Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại đất HƯƠNG hỏa – THỰC TRẠNG QUẢN lý và sử DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.91 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 34 (2008 – 2012)
ĐỀ TÀI:

ĐẤT HƢƠNG HỎA – THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Bộ môn Luật Hành Chính

Sinh viên thực hiện:
LÊ VĂN TINH
MSSV: 5086082
Lớp: Luật Thƣơng Mại 2

Cần Thơ. Tháng 5/2012


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
............................................................................................................................................ ..
............................................................................................................................................ ..
............................................................................................................................................ ..
............................................................................................................................................ ..
............................................................................................................................................


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

2

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

3


SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 6
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 7
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8
5. Bố cục đế tài ........................................................................................................ 8

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT HƢƠNG HỎA ...............9
1.1. Khái niệm đất hƣơng hỏa .............................................................................. 9
1.2. Đặc điểm pháp lý của đất hƣơng hỏa ........................................................... 11
1.3. Ý nghĩa của đất hƣơng hỏa trong đời sống xã hội ....................................... 12
1.4. Quy định về đất hƣơng hỏa trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ ... 13
1.4.1. Đất hương hỏa dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn .................................. 13
1.4.2. Đất hương hỏa dưới thời Pháp thuộc .................................................16
1.4.3. Đất hương hỏa thời kỳ 1945 đến nay ..................................................18

CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
HƢƠNG HỎA TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ....... 23
2.1. Căn cứ xác lập đất hƣơng hỏa .....................................................................23
2.2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc về đất hƣơng hỏa .................24
2.3. Chủ sử dụng đất hƣơng hỏa ........................................................................26
2.4. Chủ thể quản lý đất hƣơng hỏa ...................................................................27

2.4.1. Quy định về chỉ định người quản lý đất hương hỏa ............................27
2.4.2. Quyền của người quản lý đất hương hỏa ............................................29
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

4

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
2.4.3. Nghĩa vụ của người quản lý đất hương hỏa ........................................32
2.4.4. Các trường hợp chấm dứt quyền quản lý đất hương hỏa ...................34
2.4.4.1. Người quản lý đất hương hỏa chết .............................................34
2.4.4.2. Từ chối quản lý đất hương hỏa...................................................35

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HƢƠNG
HỎA. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HƢƠNG HỎA ..................................... 36
3.1. Tình hình thực tế về việc để lại, quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa theo
pháp luật Việt Nam hiện hành ...........................................................................36
3.2. Những hạn chế - sai phạm trong quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa......43
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất
hƣơng hỏa .............................................................................................................44
3.4. Giải pháp khắc phục và kiến nghị ..............................................................45
3.4.1. Giải pháp khắc phục ...........................................................................45
3.4.2. Kiến nghị .............................................................................................46

KẾT LUẬN ................................................................................................. 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

5

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là một tài sản vô giá và quan trọng nhất của một quốc gia, về mặt lịch
sử, văn hóa, kinh tế và cả chính trị, là cột mốc khẳng định ranh giới lãnh thổ của
nƣớc nhà. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, trong đó Nhà nƣớc là đại
diện chủ sở hữu,1 thay mặt toàn thể công dân quản lý bằng những quy tắc xử sự
chung, nhằm bảo tồn gìn giữ và phát huy tốt các tiềm năng của đất.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu sử dụng
đất ngày càng đa dạng và trở nên là vấn đề cấp thiết, cần có một cơ chế quản lý hiện
đại, thích hợp và sử dụng tiết kiệm hơn nguồn nguyên liệu quý giá này. Tuy nhiên,
với diện tích đất rộng khắp trên cả nƣớc, với nhiều loại đất đƣợc phân chia khác
nhau, thì đội ngũ quản lý, các cơ quan chức năng về đất đai hiện nay là chƣa cân
bằng, chƣa đủ để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát về khai thác và sử dụng đất.
Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa tác động đến việc quản lý và sử
dụng đất ở nƣớc ta hiện nay, do đó mà pháp luật đất đai còn nhiều sơ hở, trong một
số lĩnh vực, một số khâu, của hoạt động quản lý, sử dụng còn nhiều thiếu sót và hạn
chế. Đƣợc coi là nguồn gốc chính làm phát sinh tình trạng các vụ tranh chấp, khiếu
nại vế đất đai gia tăng nhanh nhƣ hiện nay.
Đất hƣơng hỏa cũng là một vấn đề nằm trong số còn nhiều bất cập đó, là loại
đất đƣợc hình thành với sự tự chủ trong việc để lại đất đai để thực hiện việc thờ

cúng (đất hƣơng hỏa) của ngƣời có di sản trƣớc khi chết. Diện tích đất để lại chủ
yếu nhằm phục vụ cho mục đích thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng giải quyết đƣợc
phần nào những khó khăn về mặt tài chính, việc làm và chỗ ở cho ngƣời dân nói
chung, mà đặc biệt là ngƣời quản lý loại đất này. Qua đó, thể hiện sâu sắc truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Song với những ƣu điểm đó,
vẫn tồn tại một số điểm yếu, làm tiền đề cho hàng loạt các hành vi sai phạm phát
sinh nhƣ: tình hình lãng phí đất gia tăng, tình trạng để lại quá nhiều diện tích đất

1

Khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai năm 2003.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

6

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
hƣơng hỏa, quản lý và sử dụng không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích,…
diễn ra ngày càng nhiều. Có ngƣời không có đất để ở, trong khi đó có ngƣời để lại
quá nhiều đất dùng để khai thác lấy hoa lợi phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên, hơn
nữa còn có tình trạng để trống không sử dụng, hoang hóa lãng phí đất. Những ƣu
điểm của đất hƣơng hỏa là không nhỏ, tuy nhiên nhƣợc điểm cũng khá lớn, ảnh
hƣởng nhiều đến chính sách đất đai và tình hình phát triển chung của cả nƣớc. Khi
đi vào nghiên cứu vấn đề này, sẽ thấy rõ hơn những ƣu điểm, cũng nhƣ những thiếu
sót trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất hƣơng hỏa nói riêng,
của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Từ đó tìm ra hƣớng giải
quyết để cân bằng giữa lợi ích và nhƣợc điểm khi sử dụng đất hƣơng hỏa, dần đi

đến loại bỏ những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa, đồng thời
phát huy triệt để các mặt tốt mà đất hƣơng hỏa đem lại. Đó là lý do ngƣời viết chọn
đề tài “Đất hƣơng hỏa – Thực trạng quản lý và sử dụng” làm đề tài nghiên cứu
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, ngƣời viết hy vọng sẽ góp phần bổ sung
cũng nhƣ hoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng
đất đai, và việc áp dụng các quy định đó vào thực tế cuộc sống. Mà cụ thể là đối với
đất hƣơng hỏa, một loại đất mang bản chất và ý nghĩa rất đặc biệt, vừa giúp một
phần nào tạo thế cân bằng trong xã hội về chỗ ở và việc làm, vừa thể hiện truyền
thống tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam đó là truyền thống nhớ về cội nguồn, thể
hiện tấm lòng biết ơn, hiếu thảo thông qua việc thờ cúng. Nhằm hạn chế phần nào
các hành vi sai trái, giảm bớt các trƣờng hợp khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp diễn
ra trong lĩnh vực đất đai nhƣ hiện nay ở nƣớc ta.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tìm hiểu các quy định của pháp luật, thực trạng áp dụng các
quy định, chỉ ra các sai phạm, thiếu sót trong việc quản lý và sử dụng đất hƣơng
hỏa, và đƣa ra các giải pháp để hạn chế các thiếu sót và sai phạm đó. Tuy nhiên, do
không tìm thấy nhiều quy định về loại đất này trong các văn bản pháp luật về đất
đai nói riêng và các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

