Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại hợp ĐỒNG ủy QUYỀN THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP
----o0o----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008-2012
Đề tài:

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện:
LÂM THỊ BÍCH TRÂM
MSSV: 5085930
Lớp: Luật Thương mại 2 Khóa 34

Cần Thơ, tháng 5/2012


LỜI CẢM ƠN
Trãi qua gần 4 năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, em xin cảm ơn tất cả
thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức
quý báo làm hành trang cho em trong quá trình nghiên cứu, và tương lai sau này,
những kiến thức ấy sẽ là nền tảng cho em bước những bước đầu đời vào con đường sự
nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Tăng Thanh Phương, cơ đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Em xin trân trọng
cảm ơn chị Thái Thị Kiều Oanh, Phó Phịng cơng chứng số 01 tỉnh Trà Vinh và anh
Lê Văn Răng, Cán bộ tư pháp xã Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đã


nhiệt tình giúp đỡ về những nghiên cứu thực tiễn của em. Em cũng xin cảm ơn các
anh chị, các bạn cùng khóa đã chia sẽ những kiến thức học được và giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài có giới hạn, luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Nhưng với sự cố gắng và tinh thần nỗ lực phấn đấu, người viết
hồn thành luận văn với hi vọng góp phần tích cực cho thực tiễn áp dụng pháp luật.
Người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cơ và các bạn để
người viết hồn thành đề tài hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày……..tháng……năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lâm Thị Bích Trâm


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2012
Giảng viên hướng dẫn

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2012
Giảng viên phản biện

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM



HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN…………... 4
1.1. Khái quát chung về hợp đồng dân sự…………………………………….. 4
1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự…………………………………………… 4
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng dân sự…………………………………………….. 5
1.1.2.1. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên…………………. 5
1.1.2.2. Hợp đồng tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa các bên……………... 6
1.1.3. Phân loại hợp đồng dân sự…………………………………………….. 7
1.2. Khái quát chung về hợp đồng ủy quyền …………………………………. 9
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng ủy quyền……………………………………... 9
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng ủy quyền ………………………………………...10
1.2.2.1. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ……………………….10
1.2.2.2. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có hoặc khơng có đền bù……. 10
1.2.2.3. Đối tượng của hợp đồng ủy quyền là công việc được thực hiện...10
1.2.2.4. Người được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh người ủy
quyền…………………………………………………………………………… 11
1.3. Lược sử hợp đồng ủy quyền……………………………………………... 11
1.3.1. Từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc…………………………………... 11
1.3.2. Từ sao Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1991……….......... 12
1.3.3. Từ năm 1991 đến năm 1995………………………………………..... 12
1.3.4. Từ năm 1995 đến năm 2005………………………………………….. 12
1.3.5. Từ năm 2005 đến nay…………………………………………………13
1.4. Vai trò của hợp đồng ủy quyền…………………………………………...13
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN….........16
2.1. Giao kết hợp đồng ủy quyền……………………………………………... 16

2.1.1. Hình thức của hợp đồng ủy quyền…………………………………… 16
2.1.2. Năng lực giao kết hợp đồng………………………………………….. 19
2.1.2.1. Bên ủy quyền…………………………………………………… 19
2.1.2.2. Bên được ủy quyền…………………………………………….. 19
2.1.3. Đối tượng của hợp đồng ủy quyền…………………………………… 22
2.1.4. Thời hạn của hợp đồng ủy quyền……………………………………. 22

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.2. Hiệu lực của hợp đồng ủy quyền…………………………………........... 23
2.2.1. Hiệu lực của hợp đồng ủy quyền trong quan hệ giữa người ủy quyền và
người được ủy quyền………………………………………………………. 23
2.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền…………………. 23
2.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền………………………...29
2.2.2. Hiệu lực hợp đồng ủy quyền trong quan hệ giữa hai bên giao kết hợp
đồng ủy quyền với bên thứ ba………………………………………………. 32
2.2.2.1. Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba……………. 32
2.2.2.2. Quan hệ giữa người ủy quyền với bên thứ ba………………….. 34
2.3. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền…………………………………………… 35
2.3.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền……………………..... 35
2.3.1.1. Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc cơng việc ủy quyền đã hồn
thành……………………………………………………………………………. 35
2.3.1.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền…………………….. 35
2.3.1.3. Người ủy quyền, người được ủy quyền chết…………………… 37
2.3.1.4. Người ủy quyền, người được ủy quyền mất hoặc hạn chế năng

