Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại một số vấn đề KHI áp DỤNG các QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT về PHÁ sản DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.03 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN KINH DOANH – THƯƠNG MẠI

@&?

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 25 (1999 – 2003)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
ÁP DỤNG
QUY
Trung tâm Học liệu KHI
ĐH Cần
Thơ @CÁC
Tài liệu
họcĐỊNH
tập và nghiên cứu
CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
LS ThS NGUYỄN KỲ VIỆT

Sinh viên thực hiện:
TRẦN KIM THOA
MSSV: 5992788
Lớp: 996401

CẦN THƠ, THÁNG 7-2003



LỜI NÓI ĐẦU

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12/1986 đã chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế
hàng hoùa nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước. Từ đó, hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành nhằm tạo ra một
môi trường pháp lý lành mạnh cho sự vận hành và phát triển của nền kinh tế. Đó là
sự ra đời của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và
các văn bản luật, các văn bản dưới luật như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1987, Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật công ty 1990, Luật doanh
nghiệp Nhà nước năm 1995…
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có hai mặt của nó. Mặt tích cực: phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư đổi
mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh,
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
đa dạng của người tiêu dùng…Trái lại, mặt tiêu cực của kinh tế thị trường là: cạnh
tranh gay gắt dẫn đến "cá lớn nuốt cá bé"…điều đó đẩy một số doanh nghiệp vào
tình trạng khó khăn, thua lỗ liên tiếp và hậu quả là nhiều doanh nghiệp đã lâm vào
tình trạng phá sản nhưng chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này.

Trung

Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1994. Luật phá sản doanh nghiệp được ban hành
tâm
Học
liệu
ĐHvàCần
@ của
Tàicácliệu

học
tậpgóp
vàphần
nghiên
cứu
nhằm
bảo vệ
quyền
lợi íchThơ
hợp pháp
doanh
nghiệp,
thúc đẩy
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo trật tự kỷ cương xã
hội.
Luật phá sản doanh nghiệp ra đời mang ý nghĩa rất lớn về kinh tế và xã hội
với vai trò điều tiết nền kinh tế, đảm bảo nguyên tắc phân chia công bằng các lợi
ích xã hội, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp
vào thực tế, đã bộc lộ những điểm thiếu sót, chưa phù hợp với nền kinh tế nước ta.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đa dạng, phong phú, phức
tạp, nền kinh tế Việt Nam đang trong bước chuyển đổi, vì vậy pháp luật về phá sản
doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu để có hướng hoàn thiện.
Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: "MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP" để
làm luận văn tốt nghiệp.
Luật phá sản doanh nghiệp mới được ban hành trong thời gian gần đây nên
việc nghiên cứu vấn đề này chưa nhiều, các giáo trình cũng chỉ đề cập sơ lược, chủ
yếu mang tính chất giới thiệu. Trước và sau khi Luật phá sản doanh nghiệp được
ban hành, có một số bài viết của một số tác giả được đăng trên các báo, tạp chí,

nhưng cũng chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của Luật phá sản doanh nghiệp.Tài
liệu tham khảo rất hạn chế và taûn mạn, chỉ có thể tham khảo trong một số sách báo
và một vài luận văn.
Trang 2


Mục đích của luận văn là dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về phá
sản doanh nghiệp hiện hành để nghiên cứu, khảo sát thực tiễn thi hành Luật phá
sản doanh nghiệp nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về phá sản doanh
nghiệp và phát hiện các vướng mắc trong thực tiễn thi hành luật, để đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phá sản doanh nghiệp, đảm bảo
quyền lợi của các chủ thể tham gia, đồng thời đảm bảo mục đích yêu cầu mà Luật
phá sản doanh nghiệp đặt ra.
Do nghiên cứu thực tiễn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp, nên trong luận
văn này chúng tôi chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề như: khái niệm lâm
vào tình trạng phá sản, bản chất, mục đích của phá sản, nguyên nhân dẫn đến việc
phá sản của các doanh nghiệp, các vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật phá
sản doanh nghiệp và trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị.
Để thực hiện mục đích đề ra, đề tài được nghiên cứu theo phương pháp
phân tích so sánh liên hệ đối chiếu giữa chế độ pháp lý về phá sản doanh nghiệp ở
Việt Nam với một số nước trên thế giới, đồng thời vận dụng các quy định của Luật
phá sản doanh nghiệp để xem xét, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản doanh
nghiệp nhằm đề xuất các phương hướng, biện pháp để hoàn thiện một số vấn đề về
trình tự thủ tục mà Luật phá sản doanh nghiệp đã đề ra. Từ đó, luận văn được trình
bày qua các phần sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phá sản.
Chương 2: Những quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 3: Một số vấn đề khi áp dụng các quy định của pháp luật về
phá sản doanh nghiệp - hướng hoàn thiện pháp luật.
Đây là một đề tài rộng và tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu,
tìm hiểu trong một thời gian dài. Trong khi đó, thời gian, điều kiện cũng như khả
năng nghiên cứu của chúng tôi có hạn chắc chắn luận văn sẽ còn những hạn chế và
thiếu sót nhất định. Mong rằng được sự góp ý của quý Thầy cô và các bạn để luận
văn được hoàn thiện hơn.

Trang 3


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁ SẢN.

I. Khái qt chung.
1.Khái niệm về tình trạng phá sản.
Các học giả đã chứng minh rằng: phá sản là hệ quả tất yếu của nền kinh tế
thị trường, bởi lẽ có sự tồn tại của các doanh nghiệp thuộc những hình thức sở hữu
khác nhau hoạt động theo cơ chế thị trường, trên ngun tắc tự do cạnh tranh và
phải tn theo các quy luật vốn có của nền kinh tế hàng hóa: quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… và có sự thua lỗ, phá sản là điều khó tránh
khỏi.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ta coi việc thành lập
doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp là vấn đề bình thường như mọi hoạt động
khác trong đời sống kinh tế xã hội. Mức độ và quy mơ phá sản phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau; nhưng phải thừa nhận rằng: phá sản khơng phải là vấn đề
chỉ tồn tại ở các nước Tư bản chủ nghĩa. Nhưng ở đâu nền kinh tế thị trường cạnh
tranh càng gay gắt thì ở đó hiện tượng phá sản sẽ phổ biến hơn.Theo thống kê năm
1992, số doanh nghiệp bị phá sản ở Anh là: trên 60.000; ở Hà Lan là 8.100; ở Pháp
là 57.700…*
Ở nước

đã cóCần
một thời
kỳ dài
kinh tập
tế được
dựng theo
Trung tâm Học
liệuta,ĐH
Thơ
@trước
Tài đây
liệunềnhọc
vàxây
nghiên
cứu
mơ hình kế hoạch hố tập trung, vận hành theo cơ chế quan liêu bao cấp; khi đó có
những quan điểm coi phá sản là "sản phẩm" của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, mà
khơng thể tồn tại trong nền kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa. Về góc độ nào
đó, quan điểm này được đánh giá là có cơ sở bởi bản chất của nền kinh tế kế hoạch
hóa khi mà chúng ta đã coi nhẹ các quy luật của nền sản xuất hàng hóa.

Chúng ta có thể nhìn nhận phá sản dưới nhiều góc độ khác nhau ở phương
diện nào đó của vấn đề phá sản. Bởi lẽ, người ta có thể nhìn nhận phá sản dưới góc
độ kinh tế, pháp lý, xã hội… Trong tiếng La tinh, "Ruin" có nghĩa là sự phá sản,
hay trong thực tế chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ "sự khánh tận","khánh
kiệt" về tài sản.
Trong Bộ luật Thương mại Sài gòn năm 1972 ở quyển 5 có sự quy định
tương đối cụ thể về khánh tận, phá sản và thanh tốn tư pháp.Trong Luật cơng ty,
Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành năm 1990 có đề cập đến vấn đề phá sản Cơng
ty, phá sản doanh nghiệp tư nhân, nhưng vào thời điểm đó chúng ta chưa có văn

bản pháp luật có hiệu lực cao để điều chỉnh các quan hệ phát sinh xung quanh việc
tun bố phá sản một doanh nghiệp.

*

Những nội dung cơ bản của Luật kinh tế Việt Nam và một số tình huống tranh chấp kinh tế – Luật sư
Bùi Xuân Hải – Ths. Phan Đình Khánh.