7

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
chung, cho nên đề tài chủ yếu đƣợc phân tích đang xen giữa kiến thức xã hội, kết
hợp với những quy định của pháp luật. Trong việc khảo sát thực tế, do không có

điều kiện nên đề tài đã sử dụng các thông tin sẵn có từ các trang thông tin điện tử để
làm tƣ liệu cho đề tài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Áp dụng chủ yếu các phƣơng pháp đã đƣợc hƣớng dẫn trong quá trình học tập
nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng các quan điểm chính sách
pháp luật của Nhà nƣớc, cùng với việc tham khảo các sách báo, tạp chí, giáo trình
và các công trình nghiên cứu luật học, mà ngƣời viết đã hoàn thành luận văn.
5. Bố cục đề tài
Bố cục của luận văn đƣợc ngƣời viết trình bày nhƣ sau: phần lời nói đầu, phần
nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có ba chƣơng:
 Chƣơng 1. Khái quát chung về đất hƣơng hỏa: chƣơng này chủ yếu
trình bày các vấn đề cơ bản của đất hƣơng hỏa trên phƣơng diện lý luận, về khái
niệm, đặc điểm pháp lý và ý nghĩa của đất hƣơng hỏa. Cũng nhƣ quá trình khẳng
định vị trí của đất hƣơng hỏa trong hệ thống pháp luật của nƣớc ta.
 Chƣơng 2. Những quy định về quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa
trong pháp luật Việt Nam hiện hành: nội dung ở đây chủ yếu đề cập đến các quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa. Đồng thời đi sâu, phân tích
các quy định đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất
hƣơng hỏa.
 Chƣơng 3. Thực trạng quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa. Một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa: vấn đề đƣợc
tìm hiểu trong chƣơng này chủ yếu là tình hình thực tế trong công tác quản lý và sử
dụng đất hƣơng hỏa, tìm ra các nguyên nhân, những sai phạm phát sinh trong công
tác quản lý và sử dụng loại đất này. Đồng thời, ngƣời viết cũng đề ra các giải pháp
và kiến nghị nhằm hạn chế các vấn đề còn tồn tại đó.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

8


SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT HƢƠNG HOẢ
Trong Chương 1, người viết chủ yếu đi tìm hiểu về cơ sở hình thành ban đầu
cũng như quá trình xuất hiện và phát triển của chế định về đất hương hỏa, khái
niệm cơ bản, đặc điểm pháp lý và ý nghĩa về mặt xã hội của đất hương hỏa.
1.1. Khái niệm đất hƣơng hoả
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn
thờ tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những ngƣời đã sinh thành, dƣỡng
dục cho mình. Đó là ý thức của ngƣời Việt về tổ tiên, về cội nguồn mang giá trị
nhân văn sâu sắc, đƣợc phát khởi từ mối thiện tâm trong mỗi con ngƣời và có sức
lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và đã trở thành một
phong tục, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt Nam.
Theo nguyên gốc từ Hán Việt thì “hƣơng” là nhang để đốt có mùi thơm; “hỏa”
là lửa, chỉ đèn để đốt lửa cho sáng. Theo phong tục của ngƣời Việt, mỗi khi cử hành
lễ cúng đều phải có nhang, đèn là hai thứ lễ vật không thể thiếu. Về sau, ngƣời ta
dùng hai chữ “hƣơng hỏa” để chỉ gia tài dành để cúng tế cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Đất hƣơng hỏa (Ruộng hƣơng hỏa) là đất dành để lấy hoa lợi dùng vào việc thờ
cúng tổ tiên.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Hƣơng hỏa2 là phần của cải mà ngƣời chết
để lại dùng vào việc thờ cúng, tu sửa phần mộ của mình và tổ tiên. Ở Việt Nam,
hƣơng hỏa là một vấn đề mang tính luật tục của xã hội phong kiến. Vì vậy, hƣơng
hỏa chỉ giao cho con trai cả, nếu con trai cả không còn thì giao cho con trai ngƣời
đó (tức là cháu đích tôn của ngƣời chết); nếu chi trƣởng nam không có con trai,
cháu trai thì hƣơng hỏa sẽ thuộc về chi con trai thứ của ngƣời chết. Tuy vậy, trong
lịch sử Việt Nam cũng đã có thời kì pháp luật quy định con gái trƣởng cũng đƣợc

giao hƣơng hỏa trong một số trƣờng hợp nhất định. Ví dụ: Điều 390 Bộ luật Hồng
Đức viết: "Nếu không có con trai cả thì phần ruộng hƣơng hỏa giao cho con gái
trƣởng". Trong phần lớn trƣờng hợp, hƣơng hỏa thƣờng là ruộng vƣờn. Theo Hiến
2

Từ điển Bách Khoa Việt Nam 2, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2002, tr. 421.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

9

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
pháp năm 1980 của Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, vì vậy hƣơng hỏa
chỉ còn là quyền sử dụng đối với ruộng vƣờn và hoa lợi của ruộng vƣờn đó. Khi xét
thấy việc thờ phụng không đƣợc thực hiện nữa hoặc những ngƣời trong họ tự
nguyện chia hƣơng hỏa thì tài sản đó đƣợc phân chia nhƣ chia tài sản thừa kế 3.
Ruộng hƣơng hỏa4 là loại ruộng đƣợc xem là một trong số những tài sản của gia
đình trích ra để dùng vào việc thờ cúng tổ tiên. Ruộng hƣơng hỏa đƣợc thực hiện
theo chúc thƣ (di chúc) của ngƣời chủ điền sản đó. Trƣờng hợp không có chúc thƣ
thì trích lấy 1/20 trong tổng số diện tích ruộng đất để làm ruộng hƣơng hỏa. Ruộng
hƣơng hỏa giao cho con trƣởng hoặc cháu trƣởng, không tính tuổi tác hay chức
tƣớc. Nếu không có những ngƣời con trai trƣởng hoặc cháu trai trƣởng thì mới giao
lại cho ngƣời con gái trƣởng, con gái thứ hoặc cháu gái... tuỳ theo hoàn cảnh con
cháu của từng gia đình. Điều cốt yếu là phải đƣợc thuận tình trong gia tộc, dòng họ.
Luật về Ruộng hƣơng hỏa đƣợc ban hành vào 1461, đời vua Lê Thánh Tông, đƣợc
bổ sung và hoàn thiện vào đời Hồng Thuận (1509 - 16) và Quang Thiệu (1516 –
22).

