao hàng cho B. ðịa ñiểm giao tại bến tàu Cần thơ, giao hàng
và thanh toán tiền cùng một lúc. Hợp ñồng này bị vô hiệu toàn bộ, hợp ñồng
vô hiệu do vi phạm ñiều cấm pháp luật, vì ñối tượng của hợp ñồng thuộc danh
mục Nhà Nước cấm mua bán. Do ñó các ñiều khoản các bên thỏa thuận trong
hợp ñồng sẽ không có hiệu lực.
Hậu quả pháp lý là toàn bộ hợp ñồng ñã ký bị vô hiệu. ðây cũng chính là
ñiểm khác nhau giữa hợp ñồng dân sự vô hiệu toàn bộ và hợp ñồng dân sự vô
hiệu từng phần.
• Hợp ñồng dân sự vô hiệu từng phần: là hợp ñồng dân sự chỉ có một
phần bị vô hiệu, nhưng không ảnh hưởng ñến các phần còn lại của hợp ñồng
1

Bùi ðăng hiếu “ giao dịch dân sự vô hiệu tương ñối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt ñối”, Tạp chí
Luật Học, số 6/2000, trang 38

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

19

SVTH: Nguyễn Kha Ly



Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
dân sự, những phần này vẫn có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: A là công ty chuyên
mua bán gạo, ngày 3/5/2008 A ký hợp ñồng với B (nông dân sản xuất gạo) ñể
mua gạo của B, với số lượng là 10 tấn, ñịa ñiểm giao hàng tại nhà của B, giao
ñợt ñầu A sẽ thanh toán một nữa số tiền cho B, A và B thỏa thuận thanh toán
bằng ngoại tệ. ðiều khoản A và B thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ coi như
vô hiệu, bởi vì A và B không phải là tổ chức kinh doanh, có quyền kinh doanh
ngọai tệ, các phần còn lại của hợp ñồng vẫn có hiệu lực.
Hậu quả pháp lý trong trường hợp này, chỉ có một hoặc một số thỏa thuận
của hợp ñồng là vô hiệu mà ñiều ñó không ảnh hưởng ñến hiệu lực của hợp
ñồng. Nói cách khác hợp ñồng vẫn tồn tại và có giá trị.
Các dạng vô hiệu toàn bộ thông thường là các trường hợp do vi phạm
ñiều cấm pháp luật hoặc trái ñạo ñức xã hội, do giả tạo, do nhầm lẫn, lừa dối,
ñe dọa…còn về hợp ñồng dân sự vô hiệu toàn bộ thì pháp luật thực ñịnh
không nêu rõ khái niệm cụ thể, song lại liệt kê các trường hợp vô hiệu toàn bộ.
Qua ñó, ta có thể xác ñịnh ñó là hợp ñồng dân sự vô hiệu toàn bộ mà trong ñó,

Trung

toàn bộ các ñiều khoản của hợp ñồng không có giá trị pháp lý. Bộ Luật Dân
Sự năm 2005 chỉ quy ñịnh giao dịch dân sự vô hiệu từng phần tại ðiều 135
dânĐH
sự vôCần
hiệu từng
phầnhọc
của tập
giao dịch
dân sự vô cứu
tâm“giao
Họcdịch

liệu
Thơphần
@ khi
Tàimộtliệu
và nghiên
hiệu, nhưng không ảnh hưởng ñến hiệu lực của các phần còn lại của giao
dịch”.Theo quy ñịnh này, nguyên nhân dẫn ñến vô hiệu từng phần không chỉ
giới hạn ở phần nội dung của hợp ñồng có vi phạm mà còn có thể có các
nguyên nhân khác dẫn ñến sự vô hiệu của hợp ñồng dân sự.
1.3 Bản chất của hợp ñồng dân sự vô hiệu.
Bản chất của hợp ñồng dân sự vô hiệu thể hiện ở chỗ nội dung của hợp
ñồng dân sự rơi vào một trong các trường hợp: trái hoặc xâm phạm trật trự
pháp luật, lợi ích công cộng ñược xã hội bảo vệ, còn nội dung của hợp ñồng
mâu thuẫn với ý chí thật sự của một bên hoặc cả hai bên tham gia giao kết
hợp ñồng dân sự.
Hợp ñồng dân sự vô hiệu là hợp ñồng không có giá trị pháp lý tại thời
ñiểm xác lập, do ñó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, coi
như hợp ñồng dân sự không tồn tại, các bên trở lại tình trạng ban ñầu, nếu
không hoàn trả bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, bên có lỗi gây ra thiệt hại
phải bồi thường thiệt hại. ðồng thời, chúng ta cần phân biệt giữa hợp ñồng

