Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG mại BẰNG CON ĐƯỜNG TRỌNG tài THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.65 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
....

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa:2008-2012
ðề tài:GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG CON ðƯỜNG
TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Giảng viên hướng dẫn:
NGUYỄN THỊ HOA CÚC
Bộ môn:Luật thương mại

Sinh viên thực hiện:
BÙI TUẤN ANH
MSSV:5086018
Lớp:LK0864A1

Cần Thơ,5/2012


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………


………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
…………………………………………………..................
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

2

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

NHẬN XÉT CỦA HỘI ðỒNG PHẢN BIỆN
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………………………..................................................
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

3

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

MỤC LỤC
LỜI MỞ ðẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn ñề tài....................................................................................... 1

2. Mục ñích nghiên cứu của ñề tài ............................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Bố cục của luận văn .................................................................................. 2
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI ................................................................................................ 4
1.1. Trọng tài thương mại ............................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại ..................................................... 4
1.1.2. ðặc ñiểm trọng tài thương mại ....................................................... 5
1.1.3. Một số ưu ñiểm và hạn chế của trọng tài thương mại ................... 7
1.2. Pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam ..................................10
1.2.1. Giai ñoạn trước năm 1993..............................................................10
1.2.2. Giai ñoạn từ 1993 ñến nay .............................................................11
1.3. Các hình thức tổ chức trọng tài ............................................................14
1.3.1. Trọng tài vụ việc .............................................................................14
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI ...................................................... 20
2.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.....20
2.1.1. Khi giải quyết tranh chấp trọng tài viên phải ñộc lập, khách
quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng sự thỏa thuận
của các bên tranh chấp ............................................................................20

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

4

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành


2.1.2. Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác ..............................................................21
2.1.3. nvà phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm............................23
2.1.4. Nguyên tắc tự ñịnh ñoạt,các bên tranh chấp ñiều bình ñẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ,hội ñồng trọng tài có trách nhiệm tạo ñiều
kiện cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình ...............................23
2.2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại ................................................26
2.2.1. Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa
thuận trọng tài có hiệu lực .......................................................................26
2.2.2. Tranh chấp ñược gửi ñến trọng tài thương mại phải là tranh
chấp phát sinh trong hoạt ñộng thương mại ..............................................28
2.3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài................29
2.3.1. Nộp ñơn và thụ lý ñơn....................................................................29
2.3.2. Thành lập Hội ñồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên.................30
2.3.3 Biện pháp khẩn cấp tạm thời .........................................................33
2.3.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp....................................................34
2.3.5. Hủy, thi hành quyết ñịnh trọng tài ................................................37
CHƯƠNG III:MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ....................................................................41
3.1. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài ..........................................................................41
3.1.1. Vấn ñề thỏa thuận trọng tài ...........................................................43
3.1.2. Các quy ñịnh về việc thay ñổi trọng tài viên .................................45
3.1.3. Về việc hòa giải trong tố tụng trọng tài .........................................46
3.1.4. VÊn ®Ò gi¶i quyÕt tranh chÊp cã yÕu tè n−íc ngoµi ......................47

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc


5

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Gii quyt tranh chp thng mi bng con ủng trng ti theo phỏp lut Vit Nam hin
hnh

3.1.5. Về việc thành lập và quản lý các trung tâm trọng tài...................49
3.1.6. Quy định về điều kiện trở thành trọng tài viên.............................49
3.2. Mt s gii phỏp hon thin phỏp lut trng ti.................................50
3.2.1. Phi sm ban hnh vn bn hng dn c th ủ hon thin
lut TTTM 2010 ......................................................................................51
3.2.2. B sung cỏc quy ủnh v tha thun trng ti...............................52
3.2.3. Hon thin cỏc quy ủnh v hũa gii..............................................52
3.2.4. Hn ch s qun lý, can thip hnh chớnh Nh nc vo hot
ủng ca trng ti nhm thc s tha nhn tớnh cht phi chớnh ph
ca trng ti..............................................................................................53
3.2.5.Cn thnh lp mt hip hi trng ti Vit Nam v thnh lp
trung tõm trng ti chuyờn gii quyt cỏc tranh chp v ủu t ...............54
3.2.6. T chc bi dng trng ti viờn,tuyờn truyn rng rói phỏp
lut v trng ti ........................................................................................56
KT LUN .....................................................................................................59
TI LIU THAM KHO ..............................................................................61