Nhƣ vậy, chế độ hƣơng hỏa đã có từ ngàn xƣa. Qua các thời đại, ruộng đất đó
thƣờng chỉ giao cho con trai trƣởng, cháu đích tôn là những ngƣời thừa tự để lấy
hoa lợi dùng vào việc thờ phụng ngƣời để lại của hƣơng hỏa. Ngƣời hƣởng hƣơng
hỏa không đƣợc tự ý đem bán tài sản ấy. Khi ngƣời hƣởng hƣơng hỏa qua đời, phải
trao tài sản đó cho con, cháu, tiếp tục thừa hƣởng và lo việc thờ cúng.
Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật hiện hành thì khái niệm về đất hƣơng hỏa
lại không đƣợc ƣu tiên quy định trong các quy phạm pháp luật nhƣ trƣớc đây. Khái
niệm về chế định này lần đầu tiên đƣợc nhắc đến trong Thông tƣ 81 ngày 24/7/1982
của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, với tên
gọi là “di sản dùng vào việc thờ cúng”, nhƣng chỉ khái niệm chung chung, không rõ
ràng và cụ thể nhƣ những quy phạm trƣớc kia. Tiếp đến, tại Điều 21 Pháp lệnh thừa
kế 1990 và Điều 670 Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng có quy định về di sản dùng
vào việc thờ cúng, di sản này bao gồm các tài sản là động sản và bất động sản; cụ
thể là: “Trong trƣờng hợp ngƣời lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc
3

4

Điều 21 Pháp lệnh thừa kế 1990.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam 3, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2003, tr. 698.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

10

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
thờ cúng thì phần di sản đó không đƣợc chia thừa kế và đƣợc giao cho một ngƣời đã

đƣợc chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng…” 5. Chính vì vậy,
di sản dùng vào việc thờ cúng, nó bao hàm luôn phần đất hƣơng hỏa, hay nói cách
khác, đất hƣơng hỏa là một phần của di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật
hiện hành. Bên cạnh đó, chế độ về đất hƣơng hỏa cũng đƣợc quy định trong Luật
Đất đai năm 2003, với tên gọi là đất do các tôn giáo sử dụng và đất có công trình là
đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ6, những loại đất này cũng đƣợc xem là
đất hƣơng hỏa. Nhƣng, loại đất hƣơng hỏa trong đề tài này chủ yếu tập trung nghiên
cứu về đất hƣơng hỏa của cá nhân, hộ gia đình (dòng tộc), không bao gồm tất cả các
loại đất hƣơng hỏa khác.
1.2. Đặc điểm pháp lý của đất hƣơng hoả
Nhìn chung, đất hƣơng hỏa là một bộ phận nhỏ của di sản dùng vào việc thờ
cúng cho nên nó cũng mang những đặc điểm pháp lý chung của di sản dùng vào
việc thờ cúng, bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, đất hƣơng hỏa không đƣợc dùng để chia thừa kế: Theo Khoản 1
Điều 670 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì đất hƣơng hỏa là tài sản không đƣợc
chia thừa kế và phục vụ cho một mục đích duy nhất là thực hiện việc thờ cúng, cho
nên không có chủ thể nào có quyền định đoạt loại tài sản này nhƣ ngƣời chủ sở hữu
(ngƣời lập đất hƣơng hỏa). Bên cạnh đó, đoạn 3 Khoản 1 Điều 670 của Bộ Luật
Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trƣờng hợp tất cả những ngƣời thừa kế theo di
chúc đều đã chết thì phần di sản để thờ cúng thuộc về ngƣời đang quản lý hợp pháp
di sản đó trong số những ngƣời thuộc diện thừa kế theo pháp luật”, từ quy định này
đất hƣơng hỏa không đƣợc xem là di sản thờ cúng nữa khi tất cả những ngƣời thừa
kế theo di chúc đều đã chết. Theo đó, đất hƣơng hỏa thuộc về ngƣời đang quản lý
hợp pháp trong số những ngƣời đƣợc thừa kế theo các hàng đƣợc quy định tại Điều
676 hoặc là ngƣời thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ Luật Dân sự
năm 2005. Theo quy định này thì ngƣời quản lý đất hƣơng hỏa cũng đồng thời là
ngƣời thuộc diện thừa kế theo pháp luật sẽ là chủ sử dụng đất hƣơng hỏa, nếu tất cả
những ngƣời thừa kế theo di chúc đều đã chết. Vì thế, ngƣời là chủ sử dụng đất
5
6


Khoản 1 Điều 670 Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Điểm e, Điểm g khoản 2 Điều 13 Luật Đất đai năm 2003.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

11

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
hƣơng hỏa có quyền định đoạt loại đất này theo ý chí của họ, vì đất hƣơng hỏa
không còn đƣợc xem là di sản thờ cúng nữa, mà là đất thuộc quyền sử dụng riêng
của ngƣời đƣợc xác lập theo quy định trên.
Tóm lại, từ những quy định nhƣ trên, theo ngƣời viết thì pháp luật chỉ quy
định đất hƣơng hỏa sẽ không đƣợc chia thừa kế khi còn đƣợc xem là di sản thờ
cúng. Nếu đất hƣơng hỏa rơi vào trƣờng hợp quy định tại đoạn 3 Khoản 1 Điều 670
của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì đất hƣơng hỏa sẽ không đƣợc xem là di sản thờ
cúng nữa và đặc tính không đƣợc chia thừa kế cũng sẽ chấm dứt. Vì, một khi đất
hƣơng hỏa trở thành di sản thƣờng và thuộc về của riêng một ngƣời thì ngƣời này sẽ
có quyền định đoạt theo ý chí của họ, nhƣng không vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội.
- Thứ hai, đất hƣơng hỏa không thể bị kê biên7: Khoản 2 Điều 670 Bộ Luật
Dân sự năm 2005 quy định rằng trong trƣờng hợp toàn bộ di sản của ngƣời chết
không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của ngƣời đó thì không đƣợc dùng vào việc
thờ cúng. Ta rút ra từ đó ý muốn của ngƣời làm luật đó là bảo vệ quyền lợi cho
những chủ nợ, tránh tình trạng trƣờng hợp một ngƣời vì không muốn thanh toán các
khoản nợ cho nên lập toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, một khi
đƣợc lập trong phạm vi cho phép, các tài sản thuộc di sản dùng vào việc thờ cúng

(đất hƣơng hỏa) không thể bị kê biên theo yêu cầu của các chủ nợ của ngƣời chết
hay chủ nợ các chi phí mai táng và các chi phí khác phát sinh gắn liền với cái chết
của ngƣời đó.
1.3. Ý nghĩa của đất hƣơng hoả trong đời sống xã hội
Thờ cúng tổ tiên là nghi thức mang hiệu quả đặc biệt trong việc giáo dục chữ
Hiếu, chữ Nhân, chữ Lễ, chữ Tâm là những phẩm chất cần thiết nhất để con ngƣời
có thể đƣợc xem là hoàn thiện trong nhân cách. Một trong những ảnh hƣởng có thể
kiểm chứng ngay của những ngƣời đã khuất đến thế giới hiện tại là góp phần điều
chỉnh, giáo dục con ngƣời thông qua hành vi thờ tự. Nhờ có phần đất hƣơng hỏa mà
Phạm Thành Công: Về di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định trong Bộ Luật Dân sự năm
2005 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, />[truy cập ngày 10/9/2011].
7

