Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THU PHÍ tải NHẠC TRỰC TUYẾN và vấn đề bản QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 62 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2009 – 2013
ĐỀ TÀI:

THU PHÍ TẢI NHẠC TRỰC TUYẾN
VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Phan Khôi
Bộ môn Luật Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Trúc Sơn
MSSV: 5095553
Lớp: LK0964A2
Bộ môn Luật Thương mại

Cần Thơ, Tháng 5/2013

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 1

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn




Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy ThS.
Nguyễn Phan Khôi, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Luật, Trường Đại Học Cần
Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được
tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứuluận văn
mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Trong thời gian thực hiện đề tài, mặc dù em đã cố găng hết sức nhưng do hạn
chế về kiến thức nên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để em rút kinh nghiệm và đề tài
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 5 năm 2013
Sinh viên. Nguyễn Trúc Sơn

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 2

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn



Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 3

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 4

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 7

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU PHÍ TẢI NHẠC TRỰC
TUYẾN VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN............................................................. 9
1.1. Nhạc trực tuyến và một số khái niệm liên quan.................................... 9
1.1.1. Nhạc trực tuyến............................................................................... 9
1.1.2. Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên
quan)......................................................................................................... 12
1.1.3. Khái niệm internet .......................................................................... 14
1.1.4. Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ..............................
1.2. Sơ lược về kinh doanh nhạc số (nhạc trực tuyến) bản quyền) ............. 14
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................
1.2.2. Ở Việt Nam......................................................................................
1.3. Thu phí tải nhạc trực tuyến .................................................................. 18

1.3.1. Khái quát về phí tải nhạc trực tuyến............................................... 18
1.3.2. Ý nghĩa, lợi ích của việc thu phí tải nhạc trực tuyến ...................... 19
1.3.3. Tính khả thi của phương án thu phí tải nhạc trực tuyến ............... 21
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN THU PHÍ

TẢI NHẠC TRỰC TUYẾN VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN.......................... 25
2.1. Chủ thể có liên quan đối với thu phí tải nhạc trực tuyến ..................... 25
2.1.1. Chủ sở hữu quyền liên quan........................................................... 25
2.1.2. Nhà sản xuất bản ghi âm ................................................................ 26
2.1.3. Nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc trực tuyến ..................................... 28
2.1.4. Ca sĩ................................................................................................. 30
2.1.5. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả .................................................. 32
2.2. Đối tượng phải trả phí tải nhạc trực tuyến ........................................... 35
2.3. Mối quan hệ giữa phí tải nhạc trực tuyến và các chủ thể có liên quan 36

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 5

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

2.4. Một số hành vi xâm phạm quyền tác giả - quyền liên quan trong việc
thu phí tải nhạc trực tuyến và giải pháp xử lý............................................. 37
2.4.1. Trách nhiệm dân sự do vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan 39
2.4.2. Trách nhiệm hành chính do vi phạm quyền tác giả và quyền liên

quan .......................................................................................................... 39
2.4.3. Trách nhiệm hình sự do vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan
.................................................................................................................. 43
Chương 3: THỰC TRẠNG THU PHÍ TẢI NHẠC TRỰC TUYẾN, VI PHẠM
BẢN QUYỀN ÂM NHẠC Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.... 46
3.1. Khái quát về thu phí tải nhạc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay ........... 46
3.1.1. Cách thức tải nhạc và hình thức thanh toán .................................. 46
3.1.2. Thu và sử dụng phí tải nhạc trực tuyến.......................................... 48
3.1.3. Kết quả hoạt động của việc thu phí tải nhạc trực tuyến hiện nay... 50
3.2. Sơ lược tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam ............... 50
3.2.1. Tình trạng chung ............................................................................ 50
3.2.2. Trong lĩnh vực âm nhạc.................................................................. 51
3.3. Những bất cập và nguyên nhân trong thu phí tải nhạc trực tuyến...... 52
3.3.1. Nhận thức của người nghe nhạc ................................................... 52
3.2.2. Chất lượng của nhạc tải về ............................................................. 54
3.2.3. Hiểu biết về cách thức tải nhạc và hình thức thanh toán ............... 56
3.2.4. Tâm lý của nghệ sĩ và ca sĩ ............................................................. 58
3.2.5. Ý thức thức của các công ty và website âm nhạc ........................... 58
3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện thu phí tải nhạc trực tuyến ...................... 60
KẾT LUẬN......................................................................................................... 62

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 6

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp


Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Tác quyền âm nhạc là một trong những vấn đề nóng tại Việt Nam và trong
thời gian tới vấn đề tác quyền trong âm nhạc sẽ được đặc biệt coi trọng hơn. Từ khi
trào lưu nhạc số nở rộ trên thế giới và lan rộng đến nước ta, hàng loạt các website
chia sẻ nhạc được mở ra, tạo cánh cửa đưa thính giả trong nước dễ dàng tìm đến với
nguồn tài nguyên âm nhạc dồi dào thỏa mãn hầu như mọi thị hiếu của người nghe.
Qua thời gian, nhạc số không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ
định dạng Mp3 64kbps phổ biến ban đầu, người nghe nhạc dần dần quen thuộc với
các chuẩn nhạc chất lượng cao cho đến rất cao (Mp3 128kbps; Mp3 320kbps). Tuy
nhiên, một điều không thay đổi suốt bao năm qua là hầu như người nghe nhạc trực
tuyến Việt Nam chỉ nghe nhạc không bản quyền, việc này vô hình chung gây thiệt
hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà sản xuất các tác phẩm bản ghi âm, ghi
hình cùng với quyền lợi của ca sĩ trình bày. Tình trạng đó sẽ còn kéo dài nếu như
không có sự vào cuộc của đồng thời nhiều bên liên quan trong vấn đề bản quyền
nhạc số, với cột mốc thu phí từ ngày 1/11/2012 được đưa ra nhằm hạn chế tình
trạng vi phạm bản quyền âm nhạc trên lĩnh vực Internet và di động kéo dài trong
suốt thời gian qua.
Trên thực tế tại Việt Nam, quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
nhà sản xuất các tác phẩm bản ghi âm, ghi hình và ca sĩ trình bày vẫn chưa được
chú trọng. Việc các Wedsite âm nhạc cho phép tải nhạc miễn phí một cách tràn lan
làm gây thiệt hại rất lớn đối với nhà sản xuất âm nhạc và ngành công nghiệp ghi âm,
ghi hình của Việt Nam. Các nhà sản xuất âm nhạc khó có thể tái đầu tư sức lao động
và cho ra những sản phẩm chất lượng hơn, làm giảm sự phát triển của nên âm nhạc
nước ta. Thế nên cần thay đổi thói quen tải nhạc miễn phí của người tiêu dùng cũng
như cách thức kinh doanh của các trang mạng tải nhạc trực tuyến. Nhất thiết cần thu
phí tải nhạc để góp phần tạo ý thức của người nghe, tôn trọng những sản phẩm tinh
thần cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà

sản xuất các tác phẩm bản ghi âm, ghi hình và ca sĩ trình bày. Bên cạnh đó, việc thu
phí tải nhạc trực tuyến giúp nâng cao chất lượng của các sản phẩm âm nhạc.
Vì những lý do trên người viết đã chọn đề tài “thu phí tải nhạc trực tuyến
và vấn đề bản quyền” để đi sâu vào nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp cử nhân
Luật của mình.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 7

