Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại KHIÁ CẠNH PHÁP lý TRONG hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI

Luận Văn Tốt Nghiệp
Đề Tài:
KHIÁ CẠNH PHÁP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

GVHD: ThS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Nguyễn Trần Minh Triết
MSSV: 5054979
Lớp

3

: Thương Mại 2K31


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

-------------------------------------------------------------------------------------

4


Lời nói đầu
Bill Gates, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Microsoft, đã đặt
câu hỏi: “Theo các bạn, đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các
hoạt động kinh doanh ngày nay?”. Một ứng viên đã trả lời: “Đó là tính chặt chẽ
của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ sự nghiêm túc trong câu trả lời


của ứng viên này, chỉ duy nhất Bill Gates là không nghĩ như vậy. Ông đã cho ứng
viên này điểm tối đa .
Thật vậy , trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với
đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng
buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh
chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều
công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem
xét, đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng. Nhiều chuyên
gia kinh tế từng đặt câu hỏi: Đâu là yếu tố quan trọng nhất của một thương vụ
làm ăn? Phần lớn câu trả lời nhận được là: tính chặt chẽ và hình thức của hợp
đồng.
Quay về với Việt Nam, hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và gia nhập tổ chức thương mại
quốc tế ( WTO ) nên việc giao lưu, hợp tác thương mại quốc là điều tất yếu .
Trong hoạt đông thương mại thì mua bán hàng hoá chiếm một tỉ trọng rất lớn
(khối lượng thương mại hàng hoá của chỉ các nước thành viên WTO là 6000 tỷ
USD -1996 ) . Để thiết lập một quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế thì các bên
phải xác lập bằng một hợp đồng . Có thể nói trong quan hệ mua bán quốc tế thì
việc kí kết hợp đồng rất quan trọng vì nó chi phối tất cả các quá trình còn lại đặc
biệt là thực hiện hợp đồng . Các doanh nghiệp Việt Nam có được sự chủ động
trong việc kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hay không
còn phụ thuộc vào sự hiểu biết và nắm bắt các quy định của pháp luật của thương
mại quốc tế và những tập quán quốc tế của từng doanh nghiệp . Thực tế cho thấy
các doanh nghiệp chúng ta hiểu biết về những vấn đề này còn hạn chế . Trong tập
bài viết này , người viết phân tích một số khía cạnh pháp lý trong hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế và đưa ra một số kiến nghị để chỉ rõ bất lợi của thương
nhân Việt Nam khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và hướng khắc
phục .
Do nội dung đề tài rất rộng nên người viết chỉ phân tích , nghiên cứu dựa
trên những hợp đồng phổ biến , thường gặp .

Người viết chủ yếu dựa trên một số tài liệu của các học giả , giáo trình của
các trường Đại học , và đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của các sinh viên . Trên cơ sở
đó phân tích , thẩm định, đánh giá và nêu ra quan điểm của cá nhân .
Cấu trúc đề tài gồm ba phần :
Chương 1 : khái quát hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .
Chương 2 : pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc .
Chương 3 : khuyến nghị để hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế .
Do kiến thức còn hạn chế và dưới góc nhìn còn thiển cận , tài liệu nghiên
cứu còn quá ít nên đề tài còn thiếu sót nhiều xin độc giả thông cảm và góp ý để
đề tài hoàn thiện hơn .

5


MỤC LỤC

Nhận xét ............................................................................................... Trang 2
Lời nói đầu ...................................................................................................... 3
Mục lục ........................................................................................................... 4
Chương 1 : Khái quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............................. 5
1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì ................................... 5
1.2 Cơ sở pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ............... 8
1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế . 13
Chương 2 : Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ....................... 21
2.1 Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán quốc tế ......................... 21
2.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng .................................................. 27
2.3 Giải thích hợp đồng ................................................................... 50
2.4 Điều chỉnh nội dung của hợp đồng ............................................ 53
Chương 3 : Khuyến nghị để hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế ...................................................................................................... 56
3.1 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế .............................................................................................. 56
3.2 Khuyến nghị về công tác lập pháp trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế ...................................................................................................... 67
3.3 Luật sư , giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro
khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế .................................... 70
Kết luận ........................................................................................................ 72
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 73

6


CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế? Hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế có những đặc điểm gì và kết cấu như thế nào? Làm thế nào để ký kết
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có hiệu lực pháp lý? Các câu hỏi này không
chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Bởi hiểu
được các vấn đề trên thì công tác soạn thảo và ký kết hợp đồng mới được thực
hiện tốt. Nhờ đó công tác thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra suông sẻ, những tranh
chấp đáng tiếc giữa các bên của hợp đồng sẽ được giảm thiểu, góp phần gia tăng
kim ngạch xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước nói
chung. Trong chương 1 này , người viết sẽ tập trung trả lời các câu hỏi đó có liên
hệ đến pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới .
1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì ?
Lich sử hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế : (1)
- Thời cổ đại : theo các nhà nhân chủng học , ngay từ khi con người tụ

tập thành bầy đàn , họ đã biết buôn bán . Xem xét về nguồn gốc , có lẽ các chợ đã
được hình thành trên cơ sở đường biên giới giữa các lãnh thổ và các thủ lĩnh cộng
đồng đồng ý đưa ra những bảo đảm an toàn nhất định đối với các thương gia tại
những nơi họp chợ trên . Theo các nhà khảo cổ , mạng lưới thương nghiệp phát triển
đã xuất hiện vào khoảng năm 3500 TCN , tại vùng Mestopotamia cổ đại . Những
tuyến đường mua bán đã mở rộng từ vùng đất Iraq , Iran ngày nay và về phía Tây
đến các nền văn minh Ai Cập , phát triển về phía Đông đến Pakistan ngày nay và về
phía bắc Uzơbekistan ngày nay . Noài ra , các nhà khảo cổ cho rằng ở Trung Quốc
người ta đã sử dụng những tuyến đường mua bán trong khoảng thời gian từ năm
1500 đến 2000 TCN và vài nơi châu Mĩ từ năm 1000 đến 2000TCN .
- Thời trung cổ : theo các ghi chép sử liệu thời trung cổ , hình thức chủ
yếu của mua bán ngoại thương là các thương gia chuẩn bị thuyền đem hàng ra nước
ngoài , trực tiếp tiêu thụ ở thị trường nơi đó . Cũng có một số thương gia tự mình ra
nước ngoài mua hàng hóa , sau đó đem về nước . Lại có người kiêm cả hai , đồng
thời với việc bán ra họ mua những hàng hóa cần thiết . Bất kể phương thức nào , đều
do chủ hàng gánh chịu rủi ro , trách nhiệm và chi phí trong vận chuyển hàng hóa
đường dài , còn về chất lượng hàng thì do đặt thù phương thức này nên chất lượng
hàng hóa được các thương gia xem xét lúc hàng hóa được đưa lên tàu của mình .
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phát triển xung quanh vùng vịnh Pecxich đến
Ấn Độ và Đông Nam Á
Vào cuối thời kì trung cổ , châu Âu đã có một mạng lưới buôn bán rất phát triển
và phức tạp . Dọc theo biển Địa Trung Hải , các thành phố Vơnidơ , Phơloren và
Giênon đã phát triển nhờ hoạt động mua bán trong vùng và mua bán với châu Phi và
(1) GT Luật kinh doanh quốc tế . PGS Nguyễn Đăng Dung, TS Nguyễn Ngọc Đào. NXB
Đồng Nai 2000 . Tr 12,13

7


châu Á . Ở Bắc Âu , vào giữa thế kỉ 14 , 80 thành phố đã tụ họp lại với nhau thành

một liên minh chính trị lõng lẽo với những luật lệ và hệ thống thương mại chung gọi
là tập đoàn Houseatic .
- Thời kì thực dân : Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha , Pháp , Hà Lan , Anh đều sử dụng
sức mạnh hải quân để thiết lập những đế chế chính trị và thương mại trên khắp thế
giới . Trong hệ thống thương mại cổ điển thời kì này chức năng của thuộc địa là
cung cấp những nguyên liệu để chế biến thành sản phẩm cuối cùng ở chính quốc .
Các thuộc địa xa sau đó sẽ nhập khẩu hàng hóa đã sản xuất từ mẫu quốc .
Mua bán hàng hóa quốc tế là một lĩnh vực của các hoạt động thương mại quốc
tế . Trong đó các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa chủ yếu thông qua
các hợp đồng luôn diễn ra sôi động nhất , giữ vị trí trung tâm trong các giao dịch
thương mại quốc tế . Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng hợp đồng được
các chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất
trong các hoạt động thương mại của mình . Trước hết ta làm rõ khái niệm : thương
mại quốc tế . Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích
lợi nhuận giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau tại các quốc gia khác nhau .
Trong một số giáo trình tư pháp quốc tế và thương mại quốc tế cũng như trong
một số bài viết được đăng trong một số tạp chí khoa học pháp lý được xuất bản ở
Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng thương mại quốc tế nói
chính xác hơn là chưa có một cách xác định thống nhất tính quốc tế của hợp đồng
thương mại quốc tế mà chỉ nêu lên một số khái niệm hay một số cách xác định yếu
tố quốc tế của loại hợp đồng này (2). Điều này có thể là do Việt Nam mới tham gia
vào hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên
quan đến việc xác định luật áp dụng căn cứ vào tính quốc tế của hợp đồng . Tuy
nhiên , theo điều 758 BLDS 2005 thì thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa đơn
giản nhất : các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài . Các yếu tố nước ngoài
dựa trên dấu hiệu :
+ Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên quốc tịch khác nhau hoặc có
trụ sở thương mại ở các nước khác nhau .
+ Sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở
nước ngoài .