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

12

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
việc thờ cúng tổ tiên đƣợc duy trì bền vững qua các thế hệ, việc tế lễ cũng trang
nghiêm và long trọng hơn, qua đó thể hiện tấm lòng thành kính, sự biết ơn về cội
nguồn của con ngƣời Việt Nam.
Có thể nhìn xa hơn trong vấn đề xã hội ngày nay, đó là đất hƣơng hỏa cũng
góp phần trong việc bình ổn mật độ dân số và tỷ lệ lao động trong từng địa phƣơng,
cũng nhƣ trên phạm vi toàn quốc. Có thể lý giải rằng, trong điều kiện phát triển theo
kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta hiện nay, xu hƣớng công nghiệp, hóa hiện đại hóa
đƣợc đẩy mạnh, các khu công nghiệp, nhà cao tầng... ồ ạt mọc lên đẩy giá đất tăng
cao, diện tích đất thu hẹp, nhất là đất sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng thất

nghiệp. Vì trong khi trình độ lao động công nghiệp phát triển chƣa cao, chƣa bắt kịp
nhịp sống của môi trƣờng khoa học công nghệ, dân ta chủ yếu làm nghề nông, tạo
nên sự mất cân bằng trong phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, trong khi
một bên là việc làm nhiều thì không có đủ lao động lành nghề, một bên lại thiếu
việc để thừa ngƣời lao động.
Đó là chƣa kể đến việc do tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, đƣa các công
ty, xí nghiệp về đến tận thôn, làng, bản, ấp, xây dựng hàng loạt các hạn mục đầu tƣ,
kinh doanh chi nhánh và đất để thực thi kế hoạch không chỉ là các loại đất họ đƣợc
phép sử dụng mà còn lên trên cả các khu đất ruộng, đất lúa. Thiếu đất sản xuất đất
nông nghiệp, thất nghiệp ở nông thôn diễn ra và kéo dài, dẫn đến tình trạng nhiều
ngƣời lên đô thị lớn tìm việc làm, gây mất cân bằng về mật độ dân số, xã hội thiếu
ổn định... Trên thực tế đó, khi có đƣợc một phần đất hƣơng hỏa có thể coi là giải
pháp góp một phần nhỏ vào tạo dựng thế cân đối của xã hội.
1.4. Quy định về đất hƣơng hoả trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ
1.4.1. Đất hƣơng hoả dƣới thời nhà Lê và nhà Nguyễn
- Đất hƣơng hỏa thời nhà Lê:
Bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê là sự kết tinh và đỉnh cao của những thành
tựu lập pháp thế kỉ XV- XVIII, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật
phong kiến Việt Nam. Bộ Quốc triều hình luật quy định 13 Điều luật về vấn đề
ruộng đất hƣơng hỏa, chứng tỏ nhà làm luật thời kỳ này đã có sự quan tâm sâu sắc

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

13

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
đến vấn đề về đất hƣơng hỏa dùng làm di sản thờ cúng. Luật hƣơng hỏa triều Lê thể

hiện sâu sắc phong tục tập quán của ngƣời Việt, có nhiều điểm khác với pháp luật
Trung hoa. Thừa kế tài sản hƣơng hỏa là loại thừa kế tài sản đặc biệt. Nội dung tổng
thể của các điều luật về thừa kế trong bộ luật Quốc triều hình luật: khi cha mẹ còn
sống thì không bao giờ nảy sinh việc thừa kế tài sản, vì trong gia đình con cái không
có quyền tài sản. Nếu cha hoặc mẹ chết, ngƣời còn sống tiếp tục nắm quyền chủ tài
sản, do vậy quan hệ thừa kế vẫn chƣa thể nảy sinh. Nhà làm luật phong kiến coi
thừa kế không chỉ là quyền lợi cá nhân, mà quan trọng hơn là còn vì mục đích duy
trì và bảo vệ sự trƣờng tồn của gia đình phụ hệ của dòng họ. Thừa kế chỉ phát sinh
khi trong gia đình xảy ra một trong hai trƣờng hợp sau:
+ Nếu vợ chồng không có con thì một trong hai ngƣời chết phát sinh quan
hệ thừa kế.
+ Nếu vợ chồng có con thì phải đến khi cả hai ngƣời chết mới phát sinh
quan hệ thừa kế.
Ruộng đất hƣơng hỏa là một phần điền sản của ngƣời chết dành lại cho ngƣời
con trai trƣởng, không có con trai trƣởng thì dành lại cho con trai thứ, không có con
trai thứ thì dành lại cho con gái để khai khẩn ruộng đất, thu lợi hoa màu.8 Một phần
hoa lợi đó để lo phần mộ của ngƣời chết và họ hàng, phần còn lại ngƣời giữ hƣơng
hỏa sử dụng cho bản thân. Theo quy định của Quốc triều hình luật, tại Điều 388
ruộng đất dùng làm di sản thờ cúng (đất hƣơng hỏa) lập trong trƣờng hợp ngƣời có
di sản chết không để lại di chúc đƣợc ấn định là 1/20 giá trị toàn bộ khối di sản của
ngƣời chết. Quy tắc này đƣợc nhắc lại tại Điều 390 cho trƣờng hợp di chuyển di sản
theo di chúc. Điều 390 còn quy định thêm rằng mỗi khi di sản đƣợc thanh toán và
phân chia thì tỷ lệ 1/20 đƣợc tính dựa trên giá trị của tất cả các tài sản thuộc về
những ngƣời thừa kế đƣợc gọi bao gồm di sản thƣờng, tài sản riêng của ngƣời thừa
kế và di sản thờ cúng. Vả lại, nếu gia đình không còn nhiều ruộng đất thì di sản thờ
cúng có thể đƣợc trích ra theo một tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có sự nhất trí của
những ngƣời liên quan đến số điền sản dùng làm hƣơng hỏa là 1/20 di sản 9. Theo
nguyên tắc chung thì ngƣời con trai trƣởng giữ hƣơng hỏa. Trƣờng hợp ngƣời con
8


9

Điều 389, Điều 391 Bộ Quốc triều hình luật.
Điều 390 Bộ Quốc triều hình luật.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

14

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
trai trƣởng chết thì phần hƣơng hỏa đƣợc gộp vào điền sản của ngƣời con trƣởng và
tiếp tục dành 1/20 điền sản làm hƣơng hỏa giao cho con trƣởng của ngƣời đó và cứ
tiếp tục nhƣ vậy. Theo Điều 399, ruộng đất hƣơng hỏa không đƣợc truyền quá 5
đời, vì con cháu chỉ phải thờ cúng những ngƣời trong vòng năm đời. Luật qui định
không đƣợc chia nhau ruộng đất vốn là hƣơng hỏa nhƣng để cho ai thì không nói
tới.
- Đất hƣơng hỏa thời nhà Nguyễn:
Sau khi lên ngôi để có cơ sở về luật pháp, vua Gia Long cho soạn bộ luật mới
có tên gọi là Hoàng việt luật lệ (còn đƣợc gọi là Luật Gia Long), do Tổng trấn Bắc
Thành Nguyễn Văn Thành chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều, sau đó vua Gia
Long cho ban hành chính thức vào năm 1815. Bộ Hoàng việt luật lệ có quy định về
thừa kế tự sản tức là thừa kế tài sản dùng để thờ tự, thờ cúng tổ tiên (thừa kế hƣơng
hỏa). Trong Bộ Hoàng việt luật lệ, việc chỉ định ngƣời thừa kế tự sản cũng đƣợc
pháp luật quy định giống Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) chứ không theo
ý chí của ngƣời để lại di chúc. Luật Gia Long bắt buộc nghĩa tử lập tự phải là ngƣời
trong thân tộc và ngƣời thân thuộc muốn đƣợc hƣởng phần hƣơng hỏa phải hội đủ 4
điều kiện là đồng tông (Điều 76 Luật Gia Long), theo lệ “chiêu mục tƣơng đƣơng”,

