Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUYỀN và NGHĨA vụ của cổ ĐÔNG TRONG CÔNG TY cổ PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH -THƯƠNG MẠI
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2008 – 2012

ĐỀ TÀI:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Giảng viên hướng dẫn
Đoàn Nguyễn Phú Cường

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Cà
MSSV: 5085866
Lớp: Thương Mại 2


LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của bản
thân, tôi luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bạn bè
xung quanh tôi. Những tình cảm đó tôi xin khắc ghi mãi mãi…
Con kính dâng cha mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn sâu
sắc nhất.
Tôi không bao giờ quên công ơn to lớn của thầy Đoàn Nguyễn Phú Cường
đã dẫn dắt tôi từng bước, hết lòng động viên tôi trong suốt trình hoàn thành luận văn
của mình.


Tôi mãi không quên công ơn cô cố vấn học tập Lê Huỳnh Phương Chinh và
quý thầy cô khoa Luật đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi luôn ghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những thầy
cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt quá tình học tập tại Đại học Cần Thơ.
Cám ơn các bạn lớp Luật Thương Mại 2- K34 đã động viên, giúp đỡ,
chia sẽ những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tập tại trường.
Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế
còn hạn chế ắt hẳn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm
túc, sự đam mê tìm tòi tác giả hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ bé vào sự phát triển
chung của nền khoa học pháp lý nước nhà. Rất mong nhận được sự lượng thứ, chỉ
bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị, độc giả quan
tâm đến đề tài này.
Cuối lời tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và thành công.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cà


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………....



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………....


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BKS

Ban kiểm soát

BLDS

Bộ luật Dân sự năm 2005

CĐPT

Cổ đông phổ thông

CĐƯĐ

Cổ đông ưu đãi


CĐSL

Cổ đông sáng lập

CPPT

Cổ phần phổ thông

CPƯĐ

Cổ phần ưu đãi

CPƯĐCT

Cổ đông ưu đải cổ tức

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

LCK


Luật Chứng khoán

LDN

Luật Doanh nghiệp

LĐT

Luật Đầu tư



Nghị định

NĐT

Nhà đầu tư

TBCN

Tư Bản Chủ Nghĩa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCK

Thị trường chứng khoán


WTO

Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý đo chọn đề tài………………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………................2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...……...2
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………......……...3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….................3
6. Kết cấu đề tài …………………………………………………...………...3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN…………..…………………………………………............................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới……………...4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam………............6
1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP…………………………...............9
1.3.1. Khái niệm………………………………………………............9
1.3.2. Đặc điểm …………………………………………….………..10
1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập..........................10
1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn........................11
1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt. …………….…..................12
1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng……......................14
1.3.2.5. Thành viên của CTCP………………………….....................15
1.4. Vai trò của CTCP……………………………………….................17

CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG
TRONG CTCP………..……………………………………………..21

2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP…………………………..................21
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP……………………..21
2.1.1.1. Khái niệm cổ đông………………………………………....21
2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông………………………………….......21
2.1.2. Các loại cổ đông……………………………………................23
2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP…………………….…............24


2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP………………..................24
2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP………………………...............24
2.2.1.1. Cổ phần………………………………………...….............24
2.2.1.2. Cổ phiếu…………………………………………...............27
2.2.2. Trái phiếu trong CTCP…………………………………...........28
2.3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………………..............30
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của CĐPT………………………................30
2.3.1.1. Quyền của CĐPT…………………………………..............30
2.3.1.1.1. Nhóm quyền về tài sản………………………………….31
2.3.1.1.2. Nhóm quyền về thông tin ……………………………….42
2.3.1.2. Nghĩa vụ của CĐPT……………....………………..............61
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của CĐƯĐ………………………………...62
2.3.2.1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết…………………….....................62
2.3.2.2. Cổ đông ưu đãi cổ tức…………………………….……......64
2.3.2.3. Cổ đông ưu đãi hoàn lại…………………………................66

