Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.89 KB, 12 trang )

Bµi lµm
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Ủy ban nhân dân (UBND) là cơ quan có vai trò quan trọng trong bộ máy hành
chính nhà nước ở địa phương. Đây là cầu nối đảm bảo tính thống nhất cũng như toàn
diện trong công tác quản lí hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương. Với
vai trò đó, nghiên cứu tổ chức và hoạt động của UBND là một công việc cần thiết để
có được những hiểu biết sâu rộng về cơ quan này. Đồng thời việc nghiên cứu cũng
không nên dừng lại ở các quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải nghiên cứu
thực trạng áp dụng các quy định đó, từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn, kịp thời.
2/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Uỷ ban nhân dân
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 và Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm
2003 quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên ”.
Như vậy UBND là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND có chức năng
chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động quản lí của UBND mang tính
thống nhất và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với mọi đối
tượng nhưng giới hạn trong phạm vi một địa phương, một vùng lãnh thổ nhất định.
2.2 Cơ cấu, tổ chức của Uỷ ban nhân dân
Trong công cuộc cải cách hành chính những năm gần đây, tổ chức và hoạt động
của UBND được quy định tại Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND
năm 2003 so với các văn bản pháp luật trước kia có sự thay đổi căn bản. Căn cứ vào
những văn bản trên và đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc
1
phòng hiện nay, cơ cấu tổ chức cụ thể của từng UBND do HĐND cùng cấp quyết định
theo sự hướng dẫn của Chính phủ.
2.2.1 Cơ cấu của Ủy ban nhân dân
Điều 119 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định Chủ tịch, Phó chủ
tịch và các ủy viên của UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi


khóa theo thể thức bỏ phiếu kín, phải được quá bán tổng số đại biểu HĐND có mặt
biểu quyết tán thành. Chủ tịch UBND được bầu trong số các đại biểu HĐND theo sự
giới thiệu của Chủ tịch HĐND. Trong nhiệm kì nếu khuyết Chủ tịch UBND thì Chủ
tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử để HĐND bầu, người này không nhất
thiết là đại biểu HĐND. Còn Phó chủ tịch và các ủy viên UBND được bầu theo sự
giới thiệu của chủ tịch UBND và không nhất thiết là đại biểu HĐND. Kết quả bầu các
thành viên của UBND phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn, đối với
UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn. Nhiệm kì hoạt động của UBND là 5 năm.
Số lượng thành viên trong UBND được quy định tại Điều 122 Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 có giảm so với các quy định trước đây, cụ thể: UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước có từ 11 đến 17 thành viên nay có từ 9
đến 11 thành viên, riêng đối với thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh có không quá 13
thành viên; UBND huyện và tương đương trước có từ 9 đến 13 thành viên nay có từ 7
đến 9 thành viên; UBND xã và tương đương trước có từ 5 đến 7 thành viên nay có từ
3 đến 5 thành viên. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm tăng cường trách nhiệm cá nhân
và chế độ thủ trưởng, với những đòi hỏi nhanh nhạy, hiệu quả mà chúng ta đang cố
gắng xây dựng thì số lượng thành viên hiện tại vẫn là đông. Hoạt động của UBND còn
mang tính thông báo công việc chung, mỗi quy định của UBND chưa thực sự là kết
tinh trí tuệ của tập thể. Để khắc phục tình trạng trên cần thu gọn hơn nữa số lượng và
cơ cấu thành phần của UBND, thay vì tập trung vào số lượng ta hãy tập trung vào
năng lực, phẩm chất của đội ngũ, như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
2
2.2.2 Tổ chức của Ủy ban nhân dân
UBND làm việc theo chế độ lãnh đạo tập thể và có phân công cá nhân chịu
trách nhiệm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Với vai trò là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, Chủ tịch
UBND có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND cấp mình và cấp dưới trực tiếp; phân công công tác cho các Phó chủ tịch và
các thành viên; quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp
mình (trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 Luật tổ chức HĐND và UBND năm
2003). Chủ tịch UBND vừa phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình vừa phải chịu trách nhiệm cùng với tập thể UBND về hoạt động
của UBND trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Sự điều hành của
Chủ tịch UBND đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản lí hành chính của
UBND.

