Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại mô HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY cổ PHẦN TRANH CHẤP – HƯỚNG HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2008 - 2012

Đề Tài

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
TRANH CHẤP – HƢỚNG HOÀN THIỆN

Giáo viên hướng dẫn:
Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng
Bộ môn: Thƣơng mại

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Hồng Nhung
MSSV: 5085984
Lớp: Thƣơng mại 1 - K34

Cần Thơ, 5/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………............................................................................................
............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………1
1. Lý do và mục đích nghiên cứu đề tài:………………………………………...........1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:…………………………………………………….1
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:……………………………………………............2
4. Cấu trúc đề tài:………………………………………………………………..........2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN:…………………………........3
1.1KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN:………………………...3
1.1.1 Khái niệm về công ty cổ phần:………………………………………………….3
1.1.2 Đặc điểm về công ty cổ phần:…………………………………………………..5
1.1.2.1 Vốn của công ty cổ phần:………………………………………………….5
1.1.1.2 Số lượng cổ đông:………………………………………………………….6
1.1.2.3 Về tư cách pháp nhân:……………………………………………………..6
1.1.2.4 Về tính trách nhiệm hữu hạn của cổ đông:………………………………...7
1.1.2.5 Về khả năng chuyển nhượng cổ phần:……………………….....................7
1.2 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN:...........................................8
1.2.1 Vai trò của công ty cổ phần:................................................................................8
1.2.2 Ý nghĩa công ty cổ phần:.....................................................................................8
1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN:…………………………………………………………………………………….9
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần ở trên thế giới……..........9
1.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần ở Việt Nam:…………...12
1.3.2.1 Từ sau thời Pháp thuộc đến năm 1975:…………………………………..12
1.3.2.2 Từ sau năm 1975 đến năm 2005:……………………………………........14
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN:…………………........17
2.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG:……………………………………………………...17
2.1.1Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông:………………………………….........18
2.1.2 Các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:.................................................................19
2.1.2.1 Đại hội đồng cổ đông thường niên:............................................................19
2.1.2.2 Đại hội đồng cổ đông bất thường:………….…………………………….19
2.1.3 Triệu tập Đại hội đồng cổ đông:…………………………………………........20
2.1.3.1 Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông:………………………..20


2.1.3.2 Mời họp Đại hội đồng cổ đông:…………………………………………..22
2.1.3.3 Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông:…………………...22

2.1.3.4 Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông:…………………….........23
2.1.3.5 Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông:………...29
2.1.3.6 Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông:………………………..43
2.1.3.6.1 Hình thức thông qua quyết định của Đại hội đồng:............................43
2.1.3.6.2 Tỷ lệ thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông:……………..43
2.1.3.7 Biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:………………………………..47
2.1.3.8 Hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông:…………………………..47
2.2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:…………………………………………………………..48
2.2.1 Cấu tạo Hội đồng quản trị:……………………………………………….........48
2.2.2 Cuộc họp Hội đồng quản trị:…………………………………………………..50
2.2.2.1 Thẩm quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị:…………………........50
2.2.2.2 Người triệu tập:…………………………………………………………...50
2.2.2.3 Thông báo mời họp:…………………………………………………........50
2.2.2.4 Điều kiện tiến hành họp Hội đồng quản trị:……………………………...51
2.2.2.5 Yêu cầu cung cấp thông tin:……………………………………………...51
2.2.2.6 Biên bản họp Hội đồng quản trị:………………………………………….51
2.2.2.7 Thông qua quyết định của Hội đồng quản trị:………………………........51
2.2.2.8 Vi phạm liên quan đến cuộc họp Hội đồng quản trị:……………………..52
2.2.3 Thẩm quyền của Hội đồng quản trị:…………………………………………...58
2.2.4 Chủ tịch Hội đồng quản trị:………………………………………………........60
2.3 GIÁM ĐỐC HOẶC TỔNG GIÁM ĐỐC:………………………………………...61
2.3.1 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:……………………………………………….61
2.3.2 Thẩm quyền của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:………………………..........62
2.4 BAN KIỂM SOÁT:……………………………………………………………........63
2.4.1 Cơ cấu tổ chức của Ban kiểm soát:………………………………………........63
2.4.2 Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát:…………………........63
2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát:………………………………….........63
CHƯƠNG 3: HƯỚNG HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN:…………………………………………………………………………………...65
3.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG:……………………………………………………...65

3.1.1 Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông:…………………………………........65
3.1.2 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:…………………………………………........67
3.1.3 Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông:……………………………….67


3.1.4 Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông:……………………………………………………………………………………..69
3.1.5 Thông qua quyết định của Đại hội đông cổ đông:…………………………….69
3.1.6 Hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông:………………………………...70
3.2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:…………………………………………………………...70
3.3 GIÁM ĐỐC HOẶC TỔNG GIÁM ĐỐC:...............................................................71
3.4 BAN KIỂM SOÁT:....................................................................................................73
Kết luận:…………………………………………………………………………………75


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Văn bản luật:
1. Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972.
2. Luật công ty 1990.
3. Luật doanh nghiệp 1999.
4. Luật các tổ chức tín dụng 1997.
5. Luật doanh nghiệp 2005.
6. Bộ luật dân sự 2005.
7. Nghị quyết số 71/2006/NQ –QH ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc phê
chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế
giới WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Nghị định số 102/2010/NNĐ – CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.
 Danh mục sách:

9. Bùi Quang Nhơn: “Luật thương mại Việt – Nam dẫn – giải”, quyển 1, Kim
Lai Ân Quán, 1972.
10. Bùi Thị Khuyên – Nguyễn Thị Khế: “Luật kinh tế”, Nxb Thống Kê, 2002.
11. Bùi Xuân Hải: “Luật doanh nghiệp: bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn,
Nxb Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật Hà Nội, 2011.
12. Đại học Luật Hà Nội: “Giáo trình Luật kinh tế”, Nxb Tư Pháp, 2008.
13. Đại học Quốc Gia Hà Nội: “Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam”, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, 1997.
14. Đoàn Văn Hạnh: “Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành
công ty cổ phần”, Nxb Thống Kê, 1997.
15. Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung: “Công ty vốn quản lý và tranh
chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, Nxb Tri Thức, 2008.
16. Phạm Duy Nghĩa: “Giáo trình Luật kinh tế”, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, 2006.
 Danh mục các trang thông tin điện tử:
.
.
.
.


.
.


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do và mục đích chọn đề tài:

Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước
hình thành và phát triển, đông đảo về số lượng, đa dạng về loại hình và quy mô ngày càng
lớn do mô hình kinh doanh đa dạng và hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. Theo số liệu
thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư tính đến tháng 03 năm 2009 cả nước có đến gần 35 000
doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên đến 1 389 000 tỷ đồng trong đó 95% là doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần 47%, doanh nghiệp tư nhân
chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm gần 15%. Thực tế số lượng doanh nghiệp và quy mô
doanh nghiệp gia tăng đã làm tăng số lượng các tranh chấp trong doanh nghiệp Việt Nam.1
Chủ yếu là tranh chấp trong công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nguyên nhân
dẫn đến các tranh chấp là do đâu: ý thức pháp luật của nhà đầu tư, mô hình quản trị công
ty….
Tuy nhiên, người viết cũng quan điểm rằng lịch sử hình thành và phát triển của pháp
luật công ty ở Việt nam khá ngắn “ tuổi đời” còn rất non trẻ so với pháp luật công ty của các
nước Phương Tây. Do đó, pháp luật về công ty của ta chưa hoàn thiện vì thế đó là một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp trong công ty, đặc biệt là công ty cổ phần.
Người viết sẽ tìm hiểu mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Việt Nam, đồng thời kết hợp với những tranh chấp thực tế phát sinh từ mô hình quản trị
công ty. Tìm ra nguyên nhân nhằm hoàn thiện mô hình quản trị công ty góp phần tránh tranh
chấp phát sinh. Đó cũng là lý do người viết chọn đề tài “mô hình quản trị công ty cổ phần –
tranh chấp – hướng hoàn thiện”
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Trong đề tài luận văn tốt nghiệp người viết xoay quanh tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và
quản lý trong công ty cổ phần như Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
1

Báo cáo một số tranh chấp điển hình trong luật doanh nghiệp Việt Nam, Mạng kiến thức luật, 2011,
- thuc - luat/lcmvt,1,9,0/51/BAO-CCAO-MOT-SO-TRANH-CHAP-DIEN-HINHTRONG-LUAT-DOANH-NGHIEP-VIET-NAM/1446, [ngày truy cập 15/02/2012].

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng


1

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát, cùng với những tranh chấp thực tế phát sinh để tìm ra
những khuyết điểm của mô hình quản trị công ty cổ phần. Nhằm đề ra phương hướng hoàn
thiện mô hình quản trị công ty cổ phần.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài:
Trong luận văn tốt nghiệp này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở, các trang thông tin điện tử (internet); phương
pháp nghiên cứu, phân tích và so sách các văn bản quy phạm pháp luật; phương pháp sưu
tầm số liệu thực tế và phương pháp tổng hợp các thông tin các bài viết, các văn bản pháp
luật có liên quan, một số sách, các công trình nghiên cứu có giá trị.
4. Cấu trúc đề tài:
Chương 1: Khái quát về công ty cổ phần:
Chương 2: Mô hình quản trị công ty cổ phần:
Chương 3: Hướng hoàn thiện mô hình quản trị công ty cổ phần.
Kết luận.

Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô đã tận tâm chỉ bảo,
giảng dạy người viết trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường đại học. Đặc biệt, người viết
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Đoàn Nguyễn Phú Cường đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ người viết hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Cần Thơ, tháng 05 năm 2012.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

2


SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện

CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1.1 Khái niệm về công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là một loại hình công ty đối vốn đặc trưng, bởi tính chất của sự liên
kết giữa các cổ đông. Vì thế, công ty cổ phần thể hiện rõ ưu thế và vai trò quan trọng của nó
trong nền kinh tế thị trường. Xét về góc độ lịch sử hình thành và phát triển, công ty cổ phần
xuất hiện trước công ty trách nhiệm hữu hạn một thời gian khá dài. Tuy nhiên cho đến nay,
công ty cổ phần vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh. Công ty cổ phần được định nghĩa
với nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, Việt Nam từ Bộ luật Thương mại Sài Gòn năm 1972
đến Luật doanh nghiệp năm 2005 thì có các cách khác nhau định nghĩa về công ty cổ phần
bằng cách chỉ ra những đặc điểm của nó.
 Trong Bộ luật Thương mại Sài Gòn năm 1972, công ty cổ phần với tên gọi là
những Hội công tư hay Hội cổ phần.2 Hội cổ phần được chia thành Hội hợp tư cổ phần và
Hội nặc danh cổ phần:
Hội hợp tư cổ phần gồm có một hay nhiều hội viên thụ tự liên đới chịu trách
nhiệm vô hạn định về mọi trái khoản của Hội và những hội viên xuất tư chỉ chịu trách nhiệm
trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần.
Hội nặc danh gồm các hội viên mệnh danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong
giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần.
 Đến Luật công ty năm 1990 công ty cổ phần được định nghĩa là công ty:3
 Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít
nhất là bảy;

 Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá
2

Từ Thảo: lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam, quangthailawoffice, 2010,
[ngày truy cập 21-02-2012].
3

Điều 30 Luật công ty năm 1990.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

3

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu;
 Cổ phiếu được phát hành có thể có ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng
lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên;
 Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được
chuyển nhượng, nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại Điều
39 của Luật này.
 Công ty cổ phần là một doanh nghiệp trong đó:4
 Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần.
 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
 Cổ đông chỉ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ
một số trường hợp khác do pháp luật quy định);
 Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là ba không hạn chế số lượng

tối đa;
 Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của
pháp luật về chứng khoán;
 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
 Luật doanh nghiệp năm 2005 (có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2006) có quy
định:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:5
 Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần;
 Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa;
 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
 Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của luật này;
4
5

Điều 50 Luật doanh nghiệp năm 1999.
Điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

4

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh và có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Luật doanh nghiệp năm 2005 đã mô tả công ty cổ phần tương tự như Luật doanh
nghiệp năm 1999. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2005 có bổ sung quy định khẳng định
“quyền tự do” trong việc cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
1.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần
1.1.2.1 Vốn của công ty cổ phần:
Trong công ty cổ phần, vốn là yếu tố xác định vị thế, năng lực cạnh tranh của công ty
cổ phần trên thị trường. Đồng thời, nó có liên quan đến hàng loạt các vấn đề pháp lý của cổ
đông công ty như quyền sở hữu, chuyển nhượng và thế chấp. Mặt khác, ta nhận thấy rằng
vốn của công ty cổ phần là cơ sở vật chất cho hoạt động của nó, có thể nói sự tồn tại và độ
tin cậy của một công ty cổ phần trước một đối tác phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc vốn. Như
vậy, một cấu trúc vốn mềm dẻo linh hoạt sẽ đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư,
đáp ứng được hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần. Theo, Luật doanh nghiệp năm
2005 thì vốn của công ty cổ phần gồm hai loại:
Vốn điều lệ:6 là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất
định và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần mỗi cổ phần có thể có mệnh giá là 10 000 đồng hoặc một con số khác.
Đây là đặc trưng cơ bản phân biệt công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác
(công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) Như vậy, cổ phần là đơn vị nhỏ của vốn
điều lệ. Vốn điều lệ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp năm 2005 chưa cụ thể. Nghị
định số 102/2010/NĐ-CP đã làm rõ hơn quy định về vốn điều lệ7 “là tổng giá trị mệnh giá số
cổ phần phát hành. Số cổ phần phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho
công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là
tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông khác đã đăng ký
mua và được ghi nhận trong điều lệ công ty; số cổ phần này phải thanh toán đủ trong thời
hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Vốn của công ty cổ phần có được thông qua việc phát hành các loại chứng khoán
để huy động vốn. Hay nói cách khác, công ty cổ phần đã thực hiện hình thức vay vốn được
6
7


Khoản 6 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 102/NĐ-CP.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

5

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thực tế công
ty cổ phần không thể tiến hành hoạt động kinh doanh nếu chỉ dựa vào vốn điều lệ mà không
huy động vốn bên ngoài.8 Thông qua hình thức vay tín dụng hoặc phát hành trái phiếu, cổ
phiếu… Tuy nhiên, cách thức huy động vốn của công ty cổ phần khác với công ty trách
nhiệm hữu hạn. Người cho công ty cổ phần vay vốn không trở thành chủ nợ của công ty mà
là chủ sở hữu của công ty. Chính điểm khác đó làm cho nhà đầu tư thích thú với phần vốn
nhàn rỗi lại trở thành chủ sở hữu của một công ty đồ sộ vì thế đã tạo cho công ty cổ phần ưu
thế về khả năng huy động vốn nhanh.
1.1.2.2 Số lượng cổ đông:
Cổ đông công ty cổ phần chính là các chủ sở hữu của công ty. Các chủ sở hữu này có
thể là những người không quen biết nhau. Cổ đông có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần,
mức độ sở hữu khác nhau tạo sự khác biệt về mức vốn góp, quyền và nghĩa vụ của họ trong
công ty.
Luật doanh nghiệp không quy định hạn chế số lượng cổ đông tối đa trong công ty cổ
phần. Hiện nay, có rất nhiều công ty cổ phần có số lượng cổ đông lên đến hàng chục, hàng
chục vạn, thậm chí có những công ty có số lượng cổ đông nhiều hơn nữa. Vì vậy, công ty cổ
phần có khả năng huy động vốn rất lớn trong công chúng để đầu tư vào những ngành nghề,
lĩnh vực khác. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cộng vào đó là sưu thế toàn

cầu hóa đang diễn ra tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn mạnh và phát triển của nhiều công
ty cổ phần. Đồng thời, số lượng cổ đông cũng tăng lên với đông đủ mọi tầng lớp, giai cấp
ngành nghề trong xã hội ai cũng có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần khi họ đầu tư
mua cổ phiếu của công ty, đây là điểm mạnh và ưu thế của công ty cổ phần so với các loại
hình doanh nghiệp khác.
1.1.2.3 Về tư cách pháp nhân:
Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của
công ty trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước khẳng định và xác nhận tư cách pháp nhân
của công ty cổ phần. Theo quy định hiện hành thì công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp
nhân khi công ty cổ phần có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2005 “thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia
8