+ Đối tượng của thương mại như hàng hóa , dịch vụ hoặc các đối tượng khác
ở nước ngoài .
- Trên cơ sở thương mại quốc tế , ta thấy hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế, so với
các hợp đồng thương mại khác nó chỉ khác về mặt khách thể còn về chủ thể và các
đặc điểm khác thì tương đồng với các loại hợp đồng khác . VD: hợp đồng cung ứng
dịch vụ thì khách thể là một công việc nhưng hợp đồng mua bán là việc chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa . Qua đó , hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng
được kí kết :
+ Các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước
khác nhau .

(2) GT Luật thương mại quốc tế . Trường đại học Luật Hà Nội 2006 .Tr 16

8


+ Sự kiện đàm phán làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy
ra ở nước ngoài .
+ Đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài .
- Cũng như thuật ngữ thương mại quốc tế pháp luật Việt Nam chưa đưa ra
được định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế . Nếu Luật thương mại 1997
quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và do đó lấy
quốc tịch của các thương nhân để làm tiêu chí xác định loại hợp đồng này thì Luật
thương mại 2005 đã mở rộng phạm vi loại hợp đồng này hơn khi không dùng khái
niệm hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà quy định về mua
bán hàng hóa quốc tế . Quy định này phù hợp hơn với thực tiễn của hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế hiện nay . Luật thương mại 2005 không căn cứ vào quốc tịch
của thương nhân mà căn cứ vào hình thức mua bán hàng hóa để xác định hợp đồng
loại này , theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa dưới hình thức xuất khẩu , nhập

khẩu , tạm nhập tái xuất , tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu được xem là hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế ( điều 27 ) . Còn nếu chiếu theo điều 758 BLDS 2005 thì
thỏa mãn dấu hiệu “ yếu tố nước ngoài” như đã đề cập phần trên . Có thể nói rằng
cùng một thuật ngữ “ mua bán hàng hóa quốc tế” nhưng dưới góc độ luật học thì
BLDS 2005 và Luật thương mại 2005 đã có sự quy định khác nhau , chồng chéo lên
nhau thiếu sự nhất quán chung của nhà làm luật mặc dù cả hai luật ra đời cùng lúc .
- Mặt khác, một số học giả không lấy dấu hiệu hành vi thương mại vượt
ra khỏi biên giới quốc gia làm tiêu chí xác định thương mại quốc tế theo BLDS 2005
hoặc dựa vào các dấu hiệu hình thức theo Luật thương mại 2005 mà chỉ dựa vào dấu
hiệu quốc tịch của thương nhân .
VD : Có một số học giả định nghĩa rằng :
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được kí kết giữa các bên
có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau . (3)
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả hợp đồng được ký kết giữa
các thương nhân Việt Nam và các thương nhân nước ngoài (4)
Từ các ví dụ ta thấy rằng , căn cứ vào điều 758 BLDS 2005 theo các khái niệm trên
thì chỉ thừa nhận xác định dấu hiệu chủ thể là quốc tịch của các thương nhân , phủ
nhận hai đặc điểm còn lại .
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các thương
nhân có trụ sở kinh doanh được thành lập ở các quốc gia khác nhau , hoặc giữa các
cá nhân có quốc tịch khác nhau .Theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ
giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu
và nhận thanh toán; và Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu,
nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng song vụ: mỗi bên ký kết
hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng
cho Bên nhập khẩu còn Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất
khẩu .
(3) GT Luật hợp đồng thương mại quốc tế. PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, TS Dương
Anh Sơn, TS Dương Thị Bích Thọ . NXB ĐHQG TPHCM 2007 . Tr 7

(4) GT Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. GS.TS Nguyễn Thị Mơ. NXB Giáo
Dục 2005 .Tr 79
9


Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng có đền bù: bên có nghĩa vụ thì
cũng có quyền lợi và ngược lại. Bên nhập khẩu được hưởng quyền lợi nhận hàng
và đổi lại phải có nghĩa vụ trả tiền cân xứng với giá trị đã được giao. Ngược lại,
Bên xuất khẩu nhận được tiền phải có nghĩa vụ giao hàng.
* Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :
Xét về thời gian thực hiện hợp đồng thì có 2 loại : hợp đồng ngắn hạn và hợp
đồng dài hạn .
- Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối
ngắn và sau khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa
hai bên về hợp đồng cũng kết thúc .
- Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc
giao hàng được tiến hành làm nhiều lần .
Xét về mặt nội dung của quan hệ kinh doanh trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế thì có những loại sau :
- Hợp đồng xuất khẩu ,
- Hợp đồng nhập khẩu ,
- Hợp đồng tạm nhập tái xuất ,
- Hợp đồng tạm xuất tái nhập ,
- Hợp đồng chuyển khẩu ( xem thêm điều 28, 29, 30 luật thương mại
2005) .
Xét về hình thức của hợp đồng có các loại sau :
- Hình thức văn bản ,
- Hình thức miệng ,
- Hình thức mặc nhiên .
1.2 Cơ sở pháp lý của mua bán hàng hóa quốc tế :

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dù được kí kết chi tiết hoàn chỉnh chi
tiết đến đâu , bản thân nó cũng không thể dự kiến chứa đựng bao gồm tất cả những
vấn đề , những tình huống phát sinh trong thực tế . Từ đó vấn đề chọn luật áp dụng
cho một quan hệ cụ thể được đặt ra . Có những trường hợp mà tranh chấp phát sinh
giữa các bên lại không được qui định hoặc qui định không đầy đủ trong hợp đồng :
các bên phải dựa vào luật được điều chỉnh hợp đồng để giải quyết tranh chấp .
Nguồn luật đó có thể là : điều ước quốc tế , luật quốc gia hoặc tập quán thương mại
quốc tế và thậm chí cả án lệ . Tuy nhiên , để xem xét nguồn luật nào có thể được áp
dụng ta hãy điểm qua vài hệ thống luật trên thế giới .
1.2.1 Điều ước quốc tế về thương mại :
Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được kí bằng văn bản giữa các
quốc gia và do luật pháp quốc tế quy định . Cho đến đầu thế kỷ 19 các hợp đồng
ngoại thương vẫn được thành lập chiếu theo các quy tắc pháp lý trong các bộ luật
dân sự hay thương mại của các quốc gia . Đến năm 1817 trên thế giới bắt đầu xuất
hiện dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng thừa , cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trở
nên gay gắt . Trước tình hình đó , các nhà buôn buộc phải quy tụ lại theo ngành nghề
dưới dạng các hiệp hội . Trong giai đoạn đầu , các hiệp hội những nhà kinh doanh tại
mỗi quốc gia đã soạn thảo ra những hợp đồng mẫu cho từng loại hàng hóa . Tuy vậy
các hợp đồng này vẫn mang tính riêng biệt của từng nước nên trở thành nguyên nhân

10


của nhiều vụ tranh chấp . Do đó , những hiệp hội của các quốc gia đã tìm cách xích
lại gần nhau và ký kết với nhau những thỏa hiệp trong đó quyền lợi của mọi phía
được giải quyết một cách thỏa đáng .
Điều ước quốc tế được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi các
điều ước quốc tế này điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thương mại quốc tế . Ta
có thể chia làm 2 loại :
Căn cứ vào số lượng và chủ thể của điều ước quốc tế :