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

20

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
dân sự vô hiệu với các trường hợp của hợp ñồng không có hiệu lực ( hợp ñồng

bị hủy bỏ, hợp ñồng mất hiệu lực, hợp ñồng vô hiệu cục bộ).
• Hợp ñồng bị hủy bỏ: là hợp ñồng không có hiệu lực từ thời ñiểm giao
kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản ñã nhận; nếu không hoàn trả
bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền ñiều này ñược ghi nhận tại khoản 3
ðiều 425 Bộ Luật Dân Sự năm 2005. Việc hủy bỏ hợp ñồng là biện pháp chấm
dứt hợp ñồng bằng cách ñưa các bên ký kết trở lại tình trạng như trước khi ký
kết. Việc hủy hợp ñồng xảy ra khi một bên vi phạm hợp ñồng là ñiều kiện hủy
bỏ do các bên ñã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy ñịnh. Trong luật Việt Nam
việc một bên hủy hợp ñồng do bên kia không thực hiện nghĩa vụ, nếu không
ñược các bên thỏa thuận trước, chỉ ñược phép trong những trường hợp ñược
pháp luật quy ñịnh.
Khác với luật của nhiều nước, Luật Việt Nam thừa nhận rằng bên giao kết
có quyền hủy hợp ñồng, nghĩa là có thể tự mình chấm dứt hợp ñồng bằng hủy
bỏ hợp ñồng mà không cần ñến vai trò của tòa án. Thông thường một bên hủy
hợp ñồng thì bên kia sẽ ñi kiện, khi ñó công việc của thẩm phán là xem xét

Trung

yêu cầu của người ñi kiện: nếu yêu cầu có cơ sở thì thẩm phán tuyên bố hủy
tâmhợp
Học
liệu
Cần
Thơ
@sởTài
liệuphán
họctuyên
tậpbốvàbácnghiên
ñồng,
nếu ĐH

yêu cầu
không
có cơ
thì thẩm
ñơn yêu cứu
cầu. Và bên hủy bỏ hợp ñồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc
hủy, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy ñịnh
tại khoản 2 ðiều 425 Bộ Luật Dân Sự 2005. Luật cũng không quy ñịnh thông
báo bằng hình thức nào, vì vậy mà việc thông báo có thể thực hiện dưới bất cứ
hình thức nào và ñược chứng minh dưới bất kỳ phương tiện nào nếu không trái
pháp luật, miễn sao bên bị hủy bỏ hợp ñồng nhận ñược thông báo về việc hủy
bỏ hợp ñồng. Luật cũng không quy ñịnh việc tiếp nhận thông báo của bên hủy
bỏ hợp ñồng là một ñiều kiện ñể việc hủy hợp ñồng có hiệu lực. Tuy nhiên
một cách ñơn giản có thể hiểu, nếu chưa nhận ñược thông báo hủy bỏ hợp
ñồng của bên hủy bỏ hợp ñồng thì ñối với bên kia hợp ñồng vẫn tiếp tục tồn
tại. Ta thấy rằng luật chỉ cho phép ghi nhận ñiều kiện hủy bỏ hợp ñể áp dụng
cho trường hợp vi phạm hợp ñồng, không thể thỏa thuận việc hủy bỏ hợp
ñồng một cách tùy ý.
Các dạng thường gặp của hợp ñồng bị hủy bỏ
+ Hủy bỏ hợp ñồng do lỗi
+ Hủy bỏ hợp ñồng do không thực hiện nghĩa vụ

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

21

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.