lực hành vi dân sự……………………………………………………………….38
2.3.1.5. Người ủy quyền, người được ủy quyền bị Tịa án tun bố mất
tích hoặc đã chết………………………………………………………………... 39
2.3.2. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền và quyền lợi của bên thứ ba………….. 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG THỰC TRẠNG CỦA HỢP ĐỒNG
ỦY QUYỀN……………………………………………………………………. 41
3.1. Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền………………………...... 41
3.1.1. Thực trạng……………………………………………………………. 41
3.1.1.1. Thẩm quyền công chứng, chứng thực……………………......... 41
3.1.1.2. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền được công chứng…………......... 45
3.1.2. Nguyên nhân…………………………………………………………. 47
3.1.3. Kiến nghị……………………………………………………………... 49
3.2. Hợp đồng ủy quyền trong lĩnh vực bất động sản……………………….. 51
3.2.1. Thực trạng……………………………………………………………. 51
3.2.2. Nguyên nhân…………………………………………………………. 56
3.2.3. Kiến nghị……………………………………………………………... 57
3.3. Hợp đồng ủy quyền giao dịch chứng khoán…………………………….. 59
3.3.1. Thực trạng……………………………………………………………. 59
3.3.2. Nguyên nhân…………………………………………………………. 62
GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

3.3.3. Kiến nghị……………………………………………………………... 63
3.4. Hợp đồng ủy quyền của pháp nhân……………………………………... 63
3.4.1. Thực trạng……………………………………………………………. 63
3.4.2. Nguyên nhân…………………………………………………………. 66

3.4.3. Kiến nghị……………………………………………………………... 66
KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội lồi người luôn vận động, cuộc sống cũng không ngừng thay đổi. Con
người ngày càng phải có mối liên hệ tác động lẫn nhau nhiều hơn. Đời sống dân sự
cũng thế, xã hội phát triển thì giao dịch dân sự nói chung cũng phát triển theo. Tuy
nhiên trong đời sống hiện nay, khơng phải chủ thể nào cũng có thể tự mình tham gia
vào các giao dịch dân sự ấy. Vì vậy pháp luật cho phép một chủ thể có quyền trao
quyền đó cho một người khác để thực hiện cơng việc thay mình để đạt được mục đích
mong muốn bằng cơ chế ủy quyền. Có thể nói hợp đồng ủy quyền diễn ra thường ngày
gắn liền với nhu cầu công việc và đời sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Đối với hợp đồng ủy quyền, do tính chất phổ biến, đa dạng nên Nhà nước và pháp luật
luôn tạo điều kiện đảm bảo và tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể. Cụ
thể, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật về dân
sự (Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, Bộ luật Dân sự 1995), đã tiếp tục bổ sung và
hoàn thiện quy định về hợp đồng ủy quyền để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thuận tiện cho
các chủ thể áp dụng.
Tuy nhiên, có nhiều chủ thể khi tham gia hợp đồng ủy quyền đã khơng tơn trọng
pháp luật khi có những hành vi sai trái trong quá trình áp dụng pháp luật làm xâm hại
đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, gây thiệt hại cho Nhà nước và ảnh hưởng đến xã hội.

Thực tiễn cho thấy, vì phạm vi ủy quyền do các bên tự thỏa thuận nên nhiều người đã
lợi dụng quan hệ ủy quyền trong việc định đoạt tài sản để chiếm đoạt tài sản người
khác một cách dễ dàng hoặc che đậy quan hệ chuyển nhượng nhằm trốn thuế, gây thiệt
hại cho nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thực trạng này diễn ra sôi nổi trong lĩnh vực
bất động sản như ủy quyền mua bán, thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất, ủy quyền giao
dịch chứng khốn. Đồng thời người dân cũng chưa có hiểu biết đầy đủ, chưa có nhận
thức sâu sắc những quy định pháp luật về hợp đồng ủy quyền nên họ sẵn sàng chấp
nhận tham gia vào quan hệ ủy quyền mà không lường trước được những rủi ro khi
người khác lợi dụng hợp đồng ủy quyền để trục lợi. Bên cạnh đó, thực tiễn cơng
chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền cũng phát sinh nhiều bất cập, có những điểm
nhập nhằng giữa quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền trong Luật Công chứng
2006 với quy định hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật Dân sự 2005. Trong lĩnh vực
chứng khoán, hợp đồng ủy quyền cũng bị lợi dụng làm cơng cụ để cá nhân hay cơng ty
chứng khốn chiếm đoạt chứng khoán, tiền gửi của nhà đầu tư làm cho nhà đầu tư có
tâm lý e ngại khi tham gia thị trường chứng khoán. Một thực trạng khác là việc áp
GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 1

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

dụng chế định pháp luật về ủy quyền lại trong pháp nhân khá tùy tiện, dẫn đến nhiều
giao dịch, hợp đồng mà pháp nhân là chủ thể có nguy cơ bị tun bố vơ hiệu. Ngồi ra,
chế định pháp lý về hợp đồng ủy quyền chưa được hoàn thiện ở mức độ tuyệt đối, hơn
nữa trong bối cảnh các quan hệ pháp luật dân sự diễn ra ngày càng phổ biến, đa dạng
và phức tạp nên thấy được sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật
về hợp đồng ủy quyền.