Trang 4


Dưới góc độ kinh tế, có thể nhận thấy phá sản là tình trạng một doanh
nghiệp không còn khả năng thanh toán được các khoản nợ đã đến hạn bằng tài sản
của mình, mặc dù đã tìm mọi cách cần thiết để khắc phục tình trạng đó.Về mặt
kinh tế , sự phá sản có thể do nguyên nhân làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc gặp những
khó khăn mà không thể vượt qua được. Chẳng hạn một Công ty làm ăn phát đạt,
thuận lợi, thu nhiều lợi nhuận nhưng vẫn có thể mất khả năng thanh toán nợ đến
hạn để rồi bị phá sản do thiên tai: bão, lụt, cháy, nổ... làm thiệt hại nặng nề hay
thiệt hại toàn bộ tài sản của Công ty đó.
Về mặt pháp lý, có thể hiểu phá sản là một thủ tục tư pháp, thủ tục đòi nợ
đặc biệt được tiến hành thông qua hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.Ở đây phá sản có những đặc điểm khác biệt với các thủ tục đòi nợ thông
thường khác.
2.Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Tình trạng phá sản được biểu hiện bằng việc mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn.Trên thế giới có nhiều sự quy định không giống nhau về tình trạng mất
khả năng thanh toán.Chẳng hạn, có một số nước quy định về mặt định lượng số nợ
đến hạn không được thanh toán để chỉ việc mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Trong khi đó, đa số các quốc gia không đặt ra vấn đề định lượng trong việc xác
định tình trạng mất khả năng thanh toán mà dựa trên cơ sở xác định một doanh

nghiệp có khó khăn nghiêm trọng về tài chính và không còn có khả năng thanh
toán nợ đến hạn dù đã khắc phục bằng mọi cách, và tình trạng đó diễn ra không
mang tính nhất thời.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: "doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh
doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn".

Doanh nghiệp bị coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nếu kinh
doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả ñöôïc các khoản nợ đến
hạn, không trả đủ lương cho người lao động trong 03 tháng liên tiếp. Sau đó doanh
nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng nói
trên: tổ chức lại sản xuất; thu hồi nợ, tài sản đang bị chiếm dụng; thương lượng với
các chủ nợ để hoãn nợ, giảm nợ, xoá nợ… Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài
chính cần thiết mà doanh nghiệp vẫn khó khăn, không khắc phục được tình trạng
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá
sản và phải được xử lý theo quy định của pháp luật (điều 3 Nghị định 189/CP ngày
23/12/1994).
3.Phân loại phá sản.
Việc phân loại phá sản phải căn cứ vào tính chất của sự phá sản, đối tượng
nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.Có các loại phá sản sau đây:

Trang 5


v Phá sản trung thực và phá sản gian trá:
- Phá sản trung thực: là việc mất khả năng thanh toán phát sinh từ những
nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan có thực trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phá sản gian trá: là việc mất khả năng thanh toán do doanh nghiệp sắp đặt
bằng những thủ đoạn gian trá như doanh nghiệp tẩu tán tài sản, báo cáo sai sự thật,
lạm dụng vốn... để nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ nợ.
v Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc:
- Phá sản tự nguyện: khi doanh nghiệp thấy mình mất khả năng thanh toán,
không thể thực hiện việc trả nợ cho các chủ nợ, tự đệ đơn yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
- Phá sản bắt buộc: là trường hợp doanh nghiệp biết rõ mình không còn khả
năng thanh toán nợ đến hạn mà do không muốn bị tuyên bố phá sản nên không yêu
cầu Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, buộc chủ nợ phải đệ đơn yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
v Phá sản doanh nghiệp và phá sản thể nhân:

Trung

Ở nước ta, do luật không phân biệt là cá nhân hay pháp nhân mới có thể bị
Tòa án tuyên bố phá sản, mà bất kỳ pháp nhân hay cá nhân kinh doanh lâm vào
tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (trừ các cá nhân, nhóm
kinhHọc
doanhliệu
hoạt động
định@
số 66/HĐBT
Hội đồng
tâm
ĐH theo
CầnNghị
Thơ
Tài liệungày

học02/03/1992
tập và của
nghiên
cứu
Bộ Trưởng nay là Chính phủ) đều thuộc đối tượng bò tuyên bố phá sản.
Nếu cá nhân bị tuyên bố phá sản thì cá nhân này phải gánh chịu hậu quả của
sự phá sản như bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh, phải giao tài sản của mình
cho Tổ thanh toán tài sản để thanh toán cho chủ nợ...
Nếu pháp nhân bị tuyên bố phá sản thì pháp nhân đó phải gánh chịu hậu quả
của sự phá sản. Người đứng đầu pháp nhân hay người đại diện cho pháp nhân
không phải gánh chịu hậu quả của sự phá sản như trường hợp cá nhân bị tuyên bố
phá sản.
4. Bản chất của phá sản.
v Phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt:
Tính đặc biệt của thủ tục này được xác định bởi tính chất của mối quan hệ
giữa chủ nợ với con nợ.
Để tìm hiểu tính đặc biệt của thủ tục này, trước hết là cần xem xét lại thủ
tục thanh toán nợ trong quan hệ dân sự thông thường. Việc đòi nợ thông thường
được tiến hành theo thủ tục: nợ của ai trả trực tiếp cho người đó, ai nợ thì trực tiếp
đòi người đó, nợ bấy nhiêu thì trả đủ bấy nhiêu, các khoản nợ được trả vào bất kỳ
thời điểm nào kể cả khi khởi kiện ra Tòa và Tòa án đang tiến hành thủ tục giải
quyết.
Trang 6


Thủ tục đòi nợ trong phá sản hoàn toàn khác với thủ tục đòi nợ bình thường
kể trên. Tính đặc biệt trong thủ tục phá sản doanh nghiệp thể hiện ở các điểm sau:
- Thứ nhất, việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn
lại của con nợ. Điều đó không có nghĩa nợ bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu như
thanh toán trong dân sự, mà có bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, trả hết số tài sản còn

lại, coi như nợ đã thanh toán xong. Tuy nhiên, thực tế xảy ra các trường hợp khác
nhau tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa tài sản có và tài sản nợ của con nợ. Nếu tài
sản có lớn hơn hoặc bằng tài sản nợ thì đương nhiên các chủ nợ được thanh toán
đủ. Ngược lại, nếu tài sản có nhỏ hơn tài sản nợ thì con nợ cũng chỉ dùng số tài sản
đó để trả nợ mà thôi. Phần thiếu các chủ nợ phải gánh chịu theo tỷ lệ.
- Thứ hai, việc đòi nợ và thanh toán nợ được tiến hành thông qua một cơ quan đại
diện có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là: khi cơ quan đại diện có thẩm quyền đã
tiến hành thủ tục phá sản thì mối quan hệ đòi nợ và thanh toán nợ trực tiếp không
được diễn ra, các chủ nợ không được xé lẻ đòi nợ hoặc thanh toán, giữa chủ nợ và
con nợ tồn tại một cơ quan đại diện (Tòa án hay cơ quan thi hành án).Cơ quan này
sẽ đại diện cho chủ nợ để đòi nợ đối với con nợ, đồng thời đại diện con nợ để
thanh toán cho các chủ nợ.

Trung

- Thứ ba, việc thanh toán chỉ được tiến hành sau khi có quyết định của Tòa án.
Điều đó hoàn toàn khác với đòi nợ trong dân sự. Trong dân sự, việc thanh toán
giữa con nợ và chủ nợ được tiến hành bất kỳ lúc nào kể cả khi vụ việc đó đã được
đưa ra xét xử tại phiên tòa. Trong phá sản, từ khi Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản, con nợ và chủ nợ tuyệt đối không được tiến hành thanh toán
tâm
liệu
ĐHcóCần
@ Tòa
Tàián.liệu
học
tập
vàthanh
nghiên
cứu

cho Học
nhau nếu
không
sự choThơ
phép của
Họ chỉ
được
phép
toán các
khoản nợ khi có quyết định của Tòa án.
- Thứ tư, thủ tục này được tiến hành bởi một cơ quan tư pháp.Tuy nhiên, nó
không được xem là một vụ án, nên không được xem xét theo thủ tục giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm.
v Phá sản thể hiện tính nhân đạo.
Pháp luật phá sản thể hiện tính nhân đạo ở những điểm sau:
Thứ nhất, về mặt lịch sử pháp luật, ban đầu Luật phá sản chủ yếu bảo vệ lợi ích
của các chủ nợ, thương gia bị vỡ nợ ngoài việc bị phát mãi tài sản còn bị bắt bán
làm nô lệ để trừ nợ hay bị giam cầm… Quan điểm của pháp luật hiện đại như hệ
thống pháp luật Mỹ, Nhật, Anh, Pháp,… theo chiều hướng khoan dung hơn, xem
các doanh nghiệp, cá nhân vì "sa cơ thất thế", vì gặp "vận không may" nên lâm vào
hoàn cảnh bị phá sản.Vì vậy, ngoài việc bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, Luật phá
sản cũng cần có các quy định để bảo vệ quyền lợi các con nợ.
Thứ hai, để tránh hiện tượng lợi dụng quyền yêu cầu tuyên bố phá sản để hạ thấp
uy tín của doanh nghiệp, Luật phá sản quy định trách nhiệm của người nộp đơn
yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với các tài liệu mà họ đã cung cấp.
Thứ ba, nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thoát khỏi việc bị
tuyên bố phá sản, luật đã cho phép trong thời gian giải quyết yêu cầu tuyên bố phá
Trang 7



