Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG xâm PHẠM QUYỀN tác GIẢ đối với SÁCH điện tử ỞVIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 35 (2009-2013)
Đề Tài:

THỰC TRẠNG XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Phan Khôi

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thạch
MSSV: 5095461
Lớp Luật Thương mại 3 K35

Cần Thơ
Tháng 5 năm 2013


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu luận văn tốt nghiệp như hôm nay, trước tiên
người viết xin cảm ơn gia đình đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên trong
mọi mặt để người viết được học tập như hôm nay.
Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Luật đã truyền đạt những kiến thức, kinh


nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt,
chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phan Khôi đã tận tình hướng dẫn người viết
hoàn thành tốt luận văn.
Xin cảm các tác giả của những bài viết, sách, báo, tạp chí mà người viết đã
sử dụng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn, bạn bè đã giúp đỡ người viết trong quá trình nghiên cứu luận văn
tốt nghiệp, trong học tập cũng như cuộc sống hằng ngày, trong thời gian học tập
tại trường Đại học Cần Thơ.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 5 năm 2013
Người viết
Nguyễn Văn Thạch

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

I

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................

...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

II

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

III

SVTH: Nguyễn Văn Thạch



Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 01
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 01
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 01
3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 02
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 02
5. Bố cục đề tài .................................................................................................... 02
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 03
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ...... 03
1.1.1. Bản quyền ............................................................................................. 03
1.1.1.1. Khái niệm bản quyền .................................................................. 03
1.1.1.2. Quyền nhân thân ......................................................................... 05
1.1.1.3. Quyền tài sản .............................................................................. 05
1.1.2. Khái niệm sách điện tử ......................................................................... 06
1.1.2.1. Khái niệm ................................................................................... 06
1.1.2.2. Phương tiện hỗ trợ đọc sách điện tử ........................................... 06
1.1.2.3. Hình thức thể hiện sách điện tử .................................................. 07
1.1.2.4. Định dạng sách điện tử ............................................................... 08
1.2. TRUYỀN TẢI SÁCH ĐIỆN TỬ ................................................................. 10
1.2.1. Sách điện tử dựa trên công nghệ từ phía người sử dụng ...................... 10
1.2.2. Sự tác động của các thiết bị điện tử - đa phương tiện, Internet đối với
sách điện tử ......................................................................................................... 11
1.3. TÌNH HÌNH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
TRÊN INTERNET .............................................................................................. 12
1.3.1. Tình hình kinh doanh sách điện tử ....................................................... 12

1.3.2. Các hoạt động liên quan đối với sách điện tử trên Internet .................. 14
1.4. SO SÁNH GIỮA SÁCH ĐIỆN TỬ SO VỚI SÁCH IN THÔNG THƯỜNG 14
1.4.1. Ưu điểm ................................................................................................ 15
1.4.2. Nhược điểm .......................................................................................... 16
1.5. BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ.................................................. 16
1.6. HÌNH THỨC XÂM PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ ... 17
1.7. BIỆN PHÁP CHỐNG XÂM PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN
TỬ ........................................................................................................................ 19
1.8. Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ BẢN QUYỀN ........................................ 21

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

IV

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ BẢN
QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ................................................................ 23
2.1. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN ĐỐI VỚI BẢN QUYỀN SÁCH ĐIỆN TỬ .......... 23
2.1.1. Tác giả .................................................................................................. 23
2.1.1.1. Tác giả tác phẩm gốc .................................................................. 24
2.1.1.2. Tác giả tác phẩm phái sinh ......................................................... 24
2.1.2. Đồng tác giả. ......................................................................................... 25
2.1.3. Chủ sở hữu quyền tác giả ..................................................................... 25
2.1.4. Các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.............................................. 26
2.2. NỘI DUNG BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ ............................. 29
2.2.1. Quyền nhân ........................................................................................... 28
2.2.1.1. Quyền đặt tên cho tác phẩm (khoản 1 Điều 19 Luật Sở hữu trí

tuệ) ........................................................................................................... 29
2.5.1.2. Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên
thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng (khoản 2 Điều 19
Luật Sở hữu trí tuệ).................................................................................. 29
2.2.1.3. Quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm (khoản 3
Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ) .................................................................... 30
2.2.1.4. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác
sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương
hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí
tuệ) ........................................................................................................... 31
2.2.2. Quyền tài sản ........................................................................................ 31
2.2.2.1. Quyền làm tác phẩm phái sinh (điểm a khoản 1 Điều 20 Luật sở
hữu trí tuệ) ............................................................................................... 32
2.2.2.2. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng (điểm b khoản 1 Điều 20
Luật sở hữu trí tuệ) .................................................................................. 32
2.2.2.3. Sao chép tác phẩm (điểm c khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ)
................................................................................................................. 33
2.2.2.4. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm............... 34
2.2.2.5. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật
nào khác .................................................................................................. 34
2.2.2.6. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính ................................................................................................... 35

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

V

SVTH: Nguyễn Văn Thạch



Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
2.3. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM TRÊN SÁCH ĐIỆN
TỬ ........................................................................................................................ 35
2.3.1. Đối tượng được bảo hộ bản quyền đối với sách điện tử ....................... 36
2.3.2. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ đối với sách điện tử .............. 39
2.3.3. Giới hạn bảo hộ bản quyền đối với sách điện tử .................................. 40
2.3.4. Giới hạn về thời gian bảo hộ bản quyền đối với sách điện tử .............. 42
2.4. CHUYỂN QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI BẢN QUYỀN SÁCH ĐIỆN TỬ 42
2.4.1. Chuyển nhượng quyền tác giả .............................................................. 42
2.4.1.1. Khái niệm ................................................................................... 42
2.4.1.2. Đặc điểm ..................................................................................... 43
2.4.1.3. Hợp đồng chuyển nhượng .......................................................... 43
2.4.2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả ................................................... 43
2.4.2.1. Khái niệm ................................................................................... 43
2.4.2.2. Đặc điểm ..................................................................................... 44
2.4.2.3. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng ............................................... 44
2.5. HÀNH VI XÂM PHẠM VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ BẢN QUYỀN ĐỐI
VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ ......................................................................................... 45
2.5.1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối sách điện tử ............................... 45
2.5.2. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả ............................................................ 47
2.5.2.1. Biện pháp tự bảo vệ (Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ) ................... 48
2.5.2.1. Biện pháp dân sự ........................................................................ 49
2.5.2.3. Biện pháp hành chính ................................................................. 50
2.5.2.4. Biện pháp hình sự ....................................................................... 51
2.6. TRÁCH NHIỆM CỦA NHỮNG NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ MẠNG.... 52
Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ, GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN ...................................................................................................................... 53
3.1. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ ..... 53

3.1.1. Tình hình kinh doanh sách điện tử ........................................................... 53
3.1.1.1. Hoạt động kinh doanh có bản quyền đối với sách điện tử ......... 53
3.1.1.2. Hoạt động vi phạm bản quyền đối với sách điện tử .................... 54
3.1.1.3. Một số vụ việc xâm phạm bản quyền đối với sách điện tử ......... 58
3.1.2. Hoạt động của các phương thức truyền tải, phân phối sách điện tử .......... 61
3.2. NGUYÊN NHÂN VI PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ ....... 62
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 62
3.2.1.1. Nhu cầu người đọc .......................................................................... 62
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