không là con một trong gia đình và không có hiềm khích với ngƣời đƣợc lập hƣơng
hoả. Việc quy định ngƣời thừa thừa kế tự sản đƣợc pháp luật quy định theo trình tự
ƣu tiên: trƣởng tử là dòng đích, nếu trƣởng tử chết thì cháu đích tôn thay cha thừa
trọng để thờ cúng tổ tiên; con kế dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tử trong
“chiêu mục tƣơng đƣơng” nếu không có con trai; khi một gia đình tuyệt tự, không
còn ai trong họ có thể kế tự, thì con gái của ngƣời mệnh một đƣợc nhận tài sản thừa
kế (Điều 85 Luật Gia Long). Nếu gia đình tuyệt tự không có cả con gái thì cho
phép giao tài sản ấy cho một ngƣời gia nhân để lo việc tế tự, và số gia sản đƣợc giao
không quá 3/10 di sản, đội khung ở 30 mẫu ruộng và 3000 quan tiền (chỉ dụ năm
Thiệu Trị 4). Ngƣời thừa kế hƣơng hỏa có nghĩa vụ phải phụng tự gia tiên hoặc
ngƣời mệnh một (chỉ dụ năm Thiệu Trị 4), nghĩa vụ quản lý tài sản hƣơng hỏa
(Điều 87 Luật Gia Long) và nghĩa vụ chỉ định ngƣời thừa tự thay mình sau khi mình
qua đời (Điều 306 và Điều 307 Luật Gia Long). Nhƣng nếu di sản có giá trị không
đáng kể thì có thể đƣợc dành trọn vào việc thờ cúng. Các thẩm phán thời kỳ thuộc
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

15

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
địa còn thừa nhận rằng nếu có con thì di sản thờ cúng không thể vƣợt quá phần thừa
kế của một con, trừ trƣờng hợp ngƣời lập di chúc có quyết định khác.
Nhƣ vậy, qua hai triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn tuy có những quy định
không giống nhau về đất hƣơng hỏa, nhƣng cả hai triều đại đều có những quy phạm
pháp luật cụ thể để điều chỉnh loại đất này thông qua hai bộ luật Quốc triều hình
luật (Luật Hồng Đức - nhà Lê) và Hoàng việt luật lệ (Luật Gia Long - nhà Nguyễn).
1.4.2. Đất hƣơng hỏa dƣới thời Pháp thuộc10
Sau khi đặt ách thống trị, thực dân Pháp bắt đầu tìm cách chiếm đoạt đất đai,

đƣa pháp luật của Pháp để củng cố quyền sở hữu đất đai của tƣ bản Pháp ở Việt
Nam. Tại Nam kỳ khi đã thành thuộc địa, thực dân Pháp đã áp dụng các qui định
của Bộ luật Dân sự Napoleon năm 1804 trong quản lý đất đai và các tài sản gắn liền
với đất. Sau này tinh thần của Bộ luật Dân sự Napoleon 1804 cũng đƣợc thể hiện
trong Bộ luật Dân sự Bắc kỳ (1931) và Bộ luật Dân sự Trung kỳ (1936 - 1939).
Vấn đề về đất hƣơng hỏa, trong giai đoạn này chủ yếu đƣợc quy định trong
hai Bộ luật dân sự của hai miền Bắc và Trung, cụ thể là Bộ luật Dân sự Bắc kỳ và
Bộ luật Dân sự Trung kỳ. Một vài nội dung cụ thể nhƣ sau: một là, việc lập một
phần đất hƣơng hỏa phải đƣợc thể hiện trong di chúc và đặc biệt là ngƣời vợ góa có
thể tự mình trích một phần tài sản của gia đình dùng vào việc thờ cúng chồng;11 hai
là, Bộ luật Dân sự Bắc và Trung ký trong các nổ nực ngăn ngừa việc thực hiện
quyền lập di sản thờ cúng nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của bản
thân ngƣời đứng lập, đã lấy lại giải pháp của Bộ Quốc triều hình luật với một vài
sửa đổi nhỏ: phần hƣơng hỏa không vƣợt quá 1/5 di sản, nếu việc lập hƣơng hỏa
đƣợc ghi nhận trong nhiều quyết định khác nhau, thì tổng trị giá tài sản đƣợc định
đoạt không vƣợt quá 1/5 di sản;12...

Nguyễn Thị Phƣợng: Một số vấn đề về đất đai: ruộng hƣơng hỏa thời pháp thuộc,
/>gmondavia/blog/show.dml/17169232+ruộng+hƣơng+hỏa+thời+pháp+thuộc&cd=11, [truy cập
ngày 10/9/2011].
10

11
12

Điều 403 Bộ luật Dân sự Bắc kỳ; Điều 405 Bộ luật Dân sự Trung kỳ.
Điều 399, Điều 400 Bộ luật Dân sự Bắc kỳ; Điều 406, Điều 407 Bộ luật Dân sự Trung kỳ.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân


16

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
Thực dân Pháp thực hiện việc củng cố chế độ tƣ hữu về điền sản. Thể hiện ở
chỗ tôn trọng triệt để các loại ruộng đất tƣ hữu nhƣ ruộng hương hoả, ruộng cúng
giỗ, ruộng dùng cho dưỡng lão. Những ruộng này hình thành theo quy định của Bộ
luật Hồng Đức hoặc theo Luật Gia Long. Những ruộng tƣ nếu phải trƣng thu vào
việc công ích thì đều đƣợc bồi thƣờng thỏa đáng bằng các chính sách thuế. Ƣu điểm
của chính sách thuế về ruộng đất thời kỳ này là đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở các
phân loại về ruộng đất và cách nâng cấp đất hạng hai, hạng ba khác nhau: Thuế đất
thƣờng dao động trong khoảng từ cao nhất là 1,5 đồng cho ruộng loại một (đất trồng
một vụ lúa và có tƣới tiêu), đến thấp nhất là 30 xu cho đất ruộng loại 3. Các hồ ao
nhỏ cũng bị đánh thuế với mức chuẩn là 18 xu/đơn vị. Bên cạnh đó, những vi phạm
về qui định pháp luật trong lĩnh vực đất đai không bị xử lý hình sự nhƣ thời phong
kiến trƣớc đó, mà thƣờng đƣợc xử lý bằng biện pháp hành chính, phạt tiền theo qui
định Bộ luật Dân sự ở 3 xứ Bắc - Trung - Nam. Bên cạnh một số chính sách tích
cực về đất đai nhƣ trên thì thực dân Pháp cũng đẩy mạnh chính sách cƣớp đoạt
ruộng đất của ngƣời dân Việt Nam để lập đồn điền. Đến nǎm 1890, ở Việt Nam đã
có 126 đồn điền, hầu hết là của bọn tay sai và thực dân ngƣời Pháp. Số ruộng đất
mà Thực dân Pháp khai thác ở Trung Kỳ là 3484 hecta, Bắc Kỳ là 3068 hecta và
Nam Kỳ là 4346 hecta. Trong khoảng thời gian từ nǎm 1890 đến nǎm 1900, tƣ bản
Pháp chiếm 320.000 hecta ruộng đất trồng lúa và cao su. Đặc biệt từ nǎm 1907 trở
đi, thực dân Pháp tập trung khai thác vùng đất đỏ tại Nam Bộ, và Nam Trung Bộ,
đồng thời mở rộng các đồn điền ở Sơn Tây, Bắc Giang, Thái Nguyên. Từ nǎm 1921
đến nǎm 1926, chúng chiếm trên 100.000 hecta đồn điền cao su, từ nǎm 1926 đến
nǎm 1928 chúng chiếm 215.000 hecta. Nhƣ vậy, từ khi trở thành thuộc địa của Pháp
cho đến nǎm 1930, ruộng đất ở Việt Nam tập trung trong tay tƣ bản Pháp lên tới