Do đó, để nhận dạng những rủi ro và tìm hiểu những vướng mắc của hợp đồng
ủy quyền trong thực tế trên cơ sở phân tích những chế định pháp lý về hợp đồng ủy
quyền để đưa ra những ý kiến đề xuất giải quyết vướng mắc, người viết đã chọn đề tài
“Hợp đồng ủy quyền - Thực trang và giải pháp” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên nền tảng quy định pháp luật về hợp đồng ủy quyền, người viết nghiên cứu
đề tài “Hợp đồng ủy quyền - Thực trạng và giải pháp ” để chỉ ra được những vướng
mắc thực tế khi áp dụng pháp luật để ủy quyền cho người khác thực hiện công việc.
Đồng thời người viết đề xuất những ý kiến góp phần giải quyết những bất cập ấy. Từ
đó, có thể giúp các chủ thể áp dụng pháp luật có kiến thức vững vàng hơn để bảo vệ
lợi ích chính đáng của bản thân cũng như tránh gây phương hại cho bên còn lại khi
tham gia vào hợp đồng ủy quyền. Ngồi ra cịn giúp các cơ quan thi hành pháp luật có
những biện pháp hạn chế tiêu cực của loại hợp đồng này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên chế định pháp lý về hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật Dân sự 2005 như
quy định về quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền, người được ủy quyền, quy định về
chấm dứt hợp đồng ủy quyền, cơ chế ủy quyền lại, kết hợp với các quy định pháp luật
về cơng chứng, chứng thực hợp đồng, và có liên hệ với chế định đại diện, đề tài nghiên
cứu thực tiễn chủ yếu trong hoạt động công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền,
lĩnh vực ủy quyền định đoạt tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất, ủy quyền giao dịch
chứng khốn, đồng thời trong phạm vi nghiên cứu cịn là thực tiễn hợp đồng ủy quyền
trong pháp nhân vì đây là những lĩnh vực hợp đồng ủy quyền được áp dụng khá phổ
biến và còn tồn tại những vướng mắc tiêu biểu.

4. Phương pháp nghiên cứu

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 2


SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Nhằm hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất, người viết vận dụng những phương
pháp để phục vụ việc nghiên cứu của mình như phương pháp nghiên cứu trên tài liệu,
sách vở, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, phương pháp sưu tầm
số liệu thực tế và phương pháp tổng hợp thông tin qua các bài viết, các cơng trình
nghiên cứu có giá trị và tạp chí chun ngành trên nền tảng phương pháp luận theo
quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày
gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng ủy quyền
Chương 2: Chế độ pháp lý về hợp đồng ủy quyền
Chương 3: Thực trạng và giải pháp cho những vướng mắc về hợp đồng ủy quyền

CHƯƠNG 1
GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 3

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Như đã biết, hợp đồng ủy quyền là một trong những hợp đồng dân sự thơng

dụng. Trên cơ sở đó, Chương 1 sẽ tìm hiểu khái quát chung về hợp đồng dân sự, từ
khái niệm, đặc điểm đến phân loại hợp đồng dân sự để làm nền tảng cho những nghiên
cứu về hợp đồng ủy quyền. Khi đã thấu đáo những vấn đề chung về hợp đồng dân sự,
người viết đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận chung của hợp đồng ủy quyền như:
khái niệm, đặc điểm, tầm quan trọng, lược sử hợp đồng ủy quyền trong luật dân sự
Việt Nam.
1.1. Khái quát chung về hợp đồng dân sự
1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự
Qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa
dần có nhiều thay đổi. Để tồn tại và phát triển, con người phải thỏa mãn những nhu
cầu thiết yếu của mình. Nhưng tự bản thân mỗi người khơng thể tự đáp ứng những nhu
cầu phong phú, đa dạng của mình. Do đó con người tất yếu phải tham gia vào rất nhiều
quan hệ xã hội. Trong quan hệ trao đổi, việc mỗi chủ thể bày tỏ ý chí riêng của mình
và rồi cuối cùng thống nhất ý chí với nhau để đạt được mục đích nhất định gọi là hợp
đồng. Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa người với người liên quan
đến tài sản trong một xã hội có tổ chức.1 Khi các bên phải chuyển giao tài sản, thực
hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của nhau
trong sinh hoạt, tiêu dùng hoặc trong sản xuất kinh doanh thì giữa họ hình thành hợp
đồng dân sự.2
Theo từ điển Tiếng Việt, hợp đồng là sự cam kết giữa hai hay nhiều người để làm
một việc gì đó, là việc xác lập trách nhiệm, quyền lợi. Trong pháp luật Việt Nam hiện
hành, hợp đồng dân sự được định nghĩa tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng
dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự”. Theo đó, chúng ta có thể hiểu, hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự
mà trong đó các bên trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.3 Muốn có sự thỏa thuận,
các chủ thể phải bày tỏ ý chí của mình dưới một hình thức nhất định, qua đó các bên
có thể nhận biết được ý chí của nhau nhằm bàn bạc đi đến sự thống nhất ý chí. Sự thỏa
1


Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1), Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2004, trang 4.
Hồng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tập II), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009, trang 194.
3
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Bài giảng Luật Dân sự 2, 2010, trang 5.
2

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 4

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

thuận giữa các bên mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để hình thành hợp đồng dân
sự. Để được pháp luật thừa nhận sự thỏa thuận giữa các bên là hợp đồng dân sự thì sự
thỏa thuận đó phải làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý dân sự, tức là nghĩa vụ được bảo
đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
phải có tính chất tài sản.4 Ngồi ra, hợp đồng phải được giao kết trên nguyên tắc tự do,
tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng và không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội.
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng dân sự
Định nghĩa hợp đồng dân sự tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 đã cho thấy
những đặc điểm cơ bản của hợp đồng: hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên và sự
ràng buộc pháp lý giữa các bên trong hợp đồng.
1.1.2.1. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộc pháp lý
với nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận. Bởi vậy, mặc dù trong luật thực định và

trong lý luận có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưng chung quy lại, tất cả
các định nghĩa đó đều thể hiện một quan điểm nhất quán là luôn xem sự thỏa thuận
giữa các bên là một trong các yếu tố thể hiện bản chất của hợp đồng.
Yếu tố thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng tạo nên hợp đồng.
Khơng có hợp đồng nào mà không do thỏa thuận và không có hợp đồng nào được tạo
ra mà thiếu yếu tố thỏa thuận. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng, “yếu tố thỏa thuận của các
chủ thể là tiền đề của hợp đồng và được xem là tuyệt đối”.5
Theo nghĩa thông thường, thỏa thuận là “nhất trí, đồng ý với nhau sau khi bàn
bạc”. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thỏa thuận là sự nhất trí chung được thể
hiện ở chỗ khơng có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên
liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thơng qua q trình mà mọi
quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hòa. Sự thỏa thuận
cịn có ý nghĩa bao qt hơn, so với các khái niệm thương lượng, bàn bạc, đồng ý. Nếu
6

khái niệm “thương lượng” hay “bàn bạc” dùng để chỉ quá trình thương thuyết, giao
dịch giữa các bên và khái niệm “đồng ý” dùng để chỉ kết quả của quá trình đó, thì khái
niệm “thỏa thuận” ở đây được hiểu là tồn bộ q trình, từ sự thương lượng đến sự
“thống nhất ý chí”. Đó là q trình dung hịa giữa ý chí các bên, đi từ sự đồng ý của
4

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1), Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2004, trang 5.
Đinh Văn Thanh, Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự, Tạp chí Luật học, số 4/1999, trang 20.
6
Hồng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng 1996.
5

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 5


SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

từng bên, đến sự hiệp ý hay gặp gỡ ý chí của hai hay nhiều bên khác nhau, nhằm đạt
được sự nhất trí chung, hay sự đồng thuận giữa hai hay nhiều bên đó.
Sự thỏa thuận khơng chỉ là sự nhất trí, đồng ý chung chung mà cịn phải có nội
dung cụ thể, mục đích rõ ràng, tức phải xác định được bản chất của quan hệ hợp đồng
mà các bên muốn xác lập. Tuy vậy, những thỏa thuận thiếu vắng các nội dung cụ thể là
chuyện phổ biến trong thực tế, vì có thể do các bên sơ suất hoặc cố ý để ngỏ những
điều khoản như vậy. Trong trường hợp có tranh chấp, những nội dung cịn thiếu sẽ
được Tòa án xem xét và áp dụng các điều khoản dự phịng của pháp luật, hoặc có thể
bổ túc thơng qua việc giải thích hợp đồng. Một thỏa thuận chỉ được coi là có giá trị
pháp lý, nếu nội dung và mục đích của nó khơng vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái đạo đức xã hội. Thỏa thuận chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực ràng buộc đối
với các bên nếu tuân thủ các yêu cầu do pháp luật quy định như điều kiện về chủ thể,
điều kiện về nội dung và mục đích, điều kiện về sự tự nguyện, và điều kiện về hình
thức hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định.
Tóm lại, thông qua sự thỏa thuận các bên đã làm nên hợp đồng, tức làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Vì vậy, thỏa
thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sự tồn tại hợp đồng.
1.1.2.2. Hợp đồng tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa các bên
Một sự thỏa thuận không phải là hợp đồng, nếu không tạo nên hiệu lực ràng buộc
giữa các bên. Bởi vậy, dấu hiệu thứ hai thể hiện đặc điểm của hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên phải nhằm tạo ra một sự ràng buộc pháp lý. Một sự thỏa thuận
mang tính chất xã giao hoặc một lời hứa danh dự, như lời hứa sẽ tặng quà nhân ngày
sinh nhật, hoặc thỏa thuận sẽ đến dự tiệc ở nhà bạn, hay cùng đi ăn tối với người khác
cũng khơng phải là hợp đồng, vì các thỏa thuận này không tạo ra sự ràng buộc quyền