+ Điều ước quốc tế song phương : do hai bên chủ thể trong quan hệ
quốc tế kí kết , với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt
động thương mại quốc tế .
+ Điều ước đa phương : do ba chủ thể trong quan hệ quốc tế trở lên kí
kết hoặc tham gia .
Căn cứ vào tính chất điều chỉnh :
+ Điều ước qui định những nguyên tắc chung là loại điều ước chỉ đưa ra
những nguyên tắc mà theo đó các bên phải tuân thủ trong quá trình xác lập và thực
hiện các giao dịch thương mại quốc tế . VD : những nguyên tắc đãi ngộ như công
dân , nguyên tắc đối xử tối huệ quốc , nguyên tắc có đi có lại …
+ Điều ước qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên là loại điều ước
chứa đưng các qui phạm điều chỉnh một cách rõ ràng cụ thể quyền và nghĩa vụ của
các bên . VD : công ước Viên 1980 …
Khi nói đến điều ước quốc tế , một trong những vấn đề vô cùng quan
trọng là trong trường hợp náo điều ước quốc tế được áp dụng . Theo nguyên tắc
chung điều ước quốc tế được áp dụng trong hai trường hợp sau :
+ Quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế kí
kết hay tham gia điều ước quốc tế tương ứng .
+ Mặc dù quốc gia của ít nhất một chủ thể trong hợp đồng không tham
gia kí kết hay phê chuẩn điều ước quốc tế nhưng các bên thỏa thuận áp dụng điều
ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ của bên theo hợp đồng .
Trong trường hợp có sự qui định khác nhau giữa điều ước quốc tế về
thương mại và luật trong nước của nước là thành viên của điều ước quốc tế đó thì
qui định của điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng .
Những quy phạm pháp luật của điều ước quốc tế là những quy phạm thực
chất hoặc quy phạm xung đột đã được các quốc gia thống nhất . Do vậy , các chủ thể
của hợp đồng mua bán quốc tế dù ở các nước khác nhau sẽ có một sự hiểu thống
nhất trong việc giải quyết nhanh chóng tranh chấp phát sinh , tiết kiệm thời gian .
Hiện nay , Việt Nam chưa kí nhiều điều ước quốc tế về mua bán với các nước (đặc
biệt là các nước phát triển ) nên điều ước quốc tế về thương mại với ý nghĩa là nguồn

luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa phát huy thật sự vai trò của
nó .(5)
1.2.2 Pháp luật quốc gia :
Đôi nét về các hệ thống luật trên thế giới :
Luật lục địa ( continental law , civil law )
Dòng luật này được gọi là Luật lục địa vì nó áp dụng phổ biến ở các
(5)GT Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. GS.TS Nguyễn Thị Mơ. NXB Giáo Dục
2005 .Tr 85

11


nước châu Âu lục địa . VD : Pháp , Đức , Ý … Luật này bắt đầu từ bộ luật do đế chế
La Mã Justinian ban hành cách đây 1500 năm . Vì lý do này các thương gia gọi nó là
luật La Mã . Năm 1803 Napoleon đã sửa đổi lại bộ luật Justinian và bộ luật mới của
Napoleon đã ảnh hưởng đến nhiều hệ thống pháp lý khác trên toàn thế giới , bao
gồm Nhật Bản và các nước Nam Mỹ . Bản chất của luật lục địa là sự soạn thành luật
: một bộ luật đầy đủ sẽ trình bày hết những gì hợp pháp và bất hợp pháp . Hệ thống
luật Lục địa đã phát triển khá hoàn hảo phần dân luật và đặc biệt là nhánh luật
thương mại và luật hợp đồng.
Tính hệ thống chặt chẽ là đặc điểm chung của dòng luật lục địa , nhưng
trong cùng một hệ thống , luật của mỗi nước rất khác nhau . VD : luật của Pháp và
Đức là hai thái cực . Luật Đức thực dụng và chặt chẽ hơn luật Pháp nhiều . Luật
Pháp được coi là trí tuệ , nhưng có khi lại không thích ứng với thực tế kinh doanh .
Người ta coi luật của Pháp là luật của người mua , bởi nó thuận lợi cho người mua (
có bảo hành ẩn tỳ theo pháp định , không hạn chế về thời gian , nghĩa vụ tư vấn ,
hướng dẫn , trách nhiệm người bán rất nặng ) . Ngược lại luật Đức được coi là luật
của người bán , bởi rất thuận lợi cho người bán như : người bán không có nghĩa vụ
bảo hành .
Luật Anh Mỹ ( anglo- american law , common law )

Không giống như luật Lục địa , hệ thống luật Anh -Mỹ không hoàn toàn
được soạn thành văn bản . Truyền thống luật bất thành văn đưa ta trở lại thời những
vị vua xa xưa ngồi dưới gốc cây sồi phán quyết từng vụ án một .Để đạt được công
bằng , nhà vua xét xử mỗi vụ án dựa trên các phán quyết của các vụ án tương tự xảy
ra trước đó , cái gọi là “án lệ” .
Ngày nay công luật nói chung được soạn thảo thành luật , trong khi dân luật
phần lớn vẫn còn là luật án lệ . Cần lưu ý rằng , ngày nay luật thương mại Mỹ đã trở
thành luật thành văn , không còn cái thời buổi lộn xộn mà mỗi tiểu ban áp dụng
những tập quán pháp lý khác nhau . Đạo luật thương mại thống nhất (Uniform
Commercial Code – UCC ) được soạn thành luật từ năm 1941 đến 1952 . Bản hiệu
đính 1962 được 49 tiểu bang chấp nhận và thực hiện , đến bản hiệu đính năm 1972
thì toàn quốc đều chấp nhận . Vì Anh và Mỹ luôn chiếm ưu thế trong mậu dịch quốc
tế nên tư tưởng pháp lý Anh - Mỹ phát triển khá toàn vẹn , đặc biệt là luật thương
mại và hợp đồng của các quốc gia trao đổi mậu dịch phát triển rất mạnh mẽ .
Luật Xã Hội Chủ Nghĩa ( Socialist law )
Đặc điểm ý thức hệ chính yếu được đưa vào trong truyền thống pháp lý
XHCN là xây dựng những dạng khối của xã hội Cộng Sản . Hệ thống pháp lý đó
phục vụ cho sự sở hữu nhà nước các phương tiện sản xuất và phân phối , bao gồm
hầu hết các doanh nghiệp . Truyền thống pháp lý XHCN là một trong sự kiểm soát
mạnh mẽ của chính phủ trung ương . Các luật lệ hỗ trợ cho đặc trưng kế hoạch hóa
kinh tế của nhà nước XHCN , cho phép chính phủ trung ương thiết lập các tiêu
chuẩn quốc gia , thống nhất như nhau cho các hoạt đông doanh nghiệp .
Luật Hồi giáo ( Islamic law )
Được áp dụng rất thịnh hành ở các quốc gia Hồi giáo . Ý tưởng về luật pháp
trong các xã hội Hồi giáo là hoàn toàn khác với hầu hết các nền văn hóa phương Tây
. Hầu hết các nước phương Tây nhìn thấy luật pháp như một biểu hiện của ý chí
nhân dân hành động thông qua các cơ chế lập pháp của họ thì luật Hồi giáo cho là sự

12



chỉ thị của đấng thiêng liêng . Nó không thể bị thay đổi , bởi vì nó là con đường duy
nhất cho các tín đồ phải noi theo . Luật hình sự và luật gia đình phát triển mạnh theo
tư tưởng pháp lý Hồi giáo , ngược lại luật thương mại và hợp đồng rất yếu . Ở một
vài quốc gia Hồi giáo áp dụng luật thương mại Anh ( pakistan ) .
Nghiên cứu 4 dòng luật kể trên , đặc biệt là dòng luật Anh-Mỹ và luật lục
địa ta thấy : cách tiếp cận luật pháp khác nhau sản sinh ra những vụ kiện tụng khác
nhau , cách tố tụng khác nhau , cách soạn thảo hợp đồng cũng rất khác nhau . Những
điều trên cho thấy các nhà soạn thảo đàm phán hợp đồng cần phải hết sức quan tâm
đến luật áp dụng.
Khi không có điều ước quốc tế hoặc có nhưng điều ước quốc tế không đề
cập hoặc đề cập không đầy đủ những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , các chủ thể của hợp đồng có thể dựa vào luật
của một quốc gia nào đó để giải quyếc các vấn đề phát sinh . Khi đó nguồn luật của
quốc gia sẽ
trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương , bổ sung cho
những thiếu sót của hợp đồng đó .
Trong hợp đồng mua bán quốc tế : quyền và nghĩa vụ của các bên được điều
chỉnh bởi pháp luật quốc gia trong lĩnh vực dân sự thương mại . VD : Bộ luật dân sự
Việt Nam 2005 , luật thương mại Việt Nam … Các quy phạm pháp luật quốc gia
được chia làm hai nhóm : (6)
- Thứ nhất : các quy phạm bắt buộc . VD : các quy phạm về chủ thể kí hợp
đồng , hình thức , đối tượng của hợp đồng … các quy phạm này có hiệu lực pháp lý
trong mọi trường hợp , không phụ thuộc vào việc luật áp dụng cho hợp đồng là luật
của quốc gia nào , điều ước quốc tế hay tập quán thương mại quốc tế . VD : A ( quốc
tịch Việt Nam) kí hợp đồng mua bán hàng hóa với B ( quốc tịch Hoa Kỳ ) , cả 2
chọn luật Hoa Kỳ , mặc dù luật Hoa Kỳ cho phép hợp đồng thương mại quốc tế được
kí kết trong mọi hình thức . Tuy nhiên , hợp đồng coi là có hiệu lực trên lãnh thổ
Việt Nam hợp đồng bắt buộc phải được kí kết bằng văn bản theo qui định của pháp
luật Việt Nam .

