Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 106 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN KINH DOANH-THƢƠNG MẠI
-  -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2007 – 2011
ĐỀ TÀI:

HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Lê Thị Nguyệt Châu

Diệp Bích Nga
MSSV: 5075282
Lớp: Luật Thƣơng Mại 3-K33
Mã số lớp: LK0764A3

Cần Thơ
Tháng 4/2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học và nghiên cứu luận văn này, em đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô khoa Luật trường Đại học
Cần Thơ. Qua đây, em xin cảm ơn quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong suốt thời
gian học tại trường. Và em xin gửi lời biết ơn chân thành đến cô Lê Thị Nguyệt Châu,


cô đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu, tạo điều kiện,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành luận văn.
Nhân đây, em cũng gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã động viên,
cùng em chia sẻ những kinh nghiệm, vướng mắc trong thời gian qua.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành luận văn nhưng không tránh khỏi những hạn
chế. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài của em được
hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, tháng 4/2011
Sinh viên
Diệp Bích Nga


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
 ....................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
 ....................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG
1.1 Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng (GTGT) .............................................. 3
1.1.1 Thuế GTGT .................................................................................................... 3
1.1.2 Ngƣời nộp thuế GTGT ..................................................................................... 4
1.1.3 Đối tƣợng chịu thuế GTGT .............................................................................. 4
1.1.4 Đối tƣợng không chịu thuế GTGT ................................................................. 5
1.1.5 Thời điểm xác định thuế GTGT ...................................................................... 6
1.1.6 Căn cứ tính thuế GTGT .................................................................................. 7
1.1.6.1 Giá tính thuế GTGT ................................................................................... 7
1.1.6.2 Thuế suất thuế GTGT ................................................................................. 8
1.1.7 Phƣơng pháp tính thuế GTGT ........................................................................ 10
1.1.7.1 Phương pháp khấu trừ thuế ....................................................................... 10

1.1.7.2 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT ...................................................... 10
1.2 Hoàn thuế GTGT ................................................................................................. 11
1.2.1 Bản chất hoàn thuế GTGT .............................................................................. 11
1.2.2 Điều kiện thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ ................................................. 12
1.2.2.1 Quy định về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ........................................ 12
1.2.2.2 Các điều kiện được khấu trừ ...................................................................... 14
1.2.3 Các đối tƣợng và trƣờng hợp hoàn thuế GTGT .............................................. 20
CHƢƠNG 2
THỦ TỤC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.1 Hồ sơ hoàn thuế GTGT trong các trƣờng hợp ................................................... 26


2.1.1 Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trƣờng hợp trong ba tháng liên tục có số
thuế đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết, hoặc đối với trƣờng hợp đang trong giai
đoạn đầu tƣ chƣa có thuế GTGT đầu ra..................................................................... 26
2.1.2 Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trƣờng hợp xuất khẩu ................................... 26
2.1.2.1 Trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng tiền ............................................ 26
2.1.2.2 Trường hợp hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp 10% số thuế GTGT chưa
được hoàn ................................................................................................................... 27
2.1.2.3 Trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng hàng .......................................... 28
2.1.2.4 Trường hợp xuất khẩu tại chỗ.................................................................... 28
2.1.2.5 Trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp ............................................. 28
2.1.2.6 Trường hợp hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài . 29
2.1.3 Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA .................................................... 29
2.1.4 Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với tổ chức Việt Nam sử dụng tiền viện trợ
nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nƣớc ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam để
viện trợ ........................................................................................................................ 30
2.1.5 Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn trừ
ngoại giao ................................................................................................................... 30
2.1.6 Hồ sơ hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .............................. 30

2.1.7 Hồ sơ hoàn thuế nộp thừa đối với ngƣời nộp thuế sáp nhập, chia tách, giải
thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu chấm dứt hoạt động ................................................ 31
2.2 Thẩm quyền và trình tự giải quyết hồ sơ hoàn thuế .......................................... 31
2.2.1 Giải quyết hoàn thuế thuộc thẩm quyền của Cục Thuế, Chi cục Thuế ........... 32
2.2.1.1 Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ .......................................................................... 33
2.2.1.2 Giai đoạn phân loại hồ sơ .......................................................................... 34
2.2.1.3 Giai đoạn giải quyết hồ sơ .......................................................................... 34
2.2.1.4 Giai đoạn thẩm định pháp chế .................................................................... 39
2.2.1.5 Giai đoạn quyết định hoàn thuế .................................................................. 39
2.2.2 Giải quyết hoàn thuế thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thuế .......................... 40
2.3 Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế ........................................................................... 44
2.3.1 Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế đƣợc hoàn thuế mà không phải nộp bù trừ với
các loại thuế khác ....................................................................................................... 44
2.3.2 Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế đƣợc hoàn thuế và phải nộp bù trừ cho các
khoản thuế khác ......................................................................................................... 44
2.4 Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế và đối tƣợng đƣợc hoàn thuế trong
việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT ..................................................................... 45