Nguyễn Thị Khế - Bùi Thị Khuyên: Luật kinh doanh, Nxb Thống kê, 2002, tr. 201.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

6

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
các quan hệ xã hội một cách độc lập, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản đó khi nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách
độc lập”.9 Việc khẳng định tư cách pháp nhân của công ty cổ phần với tư cách là một thực
thể kinh doanh, một mặt được Nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt
khác nó phải có trách nhiệm đối với khách hàng, đối tác, có nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập, tự mình tham gia vào các giao dịch, xác lập

các quyền và nghĩa vụ cho công ty. Bên cạnh đó, tài sản của công ty tách bạch với tài sản
của các cổ đông công ty và tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản của công ty bằng tài sản
của chính nó.10
1.1.2.4 Về tính trách nhiệm hữu hạn của cổ đông:
Tài sản của cổ đông trong công ty cổ phần hoàn toàn độc lập với tài sản của công ty.
Cổ đông công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong
phạm vi số vốn mà cổ đông đã góp vào công ty. Đây là điểm khác biệt giữa cổ đông công ty
cổ phần và thành viên công ty hợp danh khi cả hai đều là chủ sở hữu của công ty. Vì thế, nó
cũng là thế mạnh của công ty cổ phần trong việc sẽ được ưu tiên lựa chọn cho hình thức kinh
doanh thích hợp.
1.1.2.5 Về khả năng chuyển nhượng cổ phần:11
Công ty cổ phần là công ty mang tính mở, việc thay thế cổ đông trong công ty cổ
phần khá dễ dàng. So với công ty trách nhiệm hữu hạn phần vốn góp của cổ đông trong công
ty cổ phần có khả năng chuyển nhượng dễ dàng hơn. Về nguyên tắc, theo Luật doanh nghiệp
năm 2005 thì các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mà mình sở hữu, trừ
trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập hoặc cổ phần ưu đãi của cổ đông ưu đãi
biểu quyết.
1.2 VAI TRÕ VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.2.1 Vai trò của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân:
 Công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng với quy mô lớn để
9

Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005.
TS. Bùi Xuân Hải: Luật doanh nghiệp - bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiển, trường đại học luật Thành Phố Hồ Chí
Minh, Nxb Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, 2011, tr. 61.
11
TS. Bùi Xuân Hải: Luật doanh nghiệp - bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiển, trường đại học luật Thành Phố Hồ Chí
Minh, Nxb Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, 2011, tr. 62.

10

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

7

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
thực hiện sản xuất kinh doanh khổng lồ mà không nhà tư bản riêng biệt nào có thể tự mình
làm nổi.
 Công ty cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả của đồng vốn.
 Tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù đã hạn chế những tác động tiêu cực về
kinh tế xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng và hạn chế mức thất
nhất đối với cổ đông. Công ty cổ phần với cơ chế phân bổ rủi ro đã tạo điều kiện cho những
người có vốn mạnh dạn đầu tư vào công ty làm cho nền kinh tế phát triển và có xu hướng ổn
định hơn.
 Góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển thông qua việc huy động
vốn.
 Công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất tranh thủ đầu tư nước ngoài.
Thu hút được nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý góp phần thúc đẩy kinh tế
trong nước.
Sự phát triển của công ty cổ phần góp phần tác động đến quá trình ổn định trật tự xã
hội: công ty cổ phần thúc đẩy kinh tế phát triển cũng góp phần nâng cao mức sống trình độ
văn hóa cho người lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm gánh nặng cho
bộ máy Nhà nước.
Đảng và Nhà nước ta cũng sớm nhận ra vai trò của doanh nghiệp cũng như công ty cổ
phần đối với sự tồn tại và phát triển nền kinh tế đất nước, thông qua việc từng bước hoàn
thiện dần pháp luật về doanh nghiệp.

1.2.2 Ý nghĩa của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cùng với sự phát triển mở đầu
của nền công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa đế quốc và chính sách bóc lột thuộc địa của
chúng. Tuy nhiên, thế kỷ XIX mới là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của công ty cổ phần,
khi mà nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư thì mới có thể hoạt động hiệu quả.
Chẳng hạn, nhiều công trình lớn khác của thế giới và kênh đào Suez (thông qua việc phát
hành cổ phiếu của ông Jecdinant de Lepsep để huy động vốn) nếu không huy động được vốn
của nhiều người, nhiều tầng lớp thì sẽ không thực hiện được.12
Ưu thế của công ty cổ phần là khả năng huy động vốn lớn trong công chúng, nên
12

Th.s Nguyễn Thị Khế - Th.s Bùi Thị Khuyên: Luật kinh doanh, Nxb Thống Kê, 2002, tr. 204.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