GVHD:Nguyn Th Hoa Cỳc

6

SVTH:Bựi Tun Anh



Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

LỜI MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Công cuộc ñổi mới và mở cửa nền kinh tế do ðảng cộng sản Việt
Nam thực hiện từ ñại hội VI (12/1986) ñã ñem lại những thành quả to lớn
về kinh tế và xã hội. Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm ñổi
mới và mở cửa ñã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu
thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh ñó, các quan
hệ thương mại ngày càng trở nên ña dạng và phức tạp. Các quan hệ này
không chỉ ñược thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn
mở rộng tới các tổ chức nước ngoài.Việc gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO (11/2006) ñã tạo tiền ñề quan trọng cho nền kinh tế nước ta
vươn ra tầm thế giới,các quan hệ kinh tế ngày càng ñược mở rộng.Chính
vì vậy, tranh chấp thương mại là ñiều không thể tránh khỏi và cần ñược
quan tâm giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại
Việt Nam nói riêng ñã quy ñịnh nhiều hình thức giải quyết tranh chấp
như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy ñịnh
của pháp luật hiện hành ñã góp phần giải quyết các tranh chấp trong
quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các ñương sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với
tính chất và mức ñộ ngày càng phức tạp. Trước tình hình ñó, việc lựa
chọn phương thức nào ñể giải quyết tranh chấp có tầm quan trọng ñặc
biệt bởi nó có thể quyết ñịnh mức ñộ thiệt hại của doanh nghiệp một
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc


7

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

khi thương vụ bị ñổ bể.
Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm
vị thế tuyệt ñối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu ñiểm vượt trội của
trọng tài thì phương thức này ñang ñược các doanh nghiệp lựa chọn. Từ
thực tiễn trên, em ñã chọn ñề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại
bằng con ñường trọng tài theo pháp luật hiện hành” làm ñề tài cho
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục ñích nghiên cứu của ñề tài
Luận văn hướng tới mục ñích là làm sáng tỏ các quy ñịnh của
pháp luật hiện hành về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài, nêu lên thực trạng, bất cập của pháp luật, từ ñó ñưa ra một số kiến
nghị ñể hoàn thiện hơn pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy ñịnh của pháp luật hiện
hành về giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài,cụ thể ñược quy ñịnh
trong Luật trọng tài thương mại 2010:Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài,thẩm quyền trọng tài thương mại,trình tự giải quyết tranh
chấp,những bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trọng tài hiện
hành
4. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở ñầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, khóa luận ñược chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn ñề lý luận chung về trọng tài thương mại.

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

8

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

Chương 2: Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài.
Chương 3: Những bất cập và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về trọng tài thương mại Việt Nam.

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

9

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI

1.1. Trọng tài thương mại
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá
phổ biến trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển. Tại Việt Nam, tuy mới ñược hình thành nhưng trọng tài cũng ñược
khuyến khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật
ðầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải v.v…Trong khoa học pháp
lý,trọng tài là một ñối tượng ñược nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác
nhau và do ñó hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về trọng tài.
- “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh
trong hoạt ñộng thương mại ñược các bên thỏa thuận và ñược tiến hành theo
trình tự, thủ tục do Pháp lệnh này quy ñịnh”.1
- ”Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các
bên thỏa thuận và ñược tiến hành theeo quy ñịnh của luật này”2
Mặc dù hiện nay có khá nhiều cách hiểu khác nhau về trọng tài, song nhìn
chung hiện nay trọng tài thương mại ñược nhìn nhận dưới hai góc ñộ:
- Thứ nhất:Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh
trong hoạt ñộng thương mại, ñược thực hiện bởi Hội ñồng trọng tài hoặc một
1
2

Theo khoản 1 ñiều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
Theo khoản 1 ñiều 3 Luật trọng tài thương mại 2010

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

10


SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

trọng tài viên duy nhất với tư cách là bên thứ ba ñộc lập nhằm giải quyết
tranh chấp bằng việc ñưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các
bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc ñối với các bên.
- Thứ hai:Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt ñộng thương mại(Trung tâm trọng tài), ñược thành lập tự nguyện bởi
các trọng tài viên ñể giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt ñộng kinh
doanh, thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp.
1.1.2. ðặc ñiểm trọng tài thương mại
Dưới sự nhìn nhận và tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp
phát sinh trong hoạt ñộng thương mại, trọng tài có những ñặc ñiểm sau:
- Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên
thứ ba là một trọng tài viên duy nhất hoặc Hội ñồng trọng tài. Trọng tài do các
bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp sẽ
hoàn toàn ñộc lập với các bên, ñưa ra phán quyết có tính bắt buộc bảo vệ quyền
lợi các bên.
- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố
tụng chặt chẽ. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên và các
bên ñương sự phải tuân thủ ñúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài,
ðiều lệ và Quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài ñó quy ñịnh.
- Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do
trọng tài tuyên ñối với các ñương sự của vụ tranh chấp. Phán quyết của trọng
tài vừa là sự kết hợp của yếu tố thỏa thuận (các ñương sự có thể thỏa thuận
về nội dung tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng ñối với

vụ tranh chấp) vừa là sự kết hợp của yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc thi
hành ñối với các bên).
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