sản, doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường dưới sự giám sát của Thẩm phán và
Tổ quản lý tài sản.
Thứ tư, doanh nghiệp được xây dựng và cử người đại diện trình bày tại Hội nghị
chủ nợ phương án hòa giải, giải pháp tổ chức lại kinh doanh. Nếu việc tổ chức lại
hoạt động kinh doanh có hiệu quả và không có khiếu nại của chủ nợ, doanh nghiệp
có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ việc yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có quyền cử người tham gia Tổ quản lý tài sản
và Tổ thanh toán để bảo vệ quyền lợi của mình, có quyền khiếu nại đối với các
quyết định của Tòa án.
v Phá sản thể hiện tính bình đẳng.
Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, các chủ nợ là người có lợi ích bị thiệt hại
trực tiếp nhất, do đó mục tiêu quan trọng của Luật phá sản là bảo vệ lợi ích của các
chủ nợ, song, cũng không thể vì vậy mà hy sinh lợi ích của con nợ. Các con nợ
hoặc chủ nợ dù thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào, hình thức sở hữu nào cũng
phải tham gia thủ tục với điều kiện do pháp luật đòi hỏi. Quyền và nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp dành cho tất cả các chủ nợ
không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần, lẫn con nợ. Không có một chủ nợ
nào có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết riêng cho mình. Cùng với việc
nộp đơn, chủ nợ đều phải nộp lệ phí phá sản (trừ trường hợp đại diện người lao
động nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp).

Trung tâm Học
liệu
Thơ
@bao
Tài
liệu
học

tập
vàtổnghiên
cứu
Thành
viênĐH
của Cần
Hội nghị
chủ nợ
gồm
tất cả
các cá
nhân,
chức có tên
trong danh sách chủ nợ và đều có quyền biểu quyết (trừ chủ nợ có bảo đảm).
Doanh nghiệp mắc nợ cũng có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ, trình bày phương
án hòa giải, giải pháp tổ chức lại kinh doanh. Khi phân chia tài sản, trừ chủ nợ có
bảo đảm, các chủ nợ khác đều được thanh toán các khoản nợ của mình đầy đủ,
hoặc thanh toán theo tỷ lệ tương ứng nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp
không đủ thanh toán tất cả các khoản nợ.
v Phá sản thể hiện tính định đoạt.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại ở các quốc gia
hiện nay là tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết thỏa thuận, Nhà nước
không trực tiếp can thiệp vào các quan hệ giao dịch thương mại. Các quan hệ này
nảy sinh tuỳ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các chủ thể tham gia. Nguyên tắc này
cũng được thể hiện trong Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, việc tuyên bố phá
sản doanh nghiệp chỉ có một cơ quan duy nhất có thẩm quyền là Tòa kinh tế Tòa
án nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, quyết định tuyên bố phá sản do Tòa án tuyên bố
chỉ là sự xác nhận một tình trạng đã có sẵn từ trước chứ không tạo ra tình trạng phá
sản. Doanh nghiệp không bị đặt vào tình trạng phá sản do quyết định của Tòa án
mà chính doanh nghiệp đã đặt mình vào tình trạng ấy do việc ngưng trả nợ.

Trường hợp Tòa án phát hiện một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
thì Tòa án cũng chỉ có trách nhiệm thông báo cho các chủ nợ và doanh nghiệp đó
biết. Việc nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hay không hoàn toàn do
Trang 8


các chủ nợ và doanh nghiệp đó quyết định. Việc hòa giải tự nguyện giữa các chủ
nợ và doanh nghiệp mắc nợ, cũng như việc bảo lãnh hoặc mua lại các khoản nợ
đều được ưu tiên giải quyết trước ngày mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp. Thậm chí trong giai đoạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
vi phạm nghiêm trọng những thỏa thuận tại Hội nghị chủ nợ hoặc hết thời hạn tổ
chức lại hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vẫn hoạt động không có hiệu quả thì
Tòa án cũng chỉ tuyên bố phá sản khi chủ nợ hoặc doanh nghiệp mắc nợ có đơn
yêu cầu.
5. Sự khác nhau giữa phá sản và giải thể.
Xét về mặt hiện tượng thì phá sản và giải thể một cơ sở sản xuất kinh doanh
tưởng như là giống nhau, vì phá sản hay giải thể đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn
tại của cơ sở sản xuất kinh doanh và việc phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ,
giải quyết quyền lợi cho người làm công. Nhưng về bản chất đây là hai chế định
khác nhau.
Thứ nhất, là sự khác nhau ở lý do giải thể và phá sản. Nếu như giải thể có nhiều
lý do như người kinh doanh không muốn kinh doanh hoặc hết thời hạn kinh doanh,
hoặc hoàn thành mục tiêu đã định, hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn
thua lỗ… thì phá sản chỉ có một lý do duy nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến
hạn một cách trầm trọng.

Trung

Thứ hai, là sự khác nhau ở tính chất của cơ quan thực hiện hành vi giải thể và phá
sản. Nếu giải thể do chính chủ cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp) hoặc cơ

quan
quản liệu
lý NhàĐH
nướcCần
thực hiện
(quyết
thì pháhọc
sản do
cơ và
quannghiên
duy nhất có
tâm Học
Thơ
@ định
Tài)liệu
tập
cứu
quyền quyết định tuyên bố phá sản là Tòa án - cơ quan tài phán Nhà nước.
Thứ ba, là sự khác nhau ở tính chất của thủ tục tiến hành giải thể và phá sản. Thủ
tục giải thể là một thủ tục hành chính, thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp có
tính tố tụng cao.
Thứ tư, là sự khác nhau ở cách thức thanh toán tài sản, khi giải thể chủ doanh
nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ
nần với chủ nợ, còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản
còn lại của doanh nghiệp được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là Tổ
thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.
Thứ năm, là khác nhau ở hậu quả của thủ tục. Nếu như giải thể bao giờ cũng dẫn
đến việc chấm dứt hoạt động, xóa sổ doanh nghiệp về mặt thực tế về pháp lý thì
việc phá sản không phải bao giờ cũng dẫn đến kết cục như vậy, ví dụ như một
người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh.Trong trường

hợp này chỉ có sự thay đổi sở hữu chủ đối với doanh nghiệp mà thôi.
Thứ sáu, là khác nhau ở thái độ của Nhà nước đối với người quản lý doanh nghiệp
bị giải thể và phá sản.Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng
quản trị bị hạn chế quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ
một đến ba năm ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Còn trong trường hợp doanh nghiệp bị
giải thể thì chủ doanh nghiệp và những người quản lý điều hành không bị hạn chế
quyền đó.
Trang 9


II. Ý nghĩa của việc quy đinh về phá sản doanh nghiệp.
Khi một nước phát triển kinh tế theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường thì sẽ xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp khác
nhau. Ở nước ta, hiện nay có nhiều loại doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài… Do cho loại hình doanh nghiệp có khác nhau về phạm vi hoạt động, hình
thức doanh nghiệp nhưng Nhà nước ta đều quy định tất cả các doanh nghiệp hoạt
động theo nguyên tắc bình đẳng và tự do kinh doanh, không chỉ ở nước ta mà tất
cả các nước trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động kinh tế và
điều này dẫn đến một kết quả tất yếu: là có những doanh nghiệp ngày càng phát
triển, thu được nhiều lợi nhuận, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan
trọng vào ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế. Và có không ít các doanh
nghiệp bị thua lỗ, nợ nần chồng chất không có khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn cho các chủ nợ, dẫn đến tình trạng phá sản hoặc giải thể.
Để tránh sự phát sinh tiêu cực, xử lý vô tổ chức, không theo các quy định
của pháp luật của các doanh nghiệp thua lỗ, vỡ nợ; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ… góp phần thúc đẩy doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm trật tự kỷ cương của xã hội tránh
những rối loạn về kinh tế, ngày 30/12/1993 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật phá sản doanh nghiệp.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 10


CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
DOANH NGHIỆP.

I. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Pháp luật về phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong việc tuyên bố phá sản đối với
một thể nhân hay một pháp nhân, khi thể nhân hay pháp nhân này không thanh
toán được các khoản nợ đến hạn. Tuỳ theo luật của từng nước mà pháp luật phá
sản được áp dụng cho những đối tượng nào. Luật phá sản của Úc áp dụng đối với
mọi thể nhân và pháp nhân. Luật phá sản của Trung Quốc lại chỉ áp dụng đối với
xí nghiệp thuộc sở hữu toàn dân. Luật phá sản của nước ta được áp dụng đối với cơ
sở sản xuất kinh doanh nào được gọi là doanh nghiệp.
Pháp luật về phá sản là một chế định pháp luật quan trọng và không thể
thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Có người đã ví pháp luật về phá sản là một
trong bốn hòn đá tảng của Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường.Trong nền kinh
tế thị trường luôn luôn có sự cạnh tranh ắt sẽ có người không thắng nổi trong cuộc
cạnh tranh và sẽ bị phá sản. Có phá sản thì cần phải có pháp luật về phá sản. Pháp
luật phá sản là chế định pháp luật cần thiết để giải quyết hậu quả của sự cạnh tranh
giữa các chủ thể kinh doanh và góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Trung tâm Học
liệu
ĐH
@ Tài

liệu
họcbảntập
cứu
Trong
pháp
luậtCần
về pháThơ
sản, Luật
phá sản
là văn
phápvà
luậtnghiên
quan trọng
nhất giữ vai trò chủ đạo. Luật phá sản quy định những vấn đề quan trọng nhất
trong việc tuyên bố phá sản như quy định lý do phá sản, trình tự thủ tục phá sản,
quyền hạn, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết phá sản và
việc phân chia tài sản còn lại của người mắc nợ (người bị tuyên bố phá sản).
Luật phá sản của mỗi nước đều có những quy định phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội và đặc điểm về lịch sử văn hoá, tập quán riêng của mình. Luật phá
sản doanh nghiệp của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 cũng
phản ánh đầy đủ các vấn đề trên.
Luật phá sản doanh nghiệp nước ta bao gồm những nội dung cơ bản sau
đây:
Chương I - Những quy định chung.
Chương này bao gồm những quy định xác định đối tượng và phạm vi áp dụng của
Luật phá sản doanh nghiệp, xác định tình trạng phá sản doanh nghiệp, xác định cơ
quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Chương II - Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp.


Trang 11


Chương này quy định những đối tượng nào có quyền nộp đơn và khi nào thì
được nộp đơn cũng như việc thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
của Tòa án có thẩm quyền.
Chương III - Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Chương này bao gồm những quy định về việc mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên
bố phá sản doanh nghiệp, quyền hạn, nhiệm vụ của Thẩm phán được phân công
phụ trách vụ phá sản, trách nhiệm của Tổ quản lý tài sản, của chủ nợ và doanh
nghiệp mắc nợ; vấn đề tổ chức hòa giải giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ; vấn
đề tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Chương IV - Thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Chương này quy định thẩm quyền tuyên bố của phòng thi hành án thuộc Sở tư
pháp trong việc tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Chương V - Xử lý vi phạm.
Chương VI - Điều khoản thi hành.
Sau khi có Luật phá sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 189/CP ngày
23/12/1994 để hướng dẫn thi hành Luật phá sản. Đây là những văn bản pháp luật
phá sản quan trọng của nước ta hiện nay.
II. Đối tượng áp dụng của Luật phá sản doanh nghiệp.
Tùyliệu
thuộcĐH
vào hoàn
kinh@
tế xã
hộiliệu
và trình
độ tập
quản và

lý của
mỗi nước,
Trung tâm Học
Cầncảnh
Thơ
Tài
học
nghiên
cứu
Luật phá sản doanh nghiệp có phạm vi áp dụng rộng hẹp khác nhau. Có quốc gia
chỉ áp dụng phá sản cho thể nhân và pháp nhân hành nghề thương mại, có quốc gia
lại áp dụng cho mọi thể nhân và pháp nhân có hay không có hành nghề thương mại
hoặc hạn hẹp hơn chỉ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước như Luật phá sản xí
nghiệp Trung Quốc năm 1986.

Phù hợp với tính đặc thù của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Luật phá
sản chỉ định đối tượng áp dụng ngay trong tên gọi của luật :"Luật phá sản doanh
nghiệp" và quy định cụ thể tại điều 1: "Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp
thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản".
Như vậy, Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam chỉ áp dụng đối với các
doanh nghiệp mà không áp dụng cho các cá nhân hay tổ chức khác.
Trên cơ sở đó, để xác định rõ doanh nghiệp nào có thể bị tuyên bố phá sản,
điều 1 Nghị định 189/ CP của Chính phủ (về việc hướng dẫn thi hành Luật phá sản
doanh nghiệp) đã chỉ định các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của Luật phá
sản doanh nghiệp bao gồm:
v Doanh nghiệp Nhà nước.
v Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội.
v Doanh nghiệp tư nhân.
Trang 12



v Công ty trách nhiệm hữu hạn.
v Công ty cổ phần.
v Doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư nước ngoài.
v Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý trường hợp phá sản đối với các doanh nghiệp
trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng và trường
hợp phá sản đối với doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
v Đối với việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an
ninh và dịch vụ công cộng quan trọng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ
tướng chính phủ hoặc Thủ trưởng cơ quan Nhà nước ra quyết định thành lập doanh
nghiệp về việc không áp dụng các biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh
toán nợ đến hạn của doanh nghiệp đó. Điều đó xuất phát từ tính chất quan trọng
của loại doanh nghiệp này đối với nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy mà khi ra
quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp loại này Tòa án cùng các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cần có sự xem xét, cân nhắc thận trọng một vấn đề là: có cần
thiết hồi vực doanh nghiệp không? nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể
xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế khi tuyên bố phá sản
các doanh nghiệp loại này.
v Đối với việc tuyên bố phá sản các doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư nước

Trung tâm
Học
liệu
ĐH100%
CầnvốnThơ
@nước
Tàingoài,

liệutrước
họchếttập
nghiên
cứu
ngoài,
doanh
nghiệp
đầu tư
Tòavà
án phải
xem xét
các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia hoặc
ký kết có quy định khác với pháp luật phá sản Việt Nam hay không. Nếu có thì ưu
tiên áp dụng các Điều ước quốc tế đó để giải quyết vụ việc, nếu không thì áp dụng
Luật phá sản Việt Nam và các hệ thống pháp luật có liên quan khác để giải quyết
phá sản phù hợp với tính đặc thù của các doanh nghiệp loại này.
III.Mục đích của pháp Luật phá sản doanh nghiệp.
Ai cũng biết rằng trong nền kinh tế thị trường sẽ có những doanh nghiệp bị
phá sản trong cuộc cạnh tranh. Do đó cần phải có pháp luật về phá sản. Pháp luật
về phá sản có những mục đích sau đây:
v Bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ.
Theo các quy định của Luật phá sản thì khi doanh nghiệp mắc nợ không trả
được nợ cho các chủ nợ, thì chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp để bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp để trả cho các chủ nợ. Rõ
ràng Luật phá sản nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ lợi ích của chủ nợ.Trước đây,
khi người mắc nợ không trả được nợ cho các chủ nợ, chủ nợ có quyền bắt con nợ
về làm nô lệ hoặc yêu cầu Tòa án bỏ tù con nợ.
Với quá trình phát triển của xã hội, trong thời đại văn minh ngày nay, pháp
luật về phá sản đã đối xử nhân đạo hơn với người bị phá sản, coi người bị phá sản
như kẻ sa cơ thất thế gặp vận không may mà lâm vào hoàn cảnh khó khăn về tài

Trang 13


chớnh, khụng tr c n, c bit l trong hot ng kinh doanh cú s cnh tranh,
ri ro trong kinh doanh rt ln: nu ngi b phỏ sn khụng cú nhng hnh vi gian
trỏ nhm chim ot ti sn ca ngi khỏc thỡ s khụng phi vo tự. Phỏp lut phỏ
sn ch buc ngi b phỏ sn giao ton b ti sn cũn li chi tr cho cỏc ch n.
Lut phỏ sn cũn m bo s bỡnh ng gia cỏc ch n trong vic ũi n.
Khụng mt ch n no c ũi n mt cỏch riờng r. Khụng ch n no c con
n tr n cho mỡnh trong khi cỏc ch n khỏc cha c tr n.Tt c cỏc ch n
u phi i n khi Tũa ỏn tuyờn b phỏ sn doanh nghip, v cựng chia nhau s
ti sn cũn li ca doanh nghip theo t l (tr nhng ch n cú mt s m bo
c bit cho mún n ca mỡnh nh cú ti sn cm c th chp).
v Bo v lụùi ớch ca chớnh bn thõn doanh nghip mc n.

