Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT VIỆT NAM về QUAN hệ NUÔI CON NUÔI có yếu tố nước NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.56 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN KINH DOANH - THƯƠNG MẠI
--- Z Y ---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2007 - 2011
ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN
HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI

Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Như Ngọc
MSSV: 5075284
Lớp: Thương mại 3 - K33

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Bùi Thị Mỹ Hương

Cần Thơ – 2011


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
--- Z Y --............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................


............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Giáo viên hướng dẫn


LỜI CẢM ƠN
--- Z Y --Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, cô
Bùi Thị Mỹ Hương giáo viên hướng dẫn em đề tài này đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành luận văn. Em xin cảm ơn thầy cố vấn Diệp Ngọc Dũng và các thầy cô ở Khoa

Luật đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập ở trường và thực hiện luận văn. Em
xin cảm ơn cha mẹ em, người đã luôn quan tâm, chăm sóc và động viên để em cố gắng
học tập và hoàn thành tốt luận văn này. Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn
sinh viên lớp Luật Thương mại 3 - Khóa 33 đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2011
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................2
5. Kết cấu đề tài ..................................................................................................................2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Lược sử nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam qua
các thời kỳ..........................................................................................................................4
1.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 ................................................4
1.1.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 ....................................................................................................................5
1.1.3. Giai đoạn từ sau Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đến nay....................8
1.2. Khái niệm, hình thức, mục đích nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...................9
1.2.1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...............................................9
1.2.2. Hình thức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ...............................................9
1.2.3. Mục đích nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................................................11
1.3. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong Luật Nuôi con
nuôi năm 2010 ...................................................................................................................11

1.3.1. Nuôi con nuôi giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước
ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về con nuôi
với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi....................................................12
1.3.2. Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú trong nước nhận trẻ
em nước ngoài làm con nuôi .....................................................................................13
1.3.3. Nuôi con nuôi giữa người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con
nuôi ở Việt Nam.........................................................................................................13
1.4. Phương pháp điều chỉnh và nguồn lực điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài..............................................................................................................14
1.4.1. Các phương pháp điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài..........................................................................................................................14
1.4.2. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.....17
1.5. Những nguyên tắc trong điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài...................................................................................................................................18
1.5.1. Nguyên tắc chủ đạo trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .....................19


1.5.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài ..........................................................................................................................19
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM
2.1. Xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .............................................21
2.1.1. Yếu tố tự nguyên trong nuôi con nuôi .............................................................21
2.1.2. Các điều kiện về chủ thể xác lập quan hệ nuôi con nuôi ................................21
2.1.3. Thẩm quyền, trình tự thủ tục trong nuôi con nuôi ..........................................26
2.1.4. Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi
có yếu tố nước ngoài .................................................................................................30
2.2. Hợp pháp hóa và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài ................................................................................................34

2.2.1. Hợp pháp hóa trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ..............................34
2.2.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài ......................................................................................................35
2.2.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.................................................................................................................37
2.3. Căn cứ giới thiệu trẻ em được nhận làm con nuôi và trình tự thủ tục giới
thiệu trẻ em được nhận làm con nuôi có yếu tố nước ngoài .........................................37
2.3.1. Căn cứ giới thiệu trẻ em được nhận làm con nuôi..........................................37
2.3.2. Trình tự thủ tục giới thiệu trẻ được nhận làm con nuôi..................................38
2.4. Quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm
con nuôi..............................................................................................................................40
2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi con nuôi .........................................40
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của người được nhận làm con nuôi .................................40
2.5. Hiệu lực pháp lý trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài....................................41
2.5.1. Công nhận việc nuôi con nuôi.........................................................................41
2.5.2. Hệ quả của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .....................................42
2.6. Chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .......................................................42
2.6.1. Căn cứ chấm dứt nuôi con nuôi ......................................................................42
2.6.2. Chủ thể yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi ........................................................44
2.6.3. Hệ quả của chấm dứt nuôi con nuôi ...............................................................44
2.7. Xử lý vi phạm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài............................................45
2.7.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm về nuôi con nuôi...................................................45
2.7.2. Các hình thức xử lý vi phạm trong nuôi con nuôi...........................................46
2.8. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới .......................................46


2.8.1. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên
giới.............................................................................................................................47
2.8.2. Trình tự thủ tục xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
khu vực biên giới .......................................................................................................47

CHƯƠNG 3
ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT NUÔI CON NUÔI, NHẬN XÉT CHUNG VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON
NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
3.1. Luật Nuôi con nuôi và những điểm mới trong nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài...................................................................................................................................49
3.2. Nhận xét chung về các quy phạm pháp luật và thực trạng quy phạm pháp
luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam................................................53
3.3. Phương hướng và một số ý kiến hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.....................................................................55
KẾT LUẬN .......................................................................................................................58


LỜI NÓI ĐẦU
--- Z Y --1. Lý do chọn đề tài
Nuôi con nuôi hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài hiện đang diễn ra phổ biến và phức tạp như hiện nay. Nhà
nước ta luôn quan tâm đến quyền và lợi ích của trẻ em Việt Nam, nhằm bảo vệ và đem
lại các lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Luật nuôi con nuôi vừa mới ban hành và có hiệu lực
thi hành không tránh khỏi những khó khăn trong việc thi hành và áp dụng pháp luật về
nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một quan hệ khá phức
tạp. Nuôi con nuôi là một nghĩa cử cao đẹp, bảo vệ quyền lợi của trẻ em được nhận
làm con nuôi nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng là mục tiêu chung của Luật nuôi
con nuôi hướng đến. Việc nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội tốt đẹp đang được nhà
nước ta khuyến khích duy trì và phát triển, nhưng một số thành phần cá nhân, tổ chức
đã lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội
như: buôn bán trẻ em, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục trẻ em và các hình thức
ảnh hưởng đến sức khỏe và lợi ích của trẻ em, đặc biệt trong quan hệ nuôi con nuôi
nước ngoài đang diễn ra rộng rãi, đa dạng và khá phức tạp như hiện nay. Chính vì vậy,
cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ nuôi con nuôi, nhất là

nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đang trở thành một yêu cầu cấp bách của xã hội
trong thời kỳ hội nhập như ngày nay. Đặc biệt, xem xét các quy định mới của Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 trong việc thực thi và áp dụng trong thực tiễn xã hội điều
chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi, cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cũng
vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài” nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong việc nuôi
con nuôi và hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, chủ yếu trong luật Nuôi con nuôi 2010 vừa
mới ban hành. Đề tài có những khái quát chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
và những phân tích, nhận định về các quy định pháp luật trong nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài trong Luật Nuôi con nuôi vừa mới ban hành. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa
xa những nhận xét chung khái quát, phương hướng hoàn thiện các quy định điều chỉnh
vấn đề về nuôi con nuôi dựa vào các quy định pháp luật hiện hành.