11

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

Vớ sự nhìn nhận và tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng
tài có những ñặc ñiểm sau:
- Trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự
thành lập nên ñể giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại. Trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước, không do
Nhà nước thành lập nên, không hoạt ñộng bằng ngân sách Nhà nước. Các
trọng tài viên không phải là các viên chức Nhà nước, không do Nhà nước bổ
nhiệm và cũng không hưởng lương từ ngân sách. Khi xét xử trọng tài không
nhân danh Nhà nước ñể ra phán quyết.
- Quyền lực của trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa
thuận của các chủ thể tranh chấp ñối với trọng tài. Trong tố tụng trọng tài,
trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp
có thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết. Nếu không có thỏa thuận trọng
tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp về việc lựa chọn trọng tài giải quyết
tranh chấp cho mình hoặc có nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài
không có thẩm quyền giải quyết. Chính các chủ thể tranh chấp, với việc lựa
chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình ñã trao quyền lực xét xử cho
trọng tài. Nói cách khác, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhân danh ý

chí tối cao của chủ thể tranh chấp mà không dựa trên quyền lực Nhà nước.
- Phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận
của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Tuy
nhiên, do trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như tòa án
nên phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước. Phán quyết
trọng tài chỉ có giá trị ràng buộc ñối với các bên tranh chấp mà không có giá
trị ràng buộc với bên thứ ba. Ngay cả khi một bên tranh chấp không tôn
trọng phán quyết trọng tài, không tự nguyện thi hành phán quyết thì trọng tài
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

12

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

cũng không có cơ chế cưỡng chế thi hành. Phán quyết trọng tài do các bên
ñương sự tự nguyện thi hành hoặc nhờ ñến sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước
ñể cưỡng chế thi hành.
Như vây, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại ñộc lập,
song song với tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi ñược
các bên ñương sự lựa chọn.
1.1.3. Một số ưu ñiểm và hạn chế của trọng tài thương mại
Hiện nay, trọng tài ñược xem như là một phương thức giải quyết tranh
chấp ñược ưa chuộng nhất, ñặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
bởi trọng tài không những khắc phục ñược những nhược ñiểm của các
phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, tòa án mà
còn có khả năng phát huy tối ưu những ưu ñiểm của các phương thức ñó.

Một số ưu ñiểm của trọng tài thương mại.
So với tòa án trọng tài có nhiều ưu ñiểm nổi bật:
- Thủ tục tố tụng linh hoạt: ðây là một trong những tiêu chí mà các
doanh nghiệp thường quan tâm khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp.
Luật trọng tài các nước quy ñịnh thủ tục tố tụng trọng tài rất ñơn giản, chủ
yếu dựa trên thỏa thuận của các bên. Các bên ñược tự do thỏa thuận về toàn
bộ quá trình tố tụng và các hội ñồng trọng tài có nghĩa vụ phải thực hiện
theo ñúng thỏa thuận của các bên. Ví dụ, các bên có thể quyết ñịnh số lượng
trọng tài viên của hội ñồng trọng tài, cách thức chỉ ñịnh trọng tài viên, tiêu
chuẩn trọng tài viên, thời gian giải quyết vụ tranh chấp, luật áp dụng, ngôn
ngữ, ñịa ñiểm giải quyết vụ tranh chấp v.v... giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài ñảm bảo tối ña quyền tự do thỏa thuận của các bên. Khác với tòa
án, trọng tài không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ nên các bên có
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

13

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào ñể giải quyết tranh chấp cho
mình, bất kỳ họ ở ñâu, trong nước hay ngoài nước.
- Các nhà kinh doanh tham gia vào tranh chấp luôn muốn giữ những
cái gọi là của riêng mình và họ e ngại rằng tranh chấp liên quan tới bí mật
thương mại,các khiếm khuyết của hàng hóa, sự kém chất lượng của sản
phẩm sẽ bị xét xử dưới sự theo dõi của công luận vì ñiều này sẽ ảnh hưởng
xấu ñến công việc kinh doanh của họ trong tương lai,phá vỡ những gì họ