- Thứ hai , quy phạm tùy nghi : tức là các quy phạm quy định quyền và ngĩa
vụ của các bên trong hợp đồng . Việc áp dụng các quy phạm này xuất phát từ :
+ Sự tự thỏa thuận của các bên . Các bên có thể thỏa thuận mọi điều
khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình bao gồm cả việc tự do thỏa thuận
chọn luật áp dụng . Các bên có thể thỏa thuận chọn luật trong nước của mỗi bên hoặc
có thể chọn luật của một nước thứ ba , với điều kiện chọn pháp luật của nước này
không trái với qui định của nơi kí hợp đồng . (7)
Thông thường , để đạt được một thỏa thuận chung về áp dụng luật của quốc
gia mà một bên chủ thể có quốc tịch là quốc gia đó rất khó . Vì chủ thể có quốc tịch
là quốc gia dược các bên chọn để điều chỉnh hợp đồng sẽ
thuận lợi hơn chủ thể kia , vì họ hiểu rất rõ hệ thống pháp luật trong quốc gia mình .
Họ có thể đặt đối tác vào một thế bất lợi mà pháp luật nước đó thừa nhận . Do đó để
thống nhất áp dụng pháp luật nuớc nào của một trong các bên chủ thể thì hoàn toàn
(6) GT Luật hợp đồng thương mại quốc tế. PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, TS Dương Anh
Sơn, TS Dương Thị Bích Thọ . NXB ĐHQG TPHCM 2007 . Tr 21
(7)GT Luật thương mại quốc tế . Trường đại học Luật Hà Nội 2006 .Tr 25

13


phụ thuộc vào sự nhân nhượng và sự thuyết phục của các bên . Đó phụ thuộc vào
nghệ thật đàm phán của các bên .
+ Pháp luật của quốc gia sẽ được áp dụng nếu có quy phạm xung đột dẫn
chiếu đến . Trong trường hợp mặc dù các bên chủ thể không thỏa thuận chọn luật áp
dụng , nhưng trong các nguồn luật liên quan có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
một hệ thống pháp luật của quốc gia nào đó , thì pháp luật được dẫn chiếu sẽ được
đem áp dụng để điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế .
1.2.3 Tập quán về thương mại :
Tập quán quốc tế về thương mại cũng là nguồn luật của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế . Tập quán thương mại quốc tế là một thói quen thương mại được hình thành

lâu đời , có nội dung cụ thể rõ ràng , được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong
giao dịch
thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến . Sự thích ứng của tập quán mua
bán hàng hóa quốc tế lấy sự tự chủ ý thức của đương sự làm căn bản ,bởi vì bản thân
tập quán không phải là luật pháp , nó không có tính cưỡng chế đối với hai bên mua
bán , do vậy hai bên mua bán có quyền đưa ra những quy định không phù hợp với
tập quán nào đó trong hợp đồng . Song tập quán mua bán quốc tế vẫn có vai trò chủ
đạo quan trọng đối với thực tiễn mua bán . Điều này thể hiện ở ,một mặt , nếu hai
bên đồng ý sử dụng một tập quán nào đó để ràng buộc cuộc giao dịch , đồng thời khi
đề ra những quy định rõ ràng trong hợp đồng thì tập quán này có tính cưỡng chế .
Một mặt khác , nếu hai bên không đưa ra quy định rõ ràng về một vấn đề nào đó ,
cũng chưa ghi rõ hợp đồng này dùng theo thông lệ nào , thì khi xảy ra tranh chấp
trong quá trình thực hiện hợp đồng , tòa án hay cơ quan trọng tài thụ lý vụ tranh chấp
này cũng thường dùng một tập quán mua bán quốc tế nào đó để phân xử . Vì vậy ,
tuy tập quán mua bán quốc tế không có tính cưỡng chế , song vai trò chủ đạo của nó
trong thực tiễn mua bán quốc tế của nó không dễ gì coi nhẹ . Nhiều tập quán mua
bán được áp dụng rộng rãi điều đó cho thấy nó rất có hiệu quả (8). Thông thường các
tập quán thương mại mà ta hay gặp : (9)
+ Các tập quán có tính nguyên tắc : là những tập quán bao trùm cơ bản ,
đuợc hình thành trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
và bình đẳng giữa các dân tộc .
VD : tòa án ( hay trọng tài ) của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố
tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp
.
+ Tập quán thương mại quốc tế chung : là các tập quán thương mại được
nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi , nhiều khu vực .VD: điều kiện
thương mại quốc tế do phòng thương mại quốc tế tập hợp và soạn thảo ( gọi là tắt là
INCOTERMS 1953 – 1980 – 1990 – 2000) .
Các tập quán thương mại khu vực là các tập quán thương mại quốc tế được áp
(8) nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế . Lê Hiếu Tiên chủ biên , NXB Thanh Niên 1995 ,

tr 16 ,17
(9)GT Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. GS.TS Nguyễn Thị Mơ. NXB Giáo Dục
2005 .Tr 89,90

14


dụng ở từng nước , từng khu vực từng cảng . VD : ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện giao
hàng FOB , nhưng theo điều kiện FOB Hoa Kỳ , nghĩa là nghĩa vụ của người bán sẽ
nặng hơn rất nhiều ( người bán phải thuê tàu hộ người mua ) so với nghĩa vụ của
người bán FOB trong INCOTERMS 2000 .
Tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế trong các trường hợp :
+ Khi chính hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định .
+ Khi các điều ước quốc tế liên quan qui định
+ Khi luật thực chất ( luật quốc gia ) do các bên thỏa thuận lựa chọn không
có hoặc có nhưng không đầy đủ còn khiếm khuyết .
+ Được luật trong nước quy định áp dụng .
+ Cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán
thương mại quốc tế trong giao dịch của họ .
1.2.4 Án lệ :
Chính sự hạn chế của pháp luật và năng lực của các cơ quan công
quyền khi giải quyết những vấn đề sinh động trong thực tiễn kinh doanh, thương mại
ở các nước phương Tây, đã làm nảy sinh nhu cầu sử dụng một hình thức pháp luật
đặc thù, đó là án lệ. Án lệ là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ
quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cấp trên khi giải quyết vụ việc cụ thể làm cơ sở
để áp dụng các trường hợp tương tự . Ở các nước XHCN cho rằng hình thức này
xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp . Vì vậy dễ tạo ra sự tùy
tiện ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật , không phù hợp với nguyên tắc
pháp chế XHCN . Cho nên án lệ không thể coi là một hình thức cơ bản của pháp luật

. Do hệ thống pháp luật còn yếu nhưng cần phải giải quyết những vấn đề cần thiết ,
các nước XHCN sử dụng hình thức này nhưng với cách làm mới . Vd : tổng kết quá
trình giải quyết một số vụ việc cụ thể , điển hình để đề ra đường lối hướng dẫn giải
quyết các vụ việc tương tự . Khi hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vấn đề này không tồn
tại .
Trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, từ lâu án lệ
luôn được sử dụng như là một cách thức để toà án, trọng tài thương mại dựa vào
để giải quyết các vụ tranh chấp thương mại. Cũng cần lưu ý rằng mức độ thừa
nhận và vận dụng án lệ là không giống nhau ở các quốc gia và các hệ thống tài
phán. Chẳng hạn, trong tài phán quốc tế về thương mại, WTO không công nhận
nguyên tắc án lệ; tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, các ban
hội thẩm thường dựa rất nhiều vào việc tham khảo cách thức giải quyết của các
ban hội thẩm trước đó qua những vụ việc tương tự. Điểm khác là, các bản án xét
xử này chỉ có giá trị tham khảo chứ không trở thành các quy định có tính bắt
buộc như ở hệ thống các quốc gia theo thông luật.
Án lệ ít được sử dụng trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế . Thông thường án lệ được sử dụng trong việc giả quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế mà chủ thể của hợp đồng là các bên thuộc hệ
thống pháp luật Anh – Mĩ ( Common law ) .
Hiện nay có xu thế chung là có sự hài hòa hóa giữa hai hệ thống pháp luật . Ở
các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa ( Civil Law) đã bắt đầu tham