và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên. Sự vi phạm lời hứa danh dự hoặc các cam kết mang
tính chất xã giao như trên có thể làm cho người thất hứa bị mất uy tín, bị dư luận chê
trách, nhưng khơng làm phát sinh trách nhiệm pháp lý và không thể bị áp dụng chế tài
dân sự như trường hợp vi phạm hợp đồng. Trong xã hội ngày nay, người ta cũng sử
dụng nhiều hình thức cam kết mang tính chất thỏa thuận nội bộ trong một khu vực dân
cư, một đơn vị hành chính, một địa phương để cùng làm một việc hay cùng thực hiện
một cuộc vận động gì đó của địa phương, đơn vị. Ví dụ như bản cam kết thực hiện
cuộc vận động “nói khơng với tiêu 16 cực” giữa các nhà giáo với lãnh đạo ngành giáo
dục, hay cam kết “thực hiện nếp sống văn minh đơ thị” của hộ gia đình với chính
quyền địa phương. Những cam kết như vậy cũng mang tính thỏa thuận, nhưng khơng
GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 6

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

phải là hợp đồng, vì khơng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân
sự. Các cam kết này có thể mang tính ràng buộc, thậm chí sự vi phạm các cam kết ấy
có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế (về mặt đạo đức) hay chế tài nhất định (như
các chế tài hành chính), nhưng sự vi phạm đó khơng làm phát sinh trách nhiệm dân sự
trong hợp đồng.
Tóm lại, mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng không phải sự
thỏa thuận nào của các bên cũng là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận tạo ra một sự ràng
buộc pháp lý mới được coi là hợp đồng. Bởi vậy, sự thỏa thuận và sự tạo ra một ràng
buộc pháp lý là hai đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng dân sự.
1.1.3. Phân loại hợp đồng dân sự
Trong sự đa dạng về nội dung của hợp đồng cũng như phụ thuộc vào cách tiếp

cận vấn đề khác nhau mà hợp đồng có thể được phân hành từng nhóm khác nhau dựa
trên những căn cứ, dấu hiệu đặc trưng cụ thể:
- Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia hợp
đồng, thì hợp đồng được chia thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn
vụ, trong đó:
+ “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”,7
tức là mỗi bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền. Trong nội dung của hợp
đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của
chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. Ví dụ trong hợp đồng mua bán tài sản, thì
bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ
nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
+ “Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ”.8 Điều này có
nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà khơng
có quyền gì đối với chủ thể kia, cịn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền
nhưng khơng phải thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản).
- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng,
hợp đồng được chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng khơng có đền bù. Gọi là
hợp đồng khơng có đền bù khi một bên giao tài sản, làm hay khơng làm một việc vì
lợi ích của bên kia mà không nhận lại bất kỳ một lợi ích nào có tính cách hồn trả.
7
8

Khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005.
Khoản 2 Điều 406 Bộ luật Dân sự2005.

