Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

vấn đề nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do pháp luật Việt Nam quy định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.9 KB, 11 trang )

Bùi Ngọc Tường – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhóm 10 - 342501
Lời mở đầu
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp
luật các nước điều chỉnh. Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân
đạo, được Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đất nước còn
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội
có nhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên cấp
thiết trong xã hội. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi
con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của người nhận con nuôi.
Nuôi con nuôi là một thực trạng xã hội phản ánh nhu cầu của con người
trong cuộc sống. nuôi con nuôi cũng là một loại quan hệ xã hội đặc biệt đã tồn
tại từ lâu trong lịch sử. Nuôi con nuôi có thể được thực hiện vì nhiều mục đích
khác nhau, song trong thời đại ngày nay, lợi ích của đứa trẻ được nhận làm con
nuôi luôn là mối quan tâm hàng đầu và cũng là đối tượng bảo vệ chính của chế
định nuôi con nuôi mà pháp luật của các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế
công nhận.
Những thập niên gần đây, nuôi con nuôi ngày càng phát triển với quy mô
rộng lớn, nó không chỉ giới hạn phạm vi biên giới quốc gia mà còn mang tính
toàn cầu. Do đó, hiện tượng nuôi con nuôi cũng có những diễn biến đa dạng và
phức tạp hơn. Ngoài bản chất mà mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là
nhắm xây dựng mối quan hệ gia đình , thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa
người nuôi và đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ được cuộc
sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức lợi dụng danh
nghĩa cho trẻ em làm con nuôi để thu gom. Môi giới, dẫn dắt, mua bán trẻ em
nhằm mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó không thể chấp nhận và không
1
Bùi Ngọc Tường – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhóm 10 - 342501
thể tồn tại trong thời đại này, khi mà các giá trị nhân văn, dân chủ tiến bộ của


con người, ngày càng được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ.
Việt Nam là nước có số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài khá lớn
và xu thế đó khả năng ngày càng gia tăng. Điều đó đòi hỏi nhà nước ta cần phải
quan tâm hoàn thiện cơ chế quản lí, tổ chức cũng như hệ thống pháp luật phù
hợp với yêu cầu khách quan của việc hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời bảo
vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Việt Nam được
cho làm con nuôi người nước ngoài.
Từ những lí do khách quan về lí luận và thực tiễn trên, em nhận thấy vấn đề
nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa nghĩa cấp thiết rất lớn trong
chế định nuôi con nuôi. Chọn đề tài này em mong làm rõ hơn vấn đề nhận nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài do pháp luật Việt Nam quy định. Đó chính là lí do
em đã chọn đề tài này. Bài làm của em còn có nhiều thiếu sót, mong thầy cô
đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành
cảm ơn.
1. khái niệm và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi.
Trong xã hội việc nuôi con nuôi là một hiện tượng khá phổ biến và thể hiện
tính nhân đạo sâu sắc. Trong quá trình phát triển của xã hội, việc nuôi con nuôi
được xác lập vì các mục đích khác nhau, đó có thể là nhằm đáp ứng những nhu
cầu, lợi ích vật chất như có thêm lao động,có người thừa tự, có người chăm sóc
khi tuổi già… hay hướng tới những nhu cầu, lợi ích về tinh thần, hoặc xuất phát
từ lòng nhân đạo như sự cảm thông, chia sẻ…Hiện nay vì lợi ích tốt đẹp của trẻ
em, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăm mà việc nuôi con nuôi ngày
càng được khuyến khích, được nhà nước quan tâm. Việc nuôi con nuôi có thể
được xem xét ở các góc độ: xã hội và pháp lí.
2
Bùi Ngọc Tường – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhóm 10 - 342501
- Dưới góc độ xã hội: Nuôi con nuôi là việc hình thành quan hệ cha mẹ và
con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên thực tế mà không
dựa vào quan hệ huyết thống và không phải bao giờ cũng có sự thừa nhận