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CTCP………………..68
3.1. Những mặt đạt được và chưa đạt được trong việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và
các văn bản khác có liên quan……….............................................................68
3.2. Kiến nghị về quyền của cổ đông trong CTCP……………….......69

3.2.1. Quyền nhận cổ tức………………………………..................69
3.2.2. Quyền tham gia biểu quyết………………………….……...71
3.2.3. Quyền ủy quyền cho người khác………………………........73
3.2.4. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần………….................74
3.2.5. Quyền dự họp ĐHĐCĐ…………………………..................75
3.2.6. Quyền cầm cố cổ phần………………………………………78
3.2.7. Quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ………………..78
3.3. kiến nghị về nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………….….......80

KẾT LUẬN………………………………………………….....................81


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...….......................83


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Nhà nước ta tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VI vào tháng 12 năm
1986, đã đánh đấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế nước ta đã từng
bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chế độ bao cấp cũng bắt đầu xóa bỏ và
thay vào đó là nền kinh tế nhiều thành phần. Đây là một “mốc son” quan trọng đánh
đấu sự ra đời của nhiều loại hình kinh tế và theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa
các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp
Tư Nhân hay công ty hợp Danh... Hòa cùng với xu thế Nhà nước ta đang tiến hành
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, điểm đặc biệt là Việt Nam trở thành thành viên
thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO (7/11/2006) thì nguồn vốn từ nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng hơn, đặc biệt là sự ra đời của các
doanh nghiệp một cách nhanh chống, không ngừng tăng lên về số lượng, có khoảng

602.171 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp (tính đến ngày
23/8/2011)1, trong đó có sự gia tăng đáng kể của CTCP.
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, CTCP có một vị trí trung
tâm và là một xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Ở nước ta, điều
này cũng đã được thể hiện rõ qua chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp
trong những năm qua. Trong đó, nổi bật lên là vấn đề hệ thống, ổn định và đảm bảo
các khía cạnh pháp lý của các cổ đông trong CTCP.
Lý do mà CTCP chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của các nhà đầu tư là vì ở
chính bản thân CTCP có những ưu điểm riêng và nổi bật như: quy mô lớn, khả năng
huy động vốn rất cao, đặc biệt là “tính thanh khoản” của vốn. Tuy nhiên, cũng bởi
chính những đặc tính ưu việt đó mà quyền lực của các cổ đông dễ dàng bị chia sẽ và
mọi người có thể dễ dàng trở thành cổ đông sẽ dẫn đến số lượng thành viên công ty
là rất lớn rây khó khăn cho việc kiểm soát và quản lý.
Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực cho đến nay đã hơn 6 năm đã góp phần
nâng cao đáng kể đời sống pháp lý và hoạt động của CTCP, tuy nhiên trong quá
trình vận dụng vào thực tế cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, chồng chéo
giữa các điều khoản của Luật Doanh nghiệp, giữa Luật Doanh nghiệp và các văn
1

/>

Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
bản pháp luật khác, một vài quy định chưa thực sự tạo ra khung pháp lý chặt chẽ để
thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cổ đông CTCP. Làm thế nào để CTCP giữ
vững vai trò là “trung tâm” trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, làm thế nào
để đảm bảo tư cách, quyền lợi của các cổ đông - một thành tố đóng vai trò nòng cốt
trong CTCP là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng
nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với quốc sách phát huy tiềm
lực toàn xã hội.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ

tài liệu chuyên ngành, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng tác giả đã
mạnh dạng chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần”
để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình. Thông qua đó, tác giả mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện hơn các
quy định của LDN nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông CTCP, điều hòa
nhóm lợi ích đôi khi đối lập và xung đột lẫn nhau và nhầm tận dụng tối đa sự ưu
việt của CTCP tạo ra một mô hình hoàn hảo mà thương nhân Việt Nam có thể sử
dụng trong quá trình hội nhập đầy thách thức và không kém phần khốc liệt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đây là vấn đề khoa học pháp lí không phải là mới mẻ nhưng giá trị của vấn
đề thì trường tồn mãi mãi, trải qua bao lần thay đổi và dù Luật Doanh Nghiệp năm
2005 được sửa đổi thì bản chất của vấn đề vẫn còn đó. Do đó, mục đích của đề tài là
nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh pháp lý về quyền và
nghĩa vụ cổ đông trong CTCP nhằm tiếp cận vấn đề sâu hơn và có cái nhìn toàn
diện hơn để nâng cao kiến thức cho bản thân, thông qua đó hi vọng đóng góp một
phần nhỏ bé công sức, công trình nghiên cứu cho nền khoa học pháp lý nước nhà
cũng như vào xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Nhằm giúp cho
hoạt động của các công ty cổ phần ngày càng có hiệu quả, tạo lòng tin cho các nhà
đầu tư để họ góp vốn đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với những lý do trình bày như trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là về
quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần theo quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 2005. Từ đó biết được những điểm chưa phù hợp và thiếu sót


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
khi áp dụng vào thực tiễn, để đưa ra những giải pháp khắc phục và hoàn thiện tốt
hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, đặc biệt

là quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần, theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005. Do kiến thức có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu chủ yếu quy
định của luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp. Tác giả chỉ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật
chủ yếu về lí thuyết mà không đi đến một điều tra thực tế nào.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu gồm có ba chương:
Chương 1: khái quát về công ty cổ phần
Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP
Chương 3: Kiến nghị về giải pháp của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ
đông trong CTCP


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát
triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của
công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
“Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là
phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho
kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển”2. Tại sao lại
nói như vậy đối với CTCP? để trả lời chính xác cho câu hỏi này, thì trước hết chúng
ta cần phải tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của CTCP. Từ đó mới
thấy được tầm quan trọng của CTCP trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của
thế giới nói chung.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới

Câu hỏi đặt ra là CTCP có nguồn gốc từ đâu? không có một tài liệu chính
thức nào để chứng minh điều đó một cách cụ thể, rõ ràng cả, mà chỉ biết là CTCP
có nguồn gốc khá mơ hồ ở Ý hoặc một trong những ngân hàng đầu tiên ở Genua,
hoặc Mailand trong thế kỷ XV, hoặc trong công ty Đông Ấn của Hà Lan, hoặc thậm
chí đã có nguồn gốc xa xưa trong các societas của người La Mã3.
Ở thời La Mã, tầng lớp quý tộc lập ra những societas (hội xã) để phụ các
hiệp sĩ thu thuế nông nghiệp, sau đó là đi chinh phục các lãnh thổ và đúc khí giới,
áo giáp cung cấp cho các đoàn quân viễn chinh; còn ở tầng lớp thứ dân, những
người thợ thủ công và thương gia mở các collegia hay corpora (công ty) tự bầu
người quản lý và được cấp phép hoạt động. Sau đế quốc La Mã sụp đổ, hình thức
này cũng bị lụi tàn dần cho mãi đến thời kỳ Trung cổ, hai trong số các tổ chức do
người La Mã để lại đã được phục hồi là đế quốc của các thương gia tại Ý và công ty
cùng các guild (phường hội) được chính quyền cấp phép tại miền Bắc Châu Âu.
Từ thế kỷ XII đến XVI mô hình tựu tập kiểu La Mã mở rộng ra trên lục địa
châu Âu khi các doanh nhân lập ra các phường hội thương mại, hội thủ công nhằm
đầu tư. Cuối thế kỷ XVI, khi thương mại ở Anh phát triển mạnh mẽ, các vua Anh
2
3