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 7

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM



HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Các hợp đồng khơng có tính chất đó gọi là hợp đồng có đền bù. Ví dụ hợp đồng mua
bán, trao đổi là hợp đồng có đền bù; hợp đồng tặng cho, cho mượn tài sản là hợp
đồng khơng có đền bù; hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có hoặc khơng có đền bù tùy
theo việc ủy quyền có kèm điều kiện có thù lao hay khơng.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, hợp đồng được chia thành hợp đồng ưng
thuận, hợp đồng thực tại, hợp đồng trọng thức. Trong đó:
+ Hợp đồng ưng thuận có hiệu lực khi các bên gặp gỡ ý chí mà khơng cần bất
kỳ thủ tục nào.
+ Hợp đồng trọng thức có hiệu lực khơng chỉ trên cơ sở gặp gỡ ý chí mà còn
tuân theo một vài thủ tục do pháp luật quy định chẳng hạn như hợp đồng phải được
lập thành văn bản, có cơng chứng, chứng thức. Ví dụ: hợp đồng mua bán nhà ở.
+ Hợp đồng thực tại phát sinh hiệu lực không chỉ từ sự gặp gỡ ý chí các bên mà
cịn tự việc giao vật, đối tượng của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng cho mượn tài sản.
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, hợp đồng được
phân thành hai loại sau:
+ Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định,
thì đương nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với các bên
kể từ thời điểm giao kết.
+ Hợp đồng phụ là hợp đồng mà muốn có hiệu lực khi có hai điều kiện sau: thứ
nhất, phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng cũng
như hình thức của hợp đồng,…; thứ hai, hợp đồng chính có hiệu lực.
Ngồi ra, dựa vào các tiêu chí khác, hợp đồng cịn được phân loại thành: hợp
đồng thương lượng và hợp đồng theo mẫu; hợp đồng cá nhân và hợp đồng tập thể; hợp
đồng thực hiện trong khoảnh khắc và hợp đồng thực hiện tiếp liền trong thời gian; hợp
đồng gắn liền với nhân thân người giao kết;…

Trên đây là những tìm hiểu khái quát về hợp đồng dân sự để làm nên tảng cho
những lý luận chung về hợp đồng ủy quyền.

1.2. Khái quát chung về hợp đồng ủy quyền
GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 8

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1.2.1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền
Trong thực tế không bao giờ cá nhân hay pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham
gia vào quan hệ hợp đồng. Việc không tham gia trực tiếp có thể do nhiều lý do khác
nhau hoặc khi đã tham gia vào một quan hệ hợp đồng nhất định nhưng khơng có đủ
điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy
quyền cho người thứ ba thay mặt mình giao kết hay thực hiện hợp đồng dân sự9. Sự
cho phép đó thể hiện bằng hợp đồng ủy quyền.
Trong luật La Mã, hợp đồng ủy quyền được định nghĩa: “Hợp đồng ủy quyền là
sự thỏa thuận theo đó một người (gọi là người ủy quyền) giao cho một người khác (gọi
là người được ủy quyền) trách nhiệm thực hiện một cơng việc vì lợi ích của người ủy
quyền. Cơng việc có thể mang tính chất tổng qt hay cụ thể”. Qua đó ta thấy hợp
đồng ủy quyền trong luật La Mã là một hợp đồng hữu hảo, không có thù lao và được
giao kết vì lợi ích của người ủy quyền. Cũng mang bản chất ấy, hợp đồng ủy quyền
trong luật Việt Nam được định nghĩa tại Điều 581 Bộ luật Dân sự 2005: “Hợp đồng ủy
quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện
cơng việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định”. Định nghĩa này được giữ nguyên như quy định về

hợp đồng ủy quyền tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 1995.10
Theo luật, người được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh người ủy quyền.
Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một
số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến lợi ích của người ủy
quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lý, những hành vi này
không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội. Từ những hành vi pháp lý
mà người được ủy quyền thực hiện, mối quan hệ trực tiếp giữa người ủy quyền với
người thứ ba được thiết lập. Việc thực hiện công việc trong hợp đồng ủy quyền là rất
rộng, hơn nữa người được ủy quyền trong phạm vi nhất định có thể quyết định việc
thực hiện và việc thực hiện các hành vi này lại phát sinh trách nhiệm trực tiếp cho
người ủy quyền, do đó trong hợp đồng ủy quyền cần thỏa thuận rõ phạm vi ủy quyền.

1.2.2. Đặc điểm hợp đồng ủy quyền
9

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân Hà Nội, 2007, trang
228.
10
Điều 585 Bộ luật Dân sự 1995: “ Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy
quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 9