Phó chủ tịch UBND
Vai trò của Phó chủ tịch UBND là người giúp việc cho chủ tịch, thực hiện
những công việc được chủ tịch phân công phụ trách liên quan tới một lĩnh vực nhất
định. Các phó chủ tịch chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ của mình
trước chủ tịch UBND và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng
cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

Uỷ viên UBND
Uỷ viên UBND được chủ tịch phân công phụ trách những ngành, lĩnh vực
chuyên môn nhất định, phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc được phân công
trước chủ tịch UBND và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng
cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (không phải là thành viên
của UBND) được giao phụ trách quản lí ngành, lĩnh vực chuyên môn với các tên gọi
như: Giám đốc sở, trưởng phòng, trưởng ban... có nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động của
các sở, phòng, ban; định kỳ mỗi tháng một lần phải báo cáo trước UBND và cơ quan
3
quản lí chuyên môn cấp trên, trường hợp cần thiết thì phải báo cáo truớc HĐND cùng
cấp.
Số lượng các sở, phòng, ban trực thuộc UBND phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ
công tác trong mỗi giai đoạn và quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có từ 20 đến 26 sở, ban, ngành và các cơ quan trực thuộc UBND;
ngoài ra cấp tỉnh còn một số đầu mối nữa không trực thuộc UBND mà trực
thuộc cơ quan quản lí cấp trên như Sở công an, Bộ chỉ huy quân sự, Tổng
cục thống kê,…; đối với các thành phố trực thuộc trung ương còn có các cơ
quan chuyên môn mang tính chất thành thị như Sở nhà đất, Văn phòng kiến
trúc sư trưởng...
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh) thường có từ 10 đến 12 phòng, ban.
- UBND xã (phường, thị trấn) thường có 5 ban và một số trạm như Trạm y
tế…
Với xu hướng đề cao trách nhiệm cá nhân chủ tịch và sự phân công chịu trách
nhiệm trong từng lĩnh vực của các thành viên, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3
khoá VIII: UBND cần được tổ chức theo hướng giảm số uỷ viên là thủ trưởng các cơ
quan chuyên môn; xác định rõ thẩm quyền hành chính cụ thể cho từng thành viên;
điều chỉnh, sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn, tương ứng với việc sắp xếp điều
chỉnh các bộ, ngành ở trung ương theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

2.3 Hoạt động của uỷ ban nhân dân
2.3.1 Các phiên họp của Ủy ban nhân dân
Các phiên họp của UBND là hình thức hoạt động chủ yếu và cũng là quan trọng
nhất của UBND. Thông qua các phiên họp, phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm
quyền của UBND được thực hiện.
4
Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, UBND mỗi tháng họp ít nhất
một lần, do chủ tịch UBND triệu tập và chủ tọa (Điều 123 và Điều 127 Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003). Chủ tịch UBND có thể triệu tập phiên họp bất thường
theo yêu cầu của chủ tịch UBND hoặc theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số
thành viên của UBND. “Các quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng
số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành” (Điều 123 Luật tổ chức HĐND

và UBND năm 2003). Để đảm bảo tính dân chủ và phát huy hiệu quả của các buổi
họp, các thành viên của UBND phải tham dự đầy đủ, trường hợp vắng mặt phải được
sự đồng ý của chủ tịch UBND.
Điều 125 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “Chủ tịch Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương
được mời dự các phiên họp của UBND cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan”.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường được mời tham dự các phiên họp
thường kỳ của UBND, còn người đứng đầu các đoàn thể nhân dân địa phương thì tùy
theo tình hình thực tế có thể được mời dự họp. Các đại biểu được mời có quyền phát
biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết. Việc tham dự của những đại biểu đó sẽ
giúp UBND nắm vững thực tế để ra các quyết định, chỉ thị đúng đắn, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể đó tham gia xây dựng chính quyền, thực
hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, giám sát hoạt động của các
cơ quan nhà nước, các đại biểu và cán bộ viên chức - Cũng theo Điều 125, UBND
thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, đồng thời có trách nhiệm giải quyết và trả lời các
kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Theo Điều 124 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, tại phiên họp UBND
thảo luận tập thể và quyết định theo đa số những vấn đề sau: Chương trình làm việc
của UBND trong cả nhiệm kỳ và hằng năm; thông qua các dự án về kế hoạch, ngân
sách quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp
(hoặc trình Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); kiểm
điểm việc thực hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp và các văn bản pháp luật của
5

×