Nguyễn Ngọc Bích “ Luật doanh nghiệp vốn, quản lý trong công ty cổ phần, NXB Trẻ, năm 2003, trang 26.
Đỗ Thị Thìn, Luận văn chuyên ngành kinh tế “Quy chế pháp lý về cổ đông trong CTCP” trang 5.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
lập ra các công ty thuộc quyền của mình để họ đi mua bán trên khắp thế giới. Doanh
nhân tại chính quốc làm ăn theo kiểu của họ, và chỉ có dạng làm ăn riêng, hay góp
vốn làm ăn chung. Đến năm 1844, Quốc hội Anh ban hành luật công ty cổ phần;
sang năm 1855 thì có luật về trách nhiệm hữu hạn; cuối cùng cả hai luật kia được
sáp nhập thành một vào năm 1862.
Trong số báo ngày 31/12/1999 báo The Economist cho thông tin khác: Cổ

phần đầu tiên được pháp hành lần đầu tiên vào thế kỷ 16 từ một công ty cổ phần ở
châu Âu, do công ty Muscovy Company lập ra năm 1553, ở Luân Đôn để buôn bán
với Nga. Trái phiếu được chính phủ Pháp phát hành lần đầu tiên năm 1555. Việc sử
dụng cổ phần có lúc lên lúc xuống, và nắm cổ phần thì cũng giống như đánh bạc.
Luật pháp quy định trách nhiệm hữu hạn đầu tiên ra đời ở Mỹ năm 1811. Ý niệm về
tính chất đó đã có từ thời La Mã. Năm 1811, bang New York, và tính hữu hạn kia
trở thành phổ biến vì bang nào không dùng đến nó là không thu hút được vốn. Các
bang khác theo nhau làm. Năm 1855, nước Anh lúc đó là một cường quốc kinh tế
mới làm theo.
Vào lúc ấy, nước Anh là bá chủ về hàng hải và là một cường quốc trên thế
giới. Luật công ty của Mỹ cũng chịu sự ảnh hưởng của Anh cho nguồn gốc hình
thành nước Mỹ. Các nước trong khối thịnh vượng chung có luật công ty giống của
Anh.
Riêng Pháp và Đức đi theo một con đường khác do khác biệt về văn hóa.
Công ty Đức được luật quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của
Anh và Mỹ. Ở Pháp, năm 1807, Bộ Luật Napoleon thiết lập nền tản cho công ty
bằng hội họp tư cổ phần; đến năm 1863, thì công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời.
Về mặt thương mại, công ty cổ phần là phương thức phát triển cao nhất cho
đến nay của loài người để huy động được nhiều vốn nhất cho kinh doanh và qua đó
làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển.
Hình thức lập hội, lập các tổ chức dạng như công ty phát triển liên tục dưới
nhiều hình thái khác nhau qua các thời kỳ tại các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong
các thời kỳ này, nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của CNTB, nhu cầu hùn hợp vốn và liên kết của các nhà buôn nhỏ lẻ trước sự chèn
ép của các nhà tư bản là tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến dưới nhiều phương


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thức. Mầm mống hình thành CTCP đúng như Các Mác nhận định: “Ngay trong
buổi đầu của nền sản xuất TBCN một số ngành sản xuất cũng đòi hỏi một số tư bản

tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng lẻ chưa thể có được, tình hình đó mặc
nhiên dẫn đến Nhà nước phải trợ cấp cho những tư nhân như ở Pháp dưới thời
Colbert, như là một số công quốc cho tới nay. Mặt khác, nó dẫn đến việc thành lập
một số hội nắm giữ độc quyền do pháp luật thừa nhận để kinh doanh trong những
ngành công nghiệp và thương nghiệp nhất định. Đó là tiền thân của Công ty cổ
phần hiện đại”4.
Tóm lại sự ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sản xuất xã hội hóa, đặc
biệt là xã hội hóa về vốn và sự ra đời của nó cũng phần nào đáp ứng nhu cầu kinh
doanh của con người. Trong quá trình phát triển của nó phần nào cũng xuất phát từ
thực tế của xã hội và tham vọng, bành trướng về thế lực của con người về vốn, về
số lượng thành viên. Dẫn đến sự ra đời của tập đoàn kinh tế khổng lồ, hơn nữa vào
giai đoạn này sự ra đời của thị trường chứng khoán cũng tác động không nhỏ đến sự
phát triểm của công ty cổ phần.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân
luật thi hành tại các toà Nam án - Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX) nói về
hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn. Nhìn chung, quy định
của Pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai.
Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807,
trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam.
Đến năm 1942, Vua Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại Trung phần có hiệu lực
áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về CTCP từ Điều 102 đến Điều 142 và
từ Điều 159 đến Điều 171.
Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương mại,
trong đó CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồm có các hội viên mệnh
danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình
thức cổ phần” (Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở
lên” (Điều 295). Các vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức hội nặc danh như thành
4