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan để nâng cao sự hiểu biết về
thu phí tải nhạc trực tuyến, sự quản lý về thu phí trong kinh doanh âm nhạc trực
tuyến nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà sản
xuất các tác phẩm bản ghi âm, ghi hình, ca sĩ trình bày và người tiêu dùng trong
hoạt động thu phí tải nhạc, trong kinh doanh âm nhạc trực tuyến và hoàn thành
chương trình cử nhân luật.
3. Phạm vi nghiên cứu
Những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh liên quan đến hoạt động
thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: nghiên cứu
lý luận trên tài liệu; sánh vở, so sánh, phân tích luật viết… để hoàn thành đề tài của

mình.
5. Kết cấu đề tài
Bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thu phí tải nhạc nhạc trực tuyến và vấn đề bản
quyền.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thu phí tải nhạc trực
tuyến và vấn đề bản quyền.
Chương 3: Thực trạng thu phí tải nhạc trực tuyến, vi phạm bản quyền âm ở Việt
Nam và giải pháp hoàn thiện.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 8

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU PHÍ TẢI NHẠC TRỰC
TUYẾN VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN
Chương này tập trung vào thảo luận một số khái niệm cơ bản cần giải thích
của đề tài, khái niệm liên quan trực tiếp đến nhạc trực tuyến và thu phí tải nhạc trực
tuyến. Trong chương này người viết cũng muốn nói sơ lược về kinh doanh nhạc số
ở thế giới và Việt Nam, tính khả thi của phương án thu phí tải nhạc trực tuyến khi
được áp dụng tại Việt Nam.
1.1. Nhạc trực tuyến và một số khái niệm liên quan
1.1.1. Nhạc trực tuyến

1.1.1.1. Khái niệm nhạc trực tuyến
Trước khi tìm hiểu về khái niệm nhạc trực tuyến, người viết xin nói sơ lược
về tác phẩm âm nhạc là loại hình được bảo hộ quyền tác giả quy định tại điểm d
khoản 1 điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009. Tác phẩm âm nhạc là “tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong
bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào
việc trình diễn hay không trình diễn”. 1 Như vậy, theo quy định của pháp luật thì
một bản nhạc được sáng tác, cho dù trình diễn hay không trình diễn trước công
chúng thì vẫn được pháp luật bảo hộ.
Âm nhạc trực tuyến có nghĩa là bản ghi âm, ghi hình các tác phẩm âm nhạc
đã được mã hóa thành số hóa (các file điện tử hay còn gọi tắt là “nhạc số”), rồi phát
hành và truyền tải trên mạng Internet cùng sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao
hợp lý.
Hiện nay, thu phí tải nhạc trực tuyến (sẽ được đề cập ở phần 1.3) chỉ mới thu
phí tải những bản nhạc (bản ghi âm) không có hình ảnh (file nhạc mp3, avi…),
trong tương lai có thể thu cả phí nghe nhạc. Do dó, để đi vào mức độ chi tiết, cụ thể
hóa và có chiều sâu, trong đề tài này người viết chỉ nghiên cứu về nhạc trực tuyến là
những bản ghi âm và những vấn đề liên quan đến thu phí các bản ghi âm đó trên
mạng Internet.

1

Điều 12, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 9

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn



Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

Bản ghi âm được hiểu là hình thức vật chất bền vững trên đó định hình2 tất cả
các loại âm khác nhau, cho phép chúng có thể được cảm nhận lại, sao chép lại, phát
sóng hoặc truyền đạt. Ghi âm việc biểu diễn tác phẩm viết (đọc hoặc nói) nhìn
chung được coi là sao chép tác phẩm đó. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam (Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
ngày 21/09/2006), thì bản ghi âm là bản định hình các âm thanh của cuộc biểu diễn
hoặc các âm thanh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh không
phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn
khác.3 Cũng có thể hiểu một cách đơn giản bản ghi âm là bất kì một bản định hình
nào về các âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh khác dành riêng cho cơ
quan thính giác.
Ghi âm tác phẩm âm nhạc là việc định hình trực tiếp các âm thanh của cuộc
biểu diễn tác phẩm âm nhạc có hoặc không có lời. Ghi âm tác phẩm âm nhạc là kết
quả hữu hình của việc thể hiện tác phẩm âm nhạc. Điều đó cũng có nghĩa là việc sao
chép các cuộc biểu diễn. Việc ghi âm tác phẩm âm nhạc nhằm mục đích để con
người có thể cảm nhận lại tác phẩm âm nhạc đó, tái tạo lại, phát sóng hoặc truyền
đạt.4
Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình thuộc về người đầu tư để tạo ra bản ghi
âm, ghi hình đó. Quyền đối với bản ghi âm, ghi hình bao gồm quyền thực hiện và
cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
- Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích
thương mại.5

1.1.1.2. Ưu và khuyết điểm của nhạc trực tuyến
Những năm gần đây, thói quen nghe nhạc của công chúng đã thay đổi. Nếu
như trước đây mọi người phải đi mua băng đĩa nhạc từ những cửa hàng để thưởng
thức, thì hiện nay họ thường ưu tiên việc nghe nhạc trực tuyến hơn. Sở dĩ đa phần
mọi người nghe nhạc trực tuyến là bởi vì công nghệ thông tin hiện nay rất phát
triển, lan rộng gần như cả nước và đa số giới trẻ hiện nay đều biết sử dụng. Ngoài
ra, nhạc trực tuyến còn có một số ưu điểm nổi trội:
2

Định hình là sự biểu hiện các âm thanh, hoặc sự tái hiện lại biểu hiện này, từ đó các âm thanh có thể được
cảm nhận được sao chép hoặc được truyền qua một thiết bị nào đó (Điều 2.3 Hiệp ước của WIPO về biểu
diễn và Bản ghi âm (WPPT) (1996))
3
Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2005, Điều 17. Công ước Berne, Điều 9(3). Luật mẫu Tunis, Điều 7(i)(c)
4
Công ước Berne, Điều 13(1)
5
Điều 746, Bộ luật Dân sự năm 2005