3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm hai mục đích chủ yếu là:
Thứ nhất, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, đề tài phân tích và làm rõ các quy định mới trong Luật Nuôi con nuôi
2010 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, góp phần trong việc thi hành và áp dụng
tốt các quy định giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích luật
viết, liệt kê và so sánh đưa ra các nhận định về các quan điểm pháp luật nhằm làm rõ
các quy định. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các phương pháp quy nạp và diễn dịch
dựa trên việc phân tích luật viết, tổng hợp nhằm đem lại cái nhìn đúng về các quy định

pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về nuôi con nuôi qua có yếu tố nước ngoài
Nội dung chủ yếu của chương này tập trung sơ lược nói về lịch sử hình thành
quan hệ nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn, cũng như quan hệ
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, chương này còn đưa ra khái quát về
nuôi con nuôi, các đặc trưng cơ bản về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
Chương này có nội dung là các phân tích các quy định về nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam, chủ yếu là trong Luật Nuôi con nuôi hiện
hành gồm có 3 vấn đề chính:
- Các điều kiện về chủ thể nhận nuôi con nuôi và được nhận con nuôi có yếu tố
nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của người nhận con nuôi, người được nhận con nuôi.
- Thẩm quyền, trình tự thủ tục trong xác lập quan hệ nuôi con nuôi
- Các vấn đề như chấm dứt, căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, hệ quả của
việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, nuôi con nuôi ở khu vực biên giới.
Chương 3: Điểm mới trong Luật Nuôi con nuôi, nhận xét chung và phương hướng
hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Ở chương này, tập trung xoay quanh các vấn đề thực trạng pháp luật về nuôi con
nuôi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, xem xét các điểm mới, tiến bộ
trong Luật Nuôi con nuôi 2010 vừa ban hành, từ đó có những đề xuất, cũng như các
phương hướng hoàn thiện các quy định và việc thực thi áp dụng pháp luật về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài trong Luật Nuôi con nuôi năm 2010.


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Lược sử nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam qua
các thời kỳ

1.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trong giai đoạn này, nước ta đang trãi qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, giành lấy chính quyền. Nhà nước ta còn non yếu, hệ thống pháp luật trong thời kỳ
này chưa hoàn chỉnh, chủ yếu tập trung quy định hệ thống bộ máy nhà nước. Vì thế,
các vấn đề nhân và gia đình chưa được quy định nhiều và chặt chẽ. Hôn nhân và gia
đình trong giai đoạn này chủ yếu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến “sinh con nối dõi
tông đường”, duy trì nòi giống nên quan hệ hôn nhân gia đình chủ yếu điều chỉnh quan
hệ trong họ hàng huyết thống với nhau. Tuy nhiên, nuôi con nuôi cũng được đề cập
đến và có bước tiến về điều chỉnh vấn đề hôn nhân và gia đình, nuôi con nuôi. Bộ Luật
Hồng Đức là một bộ luật tiến bộ vào thời Lê, Bộ Luật Hồng Đức đã có các quy định
nói về việc nuôi con nuôi, tuy nhiên chủ yếu xoay quanh vấn đề địa vị pháp lý của
người làm con nuôi và một số quy định về điều kiện làm con nuôi, còn vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài không được đề cập đến 1. Bộ Luật Gia Long thời
Nguyễn cũng quy định tương đối chi tiết về việc nuôi con nuôi, nhưng có nhiều điểm
hạn chế và không tiến bộ như Bộ Luật Hồng Đức. Bên cạnh đó, Bộ Luật Gia Long
cũng như Luật Hồng Đức không điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài mà chỉ
điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trong nước, chủ yếu là trong huyết thống dòng họ do
ảnh hưởng tư tưởng “duy trì nòi giống”.
Giai đoạn phong kiến này, nuôi con nuôi phát sinh từ nhu cầu cần lao động.
Người nuôi con nuôi thường được cho hoặc được bán cho những địa chủ, giai cấp quý
tộc vua chúa phong kiến bị bóc lột sức lao động. Những người lao động nghèo khổ,
không có đất đai canh tác, gia đình nhiều lao động phải đi ở cho những người giàu.
Một số trong đó đi làm con nuôi của những người hiếm muộn về con cái, nhằm thoát
khỏi tình trạng đói nghèo. Trong thời này, nuôi con nuôi cũng nhằm mục đích đảm bảo
sự duy trì huyết thống, kế tục tổ tiên thờ cúng của những gia đình không có con cái,
người nhận con nuôi mong muốn có sự may mắn sẽ có con khi nhận con nuôi. Những
gia đình này thường hiếm muộn con cái hoặc không thể có con, chết do bệnh tật hay
chiến tranh. Xung quanh việc nuôi con nuôi cũng có những nguyên nhân do tính nhân
đạo, muốn làm việc thiện, tích công đức bởi ảnh hưởng của đạo giáo như Phật giáo,
Nho giáo.


1

Ts. Nông Quốc Bình, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế (2006), NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 139.


Dù có nhiều nguyên nhân, nhưng những người đi làm con nuôi trong giai đoạn
này chủ yếu do nhu cầu cuộc sống bị áp bức, bóc lột muốn thoát khỏi nghèo khổ và sự
dư thừa lao động trong thời kỳ phong kiến, nhận con nuôi cũng từ đó mà xuất hiện.
Vào thời Pháp thuộc đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam và miền Bắc, đất
nước ta chịu sự cai trị của thực dân Pháp nhưng nền pháp luật có sự tiến bộ trong tư
tưởng làm luật. Bộ Dân Luật Bắc Kỳ đã quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con nuôi… khá nhiều các vấn đề về nuôi con nuôi đã được điều chỉnh
trong Thiên thứ VII của bộ luật 2. Trong quan hệ nuôi con nuôi, pháp luật đã có sự
điều chỉnh cụ thể và chi tiết hơn về điều kiện nuôi con nuôi, độ tuổi của người làm con
nuôi, quyển và nghĩa vụ trong nuôi con nuôi. Đặc biệt, Bộ Dân Luật Bắc Kỳ và Bộ
Dân Luật Trung Kỳ đã có nhiều điểm tiến bộ hơn các bộ Luật trước đây về việc điều
chỉnh nuôi con nuôi và đã điều chỉnh việc nuôi con nuôi với người nước ngoài 3.
Nói chung, giai đoạn này pháp luật trong hôn nhân và gia đình, mà đặc biệt về
nuôi con nuôi đã có sự phát triển đáng kể về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
1.1.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đến Luật Hôn nhân và gia đình 2000
™ Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến Luật Hôn nhân và gia
đình 1959
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, một nhà nước còn non trẻ và mới vừa giành được một nửa độc lập tự chủ. Nước
ta trong thời gian này đang ra sức bảo vệ thành quả cách mạng vừa đạt được, ra sức
củng cố và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài và thống nhất hai miền
Nam - Bắc. Chính vì đất nước còn nhiều khó khăn nên trong thời gian này có ít văn

