Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại một số BIỆN PHÁP PHÁP lý NHẰM bảo vệ QUYỀN lợi của PHỤ nữ VIỆT NAM TRONG QUAN hệ hôn NHÂN có yếu tố nước NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.53 KB, 66 trang )

Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
(NIÊN KHÓA: 2009 – 2013)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ
NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Lê Minh Trung

Sinh viên thực hiện:
Trần Quốc Trung
Lớp
: LK0964A1
MSSV : 5095485

Cần Thơ, tháng 11 năm 2012
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

1

SVTH: Trần Quốc Trung



Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

2

SVTH: Trần Quốc Trung



Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

3

SVTH: Trần Quốc Trung



Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

BẢNG VIẾT TẮT

1. CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. CP

Chính phủ

3. CT

Chỉ thị

4. HĐTTTP

Hiệp định tương trợ tư pháp

5. LHN&GĐ

Luật hôn nhân và gia đình

6. NĐ

Nghị định


7. NV

Nội vụ

8. SL

Sắc lệnh

9. UBND

Ủy ban nhân dân

10. PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

4

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, Người viết xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới các giảng viên

khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho Người viết
những kiến thức quý báu và giúp đỡ Người viết trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Lê Minh Trung,
người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp Người
viết hoàn thành luận văn.
Đồng thời, Người viết cũng xin cảm ơn các bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ để
Người viết có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù, Người viết đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

5

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................2
CHƯƠNG 1................................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN...................................................................................4

VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM ..........................................4
TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI............................4
1.1. Một số khái niệm..............................................................................................4
1.1.1. Quyền phụ nữ ...........................................................................................4
1.1.2. Bảo vệ quyền phụ nữ .................................................................................5
1.1.3. Hôn nhân và quan hệ hôn nhân................................................................8
1.1.3.1. Hôn nhân...............................................................................................8
1.1.3.2. Quan hệ hôn nhân................................................................................10
1.1.4. Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài................................................11
1.2. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
...............................................................................................................................12
1.2.1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia trong việc xác định pháp luật
áp dụng trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ........................................12
1.2.1.1. Áp dụng dấu hiệu quốc tịch để xác định ..............................................13
1.2.1.2. Dùng dấu hiệu nơi cư trú của chủ thể để xác định ........................................14

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

6

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

1.2.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài phải phù hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập .................................................................15
1.2.3. Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân trên tinh

thần tôn trọng pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế .........17
1.3. Lịch sử phát triển ..........................................................................................18
1.3.1. Trước năm 1945 ........................................................................................18
1.3.2. Từ năm 1945 đến năm 1959 ......................................................................20
1.3.3. Từ năm 1959 đến năm 1986 ......................................................................21
1.3.4. Từ năm 1986 đến năm 2000 ......................................................................23
1.3.5. Từ năm 2000 đến nay ................................................................................25
1.4. Ý nghĩa ...........................................................................................................26
CHƯƠNG 2..............................................................................................................28
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH................................................................ 28
VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM ........................................28
TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI..........................28
2.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài.............................................................................................................28
2.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ vợ chồng có yếu tố
nước ngoài.............................................................................................................32
2.2.1. Bảo vệ quyền nhân thân.............................................................................33
2.2.2. Bảo vệ quyền về tài sản .............................................................................35
2.3. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài......................................................................................................................38
2.3.1. Bảo vệ quyền nhân thân.............................................................................39
2.3.2. Bảo vệ quyền về tài sản .............................................................................40
CHƯƠNG 3..............................................................................................................43
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................43
NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM .................................43
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

7

SVTH: Trần Quốc Trung



Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI..........................43
3.1. Thực trạng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.......................................................43
3.1.1. Kết quả thực hiện ....................................................................................43
3.1.2. Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân ..........................................47
3.1.2.1. Những vướng mắc, bất cập..................................................................47
3.1.2.2. Nguyên nhân .......................................................................................48
3.2. Kiến nghị và giải pháp...................................................................................48
3.2.1. Kiến nghị..................................................................................................48
3.2.2. Giải pháp..................................................................................................50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

8

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước cùng với sự tác động của xu

thế toàn cầu hóa đã làm cho các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày càng trở
nên phổ biến. Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
nước ngoài có xu hướng gia tăng, làm phát sinh không ít vấn đề, ảnh hưởng không nhỏ
tới gia đình và xã hội. Đặc biệt, một bộ phận phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn với
người nước ngoài đã không tìm được hạnh phúc, họ rơi vào những hoàn cảnh éo le, bị
xâm hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; qua đó tạo ra sự
bất bình và lên án mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Trước thực trạng trên, nghiên cứu
một số vấn đề pháp lý về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, đòi hỏi cần
được quan tâm một cách đúng mức.
Mặt khác, để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung,
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói riêng, trong thời gian qua Nhà nước ta đã
ban hành một loạt các văn bản pháp luật đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Các văn bản pháp luật này đã
tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt
động hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên, trải qua quá trình áp dụng những văn bản pháp luật này đã bộc
lộ một số vướng mắc, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Vì những lý do trên mà việc nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp pháp lý nhằm
bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài” có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền lợi của
phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; một số quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài, Người viết chủ yếu tập trung nghiên cứu một số quy định
trong LHN&GĐ Việt Nam năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) gọi tắt là LHN&GĐ
Việt Nam hiện hành; và thực tiễn bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ
GVHD: ThS. Lê Minh Trung