1.025.000 hécta (riêng đồn điền cao su là 706.000 hecta), chiếm 1/4 diện tích canh
tác của Việt Nam bao gồm cả những nhà tƣ bản tài chính (Đông Pháp ngân hàng,
Địa ốc ngân hàng và các chi nhánh của nó). Nông khố ngân hàng có ở hầu khắp các
tỉnh bằng hình thức cho vay rồi chiếm đoạt ruộng đất của cả địa chủ và nông dân.
Chính sách cƣớp đoạt ruộng đất lập đồn điền của Pháp ở Việt Nam đã đẩy
hàng vạn nông dân Việt Nam vào cảnh mất ruộng thiếu ruộng, họ buộc phải trở
thành tá điền để làm thuê cho các chủ đất, hoặc ra thành thị để kiếm việc. Tuy
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

17

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
nhiên, việc mở mang đồn điền cũng có mặt tích cực của nó, đó là góp phần làm tăng
thêm diện tích đất canh tác, từng bƣớc phá thế độc canh của cây lúa, đổi mới cơ cấu
cây trồng, nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Nhƣ vậy, dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, với toàn bộ thiết chế chính trị
của chúng, chính quyền thực dân cùng vua quan phong kiến và địa chủ đã kìm hãm
nền kinh tế Việt Nam với phƣơng thức sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Tuy nhiên, cùng
với việc đặt ách thống trị của mình, thực dân Pháp cũng mang theo luật pháp của
Pháp vào áp dụng cho công cuộc quản lý và khai thác đất đai thuộc địa tại Việt Nam
cùng với việc duy trì hình thức sở hữu và sử dụng đất theo kiểu phong kiến bản địa.
Riêng đối với chế định về đất hƣơng hỏa trong thời kỳ này chủ yếu là kế thừa
những quy định trong Bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê hoặc Luật Gia Long của
nhà Nguyễn. Ngoài ra, còn có những quy định mới về chế định đất hƣơng hỏa đƣợc
quy định cụ thể trong hai Bộ luật Dân sự Bắc và Trung kỳ.
1.4.3. Đất hƣơng hỏa thời kỳ 1945 đến nay13
Từ bản Cƣơng lĩnh đầu tiên năm 1930, Đảng ta đã nhận định “Có đánh đổ đế

quốc chủ nghĩa mới phá đƣợc cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa đƣợc
thắng lợi”. Xuất phát từ nhận định đúng đắn này, Đảng ta đã giƣơng cao khẩu hiệu
“Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bốn xứ và các giáo hội,
giao ruộng ấy cho trung và bần nông”. Trong Luận cƣơng chính trị năm 1930, Đảng
ta đã xác định “Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chánh phủ công nông”.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc thành
lập. Trong nƣớc Việt Nam mới, các quy định về ruộng đất trƣớc đây đều bị bãi bỏ.
Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh giảm tô và ra chỉ thị chia ruộng
đất các đồn điền, trại ấp vắng chủ cho nông dân. Năm 1953, Quốc hội nƣớc Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật Cải cách ruộng đất. Nhà nƣớc chủ trƣơng
tịch thu ruộng đất của địa chủ, cƣờng hào trao cho dân cày, đồng thời xác định
quyền sở hữu của họ trên những diện tích đất đó. Năm 1954, Miền Bắc hoàn toàn
TS. Doãn Hồng Nhung : Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước đối với đất đai, />
dan-su/che-111inh-so-huu-111at-111ai-qua-cac-thoi-ky-va-giai-phap-tang-cuong-quan-ly-nhanuoc-111oi-voi-111at-111ai, [truy cập ngày 10/9/2011].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

18

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
giải phóng, đất nƣớc ta tạm thời chia cắt thành hai miền. Tháng 10 năm 1956 Tổng
thống cộng hoà miền nam Việt Nam ban hành đạo dụ 57 về cải cách điền địa, nhằm
mục đích cải tiến lại chế độ sở hữu và sử dụng đất đã có từ thời pháp thuộc. Theo
đó, Dụ số 57 (20/10/1956) quy định việc truất hữu bớt đất đai của địa chủ. Mỗi địa
chủ chỉ đƣợc giữ lại 100 ha ruộng đất và 15 hecta ruộng hƣơng hỏa.
Điều 11 Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa

trong thời kỳ quá độ bao gồm các hình thức sở hữu về tƣ liệu sản xuất sau: Sở hữu
nhà nƣớc tức là sở hữu toàn dân; sở hữu hợp tác xã tức là sở hữu của tập thể nhân
dân lao động; sở hữu của ngƣời lao động riêng lẻ; sở hữu của nhà tƣ sản dân tộc. Từ
quy định quyền sở hữu về tƣ liệu sản xuất của nông dân, của những ngƣời làm nghề
thủ công và những ngƣời làm nghề riêng lẻ và các nhà tƣ sản dân tộc, Nhà nƣớc đã
bảo hộ quyền sở hữu về đất đai. Cụ thể, Điều 12 Hiến pháp 1959 đã quy định
“những rừng cây, những đất hoang... mà pháp luật quy định là của Nhà nƣớc thì đều
thuộc sở hữu toàn dân”. Khi Nhà nƣớc cần lấy ruộng đất để kiến thiết thành phố thì
sẽ thu xếp công ăn việc làm cho ngƣời bị lấy ruộng đất hoặc bù cho một số ruộng
đất ở nơi khác để họ làm ăn sinh sống và sẽ bồi thƣờng thích đáng cho họ về những
ruộng đất đã bị lấy14.
Điều lệ số 599/TTg về cải cách ruộng đất ở ngoại thành ngày 09/10/1955 quy
định: Tất cả những ruộng đất ở ngoại thành đã tịch thu, trƣng thu, trƣng mua thuộc
phạm vi hoặc mở rộng thành phố hoặc kiến thiết công thƣơng nghiệp đều thuộc
quyền sở hữu của Nhà nƣớc. Những ruộng đất này không phân phát hẳn cho nông
dân mà chỉ “cấp đất tạm thời” để họ có đất cày cấy. Toàn bộ số ruộng đất đƣợc cấp
không đƣợc cầm, bán hoặc bỏ hoang. Ủy ban hành chính thành phố sẽ phát giấy
chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho họ15. Trong cải cách ruộng đất, khi Chính
phủ trƣng thu hoặc trƣng mua ruộng đất của các tôn giáo để chia cho nông dân thì
sẽ để lại cho nhà thờ, nhà chùa, thánh thất... một số ruộng đất đủ cho việc nuôi sống
các nhà tu hành và thờ cúng. Số diện tích để lại do nông dân địa phƣơng đề nghị
(bình nghị) và do chính quyền cấp tỉnh chuẩn y. Những quy định này đã thể hiện rất
rõ việc Nhà nƣớc thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của các tổ chức tôn giáo ở Việt
14
15