Trung

Lut phỏ sn hin nay khụng ch bo v quyn li cho cỏc ch n m cũn
bo v quyn li cho c con n. Khi mi xut hin Lut phỏ sn khụng t vn
bo v li ớch cho cỏc con n. Ngi ta cho rng, ngi b phỏ sn l ngi cú ti,
do ú h khụng nhng khụng c bo v m cũn b trng pht k c b tự. Ngy
nay quan nim ny khụng c chp nhn na.Tuyt i a s cỏc nc u cho
rng kinh doanh l mang li li ớch cho xó hi, ng thi kinh doanh cng l cụng
vic khú khn, y ri ro vỡ vy phỏp lut cn phi i x nhõn o vi ngi kinh
doanh b phỏ sn. Chớnh vỡ vy m khụng c b tự ngi b phỏ sn, ngn cm
cỏc ch n cú hnh vi xỳc phm n th xỏc, tinh thn ca con n, bng mi cỏch
to iu kin cho con n khc phc khú khn khụi phc sn xut kinh doanh,
ch khi no khụng th cu vón ni mi tuyờn b phỏ sn, khi b tuyờn b phỏ sn
tõm
Hc"gii

liuthoỏt"
Hkhi
Cn
Tióliu
hcbtp
vcũn
nghiờn
cu
h c
cỏcTh
khon @
n khi
giao ton
ti sn
li chi
tr cho cỏc ch n. Sau mt thi gian h s cú th tr li mụi trng kinh doanh
khi cú c hi.
v Bo v li ớch ca ngi lao ng.
Phỏ sn doanh nghip khụng ch gõy hu qu xu cho ch n, cho doanh
nghip mc n m cũn cho c ngi lm cụng trong doanh nghip. Khi doanh
nghip b phỏ sn thỡ nhng ngi lao ng trong doanh nghip s phi chu hu
qu trc tip, h s khụng cú vic lm m bo i sng. Do ú, vn vic
lm v thu nhp ca ngi lm cụng cng l mt trong nhng vn m Lut phỏ
sn phi quan tõm bo v li ớch cho h.
S bo v ca Lut phỏ sn i vi ngi lm cụng th hin ch phỏp lut
cho phộp ngi lao ng c quyn lm n yờu cu Toứa ỏn tuyờn b phỏ sn
doanh nghip hoc phn i yờu cu tuyờn b phỏ sn i vi doanh nghip m
mỡnh ang lm; c c i din ca mỡnh tham gia T qun lý ti sn v T thanh
toỏn ti sn, c tham gia Hi ngh ch n, c u tiờn thanh toỏn ti sn t ti
sn cũn li ca doanh nghip b phỏ sn. Nh vy phỏp lut v phỏ sn xỏc nh c

s phỏp lý cho vic bo v li ớch hp phỏp v hn ch thit thũi vt cht m s
phỏ sn cú th gõy ra cho ngi lm cụng.

v Bo m trt t k cng xó hi.
Trang 14


Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn lấy được càng nhiều
càng tốt tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy nếu không có luật để
đưa vấn đề phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm đảm bảo
sự công bằng và khách quan mà cứ để mạnh ai người ấy lấy một cách vô tổ chức
thì sẽ gây ra tình trạng mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa chủ nợ với con nợ, và
giữa các chủ nợ với nhau. Bằng việc giải quyết công bằng, thỏa đáng mối quan hệ
về lợi ích giữa chủ nợ và con nợ và giữa các chủ nợ với nhau, pháp luật về phá sản
góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng có thể có giữa họ với
nhau, nhờ đó đảm bảo trật tự kỷ cương của xã hội.
v Góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.
Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế xã hội nhất định,
nhưng phá sản không phải là một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực xét trên góc độ
toàn cục, phá sản là một giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, là sự
đào thải tự nhiên đối với doanh nghiệp làm ăn yếu kém, góp phần duy trì sự tồn tại
của các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.Vì vậy Luật phá sản là công cụ răn đe
buộc các nhà kinh doanh luôn luôn phải năng động sáng tạo nhưng không được
mạo hiểm và liều lĩnh, đồng thời Luật phá sản doanh nghiệp còn là cơ sở pháp lý
để xoá bỏ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
cho các nhà đầu tư.
IV.Sơ lược thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Trung


Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam được
phân
chia
đoạn Thơ
chính sau
tâm Học thành
liệu bốn
ĐHgiaiCần
@: Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.Giai đoạn thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, các chủ thể
theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp, có quyền nộp đơn đến Tòa án để
yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp, kèm theo đơn, người nộp đơn
phải cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan như : giấy đòi nợ, các giấy tờ chứng
minh tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp và nộp tạm ứng lệ phí
(điều 7 Luật phá sản doanh nghiệp, điều 10 Nghị định 189/ CP). Trường hợp đại
diện doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, kèm theo đơn còn phải có
danh sách chủ nợ; bản tường trình về trách nhiệm của Giám đốc, của các thành
viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp đối với tình trạng mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn; báo cáo tình hình kinh doanh 06 tháng trước khi không trả được nợ đến
hạn; báo cáo tổng kết năm tài chính của 02 năm cuối cùng có xác nhận của cơ quan
kiểm toán; nộp tạm ứng lệ phí (Điều 9 Luật phá sản doanh nghiệp, điều 11 Nghị
định 189/ CP ).
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo bằng
văn bản cho doanh nghiệp mắc nợ biết, có bản sao đơn và các tài liệu liên quan
kèm theo.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, doanh
nghiệp bị yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản phải gửi báo cáo cho Tòa án về khả
năng thanh toán nợ (điều 12 Luật phá sản doanh nghiệp).Chánh tòa kinh tế Tòa án
Trang 15



nhân dân cấp tỉnh xem xét đơn và các tài liệu do người nộp đơn cung cấp trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn để đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nếu xét thấy
không đủ căn cứ,Chánh tòa kinh tế ra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Quyết định này phải được gửi cho người làm
đơn và doanh nghiệp mắc nợ biết.Quyết định này có thể bị khiếu nại lên Chánh án
Tòa án nhân dân cấp tỉnh bởi chủ nợ hoặc doanh nghiệp mắc nợ trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày các chủ thể này nhận được quyết định không mở thủ tục của
Chánh tòa kinh tế cấp tỉnh.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại,
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét và ra quyết định: giữ nguyên hoặc huûy
quyết định của Chánh tòa kinh tế.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có quyết định
hủy, Chánh tòa kinh tế cấp tỉnh phải ra quyết định mới.Quyết định này có thể bị
khiếu nại bởi chủ nợ hoặc doanh nghiệp mắc nợ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
ra quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định trong thời
hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại và quyết định này là quyết định cuối
cùng có hiệu lực thi hành (điều 13 Luật phá sản doanh nghiệp).
2.Giai đoạn mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn hoặc sau 07 ngày kể từ ngày
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết
khiếu nại quyết định của Chánh tòa kinh tế cấp tỉnh, Chánh tòa kinh tế cấp tỉnh nếu
xét thấy đủ căn cứ, thì ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá
sản doanh nghiệp (điều15 Luật phá sản doanh nghiệp).

Trung tâm Học
liệu
@ Tài
liệutuyên
học

và doanh
nghiên
cứu
Quyết
địnhĐH
mở Cần
thủ tụcThơ
giải quyết
yêu cầu
bố tập
phá sản
nghiệp
phải được đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và báo hàng
ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp. Trong quyết định mở thủ tục giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Ấn định thời điểm ngưng thanh toán nợ.
- Họ, tên Thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Họ, tên các nhân viên Tổ quản lý tài sản được chỉ định.
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp gây ra các hệ quả sau:
- Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình
thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản
(K1 điều 18 Luật phá sản doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp không được cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán tài sản hoặc
thanh toán nợ không bảo đảm; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; tạo ra nguồn bảo
đảm cho các khoản nợ trước đây không có bảo đảm (K2 điều 18 Luật phá sản
doanh nghiệp).

Trang 16



- Các khoản nợ chưa đến hạn được xem là đến hạn và doanh nghiệp không phải trả
lãi cho các khoản nợ kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ (điều 23 Luật phá sản
doanh nghiệp).
Ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp,Thẩm phán yêu cầu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng
phương án hòa giải, giải pháp tổ chức lại kinh doanh. Phương án hòa giải, giải
pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp phải được gửi đến Tòa án trong thời
hạn 60 ngày kể từ ngày Thẩm phán có yêu cầu. Hết thời hạn này, nếu doanh
nghiệp không có phương án hòa giải thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản
doanh nghiệp (điều 20 Luật phá sản doanh nghiệp).
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đầu tiên đăng báo quyết định mở thủ tục
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ
đến Tòa án (điều 21 Luật phá sản doanh nghiệp ) trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày khóa sổ danh sách chủ nợ, Thẩm phán triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ.
Hội nghị chủ nợ có nhiệm vụ, quyền hạn xem xét thông qua phương án hòa giải,
giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thảo luận và kiến nghị với
Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp (nếu doanh
nghiệp không có phương án hòa giải hoặc phương án hòa giải không được thông
qua).