bản pháp luật về hôn nhân và gia đình được ban hành. Đến khi nước ta thông qua bản
Hiến pháp mới tại kỳ họp Quốc hội thứ 11, ngày 31 tháng 12 năm 1959, xuất phát từ
thực trạng hôn nhân và gia đình trong thời kỳ mới, Luật hôn nhân và gia đình năm
1959 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11, ngày 29 tháng 12 năm 1959 và
được Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 02/SL công bố ngày 13 tháng 01 năm 1960 4.
Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình 1959 lại không điều chỉnh quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
cũng không có quy định điều chỉnh. Nuôi con nuôi chưa được quy định điều chỉnh của
Luật hôn nhân và gia đình 1959 do trong giai đoạn này hoạt động nuôi con nuôi chưa
phát sinh nhiều, nuôi con nuôi chủ yếu trong quan hệ huyết thống gia đình và trong
2

Ngô Văn Thâu, Pháp luật về Hôn nhân và gia đình trước và sau Cách mạng tháng Tám, NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr 99.
3
Ts. Nông Quốc Bình, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế (2006), NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 140.
4
Ts. Nông Quốc Bình, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế (2006), NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 149.


phạm vi trong nước. Đất nước còn chiến tranh, đời sống chưa ổn định, nạn đói và sự
ảnh hưởng thời phong kiến, đạo Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc trong nhân dân
nên việc nuôi con nuôi với người nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hôn
nhân và gia đình và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn là hoạt động chưa được
Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định điều chỉnh.
™ Giai đoạn từ sau Luật hôn nhân và gia đình 1959 đến Luật hôn nhân và
gia đình 1986
Trong giai đoạn này pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có sự phát triển và tiến

bộ so với thời kỳ trước đó. Pháp luật đã có những văn bản quy định điều chỉnh những
quan hệ hôn nhân gia đình, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được quy định và
giải quyết. Tuy nhiên, do chỉ mới có những quy định ban đầu chưa được cụ thể và
hoàn thiện nên còn gây khó khăn trong việc áp dụng, thi hành và giải quyết khi có các
vấn đề mới phát sinh.
Cũng vì thế, ngày 29 tháng 12 năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc
hội thông qua, luật này đã có bước phát triển hơn trong việc quy định điều chỉnh về
các vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhưng lại gây ra sự thiếu sót
trong việc quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Điều này đã làm phát sinh nhiều bất cập trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề
trong trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây là một hạn chế lớn của luật
Hôn nhân và gia đình 1986 và cho thấy sự phát triển tư tưởng về quan hệ này của các
nhà làm luật trong giai đoạn sau.
™ Giai đoạn từ sau Luật hôn nhân và gia đình 1986 đến Luật hôn nhân và
gia đình 2000
Có thể nói Luật hôn nhân và gia đình nước ta gắn với từng bước phát triển của lịch
sử và xã hội. Giai đoạn này nước ta có nhiều đổi mới đất nước và từng bước hoàn
thiện hệ thống pháp luật. Có thể thấy, sau Luật hôn nhân và gia đình 1959 và Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh về các vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài, các văn bản hướng dẫn thi hành. Sự ra đời của Luật quốc
tịch năm 1988 cũng đã cho thấy sự phát triển và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp
luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Đặc biệt về nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài, Luật quốc tịch năm 1988 cũng có một số quy định về quốc tịch của con nuôi
sau khi được nhận làm con nuôi như: “trẻ em là công dân Việt Nam làm con nuôi
người nước ngoài không vì thế mà mất quốc tịch Việt Nam”5. Ngoài ra, ngày 29 tháng
04 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 145/HĐBT, quy định
tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn
5


Điều 14 – Luật Quốc tịch năm 1998.


tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý. Quyết
định trên đã góp phần giải quyết các khó khăn trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài trong thời kỳ này nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết trong
việc thi hành và áp dụng.
Ngày 19 tháng 01 năm 1993, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ tư
pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/TTLT, hướng
dẫn thi hành Quyết định số 145/HĐBT quy định tạm thời về việc cho người nước
ngoài nhận con nuôi là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do
ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý một cách chi tiết, cụ thể hóa các vấn
đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài6. Nghị định 184/CP năm 1994, quy định thủ
tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài, Hiến pháp năm 1992, Luật Dân sự 1995… cũng đã có nhiều quy định điều
chỉnh về trình tự thủ tục, thời hạn, quyền hạn, trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà
nước cũng như điều kiện của người nhận con nuôi và con nuôi. Trong đó, các vấn đề
về xác lập quan hệ nuôi con nuôi với người nước ngoài, điều kiện về chủ thể, đạo đức,
năng lực hành vi dân sự đầy đủ… cũng được quy định khá đầy đủ, góp phần giải quyết
các vấn đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Tuy vậy, trong quá trình giải quyết quan hệ nuôi con nuôi với người nước ngoài
vẫn con nhiều khó khăn hạn chế cần quy định điều chỉnh, công tác quản lý chưa thống
nhất ở các nơi và trong thẩm quyền giải quyết, việc áp dụng pháp luật giải quyết, xung
đột pháp luật. Nhà nước ta đã thấy được những khó khăn trên và yêu cầu của xã hội
nên đã có bước tiến bộ trong việc ban hành Luật hôn nhân và gia đình 2000, cũng như
việc ký kết các hiệp định với các nước trong việc giải quyết các vấn đề hôn nhân gia
đình, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, văn bản pháp luật điều chỉnh quan
hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn này khá đầy đủ và thống nhất,
phù hợp với các hệ thống pháp luật quốc tế như: Công ước của Liên hiệp quốc về
quyền trẻ em 1989, Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong vấn đề nuôi con

nuôi giữa các nước 1993… Các văn bản trên đã góp phần giải quyết các khó khăn
trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn này.
1.1.3. Giai đoạn từ sau Luật hôn nhân và gia đình 2000 đến nay
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật khá hoàn
chỉnh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cũng như văn bản điều chỉnh quan hệ hôn
nhân và gia đình, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, xã hội ngày càng
phát triển thì quan hệ có yếu tố nước ngoài ngày càng đa dạng và phức tạp, nhất là
trong thời kỳ Việt Nam đang phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới. Từ sau khi
6

Ts. Nông Quốc Bình, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế (2006), NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 159.