ñang có và nắm giữ.Nhưng với nguyên tắc xét xử kín,ñảm bảo sự riêng tư,bí
mật,giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ giúp các bên tách rời khỏi sự chú
ý của công luận, ñảm bảo bí mật của tranh chấp.
- Một ưu ñiểm nữa của phương thức trọng tài là quyết ñịnh trọng tài có
giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị, trong khi bản án, quyết
ñịnh của tòa án có thể phải trải qua nhiều cấp xét xử và thủ tục xem xét
lại(sơ thẩm, phúc thẩm, giám ñốc thẩm hay tái thẩm). ðiều này giúp tiết
kiệm chi phí về thời gian cũng như tiền bạc cho các bên tranh chấp.Phán
quyết trọng tài ñược thi hành ngay(trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày
ra phán quyết)hoặc hủy nếu như các bên tìm ñược yếu tố hủy nếu không hủy
mới thi hành,việc thi hành nhanh chong ñáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh
những tổn thất về hàng hóa, tiền bạc của các nhà kinh doanh.
- Ngoài ra, trọng tài còn có rất nhiều ưu ñiểm khác như: tính chuyên
môn cao (trọng tài thường là những chuyên gia có trình ñộ cao về từng lĩnh
vực xét xử); thủ tục giải quyết tranh chấp ñơn giản (do nguyên tắc xét xử
một lần)... ñáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp nhanh chóng của các
ñương sự.
Những vượt trội của trọng tai so với thương lượng, hòa giải:

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

14

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

- Việc tham gia thương lượng, hòa giải không chỉ ñòi hỏi các bên có

thiện chí, trung thực mà còn phải có kiến thức cần thiết về chuyên môn và
pháp lý. ðiều này không dễ dàng có ñược ñối với mỗi bên tranh ba trong hòa
giải,vì vậy việc các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức và kinh
nghiệm trong một số lĩnh vực cụ thể, ví dụ như bảo hiểm, tài chính, vận tải,
xây dựng v.v... Những tranh chấp chuyên ngành này ñòi hỏi người phân xử
phải có kiến thức rộng và am hiểu trong lĩnh vực ñó. Do vậy việc giải quyết
sẽ ñược chính xác và khách quan hơn, ñồng thời có thể giúp các bên tranh
chấp khắc phục những khiếm khuyết về pháp lý.
- Trọng tài luôn có hẳn một khung pháp luật ñiều chỉnh nên quyết ñịnh
trọng tài nếu các bên không tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thi
hành. Tuy là tổ chức phi chính phủ nhưng trọng tài lại ñược sự ñảm bảo, hỗ
trợ về mặt pháp lý của tòa án. Trong khi ñó, hoạt ñộng thương lượng, hòa
giải ở nước ta hiện nay hoàn toàn mang tính tự phát, theo truyền thống, chưa
có sự tổng kết thành lý luận, chưa có văn bản nào ñiều chỉnh quá trình
thương lượng, hòa giải. Quyền thương lượng, hòa giải xuất phát từ quyền tự
do hợp ñồng và quyền tự do ñịnh ñoạt ñược Hiến pháp và pháp luật quy
ñịnh. Do ñó, giá trị của kết quả thương lượng, hòa giải không ñược xác ñịnh
rõ ràng, thường bị các bên lợi dụng ñể kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ.
Trên thực tế, việc thực hiện kết quả thương lượng, hòa giải hoàn toàn phụ
thuộc vào thiện chí của các bên nên trong nhiều trường hợp tính khả thi
không cao.
Tóm lại, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài với những ưu
ñiểm nổi trội của nó, có thể khẳng ñịnh ñây là phương thức giải quyết ñơn
giản, gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả rất phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện
nay, ñáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu giải quyết tranh chấp của các
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

15

SVTH:Bùi Tuấn Anh



Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

doanh nghiệp.
1.2. Pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ñã ñược sử dụng ở Việt
Nam từ rất lâu. Cùng với sự tồn tại của hệ thống trọng tài kinh tế Nhà nước
là sự tồn tại của trọng tài phi chính phủ trong suốt hơn ba mươi năm, thậm
chí khi hệ thống trọng tài kinh tế Nhà nước ñã chấm dứt sứ mạng lịch sử của
nó vào năm 1994, trọng tài phi chính phủ vẫn phát huy vai trò của mình
trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1.Trong giai ñoạn trước năm 1993
Hình thức trọng tài ñược thành lập ñầu tiên ở nước ta bao gồm: “Hội
ñồng trọng tài ngoại thương thành lập theo Nghị ñịnh số 59/CP ngày
30/4/1963 và Hội ñồng hàng hải thành lập theo Nghị ñịnh số153/CP ngày
05/10/1964 ñặt bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hội
ñồng trọng tài ngoại thương ñược thành lập với chức năng giải quyết các
tranh chấp liên quan ñến thương mại hàng hóa mà một bên mang quốc tịch
Việt Nam. Hội ñồng trọng tài hàng hải ñược thành lập với chức năng giải
quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hàng hải mà một trong số các bên
tranh chấp là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc các bên tranh chấp ñều là
cá nhân, pháp nhân nước ngoài”3.Có thể nói, Hội ñồng trọng tài ngoại
thương và Hội ñồng trọng tài hàng hải tồn tại trong khoảng ba mươi năm
nhưng hoạt ñộng không nhiều. Từ năm 1960 ñến năm 1988, hai Hội ñồng
trọng tài này chỉ có rất ít các vụ việc trọng tài. Bởi vì trong thời gian này,
Việt Nam hầu như chỉ tập trung các mối quan hệ quốc tế về viện trợ phát
triển mà bản chất vịên trợ hầu như mang ít tính thương mại. Chính vì thế,
3