VI

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
3.2.1.2. Ý thức của người đọc ...................................................................... 63
3.2.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 63
3.2.2.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ ............................................ 63
3.2.2.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi về quyền tác giả chưa
được đồng bộ .............................................................................................................64
3.2.2.3. Sự yếu kém trong việc nắm bắt nhu cầu người đọc ........................65
3.3. HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN
TỬ ............................................................................................................................. 65
3.3.1. Tổn thất ...................................................................................................... 65
3.3.1.1. Tổn thất về tài sản ........................................................................... 65
3.3.1.2. Thu nhập giảm sút ........................................................................... 66
3.3.1.3. Tổn thất về cơ hội kinh doanh ........................................................ 66
3.3.1.4. Chi phí, khắc phục, hạn chế thiệt hại .............................................. 66
3.3.2. Ảnh hưởng đến kinh tế .............................................................................. 66

3.3.2.1. Đối với nhà xuất bản ....................................................................... 66
3.3.2.2. Đối với tác giả ................................................................................. 67
3.3.2.3. Đối với Nhà nước............................................................................ 67
3.3.3. Xã hội ......................................................................................................... 67
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ........................................................................................................................ 68
3.4.1. Một số giải pháp ........................................................................................ 68
3.4.1.1. Giải pháp từ phía cơ quan Nhà nước .............................................. 68
3.4.1.2. Giải pháp từ phía tổ chức, cá nhân có quyền liên quan .................. 70
3.5. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 74

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

VII

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng và việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu của công
nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội đã làm xuất hiện nhiều sản phẩm tiện
dụng và mới lạ. Đặc điểm dễ dàng nhận thấy là chúng vừa mà đặc điểm truyền thống
chưa có ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời cũng mang những đặc trưng mới do có
các ứng dụng công nghệ thông tin đem lại. Sách điện tử là một phương tiện kĩ thuật số
tương ứng của các loại sách in thông thường và ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân
phát, chia sẻ trên Internet. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức

lớn nên sách điện tử là một sự tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi
trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy
điện thoại... Ngày này nhiều nhà xuất bản bên cạnh việc phát hành các bản sách giấy còn
phát hành thêm loại hình sách điện tử với giá cả phải chăng hơn cho một bộ phận người
đọc. Bên cạnh những mặt tích cực thuận lợi mà sách điện tử thì cũng có nhiều vấn đề bất
cập phát sinh. Trong đó vấn đề vi phạm bản quyền cần được quan tâm.
Vi phạm bản quyền không chỉ đối mặt với xuất bản truyền thống mà còn đối với
lĩnh vực xuất bản sách điện tử. Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng đã được chuyển
thành sách điện tử để chia sẻ trên mạng Internet. Ngày càng nhiều trang web đã được lập
ra để bán hoặc chia sẻ sách điện tử nên tình hình vi phạm bản quyền càng trở nên nghiêm
trọng. Vi phạm bản quyền đối với sách điện tử gây nhiều tổn thất không chỉ cho tác giả,
nhà xuất bản, Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Tuy vậy, sự
quản lý của cơ quan chức năng Nhà nước vẫn chưa đủ để khắc phục tình trạng vi phạm
bản quyền, các biện pháp xử lý chưa triệt để, các văn bản điều chỉnh vấn đề vi phạm bản
quyền đối với sách điện tử còn ít vì thế gây nên xảy ra tình trạng xâm phạm bản quyền
đối với sách điện tử như hiện nay. Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề bản quyền đối với sách
điện tử, cũng như hậu quả của các vi phạm, quy định của pháp luật bảo vệ bản quyền đối
với sách điện tử, đồng thời đưa ra giải pháp hữu ích, kiến nghị giải quyết vấn đề vi phạm
bản quyền đối với sách điện tử hiện nay. Đó là lý do mà người viết chọn đề tài “Thực
trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu bản quyền đối với sách điện tử dưới góc độ được pháp Luật Sở hữu trí tuệ
bảo hộ. Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm quyền đối với sách điện tử và hậu quả của vấn đề
vi phạm bản quyền đối với lĩnh vực sách điện tử. Tìm hiểu những quy định của pháp luật
về bản quyền và biện pháp xử lý vi phạm bản quyền nói chung và bản quyền đối với sách
điện tử nói riêng và hậu quả của việc vi phạm bản quyền đối với sách điện tử. Đồng thời
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

1


SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
người viết cũng tìm hiểu những bất cập quy định của pháp luật đồng thời đưa ra các giải
pháp kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ bản quyền đối với sách điện tử góp
phần hạn chế, vi phạm bản quyền đối với sách điện tử, bảo vệ kịp thời tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với
sách điện tử ở Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều đối tượng
được Nhà nước bảo hộ. Trong phạm vi nghiên cứu, do hạn chế về hiểu biết và thời gian
nghiên cứu nên người viết chỉ nghiên cứu về những quy định của pháp luật Việt Nam liên
quan đến bản quyền. Đồng thời đưa ra những phân tích những quy định đó dựa trên đối
tượng là sách điện tử. Cuối cùng, đưa ra những ý kiến đánh giá và những đề xuất theo
quan điểm cá nhân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp diễn dịch, quy nạp.
5. Bố cục đề tài
Gồm 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung
• Chương 1: Lý luận chung về bản quyền đối với sách điện tử ở Việt Nam
• Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về bản quyền đối với sách điện

tử
• Chương 3: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử, nguyên
nhân, giải pháp và phương hướng hoàn thiện
Phần 3: Kết luận

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

2

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI
VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Sách điện tử là một hình thức ấn bản giống như sách thông thường được thể hiện
trên môi trường số hóa. Các ấn phẩm truyền thống thông thường được chuyển sang định
dạng số truyền tải thông qua các thiết bị điện tử hay Internet phục vụ người đọc. Vấn đề
bản quyền đối với sách điện tử được quan tâm bởi phương thức truyền tải hiện đại trong
môi trường kĩ thuật số. Vì vậy, việc bảo về bản quyền đối với sách điện tử được nhiều
người quan tâm. Để có thể hiểu rõ những vấn đề liên quan đến bản quyền đối với sách
điện tử, chương này người viết tập trung đi sâu xác định và phân tích các khái niệm cơ
bản liên quan tới bản quyền đối với sách điện tử.
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Quyền tác giả (bản quyền) chính là quyền của tổ chức cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo hoặc sở hữu.[1] Tác phẩm bao gồm những sáng tạo trong lĩnh vực văn học,
nghệ thuật, khoa học và được thể hiện bằng bắt kì phương tiện nào. Nói một các ngắn

gọn hơn thì bản quyền chính là việc cho phép tác giả và chủ sở hữu tác phẩm được quyền
khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp.[2]
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “quyền tác giả (Author’s right)” còn
được gọi là “bản quyền (Copyright)” và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự khác
nhau nào. Mặc dù cùng những khái niệm để chỉ các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với
tác phẩm của mình, thế nhưng có người gọi là quyền tác giả, có người gọi là bản quyền.
Còn trong các văn bản chính thức của Việt Nam như Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật hình
sự… thì thuật ngữ quyền tác giả chính thức được sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật
ngữ quyền tác giả và bản quyền chỉ có sự khác nhau cơ bản về lịch sử hình thành, gắn
liền với sự khác nhau giữa hệ thống luật Châu Âu lục địa (tiêu biểu là Pháp) sử dụng
thuật ngữ quyền tác giả. Các nước hệ thống pháp luật Anh - Mỹ sử dụng thuật ngữ bản
quyền.[3]
Do hai khái niệm quyền tác giả và bản quyền về cơ bản không khác nhau nhiều chỉ
khác nhau về xuất xứ hình thành, nên ta có thể đồng nhất hai thuật ngữ này với nhau.
Đặc điểm của bản quyền:
• Tác phẩm bảo hộ phải có tính nguyên gốc;
• Bảo hộ hình thức, không bảo hộ ý tưởng;