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 10

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền


Thứ nhất, vừa có thể ngồi nhà tải nhạc mà người dùng còn có thể tiết kiệm
đáng kể thời gian và chi phí đi lại so với việc phải tự mình tìm đến cửa hàng băng
đĩa. Bên cạnh đó, nhạc trực tuyến cho phép người nghe nghe nhanh chóng, số lượng
không giới hạn và bất cứ khi nào bạn muốn. Các website trên mạng intrenet không
bao giờ “đóng cửa”, bạn có thể mua sắm 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần;
Thứ hai, các trang web nhạc ngày càng phát triển cả về số lượng và thể loại.
Người nghe, không cần phải đến các trung tâm thương mại hay siêu thị để mua đủ
các sản phẩm (băng đĩa nhạc). Mà thay vào đó là mua sắm thông qua những cú
click chuột. Hơn hết, việc mua sắm băng đĩa ở các chợ, trung tâm thương mại hay
cửa hàng sẽ rất khó để người mua có thể so sánh đặc điểm và giá của bài hát với
nhau. Với các trang nhạc trực tuyến, người mua sẽ dễ dàng so sánh và đưa ra lựa
chọn bài hát phù hợp nhất;
Thứ ba, tại một một số địa điểm bán hàng, đôi khi người mua gặp phải những
người bán hàng không được dễ chịu. Với các trang nhạc trực tuyến thì khách hàng
chẳng phải để ý đến chuyện ấy nữa.
Tuy nhiên, truyền tải âm nhạc trực tuyến cũng có những khuyết điểm so với
các bản ghi âm trên băng đĩa là:
Thứ nhất, dể xảy ra tình trạng vi phạm về bản quyền tràn lan do trên mạng
Internet hiện có rất nhiều trang web đăng tải tùy tiện những sản phẩm như nhạc,
phim, phần mềm…mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hửu;
Thứ hai, môi trường mạng là không giới hạn và với quy mô rộng nên khó có
thể kiểm soát và quản lý một cách chặc chẻ, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp lý có
liên quan điều chỉnh;
Thứ ba, khâu thanh toán chưa thât sự đơn giản và tiện lợi cho người dùng khi
mua nhạc.
1.1.1.3. Đặc điểm của nhạc trực tuyến
Đây là một đề tài còn khá mới mẻ và phức tạp, chưa có một công trình
nghiên cứu hoàn chỉnh nào của tác giả trong nước được công bố để làm tài liệu
nghiên cứu và áp dụng trên thực tế, vì vậy chưa có tài liệu nói cụ thể về đặc điểm
của nó, nhưng qua tìm hiểu thì người viết nhận thấy nhạc trực tuyến có một số đặc

điểm sau đây:
Thứ nhất, nhạc trực tuyến là bản ghi âm, ghi hình chịu sự bảo hộ của pháp
luật về quyền tác giả, quyền liên quan (sẽ được đề cập ở phần tiếp theo). Bản ghi
âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây (với điều
kiện không gây phương hại đến quyền tác giả):

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 11

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch
Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ
theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 6
Thứ hai, nhạc trực tuyến là việc mã hóa âm nhạc thành số hóa để truyền tải
lên Internet và được cơ quan có thẩm quyền quản lý (Bộ Thông tin – Truyền thông
cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);
Thứ ba, người nghe có thể nghe nhạc trực tiếp hoặc tải về từ các trang web
(website) thông qua các thiết bị điện tử như là: máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc
có kết nối mạng…
Thứ tư, bạn có thể sở hữu mọi bài hát thông qua các cú click chuột chứ
không cần phải đến tận trung tâm thương mại để mua hàng. Sau khi vào website
nhạc trực tuyến, chọn bài hát, chỉ cần nghe và tải về.

1.1.2. Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan)
1.1.2.1. Khái niệm quyền tác giả
Tại khoản 2 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 quy định: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Như vậy, quyền tác giả được trao cho hai loại chủ thể:7 tác giả và chủ sở
hữu. Từ cách xem xét quyền tác giả như trên, dẫn đến việc chủ thể của quyền tác
giả có thể là một trong hai loại, hoặc chủ thể bao gồm hai tư cách: tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm. Cụ thể hơn, nếu chủ thể là cá nhân thì có thể đóng vai là chủ sở hữu,
hoặc tác giả, hoặc cả hai. Còn chủ thể là tổ chức thì chỉ có thể là quyền tác giả với
tư cách là chủ sở hữu.8
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân (Điều 19 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và khoản 2, Điều 738 Bộ
luật Dân sự năm 2005) và quyền tài sản (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và khoản 3, Điều 738 Bộ luật Dân sự năm 2005).9
Quyền tác giả không còn là điều mới mẻ tại Việt Nam nhưng do ảnh hưởng
của thói quen trong thời gian quá dài không quan tâm đến chuyện bản quyền nên
việc thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này vẫn gặp rất nhiều khó

6

Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Xem thêm điều 36,37,38 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
8
Như vậy, khái niệm quyền tác giả không đồng nhất với quyền của tác giả
9
Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và khoản 1, Điều 738 Bộ luật Dân
sự năm 2005
7


GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 12

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

khăn. Nhận thức chung của cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế so với nhiều nước
trên thế giới. Nhiều tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa thực sự hiểu rõ những quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trong khi nhiều người sử dụng tác phẩm không biết
hoặc biết nhưng cố tình không thực hiện, thực hiện thiếu nghiêm túc các nghĩa vụ
về quyền tác giả. Một ví dụ điển hình như là nhạc trực tuyến đã được mọi người có
thói quen sử dụng miễn phí quá lâu, nên việc thực thi thu phí tải nhạc trực tuyến gặp
rất nhiều khó khăn.
1.1.2.2. Khái niệm quyền liên quan
Tại khoản 3 điều 4 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
quy định: Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.10
Theo quy định của luật thì quyền liên quan bao gồm: quyền của người biểu
diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền của tổ chức phát sóng.
Qua đó, ta nhận thấy đối tượng được bảo vệ quyền liên quan bao gồm:
- Người biểu diễn: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người
khác trình bày các tác phẩm văn học, nghệ thuật;
Ví dụ: Ca sĩ Mỹ Tâm tham gia vào một đêm ca nhạc và tại chương trình
này cô thể hiện bài hát Cây đàn sinh viên. Trong trường hợp này, cô là “người biểu

diễn”, có “quyền liên quan đến quyền tác giả”.
- Chủ sở hữu quyền liên quan: các tổ chức phát sóng, các tổ chức, cá nhân
sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để thực hiện
cuộc biểu diễn, hoặc để sản xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ là chủ sở hữu của các
chương trình phát sóng, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình đó, nếu như không có
thỏa thuận khác.
Việc bảo hộ quyền cho các chủ thể này xuất phát từ lý do họ đã có sự đóng
góp công sức của mình trong việc truyền bá tác phẩm đến công chúng. 11 Ngược lại,
công chúng cũng thường tiếp cận được với các tác phẩm trí tuệ thông qua “sản
phẩm” do các chủ thể quyền liên quan tạo ra.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc xuất hiện ngày
càng nhiều các hình thức cung cấp các loại hình giải trí cho con người (cung cấp
nhạc qua mạng Internet) đã dẫn tới nhu cầu cần thiết phải bảo hộ quyền liên quan