+ ðiều kiện hủy bỏ hợp ñồng phát sinh, do các bên thỏa thuận lúc giao
kết hợp ñồng
+ Hủy hợp ñồng do rủi ro
Hậu quả của việc hủy hợp ñồng: khi hợp ñồng bị hủy thì hợp ñồng không
có hiệu lực từ thời ñiểm giao kết các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản ñã
nhận, nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên hủy bỏ
hợp ñồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Về hậu quả, giữa hợp ñồng
vô hiệu và hợp ñồng bị hủy bỏ có vẻ giống nhau: bên giao kết hợp ñồng vô
hiệu cũng như bên giao kết hợp ñồng bị hủy bỏ, ñều không có quyền và nghĩa
vụ ñối với bên kia, và nếu các bên ñã chuyển giao tài sản cho nhau thì phải
thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản. Tuy nhiên, khác với hợp ñồng vô hiệu, hợp
ñồng bị hủy bỏ vẫn tồn tại và có giá trị, chỉ có nghĩa vụ phát sinh từ hợp ñồng
không thực hiện ñược2. Ví dụ: A là công ty chuyên mua nông sản, ngày
3/5/2008 A ký hợp ñồng với B ( nông dân trồng ñậu nành) ñể mua ñậu nành
của B. A và B thỏa thuận hai tháng sau B sẽ giao ñậu nành cho A. Trong hợp
ñồng B có thỏa thuận với A trong thời hạn 2 tháng nếu có thiên tai lũ lụt thì
hợp ñồng sẽ bị hủy.

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
• Hợp ñồng mất hiệu lực: là hợp ñồng ñược giao kết một cách hữu hiệu
nhưng trong lúc thực hiện lại mất ñi yếu tố cơ bản và do ñó hợp ñồng không
thực hiện ñược. Ví dụ: A ủy quyền cho B giữ hộ căn nhà trong thời gian B ñi
công tác xa, trong lúc thực hiện công việc ñược ủy quyền thì B chết theo
khoản 4 ðiều 589 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 thì hợp ñồng ủy quyền giữa A và
B chấm dứt. Do B chết do ñó hợp ñồng không thể tiếp tục thực hiện ñược.
• Hợp ñồng vô hiệu cục bộ: là hợp ñồng vô hiệu ñối với người này
nhưng vẫn có hiệu lực ñối với người kia. Ví dụ: hợp ñồng cầm cố có ñối tượng
là một tài sản thuộc loại phải ñăng ký quyền sở hữu, nếu không ñăng ký thì
hợp ñồng cầm cố không có giá trị ñối với bên thứ ba, nhưng vẫn có giá trị ñối

với hai bên giao kết.
Như vậy các trường hợp không có hiệu lực của hợp ñồng xảy ra không
phải ngay từ khi giao kết hợp ñồng. Làm rõ mối quan hệ này giúp chúng ta có
cơ sở lý luận trong việc xây dựng các chế ñịnh cụ thể về hợp ñồng dân sự vô
hiệu.
2

TS. Nguyễn Ngọc ðiện, giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1 quyển 2, Khoa Luật Trường ðại học
cần thơ, năm 2004, trang 102.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

22

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
1.4 Ý nghĩa của việc quy ñịnh hợp ñồng dân sự vô hiệu.
Việc nghiên cứu hợp ñồng dân sự vô hiệu giúp ta giải thích tính ñặc thù
của mỗi loại hợp ñồng vô hiệu và từ ñó ñưa ra cách thức xử lý thích hợp nhằm
bảo vệ lợi ích của Nhà Nước cũng như lợi ích của cá nhân và tập thể. ðồng
thời, những quy ñịnh về hợp ñồng dân sự vô hiệu có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc thiết lập trật tự, kỹ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, pháp nhân và Nhà Nước; ñảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ
thể tham gia giao lưu dân sự; ñồng thời ñưa ra các biện pháp giải quyết, xử lý,
xác ñịnh chế tài thích hợp khi xảy ra trường hợp hợp ñồng dân sự vô hiệu.
Việc nghiên cứu một hợp ñồng dân sự vô hiệu ñều căn cứ vào những lý
do ñưa ñến sự vô hiệu của hợp ñồng. Vì vậy xác ñịnh hợp ñồng vô hiệu với
những lý do cụ thể là cơ sở ñể xây dựng các chế ñịnh giải quyết hậu quả pháp