1

Khoản 2, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, tập bài giảng, NHÀ XUấT BảN Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, 2005, trang 21.
3
Đinh Thị Mai Phương – Phan Thị Hải Anh – Điêu Ngọc Tuấn, Cẩm nang pháp luật về Sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2004, trang 19 – 20.
2

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

3


SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
• Bản quyền phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới
hình thức nhất định.
Thứ nhất, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc tức là không sao chép bắt
chước tác phẩm khác. Tính nguyên gốc thể hiện sự sáng tạo của tác giả đối với tác phẩm.
Sự khác nhau giữa bản gốc tác phẩm và tính nguyên gốc là bản tồn tại dưới dạng vật chất
mà trên đó việc sáng tạo được định hình đầu tiên.
Thứ hai, bảo hộ hình thức, không bảo hộ ý tưởng, nghĩa là bản quyền phải được thể
ra bên ngoài bằng hình thức vật chất nhất định, phạm vi bảo hộ bản quyền không bao
gồm các ý đồ, trình tự, phương pháp tính hoặc các khái niệm… Việc đăng kí bản quyền
chỉ có ý nghĩa là chứng cứ. Cơ quan xét xử khi giải quyết tranh chấp chỉ xét đến hình
thức thể hiện của tác phẩm mà thôi.
Thứ ba, bản quyền tác phẩm phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được
thể hiện dưới hình thức nhất định.[4] Có thể trên giấy, vỏ cây, vỏ sò hang đá hoặc trên
phương tiện lưu trữ số.
Trước kia, pháp luật về quyền tác giả được sử dụng để bảo hộ các loại hình thức thể
hiện sáng tạo khác nhau dưới dạng giấy, trong khi đó, ở thời đại Internet ngày nay, quyền
tác giả được áp dụng với tất cả các nhà sản xuất, phân phối và kinh doanh tác phẩm dưới
dạng kĩ thuật số.
Trên thế giới quyền tác giả phát sinh gắn liền với sự phát triển của công nghệ in.
Khi công nghệ in chưa ra đời, các tác phẩm (lúc đó chủ yếu là sách) thường được chép
tay, vì thế khả năng sao chép tác phẩm gốc là không nhiều. Khi công nghệ in ra đời, một
tác phẩm (một quyển sách) có thể dễ dàng nhân thành nhiều bản. Tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm không thể kiểm soát và quản lý được số người đang đọc quyển sách của mình và
trong đó có bao nhiêu người đã bỏ tiền ra in sách hợp pháp, còn bao nhiêu người đã mua
sách in lậu. Chính vì vậy, các tác giả, chủ sở hữu đã kiến nghị bảo hộ quyền được in ấn

và quản lý việc xuất bản, in ấn. Quốc gia đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả là nước
Anh (1790), Pháp (1791) và Đức. Như vậy, quyền tác giả phát sinh tại những nước theo
hệ thống luật Anh- Mỹ rồi mới đến các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa.[5]
Quyền tác giả ở Việt Nam được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ
và Nghị định 100/NĐ-CP/2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, quyền
tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. [6]
Như vậy, luật Việt Nam thừa nhận hai chủ thể có tư cách có quyền tác giả là cá nhân và
tổ chức. Cá nhân có thể là chủ sở hữu quyền tác giả hay chính là tác giả của tác phẩm đó
hoặc cả hai tư cách đó. Còn tổ chức chỉ có thể là chủ sở hữu của tác phẩm. Về mặt khách
4

Khoản 1, Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ - Tập bài giảng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh -2006, trang 29.
6
Điều 4 khoản 2 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
5

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

4

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
quan quyền tác giả là tập hợp tất cả những quy phạm điều chỉnh những quan hệ có liên
quan đến việc tạo dựng, sử dụng và chuyển giao tác phẩm thuộc đối tượng quyền tác giả.
1.1.1.2. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao

cho người khác bao gồm những quyền nhằm bảo vệ các lợi ích về tinh thần của tác giả.
• Đặt tên cho tác phẩm;
• Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
• Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
• Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả.
Những quyền trên đây thể hiện đúng bản chất bảo vệ giá trị tinh thần cho bản thân
tác giả, tôn trọng những thành quả lao động sáng tạo của tác giả. Vì thế, đây là những
quyền không thể chuyển giao cũng như không thể lấy đi của tác giả cho dù việc thực hiện
dựa trên hợp đồng lao động của tác giả và bên kí kết. Thực chất, quyền công bố hoặc cho
người khác công bố tác phẩm cũng có thể xem là quyền nhân thân vừa mang tính chất tài
sản nếu như việc cho phép đó vì mục đích lợi nhuận.
1.1.1.3. Quyền tài sản
Quyền tài sản nhằm bảo vệ các lợi ích về mặt kinh tế, được khai thác, tham gia vào
quá trình sử dụng giá trị kinh tế của tác phẩm. Được chính tác giả độc quyền thực hiện
hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Cá nhân, tổ
chức có thể sử dụng một, một số hay toàn bộ các quyền tài sản trên hoặc muốn công bố
tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ
sở hữu quyền tác giả. Quyền tài sản bao gồm:


Làm tác tác phẩm phái sinh;



Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;




Sao chép tác phẩm;



Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;


Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,
vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào
khác;

Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính.
Quyền tài sản là một phần của quyền tác giả nhằm bảo về lợi ích vật chất đối với tác
giả. Một tác giả chỉ có thể sáng tạo tinh thần và tạo ra các tác phẩm có giá trị khi vững
chắc về mặt kinh tế.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

5

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
Việc bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các loại hình tác phẩm
tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ. Điều kiện bảo hộ là tác phẩm phải được thể hiện bằng
một hình thức vật chất nhất định, thể hiện sự sáng tạo ra bên ngoài, không bảo hộ quyền
tác giả tồn tại ở mặt ý tưởng. Việc thể hiện bằng một hình thức vật chất nhất định có thể
thể hiện trên lá cây, giấy, đá… Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ

thuật hiện đại xuất hiện hình thức thể hiện sách, tác phẩm dưới loại hình điện tử tạo ra
một xu thế thưởng thức văn học đọc hoàn toàn mới. Cũng như các loại xuất bản phẩm
truyền thống vấn đề bản quyền đối với các loại hình tác phẩm thể hiện dưới hình thức
sách điện tử cũng cần được quan tâm.
1.1.2. Khái niệm sách điện tử
1.1.2.1. Khái niệm
Ebook là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư điện
tử) ebook chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kĩ thuật số
cá nhân (palm, pocket pc… ) để xem. Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thông
thường không có được: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác
cá nhân hoá tuỳ theo sở thích của người đọc. Một đặc điểm nổi bật của sách điện tử ebook chính là khả năng lưu trữ của nó. Mỗi tập tin sách trung bình vào khoảng 300 đến
500Kb. Như vậy, với sức chứa của 1 CD-ROM có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng Internet và kết hợp với các thiết bị kỹ
thuật cao cấp, hầu hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm thành sách điện
tử. Chính vì vậy mà ngày nay, không khó khăn lắm để bạn tìm một tác phẩm nổi tiếng để
đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy tính để đọc theo dạng ebook.[7]
Sách điện tử được hiểu từ một số cách tiếp cận và ở các mức độ khác nhau. Ở mức
chung nhất, sách điện tử là một cuốn sách truyền thống nhưng nó được tạo ra và sử dụng
thông qua thiết bị công nghệ thông tin.[8]
1.1.2.2. Phương tiện hỗ trợ đọc sách điện tử
Sách điện tử có thể đọc trên các thiết bị số cầm tay như Plam PDA; Pocket PC
hoặc Rocket ebook; Sony ebook; máy tính cá nhân; điện thoại di động. Các thiết bị này
chứa nội dung sách, phần cứng và phần mềm sử dụng đọc sách được tích hợp lại tại một
thiết bị.

7

Thư viện, Tạo và xem sách điện tử như thế nào, [ngày

truy cập: 25/12/2012].

8

Nguyễn Văn Tuấn, Sách điện tử và công nghệ tạo sách điện tử, NHÀ XUấT BảN Văn hóa thông tin, 2008, trang
10-11.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

6

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam

Hình 1: Một loại thiết bị đọc Sách điện tử[9]
1.1.2.3. Hình thức thể hiện sách điện tử
Như một cuốn sách truyền thống để tác phẩm đến tay công chúng với đầy đủ nội
dung và hình thức như bìa, màu sắc, hình ảnh trong sách thì phải trải qua khâu xuất bản.
Xuất bản sách điện tử là sự phối hợp của phần cứng, phần mềm, nội dung để phân phối
các sản phẩm điện tử tương tự giống với cuốn sách truyền thống (traditional paper book)
(Paul Paranek Stork 2004). Như vậy, việc xuất bản sách điện tử cũng chính là thể hiện
sách điện tử ra bên ngoài bằng hình thức, bằng các định dạng xuất bản.
Xuất bản dưới định dạng Adobe: là hình thức phổ biến hiện nay, nhất là đối với các
tài liệu khoa học công nghệ. Sách được tạo ra (viết/xây dựng) bằng phần mềm Adobe
Reader. Sách có thể đọc được trên các mạng máy tính Macintosh, máy tính cá nhân và
các thiết bị cầm tay khác. Ưu thế, là hình thức mở trang linh hoạt, có thể mở nhiều trang
cùng lúc; cho phép nhúng các thông tin âm thanh (wave), hoạt hình (animations); chú
giải, đánh dấu khi đọc. Định dạng tài liệu trên thực tế được phát hành dưới hình thức điện
tử trên mạng toàn cầu. Các tệp tin định dạng PDF được nén, có thẻ dùng chung; xem, di
chuyển và in nếu được phép của nhà xuất bản.

Xuất bản dưới định dạng Microsoft WorksStander: Sau năm 2000, khi Microsoft
công bố công nghệ Clear Type, xuất bản dưới dạng Microsoft tỏ rõ nhiều ưu thế của
mình. Sách xuất bản theo định dạng này được (viết/xây dựng) bằng chương trình
Microsoft ReadaerWorks Stander hoặc Microsoft Reader Works Publisher. Sách
được đọc bằng chương trình này, là sách được hỗ trợ bởi công nghệ ClearType nên rất
rõ, sắc nét, chữ hiện thị trên màn hình đọc giống như chữ trên sách in; kích thước hiển thị
sách tương đương với sách in truyền thống, rất gần với sách in về mặt hình thức; có thể
điều chỉnh được cỡ chữ, mở trang linh hoạt; chương trình cho phép người đọc thao tác
hầu hết các công việc đọc sách thường, như ghi chú, đánh dấu. Hơn thế nữa, khi đọc
người đọc còn có thể sao chép; đọc dưới hình thức nghe. Chương trình cho phép sử dụng
9

Hà Thanh, Truyền hình kĩ thuật số online, Sách điện tử sẽ giết chết sách in, ngày truy cập [25/4/2013]

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

7

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
nhiều kiểu định dạng văn bản, hình ảnh đã được tạo ra từ các phần mềm khác, như các
văn bản tạo ta từ Word, văn bản dưới dạng HTML.
Xuất bản sách định dạng HTML (Ebook Maker): Đây là loại sách không cần đọc
bằng bất kì một chương trình đặc biệt nào. Sách được tạo ra giống như các trang Wed.
Bất kì máy nào có kết nối đến Internet, có cài đặt trình duyệt Wed nào đều có thể tải sách
về đọc một cách dễ dàng. Một số thông tin, dữ liệu tải về các trang Wed có thể sử dụng
để tạo ra sách dưới dạng này.
Xuất bản sách điện tử dưới dạng của ToolBook: Đây là các sách điện tử được xuất

bản phục vụ chủ yếu cho nhu cầu nghiên cứu, tra cứu và trong các chương trình đào tạo
từ xa (Elearning). Phần mềm tạo ra sách loại này là AsysMetric TooBook –
(ToolBook). Đây là một loại chương trình chuyên nghiệp, hỗ trợ cho việc xuất bản sách
dưới dạng tbk và có thể phát hành trên máy tính cá nhân, máy nối mạng nội bộ, mạng
Internet và trên CD Rom. Chương trình này cho phép xây dựng, xuất bản nhiều dạng
sách với các mục đích khác nhau, như nghiên cứu, từ điển, giải trí. Phần mềm ToolBook
cho phép tạo và đọc sách. Các sách được tạo ra bằng ToolBook và cũng chỉ đọc được khi
máy tính cá nhân hoặc máy phục vụ có cài đặt chương trình này. Những khó khăn khi
xuất bản sách dưới dạng này, là phần mềm tạo sách mang tính chuyên nghiệp, phù hợp
với những người có trình độ công nghệ thông tin tốt.[10]
1.1.2.4. Định dạng sách điện tử
Trong phát triển sách điện tử, tùy thuộc vào khả năng công nghệ, định hướng người
sử dụng đã có nhiều định dạng sách điện tử ra đời. Hiện nay có những định dạng sách
điện tử sau:
Định dạng Adobe sách điện tử với định dạng này có thể đọc trên máy tính
Macintosh, trên máy tính cá nhân cài đặt hệ điều hành Windows và đọc trên các thiết bị
số. Có nhiều cách lựa để đọc sách. Sách định dạng này có chức năng đánh dấu, tìm kiếm.
Đây là kiểu định dạng mở cho việc phân phối các văn bản trong đó có sách điện tử trên
phạm vi toàn cầu. Tệp PDF đồng thời có thể dùng chung, xem, chuyển trang đọc, có thể
in ra giấy nếu được phép. Hình thức hiển thị trang sách giống với trang văn bản trên
Word.
Định dạng MicrosoftReader sách điện tử với định dạng này có thể tương thích/đọc
với máy tính có cài đặt Windows 95/98/2000.NT/XP và các máy tính xách tay, các thiết
bị cầm tay. Cuộc cách mạng mới của Microsoft là sử dụng công nghệ sắc nét chữ
(ClearType) làm cho các chữ trong sách điện tử hiển thì trên màn hình giống như chữ in
trên giấy nên việc đọc rất dễ dàng. Sách có kích thước gần với sách in khổ 13x19cm nên
người đọc dễ có giác đang đọc cuốn sách truyền thống, sách in. Hệ thống chuyển trang
thông minh giúp người đọc nhớ ngay các công việc vừa thực hiện trong khi đọc ở lần đọc
10