10
11

Quyền liên quan: Related rights, có khi dịch là “quyền kề cận”
Xem thêm điều 44 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 13

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền


trên các lĩnh vực ngày càng phong phú hơn trong đó có vấn đề cần thu phí tải nhạc
trực tuyến.
1.1.3. Khái niệm Internet
Tại Khoản 14, điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định: Internet là hệ thống
thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp
các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (Internet Protocol – IP giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng
ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các
trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
Hiện nay, việc truy cập Internet đã trở nên rất thuận lợi và phổ biến với nhiều
người. Internet phục vụ con người trong kinh doanh, trong giao lưu, trong giải trí,
trong tìm kiếm thông tin và trong nhiều hoạt động khác nửa. Không thể phủ nhận
vai trò tích cực của Internet trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, thông qua Internet,
con người cũng có thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
đối với các đối tượng được bảo hộ một cách vô tình hay cố ý.
Mạng Internet đem lại sự tiện dụng và nhanh chóng cho mọi hoạt động, là
nơi trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác, khách hàng ở mọi tầng lớp bằng những
phương thức đa dạng. Một hình thức kinh doanh đang nổi lên đó là kinh doanh trực
tuyến và kinh doanh âm nhạc trực tuyến hiện nay cũng mang lại rất nhiều lợi nhuận.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì Internet do Bộ Thông tin
- Truyền thông (TT-TT) chịu trách nhiệm quản lý. Mặt khác, nhạc trực tuyến được
đưa lên Internet cho mọi người sử dụng, nên nhạc trực tuyến sẽ chịu sự quản lý của
Bộ Thông tin - Truyền thông. Góc độ khác, bản quyền các tác phẩm âm nhạc lại
chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Như vậy, nhạc trực tuyến chịu
sự phối hợp quản lý giữa Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch.

1.1.4. Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung
2009): Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi
nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa
thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả,
quyền liên quan.
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 14

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

Trong cơ cấu của một tổ chức quản lý tập thể, chủ sở hữu quyền cho các tổ
chức quản lý tập thể giám sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương lượng với
những người sử dụng tiềm năng, cấp phép với họ với mức thù lao hợp lý dựa trên
một hệ thống biểu giá và theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao và phân
phối khoản tiền ấy cho các chủ thể sở hữu quyền.12
Sự phát triển của công nghệ mới, Internet và các sản phẩm truyền thông đa
phương tiện đã tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan.
Các tác phẩm được truyền đạt với rất nhiều cách thức đa dạng, được sử dụng ở bất
cứ thời điểm và không gian nào, khiến vi phạm bản quyền có điều kiện phát triển.
Việc quản lý sao cho quyền tác giả, quyền liên quan được tôn trọng, đồng thời
quyền của người sử dụng cũng được đảm bảo, theo cách truyền thống, hầu như là
không thể. Quản lý tập thể là một công cụ mới và hữu dụng có thể giúp giải quyết
hiệu quả vấn đề này.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả và
quyền liên quan, trong đề tài này người viết chỉ trình bày hai tổ chức có liên quan
đến thu phí tải nhạc trực tuyến là: Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt
Nam – VCPMC (Vietnam Center for Protection of Music Copyright) và Hiệp hội
Công nghiệp Ghi âm Việt Nam – RIAV (Recording Industry Association of
Vietnam).
Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam –
VCPMC là một tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc, là
một đơn vị trực thuộc Hội Nhạc Sĩ Việt Nam. Trung tâm với nhiệm
vụ chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu
quyền tác giả tác phẩm âm nhạc Việt Nam và làm cầu nối giữa
người sử dụng và các tác giả âm nhạc.
Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam – RIAV là một
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phi chính phủ, phi lợi nhuận tập
hợp và đại diện cho các công dân, tổ chức của Việt Nam hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất bản ghi âm, ghi hình (bao gồm các
sản phẩm ghi âm, ghi hình, các buổi biểu diễn được định hình)
ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
1.2. Sơ lược về kinh doanh nhạc số (nhạc trực tuyến) bản quyền

12

Xem Ts.Mihály Ficsor, Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan, Nxb. Cục bản quyền tác giả Việt
Nam, tr.18.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 15

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn



Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

Cuối thập niên 1990 được xem là thời kỳ bắt đầu phát triển của mô hình kinh
doanh âm nhạc trực tuyến, từ đó phần nào bù đắp cho sự suy giảm trong mua bán
đĩa CD theo lối truyền thống. Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh này
dần tạo được sức hấp dẫn và đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn. 13 Nhạc số là
một lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ và có một số hình thức để các website sử dụng
nhạc số với mục đích thương mại như là:
- Kinh doanh, giới thiệu nhạc chuông, nhạc chờ
- Cho nghe miễn phí, bán quảng cáo
- Cho người dùng sử dụng có trả phí …
1.2.1. Trên thế giới
Một số hình thức thu phí tải nhạc trực tuyến nổi bật trên thế giới:
- iTunes của Apple: Người dùng lựa chọn bài hát mình thích trong siêu thị
nhạc điện tử, sau đó được nghe miễn phí một đoạn (90 giây cho mỗi bài). iTunes bắt
tay với các hãng thẻ tín dụng để giúp việc thanh toán thuận tiện hơn. iTunes Store ra
đời, và trong vòng 5 năm đã trở thành dịch vụ bán nhạc phổ biến nhất ở Mỹ. 14
- Spotify: Spotify sử dụng phương thức thu phí theo tháng thông qua mạng di
động. Người dùng được phép nghe thử bài hát yêu thích nhưng trong quá trình phát,
ca khúc đó bị chèn quảng cáo. Chỉ bản đã được đóng tiền mới có chất lượng tốt.15
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên nền viễn thông: Đây là hình thức quen thuộc và
thu được thành công ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc… Các
dịch vụ như nhạc chờ, tải nhạc chuông, hình nền… được nhiều người sử dụng.
Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) đã thu thập dữ liệu và dự báo
rằng ngành công nghiệp âm nhạc đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Tại các cửa hàng
trực tuyến như iTunes của Apple, dịch vụ âm nhạc trực tuyến như Spotify, doanh

thu từ âm nhạc kĩ thuật số đã và đang tăng lên rõ rệt. Báo cáo của IFPI cũng cho
thấy một sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ của giới tiêu dùng: họ chấp nhận trả
tiền cho dịch vụ âm nhạc hợp pháp. Theo số liệu điều tra, cứ mười người nghe nhạc
cung cấp trực tuyến thì có tám người chấp nhận trả phí.
Hình thức kinh doanh âm nhạc trực tuyến đem lại nhiều điều tiện ích và
nhiều sự lựa chọn cho người nghe nhạc. Hơn nữa, sự tham gia của các tên tuổi lớn
(Google, Apple…) cũng góp phần đưa hình thức kinh doanh này lên một tầm cao