ðiều 2 ðiều lệ tổ chức Hội ñồng trọng tài ngoại thương ban hành kèm theo Nghị ñịnh Số 59/CP và ðiều 2
ðiều lệ tổ chức Hội ñồng trọng tài hàng hải ban hành kèm theo Nghị ñịnh số 153/CP

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

16

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

các tranh chấp ngoại thương và hàng hải rất hạn chế. Trong trường hợp có
tranh chấp bên Việt Nam và ñối tác anh em thường tìm cách giải quyết tranh
chấp hoặc bất ñồng bằng con ñường thương lượng trực tiếp. Nếu vụ việc
ñược ñưa ra Hội ñồng trọng tài ngoại thương hoặc Hội ñồng trọng tài hàng
hải giải quyết thì các tổ chức trọng tài này thường tìm mọi cách giúp các bên
ñạt ñược thỏa thuận trên cơ sở nhân nhượng lẫn nhau.
1.2.2.Giai ñoạn từ 1993 ñến nay.
Mặc dù hoạt ñộng với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, song Hội
ñồng trọng tài ngoại thương và Hội ñồng trọng tài hàng hải vẫn chỉ là sản
phẩm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp cho nên cũng chỉ phù
hợp với giai ñoạn ñó của ñất nước. Từ năm 1986, nền kinh tế thị trường bắt
ñầu hình thành và ngày càng phát triển, các tranh chấp không chỉ liên quan
ñến hợp ñồng mua bán hàng hóa mà còn liên quan ñến hợp ñồng hàng hải,
trong trường hợp này, việc xác ñịnh thẩm quyền thuộc về Hội ñồng trọng tài
nào thực sự không còn ñơn giản. Trước tình hình ñó, ngày 28/4/1993, Thủ
tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh 204/TTg về tổ chức của Trung tâm

trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội ñồng trọng tài ngoại thương và Hội ñồng
trọng tài hàng hải. Tiếp ñó, Nghị ñịnh 116/CP ngày 3/1/1995 của Chính phủ
cũng cho phép một số trung tâm trọng tài khác ñược thành lập và hoạt ñộng
với tư cách là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp như: Trung tâm trọng tài kinh
tế Hà Nội, Trung tâm trọng tài kinh tế Bắc Giang, Trung tâm trọng tài kinh
tế Thăng Long, Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ, Trung tâm trọng tài
kinh tế Sài Gòn.
Nhìn chung, giai ñoạn từ năm 1993 ñến ñầu năm 2003, các trung tâm
trọng tài ñã thể hiện những vai trò nhất ñịnh trong giải quyết các tranh chấp
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

17

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

thương mại. Tuy nhiên, quá trình hoạt ñộng của các trung tâm này ñã thể
hiện những bất cập của pháp luật Việt Nam như: thiếu các quy ñịnh cụ thể,
ñiều chỉnh không toàn diện, một số nội dung lạc hậu không phù hợp với thực
tiễn và các quy ñịnh của pháp luật thế giới.Nhằm loại bỏ các rào cản của
pháp luật về trọng tài, ñáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
ngày càng tăng ñồng thời phù hợp xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Uỷ
ban thường vụ quốc hội ñã ban hành Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH
ngày 25/3/2003 về trọng tài thương mại (sau ñây gọi tắt là PLTTTM). ðể
PLTTTM có thể dễ dàng thi hành trong thực tế, ngày 15/1/2004, Chính phủ
ban hành Nghị ñịnh số 25/2004/Nð-CP quy ñịnh chi tiết thi hành một số