9

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay, cụ thể Người viết tìm hiểu thực trạng trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng; trên sơ sở đó người viết đưa ra một số kiến nghị và một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài Người viết nghiên cứu nhằm một số mục tiêu sau:
Thứ nhất, Tiếp cận được một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở đó xây dựng được
một số khái niệm về quyền phụ nữ, bảo vệ quyền phụ nữ, bảo vệ quyền phụ nữ trong
quan hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, Đánh giá khách quan một số quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài và thực tiễn áp dụng các quy định này hiện nay.
Thứ ba, Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, người viết đề xuất một số
kiến nghị và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền
lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Lịch sử, phân tích
và tổng hợp.
Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu phương pháp này nhằm làm rõ sự phát triển có
tính kế thừa của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam
trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Phương pháp phân tích: Các vấn đề mà đề tài đặt ra sẽ được phân tích về mặt lý
luận để thấy rõ tính khoa học của việc điều chỉnh về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong phạm vi quốc gia.
Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu phương pháp này nhằm rút ra một số vấn đề
cơ bản về mặt lý luận, nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc quy định của
pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 Chương như sau:
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

10

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Trong Chương này, Người viết tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về
bảo vệ quyền lợi phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; cụ thể
Người viết xây dựng một số khái niệm, đưa ra một số nguyên tắc, khái quát lịch sử phát
triển của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và ý nghĩa về việc bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt
Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Trong Chương này, Người viết tập trung phân tích một số quy định của pháp

luật Việt Nam hiện hành, chủ yếu là một số quy định trong LHN&GĐ Việt Nam hiện
hành và một số văn bản pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam
trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam
trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Trong Chương này, Người viết trình bày về thực trạng bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
hiện nay. Trên cơ sở đó, Người viết đưa ra một số kiến nghị và một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam quy định về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam
trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

11

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Quyền phụ nữ
Theo định nghĩa thông thường thì quyền phụ nữ được hiểu là điều mà pháp luật
hoặc xã hội công nhận cho họ được hưởng, được làm và được đòi hỏi1. Trong khoa
học luật, khái niệm về quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ. Để tiếp cận khái niệm về

quyền phụ nữ không thể tách rời nghiên cứu khái niệm về quyền con người.
Quyền con người là những đặc quyền hay quyền tự nhiên của con người được
pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với
nhà nước và những cá nhân con người khác. Nội dung quyền con người được thể hiện
thông qua các quyền như quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền dân sự và quyền
kinh tế xã hội2.
Trên cơ sở khái niệm quyền con người thì khái niệm quyền phụ nữ phải được
nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với quyền con người. Quyền phụ nữ là khái
niệm dùng để chỉ quyền con người của phụ nữ.
Phụ nữ là một nhóm đối tượng trong xã hội dễ bị tổn thương, do đó việc xác định
và ghi nhận các quyền con người cho họ đặc biệt và bảo đảm trên cơ sở tiêu chí bình
đẳng cần thiết.
Trong quan hệ hôn nhân quyền phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp và các
văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm những quyền cơ bản
sau:
Thứ nhất, Quyền tự do kết hôn
Quyền tự do kết hôn là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhằm để
đảm bảo quyền phụ nữ trong quan hệ hôn nhân một cách đầy đủ. Bộ luật Dân sự năm
1

Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, 2003, tr. 28.
Viện thông tin khoa học xã hội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người “Quyền con người trong thế giới hiện
đại”, Nhà in viên thông tin hoa học xã hội, 1995, tr. 92.
2

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

12

SVTH: Trần Quốc Trung



Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

2005 ghi nhận quyền kết hôn tại Điều 39 như sau: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn”. Theo
quy định này, khi phụ nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình thì có quyền tự do kết hôn mà không ai có quyền cưỡng ép hay cản
trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của họ.
Thứ hai, Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
Bình đẳng nam, nữ là quyền quan trọng nhất được quy định trong hệ thống các
quyền của phụ nữ trong xã hội nói chung và trong quan hệ hôn nhân nói riêng. Điều 63
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) gọi tắt là Hiến pháp hiện hành quy
định: “Công dân nữ và nam ngang quyền nhau về mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội và
gia đình”. Theo đó, phụ nữ có quyền bình đẳng với nam về mọi mặt trong gia đình và
được cụ thể hóa tại Điều 19 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành như sau: “Vợ, chồng bình
đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.
Thứ ba, Quyền ly hôn
Quyền ly hôn của phụ nữ được pháp luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 85
LHN&GĐ Việt Nam hiện hành: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết việc ly hôn”. Theo đó, nếu tình trạng của vợ chồng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được thì phụ nữ có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Ngoài ra, Phụ nữ còn có quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình
Quyền này được Hiến pháp hiện hành ghi nhận tại Điều 64 như sau: “Gia đình là
tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”. Và được cụ thể hóa tại
khoản 1 Điều 4 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành: “Quan hệ hôn nhân và gia đình thực
hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Bên cạnh
đó, quyền được Nhà nước bảo hộ ở nước ngoài của phụ nữ Việt Nam cũng được ghi