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử,
hình thành trên cơ sở cá nhân “tiếp nhận những quan hệ mới mang tính
chất gia đình” . Trong thực tế, xuất phát từ tình yêu thương, hay phong
tục tập quán của các điạ phương….quan hệ nuôi con nuôi được xác lập mà
không dựa trên sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc
nuôi con nuôi này được hình thành từ nhiều lý do khác nhau, có thể là
người xin nhận nuôi con nuôi bị vô sinh nên muốn nhận nuôi con nuôi, vì
lòng thương người hay cưu mang những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn để tích phúc đức cho con cháu về sau ….trên thực tế, với tư cách là
các quan hệ xã hội việc nuôi con nuôi có thể là nuôi con nuôi trên danh
nghĩa hay nuôi con nuôi trên thực tế với việc thực hiện đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ như cha mẹ con với nhau. Những trường hợp nhận nuôi con
nuôi này, mặc dù không được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng quan hệ cha mẹ và con giữa 2 bên vẫn tồn tại trong thực tế.
Do đó trong xã hội dù có sự công nhận hay không công nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thì việc nuôi con nuôi vẫn được xác lập, hình
thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ
được nhận nuôi.
- Dưới góc độ pháp lý:
Nuôi con nuôi được xem xét dưới góc độ pháp lý là quan hệ nuôi con nuôi
được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được điều
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật.
Nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý, làm phát sinh quan hệ pháp luật cha
mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên cơ sở ý chí
3
Bùi Ngọc Tường – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhóm 10 - 342501
của các bên và khi giữa họ không có quan hệ huyết thống trực hệ, không
phải là anh chị em với nhau. Nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý phức

tạp bao gồm nhiều sự kiện pháp lý hợp thành, đó là : sự thể hiện ý chí của
người nhận nuôi con nuôi, khi nhận nuôi con nuôi người nhận nuôi phải
thể hiện mong muốn mục đích nuôi con nuôi của mình sao cho phù hợp
với quy định của pháp luật và sự thể hiện ý chí phải bằng văn bản.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chế định nhận nuôi con nuôi.
Nuôi con nuôi – là một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện
từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và
con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm nuôi con nuôi…;dựa
trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi.
Trước đây, pháp luật của nhà nước thực dân phong kiến ở Việt Nam quy định
chế định nuôi con nuôi thường xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi con nuôi;
phân biệt đối xử giữa các con: con đẻ và con nuôi, con trai và con gái, con trong
giá thú với con ngoài giá thú… việc nhận nuôi con nuôi nhằm nhiều mục đích
bảo đảm quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi ( như nuôi con nuôi để có
người thừa tự, nuôi con nuôi để có “ kẻ hầu người hạ ” trong gia đình; để có
người làm công không phải trả tiền hoặc để “gánh vạ “ cho gia đình)…..
Chế định nuôi con nuôi được quy định trong luật hôn nhân và gia đình của
nhà nước ta từ năm 1959 đến nay xuất phát trước tiên vì lợi ích của người con
nuôi, đồng thời bảo đảm lợi ích của người nhận nuôi con nuôi (Điều 24 Luật hôn
nhân gia đình năm 1959; Điều 34 Luật hôn nhân gia đình năm 1986; Điều 67
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Việc nuôi con nuôi được quy định trong
Luật hôn nhân và gia đình có ý nghĩa góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em; đồng thời góp phần giải quyết một phần hậu quả của cuộc chiến tranh xâm
4
Bùi Ngọc Tường – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nhóm 10 - 342501
lược do đế quốc Mỹ gây ra trước đây. Vì vậy, mục đích của việc nuôi con nuôi
theo điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 200 quy định:
“1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm

con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phù hợp với đạo đức
xã hội ……
2. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn
tật làm con nuôi.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm
tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác”.
Như vậy, việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi, đồng
thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nuôi (cha, mẹ nuôi). Để việc nhận nuôi
con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi
trong quan hệ cha mẹ và con. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đã
quy định cụ thể các điều kiện để nhận nuôi con nuôi hợp pháp, cũng như về hậu
quả pháp lý và thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi.
3. Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nhận nuôi con
nuôi”
Người nước ngoài muốn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trước hết
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật của nước, nơi
người đó thường trú, đồng thời còn phải đáp ứng các điều kiện về nuôi con nuôi
theo pháp luật Việt Nam – Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình; đối với người
không quốc tịch, thì phải tuân thủ theo pháp luật của nước nơi người đó thường
trú và phải tuân theo pháp luật Việt Nam về các điều kiện nuôi con nuôi
5

×