ñiều của PLTTTM; ngày 31/7/2003, Hội ñồng thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao ban hành Nghị quyết số 05/2003/NQ-HðTP hướng dẫn thi hành một số
quy ñịnh của PLTTTM.
Có thể nói, PLTTTM ra ñời ñã ñánh dấu một bước phát triển mới trong
quá trình lập pháp ở Việt Nam nói chung và pháp luật về trọng tài thương
mại nói riêng. PLTTTM ñã khắc phục ñược những bất cập, chồng chéo, mâu
thuẫn của các văn bản trước ñây về trọng tài ñồng thời ñáp ứng yêu cầu của
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
ðến ngày 17/6/2010, Luật Trọng tài thương mại(sau ñây gọi tắt là luật
TTTM) số 54/2010/QHXII (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011) ñã
ñược Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua, thay thế cho Pháp lệnh
Trọng tài thương mại năm 2003. ðây là một tín hiệu ñáng mừng ñối với hoạt
ñộng trọng tài thương mại các tổ chức trọng tài ở Việt Nam, mở rộng thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại, ñồng thời còn cho
phép tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Chi nhánh, Văn phòng ñại diện
tại Việt Nam.( từ nguồn của Hội Luật gia Việt Nam (Tài liệu trình Quốc hội
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

18

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

khóa XII về Dự án Luật Trọng tài thương mại, năm 2009 và 2010)).

- Luật Trọng tài thương mại ñã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh
Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh TTTM): khắc phục việc phân

ñịnh không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài ñối với các tranh chấp
thương mại, trên cơ sở ñó bảo ñảm sự tương thích giữa các văn bản pháp
luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thương
mại, Luật ðầu tư và các luật chuyên ngành khác với Luật Trọng tài thương
mại (Luật TTTM). Luật TTTM ñã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh TTTM về
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của Trọng tài thông qua
việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp
liên quan ñến quyền và lợi ích của các bên4. ðây là một trong những ñiểm
mới quan trọng nhất của Luật TTTM so với Pháp lệnh TTTM và hoàn toàn
phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tài của các nước trên thế giới.Một trong
những ñiểm quan trọng nhất của Luật TTTM là thể hiện rõ nét mối quan hệ
giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp
của các bên. Luật ñã ñưa ra một loạt các quy ñịnh mới nhằm xác ñịnh mối
quan hệ pháp lý quan trọng này.Quy ñịnh này ñã khắc phục ñược những bất
cập của Pháp lệnh TTTM, tạo ñiều kiện ñể các Tòa án và Hội ñồng trọng tài
cũng như các bên tranh chấp tránh ñược lúng túng trong các trường hợp cụ
thể, góp phần tạo ñiều kiện thuận lợi ñể trọng tài hoạt ñộng có hiệu quả.
Khác với Pháp lệnh TTTM, thủ tục tòa án xét ñơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài theo Luật TTTM chỉ có một cấp và có giá trị chung thẩm. Luật quy
ñịnh một Hội ñồng gồm 03 thẩm phán xem xét ñơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài và quyết ñịnh của Hội ñồng là chung thẩm có hiệu lực thi hành
4

ðiều 2 luật trọng tài thương mại

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

19

SVTH:Bùi Tuấn Anh



Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

ngay là phù hợp5.Nhằm khuyến khích hoạt ñộng của các tổ chức trọng tài,
tạo ñiều kiện cho các Trọng tài viên nâng cao trình ñộ nghiệp vụ trọng tài,
bảo vệ các quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ, Luật TTTM có 01 ñiều quy ñịnh
về việc thành lập Hiệp hội trọng tài. Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp của Trọng tài viên và các Trung tâm trọng tài. Việc thành lập và
hoạt ñộng của Hiệp hội trọng tài ñược thực hiện theo quy ñịnh của pháp luật
về hội nghề nghiệp6
1.3. Các hình thức tổ chức trọng tài
Trọng tài ở các nước nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng ñược tổ
chức dưới các dạng khác nhau, với các tên gọi khác nhau nhưng chủ yếu tồn
tại dưới hai hình thức là trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc.
1.3.1. Trọng tài vụ việc (Hội ñồng trọng tài do các bên thành lập)
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập
ñể giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Trọng tài sẽ chấm dứt hoạt ñộng
khi giải quyết xong vụ tranh chấp.
Trọng tài vụ việc chỉ tồn tại có tính chất lâm thời, không có trụ sở và bộ
máy cố ñịnh, trọng tài viên do các bên ñương sự tháa thuận lựa chọn. Thông
thường, trọng tài viên có thể ñược lựa chọn từ các thương gia có tu nghiệp
pháp lý hay các luật sư làm việc tại các công ty. Các trọng tài viên không chỉ
nắm vững về luật pháp mà còn rất am hiểu về các hoạt ñộng thương mại.
Hoạt ñộng của Hội ñồng trọng tài không bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng
mà chỉ cần ñảm bảo nguyên tắc xét xử vô tư, khách quan, ñúng pháp luật.
hát sinh tranh chấp và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp.