Nguyễn Văn Tuấn, Sách điện tử và công nghệ tạo sách điện tử, NHÀ XUấT BảN Văn hóa thông tin, 2008, tr. 2326.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

8

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
sách trước. Có nhiều cách chuyển trang khi đọc sách; các thẻ đánh dấu có nhiều màu sắc
giúp người đọc có thể đánh dấu/ghi nhớ nhiều nội dung, sự kiện trong khi đọc và được
lưu trữ lâu dài. Định dạng cho phép người đọc thể hiện những cái riêng, như bút kí, đánh
dấu đoạn văn, thơ theo ý riêng của mình, bằng theo các màu sắc khác nhau; cho phép vẽ,
thiết đặt cỡ Font chữ và độ sắc nét của chữ phù hợp nhất với mình. Cho phép nghe giọng
đọc (người khiếm thị có thể sử dụng chức năng này để đọc sách) và những người muốn
nghe giọng đọc ngôn ngữ Anh, Mỹ.
Hạn chế của định dạng này là người đọc chỉ có thể sử dụng được một số dữ liệu:
văn bản, chữ số; các biểu đồ và hình ảnh tĩnh.
Định dạng Mobipocket là định dạng sách mang tính tổng hợp trong sử dụng. Nó có
thể đọc trên các thiết bị số cá nhân, cho người đọc nhiều khả năng lựa chọn thiết bị, môi
trường để đọc, như Palm, PocketPC, Ebookman, Blackberry, Symbian, và mọi thiết bị
số, máy tính cá nhân, bảng đọc. Được hỗ trợ bởi các chức năng đọc sách điện tử, định
dạng này mang lại cho người đọc bộ công cụ đọc tổng hợp và tính xác thực cao. Cho
phép lật trang bằng tay trên màn hình, tạo các điểm đánh dấu để nhanh chóng chuyển đến
phần cần nhớ, điều chỉnh cỡ và màu chữ, tìm kiếm toàn văn.
Định dạng Palm Reader dùng cho sách điện tử đọc trên thiết bị cầm tay Palm.
Palm Reader cho phép người đọc mang theo nhiều cuốn sách điện tử khác nhau để đọc.
Sử dụng định dạng này có thể lựa chọn loại và cỡ font chữ vừa ý và có thể điều khiển
một số nội dung văn bản trên màn hình đọc cùng một thời điểm. Người đọc có thể

chuyển từ phần nội dung này sang nội dung khác dễ dàng. Sách có thể đọc trên máy tính
cá nhân hoặc bảng đọc. Định dạng cho phép tạo các trang đánh dấu khi sử dụng, tạo bảng
mục lục nội dung khi đọc.
Định dạng Gemstar thiết kế cho các cuốn sách điện tử Gemstar RCA REB 1100
hoặc định dạng Rocked Ebooks. Sách đi kèm phần mềm đọc sách. Định dạng này cũng
có thể đọc được trên máy tính cá nhân. Với thiết bị REB 1100 sách định dạng này cuốn
sách cho ta cảm giác cuốn sách điện tử gần với cuốn sách truyền thống nhưng lại thể hiện
rõ đặc trưng điện tử của cuốn sách. Đó là khi đọc ta có thể xem từ điển được xây dựng
trong sách, tìm từ và sử dụng cảm ứng màn hình để tạo các ghi chú, đánh dấu và nhấn
mạnh những gì cần thiết khi đọc. Đó là một định dạng đơn giản và sử dụng tiện lợi. Khi
sử dụng ta có thể lật trang, xoay chiều của văn bản, phóng to cỡ chữ.
Định dạng Hiebook có chức năng đầy đủ các định dạng MP3. Khi sử dụng có
Headphone ta có thể kết nối để nghe nhạc khi đọc tiểu thuyết chẳng hạn. Khi đọc sách ta
có thể vẽ tranh, sơ đồ. Có các loại bút với kích cỡ nét vẽ khác nhau, dễ tạo lưu ý trong
khi đọc như đánh dấu phần cho một trang nào đó, tạo nội dung nhắc nhở một điều gì cần
thiết. Có thể chèn văn bản khi đọc bằng bàn phím thả xuống, có thể gửi và nhận file nội
dung vào máy tính cá nhân và từ máy tính cá nhân.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

9

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
Định dạng HTML là định dạng thuận lợi nhất khi sử dụng hiện nay (2007) vì sách
để ở định dạng này sẽ không cần phần mềm đọc sách hoặc thiết bị đọc đặc thù nào, ngoài
máy tính đang sử dụng thông thường hiện nay có kết nối mạng Internet. Ta chỉ cần kết
nối với cuốn sách có định dạng HTML qua trình duyệt Internet là cuốn sách có thể được
tải về trên máy tính của mình. Nhờ tính năng điều hướng siêu văn bản giống như khi xem

một trang wed nên việc làm quen và sử dụng sách định dạng này rất dễ dàng. Kích cỡ file
sách nhỏ nên càng dễ sử dụng khi đọc sách. Định dạng này cho phép tìm kiếm, tra cứu từ
và toàn văn nội dung trong cuốn sách. Người đọc có thể tra cứu để kiểm tra nội dung
trích dẫn hoặc cần trích dẫn nội dung cuốn sách có thể copy và dán vào tài liệu của mình.
Instant eBook được thiết đặt nhanh khi sử dụng và được sử dụng ngay mà không
cần cài đặt thêm phần mềm đọc sách điện tử nào. Nó được định dạng dưới dạng siêu văn
bản bằng các chỉ mục – Chương/phần. Người sử dụng có thể thể hiện cái riêng của mình
trong khi đọc bằng việc thiết đặt kiểu, cỡ màu chữ cho riêng mình. Ta có thể tìm, copy và
dán đoạn văn bản cần thiết của cuốn sách sang chương trình khác. Nhờ sự liên kết, định
dạng cho phép gửi các nhận xét về cuốn sách trực tiếp trong cuốn sách.
Định dạng MicrosoftWord cung cấp cho những người chưa quen nhiều với việc sử
dụng sách điện tử bằng việc cung cấp định dạng đọc điện tử gần với Word. Máy có cài
Word vẫn cần bổ sung thêm phần mềm đọc định dạng này. Khi đọc ta có thể thay đổi cỡ
chữ giống như bất kì văn bản word nào và có thể in nội dung sách của mình như in văn
bản của chương trình word.
Định dạng Plain Text không cần thiết bị và phần mềm đọc chuyên nghiệp. Có thể
đọc nó trên các loại máy tính và sử dụng bất kỳ hệ điều hành nào. Ta có thể sử dụng
chương trình Noted hoặc WordPad hoặc Microsoft hoặc bất kì phần mềm nào đọc được
file.txt.[11]
1.2. TRUYỀN TẢI SÁCH ĐIỆN TỬ
Sách điện tử được hiểu trước hết là ở góc độ khoa học công nghệ, ứng dụng kĩ thuật
số vào công nghệ tạo ra sách và công nghệ sử dụng sách điện tử.
1.2.1. Sách điện tử dựa trên công nghệ từ phía người sử dụng
Người ta phân ra ba loại sách điện tử:
• Loại sách sử dụng các thiết bị cầm tay như Plam PDA; Pocket PC; hoặc
Rocket ebook; Sony ebook. Đây là các thiết bị đọc có khả năng chứa nội
dung sách, phần cứng và phần mềm chuyên cho thiết bị để đọc sách và
được tích hợp lại tại một thiết bị. Các thiết bị này gọn nhẹ, dễ dàng di
chuyển, nhưng giá cả các thiết bị này khác đắt, chi phí để mua nội dung số
hóa còn cao, một số yêu cầu công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu đọc