15


khảo án lệ khi giải quyết tranh chấp thương mại . (10)
1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Cũng như đối với hợp đồng nói chung , hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế có hiệu lực tức là có khả năng làm phát sinh quyền và ngĩa vụ của
các bên tham gia kí kết khi nó được coi là hợp pháp . Mặc dù trong hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế các bên có quyền thỏa thuận hoặc lựa chọn luật áp dụng , tuy
nhiên điều kiện có hiệu lực của chúng được xác định trên cơ sở qui định của pháp
luật của mỗi quốc gia mà không phụ thuộc vào luật áp dụng . Theo quy định của
pháp luật Việt Nam , hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là có hiệu lực khi
tuân thủ các điều kiện sau đây :
1.3.1Chủ thể của hợp đồng phải có năng lực pháp luật và được phép kí
kết hợp đồng thương mại quốc tế :
Luật Pháp gọi đây là : năng lực pháp lý giữa các bên kí kết ( la capacité légale )
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những sửa đổi khá cơ bản về quyền kinh doanh
xuất nhập khẩu của thương nhân:
- Theo Nghị định số 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, muốn được kinh doanh xuất nhập khẩu
các thể nhân hoặc pháp nhân phải có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do
Bộ thương mại cấp.
Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, để được cấp
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 4 điều kiện:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân
thủ các quy định của luật pháp hiện hành;
+ Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh
nghiệp;
+ Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt
Nam
tương đương 200 000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.
Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh có khó khăn
về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất
khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động nêu trên được quy định
tương đương 100 000 USD;
+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng
mua bán ngoại thương.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, muốn được cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập

khẩu cần phải:
+ Được thành lập theo đúng luật pháp;
+ Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ở
nước ngoài;
+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng
mua bán ngoại thương.
Nếu có đủ 3 điều kiện trên, các doanh nghiệp sản xuất được quyền trực
tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần
(10)GT Luật hợp đồng thương mại quốc tế. PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, TS Dương
Anh Sơn, TS Dương Thị Bích Thọ . NXB ĐHQG TPHCM 2007 . Tr 29

16


thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định này những doanh nghiệp chưa có
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là chủ thể của hợp đồng mua
bán ngoại thương. Mọi hợp đồng mua bán ngoại thương do các doanh nghiệp này
ký đều không có hiệu lực vì chủ thể ký kết phía Việt Nam không hợp pháp. Và
thực tế ở Việt Nam trong một thời gian đã tồn tại những doanh nghiệp được
quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp không được quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nghị định 57/1998/NĐ-CP có hiệu lực pháp lý từ ngày 1/9/1998 đã tạo
bước đột phá trong quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương
nhân. Theo đó, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành
lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo
ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng
ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành
phố, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ thương mại. Và
kể từ ngày Nghị định 57 có hiệu lực pháp lý, các Giấy phép kinh doanh xuất

nhập khẩu do Bộ thương mại đã cấp hết hiệu lực thi hành. Như vậy, theo Nghị
định 57, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương nhân đã được mở rộng
cho tất cả các doanh các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số
doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố là được kinh
doanh xuất nhập khẩu, không còn phải xin phép Bộ thương mại. Và cũng không
còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp được quyền và doanh nghiệp không được
quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nữa.
- Nghị định 44/2001/NĐ-CP đã tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất
khẩu cho doanh nghiệp khi quy định thương nhân có thể xuất khẩu tất cả các loại
hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, trừ những hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu. Tuy nhiên,
quyền kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn còn bị hạn chế. Cụ thể,
thương nhân chỉ được nhập khẩu những hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng
ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những hàng hoá thuộc
Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện (hàng xuất khẩu, nhập khẩu có
hạn ngạch, có giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành) thì
thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch hoặc cấp giấy
phép thì mới được tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được mở rộng hơn
nữa cùng với sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Nghị định 12/2006/NĐCP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 và thay thế cho Nghị định 57/1998/NĐ-CP và
Nghị định 44/2001/NĐ-CP. Theo Nghị định 12, thương nhân được xuất khẩu
nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ
hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc
Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Nghĩa vụ của hai bên có giá trị , khi người kí hợp đồng có đầy đủ năng lực
pháp lý cần thiết để thành lập hợp đồng . Ngoài ra , người đứng ra kí hợp đồng nhiều
lúc không phải cam kết cho chính mình mà chỉ đại diện cho một cá nhân hay một tổ
chức do sự uỷ quyền (đại diện ủy quyền ) .

17



Năng lực kí kết : theo nguyên tắc mọi người đều có quyền kí hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế . Những người bị pháp luật xem là không năng lực như người
chưa thành niên ( dưới 18 tuổi ) , mất quyền công dân , bệnh tâm thần thì không
được kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế . Tuy nhiên chủ thể tham gia kí kết
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì thỏa mãn một số điều kiện bổ sung do pháp
luật của quốc gia đó qui định .
Sự đại diện : các bên có thể trực tiếp kí hợp đồng hoặc nhờ một người khác
đại diện cho mình để kí qua một sự uỷ quyền . Hợp đồng có hiệu lực đối với người
có thẩm quyền , còn người được uỷ quyền chỉ có trách nhiệm đối với người có thẩm
quyền về việc thi hành sự uỷ quyền .
1.3.2 Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm
của pháp luật và không trái đạo đức xã hội :
Theo luật CH Pháp gọi là : một nguyên do hay nhận thức hợp
pháp (une cause ou consideration licite ) .( 11)
Hợp đồng kí kết phải tôn trọng luật pháp , trật tự công cộng và
thuần phong mĩ tục ( bonnes moeurs ) . Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có mục
đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật , trái đạo đức xã hội thì vô hiệu .
Điều này ghi nhận trong hệ thống pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới .
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể
thực hiện những hành vi nhất định . Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử
giữa người với người trong đời sống xã hội , được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
. Hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật và vi phạm đạo đức xạ hội thì bị vô hiệu
điều này nhằm bảo đảm trật tự xã hội và công tác quản lý nhà nước có hiệu quả .
Đặc biệt là ở những quốc gia xuất phát từ nền pháp trị phương Đông : Việt
Nam, Thái Lan , Nhật Bản … hợp đồng trái với đạo đức xã hội thì bị “lên án” rất
mạnh mẽ , do vấn đề đạo đức xã hội rất được đề cao ở các quốc gia này .
1.3.3 Hợp đồng kí kết trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện ( consentemen ) :
Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập, thay đổi hay chấm

dứt quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ
vị trí vô cùng quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng. Các
biểu hiện của sự không thống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặc sự trái
ngược giữa biểu hiện với ý chí đích thực của các bên giao kết sẽ không hình thành
nên một hợp đồng có hiệu lực. Nói cách khác một hợp đồng được giao kết dưới tác
động của sự lừa dối, nhầm lẫn hay đe dọa có thể không có giá trị vì trong các hoàn
cảnh như vậy, các cam kết được đưa ra không xuất phát từ ý chí đích thực của người
giao kết .
- Nhầm lẫn : Trong một số tình huống, một bên có thể được giải phóng
khỏi các trách nhiệm của hợp đồng nếu có bằng chứng về sự nhầm lẫn. Khái
niệm nhầm lẫn trong hoàn cảnh này không phải là sự thiếu hiểu biết, thiếu năng
lực hay đánh giá sai lầm; cũng không phải được sử dụng để một bên có quyền rút
khỏi hợp đồng nếu thấy mình bị “hớ”. Nhầm lẫn để có thể dẫn đến việc rút khỏi

(11)Luật và các tổ chức thương mại quốc tế diễn giải. Dương Hữu Hạnh . NXB Thống
Kê 2001. Tr 81

18


hợp đồng phải là kết quả của một sự mập mờ trong đàm phán về hợp đồng đó
hoặc phải là sự nhầm lẫn về một sự việc quan trọng mà nó đã dẫn tới việc ký kết
hợp đồng .
Nếu trong quá trình đàm phán hợp đồng, các bên đã sử dụng ngôn ngữ
dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau, và một bên đã thành thật đưa ra một cách
hiểu trong khi một bên khác lại đưa ra một cách hiểu khác, thì khi đó toà án
thường sẽ quyết định rằng sẽ không có hợp đồng nào được ký kết do bởi đã
không có sự đồng thuận
Khi có sự nhầm lẫn về việc có hay không có một sự việc trọng đại trong
hiện tại hay trong quá khứ, thì tuỳ vào những sự việc của hoàn cảnh cụ thể đó mà