13

Hửu Nhã, Kinh doanh âm nhạc trực tuyến phát triển, báo điện tử Doanh nghiệp Sài Gòn, 2013,
[ngày truy cập 25/03/2013]
14
Hoàng Dược Sư, Nhạc số: Rẻ, rẻ nữa, rẻ mãi, Báo điện tử thebox, 2012, [ngày truy cập 19-8-2012].
15
Xem thêm tại />
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 16

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

mới để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thưởng thức âm nhạc – một món ăn tinh thần
không thể thiếu của hàng tỉ người yêu nhạc trên khắp thế giới.
Hiện nay, ở các nước có nền âm nhạc phát triển trên thế giới như: Mỹ, Anh,

Hàn Quốc, Nhật Bản… đều đã được triển khai hình thức thu phí, không những tải
nhạc mà cả nghe nhạc cũng phải trả phí. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, để theo
kịp thế giới cơ quan chức năng của nước ta đã bắt tay vào thu phí tải nhạc trực
tuyến, đây là một tín hiệu tốt cho nền âm nhạc của nước ta.
1.2.2. Ở Việt Nam
Âm nhạc trực tuyến hình thành và phát triển song song cùng với quá trình
hình thành và phát triển của mạng Internet Việt Nam. Tiếp theo đó là cuộc bùng nổ
mạnh mẽ của các website nghe nhạc trực tuyến và hiện nay số lượng người nghe
nhạc trực tuyến tại Việt Nam vẫn tăng theo từng năm, nhạc trực tuyến luôn giử
được vị trí quan trọng. Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình hoạt động âm nhạc
trực tuyến cùng tồn tại:
Một là, loại hình hoạt động kinh doanh hợp pháp – kinh doanh âm nhạc trực
tuyến có bản quyền, chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật Việt Nam về việc thành
lập, nguyên tắc hoạt động cũng như quyền và nghĩa vụ khi tham gia kinh doanh,
điển hình như các trang web thu phí tải nhạc trực tuyến.
Hai là, loại hình chia sẻ âm nhạc trực tuyến miễn phí, trái phép, chưa có sự
đồng ý của chủ sở hữu (Megaupload, P2P…). Đây cũng là một nguyên nhân khiến
cho thu phí tải nhạc trực tuyến thiếu tính khả thi.
Tại Việt Nam, vấn đề thu phí bản quyền nhạc số đã được đặt ra từ nhiều năm
trong điều kiện người dùng đang dần chuyển từ băng đĩa sang nghe, tải nhạc từ các
trang nhạc trực tuyến (miễn phí). Vì vậy, vào ngày 15/8/2012 Hiệp hội Công nghiệp
ghi âm Việt Nam (RIAV) và Cty CP Tập đoàn MV (MV Corp) 16 đã đồng tổ chức
buổi tọa đàm “Nhạc số Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” với sự tham dự của đại
diện Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
(VHTT&DL), Cục Bản quyền, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Việt Nam
(VCPMC), các nhà sản xuất, ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ và đại diện các website trực
tuyến trong lĩnh vực nhạc số. Những khách hàng, đặc biệt là giới trẻ khi sử dụng âm
nhạc trực tuyến sẽ phải trả phí tải nhạc trực tuyến từ Internet. Trên cơ sở đó, tại buổi
tọa đàm trên đã diễn ra lễ ký kết “Chuyển giao độc quyền sử dụng các bản ghi âm”
giữa RIAV và MVCorp; Lễ ký “Thỏa thuận hợp tác” giữa MVCorp và các website

âm nhạc lớn. Cũng trong buổi tọa đàm, MV Corp được coi là đối tác duy nhất của

16

MVCorp: Kinh doanh chủ yếu về công nghệ, nội dung số và phân phối

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 17

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

RIAV được ủy quyền trong việc quản lý bản quyền âm nhạc trực tuyến, quyền lợi
của tác giả.
Theo “Thỏa thuận hợp tác” giữa MVCorp và các website âm nhạc lớn thì
ngày 1-11-2012, 7 website lớn (mp3.zing.vn, nhaccuatui, keeng.vn…) về nhạc trực
tuyến đã đồng loạt thu phí tải nhạc số. Tiếp theo sau đó, 11 đơn vị khác đã ký hợp
đồng hợp tác với RIAV và MV Corp cũng đang chuẩn bị tiến hành thu phí tải nhạc.
Việc hiện tại chỉ có gần 20 đơn vị kinh doanh giải trí trực tuyến thực hiện áp dụng
thu phí trên tổng số hơn 150 đơn vị kinh doanh có đăng ký tại Việt Nam là một con
số quá ít. Người dùng có thể chọn sử dụng những đơn vị còn lại vẫn đang cung cấp
sản phẩm miễn phí. Điều này đã góp phần làm doanh số bán đĩa của ngành ghi âm
Việt Nam giảm 80% (năm 2012, nguồn: RIAV). Các nhà cung cấp giải trí trực
tuyến cũng nên nỗ lực, kiên trì và có kế hoạch chi tiết, cụ thể hơn trong việc phổ
biến thông tin. Từ trước tới nay, chỉ một vài trang như nhacso.net, mp3.zing.vn,…

được biết đến như là những trang kinh doanh âm nhạc có bản quyền. Ngoài các
website âm nhạc đã đặt bút ký vào thỏa thuận thu phí tải nhạc số thì hàng trăm
website âm nhạc còn lại vẫn không có phản ứng. Nhưng rõ ràng, hành động này đã
mở màn cho cuộc cách mạng nhằm hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền trên
Internet, cũng đồng thời làm tác động đến những dịch vụ âm nhạc không bản quyền.
Cũng cần nhắc lại là, người dùng vẫn được nghe nhạc miễn phí (có thể sẽ thu phí
trong tương lai), đồng nghĩa với lượt nghe trên các website âm nhạc ít bị ảnh hưởng.
Và như vậy, nguồn thu chính từ quảng cáo của các dịch vụ âm nhạc trực tuyến sẽ
không bị ảnh hưởng.
Hiện nay trên thế giới có ba hãng thu âm lớn, đó là Universal Music
Group, Sony Music Entertainment, Warner Music Group. Website nhạc trực tuyến
NhacCuaTui đã ký hợp đồng cùng Sony và Universal hồi cuối tháng 8 năm 2011,
còn bây giờ thì có thêm thỏa thuận của Zing với Universal. Đây là một phần trong
kế hoạch của các công ty kinh doanh nhạc nhằm thực thi luật sở hữu trí tuệ ở nước
ta. Như vậy là ít nhất thì Việt Nam cũng ký được hợp đồng với 2/3 hãng thu âm lớn,
còn lại duy nhất một công ty là Warner Music thuộc tập đoàn Time Warner (công ty
mẹ của Warner Bros bên phim ảnh). Trước sự hợp tác giữa nhaccuatui.com và
zing.vn với các hãng nhạc lớn trên thế giới là một bước đi tiên phong, hy vọng trong
tương lai thì NhacCuaTui và Zing nói riêng sẽ có tất cả các tác phẩm âm nhạc quốc