lý của hợp ñồng vô hiệu, quy trách nhiệm của cá nhân về những ñiều kiện ký
kết hợp ñồng nhằm ngăn ngừa khả năng ñưa ñến trình trạng vô hiệu. Ví dụ:
Trong quan hệ chuyển quyền sử dụng ñất, hợp ñồng phải lập thành văn bản và

Trung

có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Nếu vi phạm hình thức trên thì hợp
ñồng bị tuyên bố vô hiệu. Quy ñịnh này, làm cơ sở ñể các cơ quan có thẩm
hànhĐH
các Cần
chế ñộ Thơ
pháp lý@
nhằm
quyết
những
liên quan cứu
tâmquyền
Họcbanliệu
Tàigiảiliệu
học
tậpviệc
vàcónghiên
ñến trình trạng vô hiệu nêu trên, ñể một mặt giải quyết ñược hậu quả do hợp
ñồng dân sự vô hiệu ñưa lại. Mặt khác, nhằm hướng dẫn nhận thức cho những
người có quan tâm ñến.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

23


SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.

CHƯƠNG 2
CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA HỢP ðỒNG DÂN SỰ VÔ
HIỆU THEO QUY ðỊNH CỦA LUẬT

2.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu tuyệt ñối.
2.1.1. Hợp ñồng dân sự vô hiệu do vi phạm ñiều cấm của pháp luật, trái
ñạo ñức xã hội
ðiều 128 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 quy ñịnh về hợp ñồng dân sự vô
hiệu do vi phạm ñiều cấm của pháp luật, trái ñạo ñức xã hội “giao dịch dân sự
có mục ñích và nội dung vi phạm ñiều cấm của pháp luật, trái ñạo ñức xã hội
thì vô hiệu
ðiều cấm của pháp luật là những quy ñịnh của pháp luật không cho phép
chủ thể thực hiện những hành vi nhất ñịnh.
ðạo ñức xã hội là những chuẩn mục ứng xử chung giữa người với người
trong ñời sống xã hội, ñược cộng ñồng thừa nhận và tôn trọng”

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Pháp luật các nước ñều không thừa nhận các giao dịch dân sự mà trong
ñó nội dung của chúng vi phạm ñiều cấm pháp luật, trái ñạo ñức xã hội. Các
giao dịch của các chủ thể vi phạm ñiều cấm pháp luật là hành vi bất hợp pháp
và do ñó vô hiệu. ðồng thời, thì pháp luật cho phép các chủ thể ñược tự do xác
lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, tự do thực hiện giao dịch dân
sự chỉ ñược thừa nhận ở một mức ñộ hợp lý, nếu giao dịch ñó không trái pháp
luật và trái ñạo ñức xã hội. Và trong một số trường hợp pháp luật quy ñịnh các

chủ thể không ñược thực hiện một số giao dịch dân sự, ví dụ không ñược mua
bán vận chuyển trái phép vũ khí, hoặc không ñược mua bán các chất ma túy.
Tuy nhiên, có một số giao dịch không có quy ñịnh của pháp luật nghiêm cấm,
nhưng vẫn bị coi là vô hiệu vì xâm phạm ñạo ñức xã hội, ví dụ hợp ñồng ngăn
cản cha mẹ và con cái sống chung ñược coi là vô hiệu vì vi phạm ñạo ñức xã
hội. Về nguyên tắc bất luận trong trường hợp nào, nếu giao dịch dân sự có
mục ñích và nội dung vi phạm ñiều cấm của pháp luật, trái ñạo ñức xã hội thì
ñều vô hiệu. ðây là trường hợp vô hiệu tuyệt ñối. Vi phạm ñiều cấm của pháp
luật, trái ñạo ñức xã hội có nghĩa là mục ñích và nội dung trái pháp luật và ñạo
ñức xã hội.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