C.Mac tư bản, tập 1, phần II, NXB Sự thật, trang 390.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
lập, góp vốn, cơ cấu quản lý … đã được quy định rất chi tiết trong Bộ luật này từ
Điều 236 đến Điều 278 cũng như từ Điều 295 đến Điều 314.
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975
và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với
chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung và
CTCP nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty”
trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo
hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn
này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã (đối với thành
phần kinh tế tập thể) và công tư hợp danh (hình thành từ quá trình cải tạo công
thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều lệ về đầu tư của nước
ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định 115/CP của
Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức CTCP khi quy định “xí nghiệp
hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty vô danh” (một tên
gọi khác của CTCP) nhưng lại không có văn bản pháp luật nào quy định về tổ chức
và hoạt động của hình thức CTCP này. Và trên thực tế, cũng không có xí nghiệp
hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công ty vô danh” theo
quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên.
Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP
mới chính thức được quy định cụ thể. Theo Luật Công ty 1990, CTCP được xác
định với các đặc điểm sau:(i) Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong
suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7. (ii) Vốn điều lệ của công ty được chia thành
nhiều phần băng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu.
Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. (iii) Cổ phiếu phát hành có thể
ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên Hội đồng
quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên. (iv) Cổ phiếu không ghi tên được tự do

chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của
Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại điều 39 của Luật này.
Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban
hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP. Hoạt động của các doanh


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặc khác do đặc
thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này còn
phải tuân thủ theo quy định của các luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong Luật
các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các
loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và
nhân dân, hay nói cách khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công
ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức và
hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số 04/1998/QĐUBCK ngày 13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần thành
lập hợp pháp tại Việt Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực
hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán”.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai trò
của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên tục biến
đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ tục thành lập
và đăng ký kinh doanh. Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậu với cách thức tổ
chức một công ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Việc sửa đổi, thay thế
luật này được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan.
Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế cho
Luật Công ty và Luật danh nghiệp tư nhân. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Luật
DN 1999 đã được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005. Trong các văn bản này,
công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi nhận và được quy định theo hướng tiếp cận

dần đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty cổ phần.
Tóm lại, đây là quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế
giới và Việt Nam, chúng ta thấy rằng sự ra đời của công ty cổ phần là một tất yếu
khách quan của nền kinh tế, hơn nữa sự ra đời của nó cũng đáp ứng được nhu cầu
kinh doanh của các tầng lớp trong xã hội. Ngày nay, với tốc độ phát triển kinh tế xã
hội và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trong đó có lĩnh vực kinh tế, điều này
buộc chúng ta phải tận dụng và phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và các
nguồn lực bên ngoài. Chính cơ hội này mà vị thế của công ty cổ phần đã bộc lộ


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác và sự đóng góp của
công ty cổ phần vào nền kinh tế là rất lớn, điều này nói rõ rằng công ty cổ phần là
một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi
nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu như tất cả các nước trên thế giới đã và
đang tận dụng triệt để các nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời kết hợp
nhuần nhuyễn các nguồn lực này. Để đạt được hiệu quả cao thì các nước đã tận
dụng và phát huy vai trò các loại hình doanh nghiệp nhưng có vai trò quan trọng
trên hết đó là loại hình công ty cổ phần.
1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP
1.3.1 Khái niệm
Ngay từ ngày xa xưa, các nhà buôn đã biết hùn nhau đồng vốn để làm ăn và
chia lời lãi từ công việc kinh doanh. Họ chấp nhận mất đi phần vốn đã bỏ ra nếu
công việc kinh doanh gặp trở ngại. Hình ảnh này cũng không khác mấy với hình
ảnh người ta mua cổ phần ở các CTCP ngày nay. Bằng việc cách điệu hóa các
nguyên tắc mà các nhà buôn đã từng hùn vốn với nhau, quy định cụ thể về phương
thức góp vốn, người được quyền góp vốn, đa dạng hóa các loại vốn góp, thêm bớt
các quyền và nghĩa vụ của người góp vốn, cách chia lời lãi, trách nhiệm của mỗi
người góp vốn đối với những rủi ro trong kinh doanh… ý tưởng sơ khai về sự hợp
tác cùng bỏ vốn, chia lời lãi và chỉ mất những gì đã góp vào ban đầu của các nhà