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 18

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền


tế có bản quyền và mọi công ty kinh doanh dịch vụ âm nhạc sẽ quan tâm đến vấn đề
bản quyền của các tác phẩm âm nhạc nước ngoài hơn. 17
Tóm lại, nhạc trực tuyến cũng đã dần quen thuộc với người yêu thích nhạc, nhưng nhạc trực tuyến vẫn chưa được có một định nghĩa chính thống, nghiên cứu
về nhạc trực tuyến vẫn chưa nhiều và nhạc số là một lĩnh vực kinh doanh khá mới
mẻ. Sự mới mẻ của khái niệm nhạc số, cùng với sự khác biệt về hành vi người dùng
ở các nền văn hoá khác nhau là nguyên do mô hình kinh doanh nhạc số rất đa dạng
và chưa có một quy chuẩn rõ ràng.
1.3. Thu phí tải nhạc trực tuyến
1.3.1. Khái quát về phí tải nhạc trực tuyến
1.3.1.1. Khái niệm
Phí tải nhạc hiện nay còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với người dùng
mà ở đây chính là người tải và nghe nhạc của Việt Nam. Sau khi tìm hiểu người viết
xin đưa ra khái niệm về phí tải nhạc để làm phương hướng nghiên cứu cho đề tài.
Phí tải nhạc là số tiền mà người tiêu dùng phải trả khi tải (download) nhạc từ
trên mạng Internet về thiết bị (máy vi tính, điện thoại…) của mình để sử dụng.
Tải nhạc từ website gần giống như là hành động chiếm hữu tài sản cá nhân.
Mỗi bản ghi âm đều là tài sản, sức lao động của người khác (nhà sản xuất bản ghi
âm, ca sĩ…) thuộc về sở hữu cá nhân nên việc sử dụng nhạc miễn phí là trái với quy
định pháp luật. Cũng có thể hiểu một cách đơn giản, trong kinh doanh thì bản ghi
âm cũng được xếp là một dạng hàng hóa và khi chúng ta muốn sở hữu, khai thác nó
thì chúng ta phải trả tiền để mua (tải về).
1.3.1.2. So sánh phí tải nhạc trực tuyến và phí có tính chất thuế
Thoạt tiên, khi nhìn qua tên gọi là phí tải nhạc thì không ít người sẽ lầm
tưởng phí tải nhạc là một loại phí hay lệ phí (sau đây gọi là phí có tính chất thuế)
được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế. Nhưng thật ra không phải vậy,
nhạc trực tuyến là một quá trình lao động của tác giả sáng tác, ca sĩ biểu diễn, nhà
sản xuất bản ghi âm thể hiện tại bản ghi âm và các trang web nhạc truyền tải đến
công chúng. Như vậy, nhạc trực tuyến là một tài sản, là đối tượng giao dịch trong
thị trường bản quyền. Để làm rõ tính chất của phí tải nhạc, người viết xin đưa ra

một số đặc điểm sau để phân biệt giữa phí tải nhạc và phí có tính chất thuế.

17

Duy Luân, Zing hợp tác với Universal Music để kinh doanh nhạc số tại Việt Nam, báo điện tử Tinh Tế,
2012, [Ngày truy cập 5-10-2012].

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 19

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

Phí, lệ phí

Phí tải nhạc

Phát sinh trên cơ sở các văn bản Do Hiệp hội Công nghiệp
pháp luật dưới dạng Nghị định, Ghi âm Việt Nam, Công
Chủ thể ban hành Quyết định của chính phủ; ty MV Corp ký thỏa
và giá trị pháp lý

Quyết định của các Bộ, cơ quan thuận với các website âm
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính nhạc trong nước, ấn định
phủ; Nghị quyết của hội đồng dựa trên các quy định của

nhân dân cấp tỉnh.
pháp luật.
Phí tải nhạc không có giá
trị pháp lý vì không do
cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành.

Chủ

thể

Thể nhân và pháp nhân có Là người tải nhạc từ các
nghĩa vụ phải thực hiện đối với trang nhạc trực tuyến.
gánh Nhà nước khi thực hiện một thủ

chịu

Chủ thể sử dụng

tục hành chính, Nhà nước thu
bắt buộc để xây dựng, bảo
dưỡng, duy tu của Nhà nước
đối với những hoạt động phục
vụ người nộp phí.
Tạo nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước và dùng để bù đắp
các chi phí hoạt động của các
cơ quan cung cấp cho xã hội
một số dịch vụ công cộng như:
dịch vụ công chứng, dịch vụ

đăng ký quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng tài sản...

Tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan, ca sĩ,
các trang nhạc trực tuyến.

Bảng 1.1: So sánh phí tải nhạc trực tuyến và phí có tính chất thuế
1.3.2. Ý nghĩa, lợi ích của việc thu phí tải nhạc trực tuyến
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 20

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

Việc thu phí tải nhạc trực tuyến mang lại một số ý nghĩa và lợi ích nhất định:
- Đối với nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ: Việc thu tải nhạc trước hết là
nhằm chia sẻ gánh nặng trả tiền bản quyền của người nghe/tải nhạc với các website
nhạc số trong việc thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ ở VN, đồng thời góp phần xây
dựng văn hóa trả tiền bản quyền khi sử dụng âm nhạc vào mục đích kinh doanh.
Thu phí tải nhạc được xem là một giải pháp nhằm giúp cho ngành sản xuất băng đĩa
đang trong tình trạng đi xuống bởi sự miễn phí sở hữu sức lao động, làm lành mạnh
hóa thị trường âm nhạc Việt Nam;
Ví dụ: Một chiếc đĩa CD "lậu" trên thị trường đã có giá từ 5.000 - 10.000