Luật hôn nhân và gia đình 2000 được ban hành và các văn bản pháp luật khác điều
chỉnh, quan hệ nuôi con nuôi nước ngoài đã được giải quyết nhưng chưa thật sự khả
thi và áp dụng con thiếu hiệu quả. Cũng vì vậy, có một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng
sự non yếu trong pháp luật điều chỉnh mà thực hiện các hành vi trái pháp luật và đạo
đức xã hội, gây nên các tệ nạn xã hội như: buôn bán trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ
em, xâm hại tình dục trẻ em và các mục đích trái pháp luật, đạo đức xã hội khác… Thế
nên, nước ta cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi, nhằm
đem lại những lợi ích cho trẻ em Việt Nam trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người được
nhận làm con nuôi.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài, nhất là giai đoạn hiện nay việc kết hôn với người nước ngoài, nuôi con
nuôi của người nước ngoài đối với trẻ em Việt Nam diễn ra phổ biến và phức tạp. Việc
xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ này ngày càng bức thiết, nhất là quan
hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Luật Nuôi con nuôi 2010 được ban hành và có
hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2011 đã đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện hệ thống

pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, phù hợp
với yêu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập, phù hợp nền pháp luật quốc tế hiện nay.
Luật nuôi con nuôi 2010 đã cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, các quy định điều chỉnh khá đầy đủ và rõ ràng, chi
tiết góp phần giải quyết các khó khăn về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay.
Bên cạnh đó, nước ta cần xây dựng và ký kết các điều ước quốc tế với các nước về hôn
nhân và gia đình nói chung, nuôi con nuôi nói riêng nhằm điều chỉnh các quan hệ này
một cách phù hợp, dễ dàng hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham
gia vào các quan hệ này.
1.2. Khái niệm, hình thức, mục đích con nuôi nuôi có yếu tố nước ngoài.
1.2.1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nuôi con nuôi là một khái niệm mang tính chất gia đình, khi phát sinh quan hệ
này xuất hiện hai chủ thể người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi,
cùng xác lập mối quan hệ gia đình nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật và tuân
thủ các điều kiện về nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi là một quyền và được pháp luật ghi
nhận và bảo vệ (Điều 44 - Luật dân sự 2005), đồng thời được quy định rõ trong các
văn bản pháp luật. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận
con nuôi và người được nhận làm con nuôi, nhằm tạo cho người được nhận làm con
nuôi có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, giáo dục tốt, phù hợp đạo đức xã hội (Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).


Nuôi con nuôi là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình cảm con người với nhau,
thể hiện tinh thần nhân đạo. Vì vậy nuôi con nuôi cần được khuyến khích, phù hợp
mục đích và yêu cầu xã hội, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người được nhận làm con
nuôi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Nuôi
con nuôi là việc lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được
nhận làm con nuôi”.Theo khoản 5 - Điều - 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 định nghĩa
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công
dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Cũng như trên đã phân tích, ta có thể hiểu nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là
việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con có yếu tố nước ngoài. Ở mỗi quốc gia có sự khác
nhau về việc xác định có yếu tố nước ngoài trong việc nuôi con nuôi, tuy nhiên chủ
yếu vẫn dựa vào yếu tố chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, Việt Nam
cần ngày càng hoàn thiện hệ thống về nuôi con nuôi hơn nữa để điều chỉnh phù hợp
với pháp luật quốc tế.
1.2.2. Hình thức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hình thức nuôi con
nuôi cũng như đối với quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đối với các văn
bản pháp luật, đây là một quan hệ manh tính chất hôn nhân và gia đình, đối với xã hội
đây là một quan hệ mang tính chất tình cảm gia đình, thể hiện yếu tố tình cảm tự
nguyện. Chính vì lý do đó, pháp luật Việt Nam không quy định hình thức cụ thể đvới
nuôi con nuôi mà chỉ quy định điều chỉnh về các vấn đề điều kiện xác lập, nghĩa vụ
các bên, chấm dứt nuôi con nuôi… Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cũng không quy
định điều chỉnh vấn đề hình thức nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, mà pháp luật
nước ta chỉ phân loại nuôi con nuôi làm hai trường hợp nuôi con trọn vẹn và nuôi con
nuôi đơn giản, trong đó nuôi con nuôi có hai trường hợp nuôi con nuôi đích danh và
nuôi con nuôi chưa xác định được con nuôi.
Nuôi con nuôi trọn vẹn là hình thức nuôi con nuôi mà khi xác lập quan hệ nuôi
con nuôi sẽ làm phát sinh các hiệu lực pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi
và con nuôi. Đồng thời chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa người được nhận
làm con nuôi đối với cha, mẹ đẻ. Nuôi con nuôi trọn vẹn chính là hình thức xác lập
quan hệ cha, mẹ và con gắn với những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa các chủ thể.
Hiện nay, hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn rất phổ biến do các bên muốn xác lập quan
hệ lâu bên, yếu tố tình cảm gắn bó… đặc biệt người nhận con nuôi thường là trẻ mồ
côi hoặc bị bỏ rơi không biết cha, mẹ đẻ.
Nuôi con nuôi đơn giản là hình thức nuôi con nuôi trái ngược với nuôi con nuôi
trọn vẹn, nuôi con nuôi đơn giản khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh



quyền và nghĩa vụ của các bên nhưng không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha,
mẹ đẻ đối với người được nhận làm con nuôi. Hình thức nuôi con nuôi này thường xảy
ra trong họ hàng huyết thống hơn, so với hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn. Do yếu tố
nhân đạo và tự nguyện nên khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi, các chủ thể có quyền
lựa chọn hình thức nuôi con nuôi, pháp luật không quy định bắt buộc từng trường hợp
cụ thể nuôi con nuôi trong nước hay nuôi con nuôi nước ngoài.
Trong các trường hợp việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi, yếu tố tình cảm gia
đình luôn được đảm bảo và quan tâm, nhằm đảm bảo mục đích của việc nuôi con nuôi.
Pháp luật về nuôi con nuôi còn quy định người nhận nuôi con nuôi được nhận nhiều cá
nhân làm con nuôi nhưng người làm con nuôi chỉ được làm con nuôi của một người
(khoản 3 - Điều 8 - Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Nuôi con nuôi đích danh là việc
xác định được con nuôi là trẻ em nào trước khi xác lập việc nuôi con nuôi. Đối với
nuôi con nuôi đích danh, tùy theo từng trường hợp và từng chủ thể được quy định về
xin con nuôi đích danh, không phải chủ thể nào cũng được nhận nuôi con nuôi đích
danh mà phải theo quy định của chủ thể đáp ứng các quy định tại khoản 2 - Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
1.2.3. Mục đích của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
™ Mục đích xã hội
Theo Điều 2 - Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Việc nuôi con nuôi
nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người
được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trong môi trường gia đình”. Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội tiến bộ, nó đánh dấu
sự phát triển trong tư tưởng của con người khỏi ảnh hưởng của các tư tưởng lạc hậu
“sinh con nối dõi tông đường”, “duy trì nòi giống” và tư tưởng Nho giáo phong kiến
ngày xưa.
Nuôi con nuôi trong giai đoạn hiện nay, dù là nuôi con nuôi trong nước hay
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng nhằm mục đích chung là đem lại cuộc sống
tốt đẹp cho người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho trẻ em được giáo dục và phát
triển tốt, được quan tâm, chăm sóc trong môi trường nuôi con nuôi. Qua đó, nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài làm cho quan hệ nuôi con nuôi được mở rộng phạm vi chủ
thể, tạo điều kiện cho nuôi con nuôi phát triển và người nhận nuôi con nuôi, người làm