11

Nguyễn Văn Tuấn, Sách điện tử và công nghệ tạo sách điện tử, NHÀ XUấT BảN Văn hóa thông tin, 2008, trang
26-31.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

10

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
sách thông thường. Ví dụ, màn hình nhỏ, độ sáng chưa tốt, nguồn điện
không lâu;
• Loại đọc bằng phần mềm trên các thiết bị công nghệ thông dụng như máy
tính cá nhân đơn lẻ hoặc nối mạng. Loại sách này có thể tải về từ trên
mạng và có phần mềm để đọc sách trên máy tính cá nhân hoặc máy tính
nối mạng;
• Loại sách in theo yêu cầu: là sách được tạo ra, lưu trữ và phân phối dưới
dạng điện tử. Người ta sẽ phân phối sách trước, sau đó mới in ra theo yêu
cầu.
Cho dù định dạng sách theo cách truyền thống trên giấy in hay trong môi trường kĩ
thuật số thì vấn đề bảo vệ bản quyền luôn được quan tâm. Nhưng với sự phát triển nhanh
chóng, vượt bậc của công nghệ thông tin thì việc bảo vệ bản quyền là vấn đề cần thiết và
phải kịp thời. Việc vi phạm bản quyền kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ ảnh hưởng đến
bản thân tác giả mà còn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Đó là vấn đề cần được quan tâm
giải quyết.
1.2.2. Sự tác động của các thiết bị điện tử - đa phương tiện, Internet đối với
sách điện tử

Sự hình thành và phát triển của Internet không quá dài so với sự phát triển của khoa
học Công nghệ thông tin. Thế nhưng tốc độ phát triển và ứng dụng các sản phẩm chạy
trên môi trường của Internet rất nhanh chóng và hiệu quả là không bàn cãi trong nhiều
lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, thương mại… Internet là một hệ thống thông tin
toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với
nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching)
dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP).[12] Hệ thống này bao
gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu
và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu đã trở
thành phương thức truyền đạt, trao đổi thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa cá nhân với cá
nhân, tổ chức và các quốc gia trên thế giới mà không cần quan tâm đến vị trí địa lý,
khoảng cách về không gian và thời gian. Chính điều này đã xảy ra nhiều tình trạng kẻ xấu
lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ nói riêng và các
lợi ích cá nhân, tập thể khác nói chung. Đối với thực trạng xâm phạm bản quyền đối với
sách điện tử chính những điều ở trên đã làm việc vi phạm bản quyền sách điện tử trở nên
gay gắt hơn bởi tội phạm Công nghệ luôn tinh vi, khó phát hiện hơn. Đi đôi với sự phát
triển của sách in truyền thống thì lĩnh vực sách điện tử buộc phải đi theo sự phát triển của
công nghệ để đáp ứng được các yếu tố, nhu cầu thị hiếu của thị trường. So với đặc điểm
của sách in thông thường chỉ là việc ấn bản trên giấy in rồi đóng bìa, thì sách điện tử lại
12

Khoản 1, điều 3 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet về quản lý Nhà nước về Internet.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

11

SVTH: Nguyễn Văn Thạch



Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
có thể kèm theo âm thanh, video sống động, bắt mắt thu hút người đọc hơn so với sách in
thông thường. Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn sách
điện tử là một sự tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những
thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy điện thoại,...
Sự bùng nổ của Internet giúp cho sách điện tử ngày càng được nhiều người quan tâm.
Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng đã được chuyển thành sách điện tử để chia sẻ trên
mạng thông tin toàn cầu này. Nhiều trang web đã được lập ra để bán hoặc chia sẻ sách
điện tử. Do đặc tính dễ lưu trữ, dễ phát tán chia sẻ nên sách điện tử trên Internet dễ dàng
thu hút người đọc bởi những đặc tính mà Internet mang lại.
Như vậy, sự phát triển của Internet cũng chính là nhân tố làm cho việc vi phạm bản
quyền không chỉ xảy ra đối với sách in thông thường mà còn diễn ra đối với sách điện tử.
1.3. TÌNH HÌNH, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
TRÊN INTERNET
1.3.1. Tình hình kinh doanh sách điện tử
Theo các doanh nghiệp kinh doanh, giá sách điện tử rẻ hơn sách giấy gần 50%, bên
cạnh đó việc xuất bản và kinh doanh có nhiều lợi thế hơn, doanh nghiệp sẽ không mất chi
phí cho giấy mực, in ấn... trong khi các khoản này đang lên cao. Việc này cũng sẽ tránh
sự tồn kho sách, gây lãng phí như việc sách xuất bản hiện nay. Khả năng kinh doanh sẽ
tốt hơn do không bị giới hạn về biên giới. Một lợi thế khác là doanh thu bán sách điện tử
về mặt lâu dài sẽ cao hơn sách thường rất nhiều.
Những ưu điểm vượt trội mà sách điện tử mang lại là không thể không quan tâm,
đặc biệt là khả năng siêu lợi nhuận mà sách điện tử đem lại. Trên thế giới các hãng kinh
doanh sách điện tử nổi tiếng như Amazon.com, ebooks.com… là những trang chuyên kinh
doanh trực tuyến sách điện tử thu hút nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng sách điện tử.
Một công bố mới đây “tập đoàn cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên mạng hàng đầu thế giới
Google của Mỹ ngày 6 tháng 12 năm 2010 đã chính thức cho ra mắt cửa hàng sách kỹ
thuật số trực tuyến - eBookstore tại địa chỉ www.books.google.com. Thư viện sách điện
tử của Google gồm hàng trăm nghìn cuốn sách điện tử của các nhà xuất bản nổi tiếng

như Macmillan, Random House và Simon & Schuster... Nếu tính cả những cuốn sách
miễn phí, số đầu sách tại thư viện này sẽ lên tới hơn 3 triệu cuốn.
Điều thú vị là người đọc có thể dễ dàng lưu trữ những cuốn sách yêu thích trong
một tủ sách ảo và đọc chúng trên bất kỳ máy tính nào có kết nối Internet hoặc qua các
ứng dụng miễn phí của các thiết bị như iPhone, iPad hoặc iPod Touch của hãng Apple
hoặc các điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android của Google.
Bà Jeannie Hornung, Người phát ngôn của Google khẳng định đây là thư viện sách
điện tử lớn nhất thế giới. Với thư viện khổng lồ này, Google muốn tăng thị phần trên thị