2.4.1 Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế ........................................................... 45
2.4.2 Trách nhiệm của đối tƣợng đƣợc hoàn thuế ................................................... 46
2.5 Kiểm tra hoàn thuế GTGT theo Quy trình kiểm tra thuế ................................. 46
2.6 Kết quả thực hiện hai Quy trình hoàn thuế tại Chi cục Thuế quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ trong ba năm (2008-2010) .............................................. 48
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Đánh giá tình hình chung việc thực hiện công tác hoàn thuế GTGT ................ 50
3.1.1 Những ƣu điểm ................................................................................................ 50
3.1.2 Những nhƣợc điểm .......................................................................................... 53
3.2 Đánh giá tình hình việc thực hiện công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục

Thuế quận Ninh Kiều ................................................................................................ 54
3.2.1 Giới thiệu chung về Chi cục Thuế quận Ninh Kiều........................................ 54
3.2.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, xã hội ......................................................................... 54
3.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 55
3.2.2 Những khó khăn .............................................................................................. 56
3.2.2.1 Nguồn nhân lực .......................................................................................... 57
3.2.2.2 Thực hiện giảm thuế suất 50% đối với một số mặt hàng chịu thuế GTGT ... 57
3.2.2.3 Việc đề nghị hoàn thuế GTGT còn chưa được khả quan ............................. 58
3.2.2.4 Việc xử lý vi phạm trong công tác hoàn thuế GTGT ................................... 58
3.2.3 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT tại
Chi cục Thuế quận Ninh Kiều .................................................................................... 59
3.3 Thực trạng và những tồn tại................................................................................ 60
3.3.1 Doanh nghiệp “ma” mua bán hóa đơn GTGT ................................................ 60
3.3.2 Hóa đơn tự in ................................................................................................... 62
3.3.3 Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp chế xuất chƣa đồng bộ .............. 63
3.3.4 Vấn đề không xuất hóa đơn ............................................................................. 64
3.4 Đề xuất giải pháp ................................................................................................. 65
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 69


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức quan
trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc (NSNN). Việc thực thi
một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này và từ đó

tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đất nƣớc. Ở Việt Nam,
trong thời kì hội nhập, thuế không chỉ là công cụ thu NSNN mà còn là công cụ của
nhà nƣớc để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế của mỗi
nƣớc chuyển sang một giai đoạn mới với những chủ trƣơng, chính sách định hƣớng
sự phát triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải đƣợc
cải cách cho thích hợp hơn.
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 (từ ngày 2/4 đến
ngày10/5/1997), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 thay cho Luật thuế doanh thu
(TDT) trƣớc đó, nhằm khắc phục những nhƣợc điểm thu trùng lắp, chồng chéo qua
nhiều khâu của TDT, thúc đẩy sự phát triển sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng
thời từng bƣớc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nƣớc ta phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế thị trƣờng, đáp ứng nhu cầu hội nhập với nền kinh tế các nƣớc
trong khu vực và trên thế giới, thu hút vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài cũng nhƣ của các
nhà đầu tƣ trong nƣớc, thúc đẩy tăng cƣờng công tác hạch toán kế toán, chứng từ hoá
đơn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế,
hạn chế thất thu thuế, đảm bảo nguồn thu ổn định, thƣờng xuyên, lâu dài cho NSNN.
Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng đã chứng tỏ đƣợc những ƣu thế
của nó, đặc biệt là đảm bảo và góp phần làm tăng nguồn thu cho NSNN. Bên cạnh
đó, việc thực thi Luật thuế giá trị gia tăng cũng đã nảy sinh nhiều vƣớng mắc mà
bằng chứng là trong những năm qua đã có rất nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật
và những văn bản sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế - xã
hội Việt Nam. Trong số những vƣớng mắc ấy là công tác hoàn thuế GTGT, đặc biệt
tình trạng lợi dụng việc hoàn thuế GTGT để bòn rút NSNN đang diễn ra rất phổ biến
gây thất thoát lớn cho NSNN.
Thực tế đó đã đặt ra một đòi hỏi cần phải nghiên cứu để hoàn thiện công tác
hoàn thuế GTGT nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm Luật thuế, tránh thất thoát Ngân
sách của Nhà nƣớc, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất
kinh doanh. Qua đó, cũng để nắm bắt đƣợc những kẽ hở, những gian lận trong công
SVTH: Diệp Bích Nga


Trang 1


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

tác hoàn thuế từ đó đƣa ra các giải pháp hợp lý để ngăn chặn tình trạng này đảm bảo
cho việc hoàn thuế GTGT đạt kết quả tốt nhất. Đề tài “Hoàn thuế giá trị gia tăng”
đƣợc nghiên cứu nhằm đáp ứng một phần yêu cầu đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài, giúp ngƣời viết hiểu đƣợc quy định của Thủ tục
hoàn thuế GTGT, những vƣớng mắc đang tồn tại để từ đó đƣa ra ý kiến cá nhân về
một số quy định, nêu quan điểm, đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần làm cho
công tác hoàn thuế GTGT đƣợc thực hiện tốt.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên cả nƣớc nói chung và Chi cục Thuế quận Ninh Kiều
nói riêng
- Phạm vi thời gian: kể từ khi luật thuế GTGT đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣng chủ
yếu ngƣời viết tập trung vào các năm gần đây (2008-2010).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đúng về thủ tục hoàn thuế GTGT cũng nhƣ đánh giá đúng thực
trạng thất thu thuế từ công tác hoàn thuế GTGT để từ đó đƣa ra các giải pháp phù
hợp. Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, liệt kê phân tích dựa trên số
liệu, tài liệu sẵn có từ những văn bản, giáo trình, sách, báo cáo và tin tức trên nhiều
trang web, tạp chí.
5. Kết cấu đề tài
Cụ thể bài viết bao gồm 3 chƣơng:

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thuế GTGT và hoàn thuế GTGT
- Chƣơng 2: Thủ tục hoàn thuế GTGT
- Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG
Ở chƣơng này, ngƣời viết nghiên cứu về các quy định cơ bản của thuế GTGT
nhƣ thuế GTGT là gì, đối tƣợng nộp thuế, thuế suất, cách tính thuế...Nhƣng chủ yếu
ngƣời viết muốn giới thiệu về vấn đề hoàn thuế GTGT nhƣ bản chất hoàn thuế
GTGT, các loại hồ sơ hoàn thuế GTGT, điều kiện thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ,
các đối tƣợng và trƣờng hợp hoàn thuế GTGT.
1.1 Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng (GTGT)
1.1.1 Thuế GTGT
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nƣớc đầu tiên trên thế
giới ban hành luật thuế GTGT (1954). Thuật ngữ theo: tiếng Pháp là Taxe Sur La
Valeur Ajou Tée (viết tắt: TVA), tiếng Anh là Value Added Tax (viết tắt VAT)1 .
Thuế GTGT đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ngày nay, các quốc
gia châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt
Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT.

Ở nƣớc ta, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc Hội khóa 9 đã thông qua luật thuế GTGT
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-1999. Luật này đƣợc sửa đổi, bổ sung năm
2003, 2005 và 2008 nhằm đảm bảo các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế thế giới và hoàn thiện hơn hệ thống thuế GTGT ở Việt Nam.
Điều 2 Luật thuế GTGT số13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 có quy định: “thuế
giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Nhìn chung, về hình thức, thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ
ngƣời tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà ngƣời tiêu dùng
phải thanh toán. Về bản chất, ngƣời chịu thuế GTGT là ngƣời tiêu dùng cuối cùng
qua quá trình sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT có một số đặc điểm sau 2:
- Đối tƣợng chịu thuế rất rộng;
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ;

1

/>TS. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật Tài Chính 2 (Thuế), Trƣờng Đại Học Cần Thơ - Khoa Luật, Năm
2009, tr 58.
2

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu


- Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị
hàng hóa, dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng phải gánh chịu;
- Ngƣời tiêu dùng cuối cùng là ngƣời chịu thuế.
1.1.2 Ngƣời nộp thuế GTGT
Ngƣời nộp thuế là ngƣời trực tiếp có quan hệ về mặt nghĩa vụ đối với cơ quan
thuế. Ngƣời nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh
doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá,
mua dịch vụ từ nƣớc ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là ngƣời nhập khẩu) bao
gồm3:
- Các tổ chức kinh doanh đƣợc thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật
Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và
các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và bên nƣớc ngoài tham gia
hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tƣ);
các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhƣng không
thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm ngƣời kinh doanh độc lập và các đối tƣợng
khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả
trƣờng hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nƣớc ngoài không có cơ sở
thƣờng trú tại Việt Nam, cá nhân ở nƣớc ngoài là đối tƣợng không cƣ trú tại Việt
Nam.
1.1.3 Đối tƣợng chịu thuế GTGT
Mỗi quốc gia khi xây dựng luật thuế GTGT đều nghiên cứu kỹ danh mục hàng
hóa, dịch vụ là đối tƣợng chịu thuế GTGT bởi vì mặc dù thuế có vai trò rất quan

trọng đối với chính sách vĩ mô của mỗi quốc gia nhƣng không vì thế mà gây ra khó
khăn cho bất kì hoạt động, sản xuất kinh doanh nào. Có những hàng hóa, dịch vụ cần
đƣợc ƣu tiên phát triển, có những hàng hóa, dịch vụ cần đƣợc kiểm soát.
3

Khoản 2 Mục I Phần A Thông Tƣ 129/2008/TT-BTC Hƣớng dẫn Hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật
Thuế giá trị gia tăng và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

Ở Việt Nam, đối tƣợng chịu thuế GTGT là những hàng hóa, dịch vụ theo quy
định của pháp luật phải chịu thuế và thuế đƣợc tính dựa trên giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ đó. Cụ thể hơn, đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng
hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả
hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài), trừ các đối tƣợng không
chịu thuế GTGT đƣợc nêu ở phần sau.
Một sản phẩm đƣợc coi là đối tƣợng chịu thuế GTGT hay không phải căn cứ
vào mục đích sử dụng của chúng: dùng cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng. Có
thể khái quát hóa đối tƣợng chịu thuế GTGT gồm hàng hóa, dịch vụ:
- Đƣợc sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc;
- Đƣợc nhập khẩu và tiêu dùng trong nƣớc;