5
6


ðiều 71 luật TTTM
ðiều 22 luât TTTM

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

20

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt ñộng trong thời gian giải
quyết vụ tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp, trọng
tài tự chấm dứt hoạt ñộng.
Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy ñiều
hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên ñược các bên
lựa chọn hoặc chỉ ñịnh có thể là người có tên trong danh sách trọng tài viên
hoặc không nằm trong danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài
nào.
Trọng tài vụ việc không có Quy tắc tố tụng riêng, trọng tài vụ việc chỉ
ñược thành lập khi phát sinh tranh chấp nên Quy tắc tố tụng ñể giải quyết
tranh chấp ñược các bên thỏa thuận xây dựng. Tuy nhiên, ñể tránh lãng phí
thời gian cũng như công sức ñầu tư vào việc xây dựng Quy tắc tố tụng, các
bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một Quy
Bản chất của trọng tài vụ việc ñược thể hiện qua các ñặc trưng cơ
bản sau:
- Do việc thành lập dễ dàng, quy tắc hoạt ñộng ñơn giản nên trọng tài

vụ việc có khả năng giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém các tranh chấp, ñặc
biệt ñối với các tranh chấp có tình tiết phức tạp, cần và có thể giải quyết
nhanh chóng, các bên tranh chấp lại có hiểu biết pháp luật và có kinh
nghiệm tranh tụng. Nhưng cũng do tính không ổn ñịnh và không có quy chế
hoạt ñộng chặt chẽ nên hiệu quả giải quyết các vụ tranh chấp không cao.
- Sau khi trọng tài thường trực ra ñời, vai trò của trọng tài vụ việc
không bị chấm dứt mà vẫn ñược thừa nhận như một hình thức trọng tài
không thể thiếu ñược của các nhà kinh doanh. Mặc dù vậy,nghị ñịnh
116(quy ñịnh về tổ chức hoạt ñộng của trọng tài kinh tế) trước ñây không

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

21

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

quy ñịnh trọng tài vụ việc mà chỉ quy ñịnh một loại trọng tài duy nhất là
trọng tài thường trực. Trọng tài vụ việc tuy có ñược ñề cập tới trong một số
văn bản (Luật ñầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn) nhưng lại không
ñược quy ñịnh cụ thể nên không thể ñược áp dụng trên thực tế. ðây là một
hạn chế rất lớn trong lĩnh vực trọng tài ở nước ta trước ñây vì nó không ñảm
bảo ñược quyền ñịnh ñoạt của các bên tranh chấp trong việc lựa chọn hình
thức trọng tài, làm mất ñi sự hấp dẫn của phương thức trọng tài ở Việt Nam.
- Luật TTTM ra ñời ñã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thành lập
và hoạt ñộng của trọng tài vụ việc ở Việt Nam.Luật ñã quy ñịnh khá cụ thể về
trọng tài vụ việc, cho phép trọng tài vụ việc giải quyết tất cả các tranh chấp

phát sinh từ hoạt ñộng thương mại kể cả tranh chấp quốc tế và trong nước.
1.3.2 Trọng tài quy chế(trọng tài thường trực)
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường ñược tổ chức dưới
những hình thức ña dạng như: các trung tâm trọng tài (Trung tâm trọng tài
quốc tế Hồng Kông, Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Australia, Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam), các hiệp hội trọng tài (Hiệp hội trọng tài
Nhật Bản, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ) hay các viện trọng tài (Viện trọng tài
Stockholm - Thụy ðiển) nhưng chủ yếu và phổ biến ñược tổ chức dưới dạng
các trung tâm trọng tài.
Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực ñược tổ chức dưới dạng
trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách
pháp nhân, có con dấu, có ñiều khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn ñịnh.
Trọng tài thường trực có một số ñặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không
nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Các trung tâm trọng tài do các trọng
GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

22

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

tài viên thành lập ñể giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh
doanh, thương mại ñược các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
thành lập chứ không phải ñược thành lập bởi Nhà nước và không nằm trong
hệ thống các cơ quan Nhà nước.
- Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại ñộc lập