nhận tại Điều 6 Luật quốc tịch năm 2008: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài; các cơ quan
nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi
hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập
quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó”.
Như vậy, xét ở khía cạnh quan hệ hôn nhân thì quyền phụ nữ có các quyền cơ
bản sau: quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng và quyền ly hôn. Bên
cạnh đó, phụ nữ còn có quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình.
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

13

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

1.1.2. Bảo vệ quyền phụ nữ
Tiếp cận khái niệm “quyền con người” chúng ta nhận thấy, khi xét quyền con
người phải xuất phát từ mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước. Vì lẽ đó, quyền con
người, một mặt mang tính chất tự nhiên “quyền con người vốn có, không ai ban tặng
cho họ” nhưng mặt khác các đặc quyền “quyền tự nhiên” phải được pháp luật chấp
nhận thì mới trở thành “quyền con người”.
Như vậy, có nhiều phương thức để bảo vệ quyền con người, song phương thức
quan trọng và không thể thiếu chính là việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật.
Theo đó, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật
nói riêng trước hết phải được sự ghi nhận các quyền con người bằng pháp luật và phải
bảo đảm các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, do phụ nữ là một nhóm đối tượng
trong xã hội dễ bị tổn thương, bởi vậy quyền phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận

dựa trên cơ sở của những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật ghi nhận quyền phụ
nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới. Chính vì vậy, bảo vệ quyền con người nói
chung, bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của Nhà
nước. Nhà nước ghi nhận các quyền con người, quyền phụ nữ và bảo đảm cho những
quyền này được thực hiện, đó chính là nội dung bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam luôn gắn với vấn đề
bảo vệ quyền của phụ nữ3. Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ là nhiệm vụ
trọng tâm, là mục tiêu phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ. Nhận thức của con
người về vai trò của phụ nữ và đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi của họ đã xuất hiện từ
rất sớm nhưng chỉ thực sự được coi như một trách nhiệm, một yêu cầu cấp thiết khi
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời (1948). Tuyên ngôn đã nhấn mạnh “bà mẹ
và trẻ em được đảm bảo chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” (khoản 2 Điều 25). Đây là sự
thừa nhận của xã hội đối với chức năng làm mẹ của người phụ nữ. Với chức năng này
người mẹ được coi là chủ thể đặc biệt trong xã hội, họ có quyền được ưu tiên chăm
sóc, giúp đỡ và bảo vệ. Sau Tuyên ngôn nhân quyền, sự quan tâm của nhân loại đối
với phụ nữ và việc bảo vệ quyền lợi của họ đã được thể hiện ngày càng rõ trong các
Công ước quốc tế, như Công ước ngày 29/01/1957 về quốc tịch của người phụ nữ lấy
chồng nước ngoài do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, Công ước 1979 về loại
trừ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ,…

3

Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 86.

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

14

SVTH: Trần Quốc Trung



Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Nội dung của các Công ước quốc tế này về bảo vệ quyền của người phụ nữ đã
được thể hiện trong văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Điều 1 Công ước 1957 về quốc tịch của người phụ nữ lấy chồng quy định: “Mỗi
nước ký kết thỏa thuận rằng không vì việc kết hôn, ly hôn giữa công dân và người
nước ngoài, không vì việc thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời gian hôn
nhân mà có thể đương nhiên có hiệu lực với quốc tịch của người vợ,…”.
Phù hợp với tinh thần của Công ước, Điều 10 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008
quy định: “Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm
thay đổi quốc tịch của người kia”. Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ được quy
định cụ thể trong Công ước 1979 về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ.
Theo Công ước “Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết đảm bảo quyền bình
đẳng giữa nam và nữ đối với tất cả các quyền kinh tế, xã hội,…mà Công ước này đề
ra” (Điều 3). Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong Công ước đã được cụ thể hóa qua
các bản Hiến pháp của Việt Nam và trong lĩnh vực gia đình được quy định trong
LHN&GĐ hiện hành (các Điều 19, 20, 21, 22, 23).
Pháp luật hôn nhân và gia đình ngoài việc bảo vệ quyền của người phụ nữ bằng
việc quy định quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng còn bảo vệ quyền
làm mẹ thông qua việc nuôi con nuôi. Trong vai trò của một người mẹ, quyền và nghĩa
vụ về nhân thân, tài sản giữa mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật bảo vệ như con đẻ.
Người chồng, gia đình, xã hội có trách nhiệm giúp cho người phụ nữ thực hiện quyền
này. Với mục đích tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp các bà mẹ hoàn thành tốt chức
năng làm mẹ, pháp luật hôn nhân và gia đình còn đặc biệt bảo vệ quyền lợi của bà mẹ
trong trường hợp ly hôn. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trong chế định ly hôn
thể hiện trong việc quy định về điều kiện hạn chế ly hôn của người chồng. Tuy nhiên,
trong trường hợp nếu người vợ nhận thấy hôn nhân của họ chỉ còn là hình thức, việc