con nuôi có điều kiện xác lập quan hệ cha, mẹ và con.
™ Mục đích pháp luật
Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội mang tính chất gia đình, Đảng và Nhà nước
ta đã luôn chú trọng và quan tâm phát triển hệ thống pháp luật điều chỉnh về hôn nhân
gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, trẻ em là tương lai của đất nước nhưng xã hội
ngày càng phát triển các vấn đề hôn nhân gia đình cũng phát triển đa dạng và phức tạp.


Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình, bảo vệ trẻ em là rất cần thiết
phù hợp yêu cầu của xã hội và phù hợp với sự phát triển của pháp luật. Luật nuôi con
nuôi được ban hành đã đáp ứng những yêu cầu đó, nó giúp cho việc giải quyết các vấn
đề nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh và giải
quyết đúng đắn. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một quy phạm không thể thiếu
trong xã hội mà pháp luật Việt Nam cần điều chỉnh giải quyết. Nó góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình, đặc biệt là hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài trong nền pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật thế giới nói chung.
1.3. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong Luật Nuôi con nuôi
năm 2010
Trong các quan hệ xã hội, dù trong nước hay nước ngoài thì vấn đề hiểu rõ và
xác định chủ thể các quan hệ xã hội này rất khó, trong quy phạm pháp luật cũng vậy.
Khi một quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội cần xác định được chủ thể
được điều chỉnh trong mối quan hệ đó là gì. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày
càng phổ biến ở nước ta, so với các giai đoạn trước thì giai đoạn hiện nay các quan hệ
này diễn ra phổ biến và đa dạng hơn. Nếu không có pháp luật điều chỉnh các quan hệ
này một cách chặt chẽ sẽ gây nhiều hậu quả xấu cho xấu trong xã hội, mất an ninh trật
tự và ảnh hưởng đến quyền lợi con người trong quan hệ này. Vì vậy, việc xác định rõ
chủ thể điều chỉnh trong mối quan hệ này và có pháp luật điều chỉnh cụ thể sẽ giúp cho
hệ thống pháp luật nước ta hoàn thiện, đặc biệt là vấn đề nuôi con nuôi, đồng thời bảo
về quyền và lợi ích của người dân, nhất là trẻ em Việt Nam. Nuôi con nuôi vừa là một
quan hệ xã hội mang tính chất gia đình vừa là một quan hệ pháp luật được pháp luật về

nuôi con nuôi điều chỉnh.
1.3.1. Nuôi con nuôi giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với
Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Theo quy định pháp luật về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy
định tại khoản 1 - Điều 28 - Luật Nuôi con nuôi năm 2010, trường hợp nuôi con nuôi
giữa người Việt nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng
là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam làm con nuôi là một
trong những trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh của
Luật Nuôi con nuôi. Theo quy định tại khoản 3 - Điều 3 - Luật Quốc tịch năm 2008
quy định về người Việt Nam định cư ở nước được hiểu là công dân Việt Nam và người
gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Căn cứ vào quy định trên, ta xác
định được người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm hai đối tượng là công dân Việt
Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong
trường hợp trên, công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật tức là người có quốc


tịch Việt Nam, tuy nhiên người này đang cư trú và làm ăn, sinh sống tại nước ngoài.
Người có gốc Việt Nam là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh
ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ
đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài 7. Đối với trường hợp là người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mà có thêm quốc tịch tại nước đó thì nhà nước ta cũng chỉ công
nhận một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam 8. Việc xác định chủ thể tham gia vào quan
hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Luật Nuôi con nuôi có sự khác biệt so với
các văn bản pháp luật khác. Ngoài các đối tượng nói trên, người nước ngoài thường trú
ở nước cùng là thành viên điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam cũng được
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và thuộc một trong các trường hợp nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài cũng có thể xin nhận
nuôi con nuôi là trẻ em Việt Nam làm con nuôi nếu Việt Nam và nước nơi người nước
ngoài đó thường trú có ký kết điều ước quốc tế hoặc gia nhập điều ước quốc tế về nuôi

con nuôi. Theo như quy định này thì người nước ngoài trong trường hợp này không
cần phải thường trú ở Việt Nam cũng có thể nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam. Trong
trường hợp người xin nhận con nuôi thường trú tại nước chưa ký kết hoặc chưa cùng
gia nhập với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi xin nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi thì chỉ được giải quyết trong trường hợp xin đích danh trẻ đang
sống tại gia đình.
1.3.2. Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú trong nước nhận trẻ em
nước ngoài làm con nuôi.
Trường hợp nuôi con nuôi mà chủ thể nhận nuôi con nuôi là công dân Việt Nam
thường trú trong nước, nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, tức là người này là công
dân Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1 - Điều 5 - Luật Quốc tịch năm 2008 thì
“Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam”, có nghĩa một người là công
dân Việt Nam thì phải mang quốc tịch Việt Nam, muốn chứng minh người có quốc
tịch Việt Nam thì dựa vào các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân
dân, hộ chiếu Việt Nam, quyết định vho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định cho trở
lại quốc tịch Việt Nam. Từ đó cho thấy nước ta dựa vào quốc tịch để xác định yếu tố
nước ngoài, vậy ta có thể nói trẻ em nước ngoài là trẻ em không mang quốc tịch Việt
Nam. Theo quy định tại khoản 2 - Luật Quốc tịch năm 2008 thì người có quốc tịch
Việt Nam bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt
Nam. Đối với trường hợp chủ thể nhận nuôi con nuôi là công dân Việt Nam nhận nuôi
con nuôi là trẻ em nước ngoài được xem là một trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài theo quy định tại khoản 3 - Điều 28 - Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
7
8

Khoản 4 - Điều 3 - Luật Quốc tịch năm 2008.
Điều 4 - Luật Quốc tịch năm 2008.