Trung

Thành phần Hội nghị chủ nợ bao gồm: chủ nợ có tên trong danh sách chủ
nợ, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mắc nợ, đại diện người lao động. Chỉ có
chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền biểu
tâm
Học
liệu

@nợTài
vàquánghiên
cứu
quyết
tại Hội
nghịĐH
chủ Cần
nợ. HộiThơ
nghị chủ
phảiliệu
có sựhọc
tham tập
gia của
nửa số chủ
nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm tham gia thì mới
hợp lệ. Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần nếu không đủ điều kiện hợp lệ
hoặc đa số chủ nợ có mặt tại Hội nghị chủ nợ biểu quyết hoãn hội nghị.
Trong Hội nghị chủ nợ, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bắt buộc phải
có mặt để trình bày phương án hòa giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và trả lời các vấn đề nêu ra tại Hội nghị chủ nợ. Biên
bản hòa giải thành về giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp chỉ hợp lệ
khi được quá nửa số chủ nợ đại diện cho hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm
thông qua. Căn cứ vào biên bản hòa giải thành Thẩm phán ra quyết định tạm đình
chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (điều 29 Luật phá sản
doanh nghiệp).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán triệu
tập hội nghị lần thứ hai. Hội nghị chủ nợ lần này hợp lệ khi có sự tham dự của số
chủ nợ đại diện cho hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm và biên bản hòa giải
thành có giá trị pháp lý khi được sự chấp nhận của số chủ nợ đại diện cho ít nhất
hai phần ba số nợ không có bảo đảm của các chủ nợ có mặt. Nếu Hội nghị chủ nợ

lần hai không thành thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải được đăng báo địa phương,
báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp.

Trang 17


Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả, thực hiện đầy đủ theo kế hoạch được Hội nghị chủ nợ thông qua và không có
khiếu nại của chủ nợ đến Tòa án thì đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có quyền
đề nghị Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp (điều 35 Luật phá sản doanh nghiệp ).
3.Giai đoạn tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường
hợp sau đây:
v Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương
án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
v Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có mặt tại
Hội nghị chủ nợ để trình bày phương án hòa giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt
động kinh doanh.
v Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
v Hết thời hạn tổ chức lại kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có
hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Trung

v Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng
những thỏa thuận tại Hội nghị chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh

nghiệp.
tâm
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v Trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư
nhân bỏ trốn hoặc đã chết và người thừa kế từ chối thừa kế hoặc không có người
thừa kế (điều 36 Luật phá sản doanh nghiệp).
Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp ghi nhận sự chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp, đồng thời quy định cách thức phân chia tài sản, lệ phí và chi phí
phá sản.
Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có thể bị Viện kiểm sát kháng
nghị hoặc các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ khiếu nại trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong thời hạn 60 ngày kể
từ ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị, một tập thể gồm ba Thẩm phán do
Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao chỉ định giải quyết khiếu nại.Quyết
định của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng (điều 40
Luật phá sản doanh nghiệp ).
4.Giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyền
của phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Trưởng
phòng thi hành án chỉ định chấp hành viên phụ trách thi hành quyết định tuyên bố
phá sản doanh nghiệp, ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản, và kiểm tra
giám sát công việc của Tổ thanh toán tài sản trong suốt quá trình thi hành quyết
định tuyên bố phá sản doanh nghiệp (điều 42 Luật phá sản doanh nghiệp).Trong
Trang 18


quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, đương sự có quyền
khiếu nại lên Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp.Trong thời hạn 07 ngày,
kể từ ngày nhận đơn,Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp phải xem xét,

giải quyết và trả lời cho người bị khiếu nại.Nếu không đồng ý với quyết định của
Trưởng phòng thi hành án, đương sự có quyền khiếu nại lên Cục trưởng Cục quản
lý thi hành án thuộc Bộ Tư Pháp.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được
khiếu nại, Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự phải ra một trong các quyết
định sau đây:
- Giữ nguyên quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp.
- Hủy quyết định bị khiếu nại và giao cho Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư
pháp giải quyết lại (điều 47 Luật phá sản doanh nghiệp).
Kết thúc việc thanh toán, Trưởng phòng thi hành án ra quyết định chấm dứt
việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này được gửi
đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh
doanh (điều 48 Luật phá sản doanh nghiệp).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 19


CHƯƠNG III : MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP- HƯỚNG HỒN THIỆN
PHÁP LUẬT.

I .Thực trạng u cầu tun bố phá sản của các doanh nghiệp.
1.Thực trạng.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường và nhất là khi các
luật về doanh nghiệp và cơng ty ra đời thì số lượng doanh nghiệp khơng ngừng gia
tăng. Điều này là cần thiết phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Nền
kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, chọn lọc và đào thải được ví như một
vòng đấu loại khốc liệt, trong đó các doanh nghiệp-chủ thể chính của các quan hệ
kinh tế chính là các đối thủ khơng cân sức, kẻ mạnh thắng thế sẽ tiếp tục tồn tại và

phát triển còn những kẻ yếu hơn nếu khơng muốn bị đào thải và loại ra khỏi cuộc
chơi phải chủ động tìm kiếm phương án cơ cấu, tổ chức lại nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Trung

Tuy nhiên, khơng phải lúc nào các doanh nghiệp cũng thành cơng trong
việc "tự cứu mình" mà cần phải có sự trợ giúp từ bên ngồi mới có thể thốt ra
khỏi tình trạng bế tắc, ngay cả những doanh nghiệp có tiềm năng và được đánh giá
là vững mạnh đơi khi cũng gặp phải khó khăn nghiêm trọng trong hoạt động sản
tâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xuấtHọc
kinh doanh.
Nhà nước với vai trò là người quản lý, điều tiết nền kinh tế khơng thể đứng
ngồi cuộc. Nhà nước phải hành động vừa như một trọng tài cơng bằng vừa như
một người trợ giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất thời nhưng vẫn còn hy
vọng khơi phục được hoạt động nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp thua lỗ được
rút ra khỏi cuộc chơi một cách có trật tự, ít gây xáo trộn cho nền kinh tế, bảo đảm
mơi trường kinh doanh lành mạnh.
Ngày 30/12/1993, Luật phá sản doanh nghiệp được ban hành theo tinh thần
đó và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1994. Qua hơn 8 năm thực hiện,
Luật phá sản doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều mà người ta kỳ vọng vào nó.
Hạn chế của Luật được biểu hiện rõ nét qua kết quả các vụ việc được giải quyết
theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Theo số liệu của ngành Tòa án thì năm 1994, ngành Tòa án thụ lý 5 vụ việc
u cầu tun bố phá sản, năm 1995 thụ lý 27 vụ, năm 1996 thụ lý 22 vụ, năm
1997 thụ lý 22 vụ, năm 1998 thụ lý 23 vụ, năm 1999 thụ lý 22 vụ, năm 2000 thụ lý
8 vụ, năm 2001 thụ lý 6 vụ.1 Từ khi Luật phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi
hành, tổng số doanh nghiệp được Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết u

cầu tun bố phá sản doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức rất khiêm tốn: 80
trường hợp, số liệu cụ thể qua các năm như sau: năm 1995-21 doanh nghiệp, 19961

Báo cáo tổng kết ngành Tòa án từ năm 1994 – 2001.

Trang 20


11 doanh nghiệp, 1997-16, 1998-11, 1999-7, 2000-8 và 2001-6 2. Nếu thực hiện
một phép so sánh thơng thường nhất với các quốc gia khác trên thế giới về số
doanh nghiệp phá sản, số doanh nghiệp mới thành lập thì tỷ lệ đó của Việt Nam
thấp một cách đáng kinh ngạc: 0,03% so với 30% ở Mỹ 3 và 23% ở Pháp.4 Những
số liệu trên thể hiện điều gì? Phải chăng nền kinh tế Việt Nam đang ở trong tình
trạng "sức khỏe tốt", các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn có hiệu quả, tồn tại và
phát triển trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường? Thực tế là có rất
nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ liên tiếp chỉ còn "sống thoi thóp", thậm chí
có những doanh nghiệp đã chấm dứt hồn tồn mọi hoạt động lẽ ra phải được Tòa
án tun bố phá sản nhưng lại lựa chọn các phương án khác như sáp nhập, hợp
nhất, giải thể doanh nghiệp. Mặc dù số lượng vụ việc phá sản do Tòa án thụ lý giải
quyết là rất ít nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số đó là bị tun bố phá sản, số còn
lại đều ở trong tình trạng "treo".Từ khi thi hành Luật phá sản doanh nghiệp cho
đến hết năm 2000, số vụ u cầu tun bố phá sản được thụ lý là khoảng 150 vụ;
trong đó, tun bố phá sản khoảng 30% .5 Nhiều vụ việc bị "treo lơ lửng" với
nhiều lý do khác nhau, như: chờ đợi kết quả giải quyết vụ án hình sự hay vì q
phức tạp hoặc chờ đợi hướng dẫn...Chẳng hạn, Tòa án nhân dân TPHCM đến nay
đã thụ lý gần 20 vụ việc u cầu tun bố phá sản nhưng chỉ tun bố phá sản
được 2 doanh nghiệp là Cơng ty TNHH Đức Thắng và Cơng ty Tamexco. 6