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

12

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
trường sách trực tuyến vốn rất giàu tiềm năng, trong nỗ lực cạnh tranh với đối thủ
Amazone.com.
Kể từ khi khởi động dự án Google Books vào năm 2004, Google đã số hóa hơn 15
triệu cuốn sách của hơn 100 quốc gia và dịch ra hơn 400 ngôn ngữ trên thế giới.
Về tiềm năng của sách điện tử, theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường Forrester
trong năm 2010, người Mỹ chi khoảng 966 triệu USD cho sách điện tử, tăng hơn 300%
so với năm 2009 (301 triệu USD) và con số này có thể đạt 2,81 tỷ USD vào năm
2015.”[13]

Hình 2: Tìm kiếm sách trên Google Books[12]
Tại Việt Nam, ra đời từ tháng 3/2008, sachbao.vn được xem là website kinh doanh
sách điện tử đầu tiên của Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, sachbao.vn đang sở
hữu khoảng trên 5.000 đầu sách đủ thể loại. Đây là những đầu sách có bản quyền được

cung cấp từ hơn 50 nhà xuất bản, nhà phát hành sách, công ty cung cấp nội dung số trong
cả nước như: First News, Bách Việt Books, Thái Hà Books, Văn Lang Books, Nhã Nam,
NHÀ XUấT BảN Giáo Dục, NHÀ XUấT BảN Lao Động…
Ngày 10 tháng 9 năm 2012, tập đoàn viễn thông Viettel cũng triển khai dịch vụ bán
sách điện tử có tên Anybook. Khác với Alezaa.com, hai doanh nghiệp Lạc Việt và Viettel
chỉ xem sách điện tử là một trong số các sản phẩm họ khai thác. Ngày 26 tháng 10 năm
2012, Công ty cổ phần tin học Lạc Việt đã chính thức giới thiệu website kinh doanh sách
báo điện tử có bản quyền sachbao.vn phiên bản mới. Đây là website chuyên kinh doanh
ebook (sách điện tử) có quy mô lớn tại Việt Nam hiện nay. [14] Maydocsach.vn, hơn một
năm có mặt trên thị trường, dẫu với mức giá không rẻ nhưng doanh nghiệp này đã cung
cấp đến thị trường hàng ngàn sản phẩm như Kindle, Nook Color, Sony Reader…, trung
bình mỗi tháng bán được 200 - 300 máy.
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh sách điện tử vẫn phải đối mặt với nhiều nỗi lo, cản
trở sách điện tử tại Việt Nam phát triển, theo hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh,
chính là nạn không tôn trọng bản quyền. Hiện có hàng chục website đưa sách điện tử
không bản quyền bán công khai, thậm chí còn ghi rõ cả số tài khoản ngân hàng giao dịch.
13

Mai Linh, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thư viện sách điện tử lớn nhất Thế
giới, ngày truy cập
[17/4/2013]
14
Tạp chí công nghệ, Hạn chế sao chép sách điện tử, ngày truy cập [02/01/2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

13

SVTH: Nguyễn Văn Thạch



Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
Tuy nhiên, ít thấy cơ quan có trách nhiệm xử lý các website có các hành vi xâm phạm. Ở
các cửa hàng bán thiết bị, đặc biệt là mặt hàng máy tính bảng, người mua có thể chép
hàng ngàn đầu sách điện tử miễn phí khi mua. Cũng như phần mềm không bản quyền,
người có nhu cầu có thể tới cửa hàng bán phần mềm để mua đĩa CD chứa hàng chục ngàn
sách điện tử với giá chỉ khoảng 10.000 đồng/đĩa.[15] Vì thế, cần phải xây dựng hành pháp
lý để môi trường kinh doanh sách điện tử trong sạch, góp phần đóng góp quan trọng vào
lợi ích kinh tế cho tác giả, chủ sở hữu có quyền và Nhà nước.
1.3.2. Các hoạt động liên quan đối với sách điện tử trên Internet
World Wide Web, gọi tắt là web, mạng toàn cầu là một không gian thông tin mà
một người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối mạng Internet. Web chỉ là
một dịch vụ chạy trên Internet. Để sử dụng web cần có trình duyệt web là một phần mềm
ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn
phim, nhạc, trò chơi trên một trang web. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển
thị.
Scan là phương pháp quét chùm điện tử qua mỗi phần của hình ảnh theo một thứ tự
nhất định có thể chụp và tái tạo lại hình ảnh trên màn ảnh truyền hình. [16] Scan sách là
hình thức nhân bản tạo ra nhiều bản sao bằng cách sao chụp với tác phẩm gốc với nội
dung giống như ấn phẩm gốc vì thế nó vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Mặc dù phương
thức đọc sách có thể đổi thay bằng cách sử dụng sách điện tử nhưng nó vẫn giữ nguyên
giá trị tri thức của nó. Sự phát triển của công nghệ số cần tôn trọng hơn nữa vấn đề về
bản quyền tác giả để khả năng sáng tạo, lao động trí tuệ của con người không dừng lại.
1.4. SO SÁNH SÁCH ĐIỆN TỬ VỚI SÁCH THÔNG THƯỜNG
Cũng như sách in thông thường sách điện tử cũng là một loại sách mang những đặc
điểm của sách in truyền thống. Nó chứa đựng thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu người
đọc thưởng thức văn hóa, vừa mang tính thông tin, vừa mang tính giải trí. Sách cũng là
nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội của loài
người. Do là một hình thức thể hiện của tri thức nên sách điện tử cũng có những ưu,
nhược điểm nhất định.


15

Gia Vinh, Kinh doanh sách điện tử, Kinh doanh sách điện tử vừa làm vừa lo, ngày truy cập [02/01/2013].
16
Diễn đàn tin học, Scan là gì? , ngày truy cập
[13/02//2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

14

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
1.4.1. Ưu điểm
Một ưu điểm vượt trội của sách điện tử so với sách in thông thường là khả năng tiếp
cận công nghệ thông tin mà sách in thông thường không thể bắt kịp. Trình độ khoa học
công nghệ phát triển đến đâu thì sách điện tử được ứng dụng trên công nghệ đến đó, các
thiết bị tích hợp sách điện tử làm cho trở nên bắt mắt, đẹp về hình thức, nội dung phong
phú, đáp ứng nhu cầu của người đọc. Nếu sách in thông thường chỉ là việc con chữ được
in trên giấy, hoặc kèm theo các hình vẽ được in lên sách thì sách điện tử có thể được kèm
theo hình ảnh và âm thanh làm cho sách điện tử trở nên trung thực sống động.
Sản xuất nhanh và nhận được kịp thời: khác với quy trình sản xuất sách truyền
thống, sách điện tử sau khi đạt được một số công đoạn cần thiết có thể ra mắt ngay, do
công nghệ sản xuất nó tạo ra. Nội dung sách hoàn thành, công việc lựa chọn công nghệ
thỏa mãn, quy trình sản xuất có tính tập trung và các vật mang thông tin gọn, nhẹ, kênh
phân phối luôn luôn có sẵn nên cuốn sách có thể được sản xuất và phân phối ngay tức
thời.