Trên thực tế, việc nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi ở Việt Nam rất ít, chủ yếu trẻ

được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài. Việc nhận con
nuôi nước ngoài thường xuất phát từ yếu tố nhân đạo và nhu cầu con nuôi của mỗi cá
nhân, đối với cá nhân là công nhân Việt Nam nhà nước ta khuyến khích nhận nuôi con
nuôi trong nước vì yêu cầu đảm bảo lợi ích và sự phát triển của trẻ được nhận làm con
nuôi.
1.3.3. Nuôi con nuôi giữa người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
ở Việt Nam.
Đối với việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận nuôi con nuôi thì có
hai trường hợp: người nước ngoài thường trú ở Việt Nam xin nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi hoặc người nước ngoài nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
Trong trường này, theo quy định của pháp luật về người nước ngoài, được hiểu là
người không có quốc tịch Việt Nam và bao gồm cả người không quốc tịch. Ngoài ra,
theo quy định tại khoản 5 - Điều 3 - Luật Quốc tịch năm 2008 quy định “Người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú
hoặc tạm trú ở Việt Nam”.Theo Hiến pháp 1992 quy định “Công dân nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”, với quy định này có thể
thấy rõ pháp luật nước ta chủ yếu xác định theo yếu tố quốc tịch và xác định người
nước ngoài cũng dựa vào hệ thuộc này. Đối với trường hợp là người không quốc tịch,
theo Luật quốc tịch năm 2008 quy định: “Người không quốc tịch là người không có
quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài” (khoản 2 - Điều 3 - Luật
quốc tịch năm 2008). Từ quy định này cho thấy, phạm vi xác định người nước ngoài
trong pháp luật Việt Nam bao gồm cả người không quốc tịch, có nghĩa là không có
quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch một nước nào. Đối với trường hợp người
nhận nuôi con nuôi là người không quốc tịch, muốn nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam
thì phải thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước
ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam bao gồm trường hợp người nước ngoài nhận trẻ em
là người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam làm con nuôi. Điều này có
nghĩa, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam có thể là
nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi tại Việt Nam. Chủ
thể quan hệ nuôi con nuôi trong trường hợp này có thể cùng chung yếu tố là người

nước ngoài với nhau thường trú, tạm trú ở Việt Nam hoặc giữa người nước ngoài với
trẻ em Việt Nam. Việc xác lập quan hệ nuôi của hai chủ thể trên cũng được xem là một
trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 4 - Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.


1.4. Phương pháp điều chỉnh và nguồn pháp luật điều chỉnh các quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài
1.4.1. Các phương pháp điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Phương pháp điều chỉnh trong nuôi con nuôi là những quy định về cách thức,
phương pháp lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài. Do chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này có chủ thể nước ngoài tham gia
vào, nên sẽ có hai hệ thống pháp luật điều chỉnh. Cũng vì vậy, cần có sự thống nhất
pháp luật điều chỉnh giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một vấn đề
trong hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tức là những phương pháp điều chỉnh
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng giải quyết
trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây là những phương pháp chọn luật cơ bản
được các quốc gia sủ dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài
gồm hai phương pháp: phương pháp xung đột (Quy phạm xung đột) và phương pháp
thực chất (Quy phạm thực chất).
1.4.1.1. Phương pháp xung đột
Theo khoản 1 - Điều 29 - Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định “Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người
Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo pháp luật nơi người đó thường trú”, bên cạnh
đó còn tuân theo pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi. Điều này có nghĩa, ngoài việc
tuân thủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, người nhận nuôi con
nuôi con phải tuân thủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật mà người đó
thường trú. Trong trường hợp việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài thì việc xác lập này được thực hiện theo pháp luật Việt
Nam mà ở đây là Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và theo pháp luật nơi người được nhận

làm con nuôi thường trú (Khoản 2- Điều 29 - Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Tức là,
trong trường hợp người Việt Nam nhận nuôi con nuôi là người nước ngoài, thì phải
tuân thủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, còn phải tuân thủ
theo pháp luật nơi thường trú của con nuôi (pháp luật nước ngoài nơi thường trú của
trẻ em nước ngoài được nhận làm con nuôi). Nếu như vậy, trong trường hợp này sẽ có
hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một mối quan hệ nuôi con nuôi, vấn đề pháp
luật áp dụng có thể dẫn đến xung đột pháp luật.
Phương pháp xung đột là phương pháp chỉ định áp dụng phải luật nào để giải
quyết để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa trên quy phạm xung đột pháp
luật của các nước mà chọn luật áp dụng. Đây cũng là quy phạm định ra nguyên tắc
chung để cơ quan có thẩm quyền lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ tương
ứng. Quy phạm xung đột được quy định trong nhiều văn bản quốc tế và quốc gia, đây


là một quy phạm dẫn chiếu luật. Có thể nói, phương pháp xung đột thể hiện ở tính gián
tiếp, dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật áp dụng, còn việc áp dụng pháp luật điều chỉnh
như thế nào thì tùy thuộc vào nội dung pháp luật của nước mà được quy phạm dẫn
chiếu đến như Điều 29 - Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định:“Công dân Việt Nam
nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của Luật
Nuôi con nuôi và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú”.
Tức là, trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc áp dụng
các điều kiện về nuôi con nuôi phải theo quy định của pháp luật nơi người được nhận
nuôi con nuôi thường trú. Trên thực tế, quy phạm này thường dựa vào các hệ thuộc
như: luật nhân thân (lex persionalis) gồm hai hệ thuộc luật quốc tịch (lex patriae) và hệ
thuộc luật nơi cư trú (lex domicili), luật nơi thực hiện hành vi (lex lociastus). Việc áp
dụng các hệ thuộc trên để giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi, cũng như nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài chủ yếu dựa vào pháp luật của từng nước quy định và điều
ước quốc tế về nuôi con nuôi mà nước đó là thành viên.
1.4.1.2. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là một phương pháp quy định cụ thể quyền về quyền và

nghĩa vụ của chủ thể, là phương pháp áp dụng luật điều chỉnh trực tiếp. Khi phát sinh
các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì vấn đề chọn luật được đặt ra. Việc
chọn pháp luật điều chỉnh trong trường hợp này dựa vào nội dung các quy phạm về
xung đột pháp luật để giải quyết.
Khác với quy phạm xung đột quy định nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
pháp luật nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó để giải quyết, còn quy phạm thực
chất lại quy định giải quyết trực tiếp các vấn đề. Trong đó, việc quy phạm xung đột áp
dụng pháp luật được dẫn chiếu thực chất là áp dụng các quy phạm trong pháp luật của
nước đó giải quyết, chủ yếu là các quy phạm thực chất. Việc dẫn chiếu áp dụng các
quy phạm thực chất đôi khi dẫn đến trường hợp dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chiếu đến
pháp luật một nước thứ ba. Trong trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp
luật của một nước thứ ba thì quy phạm pháp luật quy định trong pháp luật được quy
phạm xung đột dẫn chiếu đến để điều chỉnh là các quy phạm thực chất.
Quy phạm thực chất là phương pháp quy phạm quy định cụ thể quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài, cũng như nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài. Nó là một quy phạm giải quyết trực tiếp các vấn đề, thông
qua các quy định điều chỉnh, ví dụ như tại khoản 2 - Điều 29 - Luật Nuôi con nuôi
năm 2010 quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi của người nhận nuôi
con nuôi là công dân Việt Nam “Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con
nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (Luật Nuôi con
nuôi năm 2010)” . Điều này có nghĩa người nhận nuôi con nuôi phải tuân theo pháp