8

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
thích hợp với quy mô kinh doanh lớn và hiện đại. Công ty cổ phần có khả năng lôi cuốn
được mọi tầng lớp trong xã hội tham gia. Bởi vì, họ chỉ cần góp vốn vào công ty mà không
cần kiến thức về hoạt động kinh doanh, quản lý điều hành công ty cũng trở thành chủ sở hữu
công ty. Vì thế, nhiều công ty cổ phần nắm trong tay tiềm lực kinh tế của đất nước và khả
năng chi phối về mặt chính trị.
Chúng ta thấy rằng sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần có ý nghĩa rất lớn:
Về mặt xã hội, công ty cổ phần đáp ứng kịp thời nhu cầu tất yếu của xã hội và nhu
cầu mong muốn kinh doanh của tất cả mọi người kể cả những người không hiểu biết về kinh

doanh cũng có thể tham gia vào công ty cổ phần.
Về mặt kinh tế, công ty cổ phần phát triển đẩy kinh tế lên vị thế mới, mở ra một xu
thế cạnh tranh và thu hút một nguồn lực trong xã hội không chỉ trong và ngoài nước.
1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển
trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ
phần gắn liền với thị trường vốn và tiền tệ.13 Hiện nay, công ty cổ phần là một loại hình kinh
doanh phổ biến. Nó được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người
để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển.
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần ở trên thế giới:
Công ty cổ phần là loại hình công ty ra đời muộn hơn so với các loại hình doanh
nghiệp khác. Ở các nước khác nhau, công ty cổ phần có tên gọi khác nhau:14
 Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company).
 Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD).
 Ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Commercial Coporation)…
Sự xuất hiện mạnh mẽ công ty cổ phần gắn liền với quá trình công nghiệp hóa ở các
nước Châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ XVIII, XIX. Công ty cổ phần mang tính đại chúng, nó
ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hóa cao, đặc biệt là xã hội hóa về vốn.
Mầm mống sâu xa trong quá trình hình thành công ty cổ phần gắn liền với các quy
định về liên kết hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong luật La Mã. Luật La Mã đã chỉ ra hai
13

Nguyễn Ngọc Bích: Luật doanh nghiệp - vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb Trẻ, 2008, tr. 18.
Từ Thảo: lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần ở Việt Nam và thế giới, Quang Thai Law Office, 2010,
[ngày truy cập 21/02/2012].
14

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

9


SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
loại hình liên kết khác nhau là Societas và Universtias.15 Trong đó:
 Societas không phải là một chủ thể pháp luật mà là quan hệ nợ nần của các thể
nhân độc lập.
 Trong khi đó, Universitas có năng lực pháp lý (pháp nhân). Nó tự bầu ra người
quản lý và được cấp phép hoạt động. Vì thế, khi tham gia trong các quan hệ với bên ngoài nó
là một chủ thể thống nhất, tài sản là tài sản Universitas chứ không phải là thành viên và vì
vậy chỉ có Universitas chịu trách nhiệm về các khoản nợ còn thành viên thì không chịu.
Như vậy, từ thời La Mã đã xuất hiện tổ chức có tư cách pháp nhân giống như công ty.
Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ thì những tổ chức giống như công ty cũng dần dần tàn
lụi.
Tuy nhiên, thời Trung cổ hai tổ chức do người La Mã để lại đã được phục hồi. Đó là
giới thương gia tại Italia và các công ty của họ, cùng các phường hội được chính quyền cấp
phép ở miền bắc Âu châu.
Đến thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, xuất hiện nhiều công ty được cấp phép và mang tên
các lãnh thổ mà chúng độc quyền mua bán (chẳng hạn công ty East India buôn bán ở Ấn Độ,
Muscovy ở Nga…). Các công ty được cấp phép trong thời kỳ này đã tiếp thu hai ý tưởng
thời Trung cổ, là bán cổ phiếu trên thị trường tự do và tính chịu trách nhiệm hữu hạn nhân
danh cho các hội viên. Vì vậy, chúng cũng được gọi là công ty cổ phần. Như vậy, công ty cổ
phần xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XVII, mục đích của nó là bóc lột các nước thuộc địa ở
Châu Mỹ và Ấn Độ. Đến năm 1600, công ty cổ phần đầu tiên xuất hiện ở Anh với tên gọi
East India Company được lập bởi một nhóm có 218 người. Nó được phép độc quyền kinh
doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở Á châu, Phi châu;
được đến tất cả các cảng của đảo, thị trấn, các địa điểm ở Á châu, Phi châu và Mỹ châu và
tất cả các điểm tương tự khác nằm ở ngoài Mũi Hảo Vọng và eo biển Magellan. Sau khi
được cấp phép nó đã cử một đoàn tàu gồm năm chiếc lên đường. Nó đã chinh phục được Ấn

Độ và giải thể vào ngày 01/06/1874. Đến năm 1602, Hà Lan xuất hiện các công ty cổ phần
theo hình thức tương tự công ty Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt xuất hiện ở Thụy Điển, Đan
Mạch, Đức…16
Ở Pháp, đến thời Rechelieu (1632 – 1635), công ty cổ phần ra đời nhưng chỉ được
15

Đại học quốc gia Hà Nội: giáo trình luật kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr. 192.
Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung: Công ty vốn quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp năm 2005, Nxb
Tri Thức, 2008, tr. 35.
16