- Đƣợc tiêu dùng nội bộ;
- Đƣợc mua bán dƣới mọi hình thức, bao gồm cả trao đổi bằng hiện vật
(không thanh toán bằng tiền).
1.1.4 Đối tƣợng không chịu thuế GTGT
Đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế GTGT bao gồm 26 nhóm mặt hàng đƣợc
quy định tại muc II, phần A Thông tƣ 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 của Bộ
Tài chính hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hƣớng
dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Đối tƣợng không chịu thuế GTGT sẽ không phải nộp thuế GTGT nhƣng cũng
không đƣợc khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ này ở
khâu không chịu thuế GTGT.
Quy định đối tƣợng không chịu thuế GTGT thể hiện chính sách ƣu đãi, khuyến
khích hay điều tiết của Nhà nƣớc đối với hàng hóa, dịch vụ nào đó. Qua việc xem xét
các đối tƣợng này, ta có thể rút ra một số quan điểm chính trong quy định đối tƣợng
không chịu thuế GTGT nhƣ sau:
- Ƣu đãi, khuyến khích nông dân tham gia vào sản xuất hàng hóa cho xã hội.
Mục đích nhằm nâng cao thu nhập của ngƣời nông dân, hạn chế tác động của thuế
đến giá cả hàng nông phẩm.
- Khuyến khích sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời
sống xã hội.
- Khuyến khích đầu tƣ và nhập khẩu những máy móc, thiết bị, phƣơng tiện
vận tải chuyên dùng, phụ tùng thay thế mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc để đổi mới
công nghệ.
SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

- Không thu thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ thực tế không tiêu dùng tại
Việt Nam.
- Tránh việc đánh trùng thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Khuyến khích việc huy động vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh.
1.1.5 Thời điểm xác định thuế GTGT
Vấn đề về thời điểm xác định thuế GTGT có ảnh hƣởng đến việc thu thuế
GTGT, đƣợc quy định nhƣ sau: thứ nhất, đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển
giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho ngƣời mua, không phân biệt đã
thu đƣợc tiền hay chƣa thu đƣợc tiền. Thứ hai, đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm
hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ,
không phân biệt đã thu đƣợc tiền hay chƣa thu đƣợc tiền. Thứ ba, đối với hoạt động
cung cấp điện, nƣớc sạch là ngày ghi chỉ số điện, nƣớc tiêu thụ trên đồng hồ để ghi
trên hoá đơn tính tiền. Thứ tư, đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng
cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhƣợng hoặc cho thuê là thời điểm thu
tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số
tiền thu đƣợc, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
Thứ năm, đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình,
hạng mục công trình, khối lƣợng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã
thu đƣợc tiền hay chƣa thu đƣợc tiền. Thứ sáu, đối với hàng hoá nhập khẩu là thời
điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Các trƣờng hợp quy định thời điểm xác định thuế GTGT giúp cho việc thu thuế
đƣợc rõ ràng hơn. Qua đó, nó cũng hỗ trợ cho việc cơ quan thuế xác định số thuế
GTGT đầu ra, đầu vào trong quản lý thu thuế GTGT.
1.1.6 Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất:
1.1.6.1 Giá tính thuế GTGT4

Nguyên tắc cơ bản khi xác định giá tính thuế là giá chƣa có thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cụ thể về giá tính thuế trong mỗi trƣờng hợp nhƣ
sau:
Thứ nhất, đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra
hoặc cung ứng cho đối tƣợng khác là giá bán chƣa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ( TTĐB) là giá bán đã có thuế TTĐB nhƣng chƣa
có thuế GTGT. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản
4

TS. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật Tài Chính 2 (Thuế), Trƣờng Đại Học Cần Thơ - Khoa Luật, Năm
2009, tr 61, 62.

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đƣợc
hƣởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trƣờng hợp
cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thƣơng mại dành cho
khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thƣơng
mại dành cho khách hàng.
Thứ hai, đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu (+) với
thuế nhập khẩu ( nếu có ), (+) thuế TTĐB ( nếu có ). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm
căn cứ tính thuế GTGT đƣợc xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa

nhập khẩu. Trƣờng hợp hàng hóa nhập khẩu đƣợc miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế GTGT là giá hàng hóa nhập khẩu (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức
thuế phải nộp sau khi đã đƣợc miễn, giảm.
Thứ ba, đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu,
tặng cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tƣơng đƣơng tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này. Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng
hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ
sở kinh doanh, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản
xuất kinh doanh của cơ sở. Hàng hoá luân chuyển nội bộ nhƣ xuất hàng hoá để
chuyển kho nội bộ, xuất vật tƣ, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong
một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Thứ tư, đối với hoạt động cho thuê tài sản nhƣ cho thuê nhà, văn phòng,
xƣởng, kho tàng, bến, bãi, phƣơng tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho
thuê chƣa có thuế GTGT. Trƣờng hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ
hoặc trả trƣớc tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả
từng kỳ hoặc trả trƣớc cho thời hạn thuê chƣa có thuế GTGT. Trƣờng hợp thuê máy
móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải của nƣớc ngoài thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất
đƣợc để cho thuê lại, giá tính thuế đƣợc trừ giá thuê phải trả cho nƣớc ngoài. Giá cho
thuê tài sản do các bên thỏa thuận đƣợc xác định theo hợp đồng. Trƣờng hợp pháp
luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê đƣợc xác định trong phạm vi khung
giá quy định.
Thứ năm, đối với hàng hóa bán theo phƣơng thức trả góp, trả chậm là giá tính
theo giá bán trả một lần chƣa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản
lãi trả góp, lãi trả chậm.
Thứ sáu, đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công
chƣa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu
phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 7



Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

Thứ bảy, đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục
công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chƣa có thuế GTGT. Trƣờng hợp
xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế
là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết
bị.
Thứ tám, đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản
chƣa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp
ngân sách nhà nƣớc.
Thứ chín, đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ
hƣởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu đƣợc từ các hoạt động này chƣa có thuế GTGT.
Thứ mười, đối với hàng hóa, dịch vụ đƣợc sử dụng chứng từ thanh toán ghi
giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế đƣợc xác định theo công thức
sau:
Giá thanh toán
Giá chƣa có thuế GTGT = -------------------------------------------------1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
1.1.6.2 Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất chỉ cho chúng ta biết là nhà nƣớc sẽ thu đƣợc bao nhiêu thuế từ các
đối tƣợng chịu thuế. Tuy nhiên, thuế suất đƣợc quy định trong luật đôi khi không phải
là thuế suất thực tế mà các đối tƣợng phải nộp cho nhà nƣớc. Thuế suất thực tế
thƣờng bị chi phối bởi các chế độ kế toán, tỉ giá hối đoái, ƣu đãi về thuế...Để xem xét,
đánh giá một luật thuế, thông thƣờng ngƣời ta sử dụng thuế suất thực tế. Tuy nhiên,
việc xác định thuế suất thực tế rất khó khăn và các quốc gia có nhiều cách khác nhau
để tính thuế suất thực tế5.

Thuế suất áp dụng cho Luật thuế GTGT đƣợc nghiên cứu sao cho phù hợp nhất
với đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Thuế suất thuế GTGT thông thƣờng chỉ gồm
từ một đến ba mức nhƣng trên thế giới xu hƣớng đơn giản hóa số lƣợng thuế suất
thuế GTGT nhằm đơn giản hóa biểu thuế, đơn giản hóa công tác hành chính thuế
cũng nhƣ tạo sự thông thoáng, cởi mở sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Thuế suất là phần quan trọng nhất của một sắc thuế. Tuy nhiên, đây là một sắc
thuế có tính trung lập, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh
5

TS. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật Tài Chính 2 (Thuế), Trƣờng Đại Học Cần Thơ - Khoa Luật, Năm
2009, tr 16.

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

nên thông thƣờng có ít mức thuế suất. Hiện nay thuế GTGT của Việt Nam có các
mức thuế suất: 0%, 5% và 10%. Ngoài ra tùy vào thời điểm, tùy mặt hàng, Nhà nƣớc
có thể quyết định miễn giảm thuế.
Việc quy định mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và
hƣớng dẫn tiêu dùng. Mức thuế suất 0% đƣợc áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế
GTGT xuất khẩu. Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho sản xuất
và tiêu dùng đƣợc áp dụng thuế suất là 5%. Các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế khác thì

áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác
nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng
hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải
tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Trong quá trình thực hiện, nếu có trƣờng hợp mức thuế giá trị gia
tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi không
phù hợp với hƣớng dẫn tại Thông tƣ này thì thực hiện theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ
này. Trƣờng hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại
hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nƣớc thì cơ quan thuế địa phƣơng và cơ quan
hải quan địa phƣơng báo cáo về Bộ Tài chính để đƣợc kịp thời hƣớng dẫn thực hiện
thống nhất.
1.1.7 Phƣơng pháp tính thuế GTGT
Với đặc điểm nền kinh tế có quy mô nhỏ, nhiều cơ sở kinh doanh chƣa thực
hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ đầy đủ, nên hiện nay thuế GTGT ở Việt Nam
đƣợc tính bằng hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp khấu trừ thuế và phƣơng pháp tính
trực tiếp trên GTGT.
1.1.7.1. Phƣơng pháp khấu trừ thuế6
- Đối tƣợng áp dụng: Phƣơng pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các cơ sở
kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phƣơng pháp khấu
trừ thuế, trừ các đối tƣợng áp dụng phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT nêu tại
điểm 1.1.7.2 dƣới đây.
6

Xem khoản 2 Mục III Phần B Thông Tƣ 129/2008/TT-BTC Hƣớng dẫn Hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế giá trị gia tăng và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

SVTH: Diệp Bích Nga


Trang 9


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

- Cách tính thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT



đầu ra

Số thuế GTGT đầu vào
đƣợc khấu trừ

Trong đó:
+ Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân
với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
+ Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua
hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
1.1.7.2 Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT7
- Đối tƣợng áp dụng:
+ Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh không có cơ
sở thƣờng trú tại Việt Nam nhƣng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;

+ Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
- Cách tính thuế:
Số thuế GTGT = GTGT của hàng hóa,
phải nộp
dịch vụ chịu thuế

x

Thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ đó

Trong đó:
GTGT của hàng hóa, = Doanh số của hàng hóa, x Giá vốn của hàng hóa,
dịch vụ
dịch vụ bán ra
dịch vụ bán ra
1.2 Hoàn thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 57 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
29/11/2006 thì một trong các trƣờng hợp thuộc diện hoàn thuế là “Tổ chức, cá nhân
thuộc diện đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia
7

Xem khoản 2 Mục III Phần B Thông Tƣ 129/2008/TT-BTC Hƣớng dẫn Hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế giá trị gia tăng và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 10



Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

tăng”. Hoàn thuế GTGT là việc nhà nƣớc trả lại số thuế GTGT mà đối tƣợng nộp
thuế đã nộp cho Ngân sách nhà nƣớc trong một số trƣờng hợp nhất định. Cụ thể hơn
hoàn thuế GTGT là việc Ngân sách nhà nƣớc trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ
chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa,
dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chƣa đƣợc khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng
hóa, dịch vụ trong trƣờng hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện
chịu thuế.
1.2.1 Bản chất hoàn thuế GTGT
Bản chất của thuế GTGT là chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ.
Vì vậy mà số thuế đầu vào sẽ đƣợc khấu trừ. Tuy nhiên, không phải lúc nào số thuế
đầu ra cũng đủ để khấu trừ, ví dụ nhƣ trƣờng hợp hàng hóa chịu thuế suất đầu ra là
0%. Cho nên để giúp ngƣời nộp thuế nhanh chóng nhận lại đƣợc phần thuế đầu vào
mà họ đã nộp, nhà nƣớc ta thực hiện hoàn thuế GTGT tăng đầu vào đối với một số
trƣờng hợp mà thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra. Ngoài ra, nếu ngƣời nộp thuế đã
thực hiện việc nộp thuế đối với các đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế hoặc ngƣời
nộp thuế đã nộp hơn số thuế lẽ ra họ phải nộp thì nhà nƣớc cũng hoàn lại số tiền thuế
đã nộp hoặc nộp thừa. Việc hoàn thuế phải tuân thủ theo đúng trình tự và thủ tục theo
quy định của pháp luật8.
1.2.2 Điều kiện thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ
1.2.2.1 Quy định về thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế đƣợc khấu
trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại điểm c khoản 1 mục III phần B Thông tƣ
129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số

123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Bao gồm những quy định sau:
Thứ nhất, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT đƣợc khấu trừ toàn bộ.
Thứ hai, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ đƣợc
khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng
thuế giá GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ và không đƣợc khấu trừ; trƣờng hợp không
8

TS. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật Tài Chính 2 (Thuế), Trƣờng Đại Học Cần Thơ - Khoa Luật, Năm
2009, tr 65, 66.

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

hạch toán riêng đƣợc thì thuế đầu vào đƣợc khấu từ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số
chịu thuế GTGT so với tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra. Trƣờng hợp thuế
GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì đƣợc khấu trừ toàn bộ.
Trƣờng hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các trƣờng hợp sau đây
không đƣợc khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định

chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố
định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín
dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân
thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trƣờng học; tàu bay dân dụng, du thuyền
không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh
doanh du lịch, khách sạn. Trƣờng hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ
hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp nhƣ nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở
miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nƣớc phục vụ cho ngƣời lao
động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho ngƣời lao
động làm việc trong các khu công nghiệp đƣợc khấu trừ toàn bộ. Còn đối với tài sản
cố định là ôtô chở ngƣời từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho vào kinh doanh
vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vƣợt trên
1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tƣơng ứng với phần trị giá vƣợt trên
1,6 tỷ đồng sẽ không đƣợc khấu trừ.
Thứ ba, cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ,
hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung
có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh
bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế
GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chƣa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản
phẩm đã qua chế biến thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT) đƣợc kê khai, khấu trừ thuế
GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu đầu tƣ xây dựng cơ
bản, sản xuất, chế biến. Trƣờng hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm,
thuỷ hải sản chƣa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thƣờng thuộc đối tƣợng
không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào đƣợc tính
khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng
doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Thứ tư, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn
thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không đƣợc khấu trừ.

SVTH: Diệp Bích Nga


Trang 12


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

Thứ năm, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc
hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại,
quảng cáo dƣới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT thì đƣợc khấu trừ.
Thứ sáu, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT9 thì không đƣợc khấu trừ mà đƣợc tính
vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Trừ
các trƣờng hợp sau: thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá
nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đƣợc khấu trừ
toàn bộ; thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, tổ chức
quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đƣợc khấu trừ toàn bộ; thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát
triển mỏ dầu khí đƣợc khấu trừ toàn bộ.
 Một số lƣu ý đối với thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ:
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào đƣợc kê khai, khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để
trong kho. Trƣờng hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê
khai, khấu trừ còn sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chƣa kê khai, khấu trừ thì
đƣợc kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6
(sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót.

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A có 01 hoá đơn GTGT mua vào, lập ngày
10/02/2009. Trong kỳ kê khai thuế tháng 02/2009, kế toán của cơ sở kinh doanh bỏ
sót không kê khai hoá đơn này thì cơ sở kinh doanh A đƣợc kê khai và khấu trừ bổ
sung tối đa là kỳ kê khai tháng 7/2009.
- Số thuế GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ, cơ sở kinh doanh đƣợc hạch
toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài
sản cố định theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và
các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc nhƣ: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều
dƣỡng, Viện, Trƣờng đào tạo... không thuộc đối tƣợng nộp thuế GTGT thì không
9

Mục II, phần A Thông tƣ 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

đƣợc khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ
cho hoạt động của các đơn vị này. Trƣờng hợp các đơn vị này có hoạt động kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT
riêng cho các hoạt động này.