Trung


Đến giữa năm 2001, ở Việt Nam có khoảng 90 nghìn doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế.Vậy mà, mỗi năm số vụ việc thụ lý phá sản chỉ vào khoảng
20 vụ và chỉ khoảng chưa đầy một nửa trong số đó bị tun bố phá sản. Như vậy,
trong khoảng 7 năm (1994-2001), cứ 2000 doanh nghiệp thì mới có 01 doanh
tâm
Học
liệubốĐH
Thơthực
@tế,Tài
liệu
học
tập
và nghiên
nghiệp
bị tun
pháCần
sản.7 Trong
có rất
nhiều
doanh
nghiệp
đã và đang cứu

trong tình trạng phá sản (mà lẽ ra phải bị phá sản) nhưng vẫn còn tồn tại trên danh
nghĩa. TANDTC đã nhận định rằng "tình hình thụ lý và giải quyết u cầu tun
bố phá sản doanh nghiệp khơng phản ánh đúng thực tế".8 Điều đó chứng tỏ hiệu
quả điều chỉnh của Luật phá sản doanh nghiệp là thấp.
2.Ngun nhân.
Sở dĩ có thực trạng nêu trên là do rất ít các trường hợp chủ nợ, con nợ,
người lao động làm đơn u cầu giải quyết tun bố phá sản doanh nghiệp.

- Về phía chủ nợ : khi thấy doanh nghiệp mắc nợ lâm vào tình trạng phá sản thì
khơng làm đơn để u cầu việc tun bố phá sản doanh nghiệp mà ngấm ngầm tìm
các biện pháp thu hồi nợ, vì theo họ như vậy dễ dàng thu hồi nợ hơn vì chỉ có một
mình họ giải quyết với doanh nghiệp, còn nếu họ làm đơn để u cầu việc tun bố
giải quyết phá sản doanh nghiệp thì khó có thể thu hồi nợ, có khi bị mất trắng và
nếu có thu hồi thì cũng chẳng đáng bao nhiêu vì tài sản của doanh nghiệp mắc nợ
2

Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án từ 1994 - 2001
Báo lao động số ra ngày 22/6/2002 – Lưu Quang Đònh.
4
Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10/2002.
5
Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án.
6
Nghiên cứu lập pháp số 04/2002.
7
Đã dẫn.
8
Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1999.
3

Trang 21


thường còn lại rất ít mà chủ nợ thường thì lại rất đơng, thêm vào đó, tài sản của
doanh nghiệp mắc nợ nếu được thanh tốn phải ưu tiên theo thứ tự nên hy vọng
được thanh tốn rất mong manh.
- Về phía doanh nghiệp mắc nợ : khi đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
tốn nợ đến hạn, đang đứng trước nguy cơ của sự phá sản thì mặc dù họ hiểu rất rõ

rằng nếu nhanh chóng làm đơn u cầu giải quyết tun bố phá sản thì hậu quả sẽ
bớt nặng nề hơn, thế nhưng cơng việc trước mắt của họ là phải bằng mọi cách cứu
vãn, dù phải sử dụng các phương án hết sức phiêu lưu, mạo hiểm, kể cả vi phạm
pháp luật nghiêm trọng, chấp nhận cả ngồi tù để cứu vãn doanh nghiệp vì tâm lý
khơng muốn "thân bại, danh liệt" nên họ khơng làm đơn u cầu giải quyết tun
bố phá sản.
- Đối với người lao động: họ có quyền theo luật u cầu tun bố phá sản, tuy
nhiên cuộc sống của bản thân và gia đình họ phụ thuộc vào cơng việc của họ, do
đó họ rất sợ mất cơng ăn việc làm nên việc người lao động làm đơn u cầu giải
quyết tun bố phá sản là rất ít.

Trung

Bên cạnh đó, Tòa án cũng khơng thể giải quyết u cầu tun bố phá sản vì
trong một số trường hợp đã có quyết định giải thể doanh nghiệp trước khi có đơn
u cầu giải quyết tun bố phá sản. Có cả những trường hợp Tòa án đã thụ lý hồ
sơ, song phải ra quyết định giải thể doanh nghiệp, trong khi họ chưa thanh tốn
xong cơng nợ. Chúng ta có thể dễ hiểu mục đích giải thể là nhằm xóa nợ, lẫn tránh
trách nhiệm thanh tốn, việc giải thể này gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, của
các chủ nợ, người lao động trong doanh nghiệp. Nhưng xét về mặt pháp lý, thực tế
tâm
Học
liệukhơng
ĐHcòn
Cần
liệu
tập
vàphánghiên
cứu
doanh

nghiệp
tồn Thơ
tại thì @
làm Tài
sao có
thể học
áp dụng
Luật
sản doanh
nghiệp được.
Ngồi ra còn có một số ngun nhân khác dẫn đến thực trạng nêu trên,
đó là:
- Nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản có đơn xin Tòa án tun bố
phá sản nhưng khơng có đủ điều kiện theo quy định để Tòa án thụ lý và mở thủ tục
giải quyết phá sản (ví dụ, vụ cơng ty Koenx, cơng ty Compunet Việt Nam ở
TPHCM...). 9
- Phạm vi chủ thể có quyền nộp đơn u cầu tun bố phá sản q hẹp. Theo Luật
phá sản doanh nghiệp thì chỉ có 3 chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn u cầu
tun bố phá sản doanh nghiệp là chủ nợ, đại diện người lao động và doanh nghiệp
mắc nợ (điều 7,8,9 Luật phá sản doanh nghiệp). Nếu những đối tượng này khơng
nộp đơn u cầu thì Tòa án khơng thể thụ lý giải quyết. Nhưng trên thực tế, các đối
tượng trên thường e ngại, khơng muốn nộp đơn vì nhiều lý do khác nhau hoặc có
thể do sự thiếu hiểu biết về pháp luật phá sản.
- Thủ tục giải quyết phá sản còn nhiều bất cập, bất hợp lý, thời gian kéo dài (có vụ
từ khi bắt đầu thụ lý đến khi tun bố phá sản kéo dài khoảng 3 năm, như vụ cơng
ty Tamexco ở TPHCM, nếu kể đến thời gian thi hành án thì sẽ còn kéo dài hơn

9

Nghiên cứu lập pháp số 04/2002.


Trang 22


nữa...).10 Điều đó làm nản lòng các đối tượng có liên quan như chủ nợ, con nợ,
người lao động thậm chí cả những nhân viên của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Đây chính là lý do cơ bản, là ngun nhân của nhiều ngun nhân khác.
Trong q trình giải quyết phá sản, các Tòa án đã gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc do Luật phá sản doanh nghiệp có nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều vấn đề
xuất hiện xung quanh việc giải quyết phá sản mà pháp luật phá sản chưa quy định.
Một số quy định của pháp luật phá sản chưa rõ ràng, khó hiểu, thiếu thống nhất, từ
đó dẫn đến những cách hiểu khác nhau, áp dụng khơng giống nhau ở một số địa
phương. Điều đó đã và đang gây rất nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan có
thẩm quyền trong việc giải quyết phá sản, làm ảnh hưởng đến mơi trường pháp lý
cho đầu tư kinh doanh và quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Chúng ta đều biết, nếu có nhiều doanh nghiệp phá sản thì càng gây ra nhiều
hậu quả xấu cho xã hội. Chẳng ai trong chúng ta muốn phải giải quyết nhiều việc
u cầu tun bố phá sản. Ngăn chặn phá sản là điều mà mọi cấp, mọi ngành quan
tâm nhưng số vụ việc u cầu giải quyết tun bố phá sản xảy ra ít, khơng phản
ánh đầy đủ, chính xác thực trạng như tình hình hiện nay thì khó có thể bảo vệ được
quyền lợi chính đáng hợp pháp của các bên, khơng phát huy vai trò của Luật phá
sản doanh nghiệp Việt Nam và góp phần tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế và là cơng
cụ bảo vệ kỷ cương phép nước.