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

10

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
thành lập theo sắc lệnh của Hoàng gia. Sau cách mạng năm 1789, luật Allaerd ngày
02/03/1791 về tự do thương mại và công nghiệp ra đời đã công nhận quyền tự do thành lập
công ty cổ phần. Trong khoảng thời gian này (năm 1772), Quốc hội Anh đã ban hành luật
hạn chế thành lập công ty cổ phần, sở giao dịch chứng khoán đầu tiên được giới thiệu ở
Luân Đôn và cho đến năm 1801 mới chính thức thành lập. Còn ở Mỹ, thị trường chứng
khoán ra đời vào năm 1790; trong đó có liên quan đến công ty cổ phần gồm có công ty cổ
phần tư nhân và doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước đứng ra thành lập.
Cho đến thế kỉ XIX, các công ty cổ phần ra đời nhanh chóng ở các nước trên thế
giới:

17


 Năm 1825, Anh bỏ luật hạn chế mở rộng công ty cổ phần tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho việc thành lập công ty cổ phần. Đến năm 1884, để công ty cổ phần ở Anh hoạt
động có trật tự hơn. Họ đã ban hành luật về công ty cổ phần. Tuy nhiên, luật này đã không
cho công ty hưởng tính trách nhiệm hữu hạn. Vì thế, luật về tính trách nhiệm hữu hạn ra đời
năm 1855, để hạn chế mất doanh nghiệp do sự di chuyển các công ty từ Anh sang Pháp.
Cuối cùng cả hai văn bản trên được sáp nhập thành một vào năm 1862, từ đó tạo sự gia tăng
về số lượng công ty cổ phần do được pháp luật bảo vệ.
 Ở Pháp, Bộ luật Thương mại năm 1807 ra đời đã quy định việc thành lập công
ty phải được sự cho phép của Chính phủ. Sau đó, luật ngày 24/07/1867 đã đưa ra một qui
chế thật sự cho các công ty cổ phần và xóa bỏ sự thành lập công ty cổ phần.
Tuy nhiên các công ty cổ phần trong giai đoạn này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
giao thông vận tải. Song song, với sự phát triển của công ty cổ phần thì Sở giao dịch chứng
khoán cũng mọc lên khá phổ biến tại các nước Phương Tây. Trước những năm 70 của thế kỷ
XIX, công ty cổ phần ra đời với số lượng ít, hình thức cũng chưa đa dạng và quy mô cũng
nhỏ. Sau những năm 70 của thế kỷ XIX, công ty cổ phần hoạt động khắp các nơi trên thế
giới, gia tăng về số lượng đồng thời hình thức và quy mô hoạt động đa dạng và phong phú.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các công ty cổ phần cơ bản đã trưởng thành như về cơ
cấu tổ chức ngày càng hoàn thiện, qui mô rộng lớn, có nhiều công ty xuyên quốc gia và đa
quốc gia liên kết với nhau thành lập ra các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế.
1.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần ở Việt Nam:
17

Phó Tiến sĩ Đoàn Văn Hạnh: Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Nxb Thống
Kê, 1997, tr. 61.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

11


SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
Mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam ra đời tương đối muộn hơn so với các nước tiên
tiến trên thế giới. Nguyên nhân không phải do chiến tranh mà do điều kiện cả vùng viễn
đông kể cả Trung Quốc đều theo thể chế Nho giáo–trọng nông ức thương kiến, thương mại
không phát triển. Vì vậy, các mô hình kinh doanh cổ truyền của Việt Nam như là các
phường, hội chỉ phát triển xung quanh các làng xã…Trước khi người Pháp xâm lược Việt
Nam, các triều đại phong kiến nước ta chưa bao giờ ban hành pháp luật về công ty, mặc dù
vẫn có những hoạt động buôn bán kinh doanh.
Như vậy mô hình công ty và pháp luật về công ty của ta xuất hiện khi thực dân Pháp
xâm lược và biến nước ta thành sứ thuộc địa và bảo hộ của Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Trải
qua cả trăm năm với sự thăng trầm lịch sử thì mô hình công ty cổ phần vẫn giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh tế và một nhà triết học người Đức đã nói “hiện tại chứa đầy quá khứ và
phản ánh tương lai”, phần tiếp theo người viết sẽ trình bày sự du nhập mô hình công ty này
vào Việt Nam để luận giải những quy định hiện tại và mong mỏi có những đóng góp để mô
hình này phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
1.3.2.1 Từ thời Pháp thuộc đến năm 1975:
Sau khi xâm chiếm đất nước ta, bên cạnh chế độ cai để trị hà khắc, cùng với chính
sách chia để trị, thực dân Pháp đã từng bước áp đặt hệ tư tưởng pháp lý và truyền thống pháp
luật của họ vào Việt Nam. Năm 1864, người Pháp đã đem áp dụng ở Nam Kỳ Bộ luật
Thương mại của họ do sắc lệnh ngày 25/07/1864 ban hành kèm theo Nghị định 12/12/1864.
Đồng thời, Luật Thương mại của Pháp đã được áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam khi ban
hành sắc lệnh ngày 08/09/1888 ban hành kèm theo Nghị định ngày 30/12/1888 áp dụng cho
Bắc Kỳ.18 Như vậy, chế định về công ty của ta bắt đầu xuất hiện khi thực dân Pháp tiến hành
đô hộ biến nước ta thành thuộc địa.
Tuy nhiên, luật về công ty của ta được thể hiện rõ hơn trong “Dân luật thi hành tại các
tòa Nam Án Bắc Kỳ” năm 1931 mà trong đó có đề cập đến “Hội buôn”. Đạo luật này chia
các công ty làm hai loại: “Hội người và Hội vốn”