Ví dụ: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử
dụng kinh phí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhƣng Văn phòng Tổng
công ty có cho thuê nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng
công ty phải hạch toán, kê khai nộp thuế riêng cho hoạt động cho thuê văn phòng.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Văn phòng
Tổng công ty không đƣợc khấu trừ hay hoàn thuế. Văn phòng Tổng công ty phải sử
dụng kinh phí nộp cấp trên để thanh toán.
1.2.2.2 Các điều kiện đƣợc khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào là loại thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
mua vào. Do đó, thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ khi thỏa các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có hoá đơn GTGT hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc
chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho
phía nƣớc ngoài theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nƣớc
ngoài không có tƣ cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh hoặc
có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Thứ hai, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ
mua vào, trừ trƣờng hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn
dƣới hai mƣơi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. Chứng từ thanh toán qua ngân
hàng đƣợc hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua
sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các
hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Các chứng từ sau
đây không đủ điều kiện để đƣợc khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ
mua vào từ 20 triệu đồng trở lên 10: chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của
bên bán, chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa
đơn trên hai mƣơi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh
toán qua ngân hàng thì không đƣợc khấu trừ. Đối với những hoá đơn này, cơ sở kinh
10

Thông tƣ 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành một số điều của

Luật Thuế giá trị gia tăng và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính
phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

doanh kê khai vào mục riêng trong bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua
vào. Trƣờng hợp đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá,
dịch vụ mua trên hai mƣơi triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua
hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng
hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng
thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng
hoá, dịch vụ mua vào. Trƣờng hợp chƣa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do
chƣa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn đƣợc kê khai,
khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có
chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không đƣợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ
sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của
giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Ví dụ: Tháng 01/2009, Công ty A mua một lô hàng của Công ty B để phục
vụ sản xuất kinh doanh, tổng giá trị hợp đồng là 330 triệu đồng (bao gồm cả thuế
GTGT theo thuế suất 10%), theo thoả thuận trong hợp đồng đến tháng 5/2009 Công
ty A mới thanh toán tiền hàng cho Công ty B. Trong trƣờng hợp này Công ty A đƣợc
tạm kê khai thuế GTGT đầu vào vào kỳ kê khai của tháng 01/2009 là 30 triệu đồng.

Đến thời hạn thanh toán tháng là 5/2009 Công ty A phải cung cấp chứng từ thanh
toán qua ngân hàng có giá trị là 330 triệu đồng, nếu Công ty A không cung cấp đƣợc
chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì số thuế GTGT đã tạm khấu trừ (30 triệu đồng)
của tháng 01/2009 phải bị kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đƣợc khấu trừ vào
kỳ kê khai tháng 5/2009. Trƣờng hợp đến thời điểm thanh toán là tháng 5/2009, Công
ty A cung cấp đƣợc chứng từ thanh toán quan ngân hàng nhƣng số tiền ghi trên chứng
từ thanh toán này có giá trị 275 triệu đồng thì Công ty A chỉ đƣợc chấp nhận khấu trừ
thuế GTGT 25 triệu đồng, đồng thời Công ty A phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT
đƣợc khấu trừ vào của kỳ kê khai tháng 5/2009 là 5 triệu đồng.
Trƣờng hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phƣơng thức thanh toán bù trừ
giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ;
thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phƣơng thức
thanh toán này đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng cũng đƣợc coi là thanh toán qua
ngân hàng; Trƣờng hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần
giá trị còn lại đƣợc thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ đƣợc
khấu trừ thuế đối với trƣờng hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai
hoá đơn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phƣơng thức thanh toán đƣợc
quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ
SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

hàng hoá, dịch vụ mua vào. Lƣu ý đối với hàng hoá, dịch vụ mua của một nhà cung
cấp có giá trị dƣới hai mƣơi triệu đồng nhƣng mua nhiều lần trong cùng một ngày có

tổng giá trị trên hai mƣơi triệu đồng thì chỉ đƣợc khấu trừ thuế đối với trƣờng hợp có
chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Thứ ba, đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài hai điều kiện nêu trên
phải có hợp đồng ký kết với bên nƣớc ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung
ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ
khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. Về việc hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để
đƣợc khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào thì phải có đủ điều kiện và các thủ tục
cụ thể nhƣ sau: (i) hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa (đối với trƣờng hợp gia
công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài. Đối với trƣờng
hợp uỷ thác xuất khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng
uỷ thác xuất khẩu (trƣờng hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ
định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu có ghi rõ: số
lƣợng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng uỷ thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng
xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu ký với nƣớc ngoài; số, ngày, số tiền ghi
trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nƣớc ngoài của bên nhận uỷ thác xuất
khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận uỷ thác xuất khẩu
thanh toán cho bên uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu
của bên nhận uỷ thác xuất khẩu; (ii) hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua
ngân hàng (Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập
khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức
thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng
từ thanh toán tiền là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận
đƣợc từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trƣờng hợp thanh toán chậm trả,
phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh
doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trƣờng hợp uỷ thác xuất khẩu thì
bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nƣớc ngoài qua ngân hàng. Việc
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dƣới hình thức thanh toán bù trừ giữa
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nƣớc
đƣợc coi là thanh toán qua ngân hàng; (iii) hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ
hoặc hoá đơn đối với tiền công gia công của hàng hoá gia công; (iv) tờ khai hải quan