24

SVTH: Nguyễn Kha Ly


Các trường hợp vô hiệu của hợp ñồng dân sự - Lý luận và thực tiễn.
Quan trọng hơn, trong nhiều trường hợp hợp ñồng dân sự cũng cần bị coi
là vô hiệu một khi: a) vi phạm nguyên tắc công bằng; b) lợi dụng sơ suất hoặc
hoàn cảnh khó khăn, bí thế của người khác vì mục ñích thu lợi bất công quá
ñáng; c) hạn chế quyền tự do của người khác (ví dụ: trong một hợp ñồng thuê
mướn hoặc chuyển giao một công việc nhất ñịnh lại kèm theo ñiều kiện cấm
một bên thực hiện loại hình công việc tương tự trong phạm vi rộng và thời
gian dài); d) các giao dịch có tính chất ñầu cơ hay cho vay nặng lãi… so với
Bộ Luật Dân Sự năm 1995 thì ðiều 128 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 tuy ñã
thêm ñịnh nghĩa thế nào là ñiều cấm pháp luật và thế nào là trái ñạo ñức xã
hội, song lại chưa bao quát ñược những trường hợp trên. ðiều 128 Bộ Luật
Dân Sự năm 2005 nên bổ sung thêm quy ñịnh về phương diện này.

So với quy ñịnh của Bộ Luật Dân Sự năm 1995, ðiều 128 Bộ Luật Dân
Sự năm 2005 ñã bỏ quy ñịnh: “ tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu ñược
bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước”, ñây là ñiều rất cần thiết vì: Chế tài tịch
thu sung công thuộc lĩnh vực công nên chỉ quy ñịnh trong Bộ Luật Hình Sự,
không nên ñặt trong quy ñịnh của Bộ Luật Dân Sự là Bộ Luật ñiều chỉnh các

Trung

quan hệ trong lĩnh vực tư. Bên cạnh ñó, thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho
rằng hầu hết ñối với các hành vi pháp luật cấm, ví dụ mua bán ma túy,
tâmthấy
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ñều bị coi là tội phạm hình sự hoặc hành chính (phạt tù, phạt tiền, tịch thu
sung công...) thì việc áp dụng chế tài tịch thu sung công khi xử lý ñối với các
giao dịch vô hiệu do vi phạm ñiều cấm pháp luật hoặc trái ñạo ñức xã hội theo
quy ñịnh tại Bộ Luật Dân Sự năm 2005 là không cần thiết và trùng lặp với chế
tài hình sự hoặc hành chính. Vì vậy, chế tài này cần ñược loại trừ.
ðồng thời, ðiều 128 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ñã bổ sung thêm nêu rõ
khái niệm thế nào ñiều cấm của pháp luật và ñạo ñức xã hội ñể tránh cách hiểu
khác nhau khi vận dụng. Với quy ñịnh này giúp các thẩm phán có tiêu chí
quan trọng ñể dựa vào ñó mà xem xét, ñánh giá và giải quyết các vấn ñề mà
pháp luật chưa ñược dự liệu ñể ñiều chỉnh. Nếu không có quy ñịnh này thì các
thẩm phán sẽ gặp khó khăn. Chẳng hạn, họ sẽ không thể xử lý ñược ñối với
những người cho vay nặng lãi3 , ñể bảo vệ cho người ñi vay bị thiệt thòi khi họ
phải vay trong tình thế quẫn bách, một khi trong hợp ñồng vay pháp luật
không quy ñịnh cụ thể về việc cấm cho vay nặng lãi. Vì vậy, với việc bổ sung
khái niệm này giúp cho các thẩm phán vận dụng chúng một cách linh họat.
3


ðinh Trung Tụng, “ Bình luận những nội dung mới của Bộ Luật Dân Sự năm 2005” NXB Hà Nội
năm 2005, trang 102.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

25

SVTH: Nguyễn Kha Ly


×