 Hội người được chia thành: Hội hợp danh và Hội tư hợp.
 Hội hợp vốn: Hội vô danh (công ty cổ phần), Hội hợp cổ (công ty hợp vốn đơn
giản cổ phần).
Tiếp đó là được quy định trong Bộ luật thương mại Trung kỳ năm 1942. Cả hai bộ
18

Bùi Quang Nhơn: Luật thương mại Việt - Nam dẫn - giải, Kim Lai Ân Quán, 1972, tr. 20.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

12

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
luật đều có bóng dáng của Bộ luật thương mại của Pháp. Chế định công ty thì gần giống với
chế định công ty theo pháp luật của nước Pháp thời kỳ đó.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, hai từ “công ty” trong Tiếng Việt có
nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại để chỉ công ty Đông Ấn của người Anh, đã trở nên dễ hiểu
quên thuộc hơn với các thuật ngữ “hội người”, “hội vốn” đã từng được sử dụng khi dịch các
từ chỉ công ty trong pháp luật của người Pháp sang tiếng Việt trong những năm đầu thế kỷ
XX.19 Như vậy, theo luật công ty thời Pháp thuộc các công ty mang tính chất đối nhân –
thành lập dựa trên cơ sở những người quen biết, gia đình, bạn bè.
Đến năm 1942, chiếu theo dụ số 46 ngày 27 tháng 04 năm Bảo Đại 17 (ngày
12/06/1942). Triều đình Huế ban hành Bộ luật thương mại. Bộ luật này được áp dụng trên
lãnh thổ Trung – Phân kể từ ngày 01 tháng 01 năm Bảo Đại 19 (ngày 25/01/1944).20
Đến năm 1959, đất nước ta chia thành hai miền và mỗi miền áp dụng theo hệ thống
pháp luật khác nhau:
 Miền Bắc vào thời kỳ đầu giành được độc lập bắt đầu xây dựng phát triển đất

nước. Miền Bắc tiến hành xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa – tập trung gồm hai thành
phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Do đó, không có mô hình công ty và cũng
không có luật công ty.
 Ở miền Nam do Mỹ - Ngụy lãnh đạo, đến năm 1972 Nguyễn Văn Thiệu đã ban
hành bộ Luật Thương mại Sài Gòn, công ty cổ phần với tên gọi là những Hội công tư hay
Hội cổ phần được chia thành hai loại: Hội cổ phần và Hội nặc danh.21 “Hội hợp tư cổ phần
có một hay nhiều hội viên thụ tự liên đới chịu trách nhiệm vô hạn định về mọi trái khoản của
Hội và những hội viên xuất tư chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới
hình thức cổ phần. Hội nặc danh gồm có các hội viên mệnh danh cổ đông, chỉ chịu trách
nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần”.22
1.3.2.2 Từ sau năm 1975 đến năm 2005:
Từ năm 1975 đến năm 1980, với chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các hình
thức công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Khái niệm công ty cổ phần trong giai
19

TS. Bùi Xuân Hải: Luật doanh nghiệp - bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần, trường đại học Luật Thành Phố Hồ Chí
Minh, Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2011, tr. 18.
20
Bùi Quang Nhơn: Luật Thương mại Việt – Nam dẫn – giải, Kim Lai Ân Quán, 1972, tr. 21.
21
Đại học Luật Hà Nội: giáo trình Luật kinh tế, Nxb Tư pháp, 2008, tr. 197.
22
Điều 236 Bộ luật Thương mại Sài Gòn năm 1972.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

13

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung



Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
đoạn này không được hiểu giống về bản chất pháp lý như hiện nay mà chỉ được hiểu theo
hình thức cải tạo công thương. Đến năm 1977, hình thức công ty cổ phần được đề cập đến
khi quy định “xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty cổ
phần” (Điều lệ đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam ban hành kèm theo Nghị
định số 115/1977/NĐ – CP ngày 18/04/1977).23
Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta chủ trương xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa – có thể nói đây là bước phát
triển có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên cho đến ngày 21 tháng 12 năm 1990 thì Quốc hội mới thông qua Luật công
ty. Chế định về công ty cổ phần mới chính thức được thừa nhận sau khi đất nước thống nhất
theo Luật công ty có những đặc điểm sau:
Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít
nhất là bảy;
Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá
trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu;
Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập
viên, của thành viên Hội đồng quản trị là những cổ phiếu có ghi tên;
Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ được
chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại Điều
39 của Luật này.
Sau khi, Luật công ty ra đời nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban hành
nhằm điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác nhau nhưng được
tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên, hoạt động này của các doanh nghiệp một
mặt phải tuân thủ các quy định của Luật công ty, đồng thời phải tuân thủ các quy định của
luật chuyên ngành. Chẳng hạn, trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày
01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ

phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách khác các Ngân hàng thương mại cổ phần
23

Từ Thảo: lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần ở Việt Nam và thế giới, Quang Thai Law Office, 2010,
[ngày truy cập 21/02/2012].