với cơ quan tài phán của Nhà nước,bên cạnh ñó giữa các trung tâm trọng tài
không hề có quan hệ lệ thuộc về tổ chức hay tài chính, trong khi ñó, ở tòa án
lại có sự ràng buộc chặt chẽ, có sự phân cấp giữa tòa án cấp trên và tòa án
cấp dưới.
- Thứ ba, cơ cấu tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài rất linh
hoạt và gọn nhẹ. Bộ máy quản lý của trung tâm trọng tài thường chỉ bao
gồm một chủ tịch, một vài phó chủ tịch và ban thư ký thường trực còn hoạt
ñộng xét xử ñược ñảm nhiệm bởi trọng tài viên hoạt ñộng kiêm nhiệm và
hưởng lương theo vụ việc. Trung tâm trọng tài hoạt ñộng theo cơ chế hoạch
toán ñộc lập, tự chủ về tài chính, lấy thu bù chi. Nguồn thu chủ yếu của
trọng tài là từ lệ phí trọng tài khi ñược yêu cầu giải quyết tranh chấp.
- Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài ñều xây dựng một bản ðiều lệ và Quy
tắc tố tụng riêng trên cơ sở những quy ñịnh của pháp luật trọng tài. Mỗi
trung tâm trọng tài ñều cố gắng xây dựng bản §iều lệ và Quy tắc tố tụng ñơn
giản và hiệu quả, bảo ñảm tối ña quyền tự ñịnh ñoạt của ñương sự ñể tạo sự
hấp dẫn cho trung tâm trọng tài trước khách hàng là các chủ thể ñang có
tranh chấp phát sinh trong hoạt ñộng thương mại. ðây cũng là ñiểm khác
biệt cơ bản với tòa án - cơ quan xét xử các tranh chấp theo quy ñịnh của
pháp luật.
- Thứ năm, hoạt ñộng xét xử của trung tâm trọng tài ñược tiến hành bởi

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

23

SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành


các trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm ñều có ñội ngũ trọng tài viên
có phẩm chất ñạo ñức tốt, có trình ñộ chuyên môn cao và có uy tín nghề
nghiệp.
Như vậy, so với trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ, có trụ sở ổn ñịnh, có danh sách trọng tài viên, ñiều lệ hoạt
ñộng và Quy tắc tố tụng riêng. Các quy tắc này thường xuyên ñược các tổ
chức trọng tài nghiên cứu, sửa ñổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển
của trọng tài thương mại. Hơn nữa, trọng tài thường trực ñược ñiều hành bởi
các trọng tài viên là các chuyên gia giàu kinh nhiệm, vững vàng về chuyên
môn và am hiểu kinh doanh, do ñó có thể hạn chế tối ña các sai sót có thể
xảy ra. Các hoạt ñộng hành chính, văn phòng, các hoạt ñộng dịch vụ khác
như: phiên dịch, thông tin liên lạc... ñều ñược tổ chức chu ñáo, tạo ñiều kiện
thuận lợi cho các bên tham gia vào hoạt ñộng tố tụng trọng tài.
Bên cạnh ñó, trọng tài thường trực cũng có những hạn chế nhất ñịnh:
chi phí trọng tài cao hơn so với trọng tài vụ việc do phải duy trì một bộ máy
thường trực; Quy tắc tố tụng có sẵn ñôi khi không phù hợp với từng tranh
chấp cụ thể; trọng tài viên chỉ là những người có trong danh sách trọng tài
viên của trung tâm mà không ñược chọn ở ngoài... ðiều ñó cũng hạn chế
phần nào quyền tự ñịnh ñoạt của ñương sự so với trọng tài vụ việc.
Tóm lại, trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực là hai hỡnh thức
trọng tài ñược sử dụng phổ biến trên thế giới. Mỗi hỡnh thức ñều có những
ưu ñiểm và hạn chế riêng bắt nguồn từ chính bản chất của nó. Tùy từng vụ
việc cụ thể, các bên tranh chấp sẽ quyết ñịnh hỡnh thức trọng tài nào là phự
hợp hơn ñể giải quyết tranh chấp cho mình.
Thực tế cho thấy rằng,bất cứ nước nào có nền kinh tế thị trường ñiều

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

24


SVTH:Bùi Tuấn Anh


Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con ñường trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành

thừa nhận phương thức trọng tài. Bản thân sự phát triển nhanh, mạnh của
trọng tài thương mại trên cơ sở những ưu thế của phương thức giải quyết
tranh chấp này so với tòa án (nhất là tính nhanh chóng, bảo mật, kinh
nghiệm và hiệu quả) ñã chứng tỏ ñược vai trò to lớn của trọng tài thương
mại. Vì vậy, có thể khẳng ñịnh trọng tài là một phương thức giải quyết tranh
chấp không thể thiếu ñược trong nền kinh tế thị trường. Một nước muốn có
nền kinh tế thị trường và hội nhập hệ thống thương mại quốc tế như Việt
Nam thì trong mọi trường hợp không thể phủ nhận và e ngại phương thức
này.

GVHD:Nguyễn Thị Hoa Cúc

25

SVTH:Bùi Tuấn Anh


×