toà án có thể cho phép hoặc có thể không cho phép rút lui khỏi các trách nhiệm
của hợp đồng. Nếu cả hai bên cùng hiểu sai về việc có hay không có sự việc quan
trọng đó, thì điều này được hiểu là nhầm lẫn cùng nhau và đó chính là cơ sở để
bãi bỏ hợp đồng. Nếu chỉ có một bên nhầm lẫn thì sự nhầm lẫn đó là đơn phương
và hợp đồng có thể vẫn có hiệu lực hoặc cũng có thể không. Nếu một bên nhận ra
rằng phía bên kia đang có nhầm lẫn và lợi dụng điều đó để có lợi thế cho mình
thì hợp đồng sẽ bị huỷ.
Trong khi sự bất cẩn của một bên tạo ra sự nhầm lẫn thường không được
dùng làm lý do để được phép rút khỏi hợp đồng, thì sẽ được phép rút khỏi hợp
đồng khi sự bất cẩn là không đáng kể, khi việc thực hiện hợp đồng sẽ buộc người
bị nhầm lẫn phải gắng sức một cách quá đáng và khi việc rút khỏi hợp đồng sẽ
không gây nên những thiệt hại quan trọng cho phía bên kia.
Việc giải thoát khỏi trách nhiệm hợp đồng cũng có thể được cho phép
nhằm sửa đổi lại một văn bản có chứa đựng một sự nhầm lẫn và không xác định
ra được một cách chính xác sự thoả thuận lẫn nhau giữa các bên. Một sự nhầm
lẫn về quyền lợi pháp lý của một người nào đó theo hợp đồng thường không phải
là những cơ sở đầy đủ để cho phép rút khỏi hợp đồng, bởi vì sự thiếu hiểu biết về
pháp luật không được coi là có thể tha thứ được.
Thực tiễn thương mại đã chứng minh thông thường hợp đồng mua bán hàng
hóa có hai loại : nhầm lẫn về đối tượng và nhầm lẫn về thể chất .
+ Nhầm lẫn về đối tượng là nhầm lẫn khiến cho không thể có sự thỏa
hiệp giữa hai ý chí được , như lô hàng thuộc đối tượng của hợp đồng mua bán trên
thực tế khiông phải là hàng của người mua muốn mua , tức là hai bên đều hiểu nhầm
ý muốn của nhau
+ Nhầm lẫn về chất lượng khi ý muốn của hai bên phù hợp nhau về các
điểm chính nhưng một bên đã ưng thuận vì bị nhầm lẫn trên một vài điểm của hợp
đồng đó , như nhà nhập khẩu muốn mua tơ lụa tưởng rằng lụa dệt bằng tơ tằm nưng
lại bằng tơ nhân tạo .
- Lừa dối là nguyên nhân khiến cho hợp đồng vô hiệu nếu sự lừa dối
đó chính là yếu tố chính khiến đối tác kí kết . Khoa học pháp lý đã đưa ra những

điều kiện để xác định khi nào thì lừa dối tồn tại. Phần lớn pháp luật các nước đều
coi những lừa dối có tính chất quyết định đến sự giao kết hợp đồng là yếu tố vô
hiệu hợp đồng. Tính chất quyết định thể hiện ở chỗ nếu không dùng các mánh
khóe như vậy thì sẽ không có giao kết hợp đồng. “Sự lừa dối là căn cứ làm cho
hợp đồng vô hiệu khi các thủ đoạn do một bên đã thực hiện mà nếu không có các
thủ đoạn đó thì bên kia đã không kí kết hợp đồng”(12). Lừa dối chỉ được coi là yếu

19


tố dẫn đến vô hiệu hợp đồng khi một bên cố ý làm cho bên kia phải giao kết hợp
đồng không theo ý muốn thực. Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết
của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở
chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về
những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối
khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình
hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa
dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian
lận của một bên. Nhầm lẫn hay lừa dối đều đưa đến hệ quả là hợp đồng có thể bị
vô hiệu do thỏa thuận không thể hiện đúng ý chí thật của các bên.
. Theo nguyên tắc , hành vi lừa dối phải do một bên kí kết thực hiện . Tuy nhiên dù
một người kí kết không trực tiếp thi hành hành vi lừa dối , nhưng đã tham gia vào
hoặc đồng lõa có lợi có hành vi lừa dối đó cũng được xem là do chính người kí hợp
đồng thực hiện(13)
. - Đe dọa : là hành vi khiến người khác khiếp sợ , phải ưng thuận kí hợp đồng
ngoài ý muốn của họ . Đe dọa gồm hai loại : đe dọa thể chất và đe dọa tinh thần .
Một bên được phép vô hiệu hợp đồng trong trường hợp này nếu:
Sự đe dọa phải có tính tức thời và nghiêm trọng dẫn đến họ không còn cách nào
khác là phải giao kết hợp đồng .
Sự đe dọa không có lý do chính đáng , cụ thể một bên đã hành động hoặc không

hành động với bên bị đe dọa trong hợp đồng một cách bất hợp pháp hoặc khi mục
đích sử dụng là bất hợp pháp nhằn đạt được việc trong giao kết hợp đồng.
Các hợp đồng được ký kết dưới sự ép buộc hoặc áp lực trái phép thì đều vô
hiệu. Sự ép buộc là việc thực hiện những sự thúc ép bất hợp pháp nào đó với một
người mà vì vậy người này bị buộc phải thực hiện một hành động mà nếu không
anh ta sẽ không làm thế. Theo luật hợp đồng, sự ép buộc có nghĩa là việc dùng
những sự đe doạ làm tổn hại về mặt thể xác hoặc những tổn hại khác để đánh bại
ý chí tự do của một người nào đó và thuyết phục người đó phải đi đến ký kết hợp
đồng do sợ hãi hoặc bị ép buộc. Theo những giải thích gần đây, sự ép buộc bao
gồm những sự đe doạ gây tổn hại về thân thể , những sự đe doạ sử dụng những
hành động tội phạm nhằm đoạt được lợi thế mà kẻ đe doạ không có quyền được
hưởng một cách hợp pháp, và việc cầm giữ một cách phi lý hàng hóa của một
người khác nhằm mục đích buộc người này phải trả một cái giá bất hợp lý. Một
sự đe doạ dẫn đến một vụ kiện dân sự thì không được coi là sự ép buộc trừ phi nó
dẫn đến việc lạm dụng quyền tố tụng dân sự hoặc trừ phi nó được dựa trên một
khiếu kiện vô căn cứ và kẻ đưa ra lời đe doạ đã biết rõ là do vị thế tài chính của
người khác đó mà vụ kiện sẽ chỉ có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng về
mặt tài chính cho người đó.
Áp lực trái phép là việc sử dụng một mối quan hệ tin cẩn, trong đó một
người chịu trách nhiệm trước một người khác để trông nom quyền lợi của người
khác nhưng người chịu trách nhiệm đó đã lợi dụng vị thế đó để làm lợi cho bản
(12)Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nhà văn hóa Việt – Pháp, Nxb Chính trị
Quốc gia, HN
(13) Luật và các tổ chức thương mại quốc tế diễn giải. Dương Hữu Hạnh . NXB Thống
Kê 2001. Tr 82

20


thân với chi phí của người kia. Với việc công nhận những hợp đồng như vậy là

không có hiệu lực pháp lý, toà án đã bảo vệ nhằm chống lại những hợp đồng
không chính đáng, là những hợp đồng đi ngược lại với lương tâm con người và là
những hợp đồng đạt được thông qua sự lợi dụng một vị thế tin cẩn
1.3.4 Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp :
Tự do thoả thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao
kết hợp đồng kinh doanh. Điều này có nghĩa là các bên được phép lựa chọn hình
thức thích hợp khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp luật
trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên, cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật
và lợi ích kinh doanh đối với một số loại hợp đồng pháp luật đòi hỏi người chịu
trách nhiệm ở công ty giao kết hợp đồng phải tuân theo những hình thức nhất
định, ngược lại, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực. Vì thế, yếu tố hình thức hợp
đồng kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của hợp đồng sẽ rất quan
trọng trong các hoạt động kinh doanh.
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thức
nhất định của các chủ thể hợp đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có
thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập. Hình thức của hợp đồng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan
hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi
phạm xảy ra. Hình thức của hợp đồng có thể là lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ
thể.
Khi nói đến hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường có hai quan điểm
:
+ Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được kí bằng
miệng , bằng văn bản hay bất cứ hình thức nào khác tùy các bên tự do thỏa thuận
. Đó là nguyên tắc tự do kí kết hợp đồng . Theo nguyên tắc này sự thỏa hiệp ý chí
của các bên đủ tạo lập hợp đồng , hình thức văn bản không phải là một điều kiện
tất yếu cho việc tạo lập hợp đồng . Một số nước theo hệ thống luật lục địa
(continental law) như Pháp, Thụy Sỹ... thì coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên
tắc cơ bản. Ở các nước này, sự thoả thuận thể hiện ý chí chung của các bên đã là
điều kiện đủ để hình thành nên hợp đồng, cho dù chúng được thể hiện dưới bất

cứ hình thức nào. Nguyên tắc này coi trọng “chữ tín”, nghĩa là khi đã cam kết
điều gì thì các bên phải tự giác thực hiện. Thực tế này đã giúp loại bỏ các trường
hợp hợp đồng bị vô hiệu vì có vi phạm về hình thức.
+ Trong khi đó một số nước có nền kinh tế bao cấp phi thị trường , đang
chuyển đổi . VD : Việt Nam … qui định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế phải được kí kết bằng hình thức văn bản .Hay ở một số nước theo hệ thống luật
Anh - Mỹ (common law), người ta quan niệm hình thức văn bản là bắt buộc đối
với các hợp đồng có giá trị. Đơn cử Anh và Úc, hợp đồng bắt buộc phải được lập
thành văn bản khi giá trị của nó lớn hơn 10 bảng Anh. Quy định này xuất phát từ
hệ thống luật án lệ coi các văn bản hợp đồng có giá trị bắt buộc và có tính chất
như luật đối với các bên và đó chính là căn cứ cơ bản để cơ quan có thẩm quyền
xem xét giải quyết tranh chấp. Nhờ đó, hợp đồng ở các nước này được soạn thảo
rất chặt chẽ.