đồng/đĩa với khoảng 5-10 bài hát, nghĩa là mỗi bài hát có giá khoảng 1000 đồng.
Trong khi đó, cũng với mức giá này, người dùng không cần phải ra ngoài mà có thể
ngồi tại nhà mua được ca khúc mình thích với mức giá khá rẻ. Đây cũng là một
trong những nhân tố có thể khiến cho dù thu phí tải nhạc, nhưng nhạc số sẽ cạnh
tranh được với băng đĩa lậu ngoài đường.
- Đối với ca sĩ và tác giả: Quyết định thu phí nhạc online được cho là sự thể
hiện lòng trân trọng đối với những người lao động nghệ thuật. Ở đây không nên
hiểu quyết định thu 1000 đồng/bài hát là sự định giá cho tâm huyết và tài năng của
người nhạc sĩ hay ca sĩ; đó là phần xứng đáng để bảo vệ lợi ích của họ. Ở Việt Nam,
nhiều năm qua việc vi phạm bản quyền âm nhạc trên các website diễn ra tràn lan, ồ
ạt nhưng vẫn chưa có một quyết định cụ thể nào được thực hiện để kiểm soát vấn đề
trên. Trong khi nhạc online là một thị trường được ưa chuộng nhất nhưng đang khá
bát nháo, lộn xộn thể hiện nhiều khuyết điểm trong khâu quản lí. Việc đưa ra quyết
định này nhằm khắc phục tồn tại lớn nhất là vi phạm bản quyền, thúc đẩy việc mua
đĩa nhạc, hướng tới một nền âm nhạc chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Thiết nghĩ, thu
phí nghe nhạc là cần thiết, không chỉ bảo vệ tác quyền âm nhạc của nhạc sĩ và ca sĩ,
giúp họ có điều kiện để sáng tác sản phẩm mới mà còn giúp thị trường nhạc có cơ
hội tái đầu tư (đặc biệt là nhạc sĩ, ca sĩ, trung tâm phát hành), góp phần làm mạnh
thị trường âm nhạc;
- Đối với thính giả: Việc thu phí tải nhạc không đơn giản là hành động thu
phí nhằm mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp mà còn là vấn đề tạo cho người
dùng có ý thức về vấn đề bản quyền tác giả trong tình trạng nhạc lậu tràn khắp trên
mạng như hiện nay. Thu phí tải nhạc sẽ tạo thói quen và ý thức nghe nhạc đúng luật,
giúp nâng cao nhận thức của công chúng về bản quyền. Việc thu phí tải nhạc như
một hình thức bắt buộc sẽ góp phần thúc đẩy người nghe có văn hóa nghe nhạc và
trở về với âm nhạc chính thống. Hơn nữa, việc người nghe chấp nhận trả phí cũng

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 21


SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

đồng nghĩa với việc họ tự khẳng định được mình là người văn minh, có ý thức
không vi phạm pháp luật. Đây là vấn đề liên quan đến nhận thức;
Ví dụ: Giống như việc đội nón bảo hiểm, ban đầu mọi người cảm thấy không
thích nhưng quen dần sẽ thấy nó thật sự có ích.
Bên cạnh đó, nâng cao thị hiếu âm nhạc cho thính giả cũng là một điểm lợi từ
quyết định này. Với việc tải nhạc không miễn phí, họ sẽ có sự lựa chọn là download
những bài hát yêu thích và nghe online những bài hát khác. Những ca khúc thảm
họa, kém chất lượng sẽ bị loại bỏ dần bởi người nghe bởi người nghe nhạc sẽ phân
biệt kĩ lưỡng và cảm thụ tinh tế hơn với những bài hát để quyết định tải về, dần dần
thị hiếu sẽ được nâng cao hơn;
Việc thu phí tải nhạc đã dấy lên được sự tôn trọng giá trị lao động của các
nhà sản xuất, ca sĩ, nhạc sĩ cũng như đặt nền móng thay đổi nhận thức, thói quen
của người dùng trong việc mua nhạc bản quyền trên môi trường Internet.
1.3.3. Tính khả thi của phương án thu phí tải nhạc trực tuyến
Ngày 19/6/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT - TT), Bộ Văn hóa - Thể
thao - Du lịch (VH - TT - DL) đã ban hành Thông tư liên tịch số 07 quy định trách
nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian như doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ Internet, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã
hội trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số... trong việc
bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng
viễn thông. Thông tư chính thức có hiệu lực từ 6/8/2012.
Thông tư này đã hổ trợ phần nào cho dự án thu phí tải nhạc trực tuyến được

triển khai và cũng sẽ giúp đơn vị có chức trách thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm
các đơn vị vi phạm thay vì như trước kia, một số doanh nghiệp đưa ra lý do nội
dung không phải do họ đưa lên mà là cộng đồng mạng xã hội, diễn đàn làm việc đó
nên không vi phạm bản quyền và từ chối hạ ca khúc vi phạm xuống vì đã có điều
khoản thành viên tự chịu trách nhiệm. Khi đó, các doanh nghiệp yêu cầu đơn vị phải
tự tìm kiếm thành viên tải ca khúc vi phạm thay vì làm việc với họ.
Với sự hỗ trợ của Thông tư liên tịch số 07/2012, những đơn vị sản xuất và
phân phối âm nhạc trực tuyến tin tưởng vào khả năng ngăn chặn các dịch vụ nhạc
trực tuyến vi phạm bản quyền. Theo đó, khi có yêu cầu của thanh tra Bộ VH - TT DL hoặc thanh tra Bộ TT - TT, các đơn vị trung gian (nhà cung cấp mạng, cung cấp
nội dung số…) phải chấm dứt hoặc tạm ngưng dịch vụ và cung cấp thông tin người
dùng…
Trong kinh doanh thì bản nhạc, bài hát cũng được xếp là một dạng hàng hóa.
Việc thu phí, đối với các trang web chính là bán sự tiện lợi cho khách hàng. Không
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 22

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

phải mua băng, đĩa lậu trôi nổi trên thị trường mà vẫn có thể tìm bản nhạc hợp ý
mình với số tiền rất nhỏ phải bỏ ra. Người nghe không thực sự quan tâm ca khúc có
bản quyền hay không, chỉ cần thuận tiện là họ dùng. Hơn nữa, với khoản phí 1.000
đồng/lần tải, người tải nhạc được nghe vô thời hạn, trong khi nếu nghe trực tuyến,
họ sẽ mất chi phí lớn hơn. Đó cũng là lý do mà việc thu phí tải nhạc trực tuyến có
tính khả thi.