Có các phiên bản riêng: Với quy trình sản xuất sách truyền thống, một cuốn sách
được đưa vào sản xuất phải đạt đến một số lượng nhất định. Đối với sách điện tử, yêu cầu
về số lượng không khắt khe như vậy. Với số lượng hạn chế, người ta có thể có các phiên
bản riêng với một số lượng ít mà vẫn đảm bảo yêu cầu sản xuất sách.
Ví dụ: Với số lượng và ba trăm bản, người ta có thể xuất bản dưới dạng đĩa
quang, hoặc lưu trên mạng với một số lượng bản còn nhỏ hơn thế nhưng sách
vẫn đảm bảo được nhu cầu đọc của nhiều người.
Giá thành hạ: Giá thành sách điện tử thấp hơn nhiều lần so với sách truyền thống
do công nghệ đem lại. Mọi chi phí về vật chất, phân phối đều thấp hơn so với sách truyền
thống. Việc xuất bản không chỉ còn lệ thuộc vào nhà xuất bản mà ngay tác giả cũng có
thể xuất bản được sách của mình. Khâu lưu trữ, vận chuyển có thể bỏ qua. Do vậy, một
số chi phí sẽ không còn phải chi trả.
Góp phần bảo vệ môi trường: Do sách tồn tại dưới dạng số hóa, sử dụng qua các
thiết bị điện tử, sách không phải in ra trên giấy nên hàng năm có một lượng giấy lớn sẽ
được tiết kiệm, việc in ấn cũng giảm đi. Vì thế, một lượng cây xanh dùng làm nguyên
liệu được bảo vệ; các khí thải, chất thải do ngành công nghiệp in cũng được giảm bớt.
Sử dụng sách điện tử tiện lợi hơn: Rất nhiều phần mềm tạo và đọc sách hỗ trợ cho
người sử dụng sách một cách tối ưu. Sách có thể được mở trang một cách linh hoạt; giúp
người đọc thao tác các công việc đọc sách một cách dễ dàng, như mở trang đánh dấu, ghi
chép, chú thích nội dung mà không cần đến một công cụ nào khác. Sách điện tử hỗ trợ
các hoạt động khác khi đọc sách, như tìm văn bản, trích văn bản, đánh dấu có thể sắp xếp
tất cả những điều riêng khi đọc sách của người sử dụng. Ngoài những ưu điểm mà sách
điện tử mang lại cho người đọc thì nó cũng mang lại một số nhược điểm nhất định.
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

15

SVTH: Nguyễn Văn Thạch



Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
1.4.2. Nhược điểm
Khó khăn trong việc đọc sách phải thông qua thiết bị phần cứng và phần mềm làm
cho sách điện tử không thật giống sách truyền thống gây cho người đọc cảm nhận phải có
một thói quen mới khi thưởng thức văn hóa đọc. Một số văn bản chưa thật bắt mắt, xấu;
đọc lâu nhức mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng được các nhà công nghệ hỗ trợ để
hạn chế nó. Một số hãng công nghệ đã cố gắng tạo ra các phần cứng và phần mềm gần
với sách in và việc đọc sách giống với đọc sách thông thường.
Chưa có nhiều hình thức định dạng nội dung để chúng có thể hiển thị được mọi
thiết bị. Người đọc còn lệ thuộc vào thiết bị, ít nhất là máy tính nối mạng, một thiết bị
phổ biến nhất hiện nay, mới có thể đọc được sách. Các thiết bị số cá nhân chưa có nhiều
ưu điểm nổi trội về hình thức thể hiện nội dung sách. Các điều kiện kỹ thuật khác như
nguồn năng lượng cung cấp để có thể đọc sách trên các thiết bị số với thời gian lâu hơn.
Hình thức xuất bản, phân phối còn đa dạng, chưa có chuẩn thống nhất để người đọc có
thể dễ dàng có sách và đọc nó ổn định.
Nội dung sách chưa phong phú, nhất là các sách điện tử chỉ có phiên bản điện tử
duy nhất. Hiện nay, một trong những khó khăn của xuất bản sách điện tử là việc xác định
thể loại đề tài, hình thành đội ngũ những chuyên gia về nội dung, công nghệ, phân phối
chúng.
Tính hợp pháp hạn chế và việc bảo vệ sách còn khó khăn. Do ưu điểm xuất bản
nhanh và cá nhân nào cũng có thể xuất bản sách của mình nên đã và đang có hiện tượng
một số tác giả muốn thử nghiệm mình trước hết qua việc viết sách điện tử. Vì thế, nội
dung của cuốn sách có không phải đã là những điều cần đọc. Đặc điểm này cũng có ở
sách truyền thống nhưng nó không đậm nét bằng sách điện tử. Về bảo mật của sách điện
tử cũng còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các phần mềm tạo sách điện tử chưa có những
giải pháp hữu hiệu để chống việc sao chép và bảo vệ các quyền khác cho tác giả và cho
các nhà xuất bản.
Do sách điện tử là một xu thế đọc mới có nhiều tiện dụng khi dễ dàng sử dụng bởi
tính tiện ích mà nó mang lại. Nên đây hứa hẹn là một lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi
nhuận kinh tế đối với các nhà sản xuất. Bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào cũng có hai

mặt của nó là thuận lợi và khó khăn nhất định. Ngoài những thuận lợi do tính mới lạ hứa
hẹn mang lại nhiều lợi nhuận thì khó khăn mà vấn đề sách điện tử vướng phải không đâu
hơn là tình trạng đánh cắp bản quyền. Như vậy, cần có giải pháp để môi trường kinh
doanh sách điện tử trong sạch và lành mạnh hơn.
1.5. BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
Cũng như bản quyền đối với các tác phẩm được in trên sách thông thường. Việc bảo
vệ bản quyền đối với sách điện tử là vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho
tác giả người đã lao động, sáng tạo ra tác phẩm. Với xu hướng phát triển hiện đại của
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

16

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách điện tử ở Việt Nam
công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nổ của Internet thì vấn đề bảo vệ bản quyền ngày
càng gặp nhiều khó khăn, do đây là một lĩnh vực mới luật điều chỉnh còn ít.
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể
hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.[17]
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền
thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện
tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền
bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao
gồm: truyện, thơ, câu đố; điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò
chơi; sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các
loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kì hình thức vật chất nào.[18]
Bản quyền đối với tác phẩm trên sách điện tử cũng như sách in thông thường tự
động phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình với một hình thức vật chất nhất
định (trên giấy, gỗ, vỏ sò, trên môi trường kĩ thuật số… ) bất kể tác phẩm đó đã được

công bố, đã được đăng ký hay chưa.
1.6. HÌNH THỨC XÂM PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
Hình thức xâm phạm bản quyền đối với sách điện tử cũng giống như một tác phẩm
in trên sách thông thường đó là sao chép tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm
hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc
tạo ra bản sao với hình thức điện tử.[19]
Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không
được sự cho phép của chủ thể có quyền đối với tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác
giả. Cũng như lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền
tác giả của mình. Toàn bộ tác phẩm không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý
tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này
khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng
chứng là "bản sao" sao chép nội dung ý tưởng theo nguyên mẫu. Có thể thấy thí dụ ở
những luận án cao học không ghi rõ nguồn và tác giả chính. Bản văn không bị sao chép
nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành
các dạng khác). Tuy nhiên, một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó
là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc,
ý tưởng… ) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính.
Ngoài ra, những hành vi được liệt kê tại điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ cũng được xem
là hành vi hay hình thức xâm phạm quyền tác giả:

17

Khoản 7, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Khoản 1, Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
19
Khoản 10, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
18

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


17

SVTH: Nguyễn Văn Thạch


×