21


Sự dể dãi đối với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được qui
định bởi sự cùng tồn tại các quy phạm pháp luật xung đột , mà các qui phạm này cho
phép hợp đồng được tuân theo qui định của luật áp dụng hoặc của pháp luật nơi hợp
đồng kí kết . Vấn đề tưởng như đơn giản song trong thực tế bất đồng về quan điểm
này đã khiến cho công ước Viên 1980 phải công nhận cả hai điều khỏa liên quan đến
hình thức của hợp đồng . Điều 11 công ước Viên qui định rằng hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế không nhất thiết phải được kí hay xác nhận bằng văn bản , sự tồn
tại của hợp đồng có thể được chứng minh bằng bất kì cách nào trong đó có cả lời
khai của người làm chứng . Tuy nhiên , điều 12 của công ước lại qui định rằng
những quy định của điều 11 công ước không được áp dụng trong trường hợp nếu
một trong các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của quốc gia không tham
gia điều 96 của công ước tức là hợp đồng phải được kí kết băng văn bản nếu pháp
luật của quốc gia này qui định .

Cũng cần nói thêm , văn bản là những dạng vật chất chứa đựng những thông tin , có
khả năng sao chép dưới dạng hữu hình . Để hợp đồng có hiệu lực trên lãnh thổ Việt
Nam thì hình thức của hợp đồng phải được kí kết bằng văn bản . Văn bản theo luật
Việt Nam được mở rộng bao gồm cả : fax , telex , điện tín …
1.3.5 Đối tượng phải hợp pháp :
Khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , các bên phải lưu ý
rằng đối tượng phải hợp pháp . Theo qui định của pháp luật Việt Nam, thương
nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng
ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải
có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. (Điều 3,4
Nghị Định 12/2006/NĐ-CP). Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương
mại; Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định của
Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Nghị
định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.
. Những mặt hàng bị cấm xuất khẩu là
- Vũ khí , đạn dược , thiết bị quân sự
- Đồ cổ
- Ma túy
- Hóa chất độc
- Các loại động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm .
- Gỗ tròn , gỗ xẽ từ rừng tự nhiên trong nước hoặc củi có nguồn gốc từ
gỗ tự nhiên trong nước
- Các loại máy mã chuyên dụng và chương trình phần mềm mật mã sử
dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước .
Ngoài ra , khi qui định về điều khoản đối tượng của hợp đồng mua bán
quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý tới những hàng hóa thuộc danh mục
cấm nhập khẩu , hàng hóa quản lý bằng hạng ngạch ( như gạo , dệt may xuất khẩu

vào EU ) , danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép của bộ thương mại ,
theo quy chế quản lý chuyên ngành .

22


Danh mục các loại hàng hóa nói trên không bất biến mà được thay đổi
thường xuyên hằng năm theo chính sách điều tiết của Chính Phủ Việt Nam .

23


CHƯƠNG 2 : PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
Để hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hình thành không phải là một
công việc đơn giản với các bên , đặc biệt là những hợp đồng có giá trị lớn . Để
thực hiện việc này các bên tiến hành đàm phán , kí kết , thực hiện và cuối cùng là
thanh lý hợp đồng . Quan trọng nhất trong các quá trình này là việc đàm phán và
kí kết hợp đồng vì nó chi phối các quá trình còn lại , không có nó thì không có
hợp đồng .
2.1 Đàm phán và kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :
Trong việc kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , nguyên tắc tự do ý
chí ( hay còn gọi là tự do hợp đồng ) được thể hiện đặc biệt rõ nét và ở mức độ
cao hơn nguyên tắc tự do ý chí trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
nội địa . Các luật gia và những người thương thảo hợp đồng mua bán quốc tế với
khả năng sáng tạo đặc biệt của mình đã tạo ra những khuôn khổ pháp lý phù hợp
cho hoạt động mua bán quốc tế . Nếu như trong kí kết hợp đông mua bán hàng
hóa nội địa , nguyên tắc tự do hợp đồng chỉ thể hiện trong việc các bên chỉ được
tự do trong việc thoả thuận các điều kiện liên quan đến nội dung của hợp đồng :
điều kiện về quyền và nghĩa vụ của các bên , các điều khoản về khối lượng chất

lượng … thì trong kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nguyên tắc tự do ý
chí của các bên không chỉ được thể hiện trong việc xác định nội dung của hợp
đồng mà còn thể hiện ở hai vấn đề cơ bản sau :
Thứ nhất , các bên hoàn tòan tự do trong việc xác định luật áp dụng để điều
chỉnh quan hệ phát sinh từ hợp đồng .
Thứ hai , các bên hoàn toàn tự do trong việc thỏa thuận hình thức giải quyết
tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như pháp luật
áp dụng cho thủ tục giải quyết tranh chấp .
Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cho thấy rằng hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế có thể được kí kết bằng hai phương thức sau :
+ Đàm phán trực tiếp giữa các bên
+ Đàm phán gián tiếp : chào hàng (đề nghị giao kết hợp đồng) và chấp nhận
chào hàng ( chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ) .
2.1.1 Đàm phán trực tiếp giữa các bên :
Cũng như trong mọi hợp đồng nói chung , hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế có thể được kí kết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên . Trong nhiều
trường hợp các bên gặp nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán , sự đàm phán được
khởi xướng bằng việc mời chào hàng của một trong các bên . Trong quá trình đàm
phán các bên thỏa thuận thống nhất từng điều khoản , khi điều khoản cuối cùng
được thống nhất các bên có thể kí kết vào hợp đồng . Trong trường hợp này các
bên không thể xác định cái gì là chào hàng , cái gì là chấp nhhận chào hàng .
Phương thức kí kết này có những ưu điểm là các bên tham gia kí kết có điều
kiện bàn bạc , thống nhất kĩ lưỡng từng điều khỏan từng nội dung của hợp đồng .
Các bên có thể tránh được những sai sót đặc biệt là tránh được sự hiểu lầm ý của
nhau vì khi đàm phán trực tiếp được tiến hành dựa trên cơ sở các bên đưa ra
những lời đề nghị cho nhau . Mỗi bên đưa ra những yêu cầu nhất định , đồng thời

24



có sự nhương bộ phù hợp đối với các điều kiện của hợp đồng tương lai mà mình
đưa ra .
Tuy nhiên , để áp dụng phương thức kí kết này các bên phải chịu chi phí khá
lớn cho việc ăn , ở , đi lại … Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin ,
phương thức này chủ yếu được áp dụng để kí kết nhũng hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế phức tạp dưới góc độ pháp lý , có giá trị lớn dưới góc độ kinh tế. Vd:
hợp đồng mua bán hàng hóa thiết bị đặc chủng …
Trong các cuộc gặp mặt trực tiếp của các bên thường có sự tham gia của các
chuyên gia ( chuyên gia kỉ thuật, luật pháp, tài chính) và phiên dịch của hai bên.
Tuy nhiên , những người này chi đóng vai trò tư vấn bởi vì chỉ có hai bên mới có
quyền đưa ra quyết định cuối cùng .
Điều kiện quan trọng nhất mà các bên cần phải thỏa thuận trước hết đó là đó
là đối tượng của hợp đồng ( tên gọi , khối lượng , chất lượng …) . Sau khi thỏa
thuận thống nhật đối tượng cuả hợp đồng, các bên bắt đầu đi vào thỏa thuận
những điều khoản còn lại .
Việc tham gia vào quá trình đàm phán không bắt buộc các bên phải kí kết vào
hợp đồng với các điều kiện là đối tượng của cuộc đàm phán có nghĩa là một trong
các bên có quyền kết thúc cuộc đàm phán trong trường hợp họ thấy rằng, họ
không thể đạt được mục đích cuả mình nếu tiếp tục cuộc đàm phán. Theo thông lệ,
trong quá trình đàm phán các bên phải hành động một cách thiện chí trung thực.
Ngoài ra, phải có nghĩa vụ giữ bí mật của cuộc đàm phán , không cho phép kéo
dài cuộc đàm phán mà không có ý định kí kết hợp đồng cụ thể. Người nào làm vậy
thì bị coi là lạm dụng lòng tin của đối tác và thực hiện hành vi có lỗi, hay nói cách
khác là không trung thực khi đàm phán kí kết hợp đồng .
Theo quy định của một số nước , hợp đồng được coi là đã được coi là đã kí
kết khi các bên đạt được thỏa thuận về các điều khỏan cơ bản của hợp đồng , còn
những điều kiện khác thì xuất phát từ những quy phạm pháp luật , tập quán
thương mại hay những thông lệ khác .
Chính vì pháp luật các nước khác nhau có sự điều chỉnh việc kí kết hợp đồng
bằng đàm phán khác nhau nên các bên cần phải hết sức thận trong khi tiến hành