Trong khi đó, dưới góc độ khác việc thu phí tải nhạc vẫn còn gây nhiều tranh
cãi, còn khá nhiều ý kiến tranh luận trái chiều về tính khả thi của phương án như: ý
thức của người tải nhạc; hình thức thanh toán; thu phí chưa đồng bộ…
Còn một vấn đề khác khiến nhiều người lo ngại việc thu phí nhạc số bất khả
thi, đó là việc thu phí chỉ mới gói gọn trong 100 album của MV Corp. Đây là các
album do Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) quản lý, do các công ty
hội viên như Rạng Đông, Bến Thành, Hoàng Đỉnh, Phim Truyện 1, Lạc Hồng… sản
xuất cách đây khá lâu. Còn với các ca sĩ được yêu thích như: Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh
Hưng, Lệ Quyên, Hồ Ngọc Hà, Thanh Thảo, Nam Cường… họ đều lập công ty sản
xuất cho riêng mình chứ không thuộc RIAV. Như vậy cũng có thể nói, hiện các
Album mà MV Corp đang thu phí ít được giới trẻ hưởng ứng. Như vậy, phải làm gì
để kết nối được với những ca sĩ trẻ - lực lượng hùng hậu để tạo làn sóng "Nghe có ý
thức” tại Việt Nam, câu trả lời quả thực không dễ dàng.18
Được biết, ở các nước khác trên thế giới, một bản nhạc sẽ chịu cả quyền tác
giả, quyền ghi âm và quyền biểu diễn. Do đó, nếu 1 website chỉ đóng 1 trong các
quyền trên là chưa đủ. Vẫn còn nhiều kẽ hở về quy định và khi Luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện thì các ca sĩ vẫn phải tiếp tục đệ đơn
với tâm trạng thấp thỏm là mình có thắng hay không. Do đó, tạm thời để hạn chế
tình trạng ca khúc có bản quyền bị vi phạm thì còn phải trông chờ rất nhiều vào ý
thức của người dùng, của các nhà kinh doanh nhạc số. việc đầu tiên phải làm từ cơ
quan nhà nước là cần cụ thể, chi tiết quy định của pháp luật hơn để nhạc sĩ, ca sĩ và
các nhà cung cấp dịch vụ có thể trao đổi với nhau.
Ví dụ: Đơn vị ở Việt Nam như VMG (Công ty Cổ phần Truyền thông VMG)
đã ký hợp đồng trực tiếp với ca sĩ, nhạc sĩ để sử dụng những tác phẩm của họ thì sẽ
không chịu tác động của hợp đồng giữa RIAV và MV Corp, họ hoàn toàn có thể cho

18

Gia Bách, Phí tải nhạc số: Doanh thu gần như bằng không, báo điện tử đại doàn kết, 2012,
[ngày truy cập 05/15/2012]


GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 23

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

phép tải nhạc về miễn phí. Khi đó, câu chuyện thu phí không thể thực hiện được một
cách toàn diện và 7 website thu phí trên có thể sẽ bị mất người dùng.19
Tính khả thi của phương án thu phí tải nhạc trực tuyến còn phụ thuộc rất
nhiều vào thời gian, các cơ quan chức năng và đặc biệt là ý thức của người nghe
nhạc. Và cũng chưa vội để kết luận là phương án thu phí tải nhạc trực tuyến có
thành công hay không, nhưng đây cũng là một sự mở đầu cho nền âm nhạc trực
tuyến nước nhà sẽ trong sạch và có đầy đủ bản quyền hơn trong tương lai.
Hiện nay, việc thu phí âm nhạc vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Dù đã có
những quy định cơ bản của pháp luật về thu phí tải nhạc trực tuyến nhưng cách
thức thực hiện, điều kiện để bảo đảm thực hiện chưa rõ ràng, chế tài chưa nghiêm
và cũng chưa có biện pháp xử lý các website vi phạm triệt để. Thế nên, để việc thu
phí tải nhạc được phát triển rộng rãi, có ý nghĩa, cần nhanh chóng khắc phục
những vướng mắc hiện tại, đặc biệt cần cải thiện hơn nữa ý thức của người nghe,
hình thức đăng ký, thanh toán... Nhưng thu phí tải nhạc trực tuyến cũng là một
bước tiến cho nền âm nhạc Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, nhạc trực tuyến là một khái niệm mới và kinh doanh âm nhạc trực
tuyến cũng là một lĩnh vực mang lại nhiều doanh thu cho các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, các quy định của pháp luật về kinh doanh âm nhạc trực tuyến vẫn chưa

nhiều. Động thái thu phí tải nhạc trực tuyến là tín hiệu vui cho nền công nghiệp ghi
âm và sự phát triển của âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy, biện pháp này còn vấp phải
nhiều thử thách, nhất là với tình trạng: vi phạm bản quyền nội dung, trong đó có
nội dung âm nhạc ở Việt Nam hiện nay và người sử dụng Internet từ quá lâu đã
quen sử dụng miễn phí sản phẩm âm nhạc.

19

Thế Phương: Không dễ thu phí tải nhạc trực tuyến?, báo điện tử ictnews, 2012,
[Ngày
truy cập 15-08-2012]

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 24

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


Luận văn tốt nghiệp

Thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền

Chương 2:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN THU
PHÍ TẢI NHẠC TRỰC TUYẾN VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN
Chương này người viết nói về quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể có liên
quan đến thu phí tải nhạc trực tuyến và vấn đề bản quyền, đối tượng trả phí và mối
quan hệ giữa phí tải nhạc với các chủ thể có liên quan. Mặt khác, người viết cũng
muốn nói đến một vài hành vi xâm phạm đến nhạc trực tuyến và biện pháp xử lý.

2.1. Các chủ thể có liên quan đối với thu phí tải nhạc trực tuyến
2.1.1. Chủ sở hữu quyền liên quan
Chủ sở hữu quyền liên quan được hiểu là các cá nhân, tổ chức có quyền tài
sản đối với các đối tượng của quyền liên quan. Theo các quy định tại Luật Sở hữu
Trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì, chủ sở hữu quyền
liên quan là các tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật
chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng là chủ sở hữu đối với các quyền liên quan.20
Theo thông lệ và pháp luật của các quốc gia, các bản ghi âm đã được công bố
khi sử dụng lại trong hoạt động kinh doanh, thương mại thì tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng được
hưởng nhuận bút, thù lao từ việc sử dụng này. Không ngoại lệ, pháp luật Việt Nam
cũng quy định việc sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả
tiền nhuận bút, thù lao. Cụ thể, các tổ chức cá nhân khi sử dụng trực tiếp hoặc gián
tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện
chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào
hay sử dụng trong kinh doanh thương mại thì phải trả tiền nhuận bút hay thù lao.
Qua đây, ta có thể thấy được, các trang nhạc trực tuyến sử dụng các tác phẩm âm
nhạc là nhằm mục đích kinh doanh thương mại. Chính vì lẽ đó, để bảo vệ quyền tác
giả và quyền liên quan của các chủ thể thì việc thu phí tải nhạc là hoàn toàn phù
hợp.
Tuy nhiên, việc sử dụng quyền liên quan nói trên của tổ chức, cá nhân phải
không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của
người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.21

20
21

Tại điều 44 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tại điều 33 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi

Trang 25

SVTH: Nguyễn Trúc Sơn


×