duy trì quan hệ hôn nhân đó ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân, nếu họ yêu cầu
được ly hôn thì quyền xin ly hôn của họ không bị hạn chế. Pháp luật hôn nhân và gia
đình còn bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly
hôn. Việc phân chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp này được giải quyết theo
Điều 95 LHN&GĐ hiện hành. Đồng thời, pháp luật còn quy định khi phân chia tài sản
chung của vợ chồng phải “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và con chưa
thành niên…”. Như vậy, với tư cách là người vợ, người mẹ trong gia đình, quyền lợi
của người phụ nữ luôn được pháp luật bảo vệ.

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

15

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Tóm lại, pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
luôn gắn với vấn đề bảo vệ quyền con người. Quyền phụ nữ là nội dung cơ bản của
quyền con người, không tách khỏi quyền con người. Phụ nữ có quyền thực hiện chức
năng làm mẹ của mình, được xã hội chăm sóc, giúp đỡ. Bảo vệ quyền phụ nữ là mục
tiêu, trách nhiệm của nhân loại trong quá trình thực hiện quyền con người.

1.1.3. Hôn nhân và quan hệ hôn nhân
1.1.3.1. Hôn nhân
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự liên kết giữa đàn ông và đàn
bà. Sự liên kết đó làm phát sinh, hình thành do việc kết hôn và được biểu hiện ở một
quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, đó là quan hệ vợ chồng; trong đó các bên gắn

kết với nhau nhằm tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình. Khác với các quan hệ
dân sự bình thường, mục đích của các bên trong quan hệ hôn nhân không phải là nhằm
thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần trong một thời điểm nhất định mà nhằm xác
lập mối quan hệ lâu dài. Thông thường hôn nhân là kết quả của tình yêu và dựa trên sự
tự nguyện của các bên nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững, là cơ sở tạo nên quan hệ
vợ chồng.
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển - Nhà xuất bản Khoa học xã hội
xuất bản năm 1994 thì khái niệm hôn nhân được hiểu là “việc nam, nữ chính thức lấy
nhau làm vợ chồng”.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì
“hôn nhân là sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng theo điều kiện và trình tự luật định nhằm chung sống với nhau suốt đời và
xây dựng gia đình hạnh phúc và hòa thuận”.
Và theo quy định của khoản 6 Điều 8 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành thì “hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Theo cách hiểu này, hôn nhân
là quan hệ giữa vợ và chồng được xác lập từ thời điểm kết hôn đến trước khi chấm dứt
quan hệ hôn nhân.
Từ định nghĩa của hôn nhân có thể rút ra một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, tính chất một vợ một chồng;
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

16

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Trong xu thế tiến bộ xã hội đặc biệt là sự bình quyền giữa nam và nữ, sự khẳng

định cá nhân con người ngày càng lớn, đạo đức mới của con người không những phủ
nhận kiểu hôn nhân một chồng nhiều vợ như trước mà đòi hỏi tình yêu nam, nữ phải
biểu hiện trong mối quan hệ thuỷ chung một vợ, một chồng. Pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam hiện hành coi chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là một trong các
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình và là một trong các điều kiện để
thừa nhận việc kết hôn hợp pháp được ghi nhận tại Điều 2 và khoản 1 Điều 9
LHN&GĐ Việt Nam hiện hành.

Thứ hai, tính tự nguyện trong hôn nhân;
Tính tự nguyện trong hôn nhân là một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ
hôn nhân và gia đình, được thể hiện tại khoản 2 Điều 9 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành
quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”.
Tuy nhiên, tự nguyện trong hôn nhân là tự nguyện xuất phát từ tình cảm giữa
nam và nữ, không thừa nhận chế độ đại diện trong kết hôn mà việc kết hôn phải do
chính các bên nam và nữ quyết định. Mặt khác, mục đích của hôn nhân là xây dựng
gia đình không vì mục đích tạo lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự; đồng thời để
tránh những trường hợp hôn nhân dựa trên sự tính toán kinh tế, pháp luật Việt Nam
không thừa nhận chế độ tài sản theo thoả thuận giữa vợ và chồng mà chỉ thừa nhận chế
độ tài sản pháp định dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định từ
điều 27 đến điều 33 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành.
Thứ ba, tính bình đẳng trong hôn nhân;
Tính bình đẳng trong hôn nhân được Hiến pháp hiện hành quy định: “Mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Ở phạm vi xã hội, nam và nữ có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau trên mọi phương diện, và ở phạm vi gia đình thì vợ và chồng bình đẳng
mọi mặt về quyền và nghĩa vụ.
Thứ tư, tính bền vững hay tính suốt đời của hôn nhân;
Tính bền vững của hôn nhân được thể hiện dựa trên yếu tố tình cảm giữa các chủ
thể trong quan hệ hôn nhân, và hôn nhân có mục đích là xây dựng gia đình do gia đình
thường bắt đầu từ hôn nhân, từ quan hệ vợ chồng về tình cảm,… đó là những điều kiện

đảm bảo cho sự liên kết hạnh phúc, bền vững trong hôn nhân.