buôn được tiếp nối trong các CTCP hiện đại.
Ngày nay, CTCP được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài
người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc
gia phát triển5. Công ty cổ phần được định nghĩa là một tổ chức thành lập theo pháp
luật trong đó vốn được chia làm nhiều phần bằng nhau, người sở hữu ít nhất một cổ
phần đã phát hành của CTCP được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ
chức và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. CTCP mang bản chất là
công ty đối vốn quy tụ các cổ đông có thể là những người không quen biết nhau, tối
thiểu phải là ba nhưng không hạn chế số lượng tối đa.

5

Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003,
trang 26.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
1.3.2. Đặc điểm
Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng
bước xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh
nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư
trong nước, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật phá sản và nhiều đạo luật khác
được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhiều loại
hình doanh nghiệp khác nhau, thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện
môi trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát
triển kinh tế - xã hội. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng và hạn chế
nhất định, từ đó tạo nên lợi thế của doanh nghiệp. So với các loại hình doanh nghiệp
khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần có những đặc
điểm và lợi thế hơn hẳn. Với đặc điểm cơ bản đó chúng ta dễ dàng phân biệt với

công ty TNHH và công ty hợp doanh. Theo điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005
thì những đặc điểm đó được thể hiện ở những phía cạnh sau:
1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập
Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền
và nghĩa vụ pháp lý của CTCP với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và
tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty.
CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của chính
công ty, với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của mình theo
quy định của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự
trong các quan hệ tranh tụng tại Tòa án. Công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài
sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì
lúc này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông.
Trong trường hợp này, cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là
tài sản của cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền
lợi có giá trị của công ty cổ phần như: quyền tham gia quản lý, điều hành công ty
theo qui định, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở
hữu khi công ty giải thể … Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có
quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty
mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Cổ đông là chủ sở hữu CTCP và có một số quyền lợi như: quyền tham gia
quản lý điều hành, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ
phần sở hữu khi công ty giải thể …. Nhưng cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong
công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty. Trong khi
đó, CTCP với tư cách là một pháp nhân có quyền sở hữu toàn bộ tài sản riêng của
công ty. Luật pháp phân biệt rạch ròi công ty với cổ đông. Một cổ đông nắm 60%
cổ phần của công ty, rồi làm giám đốc công ty, và là người duy nhất của công ty, thì
người ấy vẫn không phải là công ty mà chỉ là nhân viên công ty thuê. Công ty là

một thực thể pháp lý đứng riêng biệt, nó sở hữu tài sản để phục vụ lợi ích của tất cả
các cổ đông; nhưng một cổ đông, dẫu nắm đa số vốn trong công ty, vẫn bị kết tội ăn
cắp tài sản của công ty6. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn
Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã
chuyển dịch vốn của mình theo những phương thức nhất định vào công ty cổ phần
và trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng cổ đông vẫn được
hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp
nhân, công ty có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp
lý của mình theo qui định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn
toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì công ty là chủ thể của
quyền sở hữu công ty. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài
chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm
của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi
mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Xét về phương diện sự tách bạch về tài sản
thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách
nhiệm bằng chính tài sản của mình. Cả công ty cổ phần lẫn chủ nợ của công ty đều
không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do
chưa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền
mua cổ phiếu phát hành. Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ
6

Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003,
trang 33, trang 36.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thể kinh doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (theo pháp luật

Việt Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các
nước thì các thành viên hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ
chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hay của doanh nghiệp
bằng tài sản của mình, bất kể tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay
không.
Như vậy, xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ
đông nên công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi
ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ
phiếu mà cổ đông đó đầu tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh hay doanh
nghiệp tư nhân thì mức độ rủi ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên
đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với đầu
tư vào các loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư vào công ty cổ phần với tính
chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều
hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ phần nên họ ít sợ rủi ro hơn người
đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, những người này phải
thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất
toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào .
Khi một cá nhân hay tổ chức chuyển dịch vốn của mình vào CTCP trở thành
tài sản thuộc sở hữu CTCP, cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát
sinh từ việc góp vốn nhưng cũng có thể mất chúng khi công ty giải thể hoặc phá
sản. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông
trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối
với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ
phiếu của mình. Đặc điểm này cho phép người ta mạnh dạn đầu tư vào công ty mà
không phải chịu rủi ro đối với tài sản cá nhân trong trường hợp công ty phá sản vì
cổ đông không bao giờ bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào CTCP.
Cũng chính lợi thế này mà các CTCP có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn
đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.
1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt



Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn.
Vốn là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như
quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem
là cội nguồn của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực
trong công ty cổ phần sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty.
Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực
lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong công ty
cổ phần là yếu tố năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng
với sự lưu thông hàng hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự trung chuyển các nguồn
vốn. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn
vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi
phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của
con người. Điều này đặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn,
cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn.
Theo quy định của LDN 2005 cổ đông có thể góp vốn bằng tài sản “ Có thể
là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị
quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ
công ty” 7. Và lần đầu tiên trong quy định của pháp luật Việt Nam đã đề cập đến
hình thức góp vốn của cổ đông có thể thực hiện bằng quyền sở hữu trí tuệ. Quy định
trên được ghi nhận trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP, việc góp vốn bằng quyền sở
hữu trí tuệ là “ Bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác
theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”8. Đây chính là điểm mới và tiến bộ
của pháp luật Việt Nam, khi mà quyền sở hữu trí tuệ đang được thế giới xem là vấn
đề nóng bổng và được nhiều người quan tâm đến hiện nay.
Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi
đa dạng của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất vốn có của công ty cổ phần.

Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch
các phần vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì
sự chuyển nhượng đó mà bị thay đổi. Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì
7
8

Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005.
Điều 4 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác
nhau như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ phiếu
ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các loại cổ
phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu. Đây sẽ là những loại chứng khoán được
phát hành rộng rãi ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho kinh
doanh của công ty. Ngoài ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của công ty thì các
công ty thường xác lập mệnh giá của cổ phiếu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho
những nhà đầu tư dù cho khả năng tài chính không nhiều nhưng vẫn có khả năng
tham gia đầu tư vốn vào công ty cổ phần.
Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn
vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi
phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của
con người. Do vậy, cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn trong CTCP sẽ
đa dạng và cụ thể để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của đồng vốn trong
CTCP.
1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng
Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho
phép chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ
phần phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác,

vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty
cổ phần được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình
thức thể hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát
hành là hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng;
hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ
phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn
bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi
chuyển nhượng các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhượng
trước hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ được chuyển nhượng
cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người
muốn đầu tư vào công ty cổ phần chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh
nghiệp khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và
phát triển thị trường chứng khoán. Đây là đặc điểm quan trọng tạo nên sự hấp dẫn
của CTCP. Chính đặc điểm này đã thu hút các NĐT vì với cổ phần được tự do
chuyển nhượng cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho NĐT khác bất cứ lúc
nào, họ được quyền rời bỏ công ty khi họ muốn. Trừ một số trường hợp bị hạn chế
được quy định trong bản Điều lệ, cổ đông được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác. Sự tự do chuyển nhượng này làm cho số tiên ghi ở
cổ phiếu có một giá trị, và chuyển thành tiền mặt được. Sự chuyển nhượng bao gồm
cả quyền thừa kế, tức là quyền sở hữu cổ phiếu của mọi người được tôn trọng. “Lý
do luật pháp cho chuyển nhượng quyền sở hữu là vì tiền của cổ đông bỏ ra phải
chịu rủi ro, trong khi quyền hành của họ đối với công ty bị hạn chế; vậy họ có
quyền kiểm soát sự rủi ro mình chịu bằng cách đẩy nó đi khi nào muốn”9. Hơn nữa,
với việc tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty có thể thay đổi