luật Việt Nam về điều kiện nhận con nuôi. Quy phạm thực chất được xây dựng trong
các điều ước quốc tế gọi là quy phạm thực chất thống nhất quy định trong hệ thống
pháp luật điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài 9. Việc xây dựng các quy phạm
thực chất thống nhất là một sự cần thiết, nó giúp đơn giản trong vấn đề chọn luật và áp
dụng pháp luật nước ngoài, phù hợp với việc điều chỉnh các quan hệ dân sự quốc tế.
1.4.2. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Pháp luật các quan hệ về nuôi con nuôi được quy định trong nhiều văn bản pháp

luật trong nước và quốc tế. Tuy có khác biệt nhau về nguồn pháp luật điều chỉnh,
nhưng điều có vai trò như nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài. Cũng giống như nguồn pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài khác, nuôi con nuôi có nguồn là điều ước quốc tế và
pháp luật trong nước là nguồn cơ bản và chủ yếu.
1.4.2.1. Pháp luật quốc gia
Pháp luật là công cụ của nhà nước, nhà nước được hình thành và xuất hiện pháp
luật. Pháp luật được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nói
chung và quan hệ hôn nhân và gia đình cũng như nuôi con nuôi nói riêng. Trong đó,
Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất và cũng là nguồn luật cơ bản, quyền
hôn nhân và gia đình được coi là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận
trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Từ đó, trên cơ sở quy định của Hiến pháp, các
nguyên tắc về hôn nhân gia đình trong đó có nuôi con nuôi đã được cụ thể hóa trong
các bộ luật và các văn bản pháp luật liên quan khác. Pháp luật điều chỉnh trong nước
về vấn đề nuôi con nuôi còn được quy định trong Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và
một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Hiệu lực của các quy phạm pháp luật được
ghi nhận trong pháp luật quốc gia và chỉ có giá trị trên phạm vi lãnh thổ nước ban hành
các quy phạm đó. Do có yếu tố nước ngoài tham gia vào nên phạm vi điều chỉnh của
các quy phạm này có thể áp dụng ở nước khác, nhưng việc được áp dụng giải quyết
còn tùy vào từng trường hợp. Về chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, ở đây việc
nuôi con nuôi có sự tham gia của chủ thể nước ngoài nên việc xác định quyền và nghĩa
vụ của họ được dựa trên dấu hiệu quốc tịch. Nói về quốc tịch thì quyền và nghĩa vụ
các chủ thể được xác định trên quy phạm của nước mà chủ thể đó mang quốc tịch, điều
đó làm xuất hiện các điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh các vấn đề giữa các chủ thể
trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010
vừa ban hành thì việc xác lập, các điều kiện về người nhận nuôi con nuôi và người
được nhận nuôi con nuôi, chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước

9


Ts. Nông Quốc Bình, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế (2006), NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 73.


ngoài được xác định chủ yếu vào pháp luật nơi chủ thể đó cư trú “Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt
Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó
thường trú”. Điều này cho thấy, pháp luật quốc gia là một nguồn cơ bản và chủ yếu
không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của
Việt Nam và các nước.
1.4.2.2. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là một nguồn pháp luật điều chỉnh cơ bản và phổ biến trong các
quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài của Việt Nam. Trong những năm gần đây,
nước ta đã ký kết nhiều điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với các nước như: Đài
Loan, Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pháp… Các điều ước nhằm đưa ra thỏa thuận giữa các
nước tham gia ký kết các điều khoản về nuôi con nuôi, bảo vệ quyền và lợi ích của
người nhận nuôi con nuôi và trẻ em làm con nuôi. Những quy định trong điều ước
quốc tế điều chỉnh một cách trực tiếp và thường được ưu tiên áp dụng trong các trường
hợp có quy định áp dụng. Trong một số trường hợp, điều ước quốc tế có những hiệu
của nhanh chóng trong vấn đề giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhưng do
nhiều nguyên nhân, Việt Nam chưa thể ký kết với nhiều nước các điều ước quốc tế về
nuôi con nuôi.
Ở mỗi quốc gia, pháp luật trong nước được coi là nguồn pháp luật cơ bản và chủ
yếu điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp do các quan hệ
pháp luật phát sinh, nhất là các quan hệ có yếu tố nước ngoài ngày càng da dạng và
phức tạp nên cần áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết. Các quy định pháp luật trong
trường hợp này không có quy định điều chỉnh hoặc là pháp luật trong nước có quy
định điều chỉnh bằng điều ước quốc tế, nhưng điều ước quốc tế có liên quan quy định
áp dụng điều ước quốc tế thì trong trường hợp này điều ước quốc tế được áp dụng. Khi
giải quyết các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài, các cơ quan có thẩm quyền gặp

không ít khó khăn trong vấn đề chọn luật áp dụng do có các quan điểm khác nhau về
quan hệ pháp luật đó. Việc các quốc gia chấp nhận điều ước quốc tế và xem là một cơ
sở pháp lý để coi là nguồn của luật giải quyết các quan hệ pháp luật có tính quốc tế đó.
1.5. Những nguyên tắc trong điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài
Nuôi con nuôi là một quan hệ pháp luật có tính chất xã hội phức tạp, khi giải
quyết các vấn đề liên quan về nuôi con nuôi cũng cần có những nguyên tắc riêng. Các
nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc giải quyết quan hệ nuôi con nuôi đúng theo
pháp luật, phù hợp với pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế về nuôi con nuôi. Ngoài
ra, việc áp dụng các nguyên tắc này còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các