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

17

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Pháp LHN&GĐ Việt Nam luôn coi trọng tính bền vững của hôn nhân vì truyền
thống gia đình Việt Nam và xuất phát từ vai trò hôn nhân là cơ sở xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững được ghi nhận tại Điều 1 LHN&GĐ
Việt Nam hiện hành.
Thứ năm, tính chịu sự quy định của pháp luật.
LHN&GĐ Việt Nam hiện hành đã quy định đầy đủ và chi tiết về vấn đề kết hôn
bao gồm điều kiện kết hôn, ghi thức kết hôn, huỷ kết hôn trái pháp luật tại Chương II
từ Điều 9 đến Điều 17; quy định các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng tại Chương
III từ Điều 18 đến Điều 33 và chấm dứt hôn nhân tại Chương X – Ly hôn từ Điều 85
đến Điều 99.
Nam và nữ có quyền tự do kết hôn nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật
về hôn nhân thì hôn nhân đó mới được pháp luật công nhận và bảo vệ. Hôn nhân
không phải là hợp đồng mà là sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ nhằm mục đích xây
dựng mối quan hệ vợ chồng bền vững, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tinh thần, vật chất
của đôi bên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
1.1.3.2. Quan hệ hôn nhân
Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa các chủ thể trong hôn nhân được xác lập từ khi
các bên nam và nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng và chấm dứt khi các bên không

còn quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Có thể nói, việc xác lập và chấm
dứt quan hệ hôn nhân trước hết hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cá
nhân trong hôn nhân phù hợp với quy định của pháp luật.
Quan hệ hôn nhân là loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt4. Tính chất dân sự và
tính chất đặc biệt trong quan hệ hôn nhân được thể hiện như sau:
Thứ nhất, tính chất dân sự trong quan hệ hôn nhân được biểu hiện ở ba điểm cơ
bản: Một là, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hôn nhân giống như đối tượng điều
chỉnh của pháp luật dân sự. Khi quan hệ hôn nhân được xác lập thì các quan hệ về
nhân thân như danh dự, nhân phẩm, uy tín,... và quan hệ tài sản như tài sản chung, tài
sản riêng,... của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân cũng được xác lập và chịu sự điều
chỉnh của pháp luật. Về nguyên tắc, các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là đối
tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. Hai là, phương pháp điều chỉnh quan hệ hôn
nhân được dựa trên phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự5. Ví dụ, ở Việt Nam
4

Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr 11.
5
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà Nội, 1994, tr. 32.

GVHD: ThS. Lê Minh Trung

18

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài


mặc dù trong phương pháp điều chỉnh của quan hệ hôn nhân có những điểm đặc thù
nhưng vì được tách ra từ quan hệ dân sự nên phương pháp điều chỉnh của quan hệ hôn
nhân được dựa trên phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự. Ba là, các quy định
có tính nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Ví dụ, trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 2005, các quy định về hôn nhân được ghi
nhận tại các điều như Điều 39 (quyền kết hôn), Điều 40 (quyền bình đẳng của vợ
chồng), Điều 42 (quyền ly hôn),...
Thứ hai, tính đặc biệt trong quan hệ hôn nhân được thể hiện ở yếu tố tình cảm
của các bên chủ thể. Có thể nói, tình cảm của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân
đối với nhau được coi là cơ sở cơ bản và phổ biến trong việc xác lập quan hệ hôn
nhân. Dựa trên yếu tố tình cảm mà quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững lâu dài, không
mang tính chất nhất thời.
Quan hệ hôn nhân là quan hệ được hình thành trên cơ sở của hôn nhân và được
thể hiện ở sự liên kết giữa các chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, quan hệ hôn
nhân không phải tự nhiên được hình thành mà chỉ được hình thành khi có sự liên kết
của các chủ thể với những điều kiện nhất định, đồng thời quan hệ hôn nhân không tồn
tại vĩnh viễn mà sẽ bị chấm dứt trong những trường hợp nhất định theo quy định của
pháp luật.
Trên cơ sở mức độ liên kết giữa các chủ thể trong quan hệ hôn nhân có thể chia
quan hệ hôn nhân thành ba giai đoạn: Giai đoạn xác lập quan hệ vợ chồng, giai đoạn
tồn tại quan hệ vợ chồng và giai đoạn chấm dứt quan hệ vợ chồng. Giai đoạn xác lập
quan hệ vợ chồng là giai đoạn được xác lập trên cơ sở của việc kết hôn, giai đoạn quan
hệ vợ chồng là giai đoạn sau khi kết hôn và giai đoạn chấm dứt quan hệ vợ chồng là
giai đoạn thường được đánh dấu bằng sự kiện chết của một bên hoặc bằng việc ly hôn.
Như vậy, quan hệ hôn nhân bao gồm tổng thể ba quan hệ đó là quan hệ kết hôn,
quan hệ vợ chồng và chấm dứt quan hệ vợ chồng.
1.1.4. Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các dấu hiệu để xác định quan hệ hôn nhân
có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong LHN&GĐ Việt Nam hiện hành.
Khi giải thích từ ngữ trong LHN&GĐ, khoản 14 Điều 8 LHN&GĐ Việt Nam

