Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

xử lý các vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.22 KB, 4 trang )

Vũ Xuân Minh – 352507 Luật Hành chính Việt Nam
A, ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong
đời sống xã hội và đang có xu thế ngày càng tăng lên. Tuy mức độ nguy hiểm của nó
không cao so với tội phạm nhưng nó cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của cá nhân cũng như lợi ích chung
của cả cộng đồng được pháp luật bảo vệ, và đó là một nguyên nhân dẫn đến tình
trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được
ngăn chặn và xử lý kịp thời. Xử phạt hành chính là một biện pháp hiệu quả góp phần
khá quan trọng vào việc xử lý các vi phạm hành chính. Để cho việc xử phạt được
khách quan, chính xác, đúng người, đúng vi phạm và đúng pháp luật thì việc xử phạt
vi phạm hành chính phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc có tính bắt buộc do pháp
luật quy định.
B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Dựa trên tinh thần của Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành
ngày 2/7/2002, Pháp lệnh số: 31/2007/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi một số điều
của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ban hành ngày 08/3/2007, thì
việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc xử lý các vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền
tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.
Đây là một nguyên tắc pháp chế trong xử lý các vi phạm hành chính, theo đó
thì chỉ có những chức danh được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ngoài các chức danh này thì không
một người nào có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý phải dựa trên
các quy định của pháp luật.
Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là những người
được pháp luật trao quyền, thay mặt nhà nước xử phạt các chủ thể có hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật hành chính, do vậy khi tiến hành xử phạt thì các
chủ thể có thẩm quyền không được tùy tiện mà nhất thiết phải tuân thủ triệt để các
quy định của pháp luật.
Thứ hai, cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi khi có hành vi vi


phạm hành chính do pháp luật quy định.
Đây chính là một tư tưởng quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp
quyền, đồng thời cũng là một đảm bảo quan trọng cho việc thực hiện quyền con
người đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Dựa trên tinh thần của pháp luật nói chung, một hành vi được gọi là trái pháp
luật khi nó được quy định trong văn bản luật. Nếu pháp luật không có quy định thì
một hành vi nào đó dù có ra sao thì vẫn không bị coi là vi phạm pháp luật. Tính trái
1
Vũ Xuân Minh – 352507 Luật Hành chính Việt Nam
pháp luật hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc nhà làm luật đã dự trù được hành vi
đó hay chưa và đã thể hiện nó vào các văn bản luật hay chưa. Trong pháp luật hành
chính cũng vậy, một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã được
pháp luật hành chính quy định, nếu pháp luật chưa quy định thì không có vi phạm
hành chính xảy ra và đương nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi
đó được.
Thứ ba, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị
đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để;
mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp
luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động
trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện các vi phạm
hành chính và một khi đã phát hiện thì phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng,
công minh và triệt để. Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục vì lợi
ích của cộng đồng nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, góp phần thiết lập kỉ
cương, ổn định xã hội, phát triển kinh tế.
Đối với việc xử phạt, việc phát hiện kịp thời sẽ góp phần nhanh chóng vào
việc xử lý, giải quyết các vi phạm đã xảy ra tạo lòng tin cho nhân dân. Đồng thời
việc phát hiện sớm các vi phạm hành chính còn có ý nghĩa cực kì quan trọng khác,
đó là việc góp phần vào việc thiết lập và duy trì trật tự quản lý nhà nước, có tác dụng
tích cực trong phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong

xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc của đời sống cộng đồng.
Thứ tư, một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người
thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi
phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử
phạt.
Nếu một hành vi vi phạm đã bị một người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt
hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt
lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Khái niệm xử phạt lần thứ hai và khái
niệm xử phạt khi tái phạm tuy có nhiều điểm giống nhau, nhưng đó không cùng loại.
Tái phạm là một hành vi vi phạm khác có tính chất cùng loại với hành vi vi phạm
mà chủ thể đã từng bị xử lý, trong khi đó thì khái niệm kia chỉ có một hành vi vi
phạm tồn tại.
Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định
xử phạt thì không đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với
người thực hiện hành vi vi phạm này. Một hành vi vi phạm hành chính đã bị ra
quyết định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có các dấu hiệu của tội phạm
phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hủy quyết định xử phạt hành chính trước
đây, rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để
truy cứu trách nhiệm hình sự.
2
Vũ Xuân Minh – 352507 Luật Hành chính Việt Nam
Đối với trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm, thì người đó
sẽ bị xử phạt về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung.
Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi
người đều bị xử phạt vì vi phạm hành chính đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi
phạm của mỗi người.
Thứ năm, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức
độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
trách nhiệm để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp.
Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyển xử phạt trước khi ra quyết định

xử phạt cần phải phân tích, làm rõ mức độ cũng như tính chất, các tình tiết tăng nặng
hay giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều
người gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi người tham gia thực
hiện vi phạm hành chính đó để từ đó có thể ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng
người. Và tất cả các tình tiết đó đều phải được ghi trong biên bản xử phạt.
Thứ sáu, không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình
thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong
khi đang mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng kiểm điều khiển hành vi của mình.
- Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích
hợp pháp của mình hay của người khác đã phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn chặn.
- Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của nhà
nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Chẳng hạn
như hành vi chống trả người đang có hành vi tấn công mình hay tấn công người
khác thì hành vi này không bị coi là vi phạm hành chính và không bị xử phạt hành
chính. Tuy nhiên cần chú ý đó là hành vi chống trả lại phải nằm trong giới hạn
phòng vệ chính đáng. Nếu vượt quá phạm vi phòng vệ chính đáng thì người này có
thể vẫn bị xử lý về vi phạm hành chính.
- Sự kiện bất ngờ ở đây là trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm không thể
thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả xảy ra của hành vi đó.
Như vậy, theo như nguyên tắc này, trường hợp nếu có vi phạm hành chính
xảy ra thuộc một trong các trường hợp trên thì người thực hiện hành vi vi phạm tuy
về mặt khách quan thì họ chính là người gây ra thiệt hạ, có hành vi vi phạm, nhưng
theo quy định của pháp luật thì họ không bị xử lý hành chính và không áp dụng các
biện pháp xử phạt hành chính đối với họ.

3

Vũ Xuân Minh – 352507 Luật Hành chính Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, “Giáo trình luật hành chính Việt Nam” – Trường đại học Luật HN, 2008
2, “Bình luận khoa học pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002” – Viện
khoa học pháp lý Bộ tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2005.
3, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
4, Pháp lệnh số: 31/2007/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi một số điều của
pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ban hành ngày 08/3/2007
4

×