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Vì là một hợp đồng dân sự, hợp đồng ủy quyền mang đủ bản chất chung mà bất
kỳ hợp đồng dân sự nào cũng có: là một sự thỏa thuận đạt được giữa các bên chủ thể
(người ủy quyền và người được ủy quyền), thỏa thuận này làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ dân sự giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Bên cạnh hợp đồng ủy
quyền cịn có những đặc trưng sau:
1.2.2.1. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ
Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy
quyền và có nghĩa vụ cung cấp thơng tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công
việc của bên được ủy quyền, thanh tốn các chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền bỏ
ra để thực hiện công việc ủy quyền và phải trả thù lao nếu có thỏa thuận. Tương ứng
với quyền và nghĩa vụ bên ủy quyền, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện cơng
việc trong phạm vi ủy quyền đồng thời có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông
tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền, quyền được hưởng
thù lao và các chi phí hợp lý cho cơng việc ủy quyền trên (nếu có thỏa thuận về việc
trả thù lao).
1.2.2.2. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có hoặc khơng có đền bù
Điều 581 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “ bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều này có nghĩa, việc trả thù lao khơng
được suy đốn mà phải do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Do đó, trên
nguyên tắc, nếu các bên khơng có thỏa thuận hoặc pháp luật khơng quy định việc ủy
quyền phải trả thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng khơng có đền bù, mang tính
chất hữu hảo, tương trợ. Ngược lại, một khi việc ủy quyền khơng mang tính chất hữu
hảo, tương trợ (có thù lao) thì ủy quyền là một hợp đồng có đền bù.
1.2.2.3. Đối tượng của hợp đồng ủy quyền là công việc được thực hiện
Công việc mà người được ủy quyền thực hiện nhân danh cho người ủy quyền
phải là một giao dịch có tính chất pháp lý. Giao dịch pháp lý mà người được ủy quyền
có thể thực hiện thường là giao kết hợp đồng, nhưng cũng có thể là giao dịch một bên
như trả tiền, gửi đơn kiện…Người được ủy quyền cũng có thể được giao thực hiện các
giao dịch có tính vật chất nhưng đó phải là những giao dịch vật chất gắn liền với giao

dịch pháp lý mà người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện và nhất là phải trực
tiếp phục vụ cho việc xác lập và thực hiện giao dịch pháp lý đó. Chẳng hạn, người

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 10

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

được ủy quyền bán nhà có thể đưa người quan tâm đến việc mua nhà đến khảo sát nhà
đất.11
1.2.2.4. Người được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh người ủy
quyền
“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền
có nghĩa vụ thực hiện cơng việc nhân danh bên ủy quyền, cịn bên ủy quyền chỉ phải
trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.12 Qua định nghĩa trên cho
thấy hợp đồng ủy quyền là hợp đồng thuộc nhóm có đối tượng là thực hiện công việc
nhưng điểm đặc trưng của nó so với các hợp đồng thực hiện cơng việc khác (hợp đồng
dịch vụ, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng gia công...) là người được ủy quyền nhân danh
người ủy quyền thực hiện công việc chứ không phải nhân danh chính mình. Những
quan hệ được xác lập với người thứ ba từ công việc thực hiện theo hợp đồng ủy quyền
sẽ là những quan hệ ràng buộc trực tiếp quyền và nghĩa vụ giữa người ủy quyền và
người thứ ba. Cịn đối với hợp đồng gia cơng, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gửi giữ thì
bên nhận gia cơng, bên cung ứng dịch vụ, bên nhận gửi giữ cũng sẽ phải thực hiện
những cơng việc nhưng nhân danh chính bên cung ứng dịch vụ, bên nhận gửi giữ, bên
nhận gia công. Và như thế, những quyền và nghĩa vụ phát sinh sẽ trực tiếp ràng buộc
bên nhận gia công, bên cung ứng dịch vụ với người thứ ba.

Hơn nữa, người được ủy quyền khi nhân danh người ủy quyền thực hiện cơng
việc phải vì lợi ích của người ủy quyền chứ khơng nhắm đến lợi ích của mình. Nếu lợi
ích đó chỉ gắn với kết quả cơng việc thì ta vẫn có một hợp đồng ủy quyền, nhưng nếu
lợi ích đó đồng thời cũng là một phần của kết quả cơng việc thì ta có hợp đồng khác
chứ khơng phải là hợp đồng ủy quyền.
1.3. Lược sử hợp đồng ủy quyền
1.3.1. Từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc
Từ Bộ luật Hồng Đức dưới thời Lê đến Bộ luật Gia Long dưới thời Nguyễn, Bộ
Dân luật Bắc kỳ và Bộ Dân luật Trung kỳ ở thời Pháp thuộc, chưa thấy quy định về
việc chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản mặc dù có những phát triển trong quy định
về chế độ sở hữu. Bên cạnh đó, pháp luật thời Lê, thời Nguyễn quy định cụ thể về các
khế ước như khế ước mua bán, khế ước vay nợ, khế ước cho thuê động sản, bất động

11

Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thơng dụng trong luật Dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, 2005, trang
401.
12
Điều 581 Bộ luật Dân sự 2005.