hiện hành quy định:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia
đình:
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

19

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

a- Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài”.
Khi đề cập đến các vấn đề pháp lý trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài tại Chương XI của LHN&GĐ Việt Nam hiện hành, khoản 4 Điều 100 quy
định: “Các quy định của chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và
gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước
ngoài”.
Từ nội dung các quy định trên đây của LHN&GĐ Việt Nam hiện hành, có thể
nói theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cơ sở để xác định yếu tố nước ngoài dựa
vào ba dấu hiệu sau đây:
Một là, các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân có quốc tịch khác nhau. Nội
dung này được ghi nhận tại khoản 14(a) Điều 8 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành khi
công dân Việt Nam có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài.
Hai là, các bên chủ thể cùng quốc tịch nhưng sự kiện pháp lý liên quan tới quan

hệ đó xảy ra ở nước ngoài. Nội dung này được thể hiện rõ trong hai trường hợp. Trường
hợp thứ nhất, khi người nước ngoài có quan hệ hôn nhân với nhau tại Việt Nam được
ghi nhận tại khoản 14(b) Điều 8 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành. Trường hợp thứ hai,
khi công dân Việt Nam có quan hệ hôn nhân với nhau mà căn cứ xác lập thay đổi chấm
dứt quan hệ hôn nhân ở nước ngoài được ghi nhận tại khoản 14(c) Điều 8 LHN&GĐ Việt
Nam hiện hành hoặc một trong các bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài được ghi
nhận tại khoản 4 Điều 100 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành.
Ba là, tài sản liên quan tới quan hệ hôn nhân ở nước ngoài. Nội dung này được
ghi nhận tại Điều 8 khoản 14(c) LHN&GĐ Việt Nam hiện hành.
Tóm lại, từ cơ sở lý luận cũng như mặt pháp lý trên đây, có thể rút ra khái niệm
về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau: “Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài là quan hệ hôn nhân được xác lập giữa các bên chủ thể khác quốc tịch hoặc sự
kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài hoặc tài
sản liên quan tới quan hệ hôn nhân ở nước ngoài”.
1.2. Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

20

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

1.2.1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia trong việc xác định pháp luật áp
dụng trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia với hai nội
dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong lĩnh vực đối nội và trong lĩnh vực đối
ngoại. Thực hiện chủ quyền này, quốc gia thông qua các hoạt động của các cơ quan nhà

nước như cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để điều chỉnh các quan hệ pháp lý
trong đó có quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia thể hiện rất rõ trong việc áp dụng luật nhân thân của các đương sự để điều
chỉnh quan hệ hôn nhân của họ. Luật nhân thân là một phạm trù pháp lý gắn liền với sự
tồn tại của một con người cụ thể. Luật nhân thân bao gồm luật quốc tịch và luật nơi cư
trú của đương sự. Luật quốc tịch là pháp luật xác định trên cơ sở quốc tịch của đương
sự, và luật nơi cư trú là pháp luật xác định trên cơ sở nơi cư trú của đương sự. Theo
đó, đương sự mang quốc tịch nước nào hoặc có nơi cư trú ở nước nào thì pháp luật của
nước ấy sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự của họ trong đó có quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài. Việc xác định luật quốc tịch và luật nơi cư trú của đương sự
được xem xét như sau:
1.2.1.1. Áp dụng dấu hiệu quốc tịch để xác định
Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng trong việc xác định tính hợp pháp
của một cuộc hôn nhân đó là điều kiện kết hôn phải hợp pháp. Không giống quan hệ
kết hôn trong nước, trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài cùng một lúc có ít
nhất hai hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh. Ví dụ: Trong trường hợp các bên chủ
thể khác quốc tịch thì có ít nhất hai hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh để xác định
tính hợp pháp về điều kiện kết hôn, đó là hệ thống pháp luật của các bên chủ thể mang
quốc tịch. Nói cách khác, trong trường hợp này đã có xung đột pháp luật về việc xác
định điều kiện kết hôn.
Để giải quyết hiện tượng xung đột trong việc xác định tính hợp pháp của điều
kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài, pháp luật hầu hết các nước đều quy định áp dụng
hệ thuộc luật quốc tịch của các bên chủ thể. Theo hệ thuộc này thì đương sự mang
quốc tịch nước nào thì pháp luật nước ấy sẽ được áp dụng để điều chỉnh điều kiện kết
hôn của đương sự đó. Quy định này ghi nhận trong pháp luật của các nước đã thể hiện
nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia.
Có thể nói, dùng dấu hiệu quốc tịch của đương sự để xác định điều kiện kết hôn
của họ là thể hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia bởi vì hai lý do sau đây:
GVHD: ThS. Lê Minh Trung