Trung

Hiện nay, một số khơng ít các doanh nghiệp Nhà nước đã thực sự đang
trong tình trạng phá sản và đã mất khả năng thanh tốn nợ, khơng trả được lương
hoặc trả nhỏ giọt cho người lao động (theo Luật phá sản doanh nghiệp nếu doanh
tâm

Học
liệu
Thơ
liệulaohọc
và nghiên
cứu
nghiệp
khơng
trả ĐH
lươngCần
03 tháng
liên @
tiếp Tài
thì người
độngtập
có quyền
làm đơn u
cầu giải quyết tun bố phá sản doanh nghiệp nợ lương), việc sản xuất kinh doanh
bị trì trệ và tiếp tục thua lỗ. Hoạt động của các doanh nghiệp này chỉ còn "thoi
thóp" tất cả sự sống trơng chờ vào sự "trợ cấp" của Nhà nước. Họ chưa bị tun bố
phá sản vì còn có sự hà hơi tiếp sức của Nhà nước và Nhà nước tìm mọi cách cứu
vãn. Kể từ khi Luật phá sản doanh nghiệp ban hành, chúng ta chỉ giải quyết tính
trên đầu ngón tay doanh nghiệp Nhà nước bị tun bố phá sản.
Trong nền kinh tế thị trường, cần phải quan niệm rằng, phá sản là một hiện
tượng lành mạnh. Hầu hết các nước trên thế giới, số doanh nghiệp bị tun bố phá
sản khơng nhỏ, có nước hàng năm, cơ quan thẩm quyền đã giải quyết hàng ngàn
vụ phá sản. Các doanh nghiệp Nhà nước hầu hết hiện nay hoạt động kinh tế khơng
có cạnh tranh. Hoạt động thua lỗ thì được Nhà nước trợ cấp, lâm vào tình trạng phá
sản thì được Nhà nước cứu vãn.
Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh cũng có nhiều trường hợp lâm vào tình

trạng phá sản nhưng khơng xuất phát từ ngun nhân do quản lý yếu kém trong sản
xuất kinh doanh mà còn xuất phát từ các ngun nhân khác (bài bạc, chi tiêu vào
các mục đích dân sự,...) thì Tòa kinh tế khơng nên thụ lý theo trình tự phá sản
doanh nghiệp.
II.Những vướng mắc khi áp dụng pháp luật về phá sản- Hướng hồn thiện
pháp luật.
10

Nghiên cứu lập pháp số 04/2002

Trang 23


Phá sản doanh nghiệp và việc giải quyết u cầu tun bố phá sản doanh
nghiệp là một vấn đề mới mẻ về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn, trong khi
đó thực tiễn phá sản doanh nghiệp và việc giải quyết phá sản doanh nghiệp là
những vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Luật phá sản doanh nghiệp và các văn
bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế cần được bổ sung cho phù
hợp với u cầu của thực tiễn và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
ngồi ra cũng cần phải có một số biện pháp hỗ trợ để phát huy một cách tồn diện
và tích cực nhất hiệu quả của pháp luật về phá sản doanh nghiệp trong việc giải
quyết các vấn đề do kinh tế thị trường mang lại. Từ khảo sát thưc tiễn thi hành
Luật phá sản doanh nghiệp, chúng tơi phát hiện một số vướng mắc, trên cơ sở đó
chúng tơi đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các vướng mắc này.
1.Về đối tượng áp dụng.
1.1. Qua hơn 8 năm thực hiện, kể từ khi Quốc hội nước ta ban hành ngày
30/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1994, Luật phá sản doanh nghiệp đã góp
phần tạo lập một mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.Việc
hưởng ứng, học tập, nghiên cứu Luật phá sản doanh nghiệp cũng được sự quan tâm
của nhiều cấp, nhiều ngành và các tầng lớp kinh doanh, nhất là những người làm

cơng tác giảng dạy và nghiên cứu pháp luật nói chung và Luật kinh tế nói riêng
cũng như các nhà kinh doanh trong và ngồi nước.

Trung

Biết rằng Luật phá sản doanh nghiệp áp dụng đối với những đối tượng nào
là phụ thuộc vào điều kiện, hồn cảnh của mỗi nước, khi nghiên cứu Luật phá sản
của nước ta và một số nước trên thế giới, về phạm vi điều chỉnh có 3 mức độ, trong
tâm
Học
liệu
TàiViệt
liệu
học tập và nghiên cứu
đó có
đặc thù
củaĐH
Luật Cần
phá sảnThơ
doanh@
nghiệp
Nam:
-Thứ nhất, theo Luật phá sản của Anh, Mỹ, Úc thì tất cả các cá nhân, pháp nhân
bất luận là nhà kinh doanh hay khơng là nhà kinh doanh nếu khơng thanh tốn
được nợ đến hạn đều có thể bị tun bố phá sản.11
-Thứ hai, theo Luật phá sản Liên bang Nga thì chỉ có nhà kinh doanh, trong đó
bao gồm doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh mới có thể bị tun bố phá sản.12
-Thứ ba, theo Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ có doanh nghiệp mới
chịu sự chi phối của Luật phá sản.
Như vậy, theo Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ có cơ sở sản

xuất kinh doanh nào được gọi là doanh nghiệp mới có thể bị tun bố phá sản.
Ngay cả tên gọi cũng khẳng định điều đó "Luật phá sản doanh nghiệp" còn đại đa
số các nước trên thế giới gọi là "Luật phá sản" hay "pháp luật về phá sản".
Việc Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam quy định như trên là khác với
thơng lệ quốc tế về phá sản. Theo chúng tơi hiểu, sở dĩ có quy định như vậy là khi
xây dựng Luật phá sản chúng ta cho rằng nên tập trung sự quan tâm vào các đối
tượng là các doanh nghiệp, bởi lẽ đây là chủ thể kinh doanh chủ yếu trên thương
trường, hơn nữa Tòa kinh tế mới được thành lập nên ngại rằng nếu đưa tất cả cá
11
12

Tạp chí Tòa án nhân dân số 01/2003 – Đinh Công Tráng.
Đã dẫn.

Trang 24


nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT vào đối tượng điều chỉnh của
Luật phá sản thì Tòa kinh tế không thể giải quyết được khối lượng công việc đồ sộ
này.
Tuy nhiên, việc đưa Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam đi vào thực tiễn
cuộc sống là vấn đề hoàn toàn mâu thuẫn với quan điểm xây dựng luật. Hiện nay,
các cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh chi ếm một vị trí tương đối quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Phạm vi và quy mô kinh doanh của họ cũng không
thua kém bao nhiêu so với doanh nghiệp tư nhân. Quy định của Luật phá sản
doanh nghiệp hiện nay mới chỉ áp dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp nên bên
cạnh hệ thống những quy định về phá sản doanh nghiệp lại cần đến những quy
định tương tự để áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh không phải là doanh
nghiệp và trên thực tế sẽ phải xuất hiện hai mặt bằng pháp lý để cùng điều chỉnh
chung một lĩnh vực trên cùng một thị trường thống nhất thì khó có thể chấp nhận

được. Khi chúng ta không thừa nhận các cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh
theo Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá
sản thì chính pháp luật đã tự mình phân biệt đối xử giữa các loại hình kinh doanh
mà đáng lẽ ra họ có quyền bình đẳng như nhau. Chính sự phân biệt này sẽ góp
phần gây trở ngại cho hoạt động quản lý Nhà nước, tăng thêm sự rối loạn trật tự xã
hội. Những chủ thể kinh doanh không phải là doanh nghiệp khi mất khả năng
thanh toán sẽ bị các chủ nợ áp dụng các biện pháp ngoài Luật phá sản để xử lý,
trừng trị nhau gây nhiều sự rối loạn trật tự, kỷ cương trong xã hội.
1.2 Hướng hoàn thiện pháp luật.

Trung tâm Học
liệu
Thơ
@rộng
Tàiphạm
liệuvihọc
tậpLuật
vàphá
nghiên
cứu
Chúng
tôi ĐH
nhận Cần
thấy cần
nên mở
áp dụng
sản doanh
nghiệp ra các cá nhân và nhóm kinh doanh được cấp giấy phép kinh doanh theo
Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 để tránh sự phân biệt đối xử giữa các loại
hình kinh doanh mà lẽ ra họ phải bình đẳng như nhau trước pháp luật.

2.Về điều kiện để đánh giá doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
2.1. Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là một việc làm mới mẻ đối
với các Thẩm phán Việt Nam hiện nay, do đó trong quá trình giải quyết, Thẩm
phán gặp không ít khó khăn, lúng túng. Một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết
định đối với việc mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
của Tòa án là việc đánh giá doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản hay chưa?
Theo điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam quy định: "doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết
mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn". Theo khái niệm này thì căn cứ để
đánh giá một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản dựa trên 2 điều kiện:
-Thứ nhất: doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh
doanh.
-Thứ hai: sau khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn.
Trang 25


×