Điều 9 Luật cải cách ruộng đất năm 1953.
Điều 15 Luật cải cách ruộng đất năm 1953.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân


19

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
Nam16. Những ngƣời làm công cho nhà thờ, nhà chùa cũng đƣợc chia một phần
ruộng đất nhƣ những nông dân khác.
Qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các quy định
về sở hữu đất đai vẫn đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ trong thời kỳ kinh tế bao cấp. Năm
1975, đất nƣớc ta hoàn toàn thống nhất, cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ quá độ xây dựng
chủ nghĩa xã hội, một dấu mốc quan trọng về chính sách đất đai đƣợc thể hiện thông
qua Quyết định số 188/CP ngày 25/09/1976 của Chính phủ: Nhà nƣớc cho phép địa
chủ kháng chiến và địa chủ thƣờng hiến ruộng. Riêng đối với giáo hội, đền chùa,
những ngƣời hoạt động tôn giáo hiến ruộng thì cho phép họ giữ lại một phần ruộng
đất dùng vào cúng lễ, nuôi ngƣời tu hành, ngƣời làm trong nhà thờ, chùa, thánh thất.
Nhà nƣớc vận động các nhà tƣ sản công thƣơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu
chủ và công chức của chế độ cũ sinh sống ở đô thị có ruộng đất phát canh thu tô
hiến ruộng. Nếu họ không hiến hoặc không hiến hết thì uỷ ban hành chính thành
phố, tỉnh ra lệnh trƣng thu hoặc trƣng mua tùy theo thái độ chính trị của mỗi ngƣời.
Gia đình nào chuyển về làm ăn sinh sống ở nông thôn thì đƣợc chính quyền và nông
hội để lại cho họ một phần ruộng đất theo mức bình quân nhân khẩu của nông dân
trong xã.
Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân,17
thuộc về dân tộc Việt Nam. Sau giải phóng, khái niệm đất hƣơng hỏa đƣợc nhắc đến
trong Thông tƣ 81 ngày 24/7/1982 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn giải
quyết các tranh chấp về thừa kế. Theo đó, Khoản 1 Chƣơng II nêu rõ: Đất đai (kể cả
đất canh tác, đất ở, đất hƣơng hỏa) không thuộc quyền sở hữu riêng của công dân
nên không thể là di sản thừa kế…

Năm 1987, Luật Đất đai ra đời, đánh dấu một cột mốc quan trọng của hệ thống
pháp luật về đất đai. Luật Đất đai đầu tiên của chúng ta quy định “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, do Nhà nƣớc thống nhất quản lý. Nhà nƣớc giao đất cho các nông
trƣờng, lâm trƣờng, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài”18. Nhƣng trong thực tế thực hiện,
16
17
18

Điều 10 Sắc lệnh số 234 - SL ngày 14/06/1955 ban hành chính sách tôn giáo.
Điều 19 Hiến pháp năm 1980.
Điều 1 Luật Đất đai năm 1987.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

20

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
Luật Đất đai năm 1987 đã bộc lộ quá nhiều hạn chế, nên đã không kích thích đƣợc
năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Có thể thấy rõ, trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày
30/4/1975 thống nhất đất nƣớc, Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 của
nƣớc ta quy định sở hữu đa cấp độ - trong đó có sở hữu công và tƣ nhân - về đất đai.
Năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hóa” vận động nông dân đóng
góp ruộng đất vào làm ăn tập thể, nhƣng chế định sở hữu đất đai vẫn theo các quy
định của Hiến pháp 1959. Đến năm 1987, Luật Đất đai ra đời, quy định “đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nƣớc thống nhất quản lý” theo tinh thần Hiến pháp

1980.
Pháp lệnh thừa kế 1990 tuy không trực tiếp quy định về đất hƣơng hỏa nhƣng
có những quy định đề cập đến di sản dùng vào việc thờ cúng; phần này có nội dung
lớn hơn, bao hàm cả phần đất hƣơng hỏa.
Trong Hiến pháp 1992, quy định tại Điều 17 “Đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nƣớc [...] đều thuộc sở hữu toàn dân”, một lần nữa đƣợc khẳng định, cũng
nhƣ những quy định trƣớc, đất đai vẫn thuộc sở hữu chung của toàn dân, của cả
nƣớc không phân ra diện tích cho từng địa phƣơng riêng và chƣa có loại đất nào
mang cái tên riêng là đất hƣơng hỏa.
Dựa trên chế độ sở hữu đất đai, đƣợc ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp lý
cáo nhất của cả nƣớc (Hiến pháp năm 1992), Luật Đất đai năm 1993 là văn bản luật
thứ hai ra đời quy định về đất ở Việt Nam, đƣợc Quốc hội thông qua năm 1993 (sửa
đổi, bổ sung năm 1998, 2001) tiếp thu những tinh hoa của luật Đất đai năm 1987,
kết hợp với sự đổi mới cho phù hợp với thực tiễn, Luật Đất đai năm 1993 đã thay
thế và trong đó có nhiều bƣớc tiến bộ hơn so với văn bản trƣớc. Tuy nhiên, về vấn
đề đất hƣơng hỏa thì cũng không thấy đƣợc nhắc đến trong những quy định của luật
này. Luật Đất đai năm 2003, quy định về đất hƣơng hỏa tuy không đƣợc nhắc đến
một cách trực tiếp, nhƣng một số đối tƣợng đƣợc quy định trong Điều 13 của Luật
này đã thể hiện đƣợc phần nào vóc dáng của đất hƣơng hỏa.19

19

Điểm g Khoản 2 Điều 13 Luật Đất đai năm 2003.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