21

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Thứ nhất, quốc tịch của một người là mối quan hệ chính trị pháp lý của người đó
với một nhà nước nhất định. Đây là mối quan hệ giữa công dân với nhà nước theo đó
công dân có nghĩa vụ với nhà nước, đồng thời nhà nước cũng có nghĩa vụ đối với công
dân. Như vậy, một người với tư cách chủ thể trong quan hệ dân sự nói chung và quan
hệ hôn nhân nói riêng phải chịu sự chi phối bởi pháp luật của nước mình mang quốc
tịch. Sự chi phối này là tất yếu mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người đó. Do
đó, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định việc xác định điều kiện kết hôn của
các bên trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là sẽ theo luật của nước mà họ
mang quốc tịch. Theo đó, pháp luật của nước mà chủ thể là công dân sẽ điều chỉnh
điều kiện kết hôn của họ mà không phụ thuộc vào pháp luật của nước khác. Nội dung
quy định này thể hiện quyền lực của Nhà nước đối với công dân của mình.
Thứ hai, Nhà nước có quyền tối cao trong việc điều chỉnh tất cả các quan hệ đối
nội cũng như đối ngoại của mình trong đó có quan hệ hôn nhân. Pháp luật của một nước
quy định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để xác định điều kiện kết hôn của công dân nước
mình trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã thể hiện chủ quyền quốc gia trong
việc thực hiện chức năng của Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài, khoản 1 Điều 103 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành quy
định: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, các bên phải tuân
theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn”. Từ nội dung của quy định trên đây có
thể thấy việc xem xét điều kiện kết hôn của bên chủ thể là công dân Việt Nam sẽ căn

cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam, xem xét điều kiện kết hôn của người
nước ngoài sẽ căn cứ vào pháp luật mà người nước ngoài đó mang quốc tịch.
Tuy nhiên, trong trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài
trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài bên cạnh phải tuân theo
quy định pháp luật của nước mình thì còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt
Nam về điều kiện kết hôn được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 103 LHN&GĐ Việt Nam
hiện hành. Nội dung quy định này của pháp luật Việt Nam khẳng định chủ quyền của
Việt Nam buộc các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài phải tuân
theo.
1.2.1.2. Dùng dấu hiệu nơi cư trú của chủ thể để xác định
Trong Tư pháp quốc tế nói chung và trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài nói riêng, bên cạnh việc dùng dấu hiệu quốc tịch của đương sự hầu hết các nước
còn dùng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định pháp luật áp dụng. Theo đó,
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

22

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

đương sự cư trú ở đâu thì pháp luật của nước đó sẽ được áp dụng. Việc áp dụng dấu
hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định luật áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài thể hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia đối với
nước mà đương sự đang cư trú.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dấu hiệu nơi cư trú của đương sự được áp
dụng để xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong
trường hợp không áp dụng dấu hiệu quốc tịch của các bên. Khoản 1 và khoản 2 Điều

104 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành quy định: “Trong trường hợp các bên trong quan hệ
ly hôn thường trú tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam; trong trường hợp
bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly
hôn thì giải quyết theo pháp luật nước nơi thường trú chung của vợ và chồng”.
Như vậy, trong các trường hợp trên đây pháp luật Việt Nam đã lấy dấu hiệu nơi
cư trú của chủ thể trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài để xác định pháp luật
áp dụng. Nói cách khác, nơi cư trú của đương sự là một trong những dấu hiệu quan
trọng để xác định pháp luật áp dụng mà không phụ thuộc vào đương sự đó đang cư trú
tại Việt Nam hay cư trú ở nước ngoài. Việc lấy dấu hiệu nơi cư trú của chủ thể để xác
định pháp luật áp dụng cho quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã thể hiện sự tôn
trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Nhà nước Việt Nam.
1.2.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong quan hệ hôn nhân
có yếu tố nước ngoài phải phù hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết hoặc gia nhập
Theo pháp luật của hầu hết các nước đều quy định, để áp dụng hệ thống pháp luật
đã được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài thì phải tuân theo một số nguyên tắc hoặc điều kiện nhất định. Nhìn chung,
pháp luật các nước thường quy định hệ thống pháp luật được quy phạm dẫn chiếu chỉ
được áp dụng khi pháp luật trong nước có quy định áp dụng hoặc điều ước quốc tế có
liên quan có quy định áp dụng. Giải thích cho việc pháp luật các nước có quy định nội
dung này được dựa trên các cơ sở lý luận sau đây:
Thứ nhất, pháp luật được dẫn chiếu chỉ có thể được áp dụng khi pháp luật trong
nước có quy định áp dụng. Với tư cách là nguồn của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài, pháp luật trong nước được coi là nguồn pháp luật cơ bản
và phổ biến, do đó pháp luật trong nước là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài trong đó bao gồm cả việc quy định việc áp dụng hệ thống
pháp luật được dẫn chiếu đến.
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