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

14

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
chính là các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.24
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật công ty đã phát huy vai trò tích cực của mình, góp
phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ
kinh doanh của nước ta trong thời kỳ này liên tục biến đổi. Do đó, Luật công ty đã bộc lộ rất
nhiều bất cập, chủ yếu trong vấn đề thủ tục đăng ký kinh doanh. Đồng thời, kết hợp với
những hạn chế, thiếu sót trong quá trình làm luật. Chẳng hạn, Luật công ty chỉ có 46 điều,
chỉ quy định có hai loại hình công ty: trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Công ty trách
nhiệm hữu theo luật công ty phải có ít nhất hai thành viên; không chấp nhận mô hình công ty
do một tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu.
Vì thế, nhiều quy định của luật tỏ ra lạc hậu với cách thức tổ chức thị trường và thông
lệ quốc tế. Dẫn đến cuộc cải cách pháp luật doanh nghiệp năm 1999. Ngày 12/06/1999,
Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp để thay thế cho Luật công ty và Luật doanh
nghiệp Nhà nước. Luật doanh nghiệp năm 1999 quy định cả về công ty và Luật doanh
nghiệp tư nhân.
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, Luật doanh nghiệp năm 1999 đã được thay thế bằng
Luật doanh nghiệp năm 2005. Trong các văn bản này, công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi

nhận và được quy định theo hướng tiếp cận đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty
cổ phần.
Tuy nhiên, để hoàn thiện pháp luật về công ty cổ phần nói riêng và pháp luật về
doanh nghiệp nói chung. Người viết sẽ tìm hiểu mô hình quản trị công ty cổ phần và thực tế
phát sinh, nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp để hoàn thiện nó.

24

Từ Thảo: lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần ở Việt Nam và trên thế giới, Quang Thai Law Office, 2010,
[ngày truy
cập 21/02/2012].

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

15

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện

CHƢƠNG 2:
MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN

Với những đặc thù riêng có của công ty cổ phần như công ty cổ phần là loại hình
doanh nghiệp có qui mô hoạt động lớn, lĩnh vực kinh doanh đa dạng và có tính chất xã hội
hóa cao, cho nên việc quản lý công ty cổ phần trở nên hết sức phức tạp. Do đó, đòi hỏi công
ty cổ phần cần phải có cơ cấu tổ chức và quản lý chặt chẽ, có sự tập trung hóa cao. Nhằm
mục đích để bảo vệ cho lợi ích của các cổ đông và các chủ thế khác có mối liên hệ với công
ty. Vì thế, luật điều chỉnh hoạt động công ty cổ phần phải cụ thể rõ ràng. Ở nước ta, sau khi

ta công nhận thành phần kinh tế tư nhân thì luật về công ty của ta mới xuất hiện. Vì thế, nhà
làm luật của ta đã học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới nhưng chủ yếu từ luật của
Pháp và Anh. Đồng thời, cách làm luật của ta rất ngược đời thường thì các quan hệ xã hội
phát sinh, luật mới thấy để điều chỉnh, Luật công ty của ta thì ngược lại. Do đó, luật về công
ty của ta còn hạn chế rất nhiều so các nước phát triển. Trong chương này, người viết sẽ tập
trung phân tích quyền và nghĩa vụ của các cơ quan theo Luật công ty của Việt Nam. Đồng
thời, dựa vào thực tế các quan hệ phát sinh nhằm góp phần hoàn thiện những thiếu sót của
luật về công ty của ta. Mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hiện thời là Luật doanh
nghiệp năm 2005, chủ thể được đề cập đến chủ yếu là công ty cổ phần và những hạn chế của
chủ thể này do quá trình lập pháp của ta.
Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gồm có: “Đại
hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ
phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng
số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát”.25 Như vậy, Ban kiểm soát chỉ bắt buộc phải
có trong cơ cấu quản lý công ty cổ phần khi công ty có trên mười một cổ đông là cá nhân
hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần trong công ty.
2.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có
quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Như vậy, ngoài trừ cổ
25

Điều 95 Luật doanh nghiệp năm 2005.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

16

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung



Mô hình quản trị công ty cổ phần – tranh chấp – hƣớng hoàn thiện
đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại thì tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết theo luật và điều lệ công ty quy định thì mới có quyền tham dự
Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông này có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự Đại hội
đồng cổ đông (ủy quyền bằng văn bản cho một người khác) tham gia Đại hội đồng cổ đông.
2.1.1 Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần, có tính chất quyết
định mọi hoạt động của công ty. Do đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 trao cho Đại hội đồng
cổ đông công ty cổ phần rất nhiều quyền hạn, đa số đó là những quyền quyết định sự tồn tại
hay sụp đổ của công ty.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền cơ bản sau đây:26
 Thông qua định hướng phát triển công ty;
 Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
 Bầu miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát;
 Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị tài sản bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty
không quy định một tỷ lệ khác;
 Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều
lệ do bán thêm cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
 Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
 Quyết định mua lại 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
 Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt
hại cho công ty và cổ đông công ty;
 Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông còn có các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định
của luật này và điều lệ công ty. Tuy nhiên, các quyền và nhiệm vụ đó là quyền nào và nhiệm
vụ nào thì luật còn bỏ gõ. Luật doanh nghiệp quy định thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
rất lớn trong việc quản lý điều hành công ty. Như vậy, một câu hỏi đặt ra: thẩm quyền của

Đại hội đồng cổ đông có ảnh hưởng hay hạn chế đến công việc quản lý điều hành của những
26

Khoản 2 Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005.

GVHD: Đoàn Nguyễn Phú Cƣờng

17

SVTH: Lê Thị Hồng Nhung


×