chủ thể, nhất là trẻ em được nhận làm con nuôi, đảm bảo đúng mục đích của việc nhận
nuôi con nuôi.
1.5.1. Nguyên tắc chủ đạo trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Luật đưa ra một số quy định có tính nguyên tắc nhằm điều chỉnh nhằm điều
chỉnh quá trình nuôi con nuôi ở Việt Nam. Mục tiêu cơ bản trong luật là điều chỉnh
quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ pháp lý lâu dài giữa cha, mẹ nuôi và con
nuôi. Tất cả quan hệ nuôi con nuôi nào pháp luật điều chỉnh đều hướng tới mục tiêu
thiết lập mối quan hệ gắn bó, ổn định và lâu dài giữa cha mẹ và con nuôi về mặt pháp
lý. Trong đó, nuôi con nuôi trong nước luôn được ưu tiên hàng đầu, việc nuôi con nuôi
nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng.
Từ đó cho thấy, nguyên tắc xuyên suốt của Luật nuôi con nuôi năm 2010 là đảm
bảo phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước về công
tác bảo vệ trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em làm con nuôi. Khi giải quyết nuôi con
nuôi phải tôn trọng việc trẻ em được sống trong môi trường gia đình, nhất là môi
trường gia đình gốc, việc nuôi con nuôi nước ngoài chỉ là thay thế gia đình nhằm đảm
bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 4 - Luật Nuôi con nuôi 2010). Đây là mục tiêu và
mục đích mà pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi hướng tới,
nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp, những lợi ích tốt nhất cho trẻ em làm con nuôi, cha

mẹ nuôi.
1.5.2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài
Khi có một quan hệ pháp luật phát sinh mà có một bên là chủ thể nước ngoài
tham gia vào thì sẽ nảy sinh vấn đề chọn luật áp dụng để giải quyết. Việc xung đột
pháp luật thường xảy ra trong các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài và thường
gây khó khăn cho quá trình giải quyết do có nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh
một quan hệ hoặc các quy định điều chỉnh không thống nhất làm phát sinh mâu thuẫn.
Điều đó làm cho việc chậm trễ hoặc sai phạm trong quá trình giải quyết các quan hệ
này cũng như trong giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nuôi con nuôi là
một quan hệ pháp luật luôn gắn liền với các quyền về con người, quyền nhân thân,
quyền tài sản của các chủ thể. Theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi ở Việt
Nam, việc áp dụng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài sẽ được dựa vào nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự.
Nguyên tắc luật nơi cư trú (lex domicili) là nguyên tắc điều các quan hệ pháp luật
có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của nước nơi đương sự cư trú và cũng là nguyên
tắc chủ yếu, cơ bản nhất trong Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Ở Việt Nam, nguyên tắc
áp dụng luật nơi cư trú của đương sự được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nó
được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước và văn bản pháp


luật quốc tế. Trong các hiệp định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài giữa Việt
Nam và các nước cũng sử dụng nguyên tắc nơi cư trú của đương sự để giải quyết trong
một số trường hợp. Theo quy định tại Khoản 2 - Điều 29 - Luật Nuôi con nuôi đã quy
định rất cụ thể việc áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú để giải quyết quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nuôi con nuôi giữa người Việt Nam nhận
con nuôi là trẻ em nước ngoài “Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con
nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nơi
người làm con nuôi cư trú”.
Theo các phân tích trên ta thấy, việc áp dụng nguyên tác luật nơi đương sự cư trứ

là một bước đơn giản hóa việc dẫn chiếu của quy định xung đột và phù hợp với thực
tế. Có thể nhận thấy, trong Luật Nuôi con nuôi năm 2010 chủ yếu dựa vào nguyên tắc
nơi cư trú để điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây là sự
khác biệt lớn trong pháp luật giải quyết về nuôi con nuôi so với Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 và Nghị định 68/2002 Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về nguyên tắc
áp dụng điều chỉnh trong giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 đã đơn giản hóa các nguyên tắc và chỉ áp dụng hai nguyên
tắc cơ bản điều chỉnh giải quyết trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là
nguyên tắc luật nơi cư trú và luật quốc tịch. Ngoài ra, trong giải quyết các quan hệ
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng cần đảm bảo các nguyên tắc như: nguyên tắc
bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với
pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế.


CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM
2.1. Xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
2.1.1. Yếu tố tự nguyện trong nuôi con nuôi
Trong quan hệ nuôi con nuôi, sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực,
không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu
cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác (khoản 3 - Điều 31 - Luật Nuôi con nuôi năm
2010). Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con sinh ra ít nhất 15
ngày (khoản 4 - Điều 21 - Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Điều này nhằm đảm bảo cho
mục đích của nuôi con nuôi, đảm bảo quyền lợi các bên và tránh các hành vi lợi dụng
việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi trái pháp luật. Trên thực tế, có những trường
hợp có người sinh con trong hoàn cảnh không mong muốn nên việc cho con nuôi ngay
sau khi con nuôi được sinh ra trước 15 ngày. Việc cho con nuôi và xác định yếu tố tự
nguyện là hết sức khó khăn đối với cơ quan nuôi con nuôi, do các chủ thể cố ý làm sai

mục đích của việc nuôi con nuôi hoặc vì lợi ích của bản thân. Khi xác lập quan hệ nuôi
con nuôi thì mặc nhiên sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nhận nuôi con nuôi
với người được nhận nuôi con nuôi, đồng thời chấm dứt quyền và nghĩa vụ với cha mẹ
đẻ. Trong trường hợp nuôi con nuôi trọn vẹn, nếu trẻ em được cho làm con nuôi ở với
cha mẹ đẻ thì phải được sự tự nguyện của cha mẹ đẻ và sự đồng ý của trẻ làm con nuôi
nếu trẻ đó từ 09 tuổi trở lên. Vì vậy, khi đăng ký xác lập quan hệ nuôi con nuôi, cơ
quan có thẩm quyền cần xác minh, lấy ý kiến, làm rõ các mối quan hệ cũng như
nguyện vọng của người nhận nuôi con nuôi, điều tra xác minh kỹ các loại giấy tờ và
nguồn gốc con nuôi, quan hệ thành phần gia đình, hoàn cảnh gia đình gốc của trẻ làm
con nuôi.
2.1.2. Các điều kiện về chủ thể xác lập quan hệ nuôi con nuôi
2.1.2.1. Điều kiện về chủ thể nhận nuôi con nuôi
Khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, yếu tố chủ thể nhận
nuôi con nuôi được xem xét ở hai khía cạnh: chủ thể trong nước và chủ thể nước
ngoài. Đối với từng loại chủ thể có các điều kiện trong từng trường hợp cụ thể, nhằm
đáp ứng các quyền và nghĩa vụ khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi. Nhà nước ta khuyến
khích nhận nuôi con nuôi là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật, trẻ bị
nhiễm HIV/AIDS làm con nuôi, sau khi xác lập quan hệ người nuôi con nuôi và người
làm con nuôi sẽ có quyền và nghĩa vụ cha, mẹ và con với nhau.
Chủ thể nhận nuôi con nuôi được phân thành hai loại gồm: cá nhân trong nước và
cá nhân nước ngoài. Đối với cá nhân trong nước gồm những người là công dân mang
quốc tịch Việt Nam thường trú ở Việt Nam và người nước ngoài thường trú ở Việt


×