linh hoạt mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như bản chất của công ty.
1.3.2.5. Thành viên của CTCP
Theo quy định tại LDN 2005 thì cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ
chức, trong suốt quá trình hoạt động số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số
lượng tối đa. Và không đề cập đến việc tổ chức đó có phải là pháp nhân hay không.
Vậy nếu hiểu theo quy định của LDN 2005 thì đối tượng là tổ chức có thể trở thành
cổ đông của CTCP là rất rộng. Nhưng đến khi nghị định 102/2010/NĐ-CP ra đời
hướng dẫn LDN 2005 thì lại quy định tại Điều 13 là “ Tất cả các tổ chức là pháp
nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi
đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu
không thuộc đối tương quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp điều có
quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định
tương ứng của LDN”. Theo cách giải thích của Nghị định thì khái niệm về “tổ
chức” có phạm vi hẹp hơn so với LDN, tức là chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân

9

Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ năm 2003, trang
45.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mới có thể trở thành cổ đông của CTCP. Và việc xác định một tổ chức có tư cách
pháp nhân hay không là phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 200510 .
CTCP là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên có sự liên kết
của nhiều thành viên và vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở
thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP. Do vậy, bất cứ ai
cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn
vào CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có
thời gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở

rộng quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì, CTCP vẫn còn một vài đặc điểm
riêng nữa như:
Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn
tại: Bởi vì CTCP có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá
sản hoặc thậm chí cái chết có xảy ra đối với các cổ đông thì CTCP vẫn tiếp tục tồn
tại và phát triển mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm
bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định.
CTCP có cơ chế quản lý tập trung cao: Với tư cách là một pháp nhân độc lập
trong công ty cổ phần, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là
việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông
quản lý công ty cổ phần. Như vậy, trong công ty cổ phần việc quản lý được tập
trung hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều việc quản lý cho các cổ
đông như đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty hợp danh việc quản lý
công ty được thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tư cách là những người
chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ
trong kinh doanh của công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty và nhân danh
công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn
được thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho phép
giám đốc quản lý công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có
thể là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành các
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một
10

Điều 100 Bộ luật dân sự 2005.


Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mặt thu hút được những người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công
tác quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo cho

công ty cổ phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại,
lành nghề nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn.
Khác với doanh nghiệp tư nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, công
ty cổ phần có một cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng.
Quy mô CTCP dễ dàng mở rộng: Cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ
chức, số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Do vậy, bất cứ ai cũng
có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn vào
CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có thời
gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở rộng
quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta đang chủ
trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc
giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hướng khai thác các tiềm năng sẵn
có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lực vật chất cần thiết khác cho
nhu cầu đầu tư và phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho
việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tiến
trình đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực quốc gia, chúng ta không thể không
tính đến yếu tố nội lực. Nhìn lại các loại hình doanh nghiệp hiện nay mà pháp luật
Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động, tuy mỗi loại đều có những điểm mạnh
nhất định đòi hỏi các nhà kinh doanh cần nắm bắt để khai thác và vận dụng một
cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và sở thích của mình.
1.4. Vai trò của CTCP
CTCP ra đời khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa, đối với nước ta CTCP
xuất hiện muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc
thực hiện chủ chương đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta bắt đầu xuất hiện một số CTCP với
quy mô nhỏ bé, trình độ thấp và đang trong giai đoạn sơ khai. Và ngày nay với sự
năng động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thì CTCP cũng phát triển



×