21

SVTH: Lê Văn Tinh



Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
Pháp luật hiện hành không có khái niệm đất hƣơng hỏa , cách hiểu đất hƣơng
hỏa chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội . Bộ Luật Dân Sự năm 2005 cũng nhƣ Pháp lệnh
thừa kế 1990 đều có những quy định đề cập đến

di sản dùng vào việc thờ cúng

(Điều 670 của Bộ luật Dân sự 2005), phần này hàm chứa cả phần đất hƣơng hỏa.
Có thể thấy rằng, giai đoạn từ 1945 đến nay theo luật hiện hành của Việt Nam
đều quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Chính vì vậy mà chế định về
đất hƣơng hỏa cũng không đƣợc khái niệm cụ thể và rõ ràng nhƣ những quy định
của pháp luật trƣớc kia. Tuy không đƣợc điều chỉnh một cách trực tiếp nhƣng không
có nghĩa là chế định về đất hƣơng hỏa bị bỏ ngõ, mà nó đƣợc nhắc đến một cách
gián tiếp hoặc nó ẩn mình trong một số đối tƣợng đƣợc pháp luật hiện hành điều
chỉnh. Chẳng hạn nhƣ, di sản dùng vào việc thờ cúng đƣợc quy định tại Điều 21
Pháp lệnh thừa kế 1990, Khoản 3 Nghị quyết 02/HĐTP - TANDTC ngày
19/10/1990 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế 1990 và
Điều 670 của Bộ luật Dân sự năm 2005, hoặc đối tƣợng đƣợc nhắc đến trong Điểm
g Khoản 2 Điều 13 của luật Đất đai năm 2003.
Tóm lại, đất hương hỏa không phải là loại đất hoàn toàn mới, vì về thực chất
nó đã có mặt từ rất lâu gắn với đời sống nhân dân với nhiều hình thức khác nhau,
sự góp mặt của đất hương hỏa cùng một chút khác biệt so với tổng thể đất đai ở
Việt Nam đem lại rất nhiều ý nghĩa và thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý và sử dụng loại đất này thật tốt và hiệu quả, phát
huy hơn nữa vai trò và lợi ích của đất hương hỏa.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

22


SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng

CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HƢƠNG
HỎA TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Trên nền tảng của Chương một, người viết tiếp tục tìm hiểu ở mức độ cụ thể
hơn, về các quy định của pháp luật đất đai và những luật có liên quan trong vấn đề
quản lý, sử dụng đất hương hỏa. Lấy đó làm cơ sở để nhìn vào thực trạng, mức độ
thực hiện và áp dụng các quy định về đất hương hỏa vào công tác quản lý, sử dụng
trên thực tế. Qua đó tìm ra những giải pháp phù hợp để chế định này được hoàn
thiện hơn.
2.1. Căn cứ xác lập đất hương hỏa
Theo Khoản 3 Điều 648 và Khoản 1 Điều 670, cá nhân muốn lập đất hƣơng
hỏa để thực hiện việc thờ cúng thì phải thể hiện ý nguyện này trong di chúc (di chúc
này phải hợp pháp). Thật vậy, việc thờ cúng tổ tiên là sự thể hiện ý chí, tâm tƣ
nguyện vọng muốn báo đáp công ơn sinh thành, dƣỡng dục của tổ tiên, đồng thời
thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mỗi con ngƣời đối với tổ tiên của mình. Chính vì
vậy, chỉ có di chúc mới thể hiện đƣợc đúng với ý nguyện ban đầu của ngƣời để lại
di sản, vì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
ngƣời khác sau khi chết (Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2005) và đây cũng là căn cứ
có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến đất hƣơng
hỏa do ngƣời lập di chúc để lại. Nếu ngƣời có di sản sau khi chết mà không để lại di
chúc định đoạt di sản của mình, thì toàn bộ di sản đó sẽ đƣợc chia theo pháp luật
cho những ngƣời thừa kế theo pháp luật của để lại di sản. Còn việc xác định ý
nguyện của ngƣời để lại di sản có để lại di sản thờ cúng nói chung và đất hƣơng hỏa
nói riêng hay không là rất khó xác định, và nếu có tranh chấp phát sinh thì không có

cơ sở pháp lý để giải quyết triệt để, hợp lý. Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005
quy định việc để lại đất hƣơng hỏa phải đƣợc thể hiện trong di chúc. Quy định này
rất có ý nghĩa trong công tác quản lý và sử dụng đất hƣơng hỏa.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

23

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
2.2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc về đất hƣơng hỏa
Nhìn chung, các quy định của pháp luật hiện hành chƣa có một quy định cụ
thể nào quy định là đất hƣơng hỏa sẽ thuộc thẩm quyền riêng của một cơ quan nào,
nhƣng không phải vì chƣa có quy định điều chỉnh cụ thể mà loại đất này bị bỏ ngoài
vòng pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng. Suy cho cùng,
đất hƣơng hỏa cũng nằm trong tổng thể đất đai của cả nƣớc cho nên nó cũng phải
chiu sự quản lý chung của hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng, có
vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Đất đai là tƣ liệu
phát triển quan trọng của cả nƣớc, nên cần có cơ chế quản lý chặc chẽ hơn. Có thể
nhận thấy, vai trò quản lý đất đai của Nhà nƣớc bao gồm hai nội dung cơ bản: Thứ
nhất, Nhà nƣớc quản lý đất đai xuất phát từ chức năng của một tổ chức quyền lực
và quan hệ đất đai tồn tại nhƣ là một lĩnh vực quan hệ xã hội đòi hỏi Nhà nƣớc phải
điều tiết. Thứ hai, Nhà nƣớc với cƣơng vị là đại diện cho toàn dân sẽ quản lý đất đai
với tƣ cách là ngƣời đại diện chủ sở hữu.
Dù dƣới bất cứ hình thức nào, nội dung nào, thì trật tự quản lý nhà nƣớc về đất
đai nói chung và đất hƣơng hỏa nói riêng, cũng đi theo con đƣờng luật định. Nghĩa
là, sẽ chịu sự chi phối của Nhà nƣớc từ cấp trên nhất, đến cấp địa phƣơng. Hệ thống

cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai bao gồm:20
 Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nƣớc
- Quốc hội: Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nƣớc do
Chính phủ trình.21
- Hội đồng nhân dân các cấp: Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do
Ủy ban nhân dân cùng cấp lập.22
Luật Đât đai năm 2003 không quy định “quyền giám sát tối cao” trong quản lý
sử dụng đất của cơ quan quyền lực, chỉ quy định quyền quyết định.
Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân: Giáo trình Luật Đất đai, Trƣờng Đại học Cần Thơ, 2009, tr. 16 –
17.
21
Khoản 1 Điều 26 Luật Đất đai năm 2003.
22
Khoản 6 Điều 25 Luật Đất đai năm 2003.
20

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

24

SVTH: Lê Văn Tinh


Đất hƣơng hỏa - Thực trạng quản lý và sử dụng
 Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nƣớc trực tiếp đối với đất đai
- Chính phủ: Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cả nƣớc23 trình Quốc hội, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.24
- Ủy ban nhân dân các cấp:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ƣơng tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
địa phƣơng.25 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dƣới trực tiếp.26
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh tổ
chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng và quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện. Ủy ban nhân dân huyện, quận
thuộc thành phố trung ƣơng, Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức
thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng và quy hoạch,
kế hoạch sự dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dƣới.27 Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
xã trong trƣờng hợp quy định tại Khoản 4 Điều 25 Luật Đất đai năm 2003.
+ Ủy ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của địa phƣơng.28
 Hệ thống cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về
đất đai
- Bộ tài nguyên và Môi trƣờng: Là cơ quan giúp việc cho Chính phủ trong việc
quản lý đất đai.

23
24
25
26
27
28

Khoản 1 Điều 25 Luật Đất đai năm 2003.
Khoản 2 Điều 26 Luật Đất đai năm 2003.
Khoản 2 Điều 25 Luật Đất đai năm 2003.
Khoản 3 Điều 26 Luật Đất đai năm 2003.

Khoản 3 Điều 25 Luật Đất đai năm 2003.
Khoản 4 Điều 25 Luật Đất đai năm 2003.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Xuân

25

SVTH: Lê Văn Tinh


×