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 11

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

sản, không quy định về khế ước ủy quyền. Đến thời Pháp thuộc, các quy định về chế

định khế ước có phát triển, đa dạng hơn nhưng vẫn không thấy khế ước ủy quyền .13
1.3.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1991
Ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Đến gần 30 năm sau, 30/4/1975 đất nước ta mới hồn tồn
giải phóng. Giai đoạn này, nền kinh tế nước ta theo cơ chế tập trung bao cấp. Chính cơ
chế này đã ảnh hưởng đến đời sống giao lưu dân sự đồng thời ảnh hưởng đến suy nghĩ
của các nhà làm luật nên các quy định về hợp đồng ban hành đã không phát huy được
hiệu quả trong nền kinh tế nói trên. Chính vì thế, những quy định về hợp đồng ủy
quyền trong giai đoạn này chưa được ghi nhận rõ.
1.3.3. Từ năm 1991 đến năm 1995
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã định hướng đổi mới nền kinh tế, từ nền
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Do có bước chuyển mới quan trọng nên trong xã hội cũng có nhiều
quan hệ phát sinh, địi hỏi pháp luật cần có những quy định mới để kịp thời điều chỉnh,
đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng.
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm
1991 để tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đề cao trách
nhiệm của các bên tham gia hợp đồng, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh lưu
thơng hàng hóa. Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 đã dành một điều luật để quy định
giao kết hợp đồng thông qua người đại diện, cụ thể là đại diện theo ủy quyền (Điều 7
Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991). Tuy nhiên, Pháp đồng dân lệnh hợp sự 1991 còn
hạn chế là chưa quy định chi tiết về việc xác lập, thực hiện cũng như chấm dứt hợp
đồng ủy quyền.
1.3.4. Từ năm 1995 đến năm 2005
Để khắc phục hạn chế của Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, ngày 28/10/1995 tại
kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng
qua Bộ luật Dân sự 1995 (có hiệu lực ngày 01/7/1996).
Có thể nói đây là Bộ luật Dân sự mang tính pháp điển hóa cao, tập trung hầu hết
các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là về lĩnh vực hợp đồng. Bộ

13

Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến
thời Pháp thuộc, NXB Chính trị quốc gia, 1998.

GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 12

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM


HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

luật dân sự 1995 đã quy định cụ thể từng loại hợp đồng cụ thể trong đó có hợp đồng ủy
quyền. Có mười điều luật quy định chi tiết về hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật Dân sự
1995 (từ Điều 585 đến Điều 594). Việc quy định rõ ràng từ xác lập hợp đồng ủy
quyền, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền đến chấm dứt hợp
đồng ủy quyền là kịp thời trong bối cảnh đời sống giao lưu dân sự diễn ra ngày càng
phổ biến và đa dạng.
1.3.5. Từ năm 2005 đến nay
Sau gần mười năm áp dụng, Bộ luật Dân sự 1995 đã phát huy vai trò lớn trong
việc tạo lập một hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập quốc tế đòi hỏi những quy định pháp luật phải
đổi mới cho phù hợp. Chính vì lẽ đó, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa
XI đã thơng qua Bộ luật Dân sự 2005 (có hiệu lực ngày 01/01/2006) nhằm đáp ứng
nhu cầu nói trên.
Chín điều luật về hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật Dân sự 2005 (từ Điều 581
đến 589) trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung những quy định về hợp đồng ủy quyền

trong Bộ luật Dân sự 1995 làm cho pháp luật về hợp đồng ủy quyền ngày càng hồn
thiện hơn.
1.4. Vai trị của hợp đồng ủy quyền
Cùng với sự phát triển của xã hội là sự thăng hoa của các quan hệ pháp luật. Đặc
biệt quan hệ pháp luật dân sự diễn ra phong phú và phức tạp nhưng lại gần gũi nhất
trong đời sống. Để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự được thuận tiện
và an toàn, Nhà nước lần lượt ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dân sự
như Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, Bộ luật Dân sự 1995 và đỉnh cao cho đến hiện
nay là Bộ luật Dân sự 2005. Trong những đạo luật này chứa đựng các quy định về hợp
đồng ủy quyền thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống dân sự.
Có thể nói, quy định pháp luật về hợp đồng ủy quyền trong luật hiện hành đã
giúp cho đời sống dân sự được vận hành một cách lưu lốt. Khi những người tuy có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia vào các giao dịch dân sự nhưng vì lý do
sức khỏe, thời gian hay ít kinh nghiệm hiểu biết trong lĩnh vực giao dịch đó, bằng cơ
chế ủy quyền được pháp luật quy định, họ có thể đạt được nhu cầu cần thiết của mình.
Hợp đồng ủy quyền trở thành công cụ thúc đẩy các giao dịch dân sự được diễn ra một
cách thuận tiện, không trở ngại.
GVHD: ThS. TĂNG THANH PHƯƠNG

Trang 13

SVTH: LÂM THỊ BÍCH TRÂM



×