23


SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Thứ hai, pháp luật được dẫn chiếu chỉ được áp dụng khi điều ước quốc tế có liên
quan quy định áp dụng. Điều này dựa trên cơ sở lý luận cho rằng điều ước quốc tế về
hôn nhân được xem là nguồn pháp luật quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài. Trong các điều ước quốc tế, các nước thường quy định
nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng. Theo đó các nguyên tắc và điều kiện chọn pháp
luật của nước ký kết này để áp dụng trên lãnh thổ nước ký kết kia. Ví dụ, khoản 2 Điều
23 của HĐTTTP giữa Việt Nam và Cộng hòa Ba Lan quy định: “Về điều kiện kết hôn,
mỗi bên đương sự phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân”.
Theo nội dung của quy định này thì điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam đang cư
trú trên lãnh thổ của Ba Lan sẽ do pháp luật Việt Nam điều chỉnh và ngược lại đối với
trường hợp đương sự là công dân Ba Lan cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật
của Ba Lan sẽ điều chỉnh điều kiện kết hôn của người đó.
Trong trường hợp cả quy phạm pháp luật trong nước và quy phạm trong điều ước
quốc tế có liên quan cùng có thể được áp dụng để giải quyết một quan hệ cụ thể nhưng nội
dung quy định của các quy phạm này ở mỗi văn bản lại khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau thì các quy định của điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài
trên cơ sở quy định của pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có liên quan cũng
như tính ưu tiên áp dụng quy định của điều ước quốc tế được quy định cụ thể trong
LHN&GĐ Việt Nam hiện hành. Khoản 1 Điều 100 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành
quy định: “Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phải phù
hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập”. Sự phù hợp ở quy định này được hiểu là pháp luật nước ngoài

khi áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và các quy định trong điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Về nguyên tắc ưu tiên áp dụng giữa quy định của pháp luật trong nước với điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài, khoản 2 Điều 7 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành quy định: “Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với
quy định của LHN&GĐ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”.
Từ quy định của khoản 1 Điều 100, khoản 2 Điều 7 và Điều 101 của LHN&GĐ
Việt Nam hiện hành, việc bảo vệ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
được thể hiện ở một số nội dung chính sau đây:
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

24

SVTH: Trần Quốc Trung


Một số biện pháp pháp lý
nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Thứ nhất, khi bảo vệ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì các quy định của
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập phải
được áp dụng (khoản 1 Điều 100 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành). Trong quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài thường xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật. Để giải quyết
hiện tượng này, các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật sẽ được áp dụng do đó
việc chọn pháp luật áp dụng sẽ được đặt ra. Tuy nhiên, việc chọn hệ thống pháp luật
áp dụng sẽ không nằm ngoài các quy định của khoản 1 Điều 100 LHN&GĐ Việt Nam
hiện hành. Xét về mặt lý luận thì pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết hoặc gia nhập là hai loại nguồn pháp luật phổ biến và quan trọng điều

chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Việc áp dụng các quy định được ghi
nhận trong các nguồn này để bảo vệ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không
những khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam mà còn thể hiện quan điểm của
Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế thông qua việc thực hiện các điều ước quốc tế về
hôn nhân mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Thứ hai, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có
quy định khác với quy định của pháp luật trong nước thì áp dụng các quy định của
điều ước quốc tế (khoản 2 Điều 7 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành). Nội dung này
không có nghĩa là quy định trong điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn và có thể
phủ nhận hiệu lực của quy định pháp luật trong nước mà ở đây nội dung quy định chỉ
xác định tính ưu tiên áp dụng. Bởi vì, việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế
dựa trên các quy định của pháp luật trong nước với mục đích thực hiện chức năng của
Nhà nước được xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
Thứ ba, trong trường hợp LHN&GĐ, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam
có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia viện dẫn việc
áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng nếu việc áp
dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 101 LHN&GĐ Việt Nam hiện hành).
Thứ tư, trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt
Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam (Điều 101 LHN&GĐ
Việt Nam hiện hành). Nội dung của Điều này được hiểu là trong trường hợp pháp luật
Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài mà pháp luật nước ngoài đó lại dẫn
chiếu đến pháp luật Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Quy định này của pháp luật Việt Nam là hoàn toàn
phù hợp với lý luận và thực tiễn của đời sống quốc tế.
GVHD: ThS. Lê Minh Trung

25

SVTH: Trần Quốc Trung



×