đối với hàng hoá xuất khẩu có xác nhận đã xuất khẩu của cơ quan hải quan. Đối với
cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dƣới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ
sở dữ liệu đóng gói cứng để đƣợc khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh
SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan nhƣ đối với hàng hoá thông thƣờng.
Riêng các trƣờng hợp sau không cần tờ khai hải quan: đối với cơ sở kinh doanh xuất
khẩu dịch vụ, phần mềm qua phƣơng tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã
nhận đƣợc dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phƣơng tiện điện tử theo đúng quy định
của pháp luật về thƣơng mại điện tử. Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của
doanh nghiệp chế xuất. Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nƣớc, văn phòng phẩm,
hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất. Cần quan tâm một
số trƣờng hợp phổ biến sau đây:
Trƣờng hợp 1, bên nƣớc ngoài mất khả năng thanh toán, cơ sở xuất khẩu
hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và đƣợc sử dụng một trong số các giấy tờ
sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng11: tờ khai hải quan hàng hoá
nhập khẩu từ Việt nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nƣớc nhập khẩu hàng hoá
(01 bản sao); hoặc đơn khởi kiện đến toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nƣớc nơi
ngƣời mua cƣ trú kèm giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ
quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện (01 bản sao); hoặc phán quyết thắng kiện của
toà án nƣớc ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc giấy tờ của tổ chức có

thẩm quyền nƣớc ngoài xác nhận (hoặc thông báo) bên mua nƣớc ngoài phá sản hoặc
mất khả năng thanh toán (01 bản sao).
Trƣờng hợp 2, hàng hoá xuất khẩu không đảm bảo chất lƣợng phải tiêu huỷ ở
nƣớc ngoài, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và đƣợc sử
dụng các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng: biên bản
tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) hàng hoá ở nƣớc ngoài của cơ quan
thực hiện tiêu huỷ (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi
phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩu hàng hoá hoặc kèm giấy tờ
chứng minh chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm của ngƣời mua hoặc bên thứ ba (01
bản sao). Bên cạnh đó, nếu ngƣời nhập khẩu hàng hoá phải đứng ra làm thủ tục tiêu
hủy tại nƣớc ngoài thì biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) ghi tên
ngƣời nhập khẩu hàng hóa.
Trƣờng hợp 3, hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải
có văn bản giải trình rõ lý do và đƣợc sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay
thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Giấy xác nhận việc tổn thất ngoài biên
11

Công văn số 16053 /BTC-CST ngày 26/11/2010 hƣớng dẫn hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu có
vƣớng mắc về chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Hoàn thuế giá trị gia tăng

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu


giới Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền liên quan (01 bản sao); hoặc Biên bản xác
định tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam nêu rõ
nguyên nhân tổn thất (01 bản sao). Nếu cơ sở xuất khẩu hàng hoá đã nhận đƣợc tiền
bồi thƣờng hàng hoá xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt Nam thì phải gửi kèm
chứng từ thanh toán qua ngân hàng về số tiền nhận đƣợc (01 bản sao). Bản sao các
loại giấy tờ nêu trên là bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng
hoá. Trƣờng hợp ngôn ngữ sử dụng trong các chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ
ba thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng không phải là tiếng Anh hoặc
không có tiếng Anh thì phải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trƣờng hợp các bên
liên quan phát hành, sử dụng và lƣu trữ chứng từ dƣới dạng điện tử thì phải có bản in
bằng giấy. Cơ sở xuất khẩu hàng hoá tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác
của các loại giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Thứ tư, điều kiện thủ tục, hồ sơ để khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với một
số trƣờng hợp hàng hoá đƣợc coi nhƣ xuất khẩu: hàng hoá gia công chuyển tiếp theo
quy định của pháp luật Thƣơng mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các
hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nƣớc ngoài; hoặc hàng hóa gia
công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật Thƣơng mại về hoạt động mua,
bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nƣớc
ngoài; hoặc hàng hoá, vật tƣ do doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu để thực hiện công
trình xây dựng ở nƣớc ngoài thì thủ tục hồ sơ để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện
công trình xây dựng tại nƣớc ngoài đƣợc khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào
phải đáp ứng các điều kiện sau; hoặc hàng hoá, vật tƣ do cơ sở kinh doanh trong nƣớc
bán cho doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện công trình xây dựng ở nƣớc ngoài và
thực hiện giao hàng hoá tại nƣớc ngoài theo Hợp đồng ký kết thì thủ tục hồ sơ để cơ
sở kinh doanh trong nƣớc bán hàng thực hiện khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào
đối với hàng hoá xuất khẩu.
Nói chung, các trƣờng hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc
hàng hoá đƣợc coi nhƣ xuất khẩu nêu trên, nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan
(đối với hàng hóa xuất khẩu) nhƣng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng
trƣờng hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhƣng không đƣợc khấu trừ

thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với trƣờng hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp và
hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy
định thì phải tính và nộp thuế GTGT nhƣ hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở
kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua
ngân hàng hoặc đƣợc coi nhƣ thanh toán qua ngân hàng thì không đƣợc áp dụng thuế
SVTH: Diệp Bích Nga

Trang 18


×