đàm phán . Bên nào có sự quan tâm đặc biệt đến việc thỏa thuận về các điều
khoản của hợp đồng , trước hết cần phải nói cho bên kia biết hợp đồng chỉ được kí
kết khi tất cả các điều khoản của nó được thống nhất . Thực tiễn đã chứng minh
hợp đồng kí kết trực tiếp chỉ có hiệu lực khi bên cuối cùng kí vào văn bản hợp
đồng .
Thẩm quyền kí kết hợp đồng nua bán hàng hóa quốc tế :
Nếu hợp đồng được kí kết giữa các cá nhân , các thương nhân cá thể hay
các doanh nghiệp tư nhân với nhau thì người có thẩm quyền kí kết hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế là người chủ các doanh nghiệp đó .
Nếu hợp đồng được kí kết giữa các doanh nghiệp dưới dạng công ty , hãng
, hiệp hội , tập đoàn …luật pháp sẽ quy định rõ ai sẽ là người kí kết hợp đồng đó .
Thông thường những người đại diện theo pháp luật cho các công ty , pháp nhân .
Vd : tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty , chủ tịch các hang các tập đoàn …
những người này là người đại diện theo pháp luật cho công ty trong giao dịch đối
nội cũng như đối ngoại . Song trong thực tế , không phải lúc nào người này cũng
tự đàm phán và kí kết mọi hợp đồng , do đó họ lại uỷ quyền cho người khác . Việc

25


ủy quyền như vậy rất phổ biến xảy ra đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế .
Những người được uỷ quyền kí kết hợp đồng mua bán quốc tế , dù trên cơ sở
giấy uỷ nhiệm hay trên cơ sở hợp đồng uỷ thác , cũng có thể kí hợp đồng vượt
ngoài phạm vi được uỷ quyền . Những trường hợp này về mặt pháp lý không có
giá trị . Do đó khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải kiểm tra
xem đối tác kí kết hợp đồng với mình là người thế nào đặc biệt là giấy uỷ quyền .
2.1.2 Kí kết một cách gián tiếp :
Sự phát triển của công nghệ truyền thông tác động mạnh mẽ đến hoạt động
thương mại quốc tế nói chung và hoạt đông mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng

trên toàn thế giới . Nhờ có những phương tiện như fax , telex , internet … mà
trong nhiều trường hợp các bên không cần phải gặp nhau cũng có thể kí hợp đồng
một cách nhanh chóng .
Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí của các bên mà chính xác là một
bên đưa ra đề nghị và bên kia chấp nhận đề nghị đó . Có nhiều cách thể hiện sự
thống nhất ý chí của mình . Trong nhiều trường hợp hợp đồng được kí kết giữa
những bên vắng mặt trong những trường hợp này các bên thể hiện sự thống hất ý
chí của mình thông qua trao đổi thư từ , tài liệu mà trong khoa học pháp lý chúng
được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
.Hai trường hợp này không bao giờ cũng đan xen vào nhau .
2.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng ( chào hàng ) :
Thực tiễn ký kết hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại ở Việt Nam
trong thời gian vừa qua cho thấy rằng, hợp đồng được ký kết chủ yếu theo thói
quen mà không theo kỹ năng pháp lý. Cũng chính vì vậy mà những vấn đề liên
quan đến giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng - chào hàng và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng không mấy được quan tâm. trước thời điểm 01/01/2006
tồn tại đồng thời 3 văn bản pháp luật cùng điều chỉnh việc ký kết và thực hiện hợp
đồng, đó là Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật Dân sự 1995 và Luật
Thương mại 1997, và điều đáng nói là có khá nhiều điểm không thống nhất trong
ba văn bản này, tuy nhiên chúng ít được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, các nhà
làm luật của chúng ta đã có sự cố gắng trong việc thống nhất các quy định pháp
luật về ký kết hợp đồng, cụ thể chúng được gom vào trong Bộ luật Dân sự 2005
(BLDS 2005). Điều này vừa đảm bảo được tính hệ thống, tính thống nhất của
pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế . Khi đề cập đến vấn đề chào hàng cần
phải phân tích những vấn đề cơ bản sau đây : thế nào là chào hàng , giá trị pháp lý
của chào hàng , thời điểm để chào hàng có hiệu lực .
Theo quy định của K1 Đ390 BLDS 2005 đề nghị giao kết hợp đồng là
việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của
bên đề nghị đối với bên được xác định cụ thể .
Theo điều 14 công ước Viên 1980 chào hàng là một sự đề nghị rõ ràng

về việc kí hợp đồng của một người gửi cho một người xác định . Trong đó người
đề nghị bày tỏ ý chí sẽ bị ràng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận
đề nghị đó .
Từ hai khái nịêm trên ta có thể kết luận nếu lời đề nghị đựoc gửi cho một
hay nhiều người không xác định sẽ không được coi là chào hàng mà chỉ được coi

26


là mời chào hàng . Đặc điểm này cũng cho phép phân biệt chào hàng với quảng
cáo .
Theo đề nghị giao kết hợp đồng của bộ luật dân sự Việt Nam ta thấy xuất
hiện một rắc rối mang tính pháp lý cũng như thực tiễn có thể đặt ra là dựa trên tiêu
chí hay cơ sở nào để có thể xác định ý định giao kết hợp đồng và chụi sự ràng
buộc về đề nghị giao kết của bên đề nghị. Vì sự cần thiết để bảo vệ tính xác thực
của giao dịch, chủ ý này của người đề nghị phải được đánh giá theo những tiêu chí
khách quan.(14) Có thể hiểu ngầm rằng, ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị được thể hiện ở chỗ, trong lời
đề nghị giao kết hợp đồng bên đề nghị có qui định những điều khoản có thể gọi là
cơ bản, trên cơ sở này có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng tương lai trong trường hợp bên được đề nghị chấp nhận .
Theo pháp luật của một số nước và công ước Viên 1980 không những qui định
đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ ý định giao kết và chịu sự ràng buộc về
đề nghị đó mà còn yêu cầu đề nghị giao kết phải được xác định. Sự xác định của
đề nghị giao kết hợp đồng, được thể hiện ở chỗ trong đề nghi giao kết hợp đồng
bên đề nghị phải qui định những điều khoản của hợp đồng tương lai : hàng hóa ,
số lượng, giá cả .
Trong đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời nếu bên đề
nghị giao kết hợp đồng lại giao kết với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được
đề nghị trả lời thì phải bồi thường cho bên được đề nghị mà không được giao kết

hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (K2Đ 390 BLDS 2005).
Đề nghị giao kết hợp đồng có qui định thời hạn trả lời thể hiện sự ràng
buộc của người đề nghị trong suốt thời hạn đó. Qui định này được tìm thấy trong
pháp luật của nhiều nước cũng như các vản bản pháp lý quốc tế về thương mại,
ngoại trừ pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.
Đề nghị giao kết hợp đồng bắt đầu có giá trị pháp lý khi người nhận
được đề nghị nhận được nó nếu các bên không có thoả thuận khác
(Đ391BLDS).qui tắc này không những được qui định trong pháp luật của các
nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa mà trong cả pháp luật Anh-Mỹ.
Khi xem xét giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng không thể
không nói đến sự thay đổi, thu hồi hay huỷ ngang trước khi nó được chấp nhận.
tuy nhiên theo qui định của các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì
đề nghị giao kết hợp đồng không thể được thay đổi, huỷ ngang hay thu hồi trong
các trường hợp sau: (15)
Nếu trong chào hàng có qui định trả lời ;
- Trong chào hàng có ghi rõ là chào hàng không thu hồi;
- Xuất phát từ nội dung của chào hàng người được chào hàng cho
rằng đơn chào hàng không thể triệu hồivà đủ hành động một cách
hợp lý .
(14) GT Luật hợp đồng thương mại quốc tế. PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, TS Dương
Anh Sơn, TS Dương Thị Bích Thọ . NXB ĐHQG TPHCM 2007 . Tr 37

27


×